Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống

Chương 24: Tại sao? Và làm sao cho hết mệt?



Điều này thiệt lạ lùng và lý thú: một công việc hoàn toàn tinh thần không làm ta mệt được. Dường nha vô lý đấy. Nhưng mấy năm trước đây, các nhà học ráng tìm xem óc người ta làm việc được bao lâu mà không thấy mệt, nghĩa là không thấy “sức làm việc kém đi”. Và họ ngạc nhiên thấy rằng khi óc đương làm việc, máu trong óc không có dấu hiệu gì tỏ rằng ta mệt hết! Nếu ta lấy máu của một người đang làm việc bằng tay chân, ta sẽ thấy máu đầy những “chất độc do mệt mỏi mà sinh ra”. Nhưng máu trong óc của Einstein, sau một ngày suy nghĩ, không có một chút chất độc nào.

Vậy nói riêng về bộ óc thì “sau 8 hay giờ làm việc, nó vẫn minh mẫn như lúc mới đầu”. óc cơ hồ như không biết mệt… Vậy cái gì làm cho ta mệt?

Nhưng nhà chuyên trị bệnh thần kinh tuyên bố rằng ta mệt hầu hết đều do cảm xúc và tâm trạng của ta. Một trong những nhà bệnh thần kinh danh tiếng nhất ở Anh, ông J.A.Hadfield, viết câu này trong cuốn “Tâm lý của uy quyền”: “Cảm tưởng mệt nhọc của ta phần lớn do tinh thần mà có. Sự thiệt thì suy nhược ít khi do một nguyên nhân hoàn toàn thể chất”.

Một nhà trị bệnh thần kinh có danh nhất ở Mỹ là bác sĩ A. A.Brill, còn đi xa hơn nữa. Ông tuyên bố: “Những người mạnh khoẻ làm việc tinh thần mà thấy mệt thì nhất định là bao giờ cũng do những nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân cảm xúc”,

Mà những cảm xúc nào khiến người làm việc bằng tinh thần thấy mệt? Những cảm xúc vui vẻ, thoả mãn, hài lòng chăng? Không. Không khi nào. Buồn bực, tức tối vì không được khen, và thấy chỉ là công dã tràng, hấp tấp, ưu tư, những cảm xúc đó làm cho y thấy mệt, thấy không chống cự nổi với thời tiết đổi thay, thấy năng lực sút kém và nhức đầu. Chính vì vậy, chúng ta sở dĩ mệt là do những cảm xúc làm cho bộ thần kinh căng thẳng.

Công ty Bảo hiểm nhân mạng Metropolitan Life Insurance Company đã xuất bản một cuốn sách nhỏ nói về sự mệt nhọc. Trong đó có câu này: “Một công việc khó nhọc, tự nó ít khi có thể làm ta mệt nhọc tới nỗi nghỉ ngơi hay ngủ mọt giaac smaf không thấy khẻo lại… Nỗi ưu tư, bộ thần kinh căng thẳng và những cảm xúc hỗn loạn là ba nguyên nhân chính của sự mệt nhọc. Ta lầm tưởng rằng ta mệt nhọc vì làm việc quá nhiều bằng tinh thần hoặc cơ thể… Ta nên nhớ rằng một bắp thịt căng thẳng làm một bắp thịt làm việc. Vậy phải nghỉ ngơi, dưỡng sức để làm những bổn phận quan trọng hơn”.

Xin bạn ngừng đọc và thí nghiệm ngay xem nào: trong khi đọc cuốn sách này, bạn có cau mày lần nào không? Có thấy những hằng nặng ở khoảng giữa hao con mắt không? Bạn có khoan khoái ngồi trong ghế bành không? Hay là bạn thụt đầu, nhô vai lên? Những bắp thịt trên mặt bạn có căng thẳng không? Nếu cơ thể bạn không duỗi ra, mềm như bún thì chính là bạn đang làm cho bộ thần kinh và bắp thịt căng thẳng đấy. Bạn đương làm cho thần kinh căng thẳng và mệt vậy!

Mà trong khi làm việc bằng tinh thần, cần gì phải bắt tinh thần và bắp thịt căng thẳng một cách vô ích như thế? Josselyn nói: “Theo tôi, hầu hết chúng ta cứ tin rằng một công việc khó khăn, muốn làm cho cẩn thận, phải gắng sức mới được. Vì vậy mà ta mím môi, bặm miệng, rụt cổ, nhô vai, bắt những bắp thịt phải gắng sức, để tập trung tư tưởng. Nhưng thiệt ra làm thế, ta chẳng giúp cho tinh thần chút nào ráo”.

Đây là một sự thật lạ lùng và bi đát: Hàng triệu người không bao giờ nghĩ tới việc tiêu phí một đồng bạc mà luôn luôn phí phạm năng lực của mình một cách vô tư, y như anh lính thuỷ, khi tàu cập bến được tháo cũi xổ lồng vậy.

Muốn cho tinh thần khỏi mệt nhọc, phải làm sao? Xả hơi! Xả hơi! Xả hơi! Phải học cách xả hơi ngay trong khi làm việc.

Dễ không? Không. Có lẽ bạn phải thay hẳn những thói quen đã nhiễm từ trước tới giờ. Làm như vậy mà có thể thay đổi luôn được cả đời bạn nữa thì cũng bỏ công lắm chứ! William James trong bài tuỳ bút”Kinh nhật tụng về đạo xả hơi” nói: “Sự căng thẳng, hấp tấp, lăng xăng, hổn hển, cuồng nhiệt của đời sống người Mỹ… chỉ là những thói xấu, không kém không hơn”. Thần kinh căng thẳng là một thói quen, mà thói xấu có thể bỏ được, thòi tốt có thể tập được.

Bạn xả hơi ra sao? Bạn bắt đầu để cho tinh thần nghỉ ngơi hay để cho thần kinh hệ nghỉ ngơi trước? cả hai cách đều không được. Luôn luôn phỉa để cho bắp thịt nghỉ ngơi trước đã.

CHúng ta thử xem nào. Ví dụ muốn cho mắt nghỉ thì bạn đọc hết chương này, rồi ngả lưng, nhắm mắt và nói thầm với cặp mắt: “Nghỉ đi, nghỉ đi”. Bạn lặp đi lặp lại câu đó thiệt chậm trong 1 phút…

Bạn có thấy rằng sau vài giây như vậy, nhưng gân trong mắt bắt đầu tuần lệnh bạn không? Bạn có thấy có một bài tay vô cùng êm dịu nào vuốt ve cho nó hết căng thẳng không? Vậy chỉ trong một phút, bạn đã biết được cả cái bó quyết về nghệ thuật nghỉ ngơi rồi đấy. Có vẻ khó tin phải chăng bạn? Nhưng sự thật là vậy. Bạn có thể áp dụng cách ấy với hàm rằng hoặc những bắp thịt ở mặt, cổ, vai và hết thảy thân thể của bạn. Tuy nhiên, cơ quan quan trọng nhất vẫn là mắt. Bác sĩ Edmund Jacobson ở trường Đại học Chicogo còn đi xa hơn nữa. Ông nói rằng nếu ta cho gân mắt nghỉ ngơi hoàn toàn, ta quên được hết ưu phiền đau đớn!

Sở dĩ mắt quan trọng như vậy là vì một phần tư năng lực tinh thần của ta tiêu vào cặp mắt trong khi ta ngó. Cũng chính vì thế mà biết bao người thấy “mỏi mắt” tuy mắt họ rất tốt: họ đã chú mục quá độ.

Bà Vicki Baaum, một tiểu thuyết gia trứ danh, nói rằng khoi còn nhỏ, bà được một ông già làm nghề hát xiếc dạy cho một bài học quan trọng nhất trong đời bà. Bà té, đầu gối chảy máu và sái cổ tay. Ông già kia đỡ bà lên, an ủi: “Cháu sở sĩ thấy đau là vì cháu không biết dãn gần cốt cho nó nghỉ ngơi. Cháu phải tưởng tượng thân cháu mềm như sợi bún. Để lão chỉ cho”. Kế đó ông ta chỉ cho Vicki Baum và những trẻ khác cách té ra sao, cách nhảy ra sao, vừa luôn miệng dặn: “Nhớ luôn luôn tưởng tượng mình như một sợi bún. Rồi thì cơ thể cháu tự nhiên phải mềm dẻo”.

Nhưng khi rảnh, bạn có thể nghỉ ngơi vì hễ gắng sức thì thần kinh căng thẳng, không phải là nghỉ ngơi nữa. Nghĩ tới sự khoan khoái mà nghỉ ngơi. Trước hết, làm cho các bắp thịt ra và nghỉ đi. Bạn sẽ cảm thấy khí lực của bạn từ mặ dồn về giữa cơ thể và không còn bắp thịt nào căng thẳng nữa, như một em bé sơ sanh vậy.

Phương pháp ấy, chính danh ca Galli-Curci áp dụng hàng ngày. Cô Helen Jepson mách với tôi rằng cô thường được thấy đào Galli-Curci, trước khi ra sân khâu, ngồi nghỉ trong mọt cái ghế bành. Hết thảy các bắp thịt mềm ra đến nỗi hàm dưới xệ xuống và miệng hả ra. Phương pháp ấ thiệt hay, nhờ đó mà Galli-Curci khỏi mệt, khỏi bị kích thích tinh thần trước khi đóng trò.

Năm lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn học cách nghỉ ngơi.

1- Đọc cuốn sách hay nhất về vấn đề ấy, tức là cuốn “Cho thần kinh căng thẳng được di dưỡng” của bác sĩ David Harold Frink.

2- Những lúc rảnh, bạn nên xả hơi, nên để cho cơ thể mềm như bún hoặc như một chiếc vớ cũ. Khi làm việc, tôi đặt một chiếc mũ màu nâu trên bàn để luôn luôn nhớ rằng thân thể phải mềm như vậy. Nếu không có vớ thì con mèo cũng được. Bạn có thể bao giờ ôm vào lòng một con mèo đương ngủ ngoài nắng không? Khi nhắc nó lên, bạn có thấy đầu đuôi cho tới chân nó rũ xuống như cái khăn ướt không? Các du già ở ấn Độ nói rằng chúng ta phải nghiên cứu con mèo để học nghê thuật nghỉ ngơi tuyệt khéo của nó. Không bao giờ mắc chứng mất ngủ, ưu phiền, hay cưứng vị ung. Nếu bạn học cách nghỉ ngơi của nó thì có lẽ cũng tránh được những bịnh ấy.

3- Trong khi làm việc, nên kiếm mọi tiện nghi cho thảnh thơi.Nên nhớ rằng những bắp thịt của thân thể mà căng thẳng thì sinh đau lưng, thần kinh mệt mỏi.

4- Mỗi ngày tự kiểm soát 4, 5 lần và tự hỏi: Ta có làm cho công việc thành ra khó nhọc một cách vô ích không? Ta có bắt bắp thịt làm những cử động không ích lợi gì cho công việc không?” Cách đó sẽ giúp bạn tập được thói quen nghỉ ngơi trong khi làm việc.

5-Buổi tối, bạn lại tự xét, tự hỏi câu này: “Ta mệt tới mức nào? Ta mệt, không phải là tại công việc tinh thần mà do cách làm việc của ta”. Daneil W. Josselyn nói: “Muốn biết ban ngày làm việc được nhiều chăng thì tối đến, tôi xem xét tôi có mệt hay không, không mệt là làm nhiều, mệt nhiều là làm ít”. Ông lại nói: “Nếu tối đến, tôi thấy mệt lắm hoặc quạu quọ – quạu quọ tức là thần kinh mệt rồi đó – thì chức chắn là ban ngày tôi chẳng làm được việc gì hết, về lượng cũng như về phẩm”. Nếu hết thảy những người làm ăn học được bài ấy thì con số người chết vì bệnh huyết áp đang quá tăng, chỉ hôm trước hôm sau sẽ giảm liền. Mà những dưỡng đường, những nhà thương điên cũng sẽ khỏi phải chật ních hạng bệnh nhân bị lao và ưu phiền trừng phạt.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.