Truy tìm Dracula

Chương 15



Khi đọc xong lá thư cuối cùng của thầy Rossi, cha kể, cha lại cảm thấy phiền muộn, tựa như thầy đã biến mất lần thứ hai vậy. Nhưng đồng thời cha cũng tin rằng việc mất tích của ông chẳng liên quan gì đến chuyến xe buýt đến Hartford ấy, hoặc chuyện người thân của ông bị bệnh ở Florida (hoặc Luân Đôn), như cảnh sát đã cố tình mặc nhận. Cha gạt bỏ những ý tưởng này ra khỏi đầu và bắt đầu xem xét những thứ giấy tờ khác của thầy. Trước tiên phải đọc kỹ, nhận thức hết mọi chuyện đã. Sau đó sắp xếp theo thứ tự thời gian và bắt đầu – nhưng phải từ từ – rút ra những kết luận. Cha băn khoăn tự hỏi liệu thầy Rossi đã từng có linh cảm nào rằng nhờ đào tạo cha, ông có thể đảm bảo được sự tồn tại của chính bản thân mình hay không. Như một kỳ thi tốt nghiệp đầy gian nan – mặc dù cha hết sức mong muốn nó chẳng phải là kết cuộc cho cả ông ấy và cha. Cha tự nhủ mình sẽ không dự tính hành động cho đến khi đọc xong tất cả các tài liệu, nhưng cha đã mơ hồ đoán ra những gì mình có lẽ phải làm. Cha lại mở nó ra, cái gói nhỏ đã bạc màu vì năm tháng.

Ba món kế tiếp là những tấm bản đồ, như thầy Rossi đã hứa, tấm nào cũng được vẽ bằng tay, và không có tấm nào trông cũ hơn những lá thư. Đương nhiên rồi: đây là những phiên bản được ông vẽ lại theo trí nhớ từ những tấm bản đồ ông đã tận mắt nhìn thấy trong trung tâm lưu trữ tư liệu thành phố Istanbul, sau những chuyến phiêu lưu đến đó. Trên tấm bản đồ đầu tiên cha cầm lên, cha nhận ra một khu vực núi non rộng lớn được thể hiện bằng những dấu chữ V nhỏ hình tam giác. Chúng hình thành hai đường bán nguyệt dài suốt trang giấy theo hướng Đông-Tây và tụm lại dày đặc ở phía Tây. Một dòng sông lớn uốn khúc ở rìa phía Bắc tấm bản đồ. Không thấy có thành phố, dù ba hay bốn dấu chữ X ở vùng núi phía Tây có lẽ là để đánh dấu những thị trấn. Bản đồ không ghi các địa danh, nhưng thầy Rossi – cùng một lối như trong bức thư cuối cùng – đã viết quanh đường viền bản đồ: “Kẻ nào không có đức tin và chết khi còn vô đạo sẽ bị lời nguyền rủa của Thánh Allah, của các thiên thần và của con người giáng xuống đầu (Kinh Koran)” và nhiều đoạn văn tương tự. Cha băn khoăn tự hỏi không biết dòng sông cha nhìn thấy ở đây liệu có thể là dòng sông mà dường như ông ấy cho rằng đã được biểu tượng hóa bằng hình ảnh cái đuôi rồng trong cuốn sách của ông. Nhưng không; trong trường hợp đó ông hẳn sẽ đề cập đến tấm bản đồ có tỷ lệ lớn nhất, chắc chắn nó có trong số những tấm bản đồ này. Cha nguyền rủa những tình huống – tất cả các tình huống – đã ngăn cản không cho cha được cầm tận tay nhìn tận Fắt những tấm bản đồ gốc; bởi chắc chắn vẫn có những điểm thiếu sót hoặc không nhất quán giữa bản sao và bản gốc, dù Rossi có khéo léo và trí nhớ của ông có tuyệt vời đến đâu.

Bản đồ kế tiếp có vẻ tập trung nhiều hơn vào khu vực rừng núi phía Tây đã được vẽ trên tấm bản đồ thứ nhất. Một lần nữa cha lại thấy dấu chữ X được ghi nơi này nơi kia, đánh dấu những vị trí tương đương những vị trí trên tấm bản đồ thứ nhất. Nhưng xuất hiện một dòng sông nhỏ hơn, chảy ngoằn ngoèo qua vùng núi. Và lại không ghi tên địa danh nào. Thầy Rossi đã ghi chú suốt phía trên tấm bản đồ này: “(Lặp lại câu trích Kinh Koran trong tấm bản đồ thứ nhất).” Chậc, hồi đó ông ấy cẩn trọng đúng kiểu thầy Rossi mà cha hằng quen biết. Nhưng dù có thế, những tấm bản đồ này vẫn quá đơn giản, một bản phác thảo quá sơ sài để có thể gợi ra bất kỳ khu vực cụ thể nào đó mà cha đã từng nhìn thấy hoặc từng nghiên cứu. Nỗi chán nản trào dâng trong cha như một cơn sốt, nhưng một cách khó khăn, cha đã cố nén nó xuống để buộc bản thân tập trung trở lại.

Tấm bản đồ thứ ba sáng sủa hơn, dù đến lúc đó cha vẫn không chắc nó có thể cho biết chính xác điều gì. Đường viền tổng quát của nó quả thực là hình bóng dữ dội qà cha đã quen thuộc trong hai cuốn sách có hình con rồng của cha và thầy Rossi, dù vậy cha hẳn không thể nhận ra ngay nếu không được thầy Rossi tiết lộ chi tiết này. Tấm bản đồ cũng cho thấy cùng một vùng núi non vẽ bằng hình tam giác. Trong tấm này đã thể hiện chúng rất cao, tạo thành những đỉnh san sát nhau theo hướng Bắc-Nam, một dòng sông uốn khúc chảy qua vùng núi và đến cuối nở rộng ra thành một cái gì đó giống như một hồ chứa. Đó có thể là hồ Snagov của Rumani như các truyền thuyết nói về nơi chôn cất Dracula đã gợi ý, tại sao không? Nhưng, như thầy Rossi đã ghi chú, không có hòn đảo nào ở chỗ dòng sông nở rộng, và dù sao chăng nữa nơi đó trông cũng không giống một cái hồ. Những dấu X một lần nữa lại xuất hiện, lần này được ghi chú bằng những mẫu tự Cyrillic nhỏ li ti. Cha nghĩ rằng đó là các tên làng Fà thầy Rossi đã đề cập.

Giữa những tên làng rải rác này cha thấy có một hình vuông, được thầy Rossi ghi chú: “(Chữ Ả-rập) Hầm Mộ Tội Lỗi của Kẻ Tiêu Diệt Người Thổ.” Phía trên hình vuông này là một con rồng nhỏ, được vẽ khá đẹp, trên đầu nó là hình một lâu đài, ở phía dưới cha còn đọc được nhiều chữ Hy Lạp khác, thầy Rossi đã dịch chúng sang tiếng Anh: “Ở nơi chốn này, hắn bị giam giữ trong cái ác. Hỡi độc giả, bằng một lời, hãy đào mồ hắn lên.” Những dòng chữ này có một sức hấp dẫn lạ lùng, giống như một câu thần chú, cha đã kịp ngậm chặt môi lại khi vừa định mở miệng đọc to từng từ ấy. Tuy nhiên, như những vần thơ ma quái, trong một thoáng chốc, chúng nhảy múa điên cuồng trong đầu óc cha.

Cha đặt cả ba tấm bản đồ qua một bên. Thật khủng khiếp khi nhìn thấy chúng ở đó, chính xác như thầy Rossi đã mô tả, càng lạ lùng hơn khi chúng không phải bản gốc qà chỉ là những bản sao do chính tay thầy vẽ ra. Rốt cuộc, cha phải lấy gì để chứng minh với mình rằng ông ấy đã không dựng lên mọi chuyện và vẽ ra những tấm bản đồ này như một trò chơi khăm đây? Cha chẳng hề có tư liệu gốc nào về vấn đề này, ngoại trừ những lá thư của ông ấy. Cha nhịp nhịp ngón tay lên mặt bàn. Đêm nay, đồng hồ trong phòng làm việc của cha hình như gõ nhịp to một cách bất thường, và thứ bóng tối chập choạng của chốn thành thị có vẻ như vẫn ở sau bức màn che cửa sổ. Từ nhiều giờ qua, cha đã không có gì bỏ bụng và đôi chân bắt đầu đau nhức, nhưng bây giờ chưa phải là lúc nghỉ ngơi, cha liếc vội vào tấF bản đồ đường sá vùng Balkan, nhưng không thấy có dấu hiệu bất thường nào, có vẻ như vậy – chẳng hạn như các ghi chú bằng tay. Tập quảng cáo về nước Rumani cũng không có gì đặc sắc, ngoại trừ thứ tiếng Anh kỳ cục in trên đó, chẳng hạn như “Hãy thưởng thức miền quê trù phú và kinh hoàng của chúng tôi”. Những thứ duy nhất còn lại chưa được xem đến là các ghi chú viết tay của thầy Rossi và bao thư nhỏ được niêm kín mà cha đã để ý ngay khi vừa lật qua những trang giấy đầu tiên. Vì bì thư đó được niêm lại nên cha đã định sẽ xem xét nó sau cùng, nhưng cha không còn chờ đợi được nữa. Tìm con dao rọc giấy giữa đống giấy tờ trên bàn viết, cha cẩn thận mở niêm phong, rút ra một tờ giấy dùng để viết thư.

Lại là tấm bản đồ thứ ba, với hình dạng con rồng, dòng sông uốn khúc, những đỉnh núi nhô cao nhọn hoắt và san sát như răng cưa. Nó cũng được vẽ lại bằng mực đen, như bản sao của thầy Rossi, nhưng nét vẽ có phần hơi khác biệt – một bản sao chép rõ ràng nhưng khi nhìn kỹ có phần khó đọc, cổ xưa, hơi cầu kỳ. Cha đã phải chuẩn bị sẵn tinh thần sau khi đọc lá thư của thầy Rossi để không bất ngờ khi nhìn thấy một bản khác với phiên bản đầu tiên của tấm bản đồ rồi mới phải, nhưng nó vẫn khiến cha choáng váng như thể vừa bị giáng cho một đòn: phía trên ngôi mộ giống như một chiếc hộp và con rồng vệ sĩ là những con chữ viết theo hình vòng cung: BARTOLOMEO ROSSI.

Cha dẹp hết các giả định, nỗi sợ hãi, những kết luận này nọ và ép mình bỏ tờ giấy qua một bên để đọc các trang ghi chú của thầy Rossi. Hai trang đầu dường như đã được ông ghi trong trung tâm lưu trữ tư liệu tại Oxford và Thư viện Bảo tàng Anh quốc, và không cho cha biết thêm được gì. Có một bản tóm tắt ngắn về cuộc đời và sự nghiệp của Vlad Dracula, một danh sách một số tài liệu văn học và lịch sử thuộc nhiều thế kỷ khác nhau trong đó có đề cập đến Dracula. Tiếp đó là một trang khác, ghi trên một tờ giấy khác, và được ghi hôm sau chuyến đi của ông đến Istanbul. “Khôi phục lại theo trí nhớ,” những dòng chữ tháu viết tay nhưng cẩn thận, và cha nhận ra hẳn chúng phải là các ghi chú mà ông ấy đã ghi ra giấy sau trải nghiệm trong trung tâm lưu trữ ở Istanbul, lúc ông phác thảo lại những tấm bản đồ ấy theo trí nhớ trước khi rời nơi chốn đó để đến Hy Lạp.

Các ghi chú này cũng liệt kê danh sách những tài liệu có từ thời Quốc vương Mehmed II mà thư viện Istanbul đang lưu trữ – ít nhất là những gì thầy Rossi cho là có liên quan với công trình nghiên cứu của ông – ba tấm bản đồ, những cuộn giấy ghi chép tiền nong từ những cuộc chiến của người Carpates chống lại đế quốc Ottoman, sổ cái hàng hóa mua bán giữa những thương nhân Ottoman ở vùng ven khu vực đó. Đối với cha, có vẻ như chẳng có tài liệu nào có ý nghĩa rõ ràng; nhưng cha băn khoăn tự hỏi, chính xác vào thời điểm nào công việc của thầy Rossi đã bị tên quan chức xấu xa làm gián đoạn. Liệu những cuốn ghi chép và sổ cái giao dịch mua bán mà ông đề cập đến ở đây có thể chứa đựng manh mối nào liên quan đến cái chết hoặc việc chôn cất Vlad Ţepeş không? Liệu thầy Rossi thực sự đã xem xét thấu đáo tất cả các tư liệu chưa, hay chỉ có đủ thời gian để lập danh sách khả năng có thể xảy ra trong trung tâm lưu trữ trước khi bị làm cho quá sợ hãi mà tránh xa nơi đó?

Còn một mục cuối trong danh sách liệt kê đó, và đề mục này đã khiến cha ngạc nhiên, vì vậy cha nấn ná lại với nó một lúc lâu. “Thư mục, Giáo đoàn Rồng (hình thức cuộn giấy không hoàn chỉnh).” Dòng chữ ghi vội này làm cha vừa ngạc nhiên vừa ngần ngại vì nó quá mơ hồ. Thông thường thầy Rossi ghi chú rất rõ ràng và chú giải đầy đủ; chú giải, thầy thường nhấn mạnh, mới là ý nghĩa của việc ghi chép. Thư mục mà ông đề cập đến một cách vội vã như vậy có phải là danh sách mà thư viện đã lập để ghi lại tất cả tư liệu có liên quan đến Giáo đoàn Rồng mà họ cất giữ? Nếu vậy, tại sao ông lại ghi “Hình thức cuộn giấy không hoàn chỉnh”? Đó hẳn phải là một tài liệu cổ xưa, cha nghĩ – có thể là một tài liệu từ thời Giáo đoàn Rồng mà thư viện hiện lưu giữ? Liệu thư mục đó, dù là gì, có thực sự không liên quan đến công việc nghiên cứu của ông ấy?

Có vẻ như việc trầm ngâm với một tư liệu mơ hồ mà thầy Rossi đã xem xét cẩn thận cách nay quá lâu khó có thể là con đường trực tiếp dẫn đến sự kiện ông ấy mất tích, cha chán nản buông tờ giấy xuống, đột nhiên cảm thấy mệt mỏi vì tính vớ vẩn, không đâu vào đâu của việc tìm tòi này. Cha khao khát những câu trả lời. Ngoại trừ việc chưa nói rõ những điều ẩn chứa trong các cuộn giấy ghi chép tiền nong, trong các sổ cái, và trong cái thư mục cổ đó, còn lại thầy Rossi đã chia sẻ cặn kẽ với cha các khám phá của ông. Nhưng đó là bản tính ông ấy, ngắn gọn và súc tích; hơn nữa, ông đã rất hào phóng, nếu có thể nói như vậy, khi giải thích ý mình trong nhiều trang thư. Tuy vậy, cha chưa biết gì nhiều, ngoại trừ những gì phải thực hiện kế tiếp. Chiếc phong bì lúc này đã hoàn toàn trống rỗng, và sau khi đọc xong những tài liệu cuối cùng trong đó, cha vẫn chẳng biết được gì nhiều hơn những gì đã biết được từ những lá thư của ông ấy. Cha cũng nhận ra là mình phải hành động càng nhanh càng tốt. Cha đã từng quen thức suốt đêm rồi, và trong vòng một giờ nữa, có thể cha sẽ tập hợp lại những gì mà thầy Rossi đã nói về những mối đe dọa đối với mạng sống của thầy, lúc thầy nhận diện được chúng.

Cha đứng dậy, các khớp xương kêu rắc rắc, và bước vào căn bếp nhỏ ảm đạm để nấu một ít xúp. Khi lục tìm một cái nồi sạch, cha nhận thấy chú mèo mình nuôi vẫn chưa vào ăn tối, cha vẫn thường ăn chung bữa với nó. Cha không xích nó, và cha ngờ là ngoài cha ra cu cậu còn có những tình yêu khác. Nhưng thường cứ đến giờ ăn tối nó sẽ có mặt ở khung cửa sổ nhỏ trong bếp, nhô đầu vào ô cửa thoát hiểm hỏa hoạn báo cho cha biết nó đang chờ đợi suất ăn của mình, sẽ là một hộp cá ngừ hoặc một đĩa cá mòi khi nào cha nổi hứng vung tay quá trán. Cha rất thích lúc nó nhảy xuống sàn căn hộ buồn tẻ của cha, duỗi lưng và kêu meo meo trìu mến. Nó thường nằm nghỉ một lát sau khi ăn, ngủ ở đầu ghế sofa hoặc giương mắt nhìn cha ủi đồ. Đôi lúc cha nghĩ mình thấy được trong đôi mắt vàng tròn xoe của nó vẻ trìu mến dịu dàng, mặc dù đó có thể cũng là vẻ thương hại cha. Nó khỏe mạnh và mập mạp, bộ lông mềm với hai màu trắng đen. Cha gọi nó là Rembrandt. Nghĩ đến nó, cha nhấc tấm rèm, đẩy cánh cửa sổ lên và cất tiếng gọi, chờ nghe tiếng bước chân mèo khẽ khàng trên bậu cửa sổ. Cha chỉ nghe tiếng xe cộ xa xa, vọng đến từ trung tâm thành phố. Cha cúi đầu xuống nhìn ra ngoài.

Hình dạng của nó chiếm hết cả khoảng trống, kỳ dị, tựa như nó đã lăn xuống đó khi đang đùa chơi rồi cứ thế rũ mình xuống. Nhẹ nhàng lôi nó vào phòng bếp bằng đôi bàn tay run rẩy, cha nhận ra ngay xương sống nó đã gãy, đầu oặt xuống một cách kỳ dị. Hai mắt của Rembrandt mở to hơn cả lúc còn sống, hai môi bạnh ngược ra sau như đang gầm gừ sợ hãi, móng hai chân trước xòe rộng ra. Nhìn thấy cha liền biết ngay nó không thể bị ngã xuống đó, chính xác là như vậy, từ ngưỡng cửa sổ nhỏ hẹp kia. Phải có một bàn tay rất to, rất khỏe mới có thể giết được một con vật như vậy – cha sờ vào bộ lông mềm nhũn của Rembrandt, cơn giận dữ dâng trào bên dưới nỗi kinh hoàng – và thủ phạm chắc hẳn đã bị cào cắn dữ dội. Nhưng rõ ràng anh bạn của cha không còn nữa. Cha nhẹ nhàng đặt nó xuống sàn bếp, phổi cha ngùn ngụt hơi căm giận, trước khi nhận ra cơ thể của nó vẫn còn ấm.

Cha đi vòng khắp nhà, đóng và gài chốt các cửa sổ, rồi quay cuồng suy nghĩ tiếp theo phải làm gì. Làm sao có thể tự bảo vệ mình? Tất cả các cửa sổ đều đã khóa, cửa ra vào đã chốt hai lần. Nhưng cha biết gì về những nỗi kinh hoàng đến từ quá khứ cơ chứ? Chúng len lỏi vào phòng như sương mù, luồn phía dưới các cánh cửa? Hay phá tung cửa sổ rồi vụt hóa thành một hình hài nào đó? Cha nhìn quanh để tìm vũ khí. Cha không có súng – nhưng súng không bao giờ đánh bại được Bela Lugosi, như trong các phim Fa cà rồng, trừ phi người anh hùng được trang bị một viên đạn bạc đặc biệt. Thầy Rossi đã khuyên gì nhỉ? “Tôi sẽ không đi quanh với mấy củ tỏi trong túi, không.” Và cũng còn một điều gì khác nữa: “Tôi chắc chắn anh sẽ mang theo lòng tốt, ý thức đạo đức, anh muốn gọi nó là gì cũng được – dầu sao chăng nữa, tôi muốn nghĩ rằng hầu hết mọi người chúng ta đều có thể làm được chuyện này.”

Cha đi tìm một chiếc khăn sạch trong một hộc tủ bếp, nhẹ nhàng quấn quanh xác anh bạn Rembrandt rồi đặt vào phòng trước. Cha sẽ chôn nó ngày mai, nếu như có ngày mai bình thường như mọi ngày. Cha sẽ đào hố chôn nó ở sân sau tòa nhà chung cư – thật sâu, để chó không bới lên được. Thật khó mà nghĩ đến việc ăn uống lúc này, nhưng cha cũng làm một bát xúp và cắt một lát bánh mì.

Sau đó, cha lại ngồi xuống bàn, dọn dẹp và xếp mớ giấy tờ của thầy Rossi gọn gàng trở lại vào chiếc phong bì. Cha đặt cuốn sách có hình con rồng bí ẩn chặn lên phía trên, cẩn thận không để phong bì rơi xuống đất. Trên cùng, cha còn đặt dằn lên một tác phẩm kinh điển của Hermann: cuốn Golden Age of Amsterdam – Thời vàng son của Amsterdam, một trong những cuốn sách cha vẫn ưa thích lâu nay. Cha Fở các ghi chú luận án ra giữa bàn làm việc và đặt dựng đứng phía trước mặt một cuốn sách nhỏ nói về các phường hội thương nhân tại Utrecht, một bản in lại cha mượn ở thư viện về nhưng vẫn chưa đọc kỹ. Cha đặt đồng hồ đeo tay bên cạnh, và thoáng rùng mình với những cảm giác mê tín khi thấy đồng hồ chỉ mười hai giờ kém mười lăm. Ngày mai, cha tự nhủ, mình sẽ đến thư viện đọc ngay lập tức bất kỳ tài liệu nào có thể tìm được ở đó, và có thể giúp trang bị cho mình trong những ngày sắp tới. Cũng chẳng thiệt hại gì khi biết nhiều hơn về những cây cọc bằng bạc, hoa tỏi và thánh giá, nếu chúng đã là những phương tiện được người nông dân dùng để chống lại ma cà rồng nhiều thế kỷ nay. Tối thiểu, điều này cũng cho thấy có một niềm tin trong truyền thống. Đến bây giờ, cha chỉ có lời khuyên của thầy Rossi, nhưng ông ấy chưa bao giờ làm cha thất vọng trong khả năng quyền hạn của ông. Cha nhặt cây bút lên và chúi đầu vào tập sách mỏng.

Chưa bao giờ cha thấy khó tập trung như vậy. Từng tế bào thần kinh của cha hình như đều trong tình trạng cảnh giác cao độ với một kẻ đang hiện diện bên ngoài, nếu có kẻ đó, tựa như chính đầu óc chứ không phải là đôi tai cha có thể nghe được tiếng hắn đang chạm vào cửa sổ. Cha nỗ lực tập trung tư tưởng vào Amsterdam, 1690. Cha viết được một câu, rồi một câu nữa. Bốn phút trước nửa đêm. “Tìm thêm vài giai thoại về cuộc sống của các thủy thủ Hà Lan,” cha ghi lên giấy. Cha nghĩ đến các thương nhân, họ đã liên kết với nhau thành các phường hội từ thời xa xưa để chọn lọc ra từ cuộc sống và hàng hóa của mình những gì tốt đẹp nhất có thể, ngày này qua ngày khác hành động theo ý thức trách nhiệm khá đơn giản của mình, sử dụng một phần tiền thặng dư để xây bệnh viện cho người nghèo. Hai phút trước lúc nửa đêm, cha ghi lại tên tác giả quyển sách nhỏ, để sau này xem lại. “Khám phá ý nghĩa của ngành in báo thành phố đối với giới thương nhân,” cha ghi chú.

Kim chỉ phút trên đồng hồ đột ngột giật lên, cha cũng giật mình theo. Mười hai giờ đúng. Cha nhận ra, các nhà in báo chắc hẳn vô cùng quan trọng, cha ngồi yên đó, vừa nghĩ vừa cố ép mình không nhìn ra phía sau, đặc biệt nếu các phường hội kiểm soát được một số trong đó. Liệu có thể họ đã mua quyền kiểm soát, hoặc mua quyền sở hữu một số nhà in? Chủ các nhà in có ở trong phường hội nào không? Quan điểm tự do báo chí của giới trí thức Hà Lan trong bối cảnh đó liên quan như thế nào với quyền sở hữu báo chí? Trong một khoảnh khắc, cha cảF thấy quan tâm hơn, mặc dù bản thân không muốn, và cố gắng nhớ lại những gì đã đọc về thuở sơ khai của ngành xuất bản tại qmsterdam và Utrecht. Đột nhiên cha cảm thấy không gian như lắng đọng lại thành một sự tĩnh lặng tuyệt đối, rồi căng thẳng chợt vỡ òa. Cha liếc nhìn đồng hồ. Ba phút sau nửa đêm. Cha lại thở bình thường và cây bút cũng lướt nhẹ nhàng trên trang giấy.

Hóa ra cái thứ – bất kể đó là gì – đang lén lút theo đuổi cha không thông minh tài giỏi như cha vốn lo sợ, cha nghĩ, thận trọng không ngắt quãng việc đang làF. Dường như con ma cà rồng đó chỉ nhìn các biểu hiện bên ngoài, mà cha thì có vẻ đã lưu ý đến lời cảnh cáo thông qua chú mèo Rembrandt và trở lại ổn định làm công việc thường lệ của mình. Cha sẽ không thể giấu được hành động thật sự của mình lâu dài, nhưng tối hôm nay thì bề ngoài của cha là phương tiện bảo vệ duy nhất mà cha có được. Cha chuyển chiếc đèn lại gần hơn và làm vẻ chú tâm hơn với chủ đề thế kỷ mười bảy thêm một giờ nữa, để làm đậm thêm ấn tượng của nó về một kẻ đang miệt mài với công việc. Trong lúc giả vờ viết lách, cha lý luận với chính mình. Mối đe dọa cuối cùng đến với thầy Rossi, vào năm 1931, chính là tên ông trên vị trí Hầm Mộ của Vlad Kẻ Xiên Người. Hai đêm trước đây, người ta không thấy thầy Rossi nằm chết trên bàn làm việc, như cha vừa mới có thể bị nếu không cẩn thận. Người ta cũng không phát hiện ông ấy bị đả thương trong hành lang, như Hedges. Ông ấy đã bị bắt cóc. Lẽ dĩ nhiên, ông ấy có thể đang nằm chết ở một nơi nào đó, nhưng cho đến khi chắc chắn biết được điều đó, cha phải hy vọng ông ấy vẫn còn sống. Bắt đầu từ ngày mai, cha sẽ tự mình tìm hầm qộ đó.

Ngồi trên pháo đài cổ đó của nước Pháp, cha tôi đăm đăm nhìn ra biển, thay vì nhìn vào khoảng trời giữa những ngọn núi ở tu viện Thánh Matthieu và ngắm nhìn cánh chim đại bàng chao lượn. “Trở về khách sạn thôi, con ạ,” sau cùng cha nói. “Ngày đã trở nên ngắn hơn rồi, con có để ý không? Cha không muốn bị bắt ở đây sau khi mặt trời lặn.”

Trong cơn nôn nóng, tôi đã bạo gan nêu ra một câu hỏi thẳng thừng. “Bắt ư?”

Cha liếc nhìn tôi, vẻ nghiêm trọng, tựa như đang cân nhắc những rủi ro đến từ câu trả lời mình có thể đưa ra. “Đường rất dốc,” cuối cùng cha nói. “Cha không muốn phải tìm đường trở về trong đêm tối giữa các lùm cây kia. Con cũng vậy chứ?” Nhưng tôi thấy nếu thế thật thì cha cũng đủ gan thôi.

Tôi nhìn xuống rừng cây ô liu, lúc này đã ngả màu xám trắng thay vì Fàu hồng bạc. Cây nào cũng vặn vẹo, như muốn vươn lên cao, hướng lên cái pháo đài phế tích kia, dù sao chăng nữa cũng từng một thời đứng canh gác cho chúng – hoặc tổ tiên chúng – khỏi những ngọn đuốc của bọn Saracen(1). “Không,” tôi trả lời, “con cũng không muốn.”

Chú thích:

1. Saracen: dân du mục ở vùng sa mạc bán đảo Ả-rập; ở đây ám chỉ quân Ả-rập Hồi giáo thời kỳ Thập tự Chinh.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.