Hồng Lâu Mộng

Hồi thứ ba mươi lăm



Bảo Thoa biết rõ là Đại Ngọc đay nghiến mình, nhưng nghĩ đến mẹ và anh, nên cứ đi một mạch không hề quay đầu lại.
Đại Ngọc vẫn đứng ở dưới bóng hoa, xa xa nhìn sang viện Di Hồng, thấy Lý Hoàn, Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân và các a hoàn đi hết lớp này đến lớp khác, chỉ vắng có Phượng Thư thôi. Đại Ngọc trong lòng ngờ vực: “Tại sao Phượng Thư không sang thăm Bảo Ngọc? Nếu bận việc gì, cũng nên chạy sang một tý, an ủi mấy câu để lấy lòng bà và mợ mới phải. Không sang, tất có duyên cớ gì đây”. Đại Ngọc vừa ngẩng đầu lên nhìn, thấy một đám người ăn mặc lòe loẹt đến: Giả mẫu vịn vào vai Phượng Thư, theo sau là Hình phu nhân, Vương phu nhân, sau nữa là dì Chu, bọn a hoàn và các bà già đang đi vào viện Di Hồng.

Đại Ngọc tự nhiên gật đầu nghĩ ngay đến chỗ còn bố mẹ thì sung sướng gì bằng, thế là nước mắt lại tràn trên mặt. Một lúc, Tiết phu nhân và Bảo Thoa cũng đến. Bỗng Tử Quyên ở đằng sau chạy đến nói:

Cô ơi! về uống thuốc đi kẻo nguội rồi!

Mày làm cái trò gì thế, chỉ cứ giục thôi. Tao uống hay không, có việc gì đến mày?

Cô vừa mới bớt ho đã lại không chịu uống thuốc. Giờ tháng năm, dù trời nắng, nhưng cũng phải cẩn thận mới được. Vừa sáng dậy, không nên đứng lâu chỗ ẩm thấp. Thôi cô nên về nghỉ đi.
Nghe câu nhắc ấy, Đại Ngọc mới thấy chân hơi buôn buốt, đứng ngẩn người ra một lúc, rồi thong thả vịn vào Tử Quyên về quán Tiêu Tương. Đại Ngọc vào đến sân, thấy chỗ nào cũng bóng trúc rườm rà, dấu rêu mờ tỏ, chợt nghĩ câu trong Tây Sương ký:
Rêu xanh lấp lánh sương rơi, Lối đi vắng vẻ, nào ai ra vào ?

Liền thầm thở dài: “Song Văn tuy mệnh bạc, nhưng còn có mẹ già, em bé, chứ Đại Ngọc này, cả mẹ già, em bé cũng không.
Người xưa có câu: “Hồng nhan bạc phận”. Ta chẳng phải là hồng nhan, sao mà bạc phận thế? Đại Ngọc vừa nghĩ vừa đi, không ngờ con anh vũ đậu ở ngoài hiên, trông

thấy Đại Ngọc về, liền vỗ cánh kêu lên một tiếng. Đại Ngọc giật mình, nói:

– Mày muốn chết đấy! Vẩy cả bụi lên đầu tao.

Con anh vũ bay ngay lên trên cầu, gọi: “Tuyết Nhạn! Cô về đấy, vén rèm lên”.

Đại Ngọc đứng lại, lấy tay gõ vào cái cầu hỏi:

– Đã lấy thêm nước và đồ ăn cho nó chưa?

Con anh vũ thở dài một cái hệt như giọng Đại Ngọc ngày thường than thở, rồi nó đọc

ngay câu: “Chôn hoa người bảo ngẩn ngơ, biết sau ta chết ai là người chôn?” Đại Ngọc

và Tử Quyên nghe vậy, cười ầm lên.

Tử Quyên nói:

– Ngày thường cô hay ngâm câu này, thảo nào nó chả nhớ được.

Đại Ngọc liền sai mang cầu xuống, treo vào cái móc ở ngoài cửa sổ hình mặt nguyệt, rồi đi vào trong nhà, ngồi tựa cửa sổ. Uống thuốc xong, thấy bóng trúc bên ngoài chiếu vào màn the, suốt nhà lờ mờ êm dịu, ghế đệm mát lạnh. Không cách giải buồn, Đại Ngọc liền đứng trong cửa sổ, đùa với con anh vũ, rồi đem những thơ từ ngày thường của mình thích, dạy cho nó đọc.

Bảo Thoa về đến nhà, thấy mẹ đương chải đầu. Trông con về, Tiết phu nhân cười hỏi:

Mới sáng dậy, sao con đến ngay đây làm gì?

Con sang thăm mẹ xem có được khoẻ không? Hôm qua khi con về rồi, anh con có còn giở trò gì nữa không?
Bảo Thoa vừa nói vừa ngồi ghế bên cạnh mẹ, nức nở khóc, Tiết phu nhân thấy con khóc, cũng khóc theo, rồi khuyên:
Con ơi, con đừng bực bội nữa, để rồi ta có cách trị nó. Nếu con có thế nào, thì ta còn trông cậy vào ai?
Tiết Bàn ở ngoài nghe thấy, liền chạy vào, đứng trước Bảo Thoa vái luôn mấy cái, rồi nói:
Em ơi, em tha lỗi cho anh lần này. Hôm qua anh đi uống rượu về muộn, giữa đường gặp lại bạn, về nhà vẫn chưa tỉnh. Ngay anh cũng không biết đã nói nhảm những câu gì, chả trách em giận là phải.
Bảo Thoa đương che mặt khóc, nghe anh nói, bật cười, nhổ xuống đất một cái và nói:

Thôi anh đừng giở lối phường chèo ấy ra nữa! Tôi biết anh không ưa gì mẹ con tôi,

tìm cách làm cho mẹ con tôi xa nhau, thì anh mới thỏa lòng.

Tiết Bàn cười nói:

Em ơi! Tại sao em lại nói nhưng câu ấy, thì ta sống làm sao được? Xưa nay em không lắm điều, hay nói những câu nhảm nhí kia mà.
Tiết phu nhân nói luôn:

Mày bảo em mày nói nhảm nhí, thế những câu chiều hôm qua mày nói với nó liệu có nghe được không? Mày đâm mê rồi!
Tiết Bàn nói:

Thôi, mẹ đừng giận, mà em cũng đừng nên buồn rầu. Từ giờ trở đi, con không đi uống rượu với chúng nó nữa, thế có được không?
Bảo Thoa cười nói:

Em phân bua câu nói ấy nhé.

Mày mà quyết chí như thế thì rồng sẽ đẻ trứng! Tiết Bàn nói với Bảo Thoa:
Nếu em còn thấy anh đi uống rượu với chúng nó, thì cứ nhổ vào mặt và gọi anh là giống súc vật, chứ không phải là người, như thế có được không? Có đâu chỉ vì anh mà hai mẹ con ngày nào cũng lo ngay ngáy như vậy! Vì anh mà mẹ phải tức giận thì còn khá; chứ vì anh mà em phải lo nghĩ luôn, thì anh thật không phải là người nữa. Bây giờ cha mất rồi, anh đã không biết hiếu thuận với mẹ, trông nom đến em, lại để mẹ phải tức bực, phải buồn rầu, thì anh thực không bằng giống súc vật!

Nói xong, hắn không cầm được nước mắt.

Tiết phu nhân đã thôi không khóc, giờ nghe thấy hắn nói thế, lại đâm ra đau xót. Bảo Thoa gượng cười nói:
Anh quấy rối đã chán rồi, bây giờ lại còn làm cho mẹ khóc nữa à!

Tôi có làm cho mẹ phải khóc bao giờ đâu? Thôi! Thôi! Vứt chuyện ấy đi, không nói nữa, bảo Hương Lăng pha nước cho em uống.
Bảo Thoa nói:

Tôi không uống nước, chờ mẹ rửa mặt xong, mẹ con tôi sẽ đi đây.

Tiết Bàn nói:

Cái vòng cổ của em, nên chá lại đi.

Vàng choáng lên thế kia, còn phải chá lại làm gì nữa?

Giờ em nên may thêm quần áo, thích màu gì, hoa gì, thì cứ bảo anh.

Các bộ quần áo này tôi cũng chưa mặc phỉ, lại còn may nữa làm gì?

Một lúc Tiết phu nhân và Bảo Thoa đến vườn thăm Bảo Ngọc. Vào đến viện Di Hồng, thấy ngoài hiên nhà bên có nhiều a hoàn bà già đứng, Tiết phu nhân biết ngay là Giả mẫu đang ở đấy. Hai mẹ con vào chào hỏi mọi ngưòì. Thấy Bảo Ngọc nằm ở trên giường, Tiết phu nhân hỏi: “Đã khá chưa”. Bảo Ngọc vội gượng dậy, miệng thưa “đã khá rồi. Cứ để cho dì và chị bận lòng mãi, cháu không đành lòng”. Tiết phu nhân vội đỡ Bảo Ngọc nằm xuống và hỏi:

Muốn dùng cái gì, thì cứ bảo dì. Bảo Ngọc cười nói:
Vâng, hễ cháu cần cái gì, sẽ sang thưa với dì. Vương phu nhân lại hỏi:
Con muốn ăn gì, mẹ cho người mang sang. Bảo Ngọc cười nói:
Con chẳng muốn ăn gì, chi thích ăn thứ canh lá sen và ngó sen lần trước đã làm, xem chừng ngon hơn cả.
Phượng Thư đứng ngoài cười nói:

Cả nhà nghe đấy! Những thức chú ấy thích ăn không lấy gì làm quí trọng lắm, chỉ phải tốn công sai bảo nấu nướng thôi. Thế mà chú ấy lại cứ thích ăn những thứ ấy. Giả mẫu liền giục đi làm ngay! Phượng Thư cười nói:
Xin bà đừng vội, để cháu nghĩ xem, không biết những cái khuôn ấy ai giữ…

Rồi quay lại bảo bà già đi hỏi nhà bếp. Bà già đi một lúc về trình:

Nhà bếp nói: “Đã mang nộp cả lên nhà trên rồi”. Phượng Thư nghĩ một lúc rồi nói:
Tôi cũng nhớ họ đã nộp cả lên rồi, không biết lại giao cho ai giữ? Có thể là đã giao cho phòng trà.
Khi hỏi thì phòng trà cũng không giữ. Cuối cùng lại là người giữ đồ vàng bạc đưa đến.

Tiết phu nhân cầm lấy xem, thì ra cái hộp nhỏ, trong đựng bốn cái khuôn bằng bạc, dài độ hơn một thước, rộng độ một tấc, trên mặt đục những lỗ xấp xỉ như hạt đậu, giống hình hoa cúc, hoa mai, hoặc như tua sen, củ ấu. Tất cả có tới ba bốn mươi thứ rất là tinh xảo. Tiết phu nhân ngoảnh lại phía Giả mẫu và Vương phu nhân cười nói:

Bên phủ nhà cái gì cũng đẹp tột bậc, ăn một bát canh mà cũng dùng đến không thứ này. Nếu không nói ra, có lẽ tôi trông cũng không hiểu thứ này dùng để làm gì. Phượng Thư cướp lời nói ngay:
Cô không biết, đó là đồ sắm sửa để dâng thức ăn lên Quý phi năm trước đấy. Họ nghĩ ra lối này, nhưng không biết in trên mặt thế nào, đành phải mượn mùi thơm mát của lá sen, kỳ thực toàn nhờ chất canh ngon cả. Tôi ăn chẳng thấy thú vị gì. Nhưng đã ai được ăn luôn món này? Chỉ làm có lần ấy thôi, không biết tại sao hôm nay chú Bảo lại nhớ đến.

Nói xong, Phượng Thư cầm lấy hộp ấy đưa cho một bà già dặn bảo nhà bếp lập tức bắt mấy con gà, lại thêm đồ gia vị, nấu mười bát canh mang lên.
Vượng phu nhân nói:

Sao làm nhiều thế ?

Vì thứ này ngày thường không hay làm, bây giờ chú Bảo đã nhắc đến, mà chỉ làm cho một mình chú ấy ăn, không mời cụ, bà dì và mẹ, thì không tiện. Chi bằng nhân tiện làm cho cả nhà ăn, cháu cũng nhờ đấy được nếm món ăn mới lạ.
Giả mẫu cười nói:

Con khỉ này, mày khéo lắm! Mang tiền công ra để lấy lòng người ta.

Không can gì, bữa tiệc nhỏ này cháu xin thết. Rồi quay lại bảo bà già xuống dặn nhà bếp:

Phải làm cho thật ngon, rồi lĩnh tiền ở sổ chi của ta. Bà già vâng lời đi ngay.
Bảo Thoa đứng một bên cười nói:

Tôi đến đây đã mấy năm nay, để ý xem xét, thì chị Hai dù khéo đến đâu, cũng còn

kém cụ nhiều.

Giả mẫu liền nói:

Giờ ta đây già rồi, còn khéo vào đâu nữa? Khi bằng tuổi cháu Phượng, ta hơn nó nhiều. Bây giờ nó tuy không bằng ta lúc thời trẻ, nhưng cũng đã khá hơn dì cháu nhiều. Trông thấy dì cháu thật đáng thương, không biết ăn nói, cứ trơ như khúc gỗ, trước mặt bố mẹ chồng, chả biết ân cần vồn vã gì cả. Còn cháu Phượng thì mồm mép bẻo lẻo, trách nào người ta chả thương?

Bảo Ngọc cười:

Bà nói thế, thì nhưng người nói năng không khéo, đều không đáng thương à?

Người nói không khéo cũng có chỗ đáng thương; người giọng lưỡi khéo léo mà có chỗ đáng ghét, thì không bằng người không nói khéo còn hơn.
Bảo Ngọc cười nói:

Thế thì chị cả không hay nói, bà cũng thương như chị Phượng. Nếu chỉ bảo những người khéo nói mới đáng thương, thì đám chị em đây chỉ đáng thương chị Phượng và cô Lâm mà thôi.
Giả mẫu nói:

Nói đến đám chị em, thì không phải trước mặt dì đây ta nói lấy lòng đâu; cứ thực mà nói, trong bốn đứa cháu gái nhà này, không ai bằng cháu Bảo cả. Tiết phu nhân vội cười nói:
Cụ lại có chỗ thiên vị rồi.

Không phải cụ nói dối đâu, người thường nói riêng với tôi là cháu Bảo khéo lắm. Bảo Ngọc định gợi câu chuyện ra, cốt để Giả mẫu khen Đại Ngọc, không ngờ cả nhà lại khen Bảo Thoa, thật là một việc ngoài ý nghĩ. Bảo Ngọc nhìn Bảo Thoa cười. Nhưng Bảo Thoa đã ngoảnh đi nói chuyện với Tập Nhân rồi.
Chợt có người sang mời về ăn cơm. Giả mẫu đứng dậy, dặn Bảo Ngọc “phải tĩnh dưỡng cẩn thận!”. Lại dặn dò đám a hoàn một lần nữa, rồi vịn vào Phượng Thư, mời Tiết phu nhân đi. Mọi người ra khỏi buồng, Giả mẫu còn hỏi canh đã được chưa? Lại bảo Tiết phu nhân: “Muốn ăn thứ gì cứ nói với tôi. Tôi sẽ bảo cháu Phượng làm cho

chúng ta ăn”. Tiết phu nhân cười nói:

Cụ cứ hay bắt vằn bắt vẻ chị Phượng, chứ thường khi làm thức ăn đem dâng người, thì người có ăn được mấy đâu.
Phượng Thư cười nói:

Thôi, xin dì đừng nói thế, bà tôi chỉ hiềm thịt người chua thôi, nếu không chua, bà tôi đã ăn luôn cả tôi rồi!
Giả mẫu và mọi người cười ầm lên. Bảo Ngọc ở trong nhà cũng không nhịn được cười. Tập Nhân cười nói:
Mồm mép mợ Hai làm người ta sợ chết đi được!

Bảo Ngọc cười nói với Tập Nhân:

– Chị đứng lâu thế chắc mệt lắm.

Thôi quên mất rồi, nhân tiện cô Bảo ở đây, cậu bảo cô ấy cho Oanh Nhi sang xe hộ mấy sợi dây.
May mà chị nhắc tôi đấy.

Chị Bảo, ăn cơm xong, chị cho Oanh Nhi sang đây xe hộ mấy sợi dây, liệu nó có rảnh không?
Bảo Thoa quay lại nói:

Được rồi, chốc nữa tôi sẽ cho nó sang.

Bọn Giả mẫu chưa nghe rõ đều đứng lại hỏi việc gì. Bảo Thoa nói lại. Giả mẫu liền bảo:
Cháu ạ! Cháu cho nó sang xe hộ em nó mấy sợi dây. A hoàn ở bên này rỗi cả đấy, cháu cần sai bảo gì, thích ai, cứ gọi nó sang.
Tiết phu nhân và Bảo Thoa đều cười nói:

Cứ cho nó sang thôi, bên nhà có việc gì sai bảo đâu, cả ngày chỉ ngồi rồi gây chuyện với nhau thôi.
Mọi người đang đi, chợt bọn Tương Vân, Bình Nhi, Hương Lăng hái hoa phượng tiên ở bên núi trông thấy, liền chạy lại chào.
Một lúc ra khỏi vườn. Vương phu nhân sợ Giả mẫu mệt, muốn mời vào ngồi nghỉ ở

buồng trên. Giả mẫu thấy mỏi chân, liền gật đầu, bằng lòng. Vương phu nhân vội sai a hoàn về trước xếp đặt chỗ ngồi. Bấy giờ dì Triệu cáo bệnh, chỉ có dì Chu và bọn bà già a hoàn chạy ra vén rèm, giải nệm, đặt cái tựa lưng. Giả mẫu vịn Phượng Thư đi vào, cùng Tiết phu nhân đều ngồi. Bảo Thoa, Tương Vân thì ngồi ở dưới. Vương phu nhân tự tay dâng nước mời Giả mẫu. Lý Hoàn thì mời Tiết phu nhân. Giả mẫu bảo Vương phu nhân:

– Chị cứ ngồi xuống đây nói chuyện, mặc cho chị em nó hầu.

Vương phu nhân mới ngồi xuống một cái ghế nhỏ, rồi bảo Thượng Thư:

– Dọn cơm của bà ra đây, thêm mấy món ăn nữa.

Phượng Thư vâng lời đi ra, sai người sang bên nhà Giả mẫu, bọn bà già vội truyền ra.

Bọn a hoàn đều chạy đến cả.

Vương phu nhân sai người mời các cô đến. Một lúc, chỉ có Thám Xuân, Tích Xuân đến thôi. Nghênh Xuân trong người khó ở, nên không đến. Đại Ngọc thì không cần phải nói, mười bữa chỉ ăn độ năm, nên chẳng ai để ý đến.

Một chốc đến bữa ăn, mọi người sắp đặt bàn ghế. Phượng Thư để một nắm đũa ngà vào trong khăn tay, đứng bên dưới cười nói:
Bà và dì không cần phải mời nhau, để mình cháu nói là đủ. Giả mẫu cười bảo Tiết phu nhân:
Ừ thì chúng ta cứ như thế.

Tiết phu nhân cười gật đầu. Thượng Thư đặt bốn đôi đũa, hai đôi ở trên là của Giả mẫu và Tiết phu nhân, hai đôi ở một bên là của Bảo Thoa và Tương Vân. Vương phu nhân và Lý Hoàn đều đứng ở dưới trông nom người đưa đồ ăn. Phượng Thư vội lấy bát đũa sạch, chọn đồ ăn để đưa cho Bảo Ngọc.

Một chốc người hầu bưng canh lá sen đến. Giả mẫu xem xong, Vương phu nhân ngảnh lại thấy Ngọc Xuyến đứng ở đấy, liền sai đem canh cho Bảo Ngọc. Phượng Thư nói:

– Một mình nó không mang nổi đâu.

May có Oanh Nhi và Hỷ Nhi đến, Bảo Thoa biết chúng nó đã ăn cơm cả rồi, liền bảo

Oanh Nhi:

– Cậu Hai bảo em sang xe hộ ít dây đấy, em cùng đi sang với Ngọc Xuyến.

Hai người vâng lời cùng đi.

Oanh Nhi nói:

Đường thì xa, canh thì nóng, mang đi thế nào được? Ngọc Xuyến cười nói:
Chị cứ yên tâm, tôi sẽ có cách.

Nói xong, nó sai một bà già để các thức ăn vào khay, bảo mang đi theo, còn hai cô đi không. Đến trước cửa viện Di Hồng, Ngọc Xuyến mới bưng lấy, cùng Oanh Nhi đi vào buồng. Bọn Tập Nhân, Xạ Nguyệt, Thu Văn đương cười đùa với Bảo Ngọc, thấy họ đến, vội cười nói:

– Sao khéo thế? Hai cô cùng đến một lúc.

Họ bưng lấy khay. Ngọc Xuyến ngồi ngay xuống ghế, Oanh Nhi không dám ngồi. Tập Nhân mang cái ghế chân đến, Oanh Nhi cũng không dám ngồi.
Bảo Ngọc thấy Oanh Nhi đến, rất là vui mừng. Khi thấy Ngọc Xuyến, lại nghĩ ngay đến chị nó là Kim Xuyến, trong bụng vừa thương xót vừa xấu hổ, liền bỏ Oanh Nhi, chỉ nói chuyện với Ngọc Xuyến. Tập Nhân thấy Bảo Ngọc không đả động gì đến Oanh Nhi, sợ Oanh Nhi mủi lòng, lại thấy nó không chịu ngồi, liền kéo sang buồng mình uống nước nói chuyện.

Trong nhà thì bọn Xạ Nguyệt sắp đặt bát đũa mời Bảo Ngọc ăn cơm, nhưng Bảo Ngọc

không ăn, cứ hỏi chuyện Ngọc Xuyến:

– Đẻ chị có được khỏe không

Ngọc Xuyến tỏ vẻ hờn dỗi, mắt không nhìn đến Bảo Ngọc, lúc lâu mới trả lời một câu “khỏe”. Bảo Ngọc có vẻ không vui một chốc lại cười hỏi:
Ai bảo chị mang đồ đến đây cho tôi đấy.

Bà và mợ Hai, chứ còn ai nữa.

Bảo Ngọc thấy mặt Ngọc Xuyến buồn rầu, biết ngay là vì việc Kim Xuyến, định dịu giọng hòa nhã để dử chuyện cô ta, nhưng vì nhiều người không tiện, liền tìm cách bảo họ đi ra, rồi mới cười hỏi tẩn mẩn. Trước thì Ngọc Xuyến không bằng lòng, sau thấy Bảo Ngọc không có tí gì là bực tức cả, dù mình ăn nói sỗ sàng thế nào, Bảo Ngọc vẫn ôn tồn hòa nhã, thì lại đâm ra khó coi, nên nét mặt đã tỏ ra vài phần tươi tỉnh. Bảo Ngọc liền cười bảo Ngọc Xuyến:

Chị ơi, chị mang hộ canh lại đây cho tôi ăn.

Tôi không quen bón cơm cho ai cả, để chờ họ đến sẽ cho cậu ăn.

Tôi không đòi chị bón cho tôi ăn đâu, tôi đau không đi được, mới nhờ chị mang giúp cho tôi ăn. Sau đó chị về mà ăn cơm, kẻo chậm lại bị đói. Nếu chị không lấy giúp, tôi đành phải chịu đau đi lấy vậy.
Bảo Ngọc cố gượng mãi, nhưng không xuống giường được mồm luôn luôn kêu “Ái chà”. Ngọc Xuyến thấy thế, nhịn không được, liền đứng dậy nói:
Thôi nằm xuống, thật là oan nghiệt đời nào để lại, bây giờ báo ứng trước mắt, trông thấy rành rành!
Nói xong cười khì một tiếng, rồi đi bưng canh đến. Bảo Ngọc cười nói:
Chị ơi, chị có giận, chỉ nên cáu gắt ở đây thôi, khi đến chỗ cụ và bà, thì nét mặt nên vui vẻ một chút. Nếu cứ thế này, chị sẽ bị mắng đấy.
Thôi, ăn đi! Tôi biết cả rồi, cậu đừng giở giọng đường mật ra đây nữa.

A di đà phật, thứ này mà bảo là không ngon, thì chả còn cái gì ngon nữa!

Chả có mùi mẽ gì cả, chị không tin thì nếm một tí mà xem.

Ngọc Xuyến tức quá, nếm một thìa. Bảo Ngọc cười nói:

– Ngon đấy nhỉ!

Bấy giờ Ngọc Xuyến mới hiểu ý Bảo Ngọc đánh lừa mình, liền nói:

Trước cậu bảo không ngon, bây giờ lại bảo ngon, thì tôi không cho cậu ăn nữa. Bảo Ngọc cứ cười tràn đòi ăn, Ngọc Xuyến không cho ăn, gọi mang cơm lên. Khi a hoàn mang cơm đến, thì có người vào trình:
Có hai vú nhà cụ Phó đến hỏi thăm cậu.

Bảo Ngọc biết ngay là vú nhà quan thông phán Phó Thí.

Nguyên Phó Thí là môn sinh của Giả Chính, xưa nay nhờ thế lực họ Giả mà làm nên. Giả Chính đối đãi hắn cũng tử tế hơn, không như nhưng người khác. Hắn thường sai người qua lại thăm hỏi.

Bảo Ngọc vốn ghét bọn đàn ông thô tục và đàn bà ngu xuẩn, nhưng tại sao lần này lại

sai mời hai bà già ấy vào? Tất nhiên có duyên cớ. Vì Bảo Ngọc nghe nói nhà Phó Thí có người em gái tên gọi Phó Thu Phương, sắc tài vẹn hai, cũng là viên ngọc quý trong khuê các. Mắt tuy chưa trông thấy, nhưng tấm lòng trộm nhớ thầm yêu rất là chân thành, kính cẩn. Nếu không để cho hai bà này vào, sợ coi nhẹ Phó Thu Phương chăng, vì vậy Bảo Ngọc vội sai người ra mời.

Phó Thí là nhà mới phất lên. Thu Phương lại có nhan sắc thông minh hơn người, Phó Thí cậy có em gái như thế, nên chỉ muốn kết thân với nhà hào quý, chứ không chịu gả cho người thường, mà đám hào quý thì khinh hắn là con nhà nghèo hèn, thấp kém, không thèm hỏi đến, vì thế cô ta lỡ thời, đã hai mươi ba tuổi, vẫn chưa lấy ai. Sở dĩ Phó Thí đi lại thân mật với họ Giả, cũng là có một ý nghĩ đấy.

Hai bà già đến đây lại là hạng ngu xuẩn không biết gì. Được Bảo Ngọc mời vào, ngoài câu hỏi thăm ra, họ không nói được lời nào. Ngọc Xuyến thấy người lạ đến, không cãi nhau với Bảo Ngọc nữa, tay cầm bát canh đứng ngẩn ra nghe. Bảo Ngọc thì cứ ngoảnh lại nói chuyện với hai bà già, vữa ăn cơm vữa giơ tay đòi bát canh. Cả Bảo Ngọc và Ngọc Xuyến cứ nhìn chòng chọc vào hai bà già kia, không ngờ tay giơ mạnh quá, đụng đổ bát canh, nước canh sánh cả vào tay Bảo Ngọc. Ngọc Xuyến không bị bỏng, giật mình một cái, vội cười nói: “Làm sao thế này?”.

Đám a hoàn vội chạy đến đỡ lấy bát. Bảo Ngọc không biết chính tay mình bị bỏng, lại hỏi Ngọc Xuyến:
– Chị bỏng ở đâu? Có đau không?

Ngọc Xuyến cùng mọi người cười ầm lên. Ngọc Xuyến nói:

Chính cậu bị bỏng, lại còn hỏi tôi. Bảo Ngọc nghe nói, mới biết mình đã bị bỏng. Mọi người vội đến thu dọn. Bảo Ngọc không ăn cơm nữa, rửa tay uống nước, lại nói chuyện với hai bà già. Sau đó họ cáo từ ra về. Bọn Tình Văn đi tiễn đến bên cầu mới trở lại.
Hai bà già vừa đi vừa bàn tán, một bà già cười nói:

Chả trách được, người ta thường nói cậu Bảo này bề ngoài thì xinh đẹp, mà bên trong thì hồ đồ, chỉ là của để nhìn chứ không phải để ăn, quả nhiên là ngây ngô! Chính mình bị bỏng tay, lại đi hỏi người khác có đau không.
Bà kia cười nói:

Lần trước tôi sang, thấy nhiều người nhà bên ấy nói chuyện, thì cậu ấy ngây ngô thực, bị mưa to ướt như con gà luộc ấy, thế mà lại bảo người khác “mưa to đấy, tránh đi mau”. Bà xem, có đáng buồn cười hay không? Thường lúc vắng người, cậu ấy ngồi cười khóc một mình; trông thấy con chim yến, thì nói chuyện với con chim yến; trông thấy con cá ở dưới sông, thì nói chuyện với con cá; nhìn thấy sao tỏ trăng sáng, không thở ngắn than dài, cũng rên thầm rỉ kín. Vả chăng tính nết cậu ta rất là nhu nhược, nhịn nhục cả với bọn a hoàn hầu bé. Yêu quý mọi thứ, ngay từ sợi chỉ cũng cho là đẹp, nhưng đến lúc phung phí thì dù hàng nghìn hàng vạn cậu ta cũng không cần.

Hai người bàn tán và đi ra khỏi vườn.

Tập Nhân thấy mọi người đi rồi, liền dắt Oanh Nhi đến hỏi:

Tết những dây gì?

Từ nãy đến giờ, chỉ mải nói chuyện, tôi quên hẳn chị đi, phiền chị sang đây, không có việc gì khác đâu, chỉ nhờ chị tết hộ mấy cái dây thôi. Oanh Nhi hỏi:
Tết dây để buộc cái gì?

Chả buộc vào cái gì, chị cứ theo mỗi kiểu tết hộ tôi mấy cái.

Thế thì làm thế nào được! Nếu làm thế thì mười năm cũng chưa xong. Bảo Ngọc cười nói:
Chị ơi, chị rỗi chẳng có việc gì, thì cứ làm hộ tôi.

Làm một lúc thì xong thế nào được. Giờ hãy chọn mấy cái cần thì làm trước. Oanh Nhi nói:
Còn cái gì cần nữa? Chẳng qua là dây đeo quạt, dây đeo túi thơm, dây đeo quần chứ gì?
Bảo Ngọc nói:

Dây đeo quần cũng được.

Quần của cậu màu gì?

Màu đỏ thắm.

Màu đỏ thắm phải có dây đen, thì nhìn mới đẹp, hay là màu thạch thanh mới nổi.

Màu hoa thông hợp với màu gì?

Màu hoa thông hợp với màu hồng điều.

Thế mới tươi đẹp. Trong các màu nhã nhặn, phải thêm cái màu tươi đẹp nữa.

Tôi rất thích màu thông xanh pha với màu liễu vàng.

Thôi được, chị tết hộ tôi một dây màu hồng điều, một dây màu thông xanh.

Tết những kiểu gì?

Có mấy kiểu?

Kiểu bó hương, kiểu ghế rút rế, kiểu mắt voi, kiểu xếp chéo, kiểu liên hoàn, kiểu hoa mai, kiểu lá liễu…
Hôm nọ chị tết hộ cô Ba kiểu gì đấy?

Kiểu hoa mai chồng lên nhau.

Kiểu ấy đẹp đấy.

Rồi gọi Tập Nhân mang chỉ đến. Thấy một bà già đứng ở ngoài cửa sổ nói: “Cơm các cô được rồi đấy!”. Bảo Ngọc nói:
Thôi các chị đi ăn cơm đi, ăn xong trở lại đây. Tập Nhân cười nói:
Đương có khách, chúng tôi đi sao tiện? Oanh Nhi vừa gỡ chỉ vừa cười:
Sao chị lại nói thế, cứ đi ăn cơm đi.

Chị mười mấy tuổi rồi?

Mười sáu tuổi.

Chị họ gì?

Tôi họ Hoàng.

Họ với tên xứng nhau quá, thực là con chim hoàng oanh.

Chính tên tôi là Kim Oanh. Nhưng cô tôi cho là khó gọi, nên chỉ gọi là Oanh Nhi, bây giờ gọi đã quen rồi.
Thế là cô Bảo thương chị lắm đấy. Sau này cô ấy đi lấy chồng, thế nào chị cũng đi

theo.

Oanh Nhi bĩu môi cười một cái.

Bảo Ngọc cười nói:

Tôi thường bảo chị Tập Nhân: không biết sau này anh nào có phúc vớ được cả hai cô cháu nhà chị!
Oanh Nhi cười nói:

Cậu chưa biết, dáng điệu chỉ là phụ thôi, cô tôi còn có nhiều cái tốt mà ở đời này không mấy người có.
Bảo Ngọc thấy Oanh Nhi có dáng xinh xắn, dịu dàng, cười nói như ngây, trong bụng đã xiêu xiêu, nay lại nghe nhắc đến Bảo Thoa thì nhịn sao được. Liền hỏi:
Chị ấy có nhưng cái gì tốt, chị thử kể rành mạch cho tôi nghe nào?

Tôi kể cho cậu nghe, nhưng cậu không nên nói lại cho cô tôi biết đấy nhé.

Cố nhiên!

Đương nói chuyện thì bên ngoài có tiếng nói: “Làm sao mà lại lặng lẽ như tờ thế này?”

Hai người nhìn ra, thì chính là Bảo Thoa. Bảo Ngọc mời ngồi. Bảo Thoa ngồi xuống

hỏi Oanh Nhi:

– Tết cái gì đấy?

Bảo Thoa vừa hỏi vừa nhìn vào tay Oanh Nhi, thấy Oanh Nhi mới tết được một nửa cái dây, Bảo Thoa cười nói:
Tết cái này để làm trò gì? Hãy tết cái dây đeo viên ngọc đã Câu nói ấy làm Bảo Ngọc nhớ ra, vỗ tay cười nói:
Chị Bảo nói phải đấy, tôi quên đi mất. Nhưng tết màu gì cho đẹp được? Bảo Thoa nói:
Các màu thường nhất định không thể dùng được. Màu đỏ lại lẫn màu. Màu vàng thì không nổi, màu đen thì tối quá. Cứ ý tôi, nên lấy chỉ kim tuyến xe lẫn với chỉ đen bóng, sợi nọ xe lẫn sợi kia, tết như thế mới đẹp.
Bảo Ngọc nghe nói mừng lắm, gọi dồn Tập Nhân mang ngay chỉ kim tuyến ra. Bấy giờ Tập Nhân đương mang hai bát đồ ăn đến, nói với Bảo Ngọc:
Lạ thật! Vừa rồi bà cho người mang sang cho tôi hai bát đồ ăn.

Bảo Ngọc cười nói:

Chắc hôm nay nhiều đồ ăn, nên mới đưa sang cho cả các chị. Tập Nhân nói:
Không phải thế đâu, đưa sang đích danh cho tôi, nhưng lại không bắt sang lạy tạ, thế mới lạ chứ?
Bảo Thoa cười nói:

Cho chị thì chị cứ ăn, việc gì còn phải ngần ngại?

Xưa nay chưa có như thế bao giờ, làm tôi khó nghĩ quá. Bảo Thoa bĩu môi cười nói:
Có thế mà cũng khó nghĩ? Sau này còn có nhiều việc làm chị khó nghĩ hơn thế nữa kia!
Tập Nhân nghe câu nói có ngụ ý gì đây, nhưng biết Bảo Thoa xưa nay không phải là hạng giọng lưỡi chua chát hay chế giễu người. Vả lại nghĩ đến hôm trước, Vương phu nhâncó ý biệt đãi mình, nên không nhắc đến câu nói ấy nữa, rồi đem đồ ăn đến cho Bảo Ngọc xem, và nói:
Tôi đi rửa tay đã, rồi sẽ mang chỉ ra.

Tập Nhân ăn xong, rửa tay, lấy chỉ kim tuyến ra đưa cho Oanh Nhi. Bấy giờ Tiết Bàn đã sai người sang gọi Bảo Thoa về.
Bảo Ngọc đương ngồi xem xe dây, thấy hai a hoàn của Hình phu nhân đem đến cho hai thứ quả, và hỏi:
Cậu đã đi lại được chưa? Nếu đi được thì sáng mai sang chơi, bà tôi lúc nào cũng nhớ đến cậu đấy.
Bảo Ngọc vội nói:

Thế nào tôi cũng phải sang thăm sức khỏe bác. Tôi đã đỡ đau rồi, xin bác cứ yên tâm.
Rồi mời họ ngồi xuống, và bảo Thu Văn mang một nửa thứ quả ấy sang cho Đại Ngọc. Thu Văn sắp đi, đã thấy tiếng Đại Ngọc nói ở ngoài sân. Bảo Ngọc vội bảo mời vào.
o0o


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.