Tư duy nhanh và chậm

Chương 12. Khoa học của tính sẵn có



Amos và tôi đã có thời gian làm việc hiệu quả nhất trong khoảng 1971 – 1972 tại Eugene ở Oregon. Viện nghiên cứu Oregon đã mời chúng tôi và một vài “ngôi sao tương lai” vài lĩnh vực nghiên cứu như là tạo lập đánh giá, ra quyết định và dự đoán trực giác. Vị chủ nhà của chúng tôi là Paul Slovic cũng là bạn thân thiết với Amos, từ thời học cùng lớp tại Ann Arbor. Paul có triển vọng trở thành một nhà tâm lý học hàng đầu trong số các nhà nghiên cứu về sự rủi ro, ông đã thu thập được nhiều thành tích trên suốt chặng đường nghiên cứu của mình. Paul và vợ của mình là Roz, đã giúp chúng tôi hòa nhập với cuộc sống ở Eugene. Chúng tôi đã nhanh chóng thích nghi với cuộc sống ở đây và quen với những việc mà người dân ở Eugene vẫn thường làm như chạy bộ, hay tổ chức tiệc nướng ngoài trời và dẫn lũ trẻ tới các trận đấu bóng rổ. Chúng tôi đã làm việc hết sức nghiêm túc, thực hiện hàng tá các thí nghiệm và viết bài báo về sự đánh giá các suy nghiệm. Vào buổi tối tôi viết cuốn “Chú ý và nỗ lực”. Đó quả là một năm bận rộn của tôi.

Một trong những dự án của chúng tôi là nghiên cứu về phép suy nghiệm dựa trên giá trị sẵn có. Chúng tôi đã nghĩ về phương pháp suy nghiệm này khi chúng tôi tự hỏi bản thân mình rằng người ta thực sự đã làm gì khi họ có ý muốn ước lượng tần số xuất hiện của một phạm trù, ví dụ như “những người ly hôn sau tuổi 60” hoặc “các loài thực vật gây hại”. Câu trả lời hoàn toàn rõ ràng: Những tình huống thuộc nhóm này sẽ được gọi về từ trí nhớ và nếu sự phục hồi trí nhớ ấy diễn ra dễ dàng và thuận lợi, phạm trù đó sẽ được đánh giá là tần số xuất hiện lớn. Chúng tôi đã xác định suy nghiệm dựa trên giá trị sẵn có này giống như quy trình xét đoán tần số bởi “sự nới lỏng kéo theo những tình huống hiện lên trong đầu.” Tuyên bố này dường như là rõ ràng khi chúng tôi sắp xếp chúng theo trật tự, nhưng ý niệm về tính sẵn có kể từ đó tới nay đã được chắt lọc hơn. Phương pháp hai hệ thống vẫn chưa từng được phát triển khi chúng tôi bắt tay nghiên cứu về tính sẵn có và chúng tôi đã không thực sự nỗ lực để xác định rõ liệu phương pháp này có phải là một chiến lược giải quyết vấn đề có cân nhắc hay không. Chúng tôi giờ đây biết được rằng cả hai hệ thống ấy đều có liên quan.

Một câu hỏi mà chúng tôi đã cân nhắc ngay từ buổi đầu đó là có bao nhiêu tình huống cần phải được truy vấn để có được một ấn tượng xuất hiện trong đầu một cách dễ dàng. Chúng tôi giờ đã rõ câu trả lời: Chẳng có gì cả. Ví dụ, nghĩ tới số từ có thể được tạo nên từ hai chuỗi ký tự dưới đây:

XUZONLCJM

TAPCERHOB

Ngay lập tức, bạn đã biết được mà không cần phải tạo ra bất cứ tình huống nào, có một chuỗi dữ kiện gợi ra nhiều phương án có thể xảy ra hơn chuỗi còn lại, chắc chắn với một hệ số 10 hoặc hơn. Tương tự vậy, bạn không cần phải truy tìm những mẩu thông tin cụ thể trong đầu để có được một ý niệm chuẩn xác về tần số tương đối mà cùng với đó những quốc gia khác nhau (Bỉ, Trung Quốc, Pháp, Congo, Nicaragua, Rumani…) đã từng xuất hiện trong mẩu tin trong suốt những năm qua.

Phương pháp suy nghiệm dựa trên giá trị sẵn có, giống như những phương pháp suy nghiệm đánh giá khác, là cùng thay thế câu hỏi này bằng một câu hỏi khác: Bạn muốn ước tính độ lớn của một phạm trù hoặc tần suất của một biến cố nhưng bạn lại thay thế bằng việc báo cáo một ấn tượng về những tình huống xuất hiện trong đầu. Sự thay thế các câu hỏi chắc hẳn sinh ra những lỗi mang tính hệ thống. Bạn có thể phát hiện ra phương pháp suy nghiệm này dẫn tới những sai lệch như thế nào qua cách làm theo một quy trình đơn giản: Liệt kê các yếu tố hơn là tần suất khiến nó dễ dàng hiện ra trong đầu thông qua các tình huống. Mỗi yếu tố trong danh sách của bạn sẽ là một nguồn sai lệch tiềm ẩn. Dưới đây là một số ví dụ:

Một biến cố nổi bật thu hút được sự chú ý của bạn sẽ dễ dàng được tìm ra từ trí nhớ. Những vụ ly hôn của những người nổi tiếng ở Hollywood với các tai tiếng tình ái trong giới chính khách thu hút được nhiều sự chú ý hơn và những tình huống này sẽ dễ dàng xuất hiện trong đầu của chúng ta hơn. Bởi vậy mà bạn có thể sẽ dễ thổi phồng tần suất của cả những vụ ly hôn lẫn tai tiếng tình ái chính trị này trong suy nghĩ của mình.

Một biến cố gây xúc động nhất thời gia tăng tính sẵn có thuộc phạm trù của nó. Một vụ tai nạn máy bay thu hút giới truyền thông sẽ nhất thời thay đổi những cảm xúc của bạn về sự an toàn của chuyến bay. Những vụ tai nạn xuất hiện trong đầu bạn, trong chốc lát, sau khi bạn trông thấy một vụ cháy xe ô tô ở cuối phố và trong chốc lát suy nghĩ của bạn về thế giới đã trở thành một nơi nguy hiểm hơn rất nhiều.

Các trải nghiệm, hình ảnh cá nhân và những ví dụ sinh động luôn sẵn có trong đầu óc bạn hơn là những tình tiết xảy ra với những người khác, hoặc những từ ngữ vớ vẩn, hoặc những số liệu thống kê. Một phán quyết sai ảnh hưởng tới bạn sẽ làm giảm mòn lòng tin của bạn vào hệ thống luật pháp hơn là một phán quyết sai tương tự mà bạn đọc được trên báo.

Việc không vướng phải tập hợp các sai lệch tiềm ẩn sẵn có có quy mô này là có thể xảy ra, nhưng sẽ khá khó khăn. Bạn phải có được nỗ lực để tự vấn những ấn tượng và trực giác của mình bằng cách đặt ra những câu hỏi như: “Có phải việc chúng ta tin rằng các vụ trộm được thực hiện bởi trẻ vị thành niên là một vấn nạn lớn có được là do một vài trường hợp gần đây trong khu phố của chúng ta?” hoặc “Liệu có thể không cần phải tiêm phòng cúm bởi không ai trong số những người thân của tôi bị cúm vào năm ngoái?” Việc duy trì cảnh giác của chúng ta trước những sai lệch là một việc nhỏ, nhưng khả năng để có thể tránh được những sai lầm đắt giá đôi lúc cũng bõ công cảnh giác của chúng ta.

Một trong những nghiên cứu nổi tiếng nhất về tính sẵn có đưa ra giả thuyết rằng: Sự sai lệch trong nhận thức của chính bản thân bạn có thể góp phần duy trì hạnh phúc hôn nhân và có thể cải thiện công việc trong các dự án chung khác. Trong một nghiên cứu nổi tiếng, các cặp vợ chồng đã được hỏi “Đóng góp của cá nhân bạn vào việc giữ cho nhà cửa gọn gàng nhiều như thế nào, theo tỷ lệ phần trăm?” Họ cũng đã trả lời những câu hỏi tương tự về “việc đổ rác” hay “việc thực thi các cam kết xã hội”… Các đóng góp tự ước lượng này có thể cộng tổng lên tới 100%, hoặc hơn hoặc kém không? Như đã dự đoán, các đóng góp tự ước lượng này đã được cộng gộp lên tới hơn 100%. Lời giải thích ở đây đó là một thiên lệch mang tính sẵn có: Cả vợ lẫn chồng đều có những cố gắng của cá nhân họ và những đóng góp của người này rõ ràng hơn những đóng góp của người khác và sự khác biệt trong tính sẵn có này dẫn tới một sự khác biệt trong tần suất được xác định. Sai lệch này không nhất thiết phải là lợi ích cá nhân: Các cặp vợ chồng cũng đã ước tính quá mức công sức của họ sẽ gây ra các vụ cãi cọ, mặc dù với một mức độ nhỏ hơn so với công sức của họ vào các kết quả đáng trông đợi hơn. Cũng chính sai lệch này góp phần vào nhận xét chung mà nhiều thành viên trong một nhóm cộng tác việc trên cảm thấy họ đã đóng góp nhiều hơn và cũng cảm thấy rằng những người khác không dễ chịu lắm với những đóng góp cá nhân của họ.

Tôi thường không lạc quan về khả năng kiểm soát bản thân trước các sai lệch nhưng đây là một ngoại lệ. Cơ hội làm suy yếu sai lệch thành công là có thật, bởi các tình huống mà tại đó các vấn đề về phân bổ tín nhiệm được đặt ra có thể dễ xác định. Hơn thế nữa, do những căng thẳng thường nảy sinh khi một vài người cảm thấy rằng những nỗ lực của họ không được nhìn nhận xứng đáng. Sự quan sát tối thiểu mà ở đó thường có tới hơn 100% niềm tin quanh quất đôi lúc đủ để xoa dịu tình hình. Trong bất cứ tình huống nào, đây quả là một việc tốt để mỗi người nhớ lại. Thi thoảng, bạn sẽ làm nhiều hơn những gì bạn phải làm, nhưng cũng thật hữu ích khi biết được rằng bạn vẫn có được cảm giác ấy ngay cả khi từng thành viên của nhóm cũng cảm nhận rằng họ làm nhiều hơn nhiệm vụ của họ như bạn.

TâM Lý HỌC CỦA TíNH SẴN Có

Một lợi thế lớn trong việc hiểu về phương pháp suy nghiệm dựa trên giá trị sẵn có đã diễn ra vào đầu những năm 1990, khi một nhóm các nhà tâm lý học người Đức, dẫn đầu là Norbert Schwarz đã xướng lên một câu hỏi kích thích sự tò mò: Những cảm tưởng của con người về tần suất của một phạm trù sẽ bị tác động như thế nào bởi một nhu cầu cần liệt kê một con số đặc biệt về các tình huống? Hãy tự mình tưởng tượng ra một chủ thể trong thí nghiệm sau:

Trước nhất, liệt kê sáu tình huống mà trong đó bạn đã cư xử thật quyết đoán.

Kế tiếp, đánh giá xem bạn quả quyết tới nhường nào.

Hãy tưởng tượng rằng bạn đã từng được hỏi về 12 tình huống mà bạn hành xử quyết đoán (đây là con số mà hầu hết mọi người không đạt được). Bản thân bạn có quyết đoán như thể khác không?

Schwarz và đồng sự của mình đã nhận ra rằng nhiệm vụ liệt kê các tình huống có thể làm gia tăng các đặc điểm của phán quyết bởi hai lộ trình khác nhau:

Số lượng các tình huống đã được tìm ra.

Cách mà chúng hiện ra trong đầu một cách dễ dàng.

Yêu cầu liệt kê mười hai tình huống đẩy hai định thức này vào cuộc đọ sức với nhau. Mặt khác, bạn vừa mới nhớ về một con số ấn tượng của các trường hợp mà bạn đã rất quyết đoán. Mặt khác nữa, trong khi ba hay bốn tình huống đầu tiên thể hiện tính quyết đoán bạn dễ đạt được, bạn gần như chắc chắn đã gắng sức để tiến gần tới các tình huống cuối cùng nhằm hoàn thiện một chuỗi 12 tình huống; sự liền mạch này là thấp. Thứ gì sẽ đáng quan tâm hơn giá trị thực được đưa ra hay tính dễ dàng và liền mạch của thứ được đưa ra?

Cuộc đua tranh ấy rõ ràng đã tìm ra một kẻ chiến thắng: Những người vừa mới liệt kê 12 tình huống đã tự đánh giá mình ít quyết đoán hơn những người mà đã liệt kê chỉ sáu tình huống. Hơn thế nữa, những người tham gia vốn đã được đề nghị liệt kê 12 tình huống tại đó họ đã không hành động quyết đoán nhưng lại cho rằng bản thân mình hành động cực kỳ quyết đoán! Nếu bạn không thể dễ dàng bám đuổi các trường hợp cư xử nhẫn nại, bạn có thể kết luận rằng mình không hề nhẫn nại chút nào. Hành động tự xếp hạng đã bị chi phối bởi sự nới lỏng mà cùng với nó các ví dụ hiện lên trong đầu. Sự trải nghiệm triệu hồi chính xác các tình huống đã lấn át con số được gọi ra.

Một đóng góp về vai trò của sự liền mạch đã được đưa ra bởi các nhà tâm lý học khác trong nhóm. Tất cả những người tham gia thí nghiệm đã liệt kê ra sáu trường hợp hành xử quyết đoán (hoặc không quyết đoán), trong khi vẫn duy trì một biểu hiện định sẵn trên khuôn mặt. Những “người cười” đã được hướng dẫn để điều chỉnh cơ gò má, việc làm này tạo ra một nụ cười nhẹ; những “người nghiêm nghị” đã được yêu cầu nhăn trán. Như bạn đã biết, việc nhăn nhó thông thường hậu thuẫn cho sự căng thẳng có liên quan tới nhận thức và tác động ở đây đó là tính cân xứng: Khi người ta được hướng dẫn nhăn trán trong khi đang làm một nhiệm vụ, họ thậm chí còn cố gắng chăm chỉ hơn và trải nghiệm sự căng thẳng có liên quan tới nhận thức lớn hơn. Các nhà nghiên cứu đã lường trước được rằng những người nhăn trán có thể gặp nhiều khó khăn trong việc nhớ ra được các trường hợp hành xử quyết đoán hơn và có thể vì đó mà tự đánh giá bản thân như thể tương đối thiếu quyết đoán. Và đó là những gì đã diễn ra.

Các nhà tâm lý học thích thú với những trải nghiệm vốn đã đưa ra các kết quả ngược đời và họ đã vận dụng khám phá của Schwarz với sự hứng khởi. Ví dụ, những người:

Tin rằng họ sử dụng xe đạp sau khi nhớ lại ít thường xuyên sử dụng xe đạp tăng lên nhiều thay vì một vài trường hợp.

Ít tự tin trong một chọn lựa khi họ được yêu cầu đóng góp các lý lẽ nhiều hơn nhằm ủng hộ lựa chọn đó.

Kém tin tưởng rằng một biến cố đã có thể tránh được sau khi liệt kê nhiều hơn các cách mà nó đã có thể được tránh.

Ít bị làm cho ấn tượng vì một chiếc ô tô sau khi liệt kê rất nhiều lợi ích của nó.

Một vị giáo sư giảng dạy tại trường Đại học California đã rất tài tình khi phát hiện về sai lệch mang tính sẵn có này. ông đã yêu cầu các nhóm sinh viên khác nhau liệt kê các cách có thể giúp nâng cao chất lượng lớp học và ông đã biến đổi số các cải thiện được yêu cầu ấy. Như đã kỳ vọng, các sinh viên nào đã liệt kê nhiều cách cải tiến lớp học hơn đã đánh giá lớp học cao hơn!

Có lẽ phát hiện thú vị nhất trong nghiên cứu ngược đời này đó là sự nghịch biện không phải lúc nào cũng được tìm thấy: Con người đôi lúc hướng theo cái được bao hàm chứ không phải theo những thứ dễ dàng xuất hiện. Sự kiểm chứng giúp bạn thực sự hiểu được một khía cạnh của hành vi đó là việc bạn biết rõ làm cách nào để đảo chiều chúng. Schwarz và các đồng sự của mình đã vượt qua thử thách trong việc phát hiện ra các điều kiện mà tại đó sự hoán vị có thể diễn ra.

Sự dễ dàng mà cùng với đó các trường hợp mang tính quyết đoán xuất hiện trong đầu chủ thể thay đổi trong suốt bài thực hành. Đầu tiên sẽ dễ dàng đưa ra một vài trường hợp nhưng sau đó sẽ khó khăn để đưa ra với một vài trường hợp. Dĩ nhiên, chủ thể cũng hy vọng sự liền mạch sẽ giảm dần nhưng sự giảm dần giữa sáu tình huống và 12 tình huống nhanh hơn những gì người tham gia thử nghiệm này mong đợi. Các kết quả đưa ra giả thuyết rằng những người tham gia đã rút ra một kết luận: Nếu tôi đang có quá nhiều rắc rối hơn dự tính để tìm ra những tình huống quyết đoán của tôi, thì tôi không thể là một người rất quyết đoán. Lưu ý rằng kết luận này dựa trên một điều bất ngờ là tính liền mạch này tệ hại hơn dự tính. Phương pháp suy nghiệm dựa trên giá trị sẵn có mà các chủ thể áp dụng được miêu tả chuẩn xác hơn như là một suy nghiệm “không lý giải được tính không sẵn có”.

Schwarz và các đồng sự của mình đã cho rằng họ có thể phá vỡ suy nghiệm ấy bằng việc cung cấp sự lý giải về tính liền mạch cho các chủ thể. Họ đã nói với những người tham gia rằng họ có thể nghe nhạc trong khi đưa ra các tình huống mà âm nhạc đã tác động tới hiệu quả của việc ghi nhớ. Một số chủ thể đã được thông báo rằng âm nhạc có thể giúp ích, số khác lại được thông báo hy vọng tính liền mạch sẽ giảm bớt. Như đã tiên liệu, những người tham gia có sự trải nghiệm về tính liền mạch đã “giải thích” rằng sự suy nghiệm này không giúp ích gì cho họ trong vấn đề này, các chủ thể đã được thông báo rằng âm nhạc có thể khiến sự truy vấn trở nên khó khăn hơn đã tự đánh giá bản thân khi họ truy vấn 12 tình huống quả quyết y như khi truy vấn sáu tình huống. Các câu chuyện bao hàm khác đã từng được sử dụng với cùng một kết quả: Các phán quyết không còn bị tác động bởi sự dễ dàng trong truy vấn khi sự trải nghiệm về tính liền mạch được trao cho một sự lý giải sai qua sự hiện diện của các ô chữ cong hoặc thẳng, qua màu nền của màn hình, hay qua các yếu tố không liên quan khác mà những người thử nghiệm đã tưởng tượng ra.

Như tôi đã từng miêu tả, quá trình dẫn tới phán quyết thông qua tính sẵn có dường như có liên quan tới một chuỗi lập luận phức hợp. Các chủ thể có được một sự trải nghiệm về tính liền mạch giảm dần khi họ sản sinh ra các tình huống. Họ hiển nhiên có những kỳ vọng về thang điểm mà tại đó tính liền mạch bị suy giảm, và những kỳ vọng này là sai: Nỗi khó khăn của việc bắt kịp với những tình huống mới gia tăng nhanh chóng hơn họ dự tính. Đó là tính liền mạch thấp bất ngờ khiến cho những người đã được yêu cầu liệt kê mười hai tình huống để mô tả bản thân mình như là kém quyết đoán. Khi điều bất ngờ được loại bỏ, tính liền mạch thấp không còn ảnh hưởng tới sự xét định. Quy trình này có vẻ như bao hàm một chuỗi các kết luận phức tạp. Liệu Hệ thống 1 tự động có đủ khả năng?

Câu trả lời đó là trong thực tế không có bất cứ lập luận phức hợp nào được dùng đến. Đặc trưng cơ bản của Hệ thống 1 là có khả năng thiết lập ra các kỳ vọng và bị làm cho ngạc nhiên khi những kỳ vọng này bị xâm phạm. Cơ chế này cũng tìm ra các lý do có thể đối với một điều ngạc nhiên. Hơn thế nữa, Hệ thống 2 có thể điều chỉnh nhanh chóng những kỳ vọng của Hệ thống 1, bởi vậy một biến cố mà thông thường đã có thể gây ngạc nhiên thì giờ đây gần như là rất đỗi bình thường. Giả sử bạn được thông báo rằng cậu bé hàng xóm ba tuổi thường đội một chiếc mũ hàng hiệu trong khi được đi dạo chơi. Bạn sẽ ít bị ngạc nhiên hơn nhiều khi bạn thực hiện mà không hề có sự báo trước. Trong thử nghiệm của Schwarz, nhạc nền đã được nhắc đến như là một lý do chính đáng cho những luận đề truy vấn. Sự khó khăn của việc truy vấn 12 tình huống không còn là một ngạc nhiên nữa và do vậy nó ít có khả năng được gọi ra bởi công việc xét định tính quyết đoán.

Schwarz và đồng sự của ông đã khám phá ra rằng những người có rắc rối cá nhân trong việc xét định có nhiều khả năng cân nhắc số các tình huống mà họ truy vấn từ trí nhớ và ít có khả năng thực hiện với sự liền mạch. Họ đã tổ chức hai nhóm sinh viên cho một nghiên cứu về các rủi ro đối với sức khỏe tim mạch. Một nửa số sinh viên sinh ra trong gia đình có tiền sử bệnh tim và đã được trông đợi thực thi nhiệm vụ nghiêm túc hơn những người khác, những người không hề có tiền sử tim mạch. Tất cả đều được yêu cầu nhớ lại hoặc ba hoặc tám thói quen hành động thường ngày của họ mà có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch (một số đã được hỏi về những hành vi mạo hiểm, số khác thì về những hành vi bảo vệ). Những sinh viên mà gia đình không có tiền sử tim mạch hờ hững với công việc và đã đi theo phép suy nghiệm sẵn có. Những sinh viên cảm thấy khó tìm ra cho đủ tám tình huống hành xử mạo hiểm đã cảm thấy bản thân mình khá an toàn, và những ai nỗ lực để đưa ra những ví dụ về các hành vi an toàn cảm thấy bản thân đang trong nguy hiểm. Những sinh viên trong gia đình có tiền sử bệnh tim đã cho thấy khía cạnh đối lập – họ cảm thấy an toàn hơn khi họ truy vấn được nhiều các tình huống hành xử an toàn và cảm thấy nguy hiểm nhiều hơn khi họ nhớ về nhiều tình huống mà họ đã hành động mạo hiểm. Họ cũng có khả năng cảm thấy rằng sự hành xử trong tương lai của mình có thể bị ảnh hưởng bởi sự trải nghiệm về việc đánh giá rủi ro của họ.

Kết luận ở đây đó là sự nới lỏng mà theo đó các tình huống xuất hiện trong đầu là một suy nghiệm Hệ thống 1, thứ được thay thế bởi một sự tập trung vào nội dung khi Hệ thống 2 bận rộn nhiều hơn. Nhiều phương pháp chứng minh hướng đến kết luận rằng những người đã để cho bản thân bị dẫn dắt bởi Hệ thống 1 rõ ràng dễ phạm phải sai lệch về tính sẵn có hơn so với những người đã ở trong một trạng thái cảnh giác cao hơn. Những gì được kể dưới đây là một số điều kiện mà tại đó người ta “nhắm mắt đưa chân” và bị tác động bởi sự nới lỏng của việc tìm ra hơn là nội dung mà họ đã tìm ra:

Khi họ bận rộn với một nhiệm vụ cần tới sự nỗ lực tức cùng một thời điểm. Khi họ đang có tâm trạng tốt bởi họ vừa mới nghĩ về một chương hạnh phúc trong cuốn sách về cuộc đời mình.

Nếu họ đạt điểm thấp trên một hệ điểm giảm dần.

Khi họ ghi điểm cao dựa trên tỷ lệ niềm tin vào trực giác.

Nếu họ (hoặc bị khiến cho cảm thấy) có tác động lớn.

Tôi đã nhận ra phát hiện cuối cùng rất đặc biệt. Các tác giả giới thiệu về bài báo của mình với một câu trích dẫn nổi tiếng: “Tôi không tốn quá nhiều thời gian vào việc tiến hành các cuộc thăm dò ý kiến trên toàn thế giới để mách bảo tôi rằng điều tôi dự tính là hành động đúng đắn. Tôi chỉ vừa mới biết được rằng tôi cảm thấy thế nào” (George W. Bush, tháng Mười hai năm 2002). Họ vẫn cứ tiếp tục chỉ ra rằng phụ thuộc vào trực giác chỉ là một phần tính cách. Việc nhắc nhở đơn thuần những người ở vào một thời điểm nào đó khi họ có năng lực giúp làm tăng niềm tin hiển nhiên của họ vào trực giác bản thân.

BàN VỀ TíNH SẴN Có

“Do sự trùng hợp ngẫu nhiên của việc hai chiếc máy bay đâm vào nhau tháng trước, cô ấy giờ đây ưa đi tàu hơn. Thật ngớ ngẩn. Rủi ro thực sự chẳng hề thay đổi, đó là một sai lệch mang tính sẵn có.”

“Anh ta đã đánh giá thấp những nguy cơ ô nhiễm ở trong nhà bởi đã có một vài câu chuyện trên báo chí nói về điều đó. Đó là một hiệu ứng sẵn có. Anh ta nên nhìn vào những con số thống kê.”

“Gần đây cô nàng đã xem quá nhiều bộ phim phản gián, bởi vậy mà cô ấy đang nhìn đâu cũng thấy những âm mưu.”

“Vị CEO ấy đã có được một vài thành công theo chuỗi, bởi vậy việc thất bại không hề dễ dàng xuất hiện trong đầu cô ta được. Sai lệch tính sẵn có đang tạo ra sự tự tin thái quá ở cô ta.”


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.