Xử Thế Trí Tuệ Toàn Thư - Thuật Nói Chuyện
Chương 8: Đặt Vào Chỗ Chết Mà Vẫn Sống
Đại tướng Hàn Tín dưới thời Lưu Bang, rất giỏi dùng binh tác chiến. Có một lần Hàn Tín dẫn đầu mấy vạn binh mã của Hán Vương Lưu Bang tác chiến với quân Hạng Vũ nhiều gấp mấy lần quân mình. Trước sự công kích kịch liệt của quân địch, Hàn Tín lệnh cho quân đội giãn quân đánh bên sườn. Khi đang lui đến bờ một con sông, Hàn Tín để quân sĩ đem lương thực đốt đi và mang nồi, bát mâm đập vỡ làm đắm thuyền ở bờ sông. Binh sỹ bị rơi vào cảnh tuyệt vọng thì lòng dũng cảm tăng lên, phấn đấu giết địch, cuối cùng đã đại thắng quân Hạng Vũ, đây là binh pháp nổi tiếng trong quân sự; phá đập dìm thuyền, thế trận sinh tử hoặc nói rằng đặt vào chỗ chết mà vẫn sống, hoặc nói rằng binh thương tất thắng.
Khi nói chuyện, có lúc cũng bị dồn vào chân tường; lúc này, đối mặt với thế tấn công dồn ép của đối phương, buộc phải cố gắng hết mình mới có thể tìm ra lối thoát, không bị thất bại. Muốn có thể trong thời khắc quan trọng nhất ấy khiến mình đứng được vào chỗ chiến thắng tất nhiên mình phải có luận cứ đầy sức mạnh, hoặc phải có thẻ bài vua ban để ép đối phương khiến đối phương phải thoả hiệp. Xin hãy xem ví dụ “Đường Duy không làm nhục sứ mạng” nổi tiếng dưới đây:
Đường Duy không làm nhục sứ mạng
Thời Chiến Quốc, các nước cùng tranh hùng xưng bá nên chiến tranh liên miên. Để mình chiến thắng trong cuộc tranh hùng này, các nước chư hầu đều lôi kéo hàng loạt các vị quan thần giỏi tính mưu bày kế.
Một hôm, Tần Vương cử người đi nói với An Lăng Quân là Tần Vương nguyện đổi 500m đất lấy An Lăng. An Lăng Quân lời lẽ nhẹ nhàng từ chối: “Ơn đại vương chiếu cố nguyện dùng vùng đất lớn đổi lấy An Lăng nho nhỏ của thần thật là tốt. Nhưng, vùng đất của thần là do tổ tiên truyền lại cho, thần không dám tự tiện đổi, xin đại vương xá tội” Tần Vương sau khi biết chuyện rất không vui. Để thuyết phục Tần Vương, An Lăng Quân cử Đường Duy đi sứ sang Tần. Đường Duy đến Tần trước tiên bái kiến Tần Vương, Tần Vương rất ngạo mạn nói với Đường Duy: “Ta dùng 500 m đất để đổi lấy An Lăng, An Lăng Quân đã cự tuyệt ta, đây là đạo lí gì? Hơn nữa nước Tần đã tiêu diệt nước Hàn, Nguỵ, An Lăng chỉ có chu vi 50m sao tồn tại nổi, điều này là bởi ông ta là người cẩn thận, cho nên ta không để bụng. Giờ đây ta dùng lớn gấp mười lần để đổi lấy An Lăng vậy mà ông ta lại đi ngược lại ý ta, đây đúng là coi thường ta rồi.”
Xem ra, đây chính là quy luật “nước yếu không ngoại giao, lực lượng là tất cả” đã sớm thịnh hành từ thời xưa. Cái logic lực lượng mạnh mà vua Tần vận dụng là logic cường đạo trần trụi: Ta lực lượng lớn, ngươi phải nghe theo, ta muốn đổi thì ngươi phải đổi. Kỳ thực là dùng chữ “đổi”, chẳng qua để nghe lọt tai, trên thực tế là lấy mạnh ép yếu. Hãy xem Đường Duy trả lời như thế nào. “Không, không thể là như vậy. Đất An Lăng Quân là kế thừa từ tổ tiên, muốn mãi mãi giữ gìn nó, có đổi 1000m cũng không dám đổi hơn nữa chỉ là 500m?”
Câu trả lời rất bình thường đã nói rõ nguyên nhân. Tần Vương kiêu ngạo nghe đâu có lọt tai? Do đó, Tần Vương bị khéo léo cự tuyệt không khỏi tức giận, trắng trợn uy hiếp bằng vũ lực nói: “Ngươi đã nghe qua thiên tử nổi giận thì như thế nào chưa?”
“Thần chưa từng nghe qua.” Đường Duy đáp.
Tần Vương nói: “Thiên tử khi nổi giận sẽ khiến trăm dặm đầu rơi, máu chảy nghìn mét.”
Cuộc nói chuyện đến đây dường như không còn đường thoái lui, nếu không muốn chuốc lấy cái chết thì phải chịu khuất phục dưới sự uy hiếp vũ lực trắng trợn của Tần Vương và đáp ứng việc đổi An Lăng. Nhưng Đường Duy thì không, ông muốn lâm vào chỗ chết để tìm sự sống nên nói: “Đại vương đã từng nghe nói về sự tức giận của những người dân bình thường chưa?”
Tần Vương chẳng mảy may suy nghĩ nói: “Những người dân mặc quần áo bình thường ấy tức giận, chẳng qua là bay mất mũ, tay không chân trần, đâm đầu xuống đất thôi.”
Đường Duy nói với Tần Vương: “Đó chẳng qua là sự giận giữ của một người dân bình thường, không phải là sự tức giận của một nhân sỹ. Đại vương đã từng nghe qua, khi Chuyên Thế công khai hành thích Ngô Vương Liêu thì Huệ Tinh lướt qua trăng sáng, khi nhiếp chính là Nghiêm Trọng Tử giết Hàn Khôi, cầu vồng trắng xuyên qua mặt trời. Khi thích khách muốn giết con trai của Ngô Vương Liêu Khánh Hỷ, con chim ưng xan đậu xuống trước điện. Ba vị đó là nhân sỹ áo vải, cơn thịnh nộ dâng đầy trong lòng họ còn chưa phát ra, hôm qua là dấu báo hiệu trước, bây giờ thêm thần sẽ thành người thứ tư rồi. Nếu như các nhân sỹ áo vải đó nổi giận, thi thể gục ngã chỉ có hai chiếc, máu chảy không quá năm bước, nhưng người khắp thiên hạ đều mặc áo tang . Bây giờ đã đến lúc rồi ?”
Nói xong, Đường Duy rút bao kiếm, nhảy lên.
Hoá ra, Đường Duy với thẻ bài vua ban dùng khi sống chết trong gang tấc, lấy cái chết để liều mạng với Tần Vương, xem Tần Vương bạo ngược có biết điều hơn không? Không thể ép người quá mức như vậy!
Quả nhiên, chí khí ngang ngược của Tần Vương nhụt hẳn, Tần Vương sợ đến thất sắc, quỳ xuống vái lạy và vội vàng xin lỗi Đường Duy. “Xin mời ông ngồi. Tôi đã rõ rồi, Hán, Nguỵ hai nước đó sở dĩ diệt vong còn An Lăng tuy chỉ có 50m vẫn tồn tại là do có ngài à?”
Xin hãy xem câu chuyện trong “Tả truyện, Chiêu công năm thứ 5”
Sứ giả của Ngô đến Sở
Năm thứ năm đời Lỗ Chiêu Công, đại quân Sở Linh Vương chinh phạt Ngô, Ngô Vương phái em trai Quyết Do đến khao quân Sở, ý Ngô Vương là trước lễ sau binh, không muốn bỏ qua dù một tia hi vọng hoà bình. Nhưng khi Quyết Do vừa đến doanh trại quân Sở đã bị bắt giữ, Sở Vương lập tức muốn giết Quyết Do để tế trống. Trước khi tế trống, Sở Vương cười lớn hỏi Quyết Do: “Các ngươi lần này đến, đã xem bói qua chưa?”
“Thực sự bói qua.” Quyết Do trả lời.
“Bói may mắn không?” Sở Vương hỏi.
“Là may mắn.”
“Ha, ha, ha, thật là buồn cười, chết đến nơi rồi mà vẫn còn nói may mắn, ngươi xem, ngay cả con rùa của các ngươi cũng không linh nghiệm, may mắn ư? Đầu ngươi lập tức rơi xuống đất, chúng ta dùng máu của ngươi tế trống. Đợi sau khi tế trống xong ta sẽ giết các ngươi không còn một mảnh giáp.” Sở Vương nói.
Trong lúc ngàn cân treo sợi tóc có thể cứu mình chỉ có dựa vào miệng ba tấc lưỡi, hoặc là ngồi đợi chết, hoặc là vẫn tìm thấy sự sống trong chỗ chết, có thẻ “bài vua ban” nhất định khiến Sở Vương thu hồi mệnh lệnh, nếu không thì làm sao đứng trước Sở Vương mà nói may mắn đây?
Ông ta tự có lí lẽ riêng: “Xin đại vương nghe thần giải thích. Chúng tôi nghe nói quý quốc muốn dùng binh ở tệ quốc để giữ rùa bói hỏi. Bồ Từ nói: “Nếu đến khao quân đối phương trước tiên xem thái độ Sở Vương, sau đó có thể chuẩn bị. Bồ Tử nói rất có lí nếu như đại vương dùng lễ đãi sứ thần chúng tôi mà lơi lỏng quân bị, đất nước sẽ diệt vong. Giờ đây đại vương muốn chém đầu sứ thần, muốn lấy máu tôi tế trống. Như thế, nhất định nước tôi sẽ tăng cường quân bị, đất nước tôi tuy lực lượng mỏng yếu, nhưng sau khi có sự chuẩn bị đầy đủ đất nước tôi còn có thể khiến quý quân biết khó phải lui. Điều này lẽ nào chẳng phải là quẻ bói đại cát sao?”
Sở Vương cảm thấy lời nói của Quyết Do rất có lí, thế là nhẫn nại nghe Quyết Do nói: “Hơn nữa, chúng tôi phải bói, vẫn là xã tắc nước Ngô an nguy, chứ không phải là sự sống chết của sứ giả. Chết đi một vị sứ giả khiến cho cả nước vững như thành, mọi người đồng lòng, do đó mà quốc gia được bảo toàn, điều này lẽ nào không phải là một công dụng lớn nhất của quẻ bói may mắn? Nhưng nói thực là quẻ may hay quẻ xung, ai có thể xác định chắc chắn nó trong một hoàn cảnh đây. Nếu nói về việc quý quốc, năm nay quý quốc và Tấn đại chiến ở Thanh Báo, trước việc này bói là may mắn mà sau đó lại đại bại. Nhưng trận chiến lần thứ hai của quý quốc sau này lại đại thắng. Như vậy các ngài nên đánh giá quẻ bói của các ngài như thế nào? Các ngài cho rằng nó linh nghiệm hay không linh nghiệm? Với lí lẽ như vậy, rùa bói của nước Ngô ta cũng không chắc chắn trong trận chiến này ứng nghiệm hay không.”
Sở Vương sao lại không nghe ra tiếng đàn lạc dây của Quyết Do đây? Quyết Do, ngươi chẳng phải là nói ta “giết ngươi đi sẽ tăng ý chí chiến đấu của Ngô quốc, mặc dù lần này chinh phạt nước Ngô đại thắng thì khó đảm bảo sau này không bị bại trong tay họ.” Nhưng mà Quyết Do, ngươi nói rất đúng và có lý.
Quyết Do không bỏ lỡ thời cơ nói tiếp: “Một người chết thì sẽ ra sao, chẳng ai biết cả. Thần chết rồi sẽ chẳng có cảm giác gì, mang máu của thần trát lên trống của các ngài thì chẳng có tác dụng gì. Nếu như thần chết mà vẫn còn có chút cảm giác thì thần nhất định sẽ khiến cho trống chiến của các ngài khi đánh chẳng kêu lên được.”
Sở Vương đắn đo trước câu nói của Quyết Do, cảm thấy rất có lý, và càng cảm thấy chinh phạt Ngô là quá liều lĩnh, nhân cục diện giờ đây có thể thay đổi thì thả cho anh ta.
Như vậy Quyết Do nhờ ba tấc lưỡi, làm một trận sống chết, vận dụng trí lực để lui quân Sở, khiến Ngô Sở hai nước thoát khỏi cảnh binh đao.
Giao ngọc bích về Triệu
Thời kỳ Chiến Quốc, danh thần nổi tiếng nước Triệu Lạn Tương Như có thể nói là một người thấy cái chết không hề run sợ, là một cao thủ đặt vào chỗ chết mà vẫn sống. Khi Triệu quốc có được viên ngọc Hoà Thị có giá trị liên thành và việc này bị Tần Chiêu vương biết được, vua Tần phái sứ thần đến Triệu quốc yêu cầu lấy mười lăm thành trì đổi lấy Hoà Thị ngọc. Triệu Huệ Văn vương và các đại thần đều cho rằng Tần vương không thể lấy mười lăm thành trì đổi lấy Hoà Thị Ngọc và cảm thấy tự đắc về bảo bối này. Nhưng vì khiếp sợ lực lượng mạnh của Tần quốc nên quyết định cử một sứ thần mang Hòa Thị ngọc đến Tần Quốc, tuỳ cơ hành sự. Do đó, Lạn Tương Như tiếp mệnh đi sứ sang Tần quốc.
Lạn Tương Như sau khi đi đến Tần quốc, Tần Chiêu vương cậy mạnh ép yếu không coi sứ thần là gì trong mắt. Tần vương cố ý đón tiếp sứ thần không đúng lễ nghi mà còn ở trướng – nơi diễn trò – tiếp nhận Lạn Tương Như, thái độ thật nghiêm khắc. Lạn Tương Như tuy rất tức giận nhưng vẫn nhẫn nại dâng ngọc cho Tần vương. Tần vương sau khi nhận ngọc, nhìn săm soi rồi truyền cho các mỹ nữ bên cạnh xem và cười lớn, không hề nói đến việc đổi thành trì lấy ngọc. Lạn Tương Như rất biết nếu trước một Tần vương ngang ngược thì việc thỉnh cầu ông ta ra ân là việc không thể, duy chỉ có ở thế trận sống chết mới có thể khiến mình đặt vào chỗ chết mà sống và không làm nhục sứ mệnh. Do đó, Lạn Tương Như nghĩ kế trong lòng, dần bước đến trước nói với Tần vương: “Trên ngọc có tỳ vết, xin hãy để thần chỉ cho đại vương xem.” Tần vương không biết đó là mưu kế, tiện tay đưa ngọc lại cho Lạn Tương Như. Tương Như đón ngọc rồi lui xuống tức giận nói với Tần vương: “Tần vương muốn có được ngọc thì cử người đến báo tin cho Triệu vương.” Triệu vương mời các quần thần đến thương nghị, mọi người đều nói: “Tần vương lòng tham, lại ỷ vào thế mạnh, muốn bằng một câu nói sáo rỗng để đổi lấy Hòa Thị ngọc e rằng không được.” Mọi người thương nghị đều không muốn mang ngọc cho Tần vương. Thần cho rằng những người bình thường đều không thể lường gạt, huống hồ là vua của một nước? Hơn nữa, thần cho rằng vì ngọc mà khiến cho cả một nước mạnh không vui thì không được. Thế là Triệu vương trai giới năm ngày, bảo thần mang ngọc đích thân tặng cho đại vương. Điều này là vì sao đây? Là vì tôn trọng uy vong của đại quốc mà thể hiện sự kính trọng. Sau khi bề tôi đến nước Tần, đại vương chỉ trong cung điện bình thường tiếp thần mà không chú ý lễ nghi, thái độ rất ngạo mạn; có được ngọc tuỳ ý đưa cho mỹ nhân xem, lấy đó để trêu đùa thần. Thần thấy đại vương không có thành ý đổi thành trì cho Triệu quốc, cho nên thần mới mang ngọc về. Nếu như Đại vương nhất định muốn ép thần thì hôm nay, đầu của thần và ngọc sẽ cùng vỡ vụn!”
Để mọi người thấy được Tần vương ép ông ta, ông ta sẽ lập tức đâm đầu. “Cách đưa vào thế trận sống chết, Tần vương chẳng phải là muốn được ngọc sao? Vậy ta lấy ngọc để ép Tần vương khiến hắn không dám hành động thiêu suy nghĩ, bởi biết là hắn sợ đánh chuột vỡ chĩnh!”
Quả nhiên, tuyệt chiêu của ông rất hiệu quả. Tần vương thật sự sợ Lạn Tương Như và ngọc cùng mất, Lạn Tương Như mất thì không sao, nhưng viên ngọc đáng quý đó mà mất thì thật đáng tiếc. Do đó, Tần vương vội vàng sửa đổi thái độ, sắc mặt vui vẻ nói với Lạn Tương Như đâu cần phải như vậy và lập tức cho người mang bản đồ tới, chỉ ra mười lăm thành trì trên bản đồ cho Triệu quốc. Tương Như trong lòng đã rõ, đây chẳng qua là Tần vương muốn có ngọc mà đùa giỡn mà thôi. Lạn Tương Như để giữ Tần vương nên đã không làm căng sự việc, thế là hoàn toàn không nói thẳng đập vỡ mà thay đổi sách lược. Ông nói với Tần vương: “Hoà Thị là bảo bối mọi người đều biết, Triệu vương vì sợ đại vương nên không dám không dâng. Triệu vương khi dâng ngọc đã trai giới năm ngày. Bây giờ đại vương cũng cần trai giới năm ngày, đồng thời phải cử hành chín đại lễ tiếp đón sứ quan thì thần mới dám dâng ngọc”. Tần vương suy nghĩ một lát, biết không thể đoạt bằng sức mạnh, nhưng chẳng biết làm sao đành phải đáp ứng yêu cầu của Tương Như, và xếp đặt ông vào nhà, tiếp đón quan sứ cao cấp.
Tương Như dự liệu cho dù Tần vương trai giới năm ngày, chắc chắn sau khi có được Hoà Thị ngọc sẽ chối và cự tuyệt giao thành cho Triệu -Vương. Do đó, Tương Như bí mật cử người thủ hạ đi cùng cải trang giống người dân nước Tần giấu Hoà Thị ngọc trong bụng bí mật theo đường nhỏ trốn về nước, giao cho Triệu vương.
Cuối cùng, Tương Như nghĩ cách khiến Tần vương không khép ông vào tội lừa vua, và bình yên quay trở về Triệu. Tương Như cuối cùng không làm nhục sứ mạng “giao ngọc về Triệu”
Bí mật trúng cử của binh sỹ
Nghệ thuật nói vận dụng thế trận sống chết thường có thể mang đến hiệu quả không ngờ. Một binh sĩ của Mỹ đã dùng cách này để đánh bại anh hùng chiến tranh tranh cử quốc hội cùng với anh ta. Thắng lợi dự tính này hoàn toàn không phải là nói mò mà là sự thực vô cùng chính xác. Sau chiến tranh Nam Bắc Mỹ, một người binh sĩ bình thường John Eron trong nội chiến đã tranh cử nghị viện quốc hội Mỹ với vị tướng quân anh hùng Tak. Về địa vị và thành tích thì Jonh Eron này không sánh được với tướng quân. Nhưng qua lần diễn thuyết tranh cử, người binh sĩ đã giành thắng lợi, hãy xem trận chiến bằng lời nói của hai người như thế nào:
Vị tướng quân công tích nổi tiếng đã từng ba lần là nghị viện quốc hội khi diễn thuyết tranh cử đã nói: “Còn nhớ vào một buổi tối mười bảy năm trước đây, tôi đã từng dẫn quân chiến đấu kịch liệt ở núi: Sau khi trải qua trận đấu kịch liệt, tôi ở trong rừng núi ngủ cả một buổi tối. Nếu như mọi người chưa quên thì lần đó rất gian khổ, xin mọi người đừng quên nỗi vất vả khó khăn khi đó. Ăn gió nằm sương mà tạo ra được nhiều chiến công.” Tướng công đã đưa ra chiến tích của mình, muốn nhân dân tin tưởng mình, quả nhiên gây xúc động và nhận được tràng vỗ tay hoan nghênh.
Người binh sỹ biết thành tích và địa vị không bằng tướng quân, lẽ nào lại như vậy mà đầu hàng sao? Không, nhất định phải vào thế trận sống chết, tướng quân chẳng phải là có chiến công sao, nhưng chiến công ngài từ đâu ra vậy? Nếu rời xa những người binh sỹ dũng cảm ở tuyến trước thì ngài có lập chiến công không? Tướng quân thật sự không bằng Napoleon trên núi Alpes tự khoe khoang sự vĩ đại, nếu như ông ta rời binh sĩ sau mình thì còn nói “cao hơn núi Alpes”, đây chắc chắn là lời nói loạn ngôn. Tướng công vì sao chỉ nói chiến công của mình mà không nói đến binh sỹ phía sau mình? Đúng, tôi hiện giờ ở thế kém ngài. Sau khi suy nghĩ chắc chắn, vị quân sỹ phát biểu:
“Thưa đồng bào, tướng quân Tak nói không sai; quả thực trong trận chiến đấu lần đó ông đã lập được kỳ công. Tôi lúc đó chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt, thủ hạ dưới của ông ta. Tôi cũng đã cùng với ông ta vào sinh ra tử, xung vào trận. Nhưng, khi ông ta đang ngủ yên trong đám cây, tôi vẫn phải vũ trang đầy đủ đứng ở hoang mạc nếm đủ gió rét sương lạnh, bảo vệ ông ta ngủ yên.”
Vị binh sỹ vừa nói ra lập tức được nhân dân vỗ tay nhiệt liệt. Người dân bầu cử đương nhiên thích tư tưởng của người binh sỹ. Vị tướng quân tuy khổ nhưng vẫn còn được ngủ yên trong đám cây, vị binh sỹ này phải đứng bảo vệ ông ta. Nếu nói buổi chiều chiến đấu hôm đó thì “công tích” của người binh sỹ lớn hơn vị tướng quân rất nhiều. Do đó, những người bầu cử chuyển sang ủng hộ người binh sỹ và cuối cùng để anh ta toại nguyện vào làm nghị sĩ Quốc hội.
Mã Dần Sơ đọ gan lời nói
Nhà giáo dục nổi tiếng Trung Quốc, ông Mã Dần Sơ cũng đã từng vận dụng các thế trận sống chết đọ gan:
Tháng 11-1930, đúng lúc đảng Quốc Dân phát động đêm trước cao trào phản cộng lần thứ hai. Một hôm, “hội giáo dục viên chức Xung Hoá” trong lần quốc khánh trọng thể đã tổ chức “Tuần toạ đàm” và mời Mã Dần Sơ giảng về “Vấn đề kinh tế thời chiến”. Cả hội trường ngồi yên lặng, Mã Dần Sơ bước lên bục giảng và nói: “Các anh em đã mang con trai con gái đến đây, hôm nay tôi sẽ giảng thuyết cho các bạn một vài điều từ đáy lòng ! Để kháng chiến, bao nhiêu người ở tiền tuyến hy sinh, những văn nhân chúng ta cũng không đáng tiếc nếu chết ở hậu phương.”
Thế trận sống chết này đã rõ ràng, khiến cả hội trường đều rất kinh ngạc,và cũng khiến cho đặc vụ của Quốc Dân Đảng trong hội trường tròn mắt. Sau đó, Mã Dần Sơ dùng các tài liệu đã rõ ràng chứng minh hành động xấu xa của Tứ đại gia tộc “lợi dụng quyền thế vét của cải của quốc gia và mang gửi ra ngân hàng nước ngoài.” Mã tiên sinh đã lớn tiếng kêu gọi mọi người từ Khổng Trường Hy, Tổng Tử Văn bắt đầu trưng thu “thuế tài sản tạm thời”, và yêu cầu những tài sản bất nghĩa của những nhà giàu có đó trưng thu làm kinh phí kháng Nhật. Vừa lúc đó, hội trường có kẻ gây rối, Mã Dần Sơ vẫn lớn tiếng, không hề run sợ: “Tưởng uỷ viên muốn tôi đến gặp ông ta, vì sao ông ta không đến gặp tôi hả? ở Nam Kinh, tôi đã dạy anh ta, lẽ nào học sinh thì không gặp được thầy sao? Anh ta không dám đến gặp ta chính là anh ta sợ chủ trương của ta. Có người nói anh ta là “anh hùng dân tộc”, xem ra nhiều lắm cũng chỉ là một “anh hùng gia tộc”. Bởi vì anh ta bảo vệ gia tộc thân thích của mình, gây nguy hại cho quốc gia dân tộc. Cảnh sát trong hội trường, ông hiến binh, các ngài bắt tôi hả? Vậy hãy nhẫn nại một chút, đợi tôi giảng xong sẽ đưa tay chịu trói.”
Mã Dần Sơ trước quốc nạn và cảnh chính phủ Quốc Dân Đảng phản động, ông đã không tiếc tính mạng của mình, đã sử dụng thế trận sống chết chỉ trích hành vi và mưu đồ xấu xa của Tứ đại gia tộc vơ vét của cải trong cảnh quốc nạn, ông đã thể hiện phong cách con người cách mạng cao quý.
Vận dụng cách vào thế trận sống chết cần phải phát huy sự thông minh, tài trí đặc biệt của bản thân mới có thể tìm ra con đường của mình từ trong ngõ cụt, mới “đặt vào chỗ chết mà sống”. Hàn Tín là thuỷ tổ của phương pháp vào thế trận sống chết, tự nhiên khéo léo thoát được trong thế trận sống chết đó.
Hàn Tín khéo léo đáp Lưu Bang
Một lần, Cao Tổ Lưu Bang và Hoài Dương Hầu Hàn Tín nói chuyện phiếm, thảo luận về vấn đề bản lĩnh của tướng lĩnh. Lưu Bang hỏi Hàn Tín:
“Tài năng của ta có thể chỉ huy bao nhiêu quân?”
“Bệ hạ nhiều nhất có thể chỉ huy mười vạn binh mã.” Hàn Tín đáp.
“Ngươi có thể chỉ huy bao nhiêu quân hả?” Lưu Bang hỏi.
“Số binh mã mà thần chỉ huy càng nhiều càng tốt.” Hàn Tín đáp.
Lưu Bang nghe rất không vui thế là lại hỏi: “Nếu là như vậy thì ngươi sao mà trở thành bộ hạ của ta được?”
Hàn Tín nhanh nhạy đáp: “Bệ hạ không giỏi về dẫn quân nhưng lại giỏi về lãnh đạo. Đó chính là nguyên nhân mà Hàn Tín trở thành thuộc hạ của bệ hạ, hơn nữa tài năng của bệ hạ là trời sinh, người thường không thể làm được.”
Hàn Tín giỏi về dùng binh, nhiều lần phá địch, lập nhiều chiến công hiển hách cho vương triều Lưu. Do đó, ông rất tự phụ, tự ngạo về công tích, với tấm lòng như vậy thì khó tránh có lúc sẽ bộc lộ không ở trước mặt hoàng thượng. Giờ thì không, với vấn đề tài năng dẫn quân, Hàn Tín nói để lộ, một câu phản vấn của Lưu Bang thì sẽ dồn Hàn Tín vào đường cùng, ngươi giải thích sao đây, ngươi chỉ huy binh mã như vậy sao lại làm thuộc hạ của ta. Nhưng Hàn Tín chính là Hàn Tín, binh pháp thế trận sống chết rất thành thục, nên nóng lòng nói: “Bệ hạ giỏi lãnh đạo đại tướng”, “Tài năng này mới là trời sinh” chẳng phải là nói được Lưu Bang hài lòng, bớt giận mà thoát hiểm.
Kỷ Vân khéo léo giải thích “giả đầu tử”
Vị học sĩ viện hàn lâm thời vua Càn Long có khả năng hùng biện, nhưng có một lần do lỡ lời, suýt nữa bị hoàng đế Càn Long xử tử, nhưng ông vào sinh ra tử cuối cùng đặt vào chỗ chết mà sống.
Giữa mùa hè, Kỷ Vân người béo nên cổ áo để trần lưng, để bím tóc lên đỉnh đầu, dựa vào án đọc sách (bốn kho toàn sách), bỗng nhiên hoàng đế Càn Long đi đến viện. Ông mặc áo không kịp bèn trốn vào dưới án, kéo vải bàn lại, muốn đợi hoàng thượng đi rồi thì sẽ chui ra. Ai ngờ hoàng đế Càn Long nhìn thấy. Càn Long ngồi xuống, tỏ ý trái phải yên tĩnh. Kỷ Vân không thấy động tĩnh gì và nóng quá không chịu nổi bèn thò đầu ra hỏi: “Lão đầu tử (lão già) đi rồi hả?”
Câu nói đó làm Càn Long nổi giận: “Kỷ Vân, ngươi thật vô lễ, cái gì, lão đầu tử? Ngươi dựa vào cái gì mà gọi ta là lão già, giải thích không được ta sẽ xử tử.”
Kỷ Vân lúc này quả thật bị dồn đến chân tường; cơ hội duy nhất chỉ có thế vào thế trận sinh tử, nhất định phải nắm chắc cơ hội. Kỷ Vân rốt cuộc vẫn là Kỷ Vân, đại nạn lâm đầu dựa vào miệng lưỡi nhạy bén khéo léo.
Lão đầu tử (lão già), mấy từ này là đại gia công nhận, thần không đặt ra. Cho phép thần nói: “Hoàng đế xưng vạn tuế, há chẳng phải nói lão sao? Hoàng đế đứng cao nhất nước há chẳng phải là đầu sao? Hoàng đế là thiên tử há chẳng phải là tử sao? Lão đầu tử, ba từ này là gọi tắt.”
Càn Long nghe xong, không kìm được cười lớn bèn chuyển giận thành vui nói: “Đúng là Kỷ Vân giỏi hùng biện, Tô Tần, Trương Nghi sống lại cũng không thể bằng, trẫm chịu ngươi rồi?”
Kỷ Vân nhờ miệng lưỡi sắc nhọn đã cứu được tính mạng.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.