Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa Sổ

CHƯƠNG 9 – KẺ LẠ



Khi ngồi học, tôi hay nhìn thấy một thằng nhỏ bằng cỡ tôi thụt thò ngoài cửa sổ. Mặt nó nhỏ choắt, đen đúa trông quái gở lắm. Nó không phải là người ở làng. Khi chúng tôi gần đến giờ ra chơi, nó bỏ đi. Chẳng biết đi đâu. Bẳng đi một vài hôm lại thấy nó xuất hiện. Vẫn với cái áo đó, khuôn mặt đó.
Tôi vo một viên giấy nhỏ chọi nó rồi vờ như không biết gì. Nó nhìn tới nhìn lui rồi vụt bỏ chạy. Nó chạy nhanh lắm, thoắt một cái là biến mất. Hai hôm sau lại thấy lò dò bên cửa sổ, nhưng lần này nó có vẻ thận trọng hơn.
Một hôm đi xuống chợ nhỏ mua đồ cho mẹ, tôi bỗng gặp nó. Nó không hề nhận ra tôi. Nó dắt một ông lão mù đi xin ăn. Ông lão có vẻ yếu lắm. Nó cầm một đầu gậy đi trước, ông lão cầm một đầu gậy đi sau, mang thêm một túi vải nhỏ. Tôi đứng nép bên đây quán hàng. Khi đi qua, nó nhìn tôi. Ðôi mắt nhỏ xíu, láu lỉnh. Tôi vội vã ngoặt sang hướng khác. Tôi sợ nó nhớ cú chọi giấy vụn, nhưng có lẽ nó không nhớ, cũng có thể nó không biết.
Suốt buổi sáng, tôi cứ đi theo nó. Nó đứng lại, tôi đứng lại. Nó đi, tôi đi. Hôm sau, bên cửa sổ lớp, nó lại xuất hiện. Mặt vênh lên. Tôi không dám nhìn vào mặt nó. Tôi nói với thằng Toàn:
– Thằng đó con ông ăn xin.
– Thiệt không? – Toàn trợn mắt.
– Thiệt. Tao mới thấy hôm qua. Ngoài chợ.
– Bố nó có cùi không?
– Không. Bố nó mù. Ông ta cầm cây gậy quơ quơ như vầy nè.
Toàn nói:
– Chiều nay ra chợ với tao nhé!
Ðúng bốn giờ ra chỗ hẹn, tôi giật mình khi thấy cả lớp chứ không phải một mình thằng Toàn. Bọn chúng nhốn nháo. Con Phượng còn cầm theo hai củ khoai lang.
Nó nói:
– Tao cho thằng đó.
Chúng tôi kéo nhau ra chợ. Tìm mãi vẫn không thấy. Cuối cùng phát hiện hai bố con ông xin ăn nằm dưới cái sạp cũ. Ông lão cởi trần, nằm co. Da lưng chảy xuống như một cái bao tải. Thằng kia ngồi quạt. Cái quạt là tấm giấy bìa của một thùng hàng. Nó quạt quạt vài cái rồi đặt xuống. Nó lục túi lấy ra một cái hộp diêm nhỏ. Chẳng biết nó đựng gì bên trong, nhưng lâu lâu cứ hé ra nhìn rồi đóng lại, áp lên lỗ tai. Ðược một lúc, nó cười hắc hắc.
Ông lão mù hỏi:
– Ðậu! Cái gì mà vui vậy con? Nói ông nghe với.
Nó nghiêng đầu ghé vào tai ông lão nói nhỏ. Rồi cả hai cùng cười. Tiếng cười của ông lão nghe kỳ kỳ, ghê ghê, lớp da trên lưng run run.
– Ðậu ơi, ông biết nó buồn lắm mà. Con phải kiếm cho nó một người bạn…
– Nhưng nó không chịu có bạn, nó cứ cắn nhau. Ông không biết đó thôi.
Rồi cả hai cùng cười một lần nữa.
Thằng đó nhẹ nhàng đặt hộp diêm vào túi. Sau đó lấy kim băng gài lại. Nó cầm cái quạt lên, quạt nhè nhẹ. Nó nói:
– Lưng ông chảy mồ hôi khiếp quá. Ướt cả đùi con.
Ông lão gục gặc:
– Ừ! Người già mô hôi nhiều lắm nhưng ông chẳng thấy nóng. Chảy mồ hôi sẽ khỏe.
Nó cười hí hí, người run lên, đầu lúc lắc:
– Con đi chơi nhé.
– Ừ! – Ông lão gật gật. Ðừng đánh lộn với người ta, nghe chưa?
– Con biết rồi mà. Con đi một chút sẽ về ngay. Con đi tìm cỏ non.
Nhanh như chớp nó leo ra, định chạy vụt thì sững lại khi nhìn thấy chúng tôi. Ðôi mắt nó bén ngót.
Con Phượng đưa hai củ khoai lang ra, nói:
– Nè nè, cho mày nè.
Nó vẫn không hết phòng thủ:
– Tao không thèm của tụi mày!
Nói rồi nó vụt bỏ chạy sang hướng khác. Chúng tôi đi theo.
Một đứa nào đó hét lớn:
– Bắt nó lại, bắt nó lại!
Cả bọn hăng lên, đuổi theo:
– Bắt nó lại, bắt nó lại!
Thằng Hùng khỏe nhất chạy chận đầu. Thằng Ðậu quẹo sang hướng khác nhưng đã bị chúng tôi bao vây.
Nó hét lên:
– Tụi mày làm gì vậy?
– Tụi tao có làm gì đâu?
– Sao tụi mày chặn đường! Sao tao đi dâu, tụi mày cứ đi theo?
– Tụi tao đâu có đi theo mày!
Cả bọn tản ra, chừa lối cho nó. Nó nhìn chúng tôi rồi từ từ bước đi. Chúng tôi lại đi theo.
– Mày giấu cái gì trong túi vậy? Trong hộp diêm á?
– Kệ tao, tao dấu gì kệ tao!
– Mày mà không nói, tụi tao sẽ giật!
– Bộ tụi mày là ăn cướp hả?
– Ừ, tụi tao là ăn cướp. Vào cướp của nó đi tụi bây ơi!
Thế là cả bọn lao vào. Thằng Ðậu vội vã ôm chặt cái túi. Giằng co một hồi, cuối cùng cái túi cũng bung ra. Thằng Tí cầm hộp diêm vọt thẳng.
– Lêu lêu, lấy đươc của mày rồi. Ðuổi theo nữa không? Ðây nè, đây nè!
– Con Hồng chạy tới:
– Cái gì trong đó vậy?
Chúng tôi vội vã mở ra. Bên trong là một con dế đã chết. Không phải chúng tôi làm chết mà nó là một con dế khô, chết từ lâu lắm rồi. Ðôi cánh nó cứng đờ. Hai cái râu đã rụng. Cái chân sau đã rụng, xen lẫn trong những chiếc chân còn lại là mấy cọng cỏ tươi được xé nhỏ, mịn như cọng len.
Thằng Tí vội vã đóng hộp diêm lại, để nhẹ xuống đất.
– Tao trả cho mày đó. Tao không hề làm hư con dế của mày.
Vừa nói nó vừa lùi dần. Bất ngờ vụt bỏ chạy. Cả bọn chạy theo, chỉ còn lại mình con Phượng. Nó òa khóc.
Thằng Ðậu nói:
– Tao không đánh mày đâu, đừng sợ.
Con Phượng vẫn khóc to. Nó để hai củ khoai xuống cạnh hộp diêm rồi từ từ bỏ đi. Một tay kéo vạt áo nhìn lên lau mắt. Thằng đó vẫn đứng yên nhìn theo. Mắt căm hờn. Cuối cùng nó cúi xuông nhặt hộp diêm và hai củ khoai lang bỏ vào trong túi.
Nó la lên:
– Tụi mày đừng ỷ đông mà ăn hiếp tao!
Nói xong bỏ đi. Ðôi vai khum khum như một con cút.
Tôi về đến nhà thì trời đã sâm sẩm tối. Bố vẫn đi ruộng chưa về. Mẹ tôi ngồi bên chiếc đèn dầu tù mù chải tóc. Trong bóng tối chập choàng, tôi chỉ nhìn thấy cánh tay mẹ giơ lên giơ xuống trên cái nền đen thẳm. Mẹ hỏi:
– Sao trông con có vẻ buồn vậy?
Tôi không nói gì, lặng lẽ ra lu nước rửa chân. Nước lạnh ngắt. Dầu vậy, tôi vẫn kỳ cọ những ngón chân thật kỹ. Tôi sợ lỡ sáng mai chú Hùng sang, thấy cái chân tôi dơ, chú không dám ăn.
Chân tay đã sạch sẽ, tôi đi vào nhà.
Mẹ vẫn còn chải tóc. Mẹ sẽ chải cho đến lúc bố tôi về. Những buổi chiều tối chờ bố, mẹ đều làm như vậy. Trên bàn, tô cơm của tôi, mẹ đã múc sẵn. Tôi chui vào kẹt tủ ngồi ăn. Tôi thích ăn cơm trong bóng tối. Mẹ biết vậy nên luôn lơ cho, chỉ trừ khi có bố. Trong bóng tối, tôi nhai cơm bao giờ cũng lâu hơn, một tô cơm có thể kéo dài nửa tiếng.
– Sao vậy con? Mẹ hỏi lại.
– Con vừa ra ngoài chợ nhỏ về.
– Ngoài đó có gì vậy?
– Có một thằng bé cháu ông ăn xin, mẹ ạ.
– Chúng con chọc ghẹo nó phải không?
– Chúng con chỉ xem nó chơi cái gì. Nó có một con dế.
Ngoài cổng, tiếng chân bố tôi đã về. Tôi vội vã bưng tô cơm ra bàn rồi lùa nốt phần còn lại.
Ðêm hôm đó, khi trùm mền, tôi bỗng nghe tiếng dế gáy trong vườn. Từng chặp một, cứ râm ran, râm ran như kéo gỗ. Qua chiếc cửa sổ nhỏ nhắn lộ ra một khoảng trời đen thui. Giờ này bên dưới góc vườn, hoa lài lại nở. Hẳn chúng trắng phải biêt.
Chú Hùng hay kể cho tôi nghe chuyện hoa lài cắm bãi cứt trâu. Chú nói bong hoa lài tượng trưn cho cô gái đẹp.
Tôi chồm dậy rồi rón rén đi nhẹ ra vường. Bố mẹ đã ngủ. Gió lạnh ngắt. Tôi nhặt vài bong hoa bỏ vào trong túi áo rồi lấn theo cây mít, trèo lên cái nhánh thật cao. Trên đó có cái chảng ba, ngày thường tôi vẫn hay ngồi. Sương xuống làm ướt đẫm cả gáy. Dươí tán lá, một cài ngôi sao nhấp nháy như từng con mắt nhỏ. Tôi thích nghĩ rằng chúng đang nhìn thấy tôi.
Những ngày sau đó, thằng cháu ông lão ăn xin không thấy ghé lại trường. Một đôi lần định ghé xuống chợ nhỏ xem sao nhưng rồi tôi cũng không làm. Tôi sợ nó nhìn thấy tôi. Chẳng hiểu sao toi cứ sợ như vậy. Những buổi sang đi học về trong vườn nghe dế gáy, tôi bỗng thất buồn buồn.
Ở lớp, bọn tôi cũng chẳng có trò gì vui mới. CHú Hùng lại ít ghé nhà. Một đôi lần tôi tìm chú cũng không gặp. Chú đi rừng biền biệt. Có khi cả tuần mới về, người đen đúa không nhận ra, áo quần dính đầy bụi đất. Chú hay chọc tôi:
– Người láng giềng có đi rừng nữa không?
Một hôm tò mò không kìm lòng được, tôi ra chợ tìm thằng Ðậu. Nó nằm trên cái sạp cũ, cởi trần, người đen như cục than nhưng bụng thì trằng phếu. Nó ớ ớ ứ ứ trong miệng cái gì đó, tôi nghe không rõ.
Núp bên dãy gian hang, tôi thấy nó lấy hộp diêm ra, đưa lên miệng măm măm. Sau đó bắt con dế để lên bụng. Nó nói:
– Ðừng có nhảy nhé, thằng cu!
Nó nhấc con dế lên ngực, nói:
– Tao đã bảo mày đừng có nhảy mà. Tao chưa thấy đứa nào lỳ như mày.
Lại nhấc con dế để lên trán, nói:
– Thấy chưa, lại ly nữa rồi. Khong bao giờ tao nói mày nghe cả. Hay mày đang đói bụng, ăn đỡ ít cỏ khô đi, ngày mai tao sẽ kiếm cỏ tươi cho mày.
Ông lão nằm kế bên thở khò khò như con vịt xiêm, lên tiếng:
– Xung quanh đây không có cỏ tươi hả con?
– Không, ông à. Con đi tìm mãi chẳng thấy. Nó kén ăn, lắm. Cỏ tươi mà loại cỏ non nó mới chịu.
Có lẽ ông lãi không hề biết con dế đã chết khô. Lão mù mà. Lão nói:
– Hay ngày mai con đi tìm một lần nữa xem. Nuôi con vật nào cũng vậy, phải chịu khó.
– Con biết rồi mà, ông đừng lo. Trước sau gì con cũng tìm ra cỏ tươi
– Ừ, rang né. Nhưng con cũng pahỉ nhớ thật cẩn thận. Ðừng đánh lộn với người ta.
– Con có đánh lộn gì đâu. Ở đây không có một đứa nào dám đụng đến con. CHúng chỉ ỷ đông thôi.
– Vậy là có rồi phải không?
– Con chỉ nói như vậy thôi chứ làm gì có.
Ông lão nằm im có vẻ như đang cố nghr. Một hồi sau lịa lên tiếng:
– Con lấy cái giỏ cho ông.
– Ông lại đếm tiền nữa rồi. Con đã nói chưa có đủ đâu.
– Nhưng con cứ lấy cho ông.
Thằng Ðậu cất con dế vào hộp diêm, bỏ vào túi, lại gài thêm một lần kim băng.
– Ông thật là kỳ cục!
Tuy nói vậy nhưng nó vẫn lẫy từ trong túi vải ra một gói giấy báo nhàu nát, bên trong là một xấp tiền phẳng phiu cột bằng dây thun.
– Ðây, ông tha hồ mà đếm nhé.
Ðôi mắt lão chớp chớp mờ đục. Lão nói:
– Con thấy chưa, mình đã mua được một khúc sân nhỏ rồi đó. Chẳng bao lâu đâu, mình sẽ mua được một khu vườn. Lúc đó, tha hồ mà về quê, không them đi nữa.
– Còn lâu lắm ông ơi. Ông đã nói với con bao nhiêu lần rồi còn gì.
– Chẳng bao lâu đâu. Ông lão nhường mắt. RỒi con sẽ thấy. Khu vườn sẽ có, ông cháu mình sẽ về. Lúc đó con đừng có trách ông không nói trước với con.
Thằng kia cười hí hí. Cái bụng nó phập phồng.
– Ông phải nớ là đã hứa cái gì với con rồi đó nhé!
Tôi vòng ngõ sau, đi về. Buổi tối tôi trèo lên cây vú sữa nghe dế gáy.Nhữg con dế trong vường nhà tôi luôn được ăn cỏ tươi. Tôi nhìn những vì sao và chon một ngôi sao sang nhất rồi đặt cho nó một cái tên. Tôi nói với bố:
– Mình có thề đặt cho ngôi sao một cái tên như người được không bố?
Bố gật đầu:
– Ðược chứ! Nó cũng như con người vậy, chỉ khác lf ban ngày đi ngủ thôi.
Tôi đặt tên nó là Lê Văn Tí, tên thằng Tí bạn tôi. Bố tôi cười khanh khách bảo:
– Chắc ngôi sao đó đẹp lắm!
Có một đêm tôi không tìm thấy ngôi sao của mình. Ngồi trên cây vú sữa lục tìm trong những đám mây cho đến tóc ướt đẫm. Tôi nói với bố, có những ngôi sao ban đêm vẫn đi ngủ. Khi ngủ mó nhắm mắt lại và thế là chúng ta không nhìn thấy nữa, cũng có thề nó đang nhìn về hướng khác.
Tôi nói với thằng Tí:
– Tao sẽ chỉ cho mày thấy ngôi sao của mày.
Nó trợn mắt:
– Thật không?
Ðêm đó hai chúng tôi lén trèo lên cây vú sữa. TÔi chỉ cho nó thấy ngôi sao sang nhất:
– Ðó, tháy chưa?
– Ồ, đẹp quá. Thế ngôi sao của mày đâu?
– Ừ nhỉm tao quên chọn ngôi sao cho mình.
– Ðể tao chọn cho nhé! Màu có thích ngôi sao ở gần tao không? Nó cũng rất đẹp.
Hai đứa tôi cười khoái trá.
– Sao người ta không cất nhà trên cây vú sữa nhỉ? Như tổ chim ấy.
– Vì người ta sợ con nít té. Cái bọn con nít ấy mà, sơ ý một chút là nó té ngay.
– Ừ nhỉ. Chỉ co slũ chim là không té.
– Vì nó có đôi cánh. Khi mày có cánh sẽ không bao giừ té. Lại biết bay!
– Chú Hùng bảo ngày xưa con người có cánh nhưng vì làm việc nhiều qua, nó mòn đi.
– Uổng thiệt. Nhưng mà còn hơn, người mà có cái miệng như con chim thi xấu lắm.
Cả hai cười ngất, tưởng tượng ra cái mỏ chu chu.
– Mày có nghe tiếng dế gáy không?
Tôi nói:
– Có. Con đó chắc hăng lắm. Tao chưa bao giờ nghe con nào gáy hung dữ như nó.
– Mày thấy nó có nên cho thằng cháu lão ăn xin một con không? Con sống á!
– Tao không biết nữa, nhưng tao thấy thằng đó ký quá.
– Ông nó sắp mua đất rồi đó. Tao nghe nói sẽ không đi xin nữa, về quê.
– Còn lâu. Bấy nhiêu đó tiền không đủ đâu. Mua một khu vườn nhiều tiền lắm. MẸ tao nói vậy.
– Mày đã thấy rồi à?
– Ừ. Tao lén nhìn. Tao còn nghe ông nó nói, dạo này ông nó nhức trong xương nhiều lắm. Tui vậy vẫn sống khỏe, sống một trăm tuổi mới chết.
– Ông nó bao nhiêu tuổi vậy, gần một trăm chưa?
– Tao cũng không biết. Chăc gần rồi. Tao thấy già quá chừng.
– Hay chúng mình cho nó một con dế đi?
– Ừ, để xem đã. Tao sợ nó nói, tao không them dế của tụi mày.
– Ai mà biết. Chắc nó không có con dế tươi.
– Ngaỳ mai tao sẽ hỏi thằng Toàn, xem nó có đồng ý không.
– Chắc nó sẽ đồng ý. Nhưng nó sẽ không chịu đem dến đâu.
– Ừ há. Ai sẽ là người đem đến. Tao cúng sẽ không dêm đến. Kỳ thấy mồ. Nó sẽ nói mình làm quen nó.
– Tao mà them làm quen nó.
– Mình sẽ kêu con Phượng. Không được, nó sẽ kể cho mọi người biết.
– Vậy thì thôi đi!
– Ừ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.