Hắn đẩy cánh cửa, chậm rãi bước lên lối vào trong bóng tối dày đặc. Khi đến góc nhà, hắn lần tìm viên đá thứ ba bên trái. Xác định được đúng đó là viên đá nơi thường cất chiếc chìa khóa dự bị, hắn đẩy nó sang bên và mò tìm trong đất. May quá, chiếc chìa khóa vẫn y nguyên chỗ cũ. Như một tên trộm hắn tra nhẹ chìa vào ổ khóa rồi khép cánh cửa lại và rón rén đi vào sảnh, bật đèn và bắt đầu leo lên cầu thang. Lên đến tầng trên, hắn tắt đèn phòng lớn, vặn quả đẩm cửa phòng ngủ và đẩy cánh cửa. Vừa bước vào phòng bỗng một cánh tay xiết chặt lấy cổ họng và quật hắn xuống đất bằng một sức mạnh ghê gớm. Hắn cảm thấy một cái đầu gối ấn mạnh trên lưng và một cánh tay bị bẻ quặt ra sau lưng thế Nelson. Hắn nằm sấp úp mặt xuống sàn nhà không cựa quậy được, ngay cả thở cũng rất khó khăn. Đèn bật sáng trưng và vật đầu tiên mà Adam nhìn thấy là viên đại tá. Hắn van xin:
– Đại úy Scott, đừng giết tôi, đừng giết tôi.
Adam lạnh lùng nói:
– Tao không có ý định đó đâu, ngài Tomkins ạ. Nhưng trước hết lúc này ông chủ đáng kính của mày đang ở đâu?
Adam tiếp tục ấn mạnh đầu gối vào giữa lưng viên đại tá và bẻ ngược cánh tay lên thêm chút nữa cho đên khi hắn la lên the thé:
– Sau khi biết là cô gái sẽ không về nhà nữa ông ta đã trở về Sứ quán.
– Đúng như ta đã dự định.
Adam nói nhưng không nới lỏng tay trong khi anh nói rõ cho viên đại tá nghe những việc hắn cần phải làm.
– Nhưng không thể thế được. Tôi muốn nói là nói ông ấy nhất định phải chú… á… Viên đại tá cảm thấy tay hắn bị quặt ra sau lưng cao hơn.
Adam nói:
– Mày có thể tiến hành toàn bộ thao tác đó trong vòng không đến mười phút mà hắn thì chẳng cần biết gì hết. Tuy nhiên tao thấy sẽ công bằng là mày đáng được thưởng nếu cố gắng.
– Cảm ơn ông.
Viên đại tá xun xoe nói:
– Nếu mày đem đến đây vật tao yêu cầu và làm theo lời chỉ dẫn đến nơi đến chốn thì để đổi công mày sẽ được trả lại hộ chiếu, bằng lái xe, giấy tờ, ví và sự bảo đảm sẽ không bị xử tội phản bội. Nhưng mặt khác, nếu đến chín giờ ba mươi ngày mai mày không quay lại vơi thứ tao yêu cầu thì trong vòng ba mươi phút tất cả các giấy tờ trên sẽ được đặt trước bàn ông Lawrence Pemberton ở Bộ Ngoại giao cùng với báo cáo về các nguồn thu nhập khác mà mày không báo cáo với ngành thuế.
– Xin ông đừng làm điều đó, thưa đại úy Scott.
Adam nói:
– Khi chuông đồng hồ điểm mười giờ.
Viên đại tá mếu máo:
– Nhưng thưa ông đại úy, mong ông hãy nghĩ lại, lúc đó điều gì sẽ xảy ra với tôi?
Adam nói:
– Tao đã xem xét việc này rồi, và đã rút ra hai kết luận.
– Như thế nào, thưa ông đại úy Scott?
Adam không hề nới lỏng tay ra, nói:
– Hiện nay tội gián điệp có thể bị kết án tù từ mười tám đến bốn hai năm tùy theo ý Thánh Thượng, vậy với hạnh kiểm tốt mày có thể được ra tù trước khi thể kỷ này kết thúc, vừa kịp để đến nhận điện mừng của Nữ hoàng. Trông viên đại tá có vẻ hoảng.
Hắn lắp bắp:
– Còn điều thứ hai?
– Ồ, rất đơn giản là nếu mày thông báo co Romanov biết chuyện viếng thăm ban đêm của tao thì để trả công, hắn sẽ bố trí cho mày sống những ngày còn lại trong một ngôi nhà nhỏ thuộc một khu ngoại ô không lấy gì đáng ao ước lắm. Bởi vì, ngài Tomkins thân mến của tôi ạ, ngài cũng biết rõ ngài chỉ là một tên gián điệp cỡ rất nhỏ. Tao cũng không chắc nếu bản thân mình vứt lại với hai sự lựa chọn đó thì sẽ cảm thấy cái nào là rùng rợn hơn. – Tôi sẽ làm việc đó cho ông, thưa đại úy Scott, ông có thể tin cậy ở tôi.
– Tao có thể tin mày, Tomkins. Bởi vì nếu mày cho Romanov biết dù một bí mật nhỏ nào của chúng ta, mày sẽ bị bắt ngay trong vòng ít phút. May lắm thì mày chỉ có thể tìm cách tẩu thoát bằng cách chạy đên hãng hàng không. Nhưng tao đã kiểm tra rồi, không có chuyến nào trước xẩm tối ngày mai.
– Tôi sẽ chuyển nó cho ông lúc chín giờ ba mươi ngày mai đúng giờ quy định. Ông có thể tin điều đó. Nhưng lạy Chúa, ông hãy sẵn sàng cho tôi chuộc tội. Adam nói: – Tao sẽ làm như hứa cũng như trả tất cả giấy tờ cho mày, Tomkins ạ. Adam đỡ viên đại tá từ từ đứng dậy và đẩy hắn về phía cầu thang. Anh bật đèn rồi ấn hắn đi xuống cầu thang cho đến khi họ tiến đến cửa trước. Adam nói:
– Chìa khóa đâu?
Nhưng ông đã lấy hết chìa khóa của tôi rồi, thưa đại úy Scott.
– Chìa khóa xe cơ, mày ngu thế?
Viên đại tá nói:
– Nhưng thưa ông đây là xe thuê.
Adam nói:
– Tao sẽ thuê xe mày.
– Nhưng thưa ông làm thế nào tôi trờ về London kịp giờ được ạ?
– Tao không biết, nhưng mày vẫn còn có cả đêm để đi bằng phương tiện nào đó. Thậm chí mày có thể đi bộ vẫn còn kịp. Chìa khóa đâu?
Adam nhắc lại, lại bẻ tay viên đại tá ra sau bả vai. Viên đại tá nói với giọng cao hơn một nốt:
– Trong túi áo trái của tôi ấy.
Adam thọc tay vào túi chiếc áo khoác mới của hắn rút chùm chìa khóa xe ra. Anh mở cửa, đẩy viên đại tá ra lối đi và áp giải hắn tới vỉa hè, và nói:
– Mày đi đi và đứng sang phía bên kia đường. Mày không được trở lại ngôi nhà cho đến khi tao đến cuối đường. Tao có phải nói rõ thêm không?
– Hoàn toàn rõ ạ, thưa ông đại úy Scott.
– Tốt. – Adam nói, lần đầu tiên thả hắn ra
– Tomkins, còn một điều nữa. Trong trường hợp mày nghĩ đến trò chơi hai mang thì hãy biết là tao đã báo cho Văn phòng Bộ Ngoại giao để họ đặt Romanov dưới sự giám sát. Adam hy vọng anh nói với một giọng thuyết phục.
– Ông quả đã lường được hết mọi việc. Viên đại tá rầu rĩ nói.
Adam đáp:
– Tất nhiên, tao cho là vậy. Thậm chí tao còn tìm được thời gian cất điện thoại của mày trong khi đợi mày quay lại rồi kia. Adam đẩy viên đại tá qua đường rồi mới bước lên xe thuê. Anh quay cửa sổ xe xuống.
– Hẹn gặp lại mày đúng chín giờ ba mươi sáng mai. Anh nói thêm và cài chiếc xe Ford chạy số một. Viên đại tá đứng run rẩy trên vỉa hè bên kia đường trong khi Adam chạy xe đến cuối phố. Hắn vẫn đứng đó cho đến khi Adam rẽ trái đi về trung tâm London. Lần đầu tiên kể từ khi Heidi chết, Adam cảm thấy Romanov đang chạy trốn. Thật là vinh dự lớn cho ngân hàng nhỏ bé của chúng tôi. Ông Bischoff nói một cách hài lòng khi nhìn nhà ngân hàng quan trọng nhất của phương Đông đang ngồi trong phòng giám đốc cùng uống trà chiều với mình.
Poskonov nói:
– Không hoàn toàn như vậy, ngài Bischoff thân mên của tôi. Sau bắng ấy năm quan hệ tôi mới là người cảm thấy vinh dự. Và ngài thật thông cảm với tôi cho nên đã mở cửa ngân hàng cả vào ngày Chủ nhật. Còn bây giờ ta vào việc. Vưa qua Romanov có ký vào một mẫu đơn tuyên bố từ bỏ quyên sở hữu tài sản đó không?
Bischoff nói: – Ồ, có chứ. Anh ta thậm chí không thèm đọc cả các điều khoản kể cả ba điều thêm mà ngài yêu cầu chúng tôi ghi vào.
– Vậy thì của cải thừa kế của anh ta sẽ đương nhiên được trả lại cho nhà nươc Nga chứ? – Đúng vậy, thưa ngài Poskonov, và chúng tôi sẽ chuyển đến….
-… Sẽ đại diện cho chúng tôi trong tất cả các giao dịch hối đoái tiền tệ mà chúng tôi tiến hành với phương Tây.
Bischoff nói: – Xin cảm tạ ngài. Và chúng tôi sẽ rất sung sướng được phục vụ các ngài kể cả những yêu cầu nhỏ nhất. Nhưng nếu Romanov trở lại ngân hàng và đòi được giải thích về tài sản thừa kế của anh ta thì sao?
Chủ tịch ngân hàng lo lắng hỏi. Nhà ngân hàng Nga quả quyết nói: – Anh ta sẽ không trở lại nữa đâu. Ngài có thể tin lời tôi. Còn bây giờ tôi muốn xem có những gì trong các hộp đó.
Bischoff nói: – Vâng, tất nhiên ạ. Xin mời ngài đi theo tôi. Hai vị chủ tịch ngân hàng đi thang máy riêng xuống tầng trệt và sau đó Bischoff dẫn khách xuống hầm ngầm. – Bây giờ tôi sẽ mở khóa năm hộp mang tên Romanov bằng chìa khóa của ngân hàng nhưng chỉ riêng ngài mới mở được chúng bằng chìa khóa của anh ta.
– Cảm ơn. Poskonov nói và chờ cho Bischoff mở năm chiếc hộp và trở lại lối ra của hầm ngầm.
Bischoff nói: – Ngài cứ xem bao lâu tùy thích. Nhưng đến sáu giờ cánh cửa lớn sẽ tự động khóa lại cho đến chín giờ sáng mai, và sẽ không có gì ngoài vũ khí hạt nhân mới bậy được nó ra. Vào lúc năm giờ bốn lăm sẽ có một hồi chuông cảnh báo nhắc nhở ngài là chỉ còn mười lăm phút nữa.
Ông già nói: – Tuyệt. Trong suốt sự nghiệp tài chính của mình chưa bao giờ ông bị nhắc nhở trước mười lăm phút về một điều gì đó. Bischoff trao cho Poskonov chiếc phong bì đựng chìa khóa của Romanov. Khi cánh cửa thép nặng nề đã đóng lại phía sau, ông lão nhìn lên đồng hồ trên tường. Ông còn hơn hai giờ nữa để phân loại những gì có thể được chuyển đi và những gì phải để lại. Lương hưu nhà nước cấp và huân chương hạng hai dường như không phải là phương án tối ưu đối với Poskonov. Ông vặn chìa khóa mở hộp nhỏ thứ nhất và đọc những giấy tờ chứng minh quyền sỡ hữu đối với những vùng đất đã được quốc hữu hóa nhiều thập kỉ nay và rên lên. Hộp thứ hai đựng cổ phần của các công ty một thời từng làm ăn phát đạt bây giờ đã bị “bóc vỏ” đúng như nghĩa đen của từ đó. Poskonov thất vọng khi thấy hộp nhỏ thứ ba chỉ cất một di chúc chứng minh mọi thứ thuộc quyền sỡ hữu của cha Romanov và những người thừa kế trực hệ của ông ta. Phải chăng ông ta đã chờ đợi bằng ấy thời gian để khám phá ra câu chuyện vàng bạc châu báu mà ông già đã nói với mình chỉ là một con số không ngoài những tưởng tượng hão huyền. Poskonov mở hòm lớn thứ nhất nhìn vào. Bên trong có mười hai ngăn nhỏ. Ông cẩn thận mở nắp ngăn thứ nhất ra và bủn rủn chân tay khi thấy toàn là đá quý đang chiếu sáng lấp lánh trước mặt. Ông thọc cả hai tay vào hòm để các viên ngọc rơi qua kẽ ngón tay mình hệt như đứa trẻ nghịch sỏi trên bãi biển. Ngăn thứ hai đựng đầy ngọc trai, ngăn thứ ba đựng toàn tiền vàng và vàng thỏi, tất cả các báu vật trên có thể làm lóa mắt người xem, kể cả ông già như Poskonov. Ông không xác định được mình phải mất bao nhiêu lâu để xem hết các ngăn còn lại nhưng khi chuông cảnh báo reo lên thì ông vẫn còn lơ lửng trên chín tầng mây say sưa với kho báu mới tìm thấy. Ông nhìn đồng hồ. Vẫn còn đủ thời gian để bỏ mọi thứ vào ngăn và hôm sau ông sẽ quay lại để lấy đi chỉ một lần và mãi mãi những gì ông đã nhận được sau hơn năm mươi năm phục vụ cho đất nước. Khi chiếc nắp cuối cùng được đậy lại, ông xem đồng hồ trên tường: sáu giờ kém sáu phút. Cũng đủ thời gian để ngó qua hòm bên cạnh và xem xem liệu có tìm được cái gì giá trị tương đương không. Ông vừa vặn chìa khóa vừa liếm môi phấp phỏng khi mở chiếc hòm lớn ra. Vừa nâng nắp hòm lên ông vừa tự hứa chỉ liếc qua một tý thôi. Khi nhìn thấy cái tử thi, ông choáng người quay ngoắt lại ngã vật xuống đất, tim nghẹt lại. Chín giờ sáng hôm sau người ta phát hiện ra cả hai cái xác. Chuông điện thoại réo vang. Adam chộp lấy máy trước khi âm thanh nhức óc anh lần thứ hai.
Giọng một cô gái dịu dàng: – Thưa ông, chuông báo thức ạ. Tám giờ rồi.
– Cảm ơn. Adam đáp, đặt nhẹ ống nghe xuống. Việc báo thức không còn cần thiết nữa vì anh đã ngồi trên giường xem xét để đề ra một kế hoạch được hơn một tiếng đồng hồ rồi. Cuối cùng Adam đã tìm được cách để kết liễu đời tên Romanov. Anh bật dậy khỏi giường, kéo rèm nhìn sang Sứ quán. Không rõ hắn dậy đã lâu chưa. Anh quay trở lại bên giường cầm điện thoại lên bấm số mà Robin đã cho. Chuông reo vài lần, mãi mới có tiếng một bà già trả lời:
– Bà Beresford đây.
– Chào bác Beresford. Cháu là Adam Scott. Cháu là bạn của Robin. Cháu gọi đến xem đêm qua cô ấy đã trở về nhà an toàn chưa thôi ạ.
Mẹ Robin nói: – Ô,cảm ơn. Bác thật ngạc nhiên đến mức vui mừng vì được gặp nó trước ngày nghỉ cuối tuần. Nó thường ngủ ở căn hộ mỗi khi về muộn. Bác e là nó đang ngủ. Cháu có muốn bác đánh thức nó không?
Adam nói: – Không ạ. Bác đừng làm cô ấy mất giấc. Cháu chỉ gọi để hẹn cô ấy đi ăn trưa thôi. Bác nói giúp với cô ấy là cháu sẽ gọi lại.
Bà trả lời: – Nhất định là bác sẽ nói vậy. Cảm ơn cháu đã gọi cho bác. Adam để lại ống nói vào máy và mỉm cười. Mối mảnh của trò chắp hình đều đã được đặt cẩn thận vào vị trí nhưng không có sự trợ lực của viên đại tá thì anh vẫn thiếu một mảnh góc có tính quan trọng sống còn. Adam bắt đầu đặt những thứ của Tomkins gồn hộ chiếu, các giấy tờ cá nhân và chiếc ví vào một phong bì lớn. Anh lấy bức tranh Thánh trong túi áo jacket của hắn ra, giơ lên cẩn thận xem xét vành vương miệng bằng bạc của Sa hoàng. Sau đó anh mở con dao gấp và bắt đầu tháo chiếc vương miệng ra một cách chẫm rái và hết sức khéo léo. Ba mươi phút sau Adam đang đứng trong thang máy đi xuống tầng hầm khách sạn. Khi bước ra Adam đi đến nơi sáng sớm hôm nay anh đã để chiếc Cortina xanh. Anh mở khóa cửa xe ném chiếc áo jacket cũ của viên đại tá lên ghế rồi khóa cửa, kiểm tra lại tất cả các cửa khác trước khi lên thang máy trở lại tầng trệt. Người phụ trách cửa hàng quần áo nam đứng dưới cổng vòm khoát tay ra hiệu hết giờ nhưng Adam vẫn cố tìm một chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần vải mềm xám và chiếc áo khoác xanh rồi mặc thử trong phong thay quần áo nhỏ. Lúc chín giờ hai ba phút, Adam thanh toan hóa đơn với khách sạn Công viên Hoàng gia và bảo người gác cổng đánh chiếc xe Ford xanh từ khu để xe lên. Anh đứng đợi ở lối vào khách sạn. Mấy phút trôi qua anh bắt đầu lo viên đại tá sẽ không quay lại, Nếu thất bại Adam biết cú gọi tiếp sẽ là cho Lawrence chứ không phải Romanov. Dòng suy nghĩ miên man của anh bị gián đoạn bởi tiếng còi xe hơi. Người gác cổng vừa nói vừa trả lại chìa khóa cho Adam:
– Xe của ông đang đợi ở dốc ra.
– Cảm ơn. Adam nói và đưa cho anh ta mấy đồng bảng Anh cuối cùng trong ví viên đại tá. Anh bỏ chiếc ví vào phong bì rồi niêm phong lại trước khi xem lại đồng hồ một lần nữa. Anh lo lắng đứng đợi thêm hai phút trước khi nhận ra viên đại tá đang thở phì phò đi lên dốc dẫn đến lối vào khách sạn. Tay hắn nắm chặt một chiếc túi xách nhỏ. Viên đại tá nói trước khi tiến đên cạnh Adam:
– Thưa ông đại úy Scott, tôi đã làm việc đó. Nhưng tôi phải trở về ngay nếu không hắn sẽ phát hiện ra mất. Hắn nhanh chóng đưa chiếc túi xách cho Adam, anh mở mặt trên nhìn vào đồ vật bên trong và nói:
– Mày là người biết giữ lời hứa và như tao đã cam kết, mày sẽ tìm lại đủ các thứ cần thiết trong này. Anh đưa chiếc phong bì niêm kín cùng với chùm chìa khóa xe, không nói gì thêm và chỉ ra chiếc xe thuê. Viên đại tá chạy đến chiếc xe, nhảy vào và lái xe nhanh xuống dốc rời khỏi khách sạn Công viên Hoàng gia trước khi rẽ trái chạy đến phố công viên Khách sạn Kensington. Adam xem lại đồng hồ: Chín giờ ba lăm. Anh hỏi người gác cổng:
– Làm ơn cho tôi một chiếc taxi. Người lái taxi quay cửa kính xuống nhìn Adam có ý hỏi đi đâu.
– Quảng trường Chesham SW 1. Cửa hàng đồ gỗ. Adam ngắm nghía gian hàng khoảng mươi phút trong khi người thợ hoàn thành đơn đặt hàng đặc biệt của anh. Anh nhìn kết quả với vẻ hài lòng, trả cho anh ta hai bảng rưỡi rồi đi bộ trở lại đường Hoàng Đế để gọi taxi.
– Ngài định đi đâu ạ?
– Tháp London. Mọi người trong nhóm D4 đã ngồi vào chỗ chuẩn bị để họp vào lúc chín giờ ba mươi, Busch công kích ngay khi Lawrence chưa kịp ngồi xuống ghế:
– Làm thế quái nào mà lần này ông lại để sổng mất anh ta được?
Lawrence nói: – Lỗi tại tôi. Tôi đã cài người ở tất cả các bến cảng từ Newhaven đến Harwich nhưng khi thấy Romanov và tên cấp dưới của hắn rời đường ke tại Dover để chạy vào xa lộ theo đuôi chiếc xe buýt thì người của tôi lại cho rằng chắc chắn hắn phải thấy Scott. Anh nói tiếp: –
Tôi đã chỉ thị cho viên sĩ quan nhập cảnh phụ trách chung ở cảng bí mật cho phép Scott rời tàu. Ý định của tôi là đón anh ta ngay ở khu vực thủ tục hải quan. Dường như kế hoạch đó không thể bị trở ngại bởi chúng ta đã giám sát chặt Romanov. Song Scott đã tiếp tục qua mặt cả Romanov và người của chúng ta ở Dover. Busch vẫn không khoan nhượng:
– Nhưng chúng ta đã có một cơ hội thứ hai khi Scott lên tàu hỏa. Lawrence nhìn vào người Mỹ đợi xem anh ta có thừa nhận hai nhân viên CIA của anh ta cũng để sổng mất Scott ở Dover không. Anh nhấn mạnh:
– Người của tôi cũng đã ở trên tàu hỏa. Nhưng anh ta chỉ có một dịp tiếp xúc với Scott khi anh ta đứng một mình, song đúng lúc đó anh ta bị một bọn du côn say rượu túm lấy và đánh cho một trận nhừ tử. Đó là một bọn thanh niên choai choai dường như vừa nghỉ mát ở bờ biển trở về. Matthews nhìn xuống tập giấy trước mặt mình nói:
– Có lẽ chúng ta tuyển mộ nhân viên không đủ trình độ. Lawrence lẳng lặng không trả lời. Snell nói:
– Vậy là cho đến giờ chúng ta có thể nói: Scott cùng bức tranh Thánh của Sa hoàng và Romanov vẫn còn luẩn quẩn đâu đó ở London có phải không? Lawrence thừa nhận: – Hẳn vậy. Snell giả định:
– Vậy là chưa phải tất cả đã mất hết. Có thể Scott vẫn đang cố bắt liên lạc với ông. Lawrence nói khẽ: – Tôi nghĩ là không. Busch hỏi: – Tại sao ông lại chắc chắn là như vậy? – Bởi vì Scott biết có một người trong số chúng ta trong phòng này là kẻ phản bội và anh ta nghĩ người đó là tôi.
– Chào ngài Đại sứ. Tôi là Adam Scott, tôi muốn nói chuyện với thiếu ta Romanov. Một giọng lịch sự đáp lại: – Chào ông Scott. Chúng tôi không có thiếu tá Romanov làm việc ở Sứ quán.
– Tôi cũng không tin là không có ông ta ở đấy như ngài nói.
– Nhưng nếu ông vui lòng để lại số điện thoại của ông thì tôi sẽ tìm hiểu thêm.
– Tôi sẽ chờ. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu ngài nhanh chóng tìm được Romanov một khi anh ta biết ai đang gọi cho mình. Đầu giây bên kia im lặng một lúc lâu và Adam chỉ mong cho đồng shiling vừa bỏ vào hộp gọi điện thoại vẫn còn đủ hiệu lực. Cuối cùng có một tiếng “cách”, Adam nghe tiếng người nói:
– Ai gọi đấy? Giọng nói vang lên không giấu được vẻ nghi ngờ. Adam nói ngắn gọn: – Hẳn ông biết rất rõ tôi là ai rồi. Tôi muốn làm một thỏa thuận.
– Thỏa thuận? Romanov nhắc lại, giọng hắn từ nghi ngờ chuyển sang ngạc nhiên. – Tôi sẽ đổi lại bức tranh Thánh của tôi
– mà như ông đã kiên quyết khẳng định là không có giá trị gì đối với tôi
– để lấy phiên bản của ông. Nhưng tôi cũng cần ông đưa cả các tư liệu minh oan được cho cha tôi.
– Làm sao tôi biết được ông sẽ không lừa dối tôi. Adam nói:
– Đúng là ông không biết đựợc. Nhưng ông có còn gì để mất đâu? Điện thoại bắt đầu kêu píp píp báo sắp hết tiền. Romanov nói:
– Cho biết số điện thoại của ông. Adam nói: – 738-9124. – Tôi sẽ gọi lại ông sau. Vừa kịp đường dây ngắt. Hắn hỏi tên điệp viên người địa phương ngồi đối diện:
– Bao nhiêu lâu thì có thể xác định vị trí số 738-9124? Tên điệp viên đáp: – Khoảng mười phút. Nhưng có thể đó là một cái bẫy. – Đúng vậy. Nhưng chỉ còn mười chín giờ nữa là hết thời hạn để đưa bức tranh Thánh sang Mỹ, tôi không còn sự lựa chọn nào nữa. Romanov quay lại phía tên điệp viên: – Giao thông ở London sáng thứ Sáu thường như thế nào? – Một trong những thời gian tấp nập nhất trong tuần. Sao ông hỏi vậy? Romanov trả lời: – Bởi vì tôi cần một chiếc xe mô tô và một người lái siêu hạng. Adam không thể làm gì người phụ nữ trung niên đang chiếm buồng điện thoại. Tại vì trong khi anh sốt ruột đi ra kiểm tra lại cây cầu thì bà ta bước vào. Chắc chắn bà rất thắc mắc tại sao anh chàng kia không sử dụng chiếc buồng không có người bên cạnh. Anh lo lắng nhìn đồng hồ: mười giờ bốn lăm. Anh biết mình không thể liều lĩnh đợi quá mười một giờ một phút nào bởi bì tin chắc rằng lúc đó Romanov đã truy ra nơi anh vừa gọi. Người đạn bà gọi đến mười hai phút nữa rồi mới đặt ống nói xuống. Khi bước ra khỏi buồng, bà ta nhìn Adam và mỉm cười ấm áp. Chỉ còn ba phút và có lẽ anh hủy bỏ kế hoạch ban đầu của mình và gọi cho Lawrence. Anh bắt đầu quan sát đội vệ binh khi họ đi tuần tra qua cổng Traitor (kẻ phản bội) – cái tên thật là phù hợp làm sao. Adam đã chon được một vị trí mà từ đó anh có thể thấy rõ cả hai đầu chiếc cầu kéo và cảm thấy mình không thể bị bất ngờ. Trong trường hợp xấu nhất ở đây còn có một con kênh bao quanh tứ phía. Lần đầu tiên trong đời Adam mới biết đươc năm phút có thể dái như thế nào. Khi chuông điện thoại reo anh có cảm giác như đó là hồi chuông báo động. Anh lo lắng cầm máy lên, mắt không rời đường cái. – Scott? – Đúng vậy. – Bây giờ tôi có thể thấy rõ ông bởi vì tôi chỉ cách ông khoảng một phút nữa. Tôi sẽ đứng ở đầu Cầu Tháp. Hãy bảo đảm ông đứng đó với bức tranh Thánh. Nếu ông không có bức tranh Thánh tôi sẽ đốt các giấy tờ chứng minh cho sự vô tội của cha ông ngay trước mắt ông. Đường dây tắt. Adam vui mừng vì một mảnh nữa trò xếp hình đã đước đặt đúng chỗ. Anh bước ra khỏi buồn điện thoại, quan sát dọc đường cái. Một chiếc BMV lướt tới đỗ lại ở đầu cầu. Người lái mặc áo khoác da ngồi trong tư thế sẵn sàng nhưng dường như chỉ quan tâm đến dòng xe cộ lướt qua chân tháp. Người đàn ông ngôi sau anh ta đang nhìn thẳng vào Adam. Adam bắt đầu chậm rãi đi bộ đến đầu cầu. Anh đưa tay vào túi áo để kiểm tra bức tranh Thánh có còn ở đó không. Khi còn quãng ba mươi mét cách đầu cầu thì người thứ hai kia nhảy xuống xe và bắt đầu đi về phía anh. Lúc mắt hai người chạm vào nhau Romanov đứng lại giữa đường giơ lên một cái khung gỗ nhỏ hình vuông. Adam không đáp lại bằng động tác tương tự mà chỉ đơn giản vỗ vào túi ao bên của mình và tiếp tục đi. Hai người tiến lên phía trước để gặp nhau giống như các hiệp sỹ thời cổ cho đến khi chỉ còn cách nhau vài bước. Họ đứng lại gần như cùng một lúc và đối mặt nhau. Romanov nói: – Cho xem bức tranh đã. Adam dừng lại rồi chậm rãi rút bức tranh Thánh trong túi ra nâng lên trước ngực để Romanov có thể thấy được Thánh George đang nhìn hắn trừng trừng. Romanov nói: – Lật lại. Adam làm theo, Romanov không giấu được vẻ vui mừng khi nhìn thấy vành vương miệng nhỏ bằng bạc của Sa hoàng nạm ở phía sau. Adam nói: – Đên lượt ông. Romanov giơ bức tranh Thánh của hắn ra phía trước tựa như đang vung kiếm lên. Bức kiệt tác lấp lánh dưới ánh mặt trời mùa hè. Adam nói tiếp: – Cả tài liệu nữa. Romanov lấy trong áo ra một bó hồ sơ và từ từ mở ra. Adam nhìn lời tuyên án chính thức của tòa án trong vài giây rồi chỉ tay trái vào phía bên kia cầu nói: – Tiến lại phía tường và để bức tranh Thánh cùng với tập tài liệu ở đấy. Bây giờ đến lượt Romanov làm theo lệnh của Adam, anh ta tiếp tục tiến lại bức tường phía bên kia cầu để đặt bức tranh Thánh vào giữa bức tường. Adam hô: – Đi chậm qua cầu. Hai người đàn ông cùng nhau song song đi qua cầu, luôn giữ khoảng cách không dưới hai mét cho đến khi dừng lại trước mỗi bức tranh Thánh của đối phương. Khi bức tranh đã ở trong tầm tay, Romanov giật lấy, bỏ chạy và nhảy lên chiếc mô tô không hề ngoái lại. Chưa đầy một giây sau chiếc BMV đã mất hút trong dòng xe cộ dày đặc. Adam không nhúc nhích. Mặc dù bức tranh Thánh mới ra khỏi tầm nhìn của anh hơn một giờ đồng hồ, anh vẫn thấy nhẹ nhõm vì đã trả lại được nguyên bản. Anh xem lại các giấy tờ chứng minh cha mình vô tội rồi cất chúng vào túi áo trong. Mặc mấy khách du lích đang đứng lại nhìn. Adam làm mấy động tác thư giãn. Bỗng có ai đập mạnh vào lưng, anh giật mình hoảng hốt quay lại. Một bé gái đang đứng nhìn anh: – Chú và bạn chú có diễn lại màn kịch lúc nãy nữa không? Chiếc BMV xịch đến trước Sứ quan ở phố Công viên Cung Kensington, Romanov nhảy xuống xe, chạy lên bậc tam cấp xộc thẳng vào phòng làm viêc của Đại sứ không cần gõ cửa. Viên Đại sứ chẳng cần phải hỏi cũng biết hắn có đạt được kết quả không. Romanov vừa nói vừa đưa bức tranh Thánh cho ông ta. – Mọi việc diễn biến như tôi đã định. Hắn hoàn toàn bị bất ngờ. Viên Đại sứ lật bức tranh lại để thấy chiếc vương miệng nhỏ bằng bạc của Sa hoàng. Mọi hoài nghi trước đó của ông ta giờ đây tan biến hết. – Tôi sẽ ra lệnh gửi ngay bức tranh Thánh đi Wasington bằng bưu kiện ngoại giao. Không được lãng phí thêm chút thời gian nào nữa. Romanov nói: – Ước gì tôi có thể trực tiếp chuyển nó đi. – Thiếu tá, hãy thỏa mãn với việc đã hoàn thành xuất sắc phần việc của mình trong chiến dịch này. Viên Đại sứ ấn nút điện cạnh bàn làm việc, ngay lập tức hai người đàn ông xuất hiện. Một người cầm túi bưu kiện ngoại giao mở rộng trong khi người kia đứng im bên cạnh. Viên Đại sứ đưa bức tranh ra và nhìn bức tranh được đặt vào túi. Romanov thầm nghĩ trông hai sứ giả cứ như không hề quản ngại, sẵn sàng chuyển cả chiếc bàn làm việc của ngài Đại sứ đi vậy. Viên Đại sứ nói: – Một máy bay ở sân bay Heathrow sẽ đưa các anh bay thẳng đến Washington. Mọi giấy tờ cần thiết làm thủ tục hải quan đã được giải quyết. Các anh sẽ đến sân bay Quốc gia quãng năm giờ chiều theo giờ Washington nên có thể tạo điều kiện thuận lợ cho các đồng sự của chúng ta ở Mỹ kịp thời gian hoàn tất các thủ tục của họ theo hiệp ước. Hai người đàn ông gật đầu, niêm phong bưu kiện ngoại giao trong sự hiện diện của viên Đại sứ rồi đi ra. Romanov bước lại cửa sổ theo dõi chiếc xe công vụ chở hai sứ giả chạy vào đường cao tốc Kensington về phía sân bay Heathrow. – Một li vốt ka, thiếu tá? – Cảm ơn. Romanov đáp, vẫn không rời khỏi cửa sổ cho đến khi chiếc xe chạy khuất. Viên Đại sứ đi vào phòng bên cạnh lấy trong tủ lạnh ra hai cốc, một chai rượu và rót cho Romanov một cốc vốt ka đầy. Ông ta nói và nâng cốc rượu lên: – Thật không cường điệu chút nào khi nói cậu đã góp phần đưa nước ta thành một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Chúng ta hãy uống chúc mừng sự hồi hương của nhân dân Aleuts trở về thành những công dân Nga. Romanov hỏi: – Khả năng đó ra sao? Viên Đại sứ nói: – Tôi nghĩ rồi đây anh sẽ biết ý nghĩa chiến công của mình. Sau đó ông ta tiếp tục nói với Romanov về bản thông báo tóm tắt ông mới nhận được sáng nay. Romanov mừng thầm vì ông ta không hề biết tình thế ngàn cân treo sợi tóc của hắn vừa qua. Viên Đại sứ nơi tiếp: – Tôi đã hẹn gặp ngoại trưởng vào lúc ba giờ chiều nay để thông báo tóm tắt cho ông ta. Chúng ta có thể tin rằng người Anh bao giờ cũng chỉ có lợi khi “chơi đẹp” thôi. Tôi được biết ông ta chẳng hài lòng chút nào vì không được đóng vai trò người tạo ra lễ hội như hy vọng. Người Anh có một số ý nghĩ thật lạ đời về việc làm thế nào có thể giữ cho hệ thống của họ hoạt động được liên tục… Romanov cười to và nâng cốc hỏi: – Chúc mừng Aleuts. Nhưng lúc này chuyện gì đang xảy ra ở Wasing ton? – Đại sứ của ta đã yêu cầu gặp ngoại trưởng Mỹ vào lúc tám giờ tối nay. Ông ta cũng sẽ tổ chức một cuộc họp báo tại Sứ quán sau cuộc gặp đó. Chắc anh sẽ thấy buồn cười khi biết tổng thống Mỹ đã hủy bỏ chuyến đi Texas vào ngày nghỉ cuối tuần này và yêu cầu các mạng lưới truyền thông bố trí cho ông ta nói chuyện với “Đồng bào Mỹ thân mến” về một vấn đề quốc gia hệ trọng. Romanov vừa nói vừa tự rót cho mình một cốc vốt ka nữa. – Mà chúng ta chỉ vừa đạt đước trước đó có vài giờ? – “Đầu xuôi đuôi lọt”, như câu ngạn ngữ của Anh. Chúng ta cũng cảm ơn sự khác biệt về thời gian giữa Anh và Hoa Kỳ bởi vì không có cái đó chúng ta sẽ không bao giờ đến kịp giờ quy định. Romanov rùng mình với ý nghĩ mọi việc đã được giải quyết vào phút chót như thế nào, hắn nốc một ngụm hết cốc vốt ka thứ hai. – Thiếu tá phải ở đây dùng cơm trưa với tôi. Mặc dù có chỉ thị anh phải về ngay nhưng bí thư của chúng tôi đảm bảo là chuyến máy bay đầu tiên rời Heathrow sẽ không cất cánh trước tám giờ tối nay. Tôi ghen tỵ với anh về buổi đón tiệp anh sẽ được hưởng khi trở về nước ngày mai đấy. – Tôi còn cần 1000 bảng Anh để… Viên Đại sứ nói: – À, được. Tôi đã để sẵn cho anh. Ông ta mở khóa chiếc ngăn kéo nhỏ bàn làm việc của mình lấy ra một tập tiền mỏng gói bằng giấy bóng. Romanov đút vào túi áo và cùng đi ăn trưa với viên Đại sứ. Busch nhảy bổ vào văn phòng Lawrence kêu lên: – Romanov đã chiếm được bức tranh Thánh. Lawrence há hốc mồm, nét thất vọng hiện rõ trên mặt. Anh hỏi: – Tôi vừa nhận được tin từ Wasington. Người Nga đã yêu cầu gặp gỡ chính thức với ngoại trưởng Mỹ vào tám giờ tối nay. Lawrence nói: – Tôi không tin chuyện ấy. Busch nói: – Còn tôi thì tin. Chúng tôi luôn luôn biết tên bạn khốn kiếp của ông là một kẻ phản bội thối tha, y như cha hắn vậy. Không thể giải thích khác được. Lawrence nói: – Tôi mong như vậy, có lợi hơn cho hắn. Chuông điện thoại trên bàn làm việc của Lawrence bỗng réo vang. Anh chộp lấy nó như người chết đuối với được cọc. Cô thư ký nói: – Bác sỹ John Vance muốn nói chuyện với ông. Nói rằng ông dặn ông ấy gọi lại. Vance? Vance nào nhỉ? Lawrence cố nhớ lại cái tên ấy nhưng không nhớ được. Anh nói: – Bảo ông ta nói đi. Một giọng nói vang lên: – Chào ông Pemberton. – Chào bác sĩ Vance. Tôi có thể giúp ông điều gì ạ? – Ông có yêu cầu tôi gọi điện cho ông sau khi khám sức khỏe cho Scott. – Scott? Lawrence nhắc lại, không tin vào tai mình nữa. – Vâng, Adam Scott. Chắc là ông vẫn còn nhớ. Ông muốn ông ta hoàn tất việc khám sức khỏe để tuyển vào ban ông. Lawrence lặng đi không nói nên lời. Vị bác sĩ nói tiếp: – Tôi đã bào cho ông ta chứng nhận sức khỏe tốt. Ông ấy có một vài vết thương thâm tím khá nặng nhưng không sao cả, chỉ mấy ngày nữa là khỏi thôi. Lawrence nhắc lại: – Vết thương và thâm tím? – Có vậy tôi mới nói, ông bạn thân mến ạ. Nhưng ông đừng lo cho Scott. Ông ta sẽ bình phục để đủ sức bắt đầu làm việc bất cứ lúc nào. Tôi báo vậy để ông biết nếu ông còn cần đến ông ta. Lawrence nhắc lại: – Nếu tôi còn cần đến ông ta? Có thể là lúc này Scott còn ở chỗ ông chăng? Vance nói: – Không. Ông ấy đã đi khỏi quãng mười phút rồi. Lawrence hỏi: – Ông ta có tình cờ nói với ông là đi đâu không? – Không, ông ta không nói rõ. Chỉ nói qua là phải đi tiễn bạn ở sân bay. Sau khi cà phê được dọn đi, Romanov xem lại đồng hồ. Hắn còn dư thời gian để đến cuộc hẹn và kịp ra máy bay. Hắn cảm ơn viên Đại sứ vì đã giúp đỡ rất nhiều rồi tạm biệt ông ta, chạy xuống bậc tam cấp của Sứ quán và bước vào ghế sau chiếc xe màu đen. Người lái xe đi ngay không nói gì vì anh ta đã được dặn ký nơi viên thiếu tá muốn tới. Trong suốt lộ trình ngắn ngủi không ai nói với ai câu nào, đến phố Charlotte người lái xe cho xe đỗ lại lề đường, Romanov bước ra, nhanh chóng qua đường tiến đến cánh cửa hắn đang cần tìm và ấn nút chuông. Một giọng nói vang lên qua máy đàm thoại nội bộ: – Ông có phải là hội viên không? Romanov nói: – Phải. Cánh cửa mở cách một tiếng, hắn đi xuống cầu thang. Mất mấy giây mắt hắn mới quen dần với ánh đèn. Rồi hắn nhận ra viên cố vấn đang ngồi một minh sau chiếc bàn nhỏ cạnh cột nhà ở góc xa của văn phòng. Romanov gật đầu, người đàn ông đứng dậy đi qua sàn nhảy rồi bước qua mặt hắn và bước vào nhà vệ sinh duy nhất, Romanov đi theo. Sau khi đã vào trong. Yên tâm, hai người cùng đi đến một phòng vệ sinh và mở cửa. Romanov rút một nghìn bảngAnh trong túi ra đưa cho người đàn ông đang ngồi trên bệ xí. Mentor mở gói giấy ra với vẻ tham lam, hắn cúi xuống xem và bắt đầu đếm. Hắn không nhận thấy Romanov đang duỗi các ngón ta ra. Romanov lật người hắn lại. Hắn mất mấy giây để nhặt mấy tờ mười bảng rơi trên nền nhà. Sau khi đã nhặt đủ một trăm tờ hắn đút hết vào túi áo Mentor. Sau đó Romanov lần lượt cởi các cúc quần của Mentor cho đến khi chiếc quần tụt xuống tận mắt cá. Hắn nâng nắp bệ xí đặt gã ngồi lên bệ. Động tác cuối cùng là xoạc hai chân lão hội viên thật rộng hết cỡ mà chiếc quần đã tụt xuống cho phép va tách xa hai bàn chân ra. Sau đó Romanov vẫn để cửa khóa trai mà bò qua cái khe rộng phía dưới để ra ngoài. Hắn nhanh chóng kiểm tra lại việc dàn cảnh. Từ bên ngoài người ta chỉ thấy đôi chân xoạc rồng và chiếc quần tụt xuống. Sáu mươi giây sau Romanov trở lại xe để chạy tới sân bay Heathrow. Hai giờ trước khi chuyến bay của Hãng Hàng không Nga cất cánh, Adam đến sân bay Heathrow. Anh chọn một vị trí quan sát tốt chỉ cách nơi Romanov sẽ phải đi qua để ra sân bay có bốn mươi mét. Adam cảm thấy tự tin là anh sẽ khong bao giờ phải chạm đến bậc thang của Aeroflot. Romanov làm thủ tục tại bàn của hãng Hàng không Anh lúc hơn sáu giờ một chút. Hắn không thể không nói là đi trên máy bay của Hãng Hàng không Anh thì thích hơn máy bay của Hãng Hàng không Nga, mặc dù hắn biết Yuri sẽ cau mày trước sự ngạo mạn đó. Chỉ có đièu hắn không tin rằng sẽ có ngày nào ai đó có thể bình luận về điều này. Sau khi đã nhận thẻ lên máy bay, hắn lên thang máy đi đến phòng đợi ngồi chờ đến lượt. Bao giờ cũng vậy, vào lúc một chiến dịch kết thúc, điều mong muốn nhất của hắn là được về nhà. Hắn rời chỗ ngồi để rót một cốc cà phê, khi đi qua chiếc bàn giữa phòng hắn liếc thấy dòng tít của tờ báo London Evening Standard đập vào mắt. Dòng chữ to tướng: “Ngày nghỉ cuối tuần ở Texas của Tổng thống Mỹ bị hủy bỏ – Một điều bí hiểm”. Romanov giật lấy tờ báo trên bàn đọc đoạn đâu nhưng nó không có thông tin gì hơn ngoài những điều mà hắn biết. Thậm chí không một suy luận nào trong đoạn tin cho phép tiến gần đến sự thật. Romanov không thể đợi để xem trang đầu tờ Sự thật số ra ngày hôm sau trong đó hắn sẽ biết câu chuyện hẳn đã được thêu dệt lại. Theo chuẩn mực phương Tây đó là sự độc quyền. “Hãng Hàng không Anh xin thông báo chuyến bay 117 chuẩn bị cất cánh. Xin mời các hành khách đi vé hạng nhất qua cổng số 23”. Romanov rời phòng đợi để đi qua hành lang dài đển nửa dặm để ra máy bay. Lúc sáu giờ năm mươi hắn đi qua đoạn sân rải nhựa để đến chiếc máy bay đang đợi khách. Chiếc máy bay chở bức tranh Thánh chắc sẽ hạ cánh xuống sân bay Wasington trong vòng hai giờ nữa. Romanov bước lên cầu thang vào máy bay, bước qua chân một hành khách ngồi bên cạnh và mừng thầm vì được ngồi cạnh cửa sổ. Cô tiếp viên hỏi: – Các ngài có uống chút gì trước khi bay không ạ? Người ngồi cạnh nói: – Cho tôi xin cà phê đen. Romanov cũng gật đầu đồng ý. Mấy phút sau người tiếp viên trở lại mang theo hai tách cà phê và giúp người ngồi cạnh Romanov kéo chiếc bàn ăn từ thành ghế ra. Romanov né người sang bên khi cô tiếp viên đặt tách cà phê trước chỗ hắn. Hắn uống một ngụm cà phê nóng quá nên lại để xuống bạn. Người ngồi bên cạnh lấy trong túi ra một gói đường xắc ca rin, gạt hai mảnh vào tách cà phê nóng đang bốc khói. Việc gì phải lo lắng như vậy. Cuộc đời ngắn ngủi lắm – Romanov thầm nghĩ. Hắn nhìn chăm chú qua cửa sổ theo dõi chiếc máy bay hãng Hàng không Nga bắt đầu chạy ra đường băng và mỉm cười với ý nghĩ chuyến bay của mình tiện nghi hơn biết bao nhiêu. Hắn nhấp tách cà phê lần thứ hai thấy rất vừa ý. Hắn uống một hớp dài, bắt đầu cảm thấy mơ màng. Cũng chẳng lạ vì cả tuần vừa qua hăn mất ngủ ghê gớm kia mà. Hắn ngả người tựa lưng vào thành ghế nhắm mắt lại. Giờ đây hắn sẽ được nhận mọi vinh dự Nhà nước sắp dành cho hắn. Cùng với việc Valchek rõ ràng bị gạt qua lề đường, hắn có thể còn qua mắt cả Zaborski nữa. Còn nếu điều đó không thành thì ông nội hắn đã dành cho hắn một phương án khác. Hắn chỉ rời London với một hối tiếc duy nhận: không giết được Scott. Nhưng chắc người Mỹ sẽ lo liệu điều đó. Lần đầu tiên trong tuần hắn không bắt mình phải cưỡng lại cơn buồn ngủ… Mấy phút sau người hành khách ngồi cạnh Romanov cầm tách cà phê của Romanov lên để cạnh tách của mình. Sau đó anh ta lật lại cái bàn nhỏ vào thành ghế và phủ chiếc khăn len lên đùi Romanov. Anh ta nhanh nhẹn lấy chiếc kính râm của Hãng hàng không Anh đeo lên mặt Romanov để che đôi mắt mở trừng trừng của hắn. Anh nhìn thấy cô tiếp viên đang đứng cạnh mình. Cô mỉm cười hỏi: – Tôi có thể giúp gì cho ông được không? – Không, cảm ơn. Ông ta chỉ nói là không muốn bị quấy rầy trong suốt chuyến bay bởi vì tuần vừa qua đã phải làm việc rất căng thẳng. Cô tiếp viên nói: – Tất nhiên được ạ – Cô lấy hai tách cà phê đi và nói thêm – Chỉ mấy phút nữa là máy bay sẽ cất cánh. Người đàn ông suốt ruột gõ ngón tay lên bàn. Cuối cùng người tiếp viên trưởng xuất hiện và đến bên cạnh ông ta: – Thưa ngài, có điện khẩn từ văn phòng gọi cho ngài. Ngài phải trở về Nhà trắng ngay. Ông ta thừa nhận: – Tôi cũng đang chờ điều đó. Adam nhìn về chiếc máy bay Nga cất cánh và lượn nửa vòng để bay về phương Đông. Anh không hiểu được tại sao Romanov không đáp chuyến này. Chắc chắn hắn ta cũng không lên máy bay Hãng Hàng không Anh. Chợt Adam lẩn vội vào bóng tối. Anh nhìn chăm chăm không tin vào mắt mình. Lawrence đang rảo bước qua đường nhựa, một nụ cượi mãn nguyện thoáng hiện trên mặt.