Sau khi hoàn tất bản thảo đầu tiên của quyển sách này, tôi đã đưa nó cho anh rể tôi đọc qua và xin ý kiến. Anh đã nói rằng tôi cần phải viết một chương về cách làm thế nào để vượt qua thất bại. Sau khi suy nghĩ về điều này, tôi đã quyết định đả động về một cái gì khác nữa, một cái gì đó hiện diện trong tâm trí của nhiều người. Chúng ta sẽ làm gì nếu mình đã kiên trì, đã đem hết khả năng sẵn có ra mà vẫn thất bại? Nói cách khác, nếu tất cả mọi sự đều thất bại thì sao? Dù rằng phần viết về cách làm thế nào để đương đầu với thất bại đề cập trong chương 14 đã đưa ra nhiều cách để vượt qua thất bại, tôi cũng xin chia sẻ với bạn khía cạnh rất quan trọng này nếu điểu nói trên xảy ra với chúng ta.
Chúng ta hãy phân tích phát biểu dưới đây của W.Clemenstone:
Khi nghiên cứu về cuộc đời của những người thành đạt một cách phi thường, bạn sẽ thấy rằng rất nhiều người trong số họ đã may mắn khi gặp thất bại. Nhờ thất bại đó họ có thể sử dụng thời gian suy nghĩ sáng tạo của mình để chuyển thất bại thành lợi thế bằng cách làm lại một sản phẩm tương tự, đưa ra một sản phẩm mới hoặc một dự án mới có thể không thực hiện được, nếu họ chẳng may thất bại và khi đó, nhờ thái độ đúng đắn của mình, tận dụng được tình thế bất lợi của mình
Điểm mấu chốt mà tôi muốn nhấn mạn ở đây là việc làm ra một sản phẩm tương tự hoặc đưa ra một sản phẩm mới hya một dự án mới
Vâng, nhiều người trong chúng ta quá rập khuôn trong nghề nghiệp hoặc quá lệ thuộc các kĩ năng đã hình thành từ nhỏ. Một ngưởi nông dân truyền dạy lại cho người con nông dân của mình. Một vị bác sĩ truyền lại cho người con bác sĩ. Một chính trị gia truyền lại cho người con chính trị gia
Khi ta cứ thất bại liên tục sau khi đã kiên trì trong một khảng thời gian dài và thể hiện nỗ lực cao nhất, có lẽ ta phải nhìn lại nơi mình đang đứng và xác định lại liệu ta có thể thực sự đạt được điều mình mong muốn ở đó hay không
“Khi bạn không thể đổi hướng gió-hãy điều chỉnh con thuyền của bạn”.
VÔ DANH
Sự thật là có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau giúp ta đến đích trong cuộc sống. Một số phương tiện vận chuyển có thể nhanh hoặc chậm hơn những phương tiện khác. Một số có thể ít mạo hiểm hơn nhưng cũng chậm hơn những phương tiện vận chuyển khác
Lấy ví dụ, nếu ta là người kéo xe – liệu ta kiếm được bao nhiêu và đi được bao xa trong cuộc đời mình? (Một người kéo xe là một người kiếm sống bằng cách kéo hoặc đạp một chiếc xe 3 bánh để chở người ta từ nơi này đến nơi khác). Loai phương tiện vận chuyển này đang rất phổ biến ở Đông Nam Á, nhưng nó đang dần biến mất mặc dù ở một vài nơi, nó vẫn còn tồn tại. Một người kéo xe thông thường kiếm được 1,3 đến 4 USD một ngày. Ta có thể làm việc rất chăm chỉ nhưng cuối cùng ta vẫn “nghèo vẫn hoàn nghèo”
Cũng giống như nguyên tắc lực của đòn bẩy, trong việc kiếm sống cũng có lực của đòn bẩy!
Một khi chúng ta đã tích lũy và học hỏi tất cả những gì cần học trong nghề kéo xe, có lẽ ta muốn đổi sang một dự án khác. Khi đã điều hành một của hàng tạp hóa, có lẽ ta lại quyết định xây dựng một chuỗi các cửa hàng khắp cả nước.Tất cả những việc này sẽ biến đổi lực đòn bẩy của chúng ta để có được những điều mà ta mong muốn trong cuộc sống, “không có sự lạc hướng thì sẽ không có tiến bộ”. Frank Jappa
Vì thế, đừng bao giờ quá rập khuôn và nói rằng bạn không thể thay đổi. Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta có thẻ phải bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới, điều chỉnh tất cả những kĩ năng và khả năg của mình trước kia để thích nghi với hoàn cảnh mới. Thậm chí có khi chúng ta còn phải học những kĩ năng mới!
Có bao giờ bạn tự hỏi làm thế nào mà người Nhật có thể đứng lên từ cảnh đổ nát của chiến tranh thế giời thứ 2 để trở thành cường quốc kinh tế hùng mạnh như ngày nay? Tôi vẫn còn nhớ, thời tôi còn trẻ, nhiều người rất nghi ngờ các sản phẩm của Nhật. Ngày nay, thật khó sống nếu không có một sản phẩm Nhật nào trong nhà mình. Điều này không chỉ xảy ra ở nước bạn mà ở trên khắp thế giới!
Người Nhật không phát minh ra xe hơi. Họ cũng không phát minh ra máy quay phim, máy ảnh, tủ lạnh, truyền hình, máy điều hòa không khí, máy rửa chén, máy hút bụi, phim chụp hình, dàn âm thanh hi-fi. Thật ra, họ không phát minh ra rất nhiều thứ. Điều họ làm chỉ là sao chép, cải tiến và phát triển những sản phẩm đã có sẵn. Thật ra, họ chỉ vận dụng tư duy sáng tạo của mình vào những sản phẩm tương tự nhưng hãy xem họ thành công ra sao?
Có lẽ, khi đọc những gì tôi kể đây, bạn có thể thấy rằng cái gọi là phép lạ kinh tế của Nhật Bản xét cho cùng không phải là một phép màu. Maxanob Tosuji, nhà chiến lược trong chiến tranh thế giới thứ 2, đã lên kế hoạch 100 ngày tấn công Châu Á, gồm cả Úc, để chiếm lĩnh dầu và nguồn khoáng chất của khu vực. Khi phát hiện ra Nhật Bản không thể chiến thắng vì khu vực này quá rộng, ông ta trở về Nhật và hoạch điịnh sự bại trận của quân đội Nhật. Sau đó, ông ta lến kế hoạc 100 năm về kinh tế và thương mại của Nhật Bản. Có thể chúng ta không nhận ra điều đó nhưng thật ra, giờ đây chúng ta đang nằm trong một phần của một kế hoạch xuất phát từ sự bại trận của nước Nhật.
“Khi một người bắn cung bắn không trúng đích,anh ta quay lại và tìm khuyết điểm bên trong bản thân mình. Việc không bắn trúng đích chẳng bao giờ là lỗi của tấm bia cả. Để cải tiến mục tiêu của bạn-hãy cải tiến bản thân”.
GILBERT ARLAND
Phải chăng là một sự trùng hợp khi cả hai cường quốc kinh tế hùng mạnh nhất hiện nay là Nhật và Đức đều là 2 quốc gia bại trận trong chiến tranh thế giới thứ 2? Có lẽ thất bại có một giá trị thật sự!
Nếu bạn nhận thấy mình thật sự không tiến triển trong công việc đã được đào tạo, hãy đào tạo lại bản thân trong một công việc hoàn toàn mới mẻ có viễn cảnh tốt đẹp hơn. Đừng giới hạn mình trong một kỹ năng. Hãy nhớ rằng con người có khả năng học những kỹ năng mới và đi vào những cuộc mạo hiểm mới. Đừng tin rằng một người chỉ nên sống và chết ở một nơi duy nhất. Nơi những người khác thành công, bạn cũng có thể thành công
Một số người có thể thất bại trong một cuộc mạo hiểm những lại rất thành công trong một cuộc mạo hiểm hoàn toàn mới
“Bạn không cần phải xấu hổ khi làm một kẻ thất bại như Christopher Columbus”.
Vâng, thay vì khám phá ra Tây Ấn, Christopher Columbus lại khám phá ra một trong những lục địa vĩ đại nhất trên trái đất. Và bất kể bạn định làm gì trong cuộc mạo hiểm mới hay trong lúc lạc đường, đây là lới khuyên từ một người thông thái:
“Hãy biết rõ điều bạn sẽ làm,thực hiện nó và đừng tái phạm.Nếu bạn phạm sai lầm,hãy phạm một sai lầm vẻ vang. Điều này giống như một người đi đến ngã ba đường và nói: “tôi nên đi đường nào đây, đường này hay đường kia?” Cứ đi đi!Hãy chọn một con đường và đi. Luôn có yếu tố thời gian, mọi thứ đều có thời điểm của nó”.
GURN RUTT
Để kết thúc chuơng này, tôi muốn cùng bạn chia sẻ câu chuyện về một trong những con người nổi tiếng của Nhật Bản, Soichiro Honda.
Vào năm 1938, Sochiro Honda đầu tư tất cả tiền bạc của mình vào một phân xưởng nhỏ làm ra bạc pit-tông để bán cho Toyota. Để giữ được công việc làm ăn, ông phải cầm cố nữ trang của vợ mình. Sau khi thử nghiệm các bạc pit-tông, Toyota làm ông bật ngửa khi nói rằng chúng không đạt tiêu chuẩn. Ông lại quay về trường học trong 2 năm vì bản thiết kế của ông bị thầy giáo và các bạn xem là ngớ ngẩn. Nhưng sau 2 năm, bản thiết kế của ông được chấp nhận. Toyota kí một hợp đồng với ông. Lúc ấy một vấn đề mới lại nảy sinh khi chính phủ Nhật đang chuẩn bị chiến tranh đã từ chối cung cấp cho ông những vật liệu cần thiết để xây dựng nhà máy của ông. Tuy nhiên, ông đã tập hợp một nhóm người lại để “chế tạo” những vật liệu xây dựng nhà máy. Lúc chiến tranh xảy ra, nhà máy của ông bị cháy tới 2 lần và các phân xưởng chính bị phá hủy.
Thay vì chán nản, ông xông ra và huy động nhân viên nhặt nhạnh các bình xăng mà lính Mĩ bỏ đi, sử dụng như những nguyên liệu thô cho nhà máy của ông.
Rồi trận động đất lại phá hủy nhà máy của ông và sau cùng, ông quyết định bán nhà máy sản xuất bạc pit-tông cho Toyota.
Sau đó, ông đã thành lập một vài doanh nghiệp nhưng tất cả đều thất bại. Cuối cùng, vào năm 1947, một cuộc khủng hoảng nhiên liệu khác thường đã xảy ra ở Nhật Bản thời hậu chiến. Honda thậm chí không thể sử dụng ô tô của mình để kiếm ăn cho gia đình. Trong nỗi tuyệt vọng, ông gắn một động cơ nhỏ vào xe đạp của mình và một người hàng xóm đã nhờ ông làm một cái tương tự, rồi một chiếc khác, một chiếc khác nữa cho đến lúc ông không còn một động cơ nào nữa. Cuối cùng, ông quyết định chế tạo các động cơ và thành lập một nhà máy để làm điều đó.
Nhưng rồi chính phủ Nhật Bản ban hành một đạo luật hạn chế việc sử dụng nhiên liệu. Để cung cấp nhiên liệu cho động cơ, ông phải ép nhựa thông và trộn nó với xăng để giảm bớt mùi xăng.
Để tăng vốn cho nhà máy xe mô tô, ông đã viết thư cho 18000 người có xe đạp và 5000 người đã đặt tiền trước cho ông. Khi những chiếc xe được chế tạo xong, chỉ có một ít người trung thành mua vì chúng quá lớn! Cuối cùng, ông đã thiết kế chiếc Honda Cub. Phần còn lại của câu chuyện đã thuộc về lịch sử
Vâng, bạn sẽ làm gì khi phải từ bỏ giâc mơ của mình đơn giản chỉ vì nó không thể thực hiện được, khi tất cả mọi thứ còn lại đều thất bại?
Hãy dừng ở đây và hãy suy nghĩ thật kĩ. Hãy viết ra những gì bạn sẽ làm khi tất cả mọi thứ đều thất bại. Đừng lật sang trang khác cho đến khi đã suy nghĩ về điều này và viết câu trả lời của mình xuống khoảng trống bên dưới.
Đây là một trong những lới khuyên vĩ đại nhất thế giời:
HÃY BẮT ĐẦU LẠI GIÂC MƠ!
VÀ CÓ MỘT GIẤC MƠ MỚI…
… NHƯ NHỮNG GÌ SOCHIRO HONDA ĐÃ LÀM!
Hãy xem xét phát biểu dưới đây của Albert Einstein và bạn sẽ biết tại sao có một giấc mơ hay một ý tưởng mới sau mỗi lần thất bại lại là điều cực kì quan trọng:
“Những vấn đề đáng kể mà chúng ta đang có không thể được giải quyết ở cùng một cấp độ với suy nghĩ đã tạo ra chúng…
Những gì người ta nhìn thấy từ thành công của tôi chỉ là 1% nhưng những gì họ không thấy lại chiếm đến 99%; đó là những thất bại của tôi”
SOCHIRO HONDA
MARTIN LUTHERKING JR
“TÔI CÓ MỘT GIẤC MƠ!”
Ông là một trong những nhà lãnh đạo phong trào đấu tranh cho quyền bình đẳng của người da đen vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta. Ông có một giấc mơ… là một ngày nào đó, chúng ta sẽ không bị đánh giá theo màu da của mình hoặc theo độ dài của tóc mà theo những gì chưa đựng trong bộ nào chúng ta. Bài diễn văn nổi tiếng của ông “Tôi có một giấc mơ!” đã được giới thiệu trước một đám đông 250000 người (năm 1963)
Kẻ phá sản không phải là kẻ không có một đồng xu dính túi, mà là kẻ không có một giấc mơ mới.
Thất bại không có nghĩa bạn là một kẻ thất bại.
Điều đó chỉ có nghĩa bạn chưa thành công mà thôi.
Thất bại không có nghĩa bạn chẳng đạt được gì
Điều đó chỉ có nghĩa bạn đã học được điều gì đó
Thất bại không có nghĩa bạn là một kẻ ngốc nghếch khi cố gắng
Điều đó chỉ có nghĩa bạn gan dạ, có nghị lực, bạn có can đảm, hãy tự hào về bản thân mình
Thất bại không có nghĩa bạn sẽ chẳng bao giờ làm được điều đó
Điều đó chỉ có nghĩa sẽ mất thời gian lâu hơn.
Thất bại không có nghĩa bạn đã kết thúc
Điều đó chỉ có nghĩa bạn có cơ hội để bắt đầu lại tất cả,cố gắng là một điều gì đó mới mẻ.
Thất bại không có nghĩa chúa đã ruồng bỏ bạn
Điều đó chỉ có nghĩa Ngài có một ý tưởng tuyệt vời hơn.
Đúng thế đấy, thất bại chẳng bao giờ là điểm kết thúc cả!
TIẾN SĨ ROBERT SCHULLER