Dám Thất Bại

CHƯƠNG 15: LÀM GÌ ĐỂ ĐỐI MẶT VỚI THẤT BẠI



Chúng ta thường nghe người ta hỏi làm gì để thành công. Tôi không biết bạn thích nhìn nhận điều này dưới góc độ như thế nào. Nhưng đối với tôi, đúng là nó ngang bằng với việc làm gì để đối mặt với thất bại.
Một lần, tôi hỏi thính giả của tôi một câu hỏi hết sức thú vị và hết sức rõ ràng: Tại sao người ta bị chết đuối khi rơi xuống nước?
Nhiều câu trả lời được đưa ra nhưng ý kiến nhiều nhất vẫn là: “Người đó không bơi được”. Mọi người đều rất ngạc nhiên khi tôi bảo họ câu trả lời của họ sai. Thậm chí họ còn nghĩ tôi đang đùa vì hầu hết các hội thảo của tôi đều rất vui. Để hướng họ trở lại vấn đề nghiêm chỉnh, tôi đã cho họ xem những điểm rơi dưới 7 cm nước. Cuối cùng, tôi cho họ biết câu trả lời mà tôi sẽ chia sẻ với bạn ngay lúc này:
Một người bị chết đuối khi rơi xuống nước bởi vì anh ta ở lại đó.
Thật ra, vấn đề không phải là người đó đã rơi bao nhiêu lần mà khả năng leo lên mỗi lần ngã.
Xin đừng đánh giá một người bằng số lần anh ta ngã xuống, hãy đánh giá anh ta bằng số lần anh ta leo lên. Một người có thể leo lên sau khi rơi xuống sẽ chẳng bao giờ chết đuối cả. Nhưng thật đáng buồn khi nhiều người, như những người sau thất bại tạm nhất thời chẳng hạn, chỉ thích ngồi ở đó và cuối cùng chết hẳn vì thất bại, và chẳng bao giờ gượng nổi dậy.
Phẩm chất nào đó trong chúng ta sẽ giúp chúng ta leo lên trở lại sau mỗi lần ngã xuống? Đó là điều mà tôi muốn nói; nếu không tôi đã không thể hiện đúng giá trị của quyển sách này. Câu nói dưới đây là một phát biểu thích hợp:
Không gì trên thế giới có thể thay đổi nó được. Tài năng cũng không; trên đời này chẳng hiếm những người có tài mà không thành công. Thiên tài cũng không; thiên tài mà không gặp thời vận cũng rất phổ biến. Học vấn cũng không; thế giới đầy rẫy những kẻ có học vấn mà bị bỏ rơi; chỉ có sự bền bỉ và quyết tâm mới mang lại nhiều kết quả.
Vâng, sự bền bỉ, khả năng đứng lên nhiều lần khi vấp ngã.
Trước cuộc chạm trán giữa tảng đá và dòng nước, dòng nước luôn luôn chiến thắng, không phải bằng sức mạnh mà bằng sự bền bỉ.
Vấn đề không phải là bạn rơi xuống mức nào mà là bạn đã nhảy cao lên bao nhiêu!
“Nếu tôi thất bại, lẽ ra tôi đã gục ngã, nhưng tôi biết rõ là tôi có sức lực để nảy người lên lại.” _ TUN DAIM ZAINUDDIN
Gần như bị phá sản hai lần, một lần trog việc kinh doanh muối và một lần trong việc kinh doanh chất dẻo. Sinh năm 1938. Sang Luân Đôn học luật và sau đó làm việc cho chính phủ. Vào cuối thập niên 1960, ông quyết định dấn thân vào hoạt động kinh doanh. Nhưng ông gặp hết thất bại này đến thất bại khác trong các dự án kinh doanh của mình. Cuối cùng, sau nhiều năm, vận may đã đến với ông. Ngày nay, ông là cựu bộ trưởng tài chính và hiện là cố vấn kinh tế cho chính phủ Malaysia. Việc tái bổ nhiệm ông vào chức bộ trưởng bộ tài chính của Malaysia vào năm 1999 khiến ông là người đầu tiên giữ chức bộ trưởng tài chính hai lần.
“Khi bạn ngã xuống và đứng dậy, bạn cũng được một cái gì đó. Ngã nhiều lần trong đời là một điều rất có lợi nếu mỗi lần ngã như vậy, bạn có thể đưng dậy được. Việc đứng dậy được mới là điều đáng nể.”
YORITOMO TASHI
“Khi bạn có thể tiếp tục cố gắng sau 3 lần thất bại trong một công việc được giao, bạn có thể xem mình như một ứng cử viên cho vai trò lãnh đạo trong công việc hiện nay của bạn. Nếu bạn vẫn tiếp tục cố gắng sau một tá thất bại, hạt giống thiên thần sẽ nảy nở trong bạn.” –VÔ DANH
“Người thắng cuộc có thể bị tuyên bố đo ván hàng chục lần nhưng anh ta không thèm nghe trọng tài”.
H.E. JANSE
“Có lẽ bạn phải đánh một trận hơn một lần để giành được chiến thắng”.
CỰU THỦ TƯỚNG MARGARET THATCHER
Có biệt danh là bà đầm thép, bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Châu Âu được bầu làm thủ tướng.
ABRAHAM LINCOLN
“Giữ nguyên tình trạng hiện nay của tôi là điều không thể; tôi phải chết hoặc trở nên tốt hơn..”
Sinh ra tại một vùng rừng xa xôi hẻo lánh của Kentucky vào năm 1809, Lincoln làm nhân viên kiểm soát đường ray, người chèo thuyền, thủ kho, trưởng trạm bưu điện và nhân viên thuế quan trước khi trở thành một luật sư. Lincoln chỉ học ở trường khoảng 1 năm.
Ông là một trường hợp điển hình của người dám thất bại. Bị thất bại trong việc kinh doanh năm 1832. Lại thất bại trong kinh doanh năm 1833. Bị đánh bại trong cuộc chạy đua vào ghế đại biểu cử tri bầu tổng thống năm 1940, bị thất bại khi chạy đua vào hạ viện năm 1843, được bầu vào hạ viện năm 1846. Bị đánh bại khi tranh ghê ở thượng nghị viện năm 1855. Bị thất bại khi chạy đua vào ghế tổng thống năm 1856. Thất bại khi tranh ghế ở thượng nghị viện năm 1958. Cuối cùng, vào năm 1860, ông được bầu làm tổng thống thứ 16 và là một trong những tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mĩ.
“Dường như tự nhiên thường hạ gục các cá nhân bằng vận rủi để tìm ra ai trong số họ sẽ tiếp tục gượng dậy và đấu tranh”.
VÔ DANH
“Khi còn là một người trẻ tuổi, tôi quan sát thấy cứ 10 việc tôi làm thì có 9 việc thất bại. Tôi không muốn làm một kẻ thất bại nên tôi đã làm việc lên gấp 10 lần”.
GEOGRE BERNARD SHAW
“Tôi phải thành công vì tôi chẳng còn những việc không có kết quả”.
THOMAS EDISON
Từ các phát biểu của họ, chúng ta biết rằng những con người kiên trì được làm từ loại chất liệu gì. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi “phần thưởng” lại đến với họ.
Vào lúc này tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện ít người biết đến, liên quan đến việc sáng chế điện thoại. Nhiều người trong chúng ta biết đó chính là Aleexander Graham Bell. Nhưng tôi e rằng chính điều chúng ta biết mới là một bài học lớn.
Vào thời ấy có một người tên là Philip Reis là người không thừa nhận rằng Bell là người sáng chế ra điện thoại. Reis đã làm được việc truyền âm thanh và những nốt nhạc qua dây kim loại. Và ông tuyên bố rằng Bell nghiên cứu những gì ông khám quá ra và áp dụng nó để truyền âm thanh qua dây kim loại. Vì thế, ông tuyên bố rằng ông mới là nhà phát minh thực sự của máy điện thoại. Cuối cùng, vụ án được chuyển lên tòa án tối cao của Mĩ. Và câu trả lời, như các bạn ngày nay đã biết, ở trong sách lịch sử của các bạn đấy. Tòa án tối cao đã đi đến câu trả lời như thế nào. Điều mà họ tìm thấy ở phát minh của Reis chỉ có thể truyền được âm thanh hay nốt nhạc mà không thể truyền được tiếng nói. “Một cái gì hơn thế phải được thêm vào” để nó có thể truyền được tiếng nói và Alexander mới là người thực hiện được điều đó.
Reis thực ra không thất bại. Ông chỉ dừng lại. Nếu như ông cũng kiên trì như Bell thì ngày nay tên ông cũng được ghi vào sử sách.
Điểm khác nhau chỉ là một con ốc đã biến đổi âm thanh thành tiếng nói. Như một câu tục ngữ đã nói: “Người ta chỉ buông xuôi chứ không thất bại”.
“Không phải bạn đã thất bại, mà bạn chỉ chưa tìm ra được cái gì hơn thế!”
ALEXANDER GRAHAM BELL.
“Đây là phát minh đáng kinh ngạc, nhưng muốn sử dụng một phát minh như thế?” Tổng thống Rutherford Hayes đã nói như thế khi ông thấy máy điện thoại do Bell sáng chế vào năm 1876.
“Đừng bao giờ, đừng bao giờ, đừng bao giờ nhượng bộ trong bất cứ việc gì bạn làm”. _WINSTON CHURCHILL
Tác giả, nhà hùng biện và nhà chính trị đã dẫn dắt nước Anh từ bờ vực của thất bại đến chiến thắng vinh quang khi làm thủ tướng trong chiến tranh thế giới thứ 2. Hồi trẻ, Winson không bao giờ thích học ở trường học. Ông là một học sinh nghèo thích chơi với bộ sưu tập lớn các chú lính đồ chơi của mình.
Một lần nọ, Winston Churchill đã đọc một bài dĩn văn rất nổi tiếng trong mộ hội rường hết sức rộng lớn chật ních sinh viên tốt nghiệp, chỉ với một câu đơn giản nhất định như thế này:
– Đừng bao giờ nhượng bộ! Đừng bao giờ, đừng bao giờ, đừng bao giờ nhượng bộ trong bất cứ việc gì bạn làm!
Sau đó, ông dời diễn đàn giữa sự hoan hô vang dội.
Vâng, nếu bạn không nhượng bộ mà cố gắng, cố gắng và cố gắng thì cuối cùng chiến thắng sẽ thuộc về bạn.
“Cố” + “Gắng” = “Chiến thắng”
“Cũng như một hầm mỏ, vàng tinh khiết nhất của mỏ không thể tìm thấy trên bề mặt, những mạch giàu có nhất của nó chỉ dành cho những người có kiên nhẫn làm việc cần cù trong nhiều năm; nguồn ánh sáng tinh thần của người đó, dù đôi khi bị lu mờ, vẫn cháy đều đặn cho đên khi bằng một cách nào hay ở một nơi nào đó, mạch vàng được tìm ra”.
Khi công tước Wellington đánh bại Napoleong trong trận Waterloo, ông đã nói: “Không phải quan lính Anh dũng cảm hơn quân lính Pháp, mà họ không chịu thua, cứ chiến đấu mãi!”. Chiến thắng của ho được định đoạt bởi việc cố thủ đó!
Có một thiếu nữ từng học múa ba lê suốt thời niên thiếu và cuối cùng cảm thấy mình có thể gắn bó suốt cuộc đời với nó. Cô muốn trở thành diễn viên múa chính nhưng trước hết cô muốn chắc là mình có tài. Vì vậy mà khi có một đoàn múa bale đến thị trấn thì cô đến hậu trường sau buổi biểu diễn và nói với nhà biên đạo múa:
“Tôi muốn trở thành một nữ diễn viên múa ba lê vĩ đại, nhưng tôi không biết mình có năng lực hay không”.
“Hãy múa cho tôi xem nào”, nhà biên đạo múa trả lời, nhưng chỉ sau hai phút thì ông ta lắc đầu và nói: “Không, không, không! Cô không có đủ năng lực đâu”.
Người thiếu nữ về nhà, đau khổ vô cùng. Cô quẳng đôi giày múa ba lê vào trong kho và không bao giờ mang chúng nữa. Sau đó, cô kết hôn và rồi có con và khi các con cô đã khôn lớn, cô nhận được một việc làm thêm là điều khiển một máy đếm tiền ở một cửa hàng bách hóa.
Nhiều năm sau, khi đoàn ba lê ngày trước đến thị trấn, cô đi xem và khi rời khỏi nhà hát, cô va phải nhà biên đạo múa khi xưa giờ đây đã 80 tuổi. Cô nhắc ông nhớ lại những điều ông đã nói trước đây. Cô cho ông xem những tấm ảnh của con mình và kể cho ông nghe công việc hiện tại ở cửa hàng bách hóa rồi nói: “Có một điều vẫn luôn làm tôi day dứt. Sao thầy lại có thể nhận xét tôi một cách nhanh chóng là tôi không có đủ thực lực?”.
“Ồ! Thật ra thì tôi không hề nhìn khi cô múa, nhà biên đạo nói, đó là điều mà tôi nói với tất cả những người mà đến gặp tôi”.
“Nhưng…nhưng điều đó thật không thể tha thứ được! Cô bật khóc.Thầy đã chôn vùi cả cuộc đời tôi! Lẽ ra tôi đã có thể trở thành một nữ diễn viên múa vĩ đại!”.
Lúc này tôi muốn các bạn tạm ngừng để suy nghĩ – bạn nghĩ gì về những gì mà nhà biên đạo mua đã làm? Liệu điều đó có đúng không? Cứ viết câu trả lời vào khoảng trống bên dưới trước khi đọc tiếp.
Có thể tôi đoan sai nhưng tôi nghĩ tôi biết điều bạn đang nghĩ. Chúng ta hãy tiếp tục theo dõi câu chuyện.
“Không, không, tôi không nghĩ thế, nhà biên đạo nói, nếu cô có đủ năng lực thì cô sẽ chẳng thèm để ý đến những lời mà tôi nói đâu!”.
Khi sinh ra, mỗi người chúng ta đều được đưa cho mảnh giấy trắng để viết những điều chúng ta muốn. Một số chỉ viết ít, một số lại viết rất nhiều, còn một số khác lại cho phép những người khác viết thay mình. Vậy lỗi này thuộc về ai?
“Vào thời điểm tôi đang đóng một bộ phim hành động đầu tiên của mình, đó hoàn toàn là thế giới của đàn ông. Họ liếc nhìn tôi và hỏi: “Cô hoa hậu Malaysia bé nhỏ, cô thì biết gì nào?”. Lúc đó, tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ để bất kì ai nhìn tôi và nghĩ: “Cô ấy thì biết gì cơ chứ”. Có lẽ tôi không biết nhiều nhưng tôi sẽ cố gắng học hỏi”.
MICHELLE YEOH
Dương Tử Quỳnh, còn được biết dưới cái tên Michelle Yeoh, sinh ra tại Ipoh, một thị trấn ở Malaysia. Lúc còn rất nhỏ, cô mơ ước trở thành một nữ diễn viên múa bale. Điều không may ở tuổi 16, sự nghiệp múa của cô bị tiêu tan khi lưng cô bị thương trầm trọng. Lẽ ra cô từ bỏ giấc mơ của mình để trở thành một luật sư. Nhưng bất chấp lời khuyên của bác sĩ, cô vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình. Cô tin rằng nếu mình không thể múa nữa thì chắc chắn còn một việc khác mà cô có thể làm được. Năm 1983, ở tuổi 21, Michelle đã trở thành người chiến thắng trong cuộc thi hoa hậu Malaysia, cuộc thi đã gây được sự chú ý của Thành Long và công nghiệp điện ảnh Hồng Kông. Năm 1988, sau khi đóng bộ phim thứ 5 của mình, cô kết hôn và tạm thời giã từ sự nghiệp điện ảnh. Không hiểu sao cuộc hôn nhân của cô đầy nước mắt và cảnh cô đơn. Sau cùng nó kết thúc vào năm 1992. Một lần nữa giấc mơ của cô lại tan vỡ. Nhưng Michelle không phải là loại người chỉ biết nghiền ngẫm những cái gì đã mất đi. Mặc dù đã vắng mặt trong ngành công nghiệp điện ảnh được 4 năm, cô trở lại và gây chú ý khi đóng cùng vai chính với Thành Long trong bộ phim “Câu chuyện của cảnh sát”: Siêu cảnh sát, bộ phim ăn khách hàng đầu châu Á vào năm đó. Chẳng mấy chốc, Michelle đã trở thành nữ diễn viên nổi tiếng nhất Châu Á và được hâm mộ trên khắp thế giới. Là nữ diễn viên chính thủ vai trong phim Jame Bond – ngày mai không bao giờ chết (Tomorrow never dises), Michelle đã giành đươc chỗ đứng trong trái tim những người có thế lực ở Tinseltow. Hiện thời cô là hình ảnh tiêu biểu cho phụ nữ của thiên niên kỉ mới có sắc đẹp, trí hông minh và sức mạnh cơ bắp.
ĐẶNG TIỂU BÌNH
“Mèo đen, mào trắng không quan trọng, miễn là bắt được chuột”.
Đặng Tiểu Bình sinh năm 1904, ở miền nam Trung Quốc. Ở tuổi 16, ông sang Pháp học. Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt, ông xin vào làm việc cho một nhà máy cao su ở ngoại ô Paris. Vì bị cho là không có kĩ năng, ông được nhận làm công nhân lao động đơn giản số 4088 và tham gia vào đội quân những công nhân nước ngoài không được trả công đầy đủ, làm việc dán các bộ phận ủng không thấm nước lại với nhau. Chỉ trong một tuần, ông đã bỏ việc và bị ghi trên thẻ việc làm: “Từ chối làm việc nên không thuê nữa”. Chính trong thời gian này, ông tiếp thu chủ nghĩa cộng sản. Trong Đảng, sự nghiệp chính trị của ông trải qua nhiều thăng trầm. Đặng nhận được sự quý mến của Mao Trạch Đông khi xây dựng một trong những khu công nghiệp đồ sộ mà chi phí tỉ lệ nghịch với gia tri chiến lược của nó, và bắt đầu thăng tiến. Đặng bị Mao hất cẳng trong cuộc cách mạng văn hóa rồi lại được Mao triệu hồi và sau đó lại bị vợ của Mao lật đổ. Bè lũ 4 tên sau cùng bị lật đổ rồi Đặng trở thành “Tân Hoàng đế”. Mặc dù không giữ bất kì chức vụ chính thức nào vào lúc cuối đời, ông vẫn là nhà lãnh đạo tối cao nhất của quốc gia đông dân nhất thế giới. Ông Đặng qua đời ngày 19/02/1997. Ông được công nhận là người mở cửa Trung Quốc.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.