Đám Đông Cô Đơn

Chú thích



[←1] Từ đây về sau, phần để trong ngoặc đơn là tên tác phẩm do chúng tôi tạm dịch.

[←2] Pure Food and Drug Act, đạo luật của Hoa Kỳ được ban hành ngày 30/6/1906, quy định việc kiểm tra các sản phẩm thịt, nghiêm cấm việc sản xuất, buôn bán hoặc vận chuyển các loại thực phẩm pha trộn và biệt dược có độc tố. (Từ đây về sau, chú thích nào của tác giả sẽ đề (TG) ở cuối, còn lại là các chú thích của người dịch và Ban Biên tập).

[←3] Những cuốn sách hời hợt cũng có thể đánh đúng tâm lý đám đông trong ngành truyền thông được như vậy, nhưng rất có thể hôm nay người ta mua đấy, mai lại cất lên giá, và sẽ không bao giờ đọc đến nữa (dù thường xuyên nhắc đến). (TG)

[←4] Cần lưu ý rằng, nếu có nảy sinh vấn đề nguồn tác giả, kể cả ghi nhận bản quyền và trách nhiệm, phần vì nhiều ấn bản Đám đông cô đơn khác nhau được in ra có những thay đổi trong lời ghi nhận bản quyền, sẽ không có tranh chấp nào giữa tác giả và những người cộng tác. Như Nathan Glazer đã trình bày, Đám đông cô đơn là “cuốn sách của David Riesman. Ông đã ấp ủ nó, viết hầu hết nội dung, và đã viết lại bản sau cùng. Những đóng góp của hai đồng tác giả được nêu tên, dưới dạng khởi thảo, báo cáo nghiên cứu và khi viết lại các bản nháp đầu tiên của Riesman, có thể đã khích lệ ông mở rộng, chỉnh lý và phát triển những ý tưởng riêng, nhưng gì thì gì nó vẫn là cuốn sách của ông” (Glazer, “Tocqueville and Riesman: Two Passages to Sociology” [Tocqueville và Riesman: hai con đường đến xã hội học], bài giảng về xã hội Mỹ của David Riesman, 20/10/1999, Cambridge: Harvard University, Department of Sociology, tr. I). Dường như việc Glazer và Denney thường xuyên được nêu ra với tư cách đồng tác giả mà không có lời phàn nàn nào từ Riesman là một ví dụ nữa về lòng quảng đại của ông. (TG)

[←5] Nhóm ngang hàng (peer group) là một khái niệm trong xã hội học. Một nhóm ngang hàng thường bao gồm những cá nhân có cùng địa vị xã hội, sở thích gần giống nhau và tuổi tác tương đương, ví dụ như các nhóm bạn cùng lớp, cùng câu lạc bộ, cùng cơ quan.

[←6] Herbert J. Gans, “Những cuốn sách ăn khách của các nhà xã hội học Mỹ: một khảo sát,” trong Required Reading: Sociology’s Most Influential Books, Dan Clawson chủ biên. Amherst: University of Massachusetts Press, 1998, tr. 19-27. (TG)

[←7] Ở đây, tôi có mượn một vài cụm từ của mình của bài “Xã hội học cho ai? Phê bình vì ai?”, trong cuốn Sociology in America (Xã hội học ở Mỹ), Herbert J. Gans chủ biên (Newbury Park, Calif.: Sage, 1990), trang 221. (TG)

[←8] C. Wright Mills (1916-1962), nhà xã hội học Mỹ.

[←9] Về sau in trong cuốn Những bộ mặt trong đám đông(New Haven: Yale University Press, 1952). (TG)

[←10] Đôi câu ông viết về tác động của sách báo và sự dồi dào sách báo là một kỳ công súc tích dự báo mấy ý niệm rõ ràng hơn của Marshall McLuhan. (TG)

[←11] Sam Donaldson (sinh 1934): Phóng viên và người diễn giải tin tức trên truyền hình; Chris Matthews (năm 1945): Nhà bình luận chính trị và người diễn giải tin tức trên truyền hình.

[←12] Bill Clinton (sinh 1946), tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ; George H.W Bush (sinh 1924), tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ; John McCain (1936), Thượng nghị sĩ thâm niên của Đảng Cộng hòa ở Hoa Kỳ.

[←13] Tiểu thuyết thiếu nhi nổi tiếng (1900) ở Mỹ, sau được chuyển thành phim (1939).

[←14] Paul Farhi, “Hãy hỏi một câu ngốc nghếch, rồi thì hàng triệu người sẽ bật xem ngay,” Washington Post, ngày 6/1/2000. (TG)

[←15] Bộ phim ca nhạc nổi tiếng dựa trên hồi ký Chuyện các ca sĩ nhà Trapp của Maria von Trapp.

[←16] Bell nhận bằng tiến sĩ của Đại học Columbia cho cuốn sách đã xuất bản, The End of Ideology (Cái chết của ý thức hệ). (TG)

[←17] Thomas Jefferson (1743-1826), tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ.

[←18] Max Weber (1864-1920), nhà xã hội học, triết học và kinh tế chính trị người Đức.

[←19] Riesman đã mất ngày 10/5/2002, sau khi bài giới thiệu này được in.

[←20] Cũng trong thời gian đó, Seymour Martin Lipset và Leo Lowenthal chuẩn bị một cuốn phê bình Đám đông cô đơn và Những bộ mặt trong đám đông mà tôi cùng các cộng sự được mời góp một chương nhận định lại tác phẩm. Tuyển tập đó, Culture and Social Character: The Work of David Riesman Reviewed (Văn hóa và tính cách xã hội: phê bình tác phẩm của David Riesman), (Glencoe, III, Free Press, 1961), theo nhận định của chúng tôi, vẫn là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất để phân tích cả những đóng góp lẫn hạn chế trong tác phẩm của chúng tôi. Phần tôi đóng góp cho tuyển tập được viết chung với Nathan Glazer. (TG)

[←21] Nguyên bản: Self-fullfiling prophecy.

[←22] Tham khảo Richard Hofstadter, The Paranoid style in American Politics (Phong cách hoang tưởng trong chính trị học Mỹ), (New York, Alfred A. Knopf, 1965) và Joseph Gusfield, Symbolic Crusade (Cuộc thập tự chinh biểu tượng), (Urbana, III., University of Illinois Press, 1964), nhất là chương 7. (TG)

[←23] Xem Seymour Martin Lipset, “A Changing American Character?” (Một tính cách Mỹ đang thay đổi?) Ngoài ra còn The First New Nation: The United States in Historical and Comparative Perspective (Dân tộc mới đầu tiên: Hoa Kỳ trong quan điểm lịch sử và so sánh), (New York, Basic Books, 1963); Talcott Parsons và Winston White, “The Link between Character and Society,” (Mối liên hệ giữa tính cách và xã hội) trong tuyển tập Culture and Social Character do Lipset và Lowenthal chủ biên. (TG)

[←24] Khái niệm chủ nghĩa độc đoán được trình bày trong The Authoritarian Personality (Tính cách độc đoán) có lẽ thành công nhất khi khuyến khích việc mô phỏng và phân tích lại. Nhưng như nhiều người đã quan sát, khái niệm này không được rõ ràng để dùng làm điểm xuất phát, để thâu tóm đủ các nét tiêu biểu có trong đủ loại giai tầng xã hội và bối cảnh lịch sử. Ví dụ so sánh với Riesman, “Some Questions about the study of American Character in the Twentieth Century” (Một số vấn đề về nghiên cứu tính cách Mỹ thế kỷ 20), The Annals of the American Academy of Political and Social Science (Biên niên sử của Viện Khoa học chính trị và xã hội Hoa Kỳ), 370 (tháng 3/1967) 36-47. Cảm ơn Michael Maccoby đã dành cho tôi thảo luận hữu ích về vấn đề này và những vấn đề có liên quan. (TG)

[←25] Inspirational literature, thuật ngữ dùng để chỉ thể loại văn học dễ đọc cho mọi đối tượng, bao gồm các mẩu chuyện hay, xúc động, truyền cảm hứng sống đẹp đến cho người đọc. Một trong những bộ sách nổi tiếng của thể loại này là Chicken Soup for the soul, đã được xuất bản ở Việt Nam.

[←26] Xem McClellan, The Achieving Society (Xã hội thành tích), Princeton, N.J, Van Nostrand, 1961. (TG)

[←27] Xem John Kenneth Galbraith, The Affluent Society (Xã hội sung túc), Boston; Houghton Mifflin, 1958; xem thêm tiểu luận của tôi, “Leisure and Work in Post-industrial Society” (Nhàn rỗi và công việc trong xã hội hậu công nghiệp), in trong Mass Leisure (Tiêu khiển của quần chúng) của Eric Larrabee và Rolf Meyersohn, Glencoe, III., The Free Press, 1958, in lại trong cuốn của Riesman, Abundance for What? and other Essays (Sung túc để làm gì? Và những tiểu luận khác), Garden City, N.Y, Double Day, 1964, tr. 162-183; so sánh với bài của David Riesman và Donald Horton, “Notes on the Deprived Institution: Illustrations from a State Mental Hospital” (Ghi chép về cơ sở cho người cùng quẫn: những minh họa từ Bệnh viện tâm thần Bang), Sociological Quarterly (mùa đông 1965), tr. 3-20. (TG)

[←28] Xem bài viết của tôi, “America Moves to the Right” (Nước Mỹ chuyển dịch sang phe hữu), The New York Times Magazine (27/10/1968), từ trang 34. (TG)

[←29] Xem chẳng hạn Leonard A. Lecht, Manpower Needs for National Goals in the 1970’s (Nhu cầu nhân lực cho các mục tiêu quốc gia trong thập niên 1970), (New York, Frederick A. Praeger, 1969), ấn phẩm của Hiệp hội Hoạch định Quốc gia. (TG)

[←30] Với một số người, việc từ bỏ khoa học tự nhiên cho thấy nỗi e sợ rằng họ sẽ can dự đến mức không còn rút ra được với sự thống trị quân sự, nhưng sự phản kháng chống lại tính hiện đại còn lan sang cả các môn như kinh tế học, và trong chừng mực nào đó còn tới bất cứ công việc duy lý định lượng nào. (TG)

[←31] Joseph Alois Schumpeter (1883-1950), nhà khoa học kinh tế chính trị người Mỹ, gốc Áo-Hung.

[←32] Xem Kenneth Keniston, The Young Radicals: Notes on Committed Youth (Lớp trẻ cấp tiến: Nhận xét về thanh niên dấn thân), (New York, Harcourt, Brace and World, 1968); và cả Keniston, The Uncommitted: Alienated Youth in American Society (Người không dấn thân: Tuổi trẻ lạc lõng trong xã hội Mỹ), (New York; Harcourt, Brace and World, 1965). Dù theo một góc nhìn, các thành viên của tổ chức Thanh niên Mỹ vì Tự do có vẻ gắn bó với nền tảng truyền thống, song sự nhiệt tình có mục đích của họ lại phi truyền thống, cũng như những người cấp tiến trẻ của Keniston đôi khi thực hiện phận sự làm cha mẹ với một kiểu dạy dỗ không phải của bậc cha mẹ. (TG)

[←33] Xem Robert Jay Litton, Death in Life: Survivors of Hiroshima (Sống như chết: những người sống sót ở Hiroshima), New York; Random House, 1968. (TG)

[←34] Xem “Democracy and Defamation” (Dân chủ và phỉ báng), Columbia Law Review, XLII, 1942, tr.727-780; 1085-1123; 1282-1318; xem thêm “The Politics of Persecution” (Chính trị học bức hại), Public Opinion Quarterly, VI, 1942, tr.41-56. (TG)

[←35] Xem “The Meaning of Opinion” (Ý nghĩa của quan điểm), in lại trong Individualism Reconsidered (Xét lại chủ nghĩa cá nhân), Glencoe, Illinois, Free Press, 1953, tr. 492- 507. (TG)

[←36] Độc giả muốn tìm hiểu chi tiết hơn về các thành tựu và các bài chỉ trích trường phái “văn hóa và nhân cách” có thể tham khảo Alex Inkeles và Daniel J. Levinson, “National Character: The study of Modal Personality and Sociocultural Systems” (Tính cách dân tộc: khảo cứu nhân cách hình thái và các hệ thống văn hóa xã hội) trong ấn bản của Gardner Lindzey, Handbook of Social Psychology (Sổ tay tâm lý học xã hội), Boston Addison-Wesley, 1954, tr. 977-1010; và Bert Kaplan, “Personality and Social Structure” (Nhân cách và cấu trúc xã hội), trong ấn bản của Joseph Gittler, Review of SociologyAnalysis of a Decade (Phê bình xã hội học, phân tích trong một thập kỷ), New York, Wiley, 1957, tr. 87-126. Một số bài phê bình Đám đông cô đơn nói trên vừa được trình bày và thảo luận trong các ấn bản của S.M Lipset và Leo Lowenthal, The Sociology of Culture and the Analysis of Social Character: The Work of David Riesman Reviewed (Xã hội học văn hóa và phân tích tính cách xã hội), Glencoe, Illinois, Free Press, 1961; lời tựa này lấy một số phần trong đóng góp của Glazer và tôi vào cuốn sách đó. (TG)

[←37] Trong The Varieties of History (Những biến thể lịch sử), Fritz Stern chủ biên (New York, 1956), tr. 362. (TG)

[←38] Sigmund Freud (1856-1939), bác sĩ về thần kinh, nhà phân tâm học người Áo.

[←39] Khi nuối tiếc những ngày xưa tươi đẹp chỉ cách đây không lâu, khi mà sai lầm lớn và nhiệt tình tràn trề đi liền với nhau, tôi không định bỏ qua công trình tỉ mỉ mà một số nhà nhân học theo khuynh hướng phân tâm học đang thực hiện (để biết bài phê bình tác phẩm này, xem John J. Honigmann, Culture and Personality (Văn hóa và nhân cách), New York, Harpers, 1956). Song, khi các ngành kế cận và các phân ngành của nhân học đã xây vách ngăn chia, một chỗ rò rỉ có phần nhỏ hơn đã lan ra từ công trình này vào các ngăn kế cận. (TG)

[←40] Phép phân loại này có được gợi ý cụ thể và cả lối tiếp cận nhờ bài viết của Robert K. Merton, “Social Structure and Anomie,” (Cấu trúc xã hội và sự lệch lạc) trong Social Theory and Social Structure (Lý thuyết xã hội và cấu trúc xã hội), ấn bản hiệu đính, Glencoe, Illinois, Free Press, 1957. (TG)

[←41] Bằng cách định nghĩa các thuật ngữ cẩn thận và bằng công việc tập trung với một mẫu nhỏ các sinh viên năm thứ nhất đại học, Elaine Graham Sofer đã xây dựng một bài trắc nghiệm mang tính dự phóng tài tình để nghiên cứu tính cách xã hội. Nghiên cứu của cô, theo như tôi biết, là cố gắng triệt để nhất nhằm dùng các khái niệm của Đám đông cô đơn và Những bộ mặt trong đám đông trong công tác thực nghiệm với từng cá nhân. Những cơ hội và sự phức tạp của công việc như vậy được cô trình bày trong bài viết “Inner-Direction, Other-Direction and Autonomy” (Các típ nội tại định hướng, ngoại tại định hướng và độc lập) trong cuốn Sociology of Culture do Lipset và Lowenthal chủ biên. Nghiên cứu này còn làm sáng tỏ khả năng hấp dẫn là, những cá nhân mà ta thấy – trên cơ sở trắc nghiệm tâm lý – thuộc típ nội tại định hướng kỳ thực còn là người có “trọng lực,” tức là chịu ảnh hưởng của trọng lực về mặt sinh lý, có khả năng ngồi thẳng tắp trong thí nghiệm ghế nghiêng phòng nghiêng của Witkin, còn những ai được cho là bị ngoại tại định hướng thì cũng là người chịu ảnh hưởng của bên ngoài hay môi trường, họ bị độ nghiêng của phòng cũng như trọng lực tác động.

[←42] Để có một ví dụ thú vị, xem Michael S. Olmsted, “Character and Social Role” (Tính cách và vai trò xã hội), American Journal of Sociology, LXIII (1957), 49-57, mô tả một khảo sát nhỏ cho thấy một nhóm sinh viên trường Đại học nữ Smith được hỏi liệu họ có xem mình là kiểu nội tại định hướng hay ngoại tại định hướng nhiều hơn so với cha mẹ, bạn bè cả hai phái, và mức con gái “trung bình” ở Smith. Phần lớn xem mình là “nội tại định hướng” hơn các sinh viên khác. (TG)

[←43] Lev Nikolayevich Tolstoy (1828-1910), nhà văn Nga nổi tiếng.

[←44] Alexis de Tocqueville (1805-1859), Phó Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Ngoại giao Pháp (1849), tác giả của khảo luận kinh điển Nền dân trị Mỹ.

[←45] “A Changing American Character?” trong cuốn Sociology of Culture do Lipset và Lowenthal chủ biên. Xem thêm lập luận của Talcott Parsons và Winston White rằng các giá trị Mỹ vẫn gần nguyên vẹn như từ đầu, trong cùng cuốn, bài “The Link between Character and Society”. (TG)

[←46] So sánh với Eric Larrabee, The Self-Conscious Society(Xã hội tự ý thức), New York, Doubleday, 1960. (TG)

[←47] Để có một thảo luận ngắn về nghịch lý trong khái niệm chủ nghĩa cá nhân, xem “Individualism Today” (Chủ nghĩa cá nhân ngày nay) của John W. Ward trong Yale Review(số mùa Xuân 1960), tr. 380-392. (TG)

[←48] So sánh với thảo luận về chuyển biến xã hội và tâm lý ở Trung Hoa Cộng sản trong Thought Reform and the Psychology of Despotism (Cải cách tư duy và tâm lý học chế độ chuyên chế) của Robert J. Lifton, New York, Norton, 1961. (TG)

[←49] Karl Marx (1818-1883), nhà tư tưởng Đức.

[←50] Nguyên văn: “alienated”, với nghĩa là “tình trạng trở nên xa lạ với công việc, môi trường, sản phẩm hoặc bản thân”. Thuật ngữ này trong triết học của Marx được dịch là “tha hóa”, nhưng từ “tha hóa” hiện nay thường được dùng với nghĩa sự suy thoái đạo đức hay lối sống, nên có người dịch là “vong thân”.

[←51] Tôi nghĩ ngay đến những người Mỹ ngày nay lập luận rằng, nếu chúng ta cho Tưởng Giới Thạch quyền tự do hành động và hầu như không nhiều quân hơn, ông ta có thể chiếm được Trung Hoa; song những người Mỹ này không nhận ra rằng cả thế giới giờ đây đã biết tỏng cái đã từng là vũ khí bí mật của người da trắng: tính cách của họ, các giá trị của họ và tổ chức của họ. (TG)

[←52] Xem Talcott Parsons và Winston White, “The Link between Character and Society,” (Mối liên kết giữa tính cách và xã hội) trong cuốn Sociology of Culture (Xã hội học về văn hóa) của Lipset và Lowenthal. Parsons và White vạch ra sự khác biệt rõ ràng giữa mục tiêu (hướng được chỉ định nhắm tới) và tác nhân (những người tạo ra định hướng). (TG)

[←53] Nhiều nhà dân tộc học và nhà nghiên cứu xã hội nông dân đã chỉ ra sự đa dạng vô cùng của các nền văn hóa có chung những nét tiêu biểu là tình trạng mù chữ, tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết cao. Ai đọc các báo cáo dân tộc học cũng có thể tự tìm thấy ví dụ về sự đa dạng này. Tuy nhiên, trong Đám đông cô đơn, khái niệm truyền thống định hướng chủ yếu chỉ hữu ích như một nền tảng ẩn dụ, chuẩn bị cho cái mà chúng tôi gọi là “cuộc giao tranh tính cách học” giữa kiểu nội tại định hướng và kiểu ngoại tại định hướng. (TG)

[←54] Thorstein Bunde Veblen (1857-1929), nhà xã hội học, kinh tế học người Mỹ gốc Na Uy.

[←55] Xem Margaret Mead, “National Character and the Science of Anthropology” (Tính cách dân tộc và Khoa Nhân học), trong sách Sociology of Culture của Lipset và Lowenthal.

[←56] Thổ dân bản địa châu Mỹ, sống ở đông bắc bang Arizona, Mỹ, có ngôn ngữ riêng, dân số khoảng 7.000 người.

[←57] Dwight Eisenhower (1890-1969), Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ.

[←58] Henry Agard Wallace (1888-1965), Phó Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ.

[←59] Phố Wall, tuyến phố ở hạ Manhattan, thành phố New York, Mỹ, nơi tập trung nhiều sàn giao dịch chứng khoán và các cơ quan tài chính; Phố Wall được dùng như một hoán dụ để chỉ thị trường tài chính Mỹ nói chung.

[←60] Chính sách do Tổng thống F.D Roosevelt thực hiện trong thập kỷ 1930 sau thời kỳ Đại Suy thoái.

[←61] Năm 1946, Bernard Baruch đại diện cho Mỹ đưa ra Ủy ban Năng lượng Nguyên tử của Liên Hợp Quốc bản Kế hoạch Baruch do ông soạn (dựa trên báo cáo của Acheson-Lilienthal), giống như một bộ luật cho cả thế giới, trong đó có việc cấm sản xuất vũ khí hạt nhân và kiểm soát việc thực hiện mà không lệ thuộc vào Liên Hợp Quốc. Liên Xô đã bác bỏ kế hoạch này.

[←62] Kế hoạch Marshall, được gọi theo tên Ngoại trưởng Mỹ George Marshall, người đã khởi xướng và ban hành kế hoạch. Tên chính thức của nó là Kế hoạch phục hưng châu Âu, với mục tiêu thiết lập một nền móng vững chắc hơn cho các nước Tây Âu sau Thế chiến thứ hai.

[←63] Tác giả ngụ ý Nhật Bản.

[←64] Chỉ trong các bài viết sau này chúng tôi mới vạch rõ điểm khác biệt giữa hoạt động “dân sự” (ví dụ, quan tâm đến trường lớp, quy vùng, sân chơi) và hoạt động “chính trị” trong bối cảnh rộng hơn, bình luận về sức thu hút của lĩnh vực dân sự dễ kiểm soát và có vẻ “tử tế” ngược với sự trì độn, ghê tởm và dễ gây tranh cãi của chính trị. Xem Riesman, “Work and Leisure in Post-Industrial America” (Công việc và sự nhàn rỗi ở nước Mỹ hậu công nghiệp) trong Mass Leisure (Nhàn rỗi đại chúng), do Eric Larrabee và Rolf Meyersohn chủ biên, Glencoe, Illinois, Free Press, 1958, tr. 363-388. (TG)

[←65] Robert Oppenheimer (1904-1967), nhà vật lý hạt nhân người Mỹ, bị điều tra về việc ông có phải là đảng viên cộng sản hay không.

[←66] Edward Teller (1908-2003), nhà vật lý hạt nhân người Mỹ, ủng hộ mạnh mẽ việc Mỹ phát triển vũ khí hạt nhân và làm chứng chống lại Oppenheimer.

[←67] Tôi chia sẻ những băn khoăn dẫn Mills đến chỗ viết The Causes of World War II (Những nguyên nhân của Thế chiến thứ hai), nhưng không chia sẻ cái hy vọng chỉ nhìn thấy được lờ mờ nếu chúng ta nghĩ ai đó cầm quyền có thể đàm phán hiệu quả mà không sợ điều các chính trị gia cấp giữa của Mills có thể nói, không sợ nhóm bán quân sự mà các chính trị gia đó có thể huy động trong nội bộ các cơ quan, cũng như chủ nghĩa sôvanh hung hăng và thói hiếu chiến dễ xúi giục của những người mà Veblen gọi là dân chúng cơ sở. (TG)

[←68] Ví dụ, xem bài viết của Saville Davis trên Christian Science Monitor, “Recent Policy-making in the United States Government” (Hoạch định chính sách gần đây trong chính phủ Mỹ), số chuyên đề Daedalus, mùa Thu 1960, tập 89, tr. 951-966. (TG)

[←69] Iosif Vissarionovich Stalin (1879-1953), nhà lãnh đạo tối cao của Liên Xô từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Đại biểu Nhân dân Xô Viết, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Tổng tư lệnh quân đội, hàm Đại nguyên soái Liên Xô.

[←70] Xem phần thảo luận kỹ hơn, David Riesman và Michael Maccoby, “An American Crisis: Political Idealism and the Cold War” (Cuộc khủng hoảng ở Mỹ: chủ nghĩa lý tưởng chính trị và Chiến tranh Lạnh), New Left Review, tháng 1/1961, số 5, tr. 1-12. In lại trong The Liberal Papers (Báo chí theo khuynh hướng tự do) do Arthur Waskow chủ biên, New York, Random House, 1961. (TG)

[←71] Ngay cả trước khi quảng cáo phát triển thì Tocqueville đã thấy người Mỹ, có phần như về sau Veblen đã thấy, cạnh tranh với nhau trong cuộc chạy đua kiếm của và khoe của. Người Mỹ đã sẵn sàng cho truyền thông đại chúng còn trước cả khi truyền thông đại chúng sẵn sàng cho họ. (TG)

[←72] Hilde T. Himmelweit, Television and the Child (Truyền hình và trẻ em), cộng tác với D. Blumenthal cùng những người khác. Oxford University Press xuất bản cho Nuffield Foundation, 1958.

[←73] Trên Ethics (Đạo đức học), tháng 1/1952. (TG)

[←74] Work and Its Discontents, Boston, Beacon Press, 1956, được in lại trong The End of Ideology của Bell, Glencoe, Illinois, Free Press, 1960, tr. 222-262. (TG)

[←75] Áp lực tài chính thường dẫn những người làm việc một tuần ít giờ đến chỗ kiếm thêm việc thứ hai, đôi khi như ở Akron người ta thậm chí làm công việc thứ hai cả ngày, nhưng chính sức hút của tiền lương chứ không phải công việc là nguyên nhân để người ta làm đêm ngoài giờ như thế. (TG)

[←76] Xem Talcott Parsons, “A Tentative Outline of American Values” (Thử phác thảo các giá trị Mỹ), bản thảo chưa in, 1958. Xem thêm Clyde Kluckhohn, “Has There Been a Change in American Values in the Last Generation?” (Có chăng một sự thay đổi các giá trị Mỹ trong thế hệ qua?) trong cuốn sách do Eking Morison chủ biên, The American Style: Essays in Value and Performance (Phong cách Mỹ: các khảo luận về giá trị và thành tích), New York, Harpers, 1958. (TG)

[←77] Kenneth Keniston, “Alienation and the Decline of Utopia” (Tình trạng xa lạ bản thân và sự suy tàn của xã hội không tưởng), American Scholar, XXIX (số mùa Xuân 1960), 1-40. (TG)

[←78] Chỉ các nước xã hội chủ nghĩa thời đó.

[←79] Tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ (1901-09), đối nội chủ trương chống độc quyền, đối ngoại thực hiện học thuyết Monroe nhằm tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Tây bán cầu, được gọi là “chính sách Cây Gậy Lớn”. Được tặng giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1906.

[←80] Erich Fromm, The Sane Society (Xã hội lành mạnh), New York, Rinehart, 1955, tr. 362. (TG)

[←81] Xem Riesman và Glazer, “Criteria for Political Apathy” (Tiêu chuẩn xét sự thờ ơ chính trị) trong ấn bản của Alvin Gouldner, Studies in Leadership (Nghiên cứu lãnh đạo), New York, Harper, 1950. (TG)

[←82] Trắc nghiệm về cá tính và trí thông minh, do nhà tâm thần học Thụy Sĩ Hermann Rorschach (1884-1922) đề xuất, trong đó đối tượng mô tả các vết mực có hình thù và màu sắc khác nhau xem chúng gợi liên tưởng đến cái gì.

[←83] Character and Opinion in the United States.

[←84] “Observations on the Yurok: Childhood and World Image” (Quan sát về người Yurok: tuổi thơ và hình ảnh thế giới), University of California Publications in American Archaeology and Ethnology, XXXV (1943), iv. (TG)

[←85] “Individual and Social Origins of Neurosis” (Nguồn gốc cá nhân và xã hội của các chứng loạn thần kinh chức năng), American Sociological Review, IX (1944), 380; in lại trong Personality in Nature, Society and Culture (Nhân cách trong tự nhiên, xã hội và văn hóa), Clyde Kluckhohn và Henry Murray chủ biên, New York, Alfred A. Knopf, 1948. (TG)

[←86] Thuật ngữ dùng ở đây là của Frank W. Notestein. Xem “Population – The Long View” (Dân số – cái nhìn dài hạn), trong Food for the World (Thực phẩm cho thế giới), Theodore W. Schultz chủ biên, University of Chicago Press, 1945. (TG)

[←87] Thomas Malthus (1766-1834), nhà nhân khẩu học, kinh tế học người Anh, nổi tiếng với Thuyết dân số.

[←88] Gemeinschaft (tiếng Đức, nghĩa đen là cộng đồng): chỉ quan hệ xã hội dựa trên các mối liên hệ cộng đồng có tính chất cá nhân như gia đình, họ hàng. Gesellschaft (tiếng Đức, nghĩa đen là hiệp hội, xã hội dân sự): chỉ quan hệ xã hội phi cá nhân hóa, dựa trên sự liên hệ đối tác, khế ước, hoặc nghĩa vụ giữa các cá nhân trong một tổ chức, hội đoàn.

[←89] Sau khi viết điều trên thì tôi phát hiện ra là Gardner Murphy cũng đã dùng ẩn dụ này trong cuốn Personality(Nhân cách) (New York, Harper, 1947). (TG)

[←90] Các ví dụ này được Allan G.B Fisher đưa ra trong The Clash of Progress and Security (Xung đột giữa tiến bộ và an toàn), London, Macmillan, 1935. (TG)

[←91] Xem Erich Fromm, Man for Himself, C. Wright Mills, “The Competitive Personality” (Tính cách cạnh tranh), Partisan Review, XIII (1946), 433; Arnold Green, “The Middle Class Male Child and Neurosis” (Cậu bé trung lưu và chứng loạn thần kinh chức năng), American Sociological Review, XI (1946), 31. Xem thêm tác phẩm của Jurgen Ruesch, Martin B. Loeb cùng các đồng nghiệp về “tính cách trẻ con”. (TG)

[←92] Hình tượng về người do ngoại tại định hướng này đã được khuyến khích và mở rộng nhờ bàn luận của Erich Fromm về “định hướng thị trường” trong Man for Himself, tr. 67- 82. Tôi còn dựa vào chân dung mình mô tả về “Khách hàng tiền mặt”, Common Sense, XI (1942), 183. (TG)

[←93] Quảng Châu vốn có tên là Phiên Ngung, thủ đô của nước Nam Việt do Triệu Đà lập ra năm 207 TCN.

[←94] Tiểu thuyết của Lev Tolstoy.

[←95] Ẩn dụ “rađa” được Karl Wittfogel gợi ý. (TG)

[←96] Thảo luận sau đây dựa vào một chuyên khảo chưa công bố của Sheila Spaulding, Prolegomena to the Study of Athenian Democracy (Dẫn nhập khảo cứu về nền dân chủ Athens), Yale Law School Library, 1949. (TG)

[←97] Solon (638-558 TCN), nhà lập pháp của Athens.

[←98] Theo thuyết phân tâm học, giai đoạn phát triển tâm lý tính dục đầu tiên (từ lúc mới đẻ đến khoảng 1-2 tuổi) trong 5 giai đoạn ở trẻ là khi đứa trẻ bú mẹ và tập trung chú ý vào miệng (“oral”). Nếu tính cách chốt lại ở giai đoạn này thì sẽ hình thành típ người phụ thuộc, lấn át và ích kỷ. Giai đoạn phát triển tâm lý tính dục tiếp theo (từ lúc khoảng 1-2 tuổi đến khoảng 3 tuổi) tập trung vào hậu môn (“anal”), khi đứa trẻ học cách kiểm soát tiểu tiện và đại tiện, ngồi bô. Đặc điểm của tính cách chốt lại ở giai đoạn này là sự kỹ tính, hà tiện, tỉ mẩn, hay cáu bẳn.

[←99] Liên quan đến điều này, thật sáng tỏ khi so sánh các khái niệm về quá trình xã hội hóa mà Freud và Harry Stack Sullivan quan niệm. Freud đã thấy siêu ngã là nguồn đã nội tại hóa của các hình thái do-đời-sống-định-hướng về đạo đức, được ráp vào hình ảnh người cha người mẹ tuyệt vời, và sau đó chuyển qua những người thay thế cho cha mẹ, ví dụ như Thượng đế, Lãnh đạo, Số mệnh. Sullivan không phủ nhận là điều này có xảy ra, song nhấn mạnh hơn đến vai trò của nhóm ngang hàng – bạn thân và nhóm những bạn thân có ảnh hưởng quyết định như vậy trong quá trình xã hội hóa trẻ em Mỹ. Việc Sullivan nhất quyết nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau – điều đã dẫn ông đến chỗ tin, hơn cả Freud, vào khả năng thích nghi của con người và vào triển vọng hòa bình và hòa hợp xã hội – tự nó có thể xem như một dấu hiệu cho sự chuyển dịch hướng tới kiểu ngoại tại định hướng. (TG)

[←100] Zoot suit: bộ com lê của người Mỹ gốc Phi, gốc La tinh và gốc Ý, áo vét tông dài đến đầu gối và quần hơi rộng hoặc hơi ngắn.

[←101] William Godwin (1756-1836), nhà văn, nhà triết học Anh, đã viết nhiều tiểu luận bác bỏ các luận điểm trong Thuyết dân số của Malthus.

[←102] Nguyên bản: social mobility, là di động xã hội, còn gọi là sự cơ động xã hội hay dịch chuyển xã hội, một khái niệm xã hội học liên quan đến sự vận động của con người từ vị trí xã hội này đến vị trí xã hội khác trong hệ thống phân tầng xã hội. Thực chất di động xã hội là sự thay đổi vị trí trong hệ thống phân tầng xã hội.

[←103] Nhóm sơ cấp (primary group) là một nhóm xã hội cơ bản, trong đó từng thành viên chia sẻ với nhau những mối quan hệ cá nhân chặt chẽ và vững bền. Những mối quan hệ hình thành trong các nhóm sơ cấp thường kéo dài bền lâu, nhiều khi là cả cuộc đời. Ví dụ như gia đình, bạn bè thời ấu thơ, và các nhóm xã hội có ảnh hưởng lớn tới từng cá nhân.

[←104] Margaret Mead, người có đóng góp đáng kể cho lĩnh vực này, đã chỉ ra rằng những bậc cha mẹ theo đạo Tin Lành truyền lại cho con di sản là những cố gắng chưa trọn vẹn nhằm sống xứng đáng với lý tưởng ra sao, rằng động lực này đã thúc đẩy tiến bộ và thay đổi nhường nào mặc dù phát biểu về lý tưởng như vậy không thay đổi. Ví dụ, đọc “Social Change and Cultural Surrogates” trên tuần san Journal of Educational Sociology, 14 (1940), 92; in lại trong Personality in Nature, Society and Culture, Kluckhohn và Murray chủ biên, tr. 511, đặc biệt là các trang 520-521. (TG)

[←105] Amadeo Pietro Giannini (1870-1949), nhà sáng lập Ngân hàng Quốc gia Hoa Kỳ.

[←106] Charles Ponzi (1882-1949), một trong những tay lừa đảo nổi danh nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

[←107] Một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, người đã trốn khỏi mê cung trên đảo Crete bằng đôi cánh sáp. Vì Icarus không nghe lời cha là Dedalus, bay quá gần mặt trời nên đôi cánh sáp chảy ra khiến chàng rơi xuống biển chết đuối.

[←108] John Stuart Mill (1806-1873), nhà triết học và kinh tế chính trị lỗi lạc người Anh.

[←109] James Mill (1773 -1836), nhà sử học, kinh tế học, lý luận chính trị người Scotland, cha đẻ của John Stuart Mill.

[←110] Theo thuyết phân tâm học, tính cách con người chia làm ba phần là siêu ngã (superego), bản ngã (ego) và tự ngã (id, còn gọi là xung động bản năng).

[←111] Dĩ nhiên không có quy luật nào cho thấy các xã hội trong giai đoạn chớm giảm dân số đều trở nên quan liêu. Có thể hình dung rằng tính di động xã hội sẽ càng lan rộng bằng cách nhanh chóng di chuyển dân cư cũng như nguồn nhân lực sang các ngành dịch vụ thứ cấp và mở rộng các ngành phục vụ giải trí. Ta sẽ trở lại vấn đề này trong Phần III. (TG)

[←112] Xe hơi Chrysler 1934 có nhiều lỗi về kỹ thuật và được mệnh danh là một trong những mẫu xe hơi tồi nhất trong lịch sử.

[←113] Cụm từ invidious distinction của Thorstein Bunde Veblen, mô tả sự thôi thúc khi người ta cố sở hữu cho được những thứ đồ đặc biệt hoặc đắt tiền có thể giúp họ thể hiện cá tính và nổi trội trong số đông.

[←114] Jiggs, nhân vật người Mỹ gốc Ailen trong loạt truyện tranh nổi tiếng của Mỹ có nhan đề Bringing up Father (Giáo dưỡng người cha).

[←115] Cả điều này cũng là một phát triển có tầm quan trọng đã được Margaret Mead nhấn mạnh. Xem cuốn And Keep Your Powder Dry (Và hãy sẵn sàng), New York, William Morrow, 1942. (TG)

[←116] Partisan Review, XII (1945), 381. (TG)

[←117] Tác giả muốn nhắc đến câu ngạn ngữ: Bạn luôn có thể nhận ra một anh chàng học Harvard, nhưng chẳng thể dạy bảo gì nhiều cho anh ta.

[←118] Thế nhưng sự hiểu biết, đặc biệt là ở tầng lớp trung lưu, có những hạn chế không mấy quan trọng trong gia đình truyền thống định hướng, ở đó đứa trẻ, giả dụ hiểu biết về tình dục, có thể thấy phản chiếu của tình dục trong đời sống hằng ngày quanh nó. Đứa trẻ biết rằng tâm trạng cậu nó khi đi làm là vui vẻ hay cáu gắt đều có liên quan đến chuyện xảy ra đêm trước trong làng. Ngược lại, trẻ ngoại tại định hướng thường chỉ biết về tình dục trên lý thuyết. Đứa trẻ không thể liên tưởng đời sống về đêm mà nó biết là có tồn tại với vẻ nghiêm túc của thế giới người lớn nó thấy khi ở trường, ở cửa hàng hay ở nhà. Dù vứt bỏ những chuyện hoang đường về tình dục mà Freud thấy ở lớp trẻ thời của ông, đứa trẻ vẫn đam mê được đóng một vai quan trọng trong truyện tranh và phim ảnh hơn là trong đời sống thực mà nó có thể quan sát – cái đời sống trong đó mọi người được trui rèn để che giấu đam mê của mình và hành xử theo chuẩn mực. Có lẽ đây là một lý do tại sao tình dục vẫn luôn là bí ẩn đối với những người lớn kiểu ngoại tại định hướng – như chúng ta sẽ thấy ở Chương VII – cho dù đã có học hỏi, vỡ mộng, và thậm chí còn trải nghiệm rất nhiều trên thực tế. Nói chung, cấm đoán thời Victoria ngăn trở trẻ mẫu ngoại tại định hướng nhìn nhận một cách thực tế về thế giới người lớn, nhưng không nhiều bằng các vách ngăn trong đời sống người lớn, ví dụ như lằn ranh không rõ ràng giữa công việc và vui chơi sẽ được nói đến ở phần sau. (TG)

[←119] Morris Janowitz đã gợi ý: nếu muốn có một danh mục chung chung những gia đình theo ngoại tại định hướng so với các gia đình trong đó nội tại định hướng chiếm ưu thế, ta có thể tách những gia đình chỉ mua các ấn phẩm giải trí như Life, Look, truyện tranh, báo điện ảnh với những gia đình mua các tạp chí định kỳ như Saturday Evening Post hay Collier’s. Nhóm trước là nhóm mua tạp chí cho cả gia đình, vì đó là các ấn phẩm trẻ em cũng có thể đọc được. Nhóm sau chủ yếu là mua tạp chí cho người lớn và không chia sẻ với trẻ em. (TG)

[←120] Howard C. Becker: “Role and Career Problems of the Chicago Public School Teacher” (Các vấn đề về vai trò và sự nghiệp của người giáo viên trường công lập tại Chicago), luận án tiến sĩ (Đại học Chicago, 1951) đã quan sát những hệ quả nảy sinh do việc giảm sút các trường hợp nhảy lớp và cố cứu vãn những trẻ phải lưu ban. Thầy cô, đối với một nhóm cùng độ tuổi nhưng khả năng và mức độ sốt sắng của từng thành viên quá khác biệt, giải quyết tình trạng này bằng cách chia lớp thành hai hay ba nhóm cùng khuynh hướng suy nghĩ, việc đổi nhóm bị hạn chế, và trẻ được khuyến khích bắt chước các bạn cùng nhóm. Trong trường công, bản thân giáo viên phần nhiều theo nội tại định hướng, nhưng vì tình thế nên phải khuyến khích kiểu ngoại tại định hướng trong đám trẻ.

Trích dẫn dưới đây từ phỏng vấn của ông Decker là một ví dụ đáng buồn cho thấy mức độ khuyến khích kiểu ngoại tại định hướng của giáo viên khi nỗ lực khiến trẻ có những kỳ nghỉ cuối tuần lý thú: “Với lớp nào tôi cũng mở đầu năm học bằng một khảo sát. Tôi cho mỗi em đứng lên và kể lại việc thường làm trong kỳ cuối tuần. Mấy năm vừa qua ngày càng có nhiều trẻ nói: ‘Thứ Bảy em đi xem phim, Chủ nhật em đi xem phim’… Tôi đã dạy học được 25 năm, và chưa bao giờ thấy tình trạng như vậy. Trẻ em thường làm nhiều điều thú vị hơn, chúng hay đi đây đó thay vì ‘tới rạp phim’… Tôi chọn cách kể về mọi điều thú vị có thể làm vào cuối tuần – ví dụ như tham quan viện bảo tàng hay đại loại như vậy. Cả những hoạt động như chơi bóng chày và đạp xe. Đến cuối học kỳ cả lớp sẽ cười nhạo nếu có em nào nói: ‘Thứ Bảy lẫn Chủ nhật em đi xem phim.’ Từ đó đám trẻ sẽ thực sự cố gắng làm điều gì đó thú vị.” (TG)

[←121] Còn ngược đời hơn nữa, tại những trường quá tích cực khuyến khích tính độc đáo và sáng tạo, thì chính yêu cầu phải trở nên độc đáo lại làm cho trẻ khó mà được như vậy. Trẻ không dám bắt chước những tên tuổi lớn và trong một số trường hợp, thậm chí lại đi bắt chước chính công việc nó đã làm trước đó. Dù việc giới thiệu các môn nghệ thuật vào trường học mở ra cả thế giới nghệ thuật cho nhiều học sinh, những đứa trẻ thường không có thời gian hay sự khích lệ ngoài trường học, thì các trẻ khác buộc phải đồng hóa các thành tích mà trước đó có thể đã không được đồng bạn và người lớn nhìn nhận. (TG)

[←122] Phương pháp giáo dục cho phép người học tự do tìm hiểu bất cứ đề tài nào nảy sinh trong quá trình học.

[←123] The Unadjusted Girl.

[←124] Philip Stanhope (1694-1773), chính khách Anh, Huân tước thành phố Chesterfield, còn được gọi là “man of letters”, tức “người của những lá thư”. Từ 1737 đến 1768, ông viết hơn 400 lá thư cho con trai mình, dạy con về nghệ thuật trở thành một quý ông, một nhân vật của thế giới; các lá thư này đã được tập hợp thành sách Letters to his son (Thư gửi con trai).

[←125] Penrod, bộ truyện tranh 3 tập (1914, 1916, 1929) về một cậu bé 11 tuổi của tác giả được giải Pulitzer Booth Tarkington; Huckleberry Finn (1884), tiểu thuyết nổi tiếng của văn hào Mark Twain.

[←126] Con cáo trong truyện ngụ ngôn của Aesop vì không với tới được chùm nho bèn dè bỉu đó là chùm nho chua.

[←127] Talent agent hay booking agent: Đại lý tài năng, người ở vị trí này đảm nhận trách nhiệm liên hệ đặt chỗ các buổi biểu diễn, tìm kiếm hợp đồng trình diễn trong ngành công nghiệp giải trí cho các người mẫu, diễn viên, đạo diễn, biên kịch…

[←128] Nguyên bản: nolo contendere, một cụm từ được dùng khi xét xử tại tòa, có nghĩa là bị cáo không chối bỏ những tình tiết của vụ án nhưng cũng không khiếu nại rằng anh ta không phạm bất cứ tội gì, hoặc có thể mang nghĩa là bị đơn không hiểu lời buộc tội.

[←129] Một sinh viên đã viết cho tôi: “Khi đám con trai buôn chuyện thân tình với nhau, không ai có thể sắm vai quý ông lịch lãm mà giữ kín các cuộc phiêu lưu tình ái. Anh phải khai hết tên tuổi, ngày tháng, và mọi chi tiết chính xác về cuộc chinh phục. Gặp rắc rối lớn là mấy anh chàng có tình cảm thật lòng đối với một cô gái và buộc phải khai ra. Thước đo sức mạnh của nhóm ngang hàng và mức độ ngoại tại định hướng của nhóm là cá nhân có thể buộc phải nói thật.” (TG)

[←130] Gọi là game of post office, trong đó chia ra nhóm nam và nữ. Một nhóm sẽ vào một căn phòng, gọi là “post office”, nhóm ở ngoài sẽ lần lượt cử từng thành viên của mình vào căn phòng đó, nhận cái hôn của tất cả mọi người trong phòng. Hết lượt, nhóm ở ngoài sẽ vào phòng, chờ từng thành viên của nhóm kia tới để hôn. Trò chơi này nhắc đến văn hóa đại chúng Mỹ từ khoảng năm 1936.

[←131] Eddie Duchin (1910-1951), Vladimir Horowitz (1903-1989), các nghệ sĩ piano người Mỹ.

[←132] Khái niệm người dẫn dắt ý kiến (opinion leader) và các phương pháp thực nghiệm để tìm ra người đó trong một cộng đồng đã được xây dựng bởi Paul Lazarsfeld, Robert K. Merton, C. Wright Mills thuộc Phòng Nghiên cứu Xã hội ứng dụng Đại học Columbia, và Bernard Berelson ở Đại học Chicago. Khái niệm này rất quan trọng cho các mục đích của chúng tôi, vì sự phổ biến các mô thức ngoại tại định hướng ra xa khỏi trung tâm các đô thị lớn thường do ảnh hưởng của những người dẫn dắt ý kiến, những người đã học được mẫu thức này trong thời gian xa nhà học trung học, cao đẳng, hay khi đi làm và vẫn tiếp xúc với các giá trị mới hơn qua phương tiện truyền thông, và đến lượt phương tiện truyền thông lại ủng hộ nỗ lực của họ bằng các “đơn vị bầu cử” địa phương. Nhóm Đại học Columbia đã quan sát quá trình này đối với sự lan truyền thái độ và sở thích; nghiên cứu quá trình những điều nêu trên giúp hình thành tính cách ra sao là một nhiệm vụ phức tạp và vẫn chưa hoàn tất. Walter Bagehot có một số suy đoán lý thú về vấn đề này. Physics and Politics (Khoa học tự nhiên và khoa học chính trị), Barzun chủ biên, New York, Alfred A. Knopf, 1948, tr. 91 và tiếp theo. (TG)

[←133] William Blake (1757-1827), nhà thơ xuất sắc của Anh.

[←134] Katherine M. Wolfe và Marjorie Fiske, “The Children Talk about Comics” (Trẻ em nói về truyện tranh), Communications Research 1948-1949, Paul F. Lazarsfeld và Frank Stanton chủ biên, New York, Harper, 1949, tr. 26-27. (TG)

[←135] Xem bàn luận xuất sắc của Ernest Schachtel, “On Memory and Childhood Amnesia” (Bàn về trí nhớ và chứng quên ở tuổi thơ), Psychiatry, X (1947), I; xem thêm Evelyn T. Riesman, “Childhood Memory in the Painting of Joan Miró” (Ký ức tuổi thơ trong tranh của Joan Miró), ETC, VI (1949), 160.

[←136] W.I Thomas và Florian Znaniecki, The Polish Peasant in Europe and America (Người nông dân Ba Lan ở châu Âu và Hoa Kỳ), New York, Knopf, 1927, II, 1367-1396. (TG)

[←137] Kinh Thánh bằng tiếng La tinh do Thánh Jerome biên soạn vào cuối thế kỷ 4.

[←138] Daniel Defoe (?1659/1661-1731), nhà văn Anh, tác giả tiểu thuyết Robinson Crusoe.

[←139] So sánh với khảo sát xuất sắc của Lionel Trilling trong “Art and Fortune” (Nghệ thuật và Số phận), Partisan Review, XV (1948), 1271. (TG)

[←140] George Washington (1732-1731), Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ.

[←141] Booker Taliaferro Washington (1856-1915), người Mỹ gốc Phi, nhà giáo dục, tác giả, cố vấn của các tổng thống Đảng Cộng hòa.

[←142] Oliver Cromwell (1599-1658), nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh; Giuseppe Garibaldi (1807-1882), một nhà cách mạng người Ý; Otto von Bismarck (1815-1898), chính trị gia, thủ tướng đầu tiên của Đức; Thomas Edison (1847-1931), nhà phát minh người Mỹ; Henry Ford (1863-1947), nhà công nghiệp Mỹ, người sáng lập hãng Ford Motor.

[←143] Dĩ nhiên văn học người lớn phức tạp hơn và/hoặc tục tĩu hơn ở các tầng trên cùng, so với thời trước khi mà trẻ em và người lớn đều có thể đọc Mark Twain, thậm chí ở chỗ ông viết chua cay nhất, đọc Dickens ngay cả lúc ông thô tục nhất, đọc H.G Wells thậm chí lúc ông rắc rối khó hiểu nhất. (TG)

[←144] George Orwell, Dickens, Dali & Others (Dickens, Dali và những tác giả khác), New York, Reynal & Hitchcock, 1946, tr. 76. (TG)

[←145] Reid, nhân vật lừng danh của văn hóa đại chúng Mỹ, cưỡi ngựa, đeo mặt nạ, chuyên đấu tranh với cái ác và sự bất công, một biểu tượng của công lý, vốn là một cựu biệt động sống sót duy nhất sau một trận phục kích của bọn phỉ miền Viễn Tây Hoa Kỳ.

[←146] Câu mở đầu bài thơ “Paul Revere’s Ride” (Paul Revere phi ngựa cấp báo) của Henry Wadsworth Longfellow.

[←147] Cả ở đây cũng không nên phóng đại tính đột ngột trong chuyển biến từ kiểu nội tại định hướng. Eliot Freidson, trong khi nghiên cứu khả năng trẻ nhỏ nhớ các truyện kể, thấy là chúng dễ nhớ lại một vài truyện cổ tích truyền thống như “Goldilocks” (Cô bé Tóc Vàng), hay “The Three Little Pigs” (Ba chú lợn con) hơn là Tủ sách vàng cho trẻ em (Golden Books), hay truyện tranh, hay phim ảnh. Myth and the Child: an Aspect of Socialization (Thần thoại và trẻ em: một khía cạnh xã hội hóa), Luận án thạc sĩ, University of Chicago, 1949. (TG)

[←148] Hệ thống đánh giá số lượng, thị hiếu của bạn nghe đài của công ty C.E Hooper, thành lập năm 1935 ở Mỹ.

[←149] Diễn viên nổi tiếng người Đức, tên thật là Max Unger (1878-1970), người đã mở khóa học qua thư trên khắp thế giới về “chủ nghĩa khỏe mạnh” (Strongfortism).

[←150] Jules Verne (1828-1905), nhà văn Pháp tiên phong của thể loại truyện khoa học viễn tưởng, với các tác phẩm như Hai vạn dặm dưới biển, Vòng quanh thế giới trong 80 ngày

[←151] Eugène François Vidocq (1775-1857), nhà tội phạm học người Pháp, người sáng lập và lãnh đạo cơ quan Cảnh sát quốc gia Pháp, lãnh đạo văn phòng thám tử tư đầu tiên, cha đẻ của tội phạm học hiện đại; Sherlock Holmes, nhân vật thám tử tư xuất sắc trong loạt tiểu thuyết và truyện ngắn trinh thám của nhà văn Anh Arthur Conan Doyle (1859- 1930).

[←152] The Saint: nhân vật hư cấu trong sách, truyện tranh, phim ảnh, vừa là kẻ ăn trộm, vừa là thám tử nghiệp dư, tên thật là Simon Templar. Sở dĩ có tên gọi The Saint vì tên họ viết tắt của gã là ST, trùng với chữ Saint (Thánh) viết tắt.

[←153] Tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo của nhà văn Pháp Alexandre Dumas cha (1802-1870).

[←154] Roy Rogers (1911-1998), diễn viên điện ảnh, ca sĩ Mỹ, thường đóng phim cao bồi miền Viễn Tây, được mệnh danh là “Vua Cao bồi”; Steve Canyon, loạt truyện tranh dài kỳ do Milton Caniff khởi xướng năm 1947.

[←155] M.E Breckenridge và E.L Vincent, Child Development(Sự phát triển ở trẻ em), Philadelphia, W.B Saunders, 1943, tr. 456. (TG)

[←156] Truyện không nói rõ chuyện gì đã xảy ra cho các bạn học của Tootle ở trường đầu máy. Các mối quan hệ nhóm ngang hàng, hoặc với các đầu máy khác hoặc với các công dân khác ở Engineville, hoàn toàn thân ái, và chiến thắng của Tootle hầu như không có nghĩa là người khác sẽ thất bại. Ai dám chắc rằng Tootle sẽ muốn thành một tàu tốc hành hiện đại nếu kẻ khác không cùng trở thành tàu tốc hành hiện đại? (TG)

[←157] Adam Smith (1723-1790), nhà kinh tế học người Anh, nổi tiếng với thuyết “bàn tay vô hình”.

[←158] Xem thảo luận xuất sắc của Karl Polanyi trong The Great Transformation (Cuộc chuyển hóa vĩ đại), New York, Farrar & Rinehart, 1944. (TG)

[←159] Thomas More (1478-1535), luật sư, nhà triết học xã hội, chính khách người Anh thời Phục hưng; Richard Henry Tawney (1880-1962), nhà lịch sử kinh tế, nhà phê bình xã hội người Anh.

[←160] Thomas Mann (1875-1955), nhà văn Đức, đoạt giải Nobel Văn học năm 1929.

[←161] So sánh với định nghĩa của William James về cái tôi trong Principles of Psychology (Nguyên lý tâm lý học), New York, Henry Holt, 1896, I, 291-292; và bàn luận trong Man for Himself của Erich Fromm, tr. 135-136. (TG)

[←162] Một ngạn ngữ La tinh phổ biến.

[←163] Auguste Comte (1798-1857), nhà tư tưởng Pháp, nhà lý thuyết xã hội, cha đẻ ngành xã hội học; James Clerk Maxwell (1831-1879), nhà toán học, nhà vật lý học người Anh.

[←164] William Osler (1849-1919), bác sĩ người Canada, được gọi là cha đẻ của y học hiện đại; Joseph Hodges Choate (1832-1917); Elihu Root (1845-1937), Oliver Wendell Holmes (1841-1935), các luật sư, luật gia Mỹ; Jean Louis Rodolphe Agassiz (1807-1873), nhà cổ sinh vật học, nhà sinh thái học Thụy Sỹ; Louis Pasteur (1822-1895), nhà khoa học Pháp, người đi tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học.

[←165] Miguel de Cervantes (1547-1616), tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà soạn kịch Tây Ban Nha.

[←166] John Maynard Keynes (1883-1946), nhà kinh tế học người Anh.

[←167] Phong trào giáo dục qua giải trí và văn hóa dành cho người lớn ở Mỹ, rất nổi tiếng vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, bắt nguồn từ hạt Chautauqua.

[←168] Edward Bellamy (1850-1898), nhà văn Mỹ.

[←169] Benvenuto Cellini (1500-1571), nhà điêu khắc, họa sĩ người Ý; Leonardo da Vinci (1452-1519), họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ người Ý.

[←170] Henry James (1843-1916), nhà văn Mỹ; Edward Morgan Forster (1879-1970), nhà văn Anh.

[←171] Sherwood Anderson (1876-1941), nhà văn Mỹ.

[←172] Émile Durkheim (1858-1917), nhà xã hội học người Pháp.

[←173] The Sociology of Sociability của Georg Simmel (1858-1918), nhà xã hội học Đức.

[←174] Thí nghiệm của hai nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard, Elton Mayo và Fritz Roethlisberger, tại nhà máy Western Electric Hawthorne từ năm 1927, đưa ra kết luận là động lực kinh tế không phải là yếu tố duy nhất tác động lên năng suất, mà còn phải tính đến ảnh hưởng của thái độ làm việc, sự giám sát, nhóm ngang hàng và các lực lượng xã hội khác. Những phát hiện này đã đặt nền tảng cho lý thuyết động lực hiện đại.

[←175] Giáo sư Everett Hughes ở Đại học Chicago, người đã dìu dắt tôi trong công tác phân tích các kiểu nghề nghiệp đang thay đổi trong kinh doanh và các nghề chuyên môn, đã kể câu chuyện này. (TG)

[←176] Công nhân khoán sản phẩm có năng suất rất cao có thể làm giảm định mức tiền công sản phẩm chung.

[←177] Chỉ loại tài khoản mà người bán hàng hay các lãnh đạo điều hành có thể dùng chi trả cho việc đi lại và giải trí.

[←178] Alexis de Tocqueville: Nền dân trị Mỹ, Phạm Toàn dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính và giới thiệu, NXB Tri thức, H. 2008, tr. 821.

[←179] Lasagna: món ăn Ý, gồm các lớp mì ống xen kẽ với pho mát, thịt, nước xốt cà chua. Rüstoffel (bây giờ viết là rijsttafel): món cơm Indonesia với rất nhiều đĩa phụ chứa thức ăn.

[←180] Chơi chữ: four letter word vừa có nghĩa đen là từ có bốn chữ cái (food), vừa có nghĩa bóng thông dụng là từ chửi tục.

[←181] Noёl Peirce Coward (1899-1973), nhà viết kịch, nhạc sĩ, ca sĩ người Anh; Lucius Morris Beebe (1902-1966), nhà văn Mỹ; Frederick Martin hay Fred MacMurray (1908-1991), nam diễn viên điện ảnh Mỹ; Claudette Colbert (1903-1996), nữ diễn viên điện ảnh Mỹ gốc Pháp.

[←182] Trong Movies (Phim ảnh), Glencoe, Illinois, Free Press, 1950. (TG)

[←183] Tạp chí Harper’s, 198 (1949), 19. (TG)

[←184] Nhân vật xuất hiện trong nhiều vở kịch ở châu Âu, nổi tiếng với khả năng quyến rũ phụ nữ.

[←185] Xem G.M Young, Portrait of an Age (Chân dung một thế hệ), London, Oxford University Press, 1936, tr. 16, số I. (TG)

[←186] W. Lloyd Warner, Robert J. Havighurst và Martin Loeb, Who Shall Be Educated? (Ai sẽ được giáo dục?), New York, Harper, 1944, ví dụ trang 103. (TG)

[←187] Samuel Smiles (1812-1904), nhà văn, nhà cải cách Anh; Horatio Alger (1832-1899), nhà văn Mỹ.

[←188] “The American Cult of Success”(Tệ sùng bái thành công của người Mỹ), (Luận án tiến sĩ, Yale University, 1933); trích lược trong American Journal of Sociology, XL (1934), 309-318. (TG)

[←189] Chẳng hạn xem, Herbert Blumer và Philip Hauser, Movies, Delinquency and Crime (Điện ảnh, tội phạm vị thành niên và tội phạm), New York, Macmillan, 1933, tr. 102 và tiếp theo. (TG)

[←190] Nguyên bản: bread and circuses, chỉ phương châm hướng dân chúng tới sự hưởng thụ sung sướng và dễ bảo.

[←191] Tôi đã bàn đến các hàm ý của cuốn sách này chi tiết hơn trong “The Ethics of We Happy Few” (Quy tắc xử thế trong Chúng ta một nhúm hạnh phúc), University Observer, I (1947), 19; tôi dựa vào bài viết này ở phần dưới đây. (TG)

[←192] Robert Schumann (1810-1856), Johann Sebastian Bach (1685-1750), các nhà soạn nhạc cổ điển Đức; Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791), nhà soạn nhạc cổ điển Áo.

[←193] Nhắc đến sự niềm nở là đặc biệt quan trọng trong phân tích các thứ ưa chuộng của nhóm ngang hàng trong dân chúng. Trong một loạt thí nghiệm rất thú vị, Solomon E. Asch đã cho thấy rằng đối với sinh viên của mình thì trục niềm nở-lạnh lùng chịu chiều kích khống chế là cá tính; những người được cho là niềm nở được đánh giá tốt bất kể các đức tính khác của họ là gì, trong khi những người lạnh lùng lại không được tin cậy dù họ có thể khả kính và can đảm ra sao. Xem Solomon E. Asch, “A Test for Personality” (Một trắc nghiệm cá tính), Journal of Abnormal and Social Psychology, 41(1946), 258-290. (TG)

[←194] Ethelbert Nevin (1862-1901), nhạc sĩ, nghệ sĩ dương cầm người Mỹ, được công chúng rộng rãi yêu thích.

[←195] Partisan Review, XV (1948), 240. (TG)

[←196] Alexis de Tocqueville: Nền dân trị Mỹ, sđd, tr. 357.

[←197] Niccolò di Bernardo dei Machiavelli (1469-1527), nhà triết học chính trị người Ý; Thomas Hobbes (1588-1679), nhà triết học chính trị người Anh.

[←198] Trong khi thuật ngữ “phong cách” được dùng ở đây theo một nghĩa khác với nghĩa mà Lasswell dùng trong “Style in the Language of Politics” (Phong cách trong ngôn ngữ chính trị), trong Language of Politics (Ngôn ngữ chính trị), New York, George W. Stewart, 1949, tr. 20-39 của Harold D. Lasswell, Nathan Leites và những người khác, tôi mang ơn khảo luận này; các cộng sự và tôi, trong khi cố gắn liền chính trị với tính cách, chịu ơn phần lớn nội dung tác phẩm của Lasswell trong lĩnh vực này bắt đầu bằng Psychopathology and Politics (Bệnh học tâm lý và chính trị). (TG)

[←199] Đây là một trong những phỏng vấn được tiến sĩ Genevieve Knupfer thực hiện năm 1948 trong những người di cư đến Harlem từ vùng cực Nam Hoa Kỳ, vùng Ca-ri-bê và Ý. Phỏng vấn được công bố đầy đủ trong Những bộ mặt trong đám đông, tr. 98-119. (TG)

[←200] Tôi không nói là họ nên chống lại quân dịch bằng cách trở thành những người từ chối nhập ngũ vì lý do đạo đức hay tôn giáo (conscientious objector) – điều đó đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng hiếm hoi hay cuồng tín. Chính thái độ chủ quan của họ, chứ không phải hành vi hiển nhiên, mới là cái tôi bàn đến: họ đã từ bỏ đặc quyền phê phán, tôn trọng và ít nhất là bày tỏ những cảm nghĩ của mình. (TG)

[←201] Farm Bureau, thành lập năm 1919, là một tổ chức tình nguyện phi chính phủ ở Mỹ, có mục đích hỗ trợ đời sống của người nông dân Mỹ, xây dựng những cộng đồng nông nghiệp vững mạnh và giàu có.

[←202] Thomas Woodrow Wilson (1856-1924), Tổng thống Hoa Kỳ thứ 28.

[←203] Diễn văn của William Jennings Bryan phát biểu tại Hội nghị toàn quốc Đảng Dân chủ năm 1896, ủng hộ chế độ tiền tệ hai bản vị.

[←204] Các lãnh đạo và chính khách tham gia Đại hội Lập hiến Hoa Kỳ cho ra đời Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787.

[←205] Nicholas Biddle (1786-1844), nhà tài chính Mỹ, chủ tịch Ngân hàng Thứ hai của Hoa Kỳ.

[←206] Đại hội các Tổ chức Công nghiệp (CIO) Hoa Kỳ ra đời năm 1935, đến năm 1955 hợp nhất với Liên đoàn Lao động Mỹ (AFL) thành AFL-CIO.

[←207] Bossism, hệ thống chính trị do các nhà chính trị hàng đầu kiểm soát.

[←208] Oliver Cromwell (1599-1658), nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nền cộng hòa ở Anh.

[←209] Bức xúc hay hận thù kiểu này được mô tả kỹ trong khảo luận của Svend Ranulf, Moral Indignation and Middle Class Psychology (Bức xúc chính đáng và tâm lý tầng lớp trung lưu), (Copenhagen, Levin & Monksgaard, 1938). Dù nhấn mạnh xuyên suốt của chúng tôi là ở tính cách, nhưng có lẽ chúng tôi không thể tránh được ở đây ý nghĩa khí chất khác với tính cách – chẳng hạn các khác biệt khí chất như khác biệt khí chất cổ xưa giữa các kiểu nóng tính và lạc quan. (TG)

[←210] Xét theo bề mặt thì cách nhìn này có thể bị cho là giống cách nhìn của những người quan sát chính trị thế kỷ 19 cứ khăng khăng là con người bị hạn chế và trong một chừng mực nào đó bị làm cho không có khả năng thực hiện các biến chuyển xã hội sâu rộng, vì bản tính của mình và vì bản chất hữu cơ của xã hội tuân theo quy luật phát triển của chính nó. Edmund Burke và các nhà phê bình Cách mạng Pháp bảo thủ khác ở đầu thế kỷ, cùng những người theo thuyết tiến hóa xã hội Darwin ở cuối thế kỷ, đại diện cho hai tuyến trong dòng tư tưởng chung này. Tuy nhiên, những cảm nhận về sự hạn chế này không nhất thiết phải đi kèm các cảm nhận chủ quan về sự bất lực; và, ít ra thì cũng trong trường hợp các nhà theo thuyết tiến hóa xã hội Darwin và có lẽ còn trong trường hợp của Burke, đã phải cậy đến một quan điểm lạc quan tích cực về sự phát triển hữu cơ của tiến trình xã hội. Giá như thế giới tự lo việc của nó – giá như những nhà cải cách để yên cho nó – người ta sẽ không phải thấy thất vọng và bất lực: người ta chỉ phải thừa nhận hạn chế này và tận tụy với các thay đổi nhỏ hơn quy mô toàn thế giới.

Trái lại, các hình thức tất định luận xã hội hiện đại có chiều hướng cho rằng nền văn minh của chúng ta đang xuống dốc, một quan điểm mà ở thế kỷ 19 chúng ta chỉ thấy ở một số ít nhà quan sát, như Brooks Adams, những người hầu như không tin vào các tiên tri của chính mình – ngay cả những người bi quan trong thế kỷ vừa qua cũng không hình dung được chính trị có thể trở nên khủng khiếp ra sao vào thế kỷ 20. Nhưng ngày nay con người cảm thấy bất lực trong chính trị, và cách triết lý của họ củng cố thêm tâm trạng, thứ giúp ích cho tính cách và hoàn cảnh của họ. (TG)

[←211] So sánh với nghiên cứu có giá trị trong “Patterns of Influence: a study of Interpersonal Influence and of Communications Behavior in a Local Community” (Các mô thức ảnh hưởng: khảo sát ảnh hưởng tương tác cá nhân và hành vi giao tiếp trong một cộng đồng địa phương), của Robert K. Merton, Communications Research 1948-1949, Lazarsfeld và Stanton chủ biên, tr. 180-219 (TG)

[←212] James Murray Mason (1798-1871) và John Slidell (1793-1871), hai nhà chính trị Mỹ, được chỉ định làm đặc sứ của Liên minh các bang miền Nam Hoa Kỳ tới Anh quốc và Pháp trong Nội chiến Mỹ, nhằm kêu gọi sự ủng hộ của hai nước này đối với Liên minh.

[←213] Chiến hạm Maine của Mỹ bị nổ tung trên cảng Havana ngày 15/2/1898, phía Mỹ cho rằng Tây Ban Nha đã gây ra vụ việc, dư luận Mỹ tức giận đòi “lấy lại danh dự”. Phía Tây Ban Nha lại cho rằng chính Mỹ tự gây ra vụ việc nhằm tạo cớ châm ngòi cho cuộc chiến tranh bành trướng. Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha nổ ra từ tháng 4 đến tháng 8/1898, kết quả là Mỹ giành quyền kiểm soát Cuba, Philippines, Puerto Rico và Guam, vốn là thuộc địa của Tây Ban Nha.

[←214] Lấy từ tập sách mỏng Four Americans Discuss Aid to Europe (Bốn người Mỹ bàn về viện trợ cho châu Âu), Nghiên cứu số 18, Ann Arbor, Michigan, University of Michigan Survey Research Center, 1947, tr. 13. (TG)

[←215] Nghiên cứu Park Forest là công trình của Herbert J. Gans, “Political Participation and Apathy” (Tham gia chính trị và sự thờ ơ), Luận án Thạc sĩ chưa công bố, University of Chicago, 1950. (TG)

[←216] Harry S. Truman (1884-1972), Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ; Thomas E. Dewey (1902-1971), hai lần là ứng cử viên tổng thống năm 1944 và 1948 ở Mỹ.

[←217] Dwight D. Eisenhower (1890-1969), Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ.

[←218] Tại Đại học Chicago, một sinh viên tốt nghiệp đang nghiên cứu sự chuyển dịch từ các mối bận tâm chuyên môn sang các mối bận tâm bán hàng và quan hệ khách hàng trong số các nhà bán lẻ đồ lông thú, đã nhận ra là từ “chân thật” được dùng theo một cách tương tự, như trong trường hợp một người đàn ông đã nhận xét, giải thích ông đã tự bảo vệ mình ra sao trước cuộc cạnh tranh: “Ta phải biết trò chuyện với khách hàng… khi một khách hàng bước vào thì ta có thể điều khiển bà ta thế này hay thế khác… khách hàng có thể phân biệt là ta có chân thật hay không”. Thành công đối với người đàn ông này được định nghĩa không chỉ về mặt tiền bạc mà còn về mặt “sự ủng hộ cá nhân” và “một tầng lớp người tử tế hơn”. Xem Louis Kriesberg, The Relationship of Business Practices and Business Values among Chicago’s Retail Furriers (Mối quan hệ của tập quán kinh doanh và các giá trị kinh doanh trong những người bán hàng lông thú ở Chicago), Luận án thạc sĩ, Khoa xã hội học, Đại học Chicago, 1949. (TG)

[←219] Tôi rất biết ơn Howard C. Becker vì phần phân tích các phỏng vấn này. Tôi đã hưởng nhiều thành quả từ khảo sát sâu sắc về tính chân thật áp dụng vào các phản ứng của khán giả trước một cuộc vận động mua trái phiếu thời chiến của ca sĩ Kate Smith trong Mass Persuasion (Thuyết phục quần chúng), của Robert K. Merton, New York, Harper, 1946. (TG)

[←220] Dĩ nhiên tất cả những điều này được viết trước cuộc bầu cử 1952, sự kiện đem lại một số ví dụ thích hợp cho các thái độ này. (TG)

[←221] Một ví dụ tuyệt vời về thái độ nội tại định hướng đối với việc đánh giá tính chân thật và kỹ năng sẽ được thấy trong mối quan hệ của Lincoln với các tướng của mình vào thời chiến. Như trong trường hợp Grant uống rượu, ông muốn biết những người này có làm nhiệm vụ được hay không, chứ không phải liệu họ có tử tế, hay tử tế với ông không. (TG)

[←222] Nguyên lý kinh tế của Thomas Gresham (1519-1579) thường được nói ngắn gọn là đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt. Tiếng Anh, hard money và soft money, nguyên nghĩa chỉ tiền xu (kim loại) và tiền giấy. Sau này hai từ đó được dùng để chỉ các hình thức đóng góp chính trị ở Mỹ, tiền cứng đóng góp trực tiếp cho một ứng cử viên cụ thể nào đó, được luật quy định, không vượt quá con số cho phép; còn tiền mềm đóng góp gián tiếp thông qua đảng, đảng đó sẽ dùng tiền để vào tranh cử hoặc các hoạt động chính trị khác.

[←223] Hollywood, kinh đô điện ảnh của Mỹ; Broadway là hệ thống bao gồm 39 nhà hát chuyên nghiệp nằm trong khu vực Theatre District, Manhattan, New York.

[←224] Lew Lehr (1895-1950), diễn viên hài kịch, nhà văn Mỹ.

[←225] So sánh với “Mass Communication, Popular Taste and Organized Social Action” (Truyền thông đại chúng, thị hiếu bình dân và hành động xã hội có tổ chức) của Paul Lazarsfeld và Robert K. Merton, trong The Communication of Ideas(Truyền đạt tư tưởng), Lyman Bryson biên tập, tr. 95, về chức năng “phong tước” của truyền thông. (TG)

[←226] Charles de Gaulle (1890-1970), chính khách nổi tiếng của Pháp, từng làm Tổng thống một thời gian dài.

[←227] Alexis de Tocqueville: Nền dân trị Mỹ, sđd, tr. 684.

[←228] Andrew Jackson (1767-1845), tổng thống thứ 7 của Mỹ.

[←229] William Jennings Bryan và William McKinley, hai ứng cử viên tranh cử tổng thống năm 1896. McKinley đắc cử, trở thành tổng thống thứ 25 của Mỹ.

[←230] Brooks Adams (1838-1918), nhà sử học, nhà báo, tiểu thuyết gia Mỹ.

[←231] John Davison Rockefeller (1839-1937), nhà công nghiệp người Mỹ, đóng vai trò quan trọng trong ngành dầu mỏ thời kỳ đầu.

[←232] Glenn McCarthy (1907-1988), vua dầu mỏ Mỹ, sở hữu nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác, một nhân vật rất hấp dẫn công chúng.

[←233] Amadeo Peter Gianini (1870-1949), người sáng lập Ngân hàng Quốc gia Hoa Kỳ.

[←234] Lucifer là quỷ Satan, nhân vật trong sử thi tôn giáo Paradise Lost (Thiên đường đã mất) của nhà thơ Anh John Milton (1608-1674).

[←235] Henry Kaiser (1882-1967), nhà công nghiệp, cha đẻ ngành đóng tàu ở Mỹ.

[←236] Ivy Lee (1877-1934), được coi là một trong những nhà sáng lập ngành quan hệ công chúng ở Mỹ.

[←237] Nguyên bản: as remote as the Fuggers, nghĩa là xa xưa như dòng họ Fugger. Fugger là đế chế ngành ngân hàng và trọng thương Đức thống trị kinh doanh châu Âu trong thế kỷ 15-16.

[←238] Nhà tài phiệt J.P Morgan (1837-1913) không ủng hộ Bryan trong cuộc tranh cử tổng thống năm 1869. Trong cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ năm 1907, ông đã thế chấp một lượng tiền lớn của mình, kêu gọi các chủ nhà băng khác cũng làm thế để vực dậy hệ thống ngân hàng.

[←239] Xem bài viết xuất sắc của Leo Lowenthal, “Biographies in Popular Magazines” (Các tiểu sử trên tạp chí phổ thông), Radio Research, 1942-43, Lazarsfeld và Stanton chủ biên (New York, Duell, Sloan & Pearce, 1944), tr. 507. Tiến sĩ Lowenthal gắn liền bước chuyển dịch từ “người hùng sản xuất” sang “người hùng tiêu thụ” với các chuyển biến xã hội lớn trong đời sống Mỹ. (TG)

[←240] Winston Churchill (1874-1965), Thủ tướng Anh, được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất của lịch sử Anh và thế giới.

[←241] William Gladstone (1809-1898), bốn lần làm thủ tướng Anh; Grover Cleveland (1837- 1908), tổng thống thứ 22 và 44 của Hoa Kỳ; Robert Peel (1788-1850), hai lần làm thủ tướng Anh; John Stuart Mill (1806-1873), nhà triết học, kinh tế chính trị học, ba năm làm nghị sĩ và được coi là nhân vật hấp dẫn nhất của Hạ nghị viện Anh lúc đó; Woodrow Wilson (1856-1924), tổng thống Hoa Kỳ thứ 28.

[←242] Stafford Cripps (1889-1952), bộ trưởng Bộ Sản xuất máy bay trong Thế chiến thứ hai.

[←243] Henry Lewis Stimson (1867-1950), từng là Ngoại trưởng Hoa Kỳ; Robert Patterson (1891-1952), bộ trưởng Bộ Chiến tranh Mỹ.

[←244] Nên nói rõ là cạnh tranh độc quyền, cả trong kinh doanh lẫn chính trị, là cạnh tranh. Người ta biết rất rõ đối thủ của mình, bên trong và bên ngoài tổ chức. Họ biết những người ấy là ai, nhưng chính vì tính chất cạnh tranh độc quyền mà họ hiếm khi có thể loại trừ những người ấy hoàn toàn. Mặc dù chúng ta đang bàn về công bằng mậu dịch và khoan dung, điều này không nên che lấp thực tế là đối với người tham gia thì cảm giác đang ở trong một tình thế kình địch là rất mạnh. Quả thực, họ đối mặt vấn đề của rất nhiều người kiểu ngoại tại định hướng: làm sao để kết hợp vẻ ngoài là hành vi thân thiện, cá nhân hóa, chân thành với những đố kỵ tàn nhẫn, đôi khi gần như hoang tưởng trong đời sống nghề nghiệp của họ. (TG)

[←245] Tổ chức thanh niên chịu sự điều hành của Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. 4H tượng trưng cho bốn lĩnh vực phát triển trọng tâm của tổ chức là head, heart, hands và health (trí tuệ, tâm hồn, đôi tay và sức khỏe).

[←246] Sewell Avery (1873-1960), doanh nhân Mỹ thành công trong ngành khai thác đá.

[←247] Trung tâm tài chính của thành phố New York, Mỹ.

[←248] Như các “gia tộc doanh nhân” Rockerfeller, Morgan, Dupont… ở Mỹ những năm 60 của thế kỷ 19.

[←249] “Manager Meets Union: a Case study of Personal Immaturity” (Giám đốc đương đầu công đoàn: một nghiên cứu tình huống về sự non nớt cá nhân), Human Factors in Management (Nhân tố con người trong quản lý), S.D Hoslett chủ biên, Parkville, Missouri, Park College Press, 1946, tr. 77. (TG)

[←250] Nhóm lưỡng đảng gồm những kẻ dính líu đến tham nhũng trong ngành lập pháp bang New York.

[←251] Feather-bedding: Hạn chế khối lượng công việc để lúc nào công nhân cũng có việc làm. Trong ngữ cảnh này, công nhân làm ít lại để lúc nào cũng có việc làm, làm cầm chừng, tạm dịch làm câu giờ.

[←252] Gaetano Mosca (1858-1941), Robert Michels (1876-1936), Vilfredo Pareto (1848 -1923), James Burnham (1905-1987): các nhà triết học, kinh tế – chính trị học và xã hội học.

[←253] Arthur “Artie” H. Samish (1897-1974), nhà vận động hành lang có ảnh hưởng và quyền lực nhất trong lịch sử California, Mỹ.

[←254] Thật mỉa mai, nhưng cũng thật điển hình, Samish thèm khát một thứ quyền lực mà ông ta không có: quyền lực xã hội theo nghĩa trên trang báo xã hội. Xuất thân là một cậu bé nhà nghèo, ông ta có thể một mất một còn với các doanh nhân và chính trị gia nhưng không thể thâm nhập những giới độc quyền hơn. Và trong khi người ta nói có chủ ý rằng bất kể việc có thể dễ dàng làm thất đảm và điều khiển các lãnh đạo xã hội này, ông vẫn không thể tẩy xóa trong mình những nỗi đau tuổi thơ và các hình ảnh quyền lực thời thơ ấu khiến ông dễ tổn thương khi bị họ loại trừ. Ở điểm này, dĩ nhiên, ông giống các nhà độc tài nổi tiếng khác.

Tôi đã dựa vào “Guy Who Gets Things Done” (Kẻ giải quyết được mọi chuyện) của Carey McWilliams, Nation, CLXIX (1949), 31-33; và “Secret Boss of California” (Ông trùm giấu mặt ở California) của Lester Velie, Collier’s, CXXIV (13, 20/8/1949), 11-13, 12-13. (TG)

[←255] Huey Long (1893-1935), biệt hiện Kingfish, Thống đốc thứ 40 của bang Louisiana, Thượng nghị sĩ Mỹ, nổi tiếng với những chính sách dân túy cấp tiến.

[←256] Werner Heisenberg (1901-1976), nhà vật lý người Đức, đã đưa ra Nguyên lý bất định, một nguyên lý quan trọng của cơ học lượng tử, nói rằng không bao giờ có thể xác định chính xác cả vị trí lẫn vận tốc của một hạt vào cùng một lúc.

[←257] Trong thần thoại Hy Lạp, Ariadne là ái nữ của vua Minos xứ Crete, nàng đã cho Theseus cuộn chỉ để Theseus tìm đường ra khỏi mê cung sau khi giết được con quái vật Minautor.

[←258] Alexis de Tocqueville: Nền dân trị Mỹ, sđd, tr. 850.

[←259] Patterns of Culture, Boston, Houghton Mifflin, 1934; tái bản ở New York, Pelican Books, 1946. (TG)

[←260] Nguyên văn: potlatch.

[←261] Thomas Hobbes cho rằng trạng thái tự nhiên của con người sơ khai là đời sống hỗn độn, họ sẵn sàng đánh nhau để giành lấy cái mình muốn.

[←262] Lucullus (?110-57 Tr.CN), một vị tướng La Mã có lối sống xa hoa vô độ, thường tổ chức tiệc tùng phung phí.

[←263] William Henry Vanderbilt (1821-1885), một doanh nhân Mỹ cực kỳ giàu có, thậm chí giàu có nhất thế giới vào thời của ông. Ông từng trả lời trên Chicago Daily News năm 1883: Công chúng khốn kiếp. Tôi không quan tâm đến chuyện làm việc vì ai, thật ngớ ngẩn và vô nghĩa, tôi chỉ vì tôi.

[←264] Câu nói được Justice Oliver Wendell Holmes con trích dẫn trong “The Soldier’s Faith” (Niềm tin của người lính), 1895, tái bản trong Speeches, Boston, Little, Brown, 1934, tr. 56. (TG)

[←265] Chỉ thời đại tăng trưởng nhanh về kinh tế và dân cư trong lịch sử Mỹ sau Nội chiến và sau thời kỳ Tái thiết cuối thế kỷ 19.

[←266] Bài báo xuất sắc của Mary McCarthy, “America the Beautiful” (Nước Mỹ tuyệt vời), Commentary, IV (1947), 201, có quan điểm rất giống với tài liệu này. (TG)

[←267] Mark Twain (1835-1910), Jack London (1876-1916), Frank Norris (1870-1902), các nhà văn Mỹ nổi tiếng cuối thế kỷ 19.

[←268] Nguyên bản: pyramiding, đầu cơ bằng cách dùng lợi nhuận trên giấy tờ làm nguồn dự trữ cho việc kinh doanh kế tiếp, tăng lợi nhuận từng bước và nhanh chóng theo hình kim tự tháp.

[←269] Robert S. Lynd, Knowledge for What? Princeton University Press, 1939, tr. 54-113. (TG)

[←270] Robert S. Lynd (1892-1970), nhà xã hội học Mỹ, năm 1929 đã viết cuốn Middletown, trong đó có một chương nổi tiếng là “X family”, chỉ gia đình Ball thống soái ở Middletown thời ấy. Tác phẩm mang nhiều quan điểm tiêu cực về xã hội Mỹ.

[←271] Nguyên bản: To set the world on fire, nghĩa bóng là lừng danh, thành công rực rỡ.

[←272] On Liberty.

[←273] Xem Robert K. Merton, “Social Structure and Anomie”, trong Social Theory and Social Structure, Glencoe, Illinois, Free Press, 1949. (TG)

[←274] “The Psychology of Apathy” (Tâm lý học về sự thờ ơ), Psychoanalytic Quarterly, X (1949), 290; xem thêm Nathan Leites, “Trends in Affectlessness” (Các xu hướng trong tính vô cảm), American Imago, tập IV, tháng 4/1947. (TG)

[←275] George Herbert Mead (1863-1931), nhà triết học, xã hội học và tâm lý học người Mỹ.

[←276] Jean-Paul Sartre (1905-1980), nhà văn, nhà triết học hiện sinh Pháp.

[←277] Galileo Galilei (1564-1642), nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học Ý. Vì ủng hộ thuyết nhật tâm của Copernicus mà ông bị nghi là người dị giáo, ông bị quản thúc tại gia và các hoạt động của ông bị giáo hoàng kiểm soát.

[←278] Dân ủy Nội vụ, tổ chức công an, mật vụ của Liên Xô dưới thời Stalin.

[←279] Để thảo luận thêm về tự do giờ đây vẫn còn tiềm tàng này, xin xem bài viết của tôi, “Legislative Restrictions on Foreign Enlistment and Travel” (Các hạn chế lập pháp đối với tuyển quân và du lịch nước ngoài), Columbia Law Review, XL (1940), 793-835. (TG)

[←280] Roger Williams (1603-1683), nhà thần học Tin Lành người Anh; François-Marie Arouet (1694-1778), bút hiệu Voltaire, văn hào, triết gia người Pháp; Carl Christian Schurz (1829-1906), nhà cách mạng, chính trị gia người Mỹ gốc Đức.

[←281] Claude Bernard, An Introduction to the study of Experimental Medicine (Dẫn nhập khảo sát về y học thực nghiệm), Henry C. Greene dịch, New York, Macmillan, 1927, tr. 102-103. Freud, có thái độ rất đồng tình, cho chúng ta một trong những câu trích dẫn ông ưa thích nhất, một đoạn tương tự từ Ferdinand Lassalle: “Một người giống như tôi, mà tôi đã giải thích với các anh, đã dành trọn đời mình cho phương châm ‘Khoa học và người làm việc’, cũng sẽ có ấn tượng tương tự từ một chỉ trích trong tiến trình các sự kiện anh ta đối mặt, cũng như nhà hóa học miệt mài trong các thí nghiệm khoa học, có ấn tượng ấy từ một sự bắt bẻ nảy sinh. Anh ta hơi chau mày trước độ bền của vật chất, nhưng ngay khi nỗi băn khoăn đã lắng dịu, anh ta sẽ trầm tĩnh tiếp tục công việc và cuộc điều tra của mình”. Xem Freud, Wit and Its Relations to the Unconscious (Trí thông minh và liên hệ với vô thức), Brill dịch, New York, Moffat, Yard, 1916, tr. 115. (TG)

[←282] Jeremy Bentham (1748-1832), luật gia, nhà triết học người Anh.

[←283] Friedrich Engels (1820-1895), nhà lý luận chính trị, triết gia, nhà khoa học Đức.

[←284] Charles Lamb (1775-1834), nhà viết tiểu luận Anh.

[←285] Nathaniel Hawthorne (1804-1864), nhà văn Mỹ.

[←286] Franz Kafka (1883-1924), nhà văn gốc Do Thái viết tiếng Đức sống ở Praha.

[←287] Honoré de Balzac (1799-1850), nhà văn Pháp; Friedrich Nietzsche (1844-1900), nhà triết học Đức; Herman Melville (1819-1891), nhà văn Mỹ; Edwin Arlington Robinson (1869-1935), nhà thơ Mỹ,

[←288] John Dewey (1859-1952), nhà triết học, tâm lý học người Mỹ.

[←289] Bertrand Russell (1872-1970), nhà triết học, toán học người Anh.

[←290] Simone de Beauvoir (1908-1986), nhà văn, nhà triết học người Pháp; Erich Seligmann Fromm (1900-1980), nhà tâm lý học, xã hội học người Đức; José Ortega y Gasset (1883-1955), nhà triết học Tây Ban Nha.

[←291] Người thiên về đời sống vật chất, chẳng quan tâm đến các giá trị văn hóa, nghệ thuật.

[←292] Chỉ chung những người sống theo tinh thần lãng tử, phóng túng, không theo khuôn phép.

[←293] The Ethics of Ambiguity.

[←294] Civilian Conservation Corps, chương trình công cộng dành cho người thất nghiệp ở Mỹ trong khoảng thời gian 1933-1942.

[←295] Works Progress Administration, chương trình lớn nhất trong chính sách kinh tế New Deal của Mỹ, tuyển mộ công nhân không có tay nghề vào các công trình công ích.

[←296] Public Works Administration, chương trình tổ chức xây dựng các công trình công cộng trên quy mô lớn, cũng thuộc New Deal.

[←297] “Định hướng sản xuất” là thuật ngữ Erich Fromm dùng trong Man for Himself để chỉ kiểu tính cách có thể gắn liền với con người qua tình yêu, với vật thể và thế giới nói chung qua công việc sáng tạo. Tôi đã mạo muội dựa vào nghiên cứu của ông để hình thành khái niệm tính độc lập của mình. (TG)

[←298] Hanns Sachs, Freud, Master and Friend (Freud, người thầy, người bạn), Cambridge, Massachusetts, Harvard University Press, 1945, tr. 46-47, kể một trong những câu chuyện ưa thích của Freud, có vẻ liên quan đến cấu trúc xã hội cũng như cá nhân: “Cách đây nhiều năm một vị giáo sư y khoa già qua đời, ông đã yêu cầu trong di chúc cho mổ xẻ xác mình. Ca mổ được một bác sĩ giải phẫu bệnh lý danh tiếng thực hiện và tôi làm phụ tá cho ông. ‘Nhìn này,’ bác sĩ giải phẫu nói với tôi, ‘mấy động mạch này! Chúng cứng và dày như dây thừng ấy. Lẽ đương nhiên vị này không thể sống với chúng được.’ Tôi trả lời ông: ‘Vâng. Nhưng sự thật là người này đã sống cho đến hôm qua với các mạch máu này đấy.”’ (TG)

[←299] Communitas: Means of Livelihood and Ways of Life(Cộng đồng: sinh kế và lối sống), Chicago, University of Chicago Press, 1947, tr. 120. (TG)

[←300] Các công ty dịch vụ nhận đặt hàng qua thư ở Mỹ.

[←301] Nguyên bản: life of Riley, thành ngữ, chỉ cuộc sống an nhàn.

[←302] Tiếng Anh là Uncle Sam, là tên thông tục để chỉ nước Mỹ, hoặc chính phủ Mỹ.

[←303] Henry David Thoreau (1817-1862), nhà văn, nhà tự nhiên học, nhà sử học, nhà triết học người Mỹ.

[←304] William Carlos Williams (1883-1963), nhà thơ Mỹ quan trọng của thế kỷ 20, đồng thời là một bác sĩ.

[←305] Charles Edward Ives (1874-1954), nhà soạn nhạc Mỹ, đồng thời là một doanh nhân thành công trong lĩnh vực bảo hiểm.

[←306] Charles Lamb (1775-1834), nhà tiểu luận người Anh, cũng là một nhân viên kế toán; Nathaniel Hawthorne (1804-1864), tiểu thuyết gia Mỹ, đồng thời đã trải qua các công việc như biên tập viên báo chí, nhân viên kiểm hàng hóa, nhân viên điều tra thuế, thư ký báo chí.

[←307] Nhà xây theo kiểu mái vòm do kiến trúc sư người Mỹ Buckminster Fuller (1895-1983) thiết kế, vừa tiết kiệm năng lượng, bền vững mà lại không hề tốn kém khi xây dựng.

[←308] Margaret Mead, Male and Female (Nam giới và nữ giới), New York, William Morrow, 1949; xem thêm các quan sát rất tinh tường trong bài viết của Talcott Parsons, “Age and Sex in the Social structure of the United States” (Tuổi tác và giới tính trong cấu trúc xã hội Hoa Kỳ), American Sociological Review, VII (1942), 604-616; in lại trong Personality in Nature, Society and Culture (Tính cách trong tự nhiên, xã hội và văn hóa), Kluckhohn và Murray chủ biên. (TG)

[←309] Một lối chơi của bài Tây.

[←310] Tất nhiên, thực phẩm là chỉ một biểu tượng hay ví dụ về sự phụ thuộc sâu sắc của các phong cách vui chơi ở Mỹ vào tình hình nhập cư hậu Tin Lành (người Do Thái hay Thiên Chúa giáo) và tiền Tin Lành (người da đen). Chẳng hạn, từ thập niên 1880 đến thập niên 1920, phần đa số người Tin Lành da trắng đã tiến hành một cuộc chiến ngày càng bất lực để duy trì địa vị thống trị của mình không chỉ trong lĩnh vực công việc, nơi họ rất thành thạo, mà còn trong lĩnh vực vui chơi, nơi họ thường xuyên phải gắng gỏi có được năng lực tạm thời. Do vậy, họ cưỡng lại bất kỳ tiềm năng mới nào đối với sự tiêu thụ mà các nhóm sắc tộc bị tước quyền lao động đưa ra, từ đồ ăn Ý đến hài kịch sân khấu Do Thái và điệu nhảy Charleston của người da đen. Luật cấm nấu và kinh doanh rượu là trận đánh chính sau cùng trong cuộc chiến đó. Các ảnh hưởng xấu của nó được quy cho “Xã hội đen Sicily”. Giờ đã thấy rõ việc có thể đạt được dễ dàng nhất các tầm cao, và thậm chí tránh các xúc phạm sắc tộc, trong lĩnh vực nghệ thuật và tiêu khiển, người Do Thái và người da đen đã được đặt vào vị trí lãnh đạo khi chính xã hội lớn hơn chuyển sang đón nhận các giá trị tiêu thụ. Do vậy, chính các nhóm sắc tộc đã giải phóng đa số. Càng ngày, rất có thể vui chơi và nhàn rỗi ở Mỹ càng phải chịu sự thiếu thốn một bầu nhiệt huyết quen thuộc nhưng ít được công nhận khi không còn người nhập cư hay người gần với văn hóa nhập cư nữa. (TG)

[←311] Jack Roosevelt tức “Jackie” Robinson (1919-1972), cầu thủ người Mỹ gốc Phi đầu tiên chơi tại Giải bóng chày Bắc Mỹ, một giải vốn cấm người Mỹ gốc Phi tham gia. Robinson đã xóa bỏ ranh giới phân biệt chủng tộc khi khoác áo đội Brooklyn Dodgers danh tiếng vào năm 1947, chấm dứt gần 60 năm thời kỳ phân biệt chủng tộc trong môn bóng chày chuyên nghiệp ở Mỹ.

[←312] Albert Einstein (1879-1955), nhà vật lý lý thuyết người Mỹ gốc Đức-Do Thái, được coi là cha đẻ của vật lý hiện đại.

[←313] Tiêu đề nguyên bản: the play’s the thing. Tác giả trích một câu của nhân vật Hamlet trong vở kịch cùng tên của Shakespeare: “The play’s the thing/wherein I’ll catch the conscience of the King”, tạm dịch: “Vở kịch là thứ giúp ta nhìn thấu lương tâm kẻ là vua kia”. Play trong tiếng Anh vừa có nghĩa là vở kịch, vừa có nghĩa là vui chơi, ở đây tác giả chơi chữ, nên tiêu đề có thể hiểu là, “vui chơi là lĩnh vực để ta đánh giá năng lực vui chơi, cao hơn là tính độc lập, của người kiểu ngoại tại định hướng”.

[←314] Thế kỷ 17, những người Thanh giáo từ nước Anh di cư sang vùng Tân Anh (New England) ở Đông Bắc Hoa Kỳ. Để củng cố các chuẩn mực giáo lý, Thanh giáo ban hành luật gọi là blue law, với các điều lệ nghiêm ngặt, trong đó quy định ngày Chủ nhật là ngày của thờ phụng hoặc nghỉ ngơi, vì thế không được uống rượu, không được bán hàng. Hiện một số bang của Mỹ vẫn cấm bán rượu vào giờ giới hạn trong ngày Chủ nhật. Cũng trong ngày Chủ nhật, ở một số bang vẫn hạn chế mua bán một số mặt hàng như ô tô, tạp phẩm, văn phòng phẩm, đồ gia dụng. Massachusetts và Connecticut là hai bang chịu ảnh hưởng sâu đậm nhất từ luật này.

[←315] Hamlet, tên vở kịch nổi tiếng của nhà soạn kịch người Anh William Shakespeare (1564-1616), trong đó nhân vật chính là hoàng tử Hamlet.

[←316] James Mallahan Cain (1892-1977), nhà văn Mỹ, chuyên viết tiểu thuyết hình sự.

[←317] Humphrey Bogart (1899-1957), diễn viên huyền thoại của điện ảnh Hoa Kỳ, đóng vai chính trong phim Casablanca.

[←318] Katherine Hepburn (1907-2003), nữ diễn viên xuất sắc của điện ảnh Hoa Kỳ, bốn lần đoạt giải Oscar.

[←319] William Claude Dukenfield (1880-1946), diễn viên hài kịch, nhà văn Mỹ.

[←320] Chỉ các họa sĩ không chuyên, không học từ trong trường lớp và thường vẽ vào lúc rảnh rỗi, như một sở thích riêng.

[←321] Xem “The Hot-Rod Culture” (Văn hóa xe Hot-Rod) của Eugene Balsley, trên tạp chí American Quarterly, II, 1950, 353. (TG)

[←322] Kinh nghiệm chiến tranh có vẻ đã củng cố niềm tin rằng có ít nhu cầu thực tế cho các liệu pháp thử thách như vậy vì lợi ích của sản xuất hay tiến hành chiến tranh. Hóa ra kiểu ngoại tại định hướng tính cách học và sự dửng dưng chính trị không bao hàm một sự thiếu khả năng chịu đựng nhọc nhằn thân xác. Đã có những nỗ lực xem quân nhân như thể anh ta đang ở Mỹ, có Coca-Cola, có chương trình radio, có chương trình giải trí từ quê nhà. Rõ ràng sự “mềm mỏng” như vậy không ngăn trở sức chiến đấu. Tính dễ bảo của người Mỹ giúp xây dựng được một đội quân dựa trên thứ bậc không nhiều bằng dựa vào tinh thần nhóm. Tính dễ bảo, sự tinh thông máy móc, các kỹ năng xã hội rộng và trình độ học vấn cao giúp huấn luyện nhanh chóng quân nhân cho các quân chủng và nhiệm vụ đa dạng lạ lùng của chiến tranh hiện đại.

[←323] Charles Livermore, trước đây là một cán bộ thuộc CIO, gần đây kêu gọi tôi chú ý đến việc công nhân ô tô Detroit khước từ ngay đồ nội thật Grand Rapids bọc dày cộm. Nhiều người trong vài năm qua đã ưa chuộng thiết kế hiện đại. (TG)

[←324] Sự tương tự hiện có mà gần gũi nhất với “tự do hàng hóa” này có lẽ là cô thủ thư hàng xóm, người có thể giúp trẻ em tìm đường đến với sách vở vì cô có vẻ không tuân theo quy tắc trực tiếp của uy quyền nhà trường và gia đình, vì cô thường thực lòng quan tâm giúp đỡ hơn là ép buộc trẻ em, và bởi vì cô thường thuộc nền tảng nội tại định hướng nên cô không nhất quyết phải cá nhân hóa mối quan hệ với đứa trẻ. (TG)

[←325] Không nên xem việc tôi nhấn mạnh xuyên suốt vào truyền thông đại chúng và hàng hóa sản xuất hàng loạt như là sự ngầm phủ nhận tầm quan trọng của mỹ thuật truyền thống. Đúng hơn, nỗ lực của tôi là hướng đến sự lấp khoảng cách vẫn được cho là tồn tại giữa văn hóa có đẳng cấp và văn hóa đại chúng. Theo tôi thấy, hình như mối tương quan giữa văn hóa đẳng cấp cao và văn hóa đại chúng đầy những triển vọng khả quan bất chấp nỗi sợ hãi, thói hợm hĩnh và phản trí thức vốn rất thường xuyên hoành hành để kiềm chế sự chuyển dịch dễ dàng giữa hai văn hóa này. (TG)

[←326] Alexis de Tocqueville: Nền dân trị Mỹ, sđd, tr. 866.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.