Thất bại chắc chắn không là điều được ưa chuộng trong xã hội chúng ta hiện nay. Ngày nay, thế giới yêu mến những người chiến thắng và kẻ thất bại không được chấp nhận. Chúng ta đã tiến đến giai đoạn mà không một ai được phép mắc sai lầm và những ai mắc sai lầm đều bị trừng phạt. Có vẻ như thông điệp ở đây là cuộc sống được cấu thành từ những người thành công và những kẻ thất bại. Nếu bạn không là số một hay ở trong tốp 5 người sáng chói nhất, bạn đã thất bại.
Mỉa mai thay, qua nhiều thời đại, nhân loại chỉ học hỏi được nhiều điều từ các sai lầm. Hàng tỉ con người trong lịch sử đã mắc phải hang triệu triệu lỗi lầm để đến được giai đoạn mà ta có đến 150.000 từ phổ biến để nhận biết các kinh nghiệm “độc nhất vô nhị” này. Ta còn bị trừng phạt vì bất cứ lỗi lầm nào-những lỗi lầm đã giúp ta đạt đến giai đoạn văng minh như ngày nay.
Thật thú vị khi được biết rằng ở thế kỉ 13, người nào không trở thành tu sĩ thì được coi là kẻ thất bại.
Vì vậy, bất chấp sự thật là ta đã thật sự học hỏi được rất nhiều điều từ các sai lầm, ta vẫn sẽ bị trừng phạt vì mắc phải sai lầm. Như vậy, theo “thông lệ”, ta sẵn sàng đón nhận những hậu quả không thể nào tránh được một khi ta thất bại.
Khi thất bại, có rất nhiều điều bạn không nên mong đợi. Chẳng hạn như đừng mong đợi người khác tán dương bạn vì bạn thất bại. Đừng mong tất cả những “bạn bè” của bạn sẽ ở bên bạn. Đừng mong ước sống trong cảnh sang trọng như trước kia bạ đã từng sống. Đừng trông mong có được sự ủng hộ tinh thần từ mọi người. Đừng mong đợi có người cho bạn mượn tiền để vượt qua khó khăn. Đừng mong chờ ngân hàng cho bạn vay thêm bất cứ một khoản tiền nào nữa. Đừng mong bạn gái bạn sẽ đối sử với bạn như trước kia. Thậm chí, đừng mong đợi bất cứ thành viên nào trong gia đình hiểu bạn. Đừng mong ăn ngon ngủ yên. Đừng mong đợi bạn sẽ vẫn thích đi ra ngoài ăn và gặp gỡ mọi người.
Tại sao tôi lại vẽ ra một viễn cảnh ảm đạm như thế? Sự thật là những điều trên đã sảy ra một cách tự nhiên trong xã hội như thể đó là phần thưởng cho người chiên thắng và là hình phạt cho kẻ thua cuộc.
Nhớ lại những lúc phải nếm trải những mùi thất bại năng nề đầu tiên trong cuộc đời mình, tôi đã phải bán đổ bán tháo chiếc xe hơi của mình để đổi lấy một chiếc xe “second-hand” cũ kĩ. Tôi phải ăn mì gói cho cả bữa điểm tâm, bữa trưa và bữa tối. Tôi phải cúi gập người để chui vào một căn phòng thuê chật hẹp. Nhiều bạn bè tôi bỗng dưng biệt tăm biệt tích. Ngân hang cứ bám riết tôi để đòi nợ. Tôi bị cáo buộc là đã phí phạm ngân quỹ công ty. Và cuối cùng hầu như chỉ 6 tháng sau thì cô bạn giá của tôi đã rời bỏ tôi. Tiền bạc của tôi cạn kiệt dần và tất cả những điều tồi tệ dường như đã sảy ra cùng một lúc với tôi. Nói thật với các bạn, tôi dường như đã “chết”.
Suốt cuộc đời tôi chưa thấy ai được ca ngợi hay tưởng thưởng vì thất bại. Nhưng đó chính là xã hội ta đang sống. Vì vậy, điều bắt buộc phải biết là nên mong đợi điều gì và cần phải chuẩn bị gì khi thất bại.
Nhiều đối thủ của bạn sẽ đưa ra lời bình phẩm như thế này: “Đấy! Tôi đã bảo ông mà…” và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mình thật tầm thường và lúng túng khi gặp mọi người. Tất cả những điều này thật sự là một quá trình tự nhiên khi một người nếm trải thất bại. Bạn sẽ không phải là người đầu tiên trên thế giới nếm trải điều đó đâu. Thật ra, mọi vĩ nhân đều đã gặp phải những thất bại nặng nề trong cuộc sống và họ đã vượt qua được giai đoạn khó khăn ấy, giai đoạn đã nhào nặn họ để sẵn sàng cho những hoạt động lớn sau này.
Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi thì khi một người thất bại, thật vô ích khi cứ nghiền ngẫm một thất bại đó, tốt hơn hết là nên tìm hiểu tại sao người đó thất bại và thất bại ở đâu. Theo tôi, biết được tại sao ta thất bại quan trọng hơn so với việc thành công mà không biết tại sao. Có lẽ lời phát biểu dưới đây có thể chứng minh them quan điểm của tôi:
“… Lòng can đảm để tôn trọng sự thật mà ta đã biết, kế đến là lòng can đảm để đối mặt với chính mình, với sự thú nhận tất cả những sai lầm mà ta mắc phải các sai lầm chỉ là tội lỗi khi không được thú nhận.”
R.BUCKMINSTER FULLER
“Tôi đã mắc phải sai lầm suốt cả cuộc đời, và nếu có một điều gì đó giúp ích cho tôi thì điều đó chính là sự thật khi tôi mắc phải sai lầm; tôi không bao giờ ngừng nói đến nó. Tôi chỉ tiến lên và làm những việc tốt hơn”.
JAMES B.DUKE
Chẳng có ích gì khi hối tiếc hay đổ lỗi cho người khác về những quyết định mà ta đã đưa ra, dù có chịu tác động của những người khác, vẫn thuộc về trách nhiệm của chúng ta và chỉ chúng ta mà thôi. Không ai khác bị khiển trách về quyết định đó. Chúng ta có thể lắng nghe tất cả những ý kiến nhưng hãy luôn nhớ rằng trách nhiệm về quyết định ấy thuộc về chúng ta và chỉ chúng ta mà thôi.
Những người suy nghĩ chín chắn không cho phép một ai khác suy tính dùm mình. Những người thành đạt có một phương thức rõ ràng mà dựa vào đó họ đi đến những quyết định đúng đắn. Họ tập hợp tất cả những thông tin, lấy ý kiến của những người khác nhưng rút cục, họ vẫn giữ cho mình quyền đưa ra quyết định cuối cùng.
Đừng tự trách mình nếu bạn đưa ra một quyết định sai lầm; hãy học hỏi từ nó. Nhiều khi ta đưa ra quyết định mà tại thời điểm ấy ta cảm thấy nó là phù hợp và nếu nó lại là một sai lầm thì cũng không sao, đừng đổ lỗi cho mình về điều đó. Người ta không thể né tránh sự thật là mình có thể đưa ra những quyết định sai lầm. Nhưng tất cả những gì mà ta phải đạt được chính là một quyết định đúng trong những lần quyết định sai lầm để xoay chuyển mọi thứ. Lần nọ, nhà máy của nhà phát minh vĩ đại Edison bốc cháy. Khi nhìn nó cháy một cách bất lực, nhìn thiết bị quý tan thành tro bụi, ông gọi Charles, con trai ông đến và nói: “Đến đây nào Charles! Con sẽ chẳng bao giờ thấy được cái gì giống như thế này lần nữa đâu!”. Kế đến, ông gọi vợ. Khi cả ba đứng chết lặng nhìn đám cháy ngùn ngụt ấy, ông mỉm cười và nói: “Vậy là tất cả những sai lầm của chúng ta đã ra đi! Giờ đây, ta có thể bắt đầu lại từ đầu!”. Ngay sau đó, ông bắt đầu xây dựng lại nhà máy và không lâu sau ông chế tạo ra máy hát đĩa.
“Những thất bại trong quá khứ là cột mốc chỉ đường vô danh cho thành công trong tương lai”. _VÔ DANH
“Nếu không thử, bạn sẽ không thể biết đươch những điều mình không thể làm”.
HỒNG Y NEWMAN
“Rất ít ai đi trên con đường dẫn đến thành công mà không bị một hay hai lỗ thủng”. _VÔ DANH
“Đừng gọi nó là lỗi lầm, hãy gọi nó là một bài học”._THOMAS EDISON
Dù chỉ học ở trường ba tháng, ông đã trở thành một nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại. Khi qua đời, ông đã để lại hơn 1300 bằng sáng chế.
Nhằm chuẩn bị kĩ càng hơn cho bạn để đón lấy “cuộc oanh tạc” khi nó xảy ra, tôi muốn chia sẽ với bạn một câu chuyện thú vị này.
Ngày xưa, có một vị tu sĩ trung niên sống trong một ngôi làng nhỏ. Một hôm, có một thiếu nữ trong làng trót mang thai với bạn trai. Khi cha mẹ hỏi ai là tác giả của cái bào thai ấy, vì sợ vạch mặt người yêu nên cô đã tố cáo vị tu sĩ. Vị tu sĩ tạo nên cái bào thai này à? Ngày hôm sau cả làng quay ra chỉ trích vị tu sĩ: “Sao ông có thể làm như thế chứ?”. “Ông là một tên thầy tu dơ bẩn”. “Ông là một nỗi ô nhục”. “Hãy cút khỏi làng chúng ta”. “Thảo nào tôi luôn nghĩ ông là một kẻ đạo đức giả”. Thậm chí một số người còn cố đánh đuổi ông.
Sau khi nghe hết mọi lời buộc tội, vị tu sĩ chỉ thốt lên: “Thế à?” và lại tiếp tục trầm tư trong túp lều của mình. Ngày tháng trôi qua, cuối cùng cô gái cũng sinh ra đứa trẻ. Buộc phải tìm một người cha cho đứa trẻ, cha mẹ cô gái và dân làng lại một lân nữa đến tìm vị tu sĩ và bảo: “Ông là người phải chịu trách nhiệm, vì vậy ông là người phải nuôi nấng đứa trẻ”. “Ông phải làm cha của nó”. Lần này vị tu sĩ cũng không nói gì ngoài câu: “Thế à?” rồi bế đứa bé lên tay và đi vào lều.
Lúc ấy, tuy mang nhiều tai tiếng, vị tu sĩ cũng không quan tâm; ông chỉ cố gắng chăm sóc đứa trẻ cho thật tốt. Ông xin sữa và tất cả những gì cần cho một đứa trẻ từ những người hang xóm.
Sau một hai năm, cảm thấy xấu hổ và khao khát gặp lại con, cô gái đã kể sự thật với cha mẹ. Hãy hình dung xem khi cả dân làng biết được sự thật, họ đã cảm thấy xấu hổ đến mức độ nào. Vì vậy, tất cả tụ tập lại và đến tìm vị tu sĩ để xin lỗi ông. Một lần nữa, vị tu sĩ lại nói: “Thế à?”, rồi giao lại đứa bé cho người mẹ trẻ.
Tôi luôn tin rằng, khi bạn làm đúng, dù có một ngàn vị thần thề thốt rằng bạn sai đi nữa thì cũng chẳng hề gì. Nhưng khi bạn sai lầm, dù 10 ngàn vị thần thề thốt rằng bạn đúng cũng chẳng thay đổi được gì.
“Hãy cứ tìm câu trả lời bên trong
Đừng bị ảnh hưởng bởi những người quanh bạn
Bởi suy nghĩ hay lời nói của họ”.
EILEEN CADDY
Về điểm này, tôi muốn cùng bạn chia sẻ một sự thật rất quan trọng trong cuộc sống. Người Trung Quốc xưa gọi đó là “bát phong”. Nó được gọi là “bát phong” vì nó có khuynh hướng làm cho một người đi từ thái cực này sang thái cực khác hoặc ngược lại. Mọi người đều có khuynh hướng bị ảnh hưởng bởi 8 ngọn gió
Sự ca ngợi Sự khiển trách
Danh tiếng Sự phỉ báng
(vinh dự) (sự ô nhục)
Lợi ích Tổn thất
Niềm vui Nỗi buồn
(hạnh phúc)
Bạn sẽ thấy một bên là 4 yếu tố (sự ca ngợi, danh tiếng, lợi ích, niềm vui) sẽ thổi tung bạn lên khi bạn thành công, nhưng mặt khác, khi bạn thất bại có 4 ngọn gió khác (sự khiển trách, sự phỉ bang, tổn thất, nỗi buồn) thổi tung bạn lên.
Điều quan trọng mà một người phỉa cố gắng đạt được là không sợ hãi hay dao động bởi 8 yếu tố kể trên, bất kể những điều đó thuộc loại gió nào, nếu khoonh ta khó mà thành công được. Điều đó sẽ trả lời cho câu hỏi tại sao một số người trở nên quá kiêu ngạo khi họ thành công hay rất lãnh đạm khi họ thất bại.
“Khi thật không quá khó để được vui vẻ
Khi cuộc sống êm đềm như một bài hát
Nhưng khi một người trở nên đáng quý
Chỉ khi người đó biết mỉm cười
Lúc mọi việc hoàn toàn bất ổn”.
Xin được kết thúc chương này bằng cách tặng bạn ba câu nói có thể tiếp sức để khắc phục bất cứ hậu quả nào xuất hiện trên đường đi của bạn.
“Dù sao dám đương đầu với những việc phi thường, giành được chiến thắng huy hoàng hay đã gặp không ít thất bại còn tốt hơn là đứng vào hàng ngũ những kẻ phẫn chí không biết đến cả niềm vui hay nỗi khổ vì họ sống trong buổi hoàng hôn u ám không biết đến cả chiến thắng hay thất bại.”
THEODORE ROOSEVELT
“Các thử thách chỉ là những bài học bạn đã không thành công được trình bày thêm một lần nữa. Vì vậy, ở chính nơi trước kia bạn đã đưa ra những sai lầm, bây giờ bạn có thể đưa ra những lựa chọn khôn ngoan hơn và do đó có thể tránh được mọi thương tổn mà sự lựa chọn sai lầm trước kia đã mang đến cho bạn”.
VÔ DANH
“Mọi thứ đều là một cuộc kiểm tra
Để thấy được bạn sẽ làm gì
Những sai lầm đang diễn ra trước mắt
Bạn sẽ phải bắt đầu lại lần nữa”.
HSUAN HUA
PABLO PICASSO
Picasso là một trong những nhà họa sĩ hiếm hoi trong lịch sử mà cuộc đời đã trở thành truyền thuyết. Ông sinh năm 1881 ở Tây Ban Nha. Khi còn là một cậu bé, ông rất ghét đến trường học. Những khái niệm cơ bản về đọc viết và làm toán học dường như quá khó đối với ông, đến nỗi cha ông sợ ông sẽ rốt đặc. Tuy nhiên, là một thầy giáo dạy hội họa, cha ông đã phát hiện ra con trai mình có năng khiếu về hội họa và đã hết lòng ủng hộ ông.
Les Demoiselles d’Avignon (các thiếu nữ ở Avignon), với cách phác họa bán trừu tượng và các hình khối lập thể, là bức tranh lập thể đầu tiên của ông. Khi ông giới thiệu bức traanh với bạn bè, họ lập tức chê bai nó. Họ cười nhạo và gọi đó là một “trò chơi khăm”, “một sai lầm của đấng tối cao” và kết tội ông có ý nhạo báng trào lưu nghệ thuật hiện đại. Nhưng đối Picasso, lời chỉ trích lại là chất kích thích mạnh. Ngày nay tác phẩm đánh dấu một bước ngoặt của mĩ thuật đương đại này được treo tại bảo tàng nghệ thuật hiện đại ởNew York.
Les Demoiselles d’Avignon, bức tranh lập thể đầu tiên trên thế giới, đã gây sốc cho cả những cách chim đầu đàn của giới mĩ thuật Pari khi ra mắt thế giới vào năm 1907.
CHARLES DARWIN
“Bất cứ khi nào tôi khám phá ra tôi đã làm hỏng việc hay công việc của tôi không hoàn chỉnh, và khi tôi bị phê phán một cách nặng nề… tôi có một nguồn an ủi lớn nhất khi tự nói với mình hàng trăm lần rằng: “Mình đã làm hết sức mình và không ai có thể làm hơn thế”.
Chưa bao giờ trong lịch sử khoa học lại có nhiều lời chỉ trích khiêu khích như đối với các thuyết “phi chính thống” mà Darwin đã đưa ra trong tác phẩm nổi tiếng của ông, “Nguồn gốc các loài”. Suốt cuộc đời mình, những lí giải mới của ông về sự tiến hóa dựa trên sự chọn lọc tự nhiên đã bị chỉ trích nhiều hơn là được tán dương.
Có một cách chắc chắn để tránh những lời phê phán đó là chẳng làm gì cả. Từ bỏ mọi hoài bão. Đó là phương thức để không bao giờ thất bại.
“Hãy làm những gì mà bạn cảm thấy mình đúng – vì dù sao bạn cũng bị chỉ trích. Bạn sẽ bị chê trách khi hành động nhưng nếu không hành động thì bạn cũng sẽ bị chê trách”.
ELEANOR ROOSEVELT
“Có một điều duy nhất trên thế giới còn tồi tệ hơn việc làm đầu đề bàn tán của người khác, đó là chẳng ai nói với mình”.
OSCAR WILDE