Trong quá trình hồi phục, có những điều chúng ta không thể làm một mình, nhưng cũng có những điều thì không ai có thể làm cho chúng ta.
Earnie Larsen
Hơn mười bảy năm về trước, lần đầu tiên tôi bước vào “những căn phòng” đó, tôi đã nhìn thấy một nhóm người lớn tuổi ngồi quây quần bên nhau cười nói vui vẻ bên những tách cà phê. Tôi bẽn lẽn nhìn quanh căn phòng vàchợt nhận thấy có những cốc cà phê cùng những chiếc bánh quy được đặt trên một chiếc bàn. Một người phụ nữ với khuôn mặt thân thiện tiến về phía tôi và hỏi tôi có muốn ngồi không. Tôi trả lời là có, nhưng tôi nói tôi muốn mua một cốc cà phê trước. Bà ấy nói với tôi rằng cà phê ở đấy miễn phí và luôn được pha sẵn, cứ năm ngày một tuần, đặc biệt là vào những ngày nghỉ.
Năm năm sau đó, sau những nỗ lực bị ngắt quãng của tôi là sống trong sạch và không đụng đến một giọt rượu, và dẫu cho tôi là thành viên trong đội hợp xướng của nhà thờ cũng như cố làm việc bình thường, thì tôi vẫn nhớ đến cuộc gặp gỡ lúc mười giờ hôm đó.
Khi tôi bước vào phòng, dường như cũng nhóm người đó đang ngồi đúng trên những chiếc ghế mà họ đã ngồi trước đó. Một người phụ nữ thân thiện tiến lại gần tôi và nói: “Rất vui khi gặp lại cậu! Chúng tôi rất nhớ cậu! Cậu có muốn ngồi không?”. Dường như bàấy đã không đểý là tôi đã gầy đi một chút. Lần này, tôi ngồi xuống và sau đó đi nhanh đến chỗ bình cà phê.
Hơn bảy năm về trước, với đôi gò má hóp, răng không còn cái nào, thêm vài vết sẹo trên mặt, tôi đã nghĩ đến buổi gặp mặt ngắn ngủi đó, và tôi nghĩ mình sẽ ghé qua đó thăm họ lần nữa. Vẫn là những người đó, ngồi trên đúng những chiếc ghế họ đã ngồi lúc trước! Tôi tiến đến gần một người đàn ông lớn tuổi trông có vẻ dễ tiếp xúc nhất và nói: “Làm sao tôi có thể ngồi đây? Ông đã ngồi trên cùng một cái ghế suốt ngần ấy năm rồi”.
Cô gái ngồi cạnh người đàn ông ấy nói với tôi: “Này anh ơi, anh hãy ngồi vào cái ghế này đi. Giờnólàcủa anh. Tôi đãngồi trên chiếc ghế này gần mười năm, giữa hai quý ông này, và tôi vẫn chưa tận dụng được nó. Họ nói với tôi đây là chiếc ghế giúp hồi sức rất tốt”. Nói rồi cô ấy đứng dậy nhường ghế cho tôi. Ông Avery (quý ông lớn tuổi) nói nhỏ vào tai tôi: “Thêm một điều nữa để cậu giữ được ghế của mình, cậu phải là người đầu tiên ngồi lên chiếc ghếấy mỗi ngày!”.
Vì vậy, trong hai năm tiếp theo, liên tục mỗi ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, đặc biệt là vào những ngày nghỉ, tôi luôn là người đầu tiên ngồi lên ghế của mình! Tôi đã nhận ra niềm vui của “lần gặp gỡ trước cuộc họp mặt” và sự thú vị của “lần gặp gỡ sau cuộc họp mặt!”.
Chẳng lâu sau, vì trách nhiệm trong công việc tăng lên, tôi không thể đến cuộc họp mặt đó thường xuyên, nhưng bất cứ khi nào được nghỉ hoặc có thể ăn trưa sớm và đặc biệt vào những ngày nghỉ lễ, tôi đều ghé qua. Mỗi khi đến, tôi đều đến sớm để chắc chắn chiếc ghế đó thực sự là ghế của tôi.
Vài tuần lễ sau năm thứ bảy của quá trình hồi phục liên tục của tôi, một cô gái bước vào “những căn phòng” đó và tiến thẳng đến chỗ tôi trong một cuộc họp mặt rồi nói: “Tôi đểý thấy trong nhiều năm qua ông ngồi trên cùng một chiếc ghế. Tôi phải làm thế nào để có một chỗ ngồi?”. Tôi nhìn vào mắt cô ấy và nói: “Em gái ạ! Chào mừng em! Em có thể ngồi vào ghế của tôi. Đây là chiếc ghế rất tốt cho quá trình hồi phục. Người phụnữngồi trên chiếc ghếnày lúc trước đã nhường nó cho tôi. Bây giờ nó là của em!”. Tôi mỉm cười khi thấy ông Avery nghiêng người qua và thì thầm điều gì đấy vào tai cô gái. Tôi biết điều ông ấy đang nói với cô!
Món quà quý giá về quá trình hồi phục mà họ trao cho tôi đã nảy nở thành một nhận thức, rằng dù tôi có ngồi vào chỗ nào trong “những căn phòng” đó, thì đó đều là chiếc ghế rất tốt cho quá trình hồi phục.
Miễn là tôi đến và ngồi vào đó!
Andrea W., aka Sala Dayo Nowelile
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.