Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống
Chương 22: Những sai lầm của tôi
Ở ngăn tủ xếp giấy tờ riêng, tôi còn giữ một tập ký ức đánh dấu là “S,L”. (viết tắt những tiếng: Sai lầm của tôi). Trong tập ấy tôi ghi hết nhữn việc dại khờ mà tôi đã phạm. Có khi tôi đọc cho cô thư ký đánh máy, nhưng thường tôi đích thân chép lấy, vì nhiều chuyện dại dột quá, đọc lên thấy mắc cỡ.
Tôi còn nhớ vài lời tự chỉ trích mà tôi đã xếp trong tập ấy khoảng 15 năm trước. nếu tôi đã thành thật với mình thì cái tủ của tôi nay chắc đã đầy nhóc những tập: ‘S.L” vì dùng những lời sau này của Thánh Paul cách đây gần 20 thế kỷ để tự trách tôi thì không sai chút nào hết:
“Tôi đã hành động như thằng ngu và lỗi lầm của tôi nhiều vô kể”.
Lấy tập “S.L” ra đọc lại những lời tự chỉ trích, tôi giải quyết được vấn đề gay go nhất trong đời tôi: vấn đề tu thân.
Hồi nhỏ, tôi thường trách người làm tôi khổ cực; nhưng nay đã già – mà có lẽ cũng đã khôn – tôi nhận thấy rằng nếu truy cứu tới cùng, hauaf hết những nỗi khổ ủa tôi đều do tôi mà ra cả. Phần đông người lớn tuoior đều nhận thấy vậy: Nã Phá Luân khi bị đày ở cù lao St. Hèléne nói: “Ta sa cơ như vậy, chính lỗi tại ta chứ không tại ai hết. ta đã là kẻ thù lớn nhất của ta, là nguyên nhân cái mạt vận của ta”.
Tôi xin kể bạn nghe chuyện một người mà tôi nhận có thiên tài về phương diện tu thân: Ông H.P. Howell. ngày 31.7.1944, khi hay tin ông chết thình lình tại Sứ Thần Khách sạn Nữu ước, tất cả những nhà doanh thương trên đường Wall Street đều như bị sét đánh, vì ông là một nhà tài chính quan trọng nhất ở Mỹ. Ông làm Hội trưởng Quốc gia Thương Mãi Ngân hàng và Tổ hợp Sản xuất Công ty, lại làm giám đốc nhiều nghiệp hội lớn nữa. Thiếu thời ông được học ít, bắt đầu làm trong một tiệm nhỏ ở nhà quê rồi sau giám đốc công ty U.S. Steel.Từ đó ông tiến dần lên đài vinh quang và uy quyền.
Khi nghe tôi bỏ về nguyên nhân thành công, ông đáp: “Đã từ lâu, tôi chép trpng một cuốn sổ hết thảy những cuộc hội họp về kinh doanh mà tôi đã dự. Người nhà tôi thu xếp cho tôi được rảnh tối thứ bảy, vì biết tôi bỏ ra một phần buổi tối để tự xét mình, soát lại và tự phê bình hành vi trong tuần lễ. Sau bữa cơm tối, tôi đóng cửa ngồi một mình, mở cuốn sổ rồi nhớ lại hết những cuội hội đàm bàn cãi và hộp họp từ sáng thứ hai. Tôi tự nhủ: “Tuần này ta lầm lỡ trong bao nhiêu việc? Ta có làm được điều phải nào không và làm sao để tấn tới nữa?”. Kinh nghiệm đó đã cho tôi nhữn bài sao để tấn tới nữa?” Kinh nghiệm đó đã cho tôi những bài học. Lúc ngồi lại những hành vi trong tuần, tôi thường thấy khổ sở lắm, Có khi toi ngạc nhiên về những lỗi lầm nặng của tôi. Nhưng về sau moiox ngày một bớt. Phương pháp tự xét mình, tiếp tục năm này qua năm khác, đã giúp ích cho tôi nhiều hơn hết thảy mọi việc.
Có lẽ ông H.P.Howell đã bắt chước Benjamin Franklin. Tuy Franklin không đợi tới tối ths bảy mới xét mình. Mỗi đêm, ông nghiêm khắc soát lại những hành vi của ông. Rồi ông nhận thấy ông có tới tận 13 tật nặng, trong đó có ba tật này: bỏ phó thời giờ, quá thắc mắc về những chi tiết, hay cãi lý và chỉ trích kẻ khác. Ông hiểu rằng nếu khong bỏ được ba tật ấy, không thể thành công lớn. Cho nên ông ráng mỗi tuần thắng một tật và mỗi ngày ghi lại hành vi để xem lùi hay tiến. Rồi tuần sau, ông lại nắm cổ một tật xấy khác, xắn tay áo, sẵn sàng nhảy bổ vào vật nhau với nó. Ông chiến đấu với những tật của ông theo cách đó trên hai năm trời, không bỏ một tuần nào hết.
Vậy ông có trở nên một người uy thế nhất và được thương yêu nhất ở Châu Mỹ từ trước tới nay, thiệt cũng chẳng lạ gì!
Elbert Hubbard nói: “Trong mỗi ngày, mỗi người ít nhất cũng điên năm phút. Đừng điên quá cái độ ấy tức là khôn vậy”
Kẻ ngu nổi doá liền dễ bị chỉ trích một chút, nhưng người khôn sẵn sàng nghe những lời chỉ trích, trách cứ, để học thêm. Walt Whitman nói: “Có phải chỉ học khôn được ở những người ngưỡng mộ, kính mến ta và nem nép trước mặt ta không? Hay là ta đã học được nhiều điều nhờ những người ghét bỏ, chống báng ta, tranh nhau với ta?
Đáng lẽ đợi kẻ thù chỉ trích tính tình hoặc công việc của ta, ta đi trước y đi. Ta tự chỉ trích và nghiêm khắc với ta đi.
Hãy kiếm những nhược điểm mà sửa chữa, đừng cho kẻ thù trách ta được. Charles Darwin làm như vậy. Ông bỏ ra 15 năm để tự chỉ trích: Sau khi viết xong cuốn sách bất hủ: “Nguyên thuỷ của muôn loài”, ông nhận thấy rằng nếu xuất bản, quan niệm cách mạng về tạo vật trong sách chắc chắn sẽ làm náo động các giới trí thức và tôn giáo. Bởi vậy ông tự chỉ trích, trong 15 năm kiểm soát lại những khảo cưú, bình phẩm những lý luận và kết luận của ông.
Nếu có người chửi bạn là “một thằng điên”, bạn sẽ làm gì? Giận dữ chứ? Đây, ông Lincoln làm như vầy:
Ông Edward M. Stanton, Bộ trưởng Bộ chiến tranh, một hôm bất bình, bảo ông Lincoln là “một thằng điên”. Nguyên muốn làm vui lòng một chính khách vị kỷ, ông Lincoln đã ký nghị định dời và đại hội tới một vị trí khác. Ông Stanton đã không chịu thi hành lệnh ấy mà còn la rằng Lincoln phải là thằng điên mới ký cái nghị định khùng như vậy được. Rồi thì sao? Khi ông Lincoln nghe người ta mách, ông bình tĩnh đáp: “Nếu ông Stanton bảo tôi là một thằng điên thì có lẽ tôi điên thật. Vì ông ấy gần như luôn luôn có lý. Tôi phải gặp ông ấy xem sao”.
Và ông Lincoln lại tìm một ông Stanton. Ông này giảng cho ông Lincoln hiểu sự lầm lỡ của ông. Ông Lincoln liền lập tức hồi lệnh. Như vậy, ông Lincoln luôn luôn hoan nghênh những lời chỉ trích khi ông biết rằng nó thành thật, chính xác và người chỉ trích thật lòng muốn giúp ông.
Chúng ta, bạn và tôi, cũng nên hoan nghênh loại chỉ trích aaysm, vì chúng ta không hy vọng gì trong bốn lần hành động mà không có lần nào lầm lạc hết. Tổng thống Theodore Roosevelt khi ngồi tại Bạch cung đã nói như vậy. Còn Eistein, nhà tư tưởng sâu sắc nhất đương thời, thì thú rằng những kết luận của ông 100 lần có 99 lần sai! La Rochefoucould nói: “Kẻ thù của ta xét ta đúng ta tự xét ta”.
Tôi cũng biết câu đó đúng vậy mà hễ có kẻ nào vừa ngỏ lời chỉ trích tôi về những hành vi không thận trọng, thì tôi bật lên như cái lò xo, nhảy lại đả đảo ngay, mặc dầu tôi chưa hiểu chút xíu gì về những lời chỉ trích đó. Nhưng sau mỗi lần hành động như vậy, tôi thấy tởm cái thằng tôi. Hết thảy chúng ta vốn ghét những lời chỉ trích và khoái những lời tán tụng, không xét xem sự khen chê có đúng không. Chúng ta vốn là một loài ít dùng lý trí và dễ cảm xúc. Lý trí cảu ta tựa chiếc tam bản bị sóng nhồi trong một biển sâu thẳm và tối tăm vì dông tố. Biển đó tức là cảnh tình của ta. Phần đông chúng ta tự khen, khan cái “ta” hiện tại. Nhưng 40 năm nữa, nhớ lại cái “ta” bây giờ, ta sẽ bật cười cho cái “ta” đó.
William Allen White, người có danh nhất trong số những chủ buét các tờ báo hàng tỉnh, nhớ lại 50 năm trước và tự tả ông hồi đó như vầy: “một thằng kheo khoag… điên hay cáu… vênh váo… một tên phản động đầy tự đắc”. Rồi đây, hai chục năm nữa, có lẽ bạn và tôi, chúng ta cũng sẽ dùng những tĩnh từ ấy để tả cái thằng bây giờ của chúng ta. Có thể được lắm… Biết đâu chừng?
Trong những chương trên, tôi đã nói chúng ta nên làm gì khi bị chỉ trích một cách bất công. Tôi thêm ở đâu một ý nữa: những lúc đó, nếu chúng ta thấy nổi giận, hãy nén ngay lại và tự nhủ: “hãy khoan đã… Ta còn xa mới được hoàn toàn. nếu Einstein tự nhận rằng 100 lần thì 99 lần lầm lẫn, có lẽ ta có ít nhất cũng phải lầm 80 lần. Vậy có thể lời chỉ trích của “người ấy” không quá đáng đâu. ta phải cảm ơn và ráng sửa mình chứ!”.
Charles Luckman, hội trưởng công ty Pepsodent mỗi năm bỏ ra hàng triệu mỹ kim trong công việc quảng cáo. Ông không thèm ngó tới những bức thư khen chương trình các buổi quảng cáo của ông, mà đòi được coi những bức thư chỉ trích. Ông biết rằng đọc thứ sau này, có thể học được một vài điều hay.
Công ty Ford nhiệt liệt muốn biết có gì sơ sót, lỗi lầm trong sự quản lý và trong việc lương lậu, nên mới rồi yêu cầu các người làm công chỉ trích Công ty.
Tôi biết một ông nọ trước kia bán xà bông cho hãng Colgate cũng thường đòi được người ta chỉ trích mình. Mới đầu bán được ít lắm, ông đã sợ mất chỗ làm. Rồi ông ta tự nghĩ: “Xà bông tốt, giá không đắt, ông đi quanh tiệm mà suy nghĩ. Có lẽ tại không rao hàng rõ rằng đích xác chăng? hay là thiếu hăng hái? Có khi ông lại quay vào tiệm đó mà nói: “Tôi trở lại không phải để ông cố mua xà bông đâu mà để xin ông chỉ trích tôi và khuyên tôi về cách bán hàng. Xin ông làm ơn cho tôi biết lúc này cách mời của tôi có chỗ nào vụng không? Ông kinh nghiệm và thành công hơn tôi nhiều, vậy xin ông làm ơn cứ thành thật chỉ trích, đừng sợ làm mất lòng tôi”.
Thái độ ấy ra sao? Ngày nay ông là hội trưởng Công ty xà bông Palmolive – một hãng chế xà bông lớn nhất thế giới. Tên ông là E.H.Little. Năm ngoái, khắp châu Mỹ chỉ có 14 người thâu được lợi tức hơn số 240.141 mỹ kim, mà con số ấy chính là lợi tức của ông vậy.
Phải là người có tâm hồn cao thượng mới có hành động của H.P.Powell, Ben Franklin và E.H.Little; và bây giờ, chung quanh vắng vẻ, chúng ta thử soi gương xem chúng ta có thuộc vào hạng người cao thượng đó không nào?
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.