Xử Thế Trí Tuệ Toàn Thư - Thuật Nói Chuyện
Chương 2: Gió Chiều Nào Che Chiều Đấy
Cái gọi là gió chiều nào che chiều đấy chính là tìm ra nguyên nhân để giải thích trong những lúc lâm vào thế bí. Cách này rất có ích trong những lúc gặp bối rối do nói năng lỡ lời.
Có câu chuyện rằng trong thời kỳ Dân Quốc, một ông chỉ huy đã triệu tập thuộc hạ để tập huấn. Ông ta nói “văn mặc chi sĩ” thành “văn hắc chi sĩ” làm cho mọi người ngồi ở dưới cười chế giễu. Anh thư kí đứng đằng sau ông ta nói nhỏ với ông: “Đại nhân, vừa xong ngài nói nhầm chữ “mặc” trong “văn mặc chi sĩ” thành “hắc”, cho nên họ cười ngài”. Nhà quân phiệt phản ứng lại rất nhanh: “Tôi không biết các anh cười cái gì, có phải cười tôi nói “văn mặc chi sĩ” thành “văn hắc chi sĩ” không? Các anh tưởng tôi không biết các anh là “văn mặc chi sĩ” à? Đó là tôi chê các anh, có ý giúp các anh bỏ đi chữ Thổ, tôi hi vọng các anh đều có phong cách ‘văn mặc chi sĩ’”
Vị chỉ huy này tuy không biết “văn mặc” nhưng rất giỏi mệnh lệnh, câu nói này giải thích rất đàng hoàng cho câu nói hớ của ông, nghe thấy có vẻ rất có lí, vì thế đã giúp ông thoát khỏi thế bí.
Xin hãy xem câu chuyện “nữ học sinh giải thích tam cương” dưới đây:
Trong cuộc tranh tài về trí tuệ, người dẫn chương trình hỏi: “Tam cương” trong “Tam cương ngũ thường” là gì?
Một nữ học sinh nhanh nhẩu liền trả lời: “Thần vi quân cương, tử vi phụ cương, thê vi phụ cương.”
Câu trả lời của cô làm đảo lộn hết mối quan hệ giữa ba người, làm cho cả hội trường cười lớn. Cô học sinh này lập tức ý thức được lời mình đã lỡ lời, nhưng cô học sinh rất nhanh trí này liền tiện thể bổ sung luôn: “Tôi không biết có gì đáng cười. Cái tôi nói là “Tam cương” mới, chẳng lẽ tôi nói sai sao?”
Người dẫn chương trình cũng tin theo và nói: “Mời bạn giải thích “Tam cương” mới đó của bạn.”
Nữ học sinh này mới thong thả trả lời: “Vâng, chúng ta đều biết, bây giờ đất nước ta là gia đình của dân làm chủ, nhân dân làm chủ nhân, còn những người lãnh đạo bất kể chức to đến đâu đều là đầy tớ của nhân dân. Điều này há chẳng phải là “thần vi quân cương” sao? Chúng ta cũng biết rằng hiện nay, nước ta thực hiện kế hoạch hoá gia đình cho phép một cặp vợ chồng chỉ được sinh một con, cho nên những đứa trẻ bây giờ càng trở thành những hoàng đế nhỏ, công chúa nhỏ trong nhà. Điều này há chẳng phải “tử vi phụ cương” sao? Hơn nữa, cũng chẳng giấu giếm gì, trong rất nhiều gia đình, địa vị của người vợ cao hơn chồng rất nhiều “vợ quản chặt”, “người chồng cứng nhắc” ở đâu cũng có. Điều này há chẳng phải “thê vi phụ cương” sao?”
Lời nói chưa dứt, mọi người đều vỗ tay hoan nghênh khả năng ứng biến và tài ăn nói của cô nữ sinh này. Cô đã biện hộ cho sự lỡ lời của mình bằng cách “gió chiều nào che chiều ấy”, không những tự thoát khỏi thế bí mà còn làm cho không khí của cuộc thi trở nên sôi nổi.
Một nhà văn nước Anh là Dickens cũng đã từng dùng cách nói hài hước “gió chiều nào che chiều ấy” để tự thoát khỏi thế bí.
Có một hôm, nhà văn nổi tiếng người Anh này đang ngồi câu cá ở bờ sông, đột nhiên có một người lạ đi đến trước mặt ông ta hỏi: “Sao, ông ngồi đây câu cá à?”
Dicsken không suy nghĩ mà nói luôn: “Đúng vậy, hôm nay thật xui xẻo, câu mãi mà chẳng được con cá nào. Nhưng vào giờ này hôm qua, cũng ở đây tôi câu được mười lăm con cá.”
Người lạ mặt nói: “Thật sao? Hôm qua ông câu được nhiều nhỉ!”
Sau đó người lạ mặt hỏi: “Ông có biết tôi là ai không? Tôi là người chuyên kiểm soát việc câu cá ở đây, ông có biết không? Đoạn sông này cấm câu cá đấy!”
Nói rồi, anh ta lấy từ trong túi ra một tờ phiếu định phạt tiền.
Dickens ý thức được rằng vừa đã lỡ lời, liền nói với người lạ mặt: “Này anh đừng vội, tôi hỏi anh, anh có biết tôi là ai không?”
Người lạ mặt nhìn ông lắc đầu.
“Tôi chính là nhà văn Dickens, anh không thể phạt tôi. Anh biết đấy, những câu chuyện giả tưởng chính là tác phẩm của tôi đấy.”
Gặp phải nhà văn lớn như vậy, người lạ mặt phải làm thế nào? Đành phải để ông ta đi.
Còn có một thầy giáo giảng dạy về biểu diễn, trong lúc giảng bài không kiềm chế được nói ra. “Đàn ông chúng ta giống như ngón tay cái”, ông giơ cao ngón tay cái lên. “Còn như phụ nữ lại giống như ngón tay út”, ông ta lại giơ ngón tay út ra. Ý nghĩa trọng nam khinh nữ của ông ta là rất rõ ràng. Vì vậy, lời ông ta vừa dứt, cả hội trường liền xì xào đặc biệt là các thính giả nữ kịch liệt phản đối cách so sánh của ông ta.
Vị giáo sư này cũng ý thức được là mình nói lỡ lời. Tuy nhiên, giáo sư rốt cuộc vẫn là một giáo sư, biết cách phải xử lí như thế nào trong tình huống này, chỉ cần qua cách ông ta thong thả nói là biết: “Thưa các cô, các bà, mọi người đều biết ngón tay cái thì to khoẻ, còn ngón tay út thì nhỏ nhắn, linh hoạt, đáng yêu, không biết trong số các quý vị ở đây có ai muốn thay đổi?”
Chỉ với câu nói nhẹ nhàng đó, vị giáo sư này đã khéo léo làm dịu đi sự bất bình của các cô, còn các cô thì nhìn nhau mà cười.
Có lúc, nhiều người lại cố ý nói quá lên, làm cho người khác tức giận rồi sau đó mới khéo léo giải thích nguyên nhân vì sao nói vậy, vừa dập tắt được sự phẫn nộ của mọi người, đạt được mục đích giễu cợt người khác. Xin hãy xem câu chuyện “Đường Bá Hổ chế giễu tên địa chủ”:
Đường Bá Hổ là một tài tử phong lưu nổi tiếng, có tính cách rất phóng khoáng, thường dùng những lời hoa mỹ để chế giễu những tên địa chủ lắm tiền. Một lần, một lão địa chủ làm lễ mừng thọ cho mẹ của mình. Đường Bá Hổ rất ghét tên địa chủ bất nhân này, vốn không hề muốn đi, nhưng lại chợt nghĩ: “Sao không nhân cơ hội này để chơi tên địa chủ một vố?” Thế là ông liền nhận lời đi. Lão địa chủ rất khoái chí.
Đến hôm mừng thọ, người đến chúc thọ đông nườm nượp. Đường Bá Hổ cũng đến, lão địa chủ rất lịch sự, cung kính, sau đó mời Đường Bá Hổ vẽ chân dung cho mẹ mình. Đường Bá Hổ chẳng mấy chốc đã vẽ xong, mọi người đều khen ngợi, lão địa chủ rất hài lòng. Tại sao không hài lòng cơ chứ? Bà mẹ ở trong tranh rất tự nhiên, bên cạnh còn có cây đào, lại mang cả không khí chúc thọ nữa. Đường Bá Hổ nghe lời ca tụng tán dương xong liền nói với lão: “Tôi còn muốn đề một bài thơ.”
Lão mừng quá vội đồng ý.
Đường Bá Hổ vui vẻ cầm bút viết một câu lên bức tranh: “Bà lão này không phải là người.”
Mọi người đều kinh ngạc, còn lão địa chủ tức đến tái xám mặt mày, dám làm nhục mẹ của một địa chủ như ta trong dịp như thế này, Đường Bá Hổ, ngươi thật quá ngông cuồng, quá vô lễ, đang định nổi xung nhưng thấy Đường Bá Hổ lại viết tiếp một câu:
“Bà là Nam Hải Quan Thế âm.”
Mọi người đều tán thành, lão địa chủ trong lòng cũng dịu lại, so sánh mẹ lão với Quan Thế âm Bồ Tát đại từ đại bi thì lão không vui sao được. Đáng tiếc là tâm trạng vui vẻ này của lão chẳng duy trì được bao lâu thì lại bị Đường Bá Hổ viết tiếp một câu nữa, giận tím tái khó bình tĩnh lại. Thì ra Đường Bá Hổ lại viết một câu: “Sinh thằng con trai là tên trộm.”
“Vừa xong chửi mẹ ta, giờ lại ngang nhiên làm nhục ta, đây chẳng phải là “không biết phép tắc” sao? Hôm nay nhất định phải dạy cho tên tài tử thối tha kia một bài học mới được.” Nhưng vừa nhìn thấy câu thơ cuối cùng của Đường Bá Hổ là:
“Ăn trộm đào đến tặng mẫu thân.”
“Đây chẳng phải rõ ràng là ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của ta sao? Xem ra ta đã trách sai anh ta rồi.” Lão nghĩ thầm.
Đợi lúc Đường Bá Hổ làm thơ xong, lão địa chủ vô cùng cảm tạ, vội biếu rất nhiều bạc cho Bá Hổ, Bá Hổ cười cười và nhận lấy.
Đường Bá Hổ dùng cách nói “gió chiều nào che chiều ấy”, vừa chế nhạo được lão địa chủ, lại không làm mình rơi vào thế bí, khả năng nói lái đi của ông thật là cao siêu.
Ông Moushizhisu Sanmu, người kiệt xuất của phe bảo thủ ở Nhật Bản có lúc cũng gặp phải vấn đề khó xử, nhưng nhanh trí và khả năng ứng biến rất giỏi của ông đã giúp ông thay đổi được cục diện.
Một lần, một đoàn đại biểu phụ nữ đến thăm ông, trong lúc nói chuyện, một vị đại biểu đã hỏi ông một câu rất thiếu lịch sự: “Ông Sanmu, nhất cử nhất động của ông đều ảnh hưởng đến quốc gia đại sự , nhưng ông với hai nữ giúp việc lại qua lại rất thân thiết, thế là vì sao?” Bí mật đời tư của Sanmu sớm đã công khai. Câu hỏi này thật khó trả lời, liệu có liên quan đến đạo đức làm người của ông không? Nhưng những câu hỏi kiểu này không thể làm khó cho Sanmu, chỉ nghe ông ta ung dung trả lời là biết: “Những điều quý cô nói không hoàn toàn đúng, thực ra tôi có quan hệ qua lại mật thiết với không chỉ hai cô gái mà với cả hai cô gái kia.”
Câu trả lời của ông bỗng chốc làm cho vị khách kia sững sờ. Kì thực Sanmu đã gió chiều nào xoay chiều ấy, cố ý nói cho vị khách đó nghe, bởi lẽ ông có một lí do vô cùng xác đáng: “Năm người phụ nữ ấy lúc còn trẻ đều đã từng quan tâm chăm sóc tôi, bây giờ họ đều đã già cả rồi! Cô thử nói xem, lẽ nào tôi lại không quan tâm đến họ cả về vật chất lẫn tinh thần ư?”
Đứng trước một người trọng tình trọng nghĩa như thế, vị khách đó không những không chỉ trích ông được nữa mà ngược lại còn vô cùng kính trọng nhân cách cao đẹp của Sanmu. Đồng thời còn thay Sanmu thanh minh, cải chính, rằng cái gọi là tin đồn kia đơn thuần chỉ là sự bịa đặt, vu khống làm hại người tốt mà thôi?
Nhà ngôn ngữ, nhà văn, nhà viết tiểu thuyết võ hiệp đương đại rất nổi tiếng ở Trung Quốc: Kim Dung (bút danh Sát Lương Nhất Phố), trong các tiểu thuyết võ hiệp của mình đã cho chúng ta thấy những ví dụ đặc sắc về tính cách nói dựa theo ý người khác. Xin hãy xem một trích đoạn từ cuốn “Thiên Long Bát Bộ”:
Bao Bất Đồng là kẻ thích đùa và cũng rất hay dựa vào lời nói của đối phương mà châm chọc. Khi nghe Tiết Mộ Hoa nói: “Hàm Cốc Bát Hữu” – tám người bọn họ hôi hám rất hợp nhau.
Bao Bất Đồng liền cố ý dùng mũi ngửi ngửi, sau đó nói: “Sâu xa lắm! Thâm thuý lắm!!?” Cẩu Độc thấy vậy cười rằng: “Chẳng phải là Di Kinh đã viết: “Đồng tâm chi ngôn, kì ác như lan” (Dịch nghĩa: lời nói của kẻ tri âm với nhau thì sự huyền diệu của nó như hoa lan). Hôi thối cũng là thơm tho, học vấn của lão huynh quả là kém quá!”
Bao Bất Đồng nghe xong, cung kính đáp: “Lời của lão huynh hương vị như rắm!”
Cẩu Độc chỉ vì tức giận, bất mãn với thái độ vô lễ của Bao Bát Đồng, muốn nhân cơ hội làm nhục Bao Bát Đồng nên mới nói rằng: “Đồng tâm chi ngôn, kì áo như lan, hôi thối cũng là thơm.” Nào ngờ Bao Bát Đồng chẳng hề tranh luận, chỉ dựa vào lời nói của Cẩu Độc “gió chiều nào xoay chiều ấy”. Cẩu Độc đã nói thối là thơm, vậy thì rắm cũng thơm. Cho nên “lời của lão huynh thơm như rắm?” là hiển nhiên. Cẩu Độc không còn nói gì được nữa, đành gượng cười mặt mày méo xệch.
Trong cuộc sống thường ngày, khéo léo vận dụng cách nói: “gió chiều nào xoay chiều ấy” thường dễ dàng khiến người ta bối rối, khó xử.
Có một thầy giáo trong lúc giảng bài trên lớp, chẳng may thắt lưng quần bị tụt và rơi xuống đất, làm cho bọn học sinh bưng miệng cười, xì xào không ngớt. Khi thấy sơ xuất của mình, thầy giáo không hề lúng túng, xấu hổ, chỉ mỉm cười rồi nói: “Cuộc bình chọn giáo viên năm nay, các em đừng quên thầy nhé, nhớ bỏ phiếu cho thầy đấy !”
Trong khi học sinh còn ngơ ngác không hiểu gì, thầy giáo liền nói tiếp: “Thầy vì các em mà quên ăn quên ngủ để chuẩn bị bài, giảng bài nên mới gầy gò, võ vàng, tiều tuỵ. Chẳng phải là bây giờ thầy mới gầy đến nỗi thắt lưng cũng chẳng chặt được mà vẫn đứng đây giảng bài cho các em sao, như thế thầy vẫn còn chưa phải là xuất sắc ư?”
Thắt lưng bị tuột, đấy là sự thật không thể phủ nhận, nhưng cũng chính từ ví dụ này có thể thấy rằng khi đối diện hay gặp phải tình huống khó xử, nếu không khéo léo đưa vấn đề chệch đi từ nguyên nhân bị tuột thắt lưng ấy mà lồng vào một câu chuyện. Đem việc mình sơ xuất để tuột thắt lưng giải thích thành do mình mải mê miệt mài truyền thụ kiến thức cho học sinh nên mệt mỏi, gầy mòn. Như thế rất thuyết phục người nghe. Vị thầy giáo này quả là rất thông minh, nhanh trí, ngôn ngữ lại sắc sảo, chặt chẽ, khiến mình dễ dàng thoát khỏi tình huống tương tự như thế, đặc biệt là khi bị người khác công kích, châm chọc, người thông minh không bao giờ sa sầm mặt mày và có thái độ đối đầu, gay gắt. Làm như vậy thường chỉ thêm dầu vào lửa, khiến cho cục diện càng xấu đi. Người thông minh bao giờ cũng đón nhận, khẳng định sự chê trách của đối phương, làm cho đối phương không còn cảm giác, thái độ đối đầu nữa rồi sau đó mới dùng lí lẽ, các nguyên nhân khác để giải thích, làm dịu đi mâu thuẫn và tránh khỏi tình trạng bị mắc kẹt.
Ví dụ, có một thầy giáo dạy tiếng Anh thường xuyên phê bình một học sinh làm bài qua quýt, không cẩn thận nên khiến học sinh đó cảm thấy bất mãn. Một lần, trong khi giảng bài, do sơ xuất nên thầy giáo có một lỗi sai về ngữ pháp và ngay lúc đó bị chính học sinh kia phát hiện ra. Thật hiếm khi gặp cơ hội trả đũa tốt đến thế nên học sinh này vội vàng đứng lên chỉ ra lỗi sai của thầy. Gặp phải tình huống như vậy song người thầy không hề tỏ ra lúng túng mà vẫn rất điềm tĩnh, ôn tồn nói: “Ô, em phát hiện thật chính xác, sao em khác lại không phát hiện ra? Hay là trong giờ lên lớp các em ngủ gật?”
Được thầy khen ngợi, bỗng chốc học sinh đó cảm thấy không còn bất mãn nữa. Lúc này, thầy giáo mới thừa cơ nói tiếp: “Những lỗi như vậy rất dễ mắc, các em phải nên học tập bạn mới được.” Rồi thầy giáo lại tiếp tục giảng bài.
Phải nói, vị thầy giáo này đã rất khéo léo vận dụng nghệ thuật nói “gió chiều nào xoay chiều ấy”, ở vào tình huống như thế, những câu chữ của thầy thật kín kẽ, chặt chẽ. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi bị người khác dựa trên những căn cứ, sự việc có thật để công kích, chế giễu bạn, nếu bạn hoàn toàn phủ định hay giả câm giả điếc không biết gì đều không phải là biện pháp tối ưu. Nếu bạn có thể vẫn dựa vào chính sự thực đó mà đưa ra những lí lẽ khiến cho đối phương không ngờ tới, như thế mới là trí tuệ, ứng biến giỏi. Đây cũng là một loại nghệ thuật sử dụng phương pháp “xuôi dòng mà đẩy thuyền” khi nói chuyện.
Thời Xuân Thu Chiến Quốc, danh thần nước Tề là Tề án Anh đi sứ nước Sở. Sở Vương đã rất nhiều lần bày kế làm nhục Án Anh nhưng không thành, lần này lại nghĩ ra một kế khiến Án Anh phải bị nhục. Khi Sở Vương bày yến tiệc chiêu dãi Án phu tử thì có mấy vệ binh dẫn theo một kẻ phạm tội đi ngang qua. Sở Vương vẫy lại rồi cố ý hỏi:
“Tội phạm là người nước nào?”
“Là người nước Tề,” vệ binh đáp.
“Đã phạm tội gì?” Sở vương hỏi.
“Tội ăn trộm,” vệ binh lại đáp.
Nghe thế, Sở vương liền quay sang chất vấn Án Anh: “Lẽ nào người nước Tề rất thích ăn trộm?”
Án Tử biết đâu là do Sở vương cố ý sắp đặt để chế giễu mình nên liền đứng dậy, làm ra vẻ thật thà, cung kính đáp: “Thần nghe nói, giống quýt trồng ở Nam Giang thì rất ngọt, nhưng khi trồng ở Bắc Giang thì biến thành chua. Đó là vì sao vậy? Là vì thổ nhưỡng không giống nhau. Người nước Tề ở nước Tề không ăn trộm nhưng đến nước Sở thì lại thích ăn trộm. Đó chẳng qua là do thổ nhưỡng nước Sở chứ có can hệ gì đến nước Tề đâu.”
Sở vương không thể nói gì hơn được, cuối cùng đành cười mà rằng: “Ta vốn dĩ muốn trêu đùa, phỉ báng nhà ngươi, ngờ đâu lại bị nhà người chê cười lại.”
Từ đó, Sở vương vô cùng cung kính đối với Án Anh.
Cách nói “xuôi dòng mà đẩy thuyền” không chỉ hữu dụng khi bản thân bạn lỡ lời, nhỡ miệng mà dẫn đến lúng túng, bối rối, không biết xử trí ra sao mà còn rất hữu dụng trong trường hợp bạn nói sai hoặc làm sai một việc gì. Có lúc nó không chỉ giúp bạn thoát khỏi khốn cảnh mà còn khiến cho đối phương bị đẩy vào chỗ không lối thoát.
Câu chuyện nói liều và súng săn
Ngày xửa ngày xưa, có hai tên trộm, cứ đêm khuya thanh vắng lại mò vào nhà người ta ăn trộm. Không may, có lần làm kinh động đến chủ nhà. Ông chủ nhà liền nhổm dậy, còn bà chủ nhà thì sợ đến nỗi không biết phải làm gì cả “Bây giờ mà liều thì không xong, hơn nữa lại không có ai trợ giúp,” ông chủ nhà thầm nghĩ, “làm thế nào bây giờ?” Song chính trong lúc nguy cấp lại thành khôn ngoan, ông chủ nhà liền quay sang bà vợ cố ý nói to: “Bà mau đem súng săn lại cho tôi.”
Bà vợ không hiểu ý nên thực thà đáp: “Súng hơi ở đâu cơ?”
“Treo ở trên tường,” ông chồng lại nói.
Trong tình huống khẩn cấp như thế, nếu ông chủ nhà và bà vợ cứ tranh nhau cãi mãi về việc trong nhà có hay không có súng săn thì bọn trộm sẽ biết tỏng là không có, chúng sẽ càng ngang nhiên, càng sẵn gan ăn trộm mà làm liều, chỉ sợ hai bên xảy ra xô xát thì tương quan lực lượng sẽ khác nhau xa. Nhưng ông chủ nhà rất nhanh trí, ông không tranh cãi hay phản bác lại mà chỉ nói với bà vợ ngốc nghếch: “Nói liều? Phải, phải rồi bà hãy mau mang nó lại đây, nó còn mạnh hơn cả súng săn cơ!”
Hai tên trộm lấp sau cánh cửa hốt hoảng: “Ối mẹ ôi! Súng săn đã cực lợi hại rồi mà còn “nói liều” lợi hại hơn cả súng săn? Phải chuồn gấp thôi!”
Nghĩ rồi bèn tranh nhau chạy, vừa chạy vừa bảo nhau: “Chạy mau đi? Cẩn thận đừng để bị bắn trúng.”
Ông chủ nhà đã khéo léo sử dụng cách nói này để cứu mình thoát ra khỏi sự nguy hiểm, sự đe doạ của bọn trộm cắp.
Nhà phê bình kịch nổi tiếng của Trung Quốc, nữ diễn viên Tân Phụng Hà cũng đã áp dụng phương pháp: “thuận dòng xuôi thuyền” trong giao tiếp, rất khéo léo xử trí để không làm người khác phải bối rối.
Một lần, Tân Phụng Hà tổ chức bữa tiệc “kính lão” mời rất nhiều vị tiền bối trong giới văn sĩ đến dự, như Tề Bạch Thạch, Lão Xá, Mai Lan Phương… Tề Bạch Thạch đã rất cao tuổi rồi, ông được cô hộ lý của mình là Ngũ Đại Thuỷ đưa đến, Tề Bạch Thạch sau khi ngồi xuống liền kéo tay Tân Phụng Hà và nhìn chằm chằm vào cô. Ngũ Đại Thuỷ sợ rằng như thế sẽ làm Tân Phụng Hà bối rối, nên nói khẽ với Tề Bạch Thạch: “Ông cứ nhìn mãi vào người ta làm gì thế!”
Tề Bạch Thạch cảm thấy không vui: “Tôi đã từng này tuổi rồi, tại sao lại không thể nhìn cô ấy, cô ấy quả thực rất xinh đẹp.” Nói rồi, mặt Tề Bạch Thạch đỏ lên vì tức giận. Chỉ một câu nói của Ngũ Đại Thuỷ nhưng đã làm Tề Bạch Thạch rất giận, mọi người ở đó đều cảm thấy căng thẳng. Trong tình huống như thế, nếu xử sự không khéo sẽ làm cho Tề Bạch Thạch càng giận hơn và bữa tiệc chưa bắt đầu mà đã tàn. Song Tân Phụng Hà là người khôn khéo, biết ăn biết nói, cô chỉ nhẹ nhàng dùng một câu nói mà đủ phá tan không khí căng thẳng, nặng nề. Tân Phụng Hà tươi cười nói với Tề Bạch Thạch: “Bác xem, cháu là diễn viên, cháu không ngại người khác nhìn.”
Lời của Tân Phụng Hà vừa không ngược với ý của Ngũ Đại Thuỷ mà cũng không trái với tâm ý của Tề Bạch Thạch, trong chốc lát chuyển giận thành vui, không khí buổi tiệc bỗng chốc đã sôi nổi trở lại. Theo sự đề nghị của mọi người, Tân Phụng Hà ngay tại chỗ bái Tề Bạch Thạch làm cha nuôi, khiến cho Tề Bạch Thạch vô cùng vui vẻ, nói cười sảng khoái!
Có lúc khi giao tiếp xã giao có tính nghi thức, không khỏi có những sai sót. Những lúc ấy rất cần khả năng ứng biến nhanh nhẹn, thông minh, trí tuệ để mình không bị mắc kẹt. Hãy xem cựu tổng thống Mĩ Lincoln đã giúp phu nhân của mình như thế nào trong tình huống tương tự như thế.
Ngày 5-10-1986, nhạc gia độc tấu pi- a-nô nổi tiếng Horowezi biểu diễn tại nhà Trắng. Buổi biểu diễn kết thúc, tổng thống Lincoln bước lên sân khấu nói lời cảm ơn. Đột nhiên, phu nhân Nancy trong lúc chỉnh sửa váy áo, chẳng may bị vấp ngã vào giỏ hoa đặt dưới bục. Cả Lincoln và vợ đều cảm thấy hết sức bối rối. Đợi cho vợ mình quay về chỗ ngồi xong, tổng thống Lincoln liền nói với vợ. “Nancy? Chẳng phải là chúng ta đã nhất trí với nhau rồi sao. Chỉ khi nào anh phát biểu không được tốt, không được mọi người hoan nghênh thì em mới làm thế cho anh biết sao?” Câu nói hóm hỉnh mà khôi hài của Lincoln vừa thể hiện rằng lời phát biểu của ông không phải là không được mọi người hoan nghênh, vừa giúp cho vợ ông thoát khỏi một tình huống ngượng ngập.
Chúng ta hẳn cũng biết, trong những cuộc vận động tranh cử ở nước ngoài, các ứng cử viên thường phao tin vu khống hãm hại lẫn nhau. Đặc biệt là những tin đồn về các vụ scandal tình ái. Nếu bạn càng cố phủ nhận, cố giải thích, bạn càng thật thật thà thà thì có thể lại cảng bị hiểu lầm. Người ta sẽ càng tin rằng tin đồn là có thật, lúc đó giả thành thật và bạn khó mà cải chính được. Những vị chính khách sáng suốt thường có cách ứng phó hợp lí. Tổng thống nhiệm kì thứ hai của Mĩ – John Adams – đã ứng phó một cách khôn khéo tin đồn thất thiệt về vụ bê bối tình ái giáng xuống đầu ông.
Năm 1980, John Adams tranh cử tổng thống, khi đó còn rất nhiều tin đồn rằng ông có quan hệ tình ái bất chính. Phu nhân của ông là Abigail Adams rất lo lắng trước những tin đồn ấy, lo lắng như thế sẽ làm bại hoại đạo đức xã hội.
Một lần, Adams đang diễn thuyết tranh cử ở một thị trấn. Bỗng một thành viên của đảng Cộng Hoà đã thô bạo ngắt lời ông và tố cáo ông đã từng phái tướng Pinckney đi Mĩ để chọn bốn cô gái đẹp làm người tình. Hai cô cho Pinckney và hai cô cho chính Adams. Nghe xong, Adamsliền bật cười to rồi trả lời:
“Nếu đúng là thật thì hẳn là tướng quân Pinckney đã giấu tôi, định một mình độc chiếm cả. Sau buổi diễn thuyết này, tôi phải đi hỏi ông ta mới được! Tại sao lại một mình ôm trọn cả bốn cô gái đẹp?”
Mọi người có mặt ở đó đều cười ồ lên, chỉ cần một câu nói như thế đã làm cho sự việc tưởng như có thể làm khó Adams ấy được giải quyết dễ dàng. Adams thực sự là một nhân vật thông minh, trí tuệ. Cũng chỉ là tôi dựa vào lời nói của anh mà thôi, anh nói có thì là có, chỉ có điều tôi phải nói rõ một điểm, tôi không hề có cô gái nào cả, do đó đúng là do tướng quân Pinckney đã giấu giếm tôi mà độc chiếm cả bốn cô. Như thế tự nhiên sự bịa đặt đó, không cần phải lên tiếng thanh minh, cải chính mà cũng tự tiêu tan. Áp dụng cách này quả là có hiệu quả hơn rất nhiều so với việc cứ một mực thanh minh, giải thích.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.