Những Bố Già Châu Á
MỞ ĐẦU
FITZGERALD: “Anh biết không, người giàu khác với anh và tôi.”
HEMINGWAY: “Đúng thế, vì họ có nhiều tiền hơn mà.”
Trao đổi giữa ERNEST HEMINGWAY và F. SCOTT FITZGERALD
Cuốn sách này nói về một nhóm nhỏ những đại gia, những tỉ phú vùng Đông Nam Á thời hậu Chiến tranh thế giới thứ hai, những người thống trị các nền kinh tế quốc nội ở khu vực. Trong cuốn sách, khu vực Đông Nam Á được xác định là năm nước thành viên ban đầu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines, cộng thêm Hồng Kông. Sáu thực thể này, những quốc gia đóng góp cho sự thịnh vượng chung của Đông Nam Á, làm nên diện mạo kinh tế của một khu vực đã được Ngân hàng Thế giới mệnh danh là “sự kỳ diệu của châu Á” vào năm 1993.
Năm 1996, một năm trước khi bắt đầu Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nền kinh tế của khu vực này được coi là nền kinh tế dẫn đầu. Tạp chí Forbes, trong xếp hạng hàng năm của mình về những người giàu nhất thế giới, đã ghi tên 8 doanh nhân Đông Nam Á trong số 25 người giàu nhất thế giới, và 13 người Đông Nam Á trong số 50 người giàu nhất thế giới.
Một khu vực nhỏ bé, lại không thể tự hào vì không có một công ty nào nằm trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới , nhưng lại chiếm gần một phần ba trong số 25 người giàu nhất hành tinh. Đây là những người tiên phong của các bố già châu Á, mỗi người có tài sản hơn 4 tỉ đô-la Mỹ, ví dụ như Lý Gia Thành, Robert Quách, Dhanin Chearavanont, Lâm Thiệu Lương, Trần Vũ và Quách Lệnh Minh. Đằng sau họ là một đội hình những đại gia kém giàu hơn, nhưng cũng có tài sản trị giá một vài tỉ đô-la.
Trong một khu vực, nơi mức lương 500 đô-la một tháng đã là cao thì sự túng quẫn của nhiều người và sự giàu có của một số ít người cho thấy khoảng cách giàu nghèo quá lớn trong xã hội. Vậy tại sao những đại gia hay giấu giếm tài sản ấy thống trị được các nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á? Họ đã đóng góp gì vào sự phát triển kinh tế của toàn khu vực? Và, có lẽ quan trọng nhất, tại sao họ vẫn cực kỳ hùng mạnh khi Cơn khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra trên cả bề rộng lẫn chiều sâu – một sự kiện tác động to lớn tới chính họ? Họ có phải là tâm điểm công kích của nhiều nhà phân tích không? Điều đó không xảy ra. Như chúng ta sẽ thấy, những đại gia này hình như chẳng bao giờ thay đổi, chỉ rất ít những thành viên yếu nhất của tầng lớp này không chèo chống nổi gánh nặng nợ nần của công ty họ nên mới bị cuốn vào cái rốn xoáy của cơn khủng hoảng. Việc tìm kiếm những câu trả lời cho các câu hỏi nêu trên là nhiệm vụ trung tâm của cuốn sách này.
Trong quá trình tìm kiếm những câu trả lời, các chương tiếp theo sẽ sử dụng những đại gia này như một công cụ để khảo sát các vấn đề chính trị và kinh tế rộng lớn hơn. Với tác giả, đây là một cái mẹo về cấu trúc để không phải đưa ra một lời xin lỗi nào. Đây chỉ là sự tường thuật lịch sử một cách trung thực, bao gồm cả hai vùng lãnh thổ là những trung tâm xuất nhập khẩu (nếu không cần miêu tả quá chính xác về chính trị thì việc xem xét Hồng Kông và Singapore là hữu ích nhất); và bốn quốc gia “hợp thức” là Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines đang bị chia cắt và kiệt sức thật không đúng lúc. Đây là một cách tiếp cận hơi vòng vo nhưng có lẽ thân thiện với bạn đọc hơn.
MIỀN ĐẤT ĐÔNG NAM Á
Đối với lịch sử Đông Nam Á cận đại, sử dụng cách tiếp cận từ-dưới-lên là khá nguy hiểm (Sao lại có thể sử dụng thuật ngữ này để nói về những người nổi tiếng?). Nguy hiểm ở chỗ bạn đọc có thể quá chú ý, đi sâu vào các tiểu tiết có tính chất giai thoại về cuộc sống, đôi khi kỳ quái và khác thường, của các đại gia mà bỏ lỡ không chú ý đến những chi tiết của một bức tranh kinh tế và chính trị to lớn hơn. Để giảm thiểu rủi ro này, sẽ thật hữu ích nếu tóm tắt các chủ đề chính của cuốn sách này một cách thẳng thắn.
Đó là, trước hết và trên hết, nền kinh tế Đông Nam Á là sản phẩm của mối quan hệ giữa các thế lực kinh tế và quyền lực chính trị đã được phát triển trong thời thuộc địa và được duy trì ở một sắc thái khác với những đặc điểm của thời hậu thuộc địa. Trong mối quan hệ này, một nhóm tinh hoa chính trị ban cho những thành viên của một nhóm tinh hoa kinh tế những điều kiện độc quyền, thường trong các dịch vụ nội địa, cho phép nhóm người này bòn rút những nguồn tài sản khổng lồ, mà không có một yêu cầu nào đối với việc tạo ra những năng lực kỹ thuật, những công ty có thương hiệu, và đạt được năng suất lao động cao để điều khiển sự phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt thời thuộc địa, những sự sắp đặt này được giới hạn ở phạm vi lớn đối với những thành viên của nhóm tinh hoa thuộc địa, và ở phạm vi nhỏ hơn với những nhóm người ngoài cuộc khác. Trong thời hậu thuộc địa, nó thích hợp với những nhà lãnh đạo chính trị người bản xứ nhằm nuôi dư-ỡng tầng lớp phụ thuộc vào họ, điển hình là những đại gia không phải người bản xứ – những người có thể lợi dụng các kẽ hở về kinh tế để kiếm lợi và chia chác cho những người nắm quyền chính trị mà không gây ra một mối đe dọa nào đối với quyền lực chính trị đó. Tầng lớp đại gia phục vụ mục đích chính trị của riêng nó và sản sinh ra các cá nhân giàu có khổng lồ, nhưng lại làm rất ít để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế chung. Thay vào đó, sự tăng trưởng đến từ nỗ lực kết hợp của những doanh nhân nhỏ, nhiều người tập trung trực tiếp và gián tiếp vào sản xuất và có chính sách thuê mướn nhân công ngoài lực lượng lao động địa phương, và họ là những nhà xuất khẩu đa quốc gia rất hiệu quả. Hồng Kông và Singapore phát triển phồn vinh với tư cách là hải cảng là nơi xử lý các vấn đề về tài chính và là trung tâm tàng trữ nguồn vốn cấp cho phần còn lại của khu vực. Tất cả những sự sắp đặt kinh tế này xuất hiện và được thực hiện tốt hết mức có thể, cho đến khi có sự tấn công của cơn khủng hoảng tài chính tháng Bảy năm 1997. Ở thời điểm đó, rõ ràng sự phát triển ở Đông Nam Á có những sụt giảm mạnh. Thể chế chính trị đã được thiết lập ở khu vực này có nguy cơ sụp đổ vô cùng lớn. Hầu hết các vấn đề tồn tại đã không được khắc phục trong thập niên mà cơn khủng hoảng xảy ra, và vẫn còn không rõ ràng là những vấn đề đó có xảy ra hay không. Những nhóm tinh hoa kinh tế và chính trị tiếp tục sống giàu sang, tin tưởng vào quyền cai trị của mình.
Cuối cùng, cần phải nói về tiêu đề của cuốn sách này. Trong việc phong tước hiệu cho các đại gia là “bố già”, tác giả không có ý phán xét họ như những người có ảnh hưởng hoàn toàn xấu, cũng không ngụ ý rằng họ tham gia vào việc điều hành các băng nhóm tội phạm có tổ chức. Nhưng hiển nhiên là, một số bố già châu Á có dính dáng đến việc buôn lậu các mặt hàng cứng và mềm , và các phi vụ buôn người, ma túy và vũ khí ít xảy ra hơn. Một số đại gia cũng có quan hệ rất mật thiết với trò cờ bạc. Những hoạt động này thường xuyên kéo theo sự tiếp xúc với thế giới tội phạm châu Á – hội Tam Hoàng của Trung Quốc, hội Người tiền sử preman của Indonesia, v.v… Và đây là một thực tế của đời sống mà những đại gia thường dính líu tới. Nhưng không có nghĩa họ là những ông chủ của các tổ chức mafia. Dĩ nhiên là, đa số các băng nhóm tội phạm có tổ chức ở châu Á đều sống hai mặt, toàn bộ đều có mối liên hệ với những đại gia này. Cũng phải nhớ rằng, những chính khách châu Á – những nhà thực dân Anh và Nhật, Trung Quốc, Indonesia – đều có một lịch sử lâu dài hợp tác với các băng nhóm tội phạm có tổ chức khi họ cần đến chúng. Về phương diện này, họ không khác mấy với những doanh nhân địa phương, vì có thể là họ thích như vậy.
Việc sử dụng thuật ngữ “bố già” trong cuốn sách này nhằm phản ánh những truyền thống của thói gia trưởng, quyền lực thuộc về đàn ông, thái độ xa lánh và thuật huyền bí hoàn toàn là một phần không thể thiếu được của những câu chuyện về các đại gia châu Á. Tiêu đề của cuốn sách cũng hơi mang tính chất giễu cợt một chút. Đúng như Mario Puzo, tác giả cuốn Bố già, luôn nói ông đã dựa trên sự tưởng tượng tinh tế – “một điều hoang đường được lãng mạn hóa” như ông đã gọi. Như vậy, cũng do ganh đua với tác phẩm này mà một câu chuyện thần thoại khác đã ra đời và lớn lên xung quanh những đại gia Đông Nam Á, làm cho họ xuất hiện có vẻ huyền bí cũng như không thể đụng tới. Truyền thuyết châu Á chứa đựng những điều hoang đường nho nhỏ về chủng tộc, văn hóa, di truyền học, nghề thầu khoán, nhưng thực ra, toàn là những điều căn bản của sự tiến triển kinh tế trong khu vực từ khi chế độ thực dân chấm dứt. Với ý nghĩa này, Những bố già châu Á là sự đảo ngược tác phẩm của Mario Puzo – chúng ta đã có sẵn một câu chuyện hoang đường; công việc của tác giả chỉ là chế biến nó.
NHỮNG GÌ KHÔNG THUỘC VỀ ĐÔNG NAM Á
Trong những nỗ lực bóc đi một vài lớp của một quan điểm được thừa nhận nhưng không có căn cứ xung quanh lịch sử Đông Nam Á, con đường thuật lại những gì xảy ra tiếp theo cắt qua một địa hình khá chông gai và nguy hiểm. Đó là bối cảnh của chủng tộc, dân tộc và văn hóa ở một trong những vùng chứa nhiều khác biệt nhất trên thế giới. Lịch sử hiện đại của Đông Nam Á là lịch sử gắn liền với các cuộc di cư – của người châu Âu và người Mỹ (những nhà thực dân đi cai trị, và những người khác), người Trung Hoa, Ấn Độ, Srilanka, người Do Thái phiêu bạt, người Armenia, và nhiều dân tộc khác – vào trong những xã hội trước đó là tiền công nghiệp, nửa phong kiến; hơn nữa, những cư dân chủ nhà đã có sự pha trộn rất lớn về mặt dân tộc và tôn giáo – chứ không đề cập đến sự ly tán theo phương nằm ngang do những phân biệt về giai cấp và các quyền cơ bản (thường hoàn toàn dễ hiểu đối với người châu Âu) tạo ra một môi trường với ít nhiều sự kích động về xung đột sắc tộc và xã hội như ở châu Âu hoặc châu Phi. Tác giả xin được thứ lỗi vì tất cả những điều phiền phức không tính trước có thể xảy ra trong quá trình này.
Ở cấp độ kinh tế, những giải thích về sự phát triển dựa trên chủng tộc từ lâu đã hình thành nền tảng cho sự phân tích Đông Nam Á. Mỗi đứa trẻ đang đi học ở châu Á đều biết rằng ở thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhiều nhà thực dân dùng những nguồn lực khoa học, thể chế và đạo đức vượt trội của mình để áp đặt lên những người châu Á hèn kém, hòng đưa họ đến với văn minh. Hấp dẫn hơn là, trong kỷ nguyên sau độc lập, sự giải thích về chủng tộc tiếp tục thống trị các cuộc thảo luận về sự bùng nổ kinh tế khởi đầu bởi người da trắng. Lý do chính là tính ưu việt hơn về thương mại của nhóm người chuyển cư lớn nhất trong khu vực – người Trung Quốc. Điều này khuyến khích việc đọc câu chuyện về phát triển dựa trên văn hóa và chủng tộc của 50 năm đã qua với nhiều sắc thái hơn, nhưng ít nhầm lẫn hơn. Một số người coi người Trung Quốc như những cá nhân đặc biệt chói sáng, những người khác nhìn họ như những loài ký sinh đặc biệt; còn những người khác nữa lại tranh luận rằng họ đã được định hình trước về văn hóa theo những cách thức khác (những doanh nghiệp gia đình tuyệt vời, có thể vận hành toàn cầu, có bảo đảm để duy trì cán cân thương mại…). Cuốn sách này tiếp cận vấn đề với từng thành kiến rập khuôn này.
Tuy nhiên, không khó để nhận thấy cách thức dùng dữ liệu thô để giới thiệu những khái niệm về chủ nghĩa ngoại lệ của người Trung Quốc. Cổ phần vốn đã niêm yết của người gốc Hoa trên thị trường chứng khoán Đông Nam Á được ước tính chiếm 50– 80%, tùy thuộc vào nước đang xem xét; trong khi họ chỉ chiếm 2% dân số ở Philippines, 4% ở Indonesia, 10% ở Thái Lan, 29% ở Malaysia và 77% ở Singapore. Xem xét vấn đề này từ góc độ khác, vào thập niên 1990, những nhà nghiên cứu ước tính rằng “người Trung Quốc” có dính líu đến việc kiểm soát 45% các công ty lớn ở Philippines, 18 trong số 20 công ty lớn nhất ở Indonesia, 9 trong số 10 doanh nghiệp lớn nhất ở Thái Lan, và 24 trong số 60 công ty hàng đầu ở Malaysia. Hầu hết các bố già châu Á đều là người gốc Hoa. Những năm bùng nổ của thập niên 1990 là một khoảng cách lớn nhất đối với những lý thuyết gia về chủng tộc, và đặt ra phía tr-ước một vũng lầy đối với các cuốn sách viết về năng lực kinh tế của người Trung Quốc ở hải ngoại dựa trên cơ sở văn hóa. Trong số những cuốn sách đáng nhớ và có ảnh hưởng lớn, có các cuốn “Tinh thần của chủ nghĩa tư bản Trung Hoa” của S. Gordon Redding (1990), “Những vị chúa tể của vương quốc”, và “Những bộ tộc: Chủng tộc, tôn giáo và dân tộc quyết định thành công trong nền kinh tế toàn cầu mới như thế nào” của Joel Kotkin (1992). Cuốn sau cùng bao gồm cả người Trung Quốc ở hải ngoại giữa một số “những bộ lạc toàn cầu” được dự đoán là sẽ thành công về thương mại. Thuật ngữ “mạng lưới tre” đã trở thành một từ có tính thời thượng để mô tả mối liên kết ngầm giữa những người gốc Hoa khắp khu vực và giải thích về động lực kinh tế của họ. Nhìn chung, các phương tiện truyền thông – nghiêm túc và giật gân – đã tham gia vào sự phân tích văn hóa này theo một cách thức to lớn mang màu sắc bí ẩn, và sắc thái hội Tam hoàng của nó làm cho câu chuyện thêm độc đáo. Đồng thời, giới hàn lâm cũng sản sinh ra một nhóm nhỏ nhưng kiên định gồm những nhà kinh tế học hoài nghi về chủ nghĩa ngoại lệ của người Trung Quốc, dẫn đầu là những học giả Nhật Bản, nhưng đội ngũ của họ lớn rộng dần trong cuộc chạy lấy đà tới cuộc khủng hoảng tài chính và hậu quả của nó.
Tác giả muốn thẳng thắn tranh luận về thuyết định mệnh văn hóa. Kinh nghiệm sống một thập niên ở Trung Quốc, cộng với một thời gian dài nghiên cứu để viết cuốn sách này đã sản sinh ba lời phản biện cơ bản về sự giải thích lấy văn hóa làm trung tâm đối với đóng góp kinh tế của người gốc Hoa ở Đông Nam Á. Trước hết là những quan niệm về một mệnh lệnh văn hóa đã phớt lờ đi bối cảnh lịch sử. Hầu hết sự di trú đến Đông Nam Á xảy ra trong thời thuộc địa, khi những nhóm khác nhau được những chính phủ thuộc địa hỗ trợ và dẫn đường – với năng lực tổ chức “ưu việt” của họ – hướng tới những hoạt động khác nhau. Đế quốc Anh đã tuyển mộ những người Ấn Độ và Sri Lanka có học cho những vị trí trong chính quyền và chuyên môn. Vì thế, một nhà quan sát bên ngoài các tòa án tối cao ở Singapore hoặc Kuala Lumpur ngày nay sẽ lưu ý rằng, quá nhiều luật sư và quan tòa có gốc gác từ tiểu lục địa này. Không phải những người Ấn Độ được biến đổi về mặt di truyền để làm luật sư, mà đó là di sản cai trị thuộc địa của Anh quốc. Khi người Trung Quốc đến Đông Nam Á, họ thường bị cô lập khỏi các dịch vụ chính quyền và nhiều ngành nghề khác, và thường không được cho phép sở hữu đất nông nghiệp hoặc hoạt động canh tác, tuy những cơ hội trong buôn bán và thương mại thì phần lớn không bị ngăn cản. Những người nói rằng người Trung Quốc là “những thương gia bẩm sinh” cũng mắc sai lầm một cách hồn nhiên như những người nói người Do Thái là “những nhà tài phiệt bẩm sinh”. Họ đã quên rằng, người Do Thái ở châu Âu trước thế kỷ XIX đã bị loại trừ khỏi những phường hội, khỏi nhiều lĩnh vực buôn bán và công việc canh tác, trong khi nhà thờ Thiên chúa giáo nghiêm cấm các con chiên của họ cho vay nợ lãi (giống như Đạo Hồi đương thời). Đa số các cơ hội kinh tế cho người Do Thái bị giới hạn, trong khi đó những người trong ngành ngân hàng lại trưởng thành một cách khác thường. Một sự đồng điệu đương thời của tình trạng này có thể được thấy ở Nga, nơi gần như tất cả giới đầu sỏ chính trị thống trị nền kinh tế của đất nước sau Chiến tranh Lạnh – với chỉ thị, mệnh lệnh và cả ý thích bất thường của một nhóm tinh hoa chính trị gốc Slavơ thuần túy hơn – hầu như đều có gốc gác Do Thái.
Phản biện thứ hai đối với lý thuyết dựa trên văn hóa là nó ngụ ý rằng người Trung Quốc là đồng nhất và người Trung Quốc ở Đông Nam Á là điển hình cho chủng tộc người Hoa nói chung. Vậy mà người Trung Quốc ở thời kỳ trước 1949, khi có sự di trú hàng loạt, lại rất không đồng nhất. Đây là điều hoàn toàn hiển nhiên nếu xem xét vấn đề ngôn ngữ nói. Trung Quốc vẫn là một nơi mà một người chỉ cần đi năm mươi hoặc sáu mươi kilômét là đã nghe thấy một phương ngữ hoàn toàn khó hiểu và mới lạ (một sự lạc lõng trong bối cảnh Trung Quốc, trong khi ở những nước khác, một phương ngữ khác nhau chỉ có ý nghĩa là có sự thay đổi tương đối khác trong cách phát âm, từ vựng và ngữ pháp mà thôi). Tầm quan trọng của chủ nghĩa địa phương này, trong lịch sử Trung Quốc ngày nay, đã được ngụy trang bằng việc chính quyền sau năm 1949 đã rất thành công trong việc đề cao sử dụng một ngôn ngữ tiêu chuẩn thống nhất toàn quốc, cũng như đạt tỉ lệ biết đọc biết viết chưa từng thấy. Tuy nhiên, vào năm 1949, hầu như tất cả các cuộc di trú của người Trung Quốc tới Đông Nam Á đã hoàn thành. Khi nó xảy ra, những người rời quê hương không phải chủ yếu với tư cách là “người Trung Quốc”, mà với tư cách là những thành viên của các nhóm phương ngữ khó hiểu, được ném vào một cái lò đúc xa lạ. Nhiều nhà quan sát bên ngoài trong thời thuộc địa đã bình luận về những kết quả này. Victor Purcell, trong tác phẩm “Người Trung Quốc ở Malaysia” đã nhận xét: “Những bộ lạc Trung Quốc được đưa lại gần nhau không gì sánh nổi trong đất nước quê hương của họ – những bộ lạc nói những phương ngữ khác nhau coi nhau chủ yếu như những người ngoại quốc.” Từ những năm 1830, Bá t-ước George Windsor đã sớm nhận ra một điều là, những nhóm nói tiếng Trung Quốc khác nhau ở Đông Nam Á thực sự đã “chống đối nhau quyết liệt, cứ như thể họ thuộc về những dân tộc thù địch”. Tuy nhiên, những nhà văn này, trong các quan sát của họ đã không nắm rõ những sự liên quan về kinh tế. Sự phân mảnh của những “bộ lạc” Trung Quốc cũng có ý nghĩa là họ cạnh tranh khốc liệt – đôi khi xảy ra bạo lực nếu thiếu vắng một chính phủ có hiệu quả – vì các cơ hội kinh tế. Và không có gì cơ bản hơn đối với sự tiến bộ về kinh tế bằng sự cạnh tranh. Trong ý nghĩa này, lập luận về thuyết định mệnh văn hóa chỉ có thể đứng vững nếu một người
nói rằng về lịch sử, một bộ phận lớn người Trung Quốc ở hải ngoại đã không thật sự là “người Trung Quốc” một chút nào. Một lập luận như vậy sẽ có vẻ gây khó khăn cho những người Trung Quốc theo thuyết ưu sinh hiện nay, như nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.
Vấn đề hệ quả của việc liệu có phải người Trung Quốc ở Đông Nam Á nói riêng có thể được nhắc đến để phản ánh “những tiêu chuẩn” về phẩm chất của người Trung Quốc, cũng là một vấn đề tế nhị có tính chất lịch sử. Nhìn chung, thật công bằng khi nói rằng những người di cư từ bất kỳ xã hội nào – họ là người Ai Len hoặc Italia đi tới Mỹ, hoặc người Nhật chấp nhận quá cảnh để tới Brazil vào đầu thế kỷ XX – đều làm tốt hơn, xét về tổng thể, những người mà họ đã bỏ lại đằng sau. Những người di trú đó là một nhóm tự lựa chọn, gồm những cá nhân có sự khác biệt về thái độ sẵn sàng chấp nhận những rủi ro lớn để có những cơ hội lớn cho một tương lai tốt đẹp hơn. Với ý nghĩa này, đó là sự tương đồng về di trú mà những người ra đi không hòa hợp với những người ở lại. Do đó, cần phải thận trọng đề phòng những phép ngoại suy văn hóa. Nhưng ở Đông Nam Á, câu chuyện vẫn mang nhiều sắc thái hơn. Đó là vì, mặc dù sử dụng thủ đoạn gian trá, sự ép buộc và các hợp đồng thuê lao động người nước ngoài không công bằng không phải là hiếm thấy trong số những người Trung Quốc di trú. Ở Đông Nam Á, những người di cư tự lựa chọn có vẻ được tự do hơn nhóm lớn thứ hai gồm những người đến từ tiểu lục địa Ấn Độ. Trong thời đại lao động từ nước ngoài vào (một sự thay thế những nô lệ từ những năm 1840 bởi những người “tự do”), những lao động trong các điền trang và hầm mỏ Ấn Độ đến từ một thuộc địa Anh nào đó, nơi sự tuyển mộ tập trung một cách có hệ thống vào đẳng cấp thấp, thường là những cộng đồng “không thể đụng tới”. Những nông nô bị dọa nạt này ít mang đến cho chủ nhân đồn điền người da trắng sự rắc rối, vì họ ít ham muốn trở thành những kẻ thắng cuộc về kinh tế so với những người Trung Quốc tự lựa chọn di cư.
Thứ ba, và thách thức cuối cùng đối với quan niệm uy thế văn hóa của người Trung Quốc ở Đông Nam Á, là nó đã trộn lẫn người Trung Quốc di cư với các bố già. Đó là sự sai lạc sâu sắc. Bắt đầu với lập luận rằng, đa số người Trung Quốc ở hải ngoại thường có thu nhập trên trung bình. Ở những nơi như các thành phố bên bờ bắc của Java và Sumatra hoặc ở các vùng không phải thủ đô của Thái Lan, nơi có rất nhiều gia đình người Trung Quốc đã sống nhiều thế hệ trong sự nghèo khó, thấp hèn chẳng kém những ngư-ời khác. Sắc tộc không phải là một sự bảo đảm cho thành công. Một nhà sử học Trung Quốc ở hải ngoại, Lynn Pan, đã viết: “Bảng phân vai sau này của người Trung Quốc ở hải ngoại với tư cách là những doanh nhân thành đạt làm lu mờ một sự thực là, sự thất bại chiếm phần lớn trong những trải nghiệm của người di cư.” Nếu đa số các nhà tỉ phú là người gốc Hoa hoặc lai Trung Quốc, cũng cần nhớ lại rằng những người di cư từ Trung Quốc là những người đầu tiên đã từng tạo nên phong trào cộng sản ở Đông Nam Á, một sự phản ánh về tình trạng thông thường của họ: vô sản và bị áp bức. Người Trung Quốc ở Đông Nam Á không tự mình xác định chắc chắn, nhưng con đường dân tộc và giai cấp là một khái niệm hoàn toàn dễ hiểu với họ – cho dù, trước đây một nửa thế kỷ, ở nước khác, nó đã bị cho là điều cấm kị về chính trị khi đề cập tới giai cấp trong xã hội của họ.
Những bố già được coi là một bộ phận tinh hoa không điển hình, một tầng lớp quý tộc kinh tế làm việc ở nước ngoài, bắt tay với bộ phận tinh hoa chính trị của nước sở tại. Về văn hóa, những bố già là những con tắc kè hoa thường đã được giáo dục tốt, là người theo chủ nghĩa thế giới, nói được nhiều thứ tiếng và được cách ly kỹ lưỡng đối với sự quan tâm, chăm sóc nhàm chán và buồn tẻ của những người bà con thân tộc của họ. Hơn nữa – và trái với thành kiến phổ biến – những đại gia của khu vực xa lánh mọi người Trung Quốc. Chỉ một thiểu số là người Trung Hoa thuần khiết có mối quan hệ văn hóa và ngôn ngữ mạnh mẽ với Trung Quốc. Những đại gia khác là người Trung Quốc chính thống nhưng đã mất khá nhiều quan hệ văn hóa với Trung Quốc, và một hoặc tất cả khả năng đọc và viết tiếng Trung Quốc (mặc dù hiếm khi họ thừa nhận). Nhiều người lai Âu Á, dù cho dòng máu không Trung Hoa thỉnh thoảng được nhìn nhận là nguồn gốc của sự bối rối và đi xuống, đặc biệt ở bối cảnh Trung Hoa. Và sau đó, có những bố già hoàn toàn không phải người Trung Quốc. Cuốn sách này sẽ cho thấy hành vi đó của phần lớn người gốc Hoa trong nhóm những đại gia không có sự khác biệt lớn với những “đại gia” người Anh hoặc Xcốtlen ở Hồng Kông, những bố già gốc Tây Ban Nha ở Philippines hay những người giàu có nhất ở Malaysia, hay một người Tamil gốc Sri Lanka. Trước hết, họ được coi là bố già, và thứ hai là được nhìn nhận theo chủng tộc.
Bất chấp mọi thứ nói trên, sẽ là quá khinh miệt khi có ý cho rằng hàng đống tài liệu nghiên cứu hàn lâm về “chủ nghĩa tư bản Trung Quốc” đã xuất bản chỉ là những nghiên cứu không mấy giá trị. Đơn giản là, những giải thích văn hóa là quá lạm dụng và cần phải được đối xử với thái độ hoài nghi, đặc biệt khi chúng thay đổi sắc thái – như sẽ được mô tả – thành những lý thuyết chủng tộc hết sức thô thiển. Ở cấp độ chung, thành công tương đối về kinh tế của người Trung Quốc ở hải ngoại làm cho người ta rất khó lập luận là những nhân tố văn hóa – chủ nghĩa gia đình cố kết, sự căng thẳng về các vai trò bắt buộc, kỷ luật và lòng hiếu thảo – không có ảnh hưởng ở cấp cơ sở. Lập luận trừu tượng hơn về một “hệ thống giá trị” Nho giáo điều khiển những hành vi độc đáo của những doanh nhân người Trung Quốc cũng không thể đứng vững. Đặc biệt, thảo luận về Học thuyết Khổng Tử không thể phân biệt được giữa lý thuyết của một bảng liệt kê những câu châm ngôn đạo đức mập mờ và sự thực hiện những tư tưởng quá thiếu thực tế như vậy còn lâu mới được tôn vinh trong bối cảnh sự vi phạm nhiều hơn sự tuân thủ. Chẳng thể nói được điều gì chắc chắn rằng, trong các xã hội mà người Trung Quốc chiếm ưu thế như Singapore, Hồng Kông và chính Trung Quốc, những lời kêu gọi cho đạo đức Nho giáo thường được sử dụng bởi những chính khách – cả chính khách địa phương lẫn chính khách thực dân – để biện minh cho tất cả các cách thức điều khiển một xã hội không duy tâm.
SỰ CHĂM SÓC QUÁ MỨC BÌNH THƯỜNG
Phải chăng những kết luận nhuốm màu văn hóa phần lớn đạt được thông qua các phân tích kinh tế về Đông Nam Á (trong đó những đại gia gốc Trung Quốc – tốt hơn hoặc xấu hơn tùy thuộc vào sự mô tả của tác giả – là đỉnh điểm của quá trình phát triển) là không hoàn thiện về căn bản. Những gì là lý do thật sự cho sự trỗi dậy của các bố già và sự nắm giữ quyền lực hình như không thể lay chuyển được – quá mạnh mẽ đến nỗi, họ vẫn vô sự trong sự náo động và tàn tạ của cơn khủng hoảng tài chính châu Á? Cuốn sách này biện luận rằng, những cá nhân này trước hết là sản phẩm kinh tế của những môi trường chính trị trong đó họ hoạt động, và rằng cũng chính môi
trường chính trị này đang cản trở khu vực không đạt được sự phát triển kinh tế bền vững. Trong một kịch bản xấu nhất, vùng Đông Nam Á có thể hướng tới sự đình trệ và mất công bằng theo kiểu Mỹ La tinh.
Những chính phủ tập trung hóa không điều chỉnh nổi sự cạnh tranh (với nghĩa là thất bại trong việc bảo đảm sự hiện diện của chính mình), và lại điều chỉnh sự tiếp cận thị trường một cách thái quá (thông qua hạn chế cấp phép và đấu thầu không cạnh tranh) nhằm bảo đảm rằng những doanh nhân tư bản – hoặc buôn bán bất động sản, nếu sử dụng một thuật ngữ có ý nghĩa xấu hơn – sẽ không vươn lên tới đỉnh cao để che lấp sự vô hiệu quả về kinh tế mà tầng lớp chính khách đã tạo ra. Khuynh hướng này được củng cố ở Đông Nam Á bởi sự có mặt rộng khắp của những gì có thể đư-ợc gọi “nền dân chủ có điều khiển”, hoặc dưới chiêu bài nền dân chủ định trước kẻ thắng (ở Singapore, Malaysia và Indonesia thời tổng thống Suharto), hoặc một kịch bản khác mà ở đó doanh nghiệp quan tâm đến việc điều khiển hệ thống chính trị và họ hầu như không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của chính phủ khi điều đó xảy ra (như ở Thái Lan và Philippines). Trong cả hai ví dụ, những chính khách đã bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để duy trì việc nắm giữ quyền lực có vẻ hợp pháp. Điều này có nghĩa là việc cấp vốn chỉ được thực hiện thông qua quyền sở hữu chính trị trực tiếp của doanh nghiệp lớn, hoặc thông thường hơn, những đóng góp từ doanh nghiệp lớn độc lập trên danh nghĩa chịu ơn giới chính trị. Bất chấp thế nào, cơ chế tạo ra sự phụ thuộc không phải là không vui vẻ của các nhóm tinh hoa bao gồm những chính trị gia và những đại gia. Và mối quan hệ thoải mái nhất là quan hệ giữa chính khách là người bản xứ và đại gia là một người di cư không có mối đe dọa về chính trị.
Sau 15 năm xem xét các nước đang phát triển ở Đông Nam Á, tác giả nhận thức được rằng, trong việc xác định những xã hội nào đang ở trong tình trạng nguy hiểm khi đang leo lên đỉnh núi của sự thịnh vượng thì chế độ sẽ quan trọng hơn con người. Không phải là những cá nhân mà là những thiết chế xã hội và chính trị có hiệu quả hơn đã làm cho những nước khác nhau như Nhật Bản, Hoa Kỳ và hầu hết thành viên của Liên minh châu Âu trở nên giàu có. Sự thực là các nước Đông Nam Á – trừ hai thành quốc cực kỳ may mắn – vẫn còn khá nghèo. Chính trị và thể chế sẽ phải thay đổi nếu khu vực này muốn tiếp tục tiến lên phía trước.
Những bố già châu Á phản ánh hơn là tạo nên các nền kinh tế địa phương, giống như các triều đại tài chính ở châu Âu đầu thế kỷ XIX – Warburgs, Rothschilds, Barings – hoặc sự đổi hướng của những nhà tài phiệt và những đại gia người Mỹ khi có sự chuyển giao thế kỷ – Morgan, Vanderbilt, Carnegie, Rockefeller – là những sản phẩm của một tập hợp đặc biệt gồm những hoàn cảnh kinh tế và chính trị. Đã có một thời, những ông chủ ngân hàng châu Âu khai thác những quốc gia nhỏ yếu, nơi chính quyền cai trị không có kho bạc, không có ngân hàng trung ương và hệ thống thu thuế xác đáng, không có kênh nào khác để qua đó tăng cường và đầu tư vốn. Nhà tài phiệt thời chuyển giao thế kỷ người Mỹ là J. Pierpont Morgan đã thúc đẩy mạnh quyền lực của những người môi giới tại thời điểm những công ty đang nổi được tổ chức quá tồi và thiếu tiền mặt, khi có thể lợi dụng các cổ đông thiểu số mà gần như không bị trừng phạt và khi sự giám sát lập pháp về thực hành chống cạnh tranh còn đang trong trứng nước. (Một số người này có thể khá quen thuộc với người châu Á.) Trong môi trường béo bở này, những đại gia dầu lửa, công nghiệp và đường sắt là những kẻ đồng lõa hài lòng trong việc dựng nên những thị trường khổng lồ hoặc “những tờ-rớt”.
Câu chuyện về các đại gia môi giới chấm dứt ở châu Âu và Mỹ khi các chính phủ phát triển năng lực để quản lý nền tài chính của mình và tài chính công thông qua các chính khách được bầu chọn. Họ đã có trong tay đủ những gì mà một cuốn sách nổi tiếng những năm 1930 gán cho họ cái tên là “những nam tước ăn cướp”. Các bố già người Mỹ bị kiềm chế bởi Văn phòng gìn giữ tín nhiệm của các công ty dưới thời Tổng thống Roosevelt, Cục Dự trữ Liên bang được thành lập để đóng vai trò một ngân hàng trung ương độc lập với giới thương mại, Đạo luật an sinh bắt buộc nghiêm khắc với những yêu cầu công khai hóa thông tin về các công ty, và Dự luật Glass-Steagall nổi tiếng bắt buộc tách các ngân hàng cho vay lẻ khỏi những doanh nghiệp an sinh xã hội và do đó cắt đứt con đường rộng lớn nhất để đi tới sự lạm dụng các nhà đầu tư thiểu số. Tất cả những sự kiện này xảy ra xung quanh hàng loạt các cuộc khủng hoảng tài chính, đáng chú ý nhất là cuộc khủng hoảng năm 1907 và vụ Sụp đổ ở phố Wall gây ra cuộc Đại khủng hoảng năm 1929.
Bộ máy chính trị Hoa Kỳ, bất chấp phải chịu đựng mức độ tham nhũng trầm trọng lúc bấy giờ, phản ứng lại các cuộc khủng hoảng này bằng việc thi hành cuộc cải cách cơ bản về thể chế. Hai câu hỏi được đề cập trong những giai đoạn sau của cuốn sách này là ai hoặc cái gì sẽ chế ngự được những bố già châu Á, và khi nào thì điều này có thể xảy ra? Khi khởi đầu dự án viết cuốn sách này, tác giả đã nghĩ – trong khi may mắn là không hề biết gì về sự suy đoán trước nghiên cứu – rằng cơn khủng hoảng tài chính châu Á đã khốc liệt đến đâu và phơi bày nhiều vị hoàng đế không ngai một cách trần trụi như thế nào, rằng khu vực này sẽ bị bắt buộc phải thay đổi từ gốc đến ngọn để theo đuổi những hệ thống kinh tế và chính trị có thể giúp ích cho sự phát triển bền vững. Tuy phải bay những chặng đường dài và ghi chép rất nhiều cuộc phỏng vấn, nhưng tác giả thấy được rõ ràng là khu vực Đông Nam Á được cân bằng ở một vị trí nhất thời. Tuy vậy, từng nước “riêng” mà chúng ta sẽ theo dấu phải làm rõ sự lựa chọn giữa một con đường dẫn đến tình trạng quốc gia phát triển hoặc một quỹ đạo không ngừng xoay tròn, giống như Mỹ La tinh, trong sự hối hận vì những gì mà Ngân hàng Thế giới gọi là “các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp”. Một lý do cho điều này đã được gợi ý, đó là kịch bản Mỹ La tinh không phải không hấp dẫn với nhóm người tinh hoa hùng mạnh, và họ sẽ tiếp tục sống tốt thậm chí ngay cả khi giấc mơ của bao người bị phá vỡ. Trong khi đó, những khu vực như Hồng Kông và Singapore – không mấy khác nhau như có thể tưởng tượng – đều có những vấn đề chính trị cần phải giải quyết.
SỰ TĂNG TRƯỞNG THỰC SỰ LÀ DO ĐÂU?
Những bố già châu Á thường chủ tâm khai thác sự không hiệu quả về chính trị để thu lợi. Điều này sẽ sớm được làm rõ. Nhưng việc thiết lập thước đo chính xác về những đóng góp của họ cho sự phát triển của khu vực cũng rất quan trọng. Câu trả lời ngắn gọn là điều này khác xa với niềm tin mà công chúng đã tin tưởng. Những bố già là người được hưởng lợi nhiều hơn những kẻ xúi giục tăng trưởng. Một chỉ báo cho điều này là việc làm ăn của những công ty mà họ đang vận hành có sự tụt hậu ghê gớm về năng suất so với nền kinh tế nói chung. Và chẳng có triển vọng gì đối với việc phát triển một nền kinh tế bền vững nếu năng suất lao động vẫn cứ như vậy. Ví dụ, một nghiên cứu gần đây ở Thái Lan cho thấy, năng suất tăng thêm trong 20 năm qua đã cao hơn đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất so với những ngành dịch vụ mà những đại gia chiếm ưu thế. Tương tự, lợi nhuận trong những công ty niêm yết do các bố già kiểm soát còn lâu mới gây được ấn tượng, làm cho Đông Nam Á – trái với hình ảnh phổ biến về “những con hổ” – lâm vào tình trạng giao dịch tồi tệ nhất trên thị trường chứng khoán ở bất kỳ quốc gia nào đang nổi lên trong hai thập niên vừa qua. Hiện tượng đáng tiếc này sẽ được bàn luận chi tiết.
Như vậy, nếu không phải là vật trang điểm cho bìa những cuốn tạp chí kinh doanh châu Á, thì điều gì là đầu tàu kinh tế của khu vực này? Lý lẽ của cuốn sách này – tuy không phải là một sự phân tích kinh tế chính thống – là các doanh nghiệp địa phương có quy mô nhỏ hơn sự làm việc chăm chỉ, tính tằn tiện của người Đông Nam Á đã điều khiển sự phát triển. Điều này đúng một cách gián tiếp – thông qua sự tiết kiệm của công chúng – với những hệ quả có liên quan với nhau, đôi khi tiêu cực không có chủ ý, và theo một cách thức trực tiếp tích cực hơn nhiều, thông qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một cách gián tiếp, nhiều dự án tăng trưởng được cấp vốn đầu tư đã làm cho chúng trở nên thích hợp với thiên hướng cao của người công nhân là tiết kiệm thu nhập của họ – được gọi bằng thuật ngữ thường sử dụng trong khu vực là “tỉ lệ tiết kiệm” hoặc tỉ lệ của thu nhập hộ gia đình có thể sử dụng mà không tích trữ trong ngân hàng và các công cụ tiết kiệm khác. Tỉ lệ tiết kiệm của vùng Đông Nam Á là cao nhất thế giới, lên đỉnh điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, tới gần 40%. Có vẻ thật đáng khâm phục, nhưng nó ngày càng làm cho đồng tiền mất giá quá nhiều, thông qua hệ thống tài chính nằm trong tay những chính khách và các đại gia cũng như đối tác của họ. Chúng ta sẽ xem xét làm thế nào mà, trong những trường hợp quá cực đoan ở các nước như Indonesia và Philippines, những bố già đã biến những ngân hàng thương mại thành những ngân hàng cá nhân tựa như con lợn bỏ ống của họ. Trong cú chạy lấy đà đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cách đầu tư như vậy làm chệch hướng sang những dự án không hề mang tính thương mại chút nào. Do vậy, sự sụp đổ là không thể tránh khỏi.
Một cách trực tiếp, những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn – như những nhà cung cấp và các chủ cửa hàng – và những người bình thường điều khiển sự phát triển của khu vực Đông Nam Á vì họ là tâm điểm của sự thành công rực rỡ về xuất khẩu của cả vùng. Không có gì, trong thời gian 45 năm qua, đã tạo nên một đóng góp có thể so sánh được như vậy đối với sự tăng trưởng bền vững. Trong khi những chính sách công nghiệp hóa và thay thế nhập khẩu – thường thu hút những công ty của các bố già
– đưa lại kết quả nghèo nàn, thì sự thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu đã luôn luôn thành công. Giá trị của đồng đô-la do xuất khẩu từ các nước ASEAN ban đầu tăng khoảng 11% đến 15% một năm trong suốt những năm từ 1960 đến 2005, và tăng nhiều hơn trong những thời kỳ đỉnh cao như những năm giữa thập kỷ 1980. Đây không phải là một cuốn sách được tạo ra bằng những đồ thị, nhưng những thông điệp chứa đựng trong Hình 1 của phần Phụ lục cũng đáng nhớ. Hình này cho thấy những mối quan hệ rõ ràng giữa sự tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng danh nghĩa trong tổng sản phẩm quốc nội GDP) và hàng xuất khẩu từ năm 1965 ở các nước mà chúng ta đang khảo sát. Có một sự phân rẽ nào đó trước khi nền kinh tế xuất khẩu của vùng bứt phá từ đầu những năm 1970, nhưng sau đó sự tăng trưởng và xuất khẩu gần như đi sát với nhau. Nói tóm lại, không có hàng xuất khẩu, những nền kinh tế này không thể chuyển đổi.
Khám phá lớn của các chính phủ Đông Nam Á vào cuối những năm 1960 là những cư dân đa sắc tộc của họ (trái với điều hoang đường thời thuộc địa) đều khá siêng năng, tự giác và cần cù làm việc cả ngày lẫn đêm trong những xí nghiệp may mặc, đóng giày, nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng và điện tử. Chính phủ chỉ cần thuyết phục những nhà đầu tư – hầu hết là người nước ngoài – bằng quyền sở hữu đầy đủ của họ với những cơ sở sản xuất, ưu đãi về thuế và can thiệp với ngân hàng trung ương để giữ cho đồng tiền địa phương khỏi mất giá, từ đó xuất khẩu với giá rẻ. Lời đề nghị này hấp dẫn tới mức không thể cưỡng lại được đối với các công ty đa quốc gia đang cần cắt giảm chi phí và muốn cạnh tranh toàn cầu, trừ những doanh nghiệp nhỏ ở địa phương chỉ cung cấp bán thành phẩm, sản xuất theo hợp đồng và hỗ trợ dịch vụ: bất cứ việc gì, từ việc làm mô hình để đúc đồ chơi đến đóng gói thiết bị bán dẫn, đến việc dọn dẹp nhà máy của các công ty đa quốc gia. Khi những chính sách thay thế nhập khẩu bị gỡ bỏ, phần lớn các đại gia vẫn ở lại cho đến hết cuộc chơi chế biến gia công xuất khẩu. Theo định nghĩa, đó là sự cạnh tranh quốc tế, và do đó không có sức cuốn
hút đối với những người có lợi thế so sánh về khả năng dùng mưu kế, khai thác lỗ hổng về luật pháp và thói quan liêu, tâng bốc các chính trị gia để đoạt được các thương vụ.
Doanh nghiệp nhỏ và những người lao động mẫn cán làm việc trong những nhà máy của người nước ngoài – phần lớn hàng xuất khẩu là từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Singapore được làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đa số các nhà sản xuất ở Hồng Kông lại sản xuất để cung cấp hàng hóa cho những người thiết kế và các nhà bán lẻ đa quốc gia – trở thành người tạo ra giá trị gia tăng không ngừng, không cần được ca ngợi nhiều của nền kinh tế Đông Nam Á. Đó là quy mô của sự bùng nổ về ngoại thương ở Malaysia – giá trị đồng đô-la hàng xuất khẩu của họ tăng 118 điểm trong khoảng từ năm 1960 đến năm 2005 – tổng giá trị hàng xuất khẩu hàng năm vượt quá giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP. (Đó có thể là vì, không giống như GDP, những con số xuất khẩu chưa được báo cáo trên cơ sở giá trị, và ở những nước như Malaysia, việc tính toán còn bao gồm nhiều bán thành phẩm nhập khẩu.) Ở Singapore, hàng xuất khẩu của họ tăng 150 lần trong cùng thời kỳ, nâng số dư tài khoản hiện thời cao nhất thế giới – một con số trung bình đáng kinh ngạc là 17% GDP từ năm 1990 – phản ánh cán cân tích cực và to lớn về thương mại trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Thật không may, mô hình phụ thuộc xuất khẩu – vừa mới đây được Trung Quốc áp dụng – có những mặt hạn chế của nó. Ở nơi có quá nhiều hàng xuất khẩu được sản xuất bởi các công ty nước ngoài, những người mua có thể là những bạn hàng đỏng đảnh. Vào những năm 1990, các nước Đông Nam Á khám phá ra điều này khi những nhà sản xuất nước ngoài bắt đầu định vị lại hoạt động của họ, hướng tới những nơi có chi phí thấp hơn, rõ ràng nhất là ở Trung Quốc, và ở các nước như Việt Nam và Bangladesh cũng thế. Quá trình này bắt đầu tốt đẹp trước cơn khủng hoảng tài chính nhưng lại làm trầm trọng thêm những hiệu ứng của nó. Không phải sự trùng hợp ngẫu nhiên là năm 1996, năm trước khủng hoảng, chứng kiến một sự giảm tốc đột ngột trong tăng trưởng xuất khẩu khắp khu vực. Tại Thái Lan, nơi cơn khủng hoảng bắt đầu, hàng xuất khẩu đều được ký hợp đồng. Trong những năm kế tiếp, có sự phục
hồi về hàng xuất khẩu ở Đông Nam Á, được thể hiện qua vận đơn của những mặt hàng như gỗ tấm, cao su, dầu cọ và một số mặt hàng chuyên dụng, nhưng khuynh hướng hàng xuất khẩu cho giá trị gia tăng thấp hơn là quá trình mở rộng quy mô của những cơ sở sản xuất có đầu tư nước ngoài.
Khi cỗ máy xuất khẩu dừng hoạt động mạnh ở Đông Nam Á, hiệu ứng này lại tập trung sự chú ý vào những gì mà các nền kinh tế trong khu vực đang đặt ra. Câu trả lời hiện nay là không đầy đủ. Các doanh nghiệp nội địa do các bố già châu Á vận hành lớn lên làm cho các thị trường được bảo hộ chán ngấy với những cartel và các gói thầu không có sự cạnh tranh cho việc xây dựng công trình phúc lợi công cộng. Kết quả là, gần như không có ngoại lệ – từ các ngân hàng Singapore đến những siêu thị ở Hồng Kông cho tới những nhà sản xuất mì ăn liền ở Indonesia – khu vực Đông Nam Á thiếu vắng các công ty có sức cạnh tranh toàn cầu. Hơn nữa, không giống như ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan phụ thuộc nhiều vào những nhà cung cấp nước ngoài về công nghệ và quản lý dự án, các bố già tập trung nhiều vào các thương vụ dùng mưu mẹo trong những thị trường có sự điều chỉnh quá mức và họ dành sự vận hành kỹ thuật cho những người ngoài. Điều này đã dẫn tới những gì mà học giả người Nhật là Yoshihara Kunio, một trong những nhà phê bình sớm nhất về những nền kinh tế của các bố già, gọi là “công nghiệp hóa không công nghệ”. Khu vực Đông Nam Á có tất cả các diện mạo của một nền kinh tế hiện đại – những nhà máy công nghệ cao, những tòa nhà chọc trời, hệ thống vận chuyển hiện đại và những nhà cung cấp tiện ích – nhưng không có những công ty lớn của người bản xứ sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ tầm cỡ thế giới, do vậy, không có các thương hiệu toàn cầu. Tính cạnh tranh thực sự bị hạn chế đối với các doanh nghiệp có quy mô tương đối nhỏ vì những đại gia đã chộp giật hết tất cả thành quả kinh tế béo bở cho riêng mình. Thật đáng nhớ lại những gì Yoshihara đã nói trong công trình còn phôi thai của ông hai thập kỷ trước đây: “Mục đích thực sự của tôi… là kêu gọi mọi người chú ý tới sự nổi lên của một hiện tượng bề mặt kém hiệu quả và không sáng rõ của nền kinh tế, để mọi người suy nghĩ về những vấn đề đặt ra cho sự phát triển kinh tế trong tương lai.”
Được viết mười năm trước cơn khủng hoảng tài chính châu Á, những lời đó là một
cảnh báo mang tính tiên tri, như là những lời của nhà kinh tế học Paul Krugman người Mỹ hồi đầu những năm 1990. Do hậu quả của cơn khủng hoảng, hình như có một thời gian các cấu trúc kinh tế và chính trị tạo ra “lớp áo” của nền kinh tế Đông Nam Á, sẽ được quét bỏ. Có nhiều cuộc trò chuyện, và thậm chí là hành động nào đó, liên quan đến cải cách và bãi bỏ quy định. Ở Indonesia có những cuộc bầu cử dân chủ và
ở Thái Lan (tuy thế cũng) có Hiến pháp mới. Nhưng sự mong đợi về một đư-ờng phân cách đã bị đặt không đúng chỗ. Ngày nay, một phần lý do để thực hiện một cuộc hành trình khác vào những nền kinh tế do các bố già thống trị là tìm hiểu xem những nhóm tinh hoa kinh tế và chính trị của Đông Nam Á quản lý thế nào để bảo vệ những điền trang, thái ấp của họ. Tuy vậy, không cần phải quá bi quan về tương lai. Ở châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, đó là một thách thức phổ biến chậm chạp nhưng có phối hợp từ dưới lên trên, thúc đẩy đời sống chính trị và các doanh nghiệp lớn tiến lên phía trước. Liệu có thể hy vọng một sức đẩy như vậy sẽ được tạo ra ở Đông Nam Á?
NHỮNG NGƯỜI GIÀU CÓ ĐÁNG YÊU
Sẽ sai lầm khi bắt đầu cuộc phiêu lưu của chúng ta nếu nghĩ rằng các bố già – không kể đến hàng tỉ đô-la của họ và vị trí trung tâm của họ trong cơn khủng hoảng tài chính châu Á – là đám người kém hiểu biết. Chắc chắn, cơ cấu kinh tế và chính trị của khu vực đòi hỏi họ phải hối lộ cũng như vận động hành lang, đe dọa cũng như thuyết phục, và nói những lời dối trá tốt lành. Nhưng do khả năng tuyệt vời, họ đã leo lên tới những vị trí cao quý để hiểu được những góc độ thương mại của khu vực Đông Nam
Á. Chúng ta phải học hỏi nhiều ở họ. Giống như những bố già xưa kia ở châu Âu và Hoa Kỳ, họ không sẵn sàng mở lòng mình với những người xa lạ, chỉ có những chốc lát riêng tư một đôi người hạ cố nói chuyện với vệ sĩ của họ. Kinh nghiệm của tác giả là, nhiều đại gia xem xét những biến dạng của nền kinh tế Đông Nam Á theo cách cũng ngây ngô như một người quan sát độc lập vẫn làm. Nhưng công việc của họ, giống như bất kỳ doanh nhân nào, là kiếm được càng nhiều tiền càng tốt trong một môi trường mà họ chiếm ưu thế. Họ bảo vệ môi trường đó, đôi khi không biết xấu hổ, bởi vì nó là một phần của thành công trong kinh doanh của họ.
Cũng thật sai lầm khi nghĩ rằng những đại gia tuân theo bất kỳ hình mẫu rập khuôn nào về tính cách. Tính cách của họ có sự khác biệt rất lớn – mặc dù hoàn toàn đáng ngưỡng mộ. (Trong quá trình nghiên cứu, tính cách của họ trở thành những điệp khúc khôi hài của tác giả.) Sự thật là, trong những vấn đề chung của xã hội, những bố già thể hiện một mức độ đồng thuận cao trong nhóm người tinh hoa lúc nào cũng luôn tỏ ra rất chuyên nghiệp. Những doanh nhân ở khắp nơi đều bảo thủ, nhưng khuynh hướng này đư-ợc củng cố ở Đông Nam Á bởi bản chất cực kỳ đa dạng các loại hình doanh nghiệp của những đại gia. Nó phụ thuộc rất nhiều vào những ân huệ đặc thù của các chính phủ và ít phụ thuộc vào sự chuyên môn hóa mang tính cạnh tranh. Với mọi người chơi cùng trò chơi, có ít điều được tranh luận một cách công khai. Những xung đột công khai – trái ngược với thói nói xấu sau lưng lén lút – xuất hiện ngày càng tăng trong số những người sử dụng hàng hóa và dịch vụ đắt tiền của các bố già, như điện năng hoặc các phương tiện cầu cảng ở Hồng Kông. Một trong những đại gia giàu nhất của khu vực, trong một cuộc chuyện phiếm bộc trực và êm ả ở nhà, đã ví nền kinh tế của khu vực với “một bát xúp cá ngon lành”, đủ nhiều để phục vụ ông ta và những người ngang hàng với ông ta. Ông ta đã hỏi người viết cuốn sách này: “Tại sao anh lại muốn thêm mắm thêm muối vào thế?”
Tác giả đáp lại câu hỏi đó, rằng cần làm thế để cho rành mạch, chứ không phải là muốn hạ thấp những đại gia. Cho đến nay, những gì các chuyên gia và các phương tiện truyền thông thảo luận về họ là có thể hiểu được. Nó dao động giữa sự hâm mộ mang tính xu nịnh đối với một vài doanh nhân châu Á hoang đường nào đó và sự kết án thô thiển giống nhau: họ là những kẻ làm nhà cho thuê và sống ký sinh. Cuốn sách này sẽ chỉ ra rằng, trên thực tế những đại gia chỉ là những thương gia có hiệu quả cao trong những môi trường có những đề nghị thuê mướn. Hiệu quả kinh tế của điều này là tạo ra những hàng hóa và dịch vụ trong nước. Liệu có phải một căn hộ ở Hồng Kông hoặc bột mì ở Malaysia đắt hơn hơn thường lệ và hạn chế sự tăng trưởng của những công ty cạnh tranh toàn cầu? Nhưng khi trách móc, cần quy kết nhiều nhất, có thể, trách nhiệm của những chính khách chứ không phải của những doanh nhân. Công việc của những chính khách là bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. (Vấn đề nan giải sẽ xuất hiện khi những doanh nhân châu Á trở thành những chính khách – chứ không
phải là những kẻ đồng lõa với họ – sẽ được đề cập đúng lúc.) Công việc của một doanh nhân bình thường chỉ là kiếm được càng nhiều tiền càng tốt.
Sẽ sớm đến lúc được gặp gỡ những bố già. Nhưng trước hết, chúng ta phải hiểu những dữ kiện cơ bản về lai lịch của họ. Các nhà bình luận đương thời về Đông Nam Á hiếm khi làm sáng tỏ bối cảnh lịch sử, và nếu thiếu phần này thì không thể hiểu được câu chuyện kinh tế của khu vực. Vì vậy, cần thực hiện một chuyến du lịch ngắn đến khu vực Đông Nam Á thời trước thuộc địa và thời thuộc địa. Điều này dẫn đến kết luận về cuộc cách mạng ở Nhật Bản những năm 1930 chống lại chủ nghĩa thực dân da trắng, sự hỗn loạn có lợi của Chiến tranh Thế giới thứ hai, chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên, và những cuộc đấu tranh giành độc lập. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét những bố già đương thời đã làm cho hầu bao của họ đầy căng rủng rỉnh bằng cách nào.
LƯU Ý CỦA TÁC GIẢ
Những ngôn ngữ châu Á đang nổi lên ganh đua với các hệ ngôn ngữ La tinh hóa nên gây ra sự lộn xộn trong việc tạo phong cách viết các tên riêng, bằng tiếng Mã Lai ở Indonesia, tiếng Thái hoặc tiếng Trung. Cuốn sách này tuân theo những cách dùng quen thuộc nhất với bạn đọc tiếng Anh đương đại. Đối với những tên riêng tiếng Trung, có ba phương án chính để biểu diễn âm La tinh hóa hiện đang được sử dụng ở Đông Nam Á, nhưng sẽ tuân theo phong cách viết tên riêng được sử dụng thường xuyên nhất tại nơi người đó cư trú. Vì thế, ở Hồng Kông, nơi tên tiếng Trung có dấu nối ở giữa, chúng ta thấy có tên Li Kashing (Lý Gia Thành). Những nơi khác ở Đông Nam Á, người ta thích dùng ba từ tách biệt, ví dụ như Liem Sioe Liong (Lâm Thiệu Lương). Ở Trung Quốc đại lục, trong hệ thống phiên âm pinyin, được xác định bởi hai từ, ví dụ như Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào). Những người có tên trộn lẫn giữa tên phương Tây và Trung Quốc được viết như chúng thường dùng – ví dụ như Peter Ngô. Tất nhiên, ở Đông Nam Á hiện nay, nhiều người – đặc biệt là những người nhập cư – có đến vài cái tên, ví dụ: một tên tiếng Thái, một tên tiếng Trung Hoa và một tên tiếng Anh .
Cuốn sách này cũng cố gắng sử dụng các thuật ngữ địa lý và chính trị đương đại quen
thuộc với bạn đọc càng nhiều càng tốt. Đây cũng là trường hợp trong chương 1, phần nói về lịch sử Đông Nam Á có liên quan tới câu chuyện của chúng ta. Chúng tôi sẽ bỏ qua việc chuyển đổi những định nghĩa hợp pháp của những thực thể chính trị khác nhau và những sửa đổi về tên quốc gia. Đặc biệt, quá trình chuyển tiếp từ một nước thuộc địa sang một nước độc lập được bỏ qua như một sự đứt quãng. Nhưng với những vấn đề đặc biệt phức tạp của Malaysia và Singapore, việc nhắc lại những điểm chính về lịch sử sau đây có thể là sự tham khảo hữu ích.
Sự có mặt của thực dân Anh ở Đông Nam Á hồi thế kỷ XIX tuân theo hai dạng luật pháp cơ bản. Đảo Singapore, đảo Penang (thuộc tây bắc Malaysia) và tỉnh liền kề Wellesley ở bán đảo Malaysia, Malacca, và một số hòn đảo nhỏ khác bị chiếm làm thuộc địa, được chính thức xác nhận từ năm 1867, và được gọi là eo biển Settlements. Những bang khác của Malaysia tự nhập vào “sự bảo hộ” của Anh, kéo theo sự chỉ định những cố vấn cư trú, theo một loạt hiệp định bắt đầu vào năm 1874. Các bang Perak, Selangor, Negri Sembilan và Pahang sau đó được tổ chức thành một liên bang hành chính được gọi là Liên bang Mã Lai. Bốn bang miền bắc có quyền tự trị được Thái Lan nhượng lại cho Anh vào năm 1909, cộng với một bang quan trọng là Johore (giáp biên giới Singapore), được quản lý riêng. Mặc dù vậy, thuật ngữ “Malaya” thường được sử dụng, không có cơ sở luật pháp chính thức nào trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, chỉ có Singapore được tái lập như một thuộc địa của Vương quốc Anh, và từ năm 1948, Liên bang Malaya được nhóm lại thành một tập thể cùng chung quyền lợi của Anh trên bán đảo cũng như những hòn đảo bao gồm cả Penang. Năm 1957, Liên bang Malaya giành được độc lập và năm 1963, Malaysia đã được hình thành, bao gồm cả Singapore (đã độc lập phần lớn từ năm 1959) với tư cách là một bang, Sarawak và Borneo thuộc Anh (ngày nay là bang Sabah). Singapore rời khỏi liên hiệp này vào năm 1965.
Chính quyền Anh tại lãnh thổ Malaysia ủng hộ việc lưu giữ lại một sở thích của địa phương. Đó là một hệ thống phức tạp của các tước hiệu danh dự, cho đến nay vẫn còn tồn tại. Ngoài tước hiệu Tengku cha truyền con nối (được đánh vần là Tunku ở một vài bang), tương đương với “hoàng tử”, còn có vài danh hiệu kính cẩn cấp liên bang
được những người đại diện cho chín gia đình hoàng tộc Malaysia (nhưng điển hình là khuyến nghị của chính phủ) phong tặng dựa trên cơ sở không cha truyền con nối, cũng như những tước hiệu chung hơn, được sử dụng trong cuốn sách này:
Tun: Một tước hiệu cấp liên bang hạng nhất được giữ không quá 25 năm khi người được phong tặng còn sống.
Tan Sri: Tước hiệu cấp liên bang hạng hai.
Datuk: Một tước hiệu liên bang cấp thấp hơn.
Dato’: Một tước hiệu cấp bang.
Những danh hiệu tôn kính được phong tặng ở các vùng lãnh thổ khác của Đông Nam
Á ít phức tạp hơn một chút và sẽ được giải thích khi chúng xuất hiện trong các chương sau.
Cụm từ “người Trung Quốc ở hải ngoại” được sử dụng nhiều trong cuốn sách này. Đó là một danh từ chung, nhưng là một thuật ngữ có vấn đề. Người Trung Quốc ở hải ngoại, hay Hoa kiều – một sự kết hợp của những từ “Hoa” có nghĩa là “người Trung Hoa”, và “kiều” có nghĩa “một cư dân cư trú dài hạn” – là cách gọi, về mặt lịch sử, mà người Trung Quốc dùng để chỉ những người di trú ra nước ngoài. Nó ngụ ý hai điều: những người đang nói đến là người Trung Quốc xét về quốc tịch, và họ sẽ trở lại Trung Quốc khi nào việc tạm trú của họ chấm dứt. Điều này phản ánh quan điểm của đa số người di trú: họ làm ăn ở Đông Nam Á khá thành đạt và Tổ quốc mong đợi sự trở lại của họ. Trên thực tế, đa số người di trú không trở lại; họ định cư ở nước ngoài. Sau khi rời khỏi đất nước nghèo nàn nơi họ được sinh ra, họ sinh con đẻ cái, và trở thành người nhập cư thực thụ, khác nhau về mức độ đồng hóa và họ dần dần được nhập quốc tịch mới. Do đó, thuật ngữ Hoa kiều hiện nay không thích hợp với nhiều người Malaysia gốc Trung Hoa, người Thái gốc Trung Hoa, v.v… mà chúng ta sẽ bàn luận. Tuy nhiên, cụm từ này vẫn được sử dụng thường xuyên và linh hoạt vì cuốn sách này sẽ bỏ qua sự không chính xác đó, và bỏ qua cả sự thay đổi về ngữ nghĩa học
đối với quan hệ giữa những người di cư gốc Trung Quốc và những cư dân của nước hiện giờ họ đang mang quốc tịch. Nói một cách hài hước, trong 15 năm qua, đã có sự phát triển của một “bộ lạc toàn cầu” mới là Hoa kiều, với dân số hàng trăm nghìn người, di trú (thường là bất hợp pháp) từ Trung Quốc ra nước ngoài, đích đến là Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, mong kiếm được nhiều tiền và sau đó trở về Trung Quốc. Nhưng cũng có rất nhiều người sẽ không trở về.
Thuật ngữ cartel được sử dụng thường xuyên trong cuốn sách này. Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ có gốc gác châu Âu này có nghĩa là một hiệp hội có sự cấu kết, thông đồng với nhau, được thiết lập bởi những doanh nghiệp muốn giữ độc quyền và điều khiển giá cả của những sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Trong tiếng Italia, từ cartello bắt nguồn từ một thuật ngữ dùng để chỉ một thứ giấy tờ, ban đầu là một thỏa thuận bằng văn bản để chấm dứt những việc gì đó. Nghĩa hẹp của thuật ngữ châu Âu này là không thích hợp đối với cuốn sách nói về Đông Nam Á nên chúng tôi sẽ không chuyển ngữ. Ở Đông Nam Á, có rất nhiều, nếu không muốn nói đa số, cartel là sản phẩm của chính sách do chính phủ đề ra (và thường là di sản của chính phủ thuộc địa) để hạn chế đầu vào thị trường, thường thông qua biện pháp cấp phép. Trong những trường hợp như vậy, những doanh nhân tham gia cartel được hưởng lợi từ cơ hội định giá và hạn chế sự cạnh tranh. Nhưng không thể nói là họ cùng góp dựng nên cartel đó. Một lập luận cơ bản của cuốn sách này là, các doanh nhân Đông Nam Á là một sản phẩm của môi trư-ờng chính trị mà họ tác nghiệp trong đó, và đây là một ví dụ. Dần dần, thuật ngữ cartel thực tế được sử dụng để nhắc nhở bạn đọc rằng việc tổ chức cartel ở Đông Nam Á thường không ngụ ý đến nghĩa hẹp của thuật ngữ này.
Trong cuốn sách này, các khoản tiền khi thì được biểu thị bằng tiền địa phương, khi thì bằng đô-la Mỹ tùy thuộc vào từng bối cảnh cho hợp lý hơn. Trong một số trường hợp, giá trị tiền địa phương đã được quy đổi sang đô-la sẽ để trong dấu ngoặc đơn. Điều này xuất hiện khi nào sự chuyển đổi tiền tệ quá phức tạp, điển hình là trong thời kỳ phát triển cần một tỉ giá trao đổi trung bình. Để quy đổi những giá trị tiền tệ địa phương một cách đơn giản, bảng sau sẽ rất hữu ích. Nó cho thấy tỉ giá trao đổi với đồng đô-la Mỹ vào ngày mồng 1 tháng 7 năm 1997 (ngày trước khi cuộc khủng hoảng
tài chính châu Á bắt đầu) – là tỉ giá trong ngày thấp nhất – và tỉ giá vào ngày mồng 1 tháng 4 năm 2007. Các đồng tiền Đông Nam Á được quy đổi theo những cách khác nhau ra đồng đô-la trước cuộc khủng hoảng. Và như vậy, tỉ giá ngày mồng 1 tháng 7 năm 1997 là một minh chứng mạnh mẽ cho giá trị của đồng đô-la Mỹ tại mọi thời điểm, từ giữa những năm 1980 đến năm 1997.
Ghi chú: Ủy ban tiền tệ của Hồng Kông đặt những giới hạn buôn bán tuyệt đối; giới hạn vào năm 1997 là 7,75; nhưng gần đây đã được tăng lên trong khoảng 7,75-7,85; phản ánh giá trị vào ngày mồng 1 tháng Tư năm 2007 là 7,82.
Nguồn: oanda.com. Đây là tỉ giá liên ngân hàng trung bình trong ngày.
Với những bạn đọc muốn biết thêm chi tiết về tính cách và hoàn cảnh xuất thân của một doanh nhân hay chính khách trong cuốn sách này, xin mời đọc phần “Tiểu sử nhân vật” ở cuối sách. Tác giả đã nỗ lực hết sức để đảm bảo sự chính xác của nguồn tham khảo này. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, có khá nhiều thông tin trong “Tiểu sử nhân vật” được lấy từ các nguồn tư liệu thứ cấp, chứ không phải từ các nguồn tư liệu sơ cấp phần chính văn của cuốn sách.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.