Hồng Lâu Mộng
Hồi thứ chín mươi mốt
Tiết Khoa đang ngờ vực, bỗng nghe ngoài cửa sổ có tiếng cười khanh khách, liền giật nẩy mình, nghĩ bụng: Không phải Bảo Thiềm chắc là Kim Quế. Mình cứ mặc họ, xem họ giở trò gì ? Giờ lâu lại thấy im lặng. Tiết Khoa cũng không dám uống rượu, ăn quả, bèn đóng cửa lại. Vừa định cởi áo đi nằm, bỗng nghe ở mảnh giấy dán cửa sổ có tiếng động khe khẽ. Tiết Khoa vừa bị Bảo Thiềm quấy rầy xong, trong bụng lo lắng không biết nên làm thế nào. Thấy tờ giấy dán cửa sổ rung động, nhìn kỹ lại im lặng, không có gì, Tiết Khoa đâm ra ngờ vực, ngồi trước đèn suy nghĩ miên man; lại cầm lên một quả, lật đi lật lại xem kỹ. Chợt ngoảnh đầu lại thấy mảnh giấy trên cửa sồ ướt một chỗ, hắn liền chạy lại ghé mắt nhìn, bất thình lình ở ngoài có người thổi phụt vào một cái, làm hắn giật mình. Nghe ngoài có tiếng cười khanh khách, Tiết Khoa vội vàng thổi tắt đèn, nín hơi nằm. Bỗng bên ngoài có tiếng người nói:
– Cậu Hai không ăn quả uống rượu mà đã đi ngủ ?
Đúng là giọng của Bảo Thiềm, Tiết Khoa giả vờ ngủ không đáp. Một lát lại nghe có tiếng nói tức tối:
– Thiên hạ lại có hạng người vô tình đến thế ?
Tiết Khoa nghe câu ấy giống như giọng nói của Bảo Thiềm, mà cũng giống như giọng nói của Kim Quế, lúc đó mới rõ ý tứ của bọn họ. Tiết Khoa trằn trọc mãi đến canh năm mới ngủ.
Giời vừa sáng thì thấy có người gõ cửa. Tiết Khoa vội hỏi: Ai thế ? Chẳng thấy ai trả lời, Tiết Khoa đành phải dậy mở cửa ra xem thì thấy Bảo Thiềm đầu vấn tóc, che bụng, mình mặc một cái áo chẽn viền gấm, thắt lưng màu hoa tùng đã hơi cũ, bên dưới chỉ mặc cái quần lót màu thạch lựu, chân đi đôi giày đỏ mới thêu. Thì ra nó sợ người ngoài trông thấy, nên chưa kịp chải đầu rửa mặt đã vội đến lấy đồ đựng quà hôm qua đưa đến. Tiết Khoa thấy nó ăn mặc như thế, lòng cũng nao nao, liền cười hỏi:
– Chị dậy sớm thế ?
Bảo Thiềm đỏ mặt không nói, chỉ đem các thứ quả trút chung vào cái đĩa lớn, rồi bưng lấy hộp đi ra.
Tiết Khoa thấy thế, biết là vì câu chuyện đêm qua, nghĩ bụng: Cũng được, nếu chị ta giận, bỏ hẳn cái thói ấy đi, không đến quấy rầy nữa, mình cũng rảnh. Nghĩ như thế hắn thấy yên tâm, sai người múc nước rửa mặt, định ngồi yên trong nhà vài hôm, một là để khoan khoái tinh thần, hai là sợ đi ra lại có người tìm hỏi lôi thôi.
Những kẻ trước kia đi lại với Tiết Bàn, thấy nhà họ Tiết thiếu người, chỉ còn có một
mình Tiết Khoa coi việc, tuổi lại còn trẻ, nên họ sinh lòng dòm ngó. Có người muốn luồn lụy để chạy chọt; có người biết làm đơn hoặc quen một vài người thơ lại, muốn nhận việc lo lót trên dưới ; thậm chí có người định nhân dịp này bớt xén; có người lại bịa đặt những chuyện không đâu để dọa dẫm hắn, thật là mỗi người một cách. Tiết Khoa thấy bọn họ thì tránh xa, nhưng lại không dám từ chối thẳng, sợ gây ra tai vạ bất ngờ, cho nên cứ ngồi lì trong nhà để chờ giấy tờ trình lên quan trên xem sao.
Đêm qua Kim Quế sai Bảo Thiềm đưa rượu và quả cho Tiết Khoa để dò la ý tứ. Bảo Thiềm trở về kể lại bộ dạng của Tiết Khoa cho Kim Quế nghe. Kim Quế thấy việc này không ổn, sợ vỡ chuyện, bị Bảo Thiềm khinh, định kiếm chuyện lấp liếm cho qua; nhưng lại không nở bỏ người ấy đi, thành ra trong bụng lúng túng, chỉ ngồi thừ người ra. Còn Bảo Thiềm cũng nghĩ rằng Tiết Bàn khó lòng về nhà, đang định tìm con đường khác. nhưng lại sợ Kim Quế bắt tội, nên không dám để lộ ra. Nay thấy Kim Quế lâm như thế, tức là đã mở đường trước rồi. Nó định nhân gió buông buồm, nắm Tiết Khoa vào tay mình trước, không sợ Kim Quế cản trở nữa, nên dùng lời khêu gợi. Xem Tiết Khoa không phải là người vô tình, nhưng cũng khó bắt mồi, nên nó không dám sỗ sàng. Sau thấy Tiết Khoa tắt đèn đi ngủ, nó bực bội quay về nói lại với Kim Quế, xem Kim Quế có cách gì không, rồi sẽ liệu . Đến khi thấy Kim Quế ngồi thừ ra, hình như không có mưu kế gì cả. Bảo Thiềm đành phải dọn dẹp cùng Kim Quế đi ngủ. Nhưng cả đêm nó không sao ngủ được, nghĩ mãi mới ra một kế: “Chi bằng sáng dậy mình giả làm bộ đi lấy hộp đựng ăn mặc quần áo hoa hòe lộng lẫy, cũng không chải đầu rửa mặt cho thêm vẻ yêu kiều, để ý xem Tiết Khoa ra sao, còn mình thì giả làm bộ giận dỗi không thèm nhìn. Nếu Tiết Khoa có lòng ăn năn, thế nào
hắn cũng dời thuyền theo bến, thì lo gì mình chả vớ được trước .” Bảo Thiềm định sẵn mưu mô như thế. Khi vào phòng Tiết Khoa lấy hộp, thấy hắn vẫn giữ ý như đêm qua, không có tình tứ gì cả, đành phải lấy giả làm thật, bưng cái hộp về, nhưng lại cố ý để hồ rượu lại, lần sau lấy cớ đến ve vãn. Về đến phòng, bỗng thấy Kim Quế hỏi:
Cô đem quà đi, có ai thấy không ?
Không ạ.
Cậu Hai cũng không hỏi gì à ?
Không ạ .
Kim Quế suốt đêm không ngủ, cũng không tìm ra được kế gì trong bụng nghĩ thầm: “ Mình làm việc ấy giấu người khác chứ không thể giấu Bảo Thiềm được. Chi bằng ta chia cho nó một phần thì nó không nói gì nữa. Vả lại, mình không thể đi được thế nào cũng phải nhờ nó làm tay trong. Tốt hơn cả là cùng nó bàn định kế hoạch cho ổn thỏa.” Kim Quế nghĩ vậy rồi cười hối:
Cô xem cậu Hai là người thế nào ?
Xem ra là người hồ đồ lắm.
Tại sao cô dám nói xấu các cậu như thế ?
Cậu ta phụ lòng mợ thì tôi có quyền nói chứ !
Cậu ta phụ lòng tôi như thế nào, cô nói xem nào ?
Mợ đưa của ngon cho cậu ta ăn mà cậu ta không ăn, không phải phụ lòng mợ là gì. Nói đến đó Bảo Thiềm lườm Kim Quế một cái rồi cười.
Cô đừng nghĩ tầm bậy. Tôi đưa quà cho cậu ta là vì việc cậu Cả . Cậu ta không ngại khó nhọc cho nên tôi mới kính trọng, lại sợ người ngoài nói nhảm, nên mới hỏi cô. Cô nói những câu ấy với tôi tôi chẳng hiểu ra thế nào cả.
Mợ đừng ngờ vực, tôi là người hầu mợ. không lẽ lại có hai lòng hay sao ? Nhưng việc ấy phải thật kín đáo mới được ; nếu lộ ra thì chẳng phải chuyện chơi đâu.
Kim Quế thấy má mình nóng bừng lên, liền nói:
Con này tệ thật ! Chừng bụng mày cũng thích cậu ấy rồi nên đem tao ra làm bung xung phải không ?
Mợ nghĩ thế thôi, chứ riêng tôi thì tôi bực thay cho mợ. Nếu mợ thích cậu Hai thì tôi sẽ có một cách. Mợ nghĩ mà xem, mèo nào lại chẳng ăn vụng mỡ ? Cậu ấy chẳng qua chỉ sợ việc không kín đáo xẩy ra chuyện không hay thì bẽ mặt đấy thôi. Theo ý
tôi mợ đừng có vội. Ngày thường cậu ta thiếu thốn cái gì, mợ cứ để ý trông nom giúp. Cậu ta là em chồng, lại chưa có vợ, nếu mợ tận tâm giúp đỡ ít nhiều, ăn ở cho thân mật, người khác cũng chẳng nói được gì. Ít lâu cậu ấy cảm ơn mợ, thế nào cũng đến tạ ơn. Lúc đó, mợ lại sấp sẵn ít món ăn trong nhà, tôi sẽ giúp mợ đổ rượu cho cậu ấy say mèm đi, thì cậu ấy có chạy đằng trời ? Nếu cậu ta không bằng lòng thl chúng ta sẽ dọa là cậu ấy đến đùa ghẹo mợ. Cậu ta sợ, thế nào cũng phải nghe theo chúng ta. Nếu
không nghe thì cũng chẳng phải là con người nữa, mà chúng mình cũng không đến nỗi muối mặt một cách vô ích ! Mợ thấy thế nào ?
Kim Quế mới nghe mấy câu ấy, hai gò má đỏ ửng lên, cười và mắng :
Con ranh này. Chắc mày đã thầm vụng với nhiều thằng con trai rồi thì phải ! Chả trách khi cậu Cả ở nhà, không rời được mày !
Bảo Thiềm bĩu môi một cái, cười nói:
Thôi đi ! Người ta đang bày vẽ cho mợ. Mợ lại nói với chúng tôi những câu ấy !
Từ đó về sau, Kim Quế cứ một mực níu chặt lấy Tiết Khoa, không nghĩ gì đến việc làm ầm ĩ, nên trong nhà hơi được yên tĩnh. Ngày hôm đó, Bảo Thiềm vào phòng Tiết Khoa lấy hồ rượu, vẫn làm ra vẻ đứng đắn, mặt mày có vẻ nghiêm chỉnh lắm.
Tiết Khoa liếc mắt trong thấy, trong lòng ăn năn: “ Có lẽ mình nghi bậy cho họ cũng chưa biết chừng. Nếu quả như vậy thì mình đã phụ lòng tốt của họ, biết đâu vài hôm nữa họ chả quấy rầy , như thế chẳng phải là vì mình gây nên sao ?”
Vài ngày sau, trong nhà rất yên tĩnh, Tiết Khoa hễ gặp Bảo Thiềm thì chị ta cúi đầu mà đi, không hề ngước mắt nhìn ; gặp Kim Quế thì lại hết sức thân mật. Tiết Khoa thấy thế lại càng áy náy trong lòng.
Mẹ con Bảo Thoa thấy mấy hôm nay Kim Quế yên tĩnh, đối đãi với mọi người, lại có vẻ thân mật thì đều cho là việc hiếm có . Tiết phu nhân mừng rỡ nghĩ bụng: “Chắc là khi Tiết Bàn cưới vợ có xung khắc gì đó, cho nên mấy năm trời be bét như thế . Nay xảy tai vạ, may nhờ trong nhà mình có tiền lại được phủ Giả giúp sức, nên mới có hy vọng. Thế rồi bỗng nhiên con dâu yên tĩnh khác trước, hoặc giả thằng Bàn đến lúc gặp may cũng chưa biết chừng. Bà ta cho là đều lạ lùng hiếm có.
Ngày hôm đó, sau khi ăn cơm. Tiết phu nhân vịn vai a hoàn Đồng Quý định đến
phòng Kim Quế chơi. Đến giữa sân, chợt nghe có tiếng đàn ông đang nói chuyện với
Kim Quế. Đồng Quý nhanh ý:
– Bà đã đến mợ Cả ạ.
Vừa nói thì Tiết phu nhân đã đến cửa phòng, bỗng thấy có bóng người chạy trốn phía sau cửa. Tiết phu nhân giật mình bước lui ra. Kim Quế nối:
– Mời mẹ vào trong nhà ngồi, không có ai lạ, đó là em nuôi của con. Nó ở thôn quê.
không quen gặp người lạ. Hôm nay nó mới đến, nên chưa kịp đến chào mẹ.
– Có phải là cậu thì mời cậu ra nói chuyện chứ can gì.
Kim Quế liền gọi em ra chào Tiết phu nhân . Hắn vái chào và hỏi thăm sức khoẻ, Tiết phu nhân cũng chào hỏi lại rồi ngồi nói chuyện. Tiết phu nhân nói:
Cậu tới kinh bao lâu rồi ? Hạ Tam nói:
Tháng trước đây mẹ cháu không có người trông nom việc nhà, gọi cháu đến lập tự. Hôm trước cháu tới kinh ; hôm nay đến thăm chị cháu.
Tiết phu nhân thấy hắn có vẻ không đứng đắn, nên chỉ ngồi một lát rồi đứng dậy nói:
Mời cậu ngồi chơi.
Lại ngoảnh lại bảo Kim Quế:
– Cậu mới đến lần đầu, mời ở đây ăn cơm đã rồi hãy về.
Kim Quế vâng lời, đoạn tiễn Tiết phu nhân ra về. Kim Quế thấy mẹ chồng đi về rồi.
liền nói với Hạ Tam:
Em hãy ngồi đã. Hôm nay thế là đã rõ ràng minh bạch rồi đấy. Khỏi để cậu Hai nhà đây phải xét hỏi. Bây giờ chị nhờ em mua cho một ít đồ vật, nhưng đừng cho ai biết. – Chị cứ giao mặc em. Chị muốn gì. Có tiền là sẽ mua được tất.
Đừng có nói láo, mua mà bị họ lừa cho thì chị không nhận đâu .
Hai người lại cười cợt hồi lâu. Sau đó Kim Quế ngồi ăn cơm với Hạ Tam, lại bảo hắn mua mấy thức hàng, dặn dò một lúc Hạ Tam ra về.
Từ đó Hạ Tam đi lại luôn luôn. Tuy có một ông già canh cửa, nhưng biết hạ Tam là cậu nên cũng không mấy khi trình với Tiết phu nhân. Do đó, sau nầy xảy ra lắm chuyện rắc rối.
Một hôm Tiết Bàn gửi thư về, Tiết phu nhân mở ra bảo Bảo Thoa xem, thấy trong thư viết: “ Con ở trong huyện cũng không đến nỗi khổ. Xin mẹ cứ yên tâm. Hôm qua nghe ông thơ lại ở huyện nói, trên phủ đã y án, chắc là ta đã lo lót đến nơi. Không ngờ khi phủ tư lên trên đạo lại bác đi. May nhờ ông thơ lại coi việc văn thơ ớ huyện có lòng tốt, tức khắc làm một công văn trình lên, ở đạo lại có công văn gửi xuống quở trách quan huyện. Hiện giờ trên đạo định bắt lên xét hỏi lại. Nếu bị giải lên đạo thì con
lại chịu khổ. Chắc nhà ta chưa lo lót ở đạo. Vậy tiếp thư này mẹ mau mau nhờ người lo với quan đạo, lại phải bảo em Khoa đến đây ngay, không thì sẽ bị giải đi . Tiền lo thiếu không được đâu ! Hỏa tốc ! Hóa tốc ! “
Tiết phu nhân nghe đọc xong lại khóc một hồi. Bảo Thoa và Tiết Khoa vừa khuyên vừa nói:
– Việc này không nên để chậm !
Tiết phu nhân đành phải bảo Tiết Khoa đi lo liệu mọi việc rồi sai người sắm sửa hành lý, cân một số bạc cùng một người làm việc ở hiệu đi ngay đêm ấy. Tuy có người nhà lo liệu mọi việc. Nhưng Bảo Thoa lại sợ họ thu xếp không đến nơi đến chốn, nên tự tay giúp họ thu xếp, sắm sửa, đến canh tư mới đi nghỉ. Bảo Thoa con nhà giàu, được nuông chiù quen, qua một đêm lo lắng khó nhọc, đến hôm sau đâm phát nóng, không ăn uống được gì. Oanh Nhi liền trình với Tiết phu nhân. Tiết phu nhân liền tới xem thì thấy Bảo Thoa mặt đỏ bừng, người nóng như lửa. Không nói năng gì cả. Tiết phu nhân rụng rời tay chân khóc đến nỗi chết đi sống lại. Bảo Cầm chạy lại khuyên giải. Thu Lãng thấy thế cũng nước mắt ràn ruạ. Cứ đứng một bên khóc. Bảo Thoa nói không được, chân tay cũng không cử động được. mắt khô mũi ngạt. Mọi người vội vàng mời thầy thuốc đến chữa. Bảo Thoa dần dần tỉnh lại. Tiết phu nhân và mọi người mới hơi yên tâm. Lúc đó cả hai phủ Vinh, Ninh đều đã biết.
Trước hết. Phượng Thư sai người đưa thuốc thập hương phản hổn đan . Sau đó Vương phu nhân lại đưa “chí bảo đan” đến. Giả mẫu , Hình phu nhân, Vương phu nhân và bọn Vưu Thị đều sai a hoàn đến thăm hỏi, nhưng đều giấu không cho Bảo Ngọc biết. Chữa luôn bảy tám ngày vẫn không bớt. Cuối cùng, Bảo Thoa nghĩ đến Lãnh hương hoàn, ăn hai viên, bệnh mới khỏi. Khi Bảo Ngọc biết, thì Bảo Thoa cũng đã khỏi bệnh rồi nên cũng không đến thăm.
Tiết Khoa lại viết thư về. Tiết phu nhân xem qua. Nhưng sợ Bảo Thoa lo lắng, nên không cho biết. Rồi đến cầu cứu với Vương phu nhân, và kể bệnh tình Bảo Thoa. Tiết phu nhân về rồi. Vương phu nhân lại xin với Giả Chính. Giả Chính nói:
Việc này bên trên có thể nhờ được, còn bên dưới thì khó, cần phải lo lót mới xong. Vọng phu nhân lại nhắc đến việc Bảo Thoa và nói:
Con cháu ấy, cũng khổ lắm. Đã là người nhà mình cũng nên cưới về sơm sớm, đừng để nó bị dày vò …
Tôi cũng nghĩ như thế. Nhưng bên nhà họ công việc rối bời, và lại gần hết nửa đông. Năm hết tết đến. Ai cũng phải lo liệu nhiều việc nhà. Vậy mùa đông này hãy dạm hỏi cho nhất định. Mùa xuân sang năm sẽ đưa lễ. Rồi sau ngày sinh nhật cụ, sẽ
định ngày cưới. Bà hãy đem những việc ấy nói cho dì Tiết biết đã .
Vọng phu nhân vâng lời. Hôm sau, Vương phu nhân đem lời của Giả Chính nói lại cho Tiết phu nhân nghe. Tiết phu nhân cũng cho là phải.
Sau bữa ăn. Vương phu nhân cùng đi với Tiết phu nhân sang nhà Giả mẫu. Mọi người mời nhau ngồi. Giả mẫu hỏi:
Bà dì mới sang à .
Cháu sang từ chiều hôm qua. Vì trời tối chưa đến thăm sức khỏe cụ được.
Vương phu nhân đem câu chuyện Giả Chính nói chiều hôm qua, thuật lại cho Giả mẫu nghe. Giả mẫu rất mừng.
Đang nói chuyện thì Bảo Ngọc đến. Giả mẫu liền hỏi:
Cháu ăn cơm chưa ?
Cháu vừa về. Ăn cơm xong lại định đi học, nhưng đến đây để hầu bà đã. Nghe nói dì đến, nên cháu qua đây chào dì.
Nói đến đó. Bảo Ngọc lại hỏi Tiết phu nhân:
Chị Bảo đã thật khỏe chưa ?
Tiết phu nhân cười nói:
– Khỏe rồi.
Lúc đó mọi người đang nói chuyện, thấy Bảo Ngọc đến nên đều im không nói nữa. Bảo Ngọc ngồi một lát. Thấy Tiết phu nhân không tỏ vẻ thân mật như trước, trong bụng ngờ vực . “ Dù rằng dì ấy đang lo lắng, nhưng không lẽ tất cả đều không nói năng gì … “ Bảo Ngọc nghĩ vậy rồi đi học. Chiều về gặp mọi người rồi đi đến quán Tiêu Tương. Bảo Ngọc vén màn bước vào. Tử Quyên ra đón. Thấy trong nhà không có ai. Bảo Ngọc hỏi:
Cô gì đâu ?
Cô tôi lên trên nhà. Nghe nói dì Tiết đến. Cô tôi đi hỏi thăm sức khỏe rồi ! Cậu Hai
không lên trên nhà à ?
Tôi cũng có lên nhưng không thấy cô đâu cả.
Cô tôi không ở đấy à ?
Không. Vậy cô ấy đi đâu ?
Thế thì tôi cũng không biết được.
Bảo Ngọc vừa muốn đi ra. Bỗng thấy Đại Ngọc cùng Tuyết Nhạn thướt tha đi vào.
Bảo Ngọc nói:
– Cô em về đây rồi .
Liền đi theo Đại Ngọc trở lại.
Đại Ngọc đi vào nhà trong, mời Bảo Ngọc ngồi. Tử Quyên lấy một cái áo khoác ngoài cho Đại Ngọc thay rồi Đại Ngọc ngồi xuống, hỏi Bảo Ngọc:
Anh lên trên ấy có gặp dì không?
Gặp rồi.
Dì có nói gì đến tôi không ?
Dì chẳng những không nói gì đến cô, mà ngay đối với tôi cũng không thân mật như trước. Tôi hỏi bệnh chị Bảo. Dì chỉ cười không đáp. Không lẽ dì giận tôi mấy hôm nay không đến hỏi thăm chị ấy hay sao ?
Anh có đến hỏi thăm chị Bảo không ?
-Mấy hôm đầu tôi không biết. Hai hôm nay tôi biết, nhưng không đi.
Thế là thế nào ?
Vì họ không bảo tôi đi. Mẹ tôi không bảo tôi đi. Cha tôi cũng không bảo tôi đi. Tôi đâu dám đi. Nếu cái cửa nhỏ kia còn qua lại được như trước thì một ngày đến hỏi thăm chị ấy mười lần cũng không khó gì. Bây giờ muốn qua bên ấy phải đi vòng ra ngoài, cho nên không tiện.
Chị Bảo làm sao biết được duyên cớ ấy ?
Chị Bảo là người biết lượng thứ cho tôi.
Anh đừng có nghĩ lầm. Chị Bảo càng không thể lượng thứ cho anh được. Không phải dì ốm mà là chị ấy ốm. Lâu nay chúng ta ở chung trong vườn, làm thơ, thưởng hoa, uống rượu, vui vẻ biết mấy ! Giờ ở cách biệt ra, anh cũng biết nhà chị ấy xảy ra tai nạn, chị ấy lại ốm đến thế mà anh cứ như người dưng. Làm sao chị ấy không giận
được ?
Thế thì không lẽ chị Bảo lại không than với tôi nữa à: “Chị ta có thân với anh hay không, tôi không biết, tôi chỉ theo lý mà nói thôi.”
Bảo Ngọc nghe nói, trừng mắt nhìn, ngần ngơ một lúc. Đại Ngọc thấy thế cũng mặc kệ, gọi người đốt hương và mở sách ra xem. Bỗng thấy Bảo Ngọc cau mày dậm chân mà nói.
Tôi nghĩ: sinh ra mình để làm gì. Trong trời đất này chẳng có tôi càng rảnh.
Đã có mình thì sẽ có nhiều người, đã có nhiều người thì sinh ra vô số chuyện phiền não: Sợ hãi, lừa dối, tơ tưởng cỏn biết bao nhiêu điều rắc rối khác nữa. Điều tôi vừa nói là câu chuyện đùa, chẳng qua anh thấy dì Tuyết thẩn thờ, buồn bả. Tại sao anh lại có thể ngờ cho chị Bảo được ? Dì qua đấy là vì việc anh Tiết Bân, nên bụng dạ như tơ vò, còn đầu óc đâu mà chuyện trò với anh, chỉ vì anh khéo nghĩ vơ nghĩ vấn, đâm ra ngớ ngẩn đấy thôi.
Bảo Ngọc nghe thấy sáng ra, liền cười nói: .
Đúng lắm, đúng lắm. Cô thông minh hơn tôi nhiều. Chả trách năm trước, lúc tôi tức giận, cô hỏi tôi mấy câu đạo lý nhà Phật tôi đối đáp không được là phải. Dù tôi là ông Phật mình mình vàng trượng sáu (Theo sách Phật, phật tổ như lai tu hanh, mình vàng trượng sáu) cũng là một nhánh của cô mà hóa ra đấy.
Đại Ngọc nhân dịp liền nói:
Giờ tôi hỏi anh, anh trả lời nhé.
Bảo Ngọc ngồi xếp tròn, chắp tay nhắm mắt, nhếch mép lên má nói:
Cô nói đi . .
Chị Bảo thân với anh thì anh sẽ như thế nào ? Nếu chị Bảo không thân với anh thì anh thế nào ? Chị Bảo trước kia thân với anh, nay không thân nữa thì anh sẽ như thế nào ? Chị Bảo nay thân với anh sau này không thân với anh nữa, thì anh sẽ như
thế nào ? Nếu anh muốn thân với chi mà chị ta lại không thân với anh thì anh sẽ như thế nào ? Nếu anh không muốn thân với chị ta. Chị ta lại muốn thân với anh thì anh sẽ như thế nào ?
Bảo Ngọc ngớ ngẩn một lúc. Bỗng phá lên cười, nói:
Dù cho nước Nhược (nước Nhược ở cõi trên, không chứa nổi vật gì. Thuyền bè qua
lại đều đắm cả) ba ngàn. Tôi chỉ lấy một bầu mà thôi.
Nếu bầu trôi theo nước thì anh làm thế nào ?
Không phải bầu trôi theo nước, mà nước tự chảy. Bầu cứ trôi đấy thôi .
Nếu như nước đứng mà ngọc chìm thì anh làm thế nào ?
Lòng thiền đã hóa tơ vương bụi, Vờn gió thu chi nữa giá cô – Điều răn thứ nhất của đạo thiền là không được nới dối.
Trên có Tam Bảo.(Những câu Đại Ngọc nói có ý khêu gợi Bảo Ngọc, nếu gặp tại vạ gì không lấy được nhau thì sẽ liều thân.)
Đại Ngọc cúi đầu im lặng. Bỗng nghe ngoài thềm có tiếng quạ kêu quạc, quạc rồi bay về phía đông nam.
Bảo Ngọc nói:
Tiếng kêu ấy chả biết lành hay dữ ?
Lành dữ là ở người. Không phải ở tiếng chim.
Mời cậu đi về, ông lớn sai người vào vườn, hỏi cậu đi học đã về chưa. Chị Tập Nhân nói đã về rồi. Vậy cậu về nhanh .
Bảo Ngọc sợ hãi vội vàng đi ra. Đại Ngọc cũng không dám giữ lại.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.