MUHAMMAD ALI
“Chúa đặt tôi ở đây để làm cái gì đó. Tôi có thể cảm nhận được điều đó. Tôi được sinh ra để làm mọi việc tôi đang làm.”
Tên thật là Cassius Clay. Anh trở thành một võ sĩ quyền anh nhà nghề sau khi giành được huy chương vàng Olimpic năm 1960. Năm 1964, Ali đánh bại Sonny Liston, đạt được danh hiệu vô địch hạng nặng thế giới. Anh đã 2 lần bảo vệ được danh hiệu của mình, đánh bại cả Liston và Patterson. Năm 1967, Ali bị tước danh hiệu vì chống chế độ quân địch với lí do tôn giáo. Năm 1970, anh được cấp lại giấy phép thi đấu quyền anh và vào cuối năm 1971,Tòa án tối cao phê chuẩn đơn chống địch của anh. Cũng vào năm đó, anh bị bại dưới tay của Joe Frazier (trận đấu đầu tiên kể từ khi anh quay trở lại võ đài). Năm 1974, anh giành được lại danh hiệu vô địch ở tuổi 32 khi đánh bại George Foreman ở Zaire. Anh được xem là võ sĩ quyền anh hạng nặng vĩ đại nhất mọi thời đại. Ali về hưu năm 1980. Dù bị mắc bệnh Parkinson (liệt rung) ngày nay anh vẫn là thần tượng của hàng triệu người tàn tật.
AUNG SAN SUU KYI
“Không phải quyền lực làm hư hỏng người ta mà chính là nỗi sợ hãi. Nỗi sợ hãi làm đánh mất quyền lực là hư hỏng người sử dụng nó và nỗi sợ hãi trước tai họa của quyền lực làm hỏng những người lệ thuộc nó.”
Con gái của người đứng đầu đất nước Myanmar, tướng Aung san đã bị ám sát khi cô chỉ mới 2 tuổi. Cô có bằng cử nhân triết, Chính trị và Kinh tế học do phân viện St. Hugh Đại học Oxford cấp. Năm 1988, khi về Myanmar để chăm sóc mẹ bị bệnh, cô tham gia cuộc biểu tình nổi tiếng lúc bấy giờ ủng hộ chế đô dân chủ, chống lại chế độ độc tài quân sự. Mặc dù đảng của cô thắng nhưng cô bị bắt giam trong 6 năm tù. Trong lúc đang bị cầm tù, cô được trao giải Nobel về hòa bình năm 1991 vì đa từng lập nên một tổ chức giáo dục để gips đỡ những người dân Myanmar. Ngày nay, Aung San Kyi vẫn tiếp tục phục vụ cho nền dân chủ và tự do của Myanmar.
MOHTARMA BENAZIAR BHUTTO
Bà có cơ may hiếm trở thành Thủ tướng thứ 2 trong lịch sử Parkistan được bầu 2 lần theo thể chế độ phổ thông phiếu bầu. Từ tháng 7-1977 đến 1988, Benazir Bhutto tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng để đòi lại nền dân chủ cho đất nước. Bà bị bắt giữ 9 lần và bị cầm từ hơn 5 năm rưỡi, từng chứng kiến cảnh treo cổ của cha mình vào tháng 4 năm 1979 và cái chết bí ẩn của người em trai. Bà cũng bị lưu đày. Bà trở thành một biểu tượng quốc tế của việc phục hồi nền dân chủ ở Parkistan trong nhà tù. Bà là nữ thủ tướng đầu tiên của các nước hồi giáo và là thủ tướng đầu tiên bị cách chức 2 lần.
“Nhìn lại cuộc đời mình, có 2 việc làm tôi thấy an ủi. Việc thứ nhất, khi thầy dạy tôi từ chối giới thiệu tôi đi học ở nước ngoài. Và việc thứ 2 là khi tôi bị buộc phải từ chức chủ nhiệm khoa. Sự việc đầu tiên cho tôi thử thách và sự việc thứ 2 cho tôi thời gian để làm nghiên cứu bệnh ung thư lẽ ra tôi không bao giờ có được nếu tôi vẫn giữ chức chủ nhiệm khoa.”
TIẾN SĨ VANCHAI VANTAASAPT
Tiến sĩ Vanchai Vantanasapt, sinh ra ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ 2. Lúc 3 tuổi, cha ông qua đời. Để nuôi ông, mẹ ông phải làm thợ may. Tuy nhiên thu nhập của bà không đủ và phải trông chờ vào sự giúp đỡ của dì ông. Ông được nuôi nắng tronng sự thiếu thốn những thứ mà nhứng đứa trẻ khác có, chỉ có khác chăng là tình yêu thương ấm áp của mẹ và dì dành cho ông. Đó chính là hai yếu tố khiến ông quyết tâm thành công.
Ông luôn mơ ước trở thành bác sĩ phẫu thuật. Vì vậy mà ở tuổi 21, sau khi học song ở y khoa thì ông tình nguyện làm việc ở khoa ngoại. Cũng như nhiều bác sĩ mới tốt nghiệp ở khoa ngoại lúc ấy, ông ước mơ được tiếp tục theo học khóa đào tạo y ở Mỹ. Một ngày kia, ông đến hỏi ý kiến của thầy giáo về việc đi học ở nước ngoài. Ông được bảo rằng điểm số của ông không đủ và ông sẽ lãng phí thời gian. Ông hầu như đã tin vào những gì mà thầy nói, nhưng có một cái gì đó vẫn không chấp nhận điều đó. Điều đó đã trở thành một thách thức đã khiến ông phải theo học khóa đào tạo 5 năm Y ở Mỹ.
Vinh quang đã đến với ông vào ngày ông trở thành vị bác sĩ Thái lan đầu tiên được cấp chứng nhận của Hội đồng phẫu thuật Mỹ và Canada, vượt qua cả thành tích của vị giáo sư đã từ chối giới thiệu ông đi học. Ở tuổi 39, ông được chỉ định làm chủ nhiệm khoa Nội trường Đại Học Khon Kaen và được phong hàm Phó giáo sư. Qua 2 năm làm chủ nhiệm khoa, một sự việc bất ngờ sảy ra khiến ông buộc phải từ chức. Vào thời gian đó, cú sốc này quá mạnh với ông vì ông nghĩ mình không làm điều gì sai trái. Nhưng tai họa ấy lại là điều phúc lành vì nhờ đó, ông có thời gian để nghiên cứu về căn bệnh ung thư mà ông yêu thích. Ông không chỉ thành lập khoa ưng thư học mà còn hòa tất ‘Luận văn về phẫu thuật ung thư”, luận văn này đã giúp ông được phong hàm giáo sư phẫu thuật.
Tiến sĩ Vanchai đã trở thành giáo sư bác sic phẫu thuật, hiệu trưởng trường đại học Khon Kean và là hiệu trưởng duy nhất được danh hiệu “Hiệu trưởng đại học kiểu mẫu” suốt thời gian nhận chức do Chủ tịch hội sinh viên trao tặng. Ông hiện là giám đốc Viện phát triển và hợp tác Mekong, chủ tịch ủy ban ưng thư của đại học Khon Kaen.
VINDER BALBIR.
Bà Vinder Balbir sinh ra tại Malaysia trong một gia đình giàu có và nghiêm khắc ở bang Punjab. Cuộc sống hạnh phúc của bà chấm dứt lúc bà 11 tuổi và cả cha mẹ bà đều bị giết ngay trước mắt trong cuộc xung đột chủng tộc vào ngày 13 tháng 5 năm 1969 ở Kuala Lumpur. Trong tai nạn đó, bà cũng bị một khẩu M16 bắn nhưng thoát chết. Nhờ một mẩu thông báo mà ông bà bà mới biết được cháu mình còn sống và đến bệnh viện nhận bà.
Mồ côi cả cha lẫn mẹ, hai người anh trai của bà được gửi sang Ấn Độ, còn bà và người em được gửi đến một trường dòng nội trú miễn phí. Đây chính là nơi mà tính yêu dành cho các món ăn được nảy sinh. “Tôi luôn bị giam trong nhà bếp khi tôi phạm luật. Tôi tích điều đó. Đó là nơi các tu sĩ dạy tôi làm thế nào để chế biến món bánh pizza, bánh pho mát và bánh trứng nướng”, bà nói.
Lúc học xong cấp 2, mới 17 tuổi, ông của bà đột nhiên xắp xếp cho bà lấy một người mà bà chưa từng gặp mặt. Không biết làm gì, sau khi nghe lời khuyên của người bạn thân của mẹ, bà quyết định trốn sang Thái Lan, nơi 4 người dì của bà đang sinh sống. Việc này làm ông của bà rất tức giận và thế là bà bị gia đình từ bỏ. Các dì của bà được khuyến cáo là không nên chứa chấp bà, nếu không họ sẽ không được nhắc đến trong di chúc của ông.
Để tống khứ bà, các dì của bà đã cố gả bà nhưng không tìm ra được người nào đến cầu hôn vì bà không có của hồi môn. (Đây là một tục lệ ở Ấn Độ trong đám cưới, đàng gái phải cho quà hoặc tiền của để đàng trai tổ chức đám cưới). Cuối cùng, họ mai mối bà cho một người đàn ông Sink nghèo khó, thất nghiệp, chỉ có 100 bath ( 2,6 đo la) trong ngân hàng, Tuy nhiên người đàn ông này đồng ý lấy bà vì tình yêu mà không cần của hồi môn. Lúc ấy bà nhận ra rằng không thể sống chỉ với tình yêu khi hai vợ chồng dọn đến một túp lều với một phòng ngủ không có cửa sổ, còn nhà vệ sinh không có cửa lại nằm ngay cạnh bên giường ngủ! Sau đó, bà nài nỉ dì và được chuyển đến ở một trong những căn hộ trống của dì.
Để kiếm sống, bà phải nhận thêm làm một số công việc vặt như nấu ăn hay dạy tiếng Anh, sau cùng bà dành dụm tiền để mở một nhà hàng nhỏ bán pizza. Bánh pizza của bà được nổi tiếng ở BăngKok đến nỗi, người ta gọi bà là “quý bà pizza”.
Trong thời gian này, bà hạ sinh một đứa con gái. Cô bé là nguồn sống của bà. Nhưng định mệnh đã giáng cho bà một đòn chí tử. Cô con gái 11 tuổi của bà đã chết vì bệnh suy thận sau mấy tháng hôn mê. Bà hoàn toàn mất trí, toàn bộ số tiền kiếm được đã tiêu hết. Bà phải van nài bác sĩ cho bà đem xác con bà về hỏa thiêu vì bà không còn đủ tiền để thuốc thang.
Khi bà trở về nhà, nhà hàng đã bị đóng cửa. Điện nước bị cắt, các nhân viên không được trả lương đã 3 tháng và một chồng hóa đơn đang chờ bà thanh toán. Bà tuyệt vọng đến nỗi các nhân viên phải cho bà mượn một ít tiền để mở lại cửa hàng.
Một năm sau, bà có thai một lần nữa và lần này là một bé trai. Bà rất vui mừng vì giờ đây số mệnh đã trả lại cho bà một bé trai sau cái chết của cô con gái. Nhưng không phải vậy. Vào ngày thứ 2 sau khi sinh, con trai bà đã bị chết vì bị một y tá chèn gối quá chặt. Lần này, cuộc sống của bà đã mất hết ý nghĩa và bà không còn tâm trí làm việc nữa.
Để giúp bà lấy lại tinh thần, chồng bà đã làm việc cật lực và sau cùng cùng mua được tòa nhà cho bà mở cửa hàng. Ngày chồng bà trao chìa khóa cho bà cũng là ngày một Balbir mới tái sinh. Ngày nay, Balbir đã trở thành một đầu bếp danh tiếng được nhiều người biết đến, một nhân vật kì cựu về nghệ thuật giao tiếp với công chúng, một đại sứ văn hóa Ấn Độ với một chương trình riêng trên UBC Starworld và là chủ của một nhà hàng Ấn Độ phát đạt – nhà hàng Mrs Balbir nổi tiếng ở đường Sukhumvit soi tại banwgkok. Bà cũng rất sung sướng và hạnh phúc bên đứa con trai khỏe mạnh và đẹp trai đã 15 tuổi.
“…có một số bằng chứng cho thấy người nào ít gặp may mắn lúc khởi đầu sẽ có cơ hội thành công hơn những người ngay từ đầu đã nhận được mọi thứ. Sỏ dĩ như vậy là vì người ít may mắn phải cố gắng nhiều hơn và nỗ lực nhiều hơn để đảm bảo thành công”.
KRISANA KRITMANOROTE
Krisana Kritmanorote sinh năm 1950 trong một gia đình gốc Hoa giàu có ở Thái Lan. Thời thơ ấu của ông đầy ắp niềm vui và hạnh phúc. Ông không bao giờ phải làm gì cả vì mẹ ông cho ông mọi thứ ông muốn, kể cả sự chăm sóc đầy yêu thương. Ông được gửi đến trường nội trú học, một trong những ngôi trường nổi tiếng tốt nhất ở Banwgkok. Đi học, túi ông luôn luôn rủng rỉnh tiền và có nhiều bạn bè vây quanh.
Một ngày kia, công việc làm ăn của cha ông thất bại, cuộc sống của ông và gia đình vĩnh viễn bị thay đổi. Tình hình tài chính của gia đình ông tồi tệ đến mức ông phải bỏ học một năm trước khi tốt nghiệp. Là con cả trong gia đình, ông quyết định đi làm thuê cho một người bạn của cha đang kinh doanh gạo ở Vientaine, Lào, để phụ giúp gia đình. Cuộc sống của ông ở Vientaine rất chật vật. Ông phải cố gắng lắm mới hoàn thành được công việc. Thấy không có gì tiến triển ở Lào, ông quyết định theo cha xuống phương nam để khởi đầu một công việc mới. Họ xuống một tỉnh ở nam Thái Lan, nơi được gộ là Hatyai để bán thịt heo và xuất khẩu mì ăn liền sangPenang, Malaysia.
Sau đó, ông trơ về Băngkok và bắt đầu làm việc cho một cửa hàng dược phẩm với mức lương 200 bath( 5 đola) một tháng. Ông thường đi làm lúc 6h sáng và đến cửa hàng trước người khác vì một trong những nhiệm vụ của ông là mở cửa hàng. Ông lau dọn kho và các gạt tàn thuốc, xắp xếp mọi thứ ngăn nắp trước khi một ngày làm việc mới bắt đầu. Thậm chí, ngay cả lúc ăn trưa, ông cũng không có thời gian nghỉ ngơi vì công việc của ông cũng là bao gồm việc thu dọn bàn ăn cho mọi người và lau dọn. Ông làm việc chăm chỉ hơn bất cứ người nào khác và luôn giúp đỡ những người khác chuẩn bị thuốc của mình sau khi đã kết công việc. Suốt thời kì đó ông luôn làm thêm những công việc khác ngoài nhiệm vụ của mình dù chỉ được trả 200 bath trong khi những người khác làm công việc tương tự được trả lương đến 800 bath (21 đo la Mĩ)
Một ngày kia, người quản lí bỗng nhiên mất tích và không thấy xuất hiện nữa. Người chủ cửa hàng không biết phải làm gì cả. Krisana đề nghị giúp ông làm công việc của người quản lý. Người chủ cửa hàng rất đỗi kinh ngạc. Sau đó, lương của ông được tăng lên 800 bath rồi 1000 bath (26 đo la) một tháng.
Tiền lương tăng cũng không thể ngăn cản ông thực hiện cú nhảy tiếp theo. Ông quyết định thôi việc ở cửa hàng dược phẩm và quay sang bán chất tẩy rửa nhà tắm. Sau đó, ông bán máy điều hòa không khí và tủ lạnh. Mặc dù đổi công việc, nhưng cách tiếp cận với công việc mới của ông không hề thay đổi. Ông vẫn tiếp tục làm việc tích cực hơn so với những người khác. Ông lập được kỉ lục bán hàng nhiều nhất trong một công ty, bán được hơn 70 chiếc điều hòa không khí trong một đơn đặt hàng.
Một hôm, ông tình cờ gặp lại người bạn cũ, người sau này giới thiệu ông với một công ty bảo hiểm. Nhận thấy ngành kinh doanh mới mẻ này có nhiều thách thức và có thể cho phép ông giúp đỡ những người khác, ông quyết định từ chối công việc bán máy giặt, điều hòa. Nhiều người khuyên ông nên suy nghĩ lại vì ông có thể mất một khoản thu nhập ổn định là 300 bath một tháng (lúc đó được coi là rất khá) để đổi lấy một công việc lương không cố định.
Khi bắt đầu bán bảo hiểm năm 1970, ông khởi đầu với một con số không. Khoảng thời gian vài năm đầu tiên là một cuộc chiến đấu dữ dội. Ông thường xuyên phải lội bộ, đón xe buýt, nắm chặt trong tay những tập hồ sơ trị giá 1 bath đựng đầy các mầu đơn bảo hiểm còn trống trong tay và một cây bút bi hai màu giắt trong túi áo. Ông ra khỏi nhà lúc 6h sáng và đến khuya mới trở về nhà. Ông đi từ căn hộ này sang căn hộ khác, từ vùng này sang vùng khác, từ nhà máy này sang nhà máy khác, từ con đường này sang con đường khác để bán bảo hiểm. Thỉnh thoảng có vài người rất thô lỗ và họ xua chó đuổi ông, trong khi một số sẵn sàng mời ông một ly nước.
Lúc đó, ông túng đến nỗi phải thường xuyên mặc một cái áo sơ mi nhàu nát và mang một đôi dày rách nát. Thậm chí ông còn không mua nổi một cái cà vạt 25 bath. Đôi lúc ông cũng không có đủ tiền ăn. Sau nhiều tháng trời, tiếp cận với hơn 30 người, ông đã bán được hợp đồng đầu tiên của mình. Ngày đó là ngày tuyệt vời nhất trong cuộc đời của ông. Ngày nay, Krisana Kritmanorote được công nhận là người bán bảo hiểm hàng đầu ở Thái Lan với nhiều giải thưởng danh dự. Ông cũng đã được thị trưởng của Bangkok thời ấy, Chumlong Srimuang chỉ định làm chủ tịch của thành viên hội đồng cố vấn giáo dục từ năm 1990 đến 1995. Ông được bình chọn là viên chức ăn mặc đẹp nhất trong năm 1991. Ông còn được trao tặng giải thưởng viên chức năm 1998 và năm 1999 – giải thưởng do ban giám đốc bảo hiểm nhân thọ, tổ chức dành cho đoàn thê người Thái, do chính ông Wuthichai Sanguanwongchai, thứ trưởng bộ công nghiệp Thái Lan trao tặng. Ông là tác giả của quyển sách bán chạy, trong đó quyển “Leo lên vị trí hàng đầu” ( Progess to the top) đã được trao giải “Quyển sách về bảo hiểm hay nhất trong năm” vào năm 1998. Hiện thời ông là phó giám đốc điều hành và là trưởng phòng chi nhánh của công ty TNHH Ayudhya CMG Life Assurance Public.
“Mùi vị ngọt ngào của thành công sẽ kém ý nghĩa hơn nếu không có thất bại”.
HISHUDDIN RAIS
Với những người khác nhau thì Hishuddin Rais lại có ý nghĩa khác nhau. Với thế hệ học sinh, sinh viên thập niên 1970, ông là tiếng nói lương tâm. Với những người có quyền trong và ngoài trường thì ông là người chất vấn thẩm quyền họ. Lớn lên trong một vùng quê nông thôn với một chút tài sản thừa kế, ông “lang thang” từ chướng ngại vật này đến chướng ngại vật khác với một ý chí kiên định và một mục đích rõ ràng, ông đã khắc phục được nhiều thất bại khác nhau.
Trong thập niên 1970, ông nổi danh với tài hùng biện. Diễn đàn dành cho người hùng biện trước thư viện trường đại học Malaya là ngôi nhà thứ hai của ông. Lần nói chuyện đầu tiên trên bục của ông không quá 5 phút. Nhưng đó là một trong những kinh nghiệm sống. Ông không nản lòng. Ông quan sát những nhà hùng biện giàu kinh nghiệm hơn cho đến khi ông có một cơ hội để lên bục diễn thuyết một lần nữa. Người bị thất bại lần nầy chính là người có uy tín lớn nhất trong cộng đồng Hindu của ông. Đầu thập niên 1980, Hishuddin Rais sang châu Âu và tìm cách thi vào một trường điện ảnh Bỉ có uy tín. Để chuẩn bị, ông học tiếng Pháp nhưng vẫn bị trượt kì thi tuyển. Ông vượt biển Manche sang Anh với mục đích duy nhất là học làm phim. Một lần nữa, ông lại bị loại, lần này vì kiến thức điện ảnh và nhiếp ảnh của ông còn kém. Trong 1 năm sau, ông đã làm việc như một nhà nhiếp ảnh cộng tác với các tờ báo và học những điều cơ bản về điện ảnh. Sau 3 lần thất bại, cuối cùng ông đã được hai trường ở Luân Đôn tiếp nhận. Lần này đến lượt ông thích thú từ chối lời mời của ngôi trường danh tiếng Saint Martin School Of Arts. Ông đã làm nhiều phim ngắn trước khi trở về Malaysia. “Dari Jemapoh Ke Manchestee” là bộ phim truyện đầu tiên của ông. Hiện nay, ông là một giám đốc kiêm nhà sản xuất phim.
“Cửa hàng của chúng tôi đã bị thiêu rụi trong thời kì giải phóng do quân Mĩ ném bom. Chúng tôi xây dựng lại một xạp bán hàng tạm thời trên góc phố Aveniada soler, nhưng vào năm 1948, cơn bão Gene đã thổi bay mái sạp của chúng tôi. Tất cả hàng hóa đềubị ngập trong bùn nhão… chúng tôi lại trở về với con số 0. Nhưng bạn không thể bỏ cuộc. Bạn không bao giờ có thể bỏ cuộc”.
BÀ SOCORO CANICIO RAMOS
Socoro “Coring” C. Ramos thường được gọi một cách trìu mến là “Nanay” (mẹ). sinh ngày 23/9/1923 ở Sta. Cruz, một làng đánh cá nhỏ ở tỉnh Laguna, nam Manila, Philipines. Là người con thứ 5 trong một gia điình có 6 người con, Coring sống với cha mẹ và bà nội, có một sạp bán chuối, giấm, dép bằng gỗ và đủ loại hàng hóa khác.
Khi Coring học lớp 3 thì sạp hàng của gia đình phải đóng cửa vì buôn bán ế ẩm trrong tình hình khủng hoảng kinh tế năm 1930. Cũng trong năm này, cha bà qua đời và gia đình bà phải chuyển đếnManila. Cuộc sống rất cơ cực. Để phụ giúp cho mẹ, Coring dù còn vị thành niên đã tìm đủ mọi cách để tìm việc làm trong kì nghỉ hè. Bà làm công việc đơm nút ăn lương theo sản phẩm, hoặc nhặt thuốc lá từ những lô thuốc lá trên khuôn, vừa làm vừa chốn các thanh tra lao động. Sau cùng, Coring tốt nghiệp trường trung học Arellano, nhưng giấc mơ trở thành bác sĩ của bà bị gạt sang một bên vì gia đình không đủ khả năng cho bà đến trường. Vì thế, ở tuổi 16, Coring tìm được một chân bán hàng ở chi nhánh Escolta của hiệu sách Goodwill, hiệu sách được xây dựng bởi anh và chị dâu bà. Chính ở đó bà đã gặp được người chồng tương lai của mình là Jose Ramos, em trai của người chị dâu. Trong thời gian tìm hiểu nhau họ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ gia đình và Coring buộc phải đến Sta. Cruz để ở với bà nội.
Tuy nhiên tình yêu của họ quá mạnh mẽ. Chẳng bao lâu sau, chỉ với 11 peso trong túi cùng với một ít quần áo, bà rời khỏi Sta. Cruz và kết hôn với Jose Ramos một ngày sau khi đến Manila bất chấp sự phản đối của bà nội. Cuộc hôn nhân của họ chẳng mấy chốc đã trở thành một sự hợp tác kinh doanh đánh đấu sự hình thành của cửa hàng sách National.
Cửa hàng sách National bắt đầu hoạt động trong một góc cho thuê (4×10 m) trong một cửa hàng lớn bán đồ lót nam và các mặt hàng khác ở chân cầu Escolta. Ngoài công việc bán sách cũ, họ còn bán thêm xà bông, kẹo, dép đi trong nhà, viết mực và bút chì. Coring cung xđi bán sỉ cho các đại lý nhật, phải đối mặt với các nguy cơ bị tịch thu và thu giữ hàng hóa vì hầu hết các hàng hóa lưu hành lúc đó đều đi từ cướp từ nhà kho Mỹ về. Khi cuộc chiến tranh sắp kết thúc, có mang song thai, một lần nữa chấp nhận mạo hiểm khi mua toàn bộ kho rượu Whisky từ đại lý nhật vì bà đoán trước là rượi Whisky srx hút hàng khi người Mỹ trở lại. Nhưng định mệnh đã giáng cho bà một đòn nữa. Lúc quân Mỹ giải phóng Philippines, cả Escolta bị cháy vì bị máy bay Mĩ thả bom. Cửa hàng của bà cũng bị cháy cùng với số hàng dự trữ. May cho bà là whisky được cất giữ trong nhà mẹ bà và những hàng dự trữ như sách chưa được kiểm duyệt và các dụng cụ học tập và thiệp vẫn còn đó. Vấn đề bây giờ là họ không có cửa hàng! Để bắt kịp sự tăng vọt của giá cả thị trường sau ngày giải phóng, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bắt đầu lại từ đầu, lần này là ở ku phó buôn bán Manila. Vì thế vào giữa năm 1945, ở một lô nhỏ trên góc đường Avenida–Slover, cửa hàng national được xây dựng lại, nó tương tự như một căn lều thô sơ, cửa trước được mở rộng gấp đôi làm quay bán hàng suốt ngày. Coring một lần nữa đi vào công việc kinh doanh. Việc buôn bán phát triển mạnh mẽ và dĩ nhiên rượi whisky được bán sạch cho lính Mỹ.
Nhưng vào năm 1948, cơn bão nhiệt đới Gene đã san bằng cửa hàng của họ. Nó thổi tốc từ mái nhà và hàng hóa còn lại trong kho, từ nền đất cho đến gác mái, tất cả đều bị ngấm nước và bị hư hại. Hai vợ chồng lại bắt đầu lại từ đầu. Lần này, cửa hàng sách National vẫn nằm trên phần đất thuê cũ nhưng là một cửa hàng hai tầng gác lửng, để mua đất và xây dựng trụ sở chính, họ không xây nhà cho mình mà thay vào đó dành dụm từng đồng xu kiếm được để biến ước mơ thành hiện thực. Việc xây dựng “tổng hành dinh” của họ khởi sự vào năm 1965, khi sau cùng họ cũng đã xây cho mình một ngôi nhà, hai vợ chồng đã mất đến 20 năm kể từ khi cửa hàng National đầu tiên khai trương.
Ngày nay, cửa hàng sách National là một cái tên quen thuộc với mọi gia đình ở Philippines. Từ số vốn ban đầu là 211 peso, Coring phát triển công việc kinh doanh được xếp hạng hàng đầu ở Philippines, với tổng thu nhập hơn 3,1 tỉ peso, hơn 47 chi nhánh trên phạm vi cả nước và sử dụng hơn 3000 lao động. Vợ chồng Coring đã nắm giữ được bí quyết vàng để kinh doanh sinh lợi và đã giám đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh không thuộc truyền thống kinh doanh của mình như kinh doanh bất động sản, thăm dò dầu và khai thác mỏ. Coring được trao tặng giải thưởng Agora dành cho các doanh nhân vào năm 1991. Cửa hàng sách National được hiệp hội bán lẻ toàn cầu thế giới bầu là “Cửa hàng bán lẻ nổi bật nhất Philippines năm 2001”. Hiện nay, ở độ tuổi 78 bạn vẫn có thể bắt gặp bà làm việc rất muộn ở văn phòng trên đường Pioneer, thành phố Mandaluyung, Philippines.