Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ

LỜI NÓI ĐẦU



Tôi không ngờ cuốn sách khoa học phổ thống Lược sử về thời gian lại thành công đến thế. Nó nằm trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất của tờ báo Sunday Times trong hơn bốn năm, lâu hơn bất kỳ cuốn sách bán chạy khác, và đặc biệt là sách về khoa học lại không phải dễ dàng gì. Sau đó, mọi người hỏi tôi có tiếp tục kéo dài cuốn sách đó hay không. Tôi từ chối vì tôi không muốn viết Đứa con của lược sử về thời gian hay Lịch sử dài hơn về thời gian và bởi vì tôi bận rộn với công việc nghiên cứu. Nhưng tôi đã nhận ra rằng có những vấn đề cho một loại sách khác có thể hiểu một cách dễ dàng. Lược sử về thời gian được viết theo kiểu trình tự, phải đọc các chương đầu mới tiếp tục các chương tiếp. Một số người thích kiểu đọc này nhưng một số khác nếu bị tắc ở các chương đầu sẽ không bao giờ đọc những phần thú vị hơn của chương tiếp theo. Ngược lại, cuốn sách này giống như một cái cây: chương một và hai là cái thân và các chương sau là các cành lá.
Các cành lá khá độc lập với nhau và có thể tóm được sau khi đọc xong phần thân chính. Chúng liên quan đến những vấn đề tôi đã nghiên cứu trong khoảng thời gian từ sau khi xuất bản cuốn Lược sử về thời gianđến nay. Do đó chúng mô tả những vấn đề nóng bỏng nhất của khoa học hiện nay. Trong chương một tôi cố tránh cấu trúc trình tự. Các minh họa và các chú thích cho các hình được thể hiện khá độc lập với lời viết giống như Lược sử về thời gian: ấn bản minh họa xuất bản năm 1996, các thông tin bổ sung cung cấp thêm cơ hội đào sâu thêm chủ đề được chương sách đề cập.
Năm 1988, khi cuốn Lược sử thời gian ra đời thì Lí thuyết về tất cả (Theory of Everything) vừa mới được phát triển. Từ đó đến nay thì hiện trạng thay đổi thế nào? Chúng ta đã tiến đến gần mục đích của chúng ta chưa? Cuốn sách này mô tả, từ đó đến nay chúng ta đã đi được rất xa. Nhưng quãng đường phía trước vẫn còn dài chưa biết bao giờ có thể kết thúc được. Nhưng như người ta thường nói, đi trong hy vọng tốt hơn là đến đích. Mong muốn khám phá chính là nhiên liệu cho sự sáng tạo của chúng ta, không chỉ trong khoa học. Nếu chúng ta đến đích thì tinh thần của chúng ta sẽ teo lại và chết. Nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta chịu dẫm chân tại chỗ: chúng ta sẽ làm tăng độ phức tạp, không theo chiều sâu thì chúng ta cũng là theo chiều rộng đang gia tăng.
Tôi muốn chia sẻ niềm vui sướng khi các tạo ra phát minh và bức tranh hiện thực đang hợp lại với nhau. Chi tiết về các công trình mang tính kỹ thuật nhưng tôi tin các ý tưởng chính được chuyển tải mà không cần đến các công cụ toán học. Tôi hy vọng tôi sẽ thành công.
Tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ khi viết cuốn sách này. Tôi đặc biệt muốn nhắc đến Thomas Hertog và Neel Shearer vì đã giúp đỡ soạn thảo các hình vẽ, chú thích, thông tin tham khảo, Ann Harris và Kitty Ferguson vì chuẩn bị bản thảo (đúng hơn là các file máy tính vì tất cả những điều tôi viết đều ở dưới dạng điện tử) Philip Dunn ở Book Lab và Moonrunner Design vì chuẩn bị các hình minh họa. Ngoài ra tôi muốn cám ơn tất cả những người đã giúp đỡ tôi có một cuộc sống bình thường và tiếp tục nghiên cứu khoa học. Không có họ tôi không bao giờ có thể viết được cuốn sách này.
Stephen Hawking
Cambridge, 2/5/2001

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.