Tương lai của một Ảo tưởng

Chương 01



Khi một người đã sống một thời gian khá lâu trong một văn minh cá biệt [1] và đã thường cố gắng để khám phá xem những nguồn gốc của nó là gì, và nó đã phát triển dọc theo con đường nào, một người đôi khi cũng cảm thấy muốn thử có một cái nhìn về một hướng khác, và hỏi đâu là số phận xa hơn nằm đợi nó ở trước, và những chuyển hóa nào sẽ là định mệnh để nó trải qua. Nhưng một người sớm thấy rằng giá trị của một điều tra giống như thế bị nhiều những yếu tố làm giảm thiểu ngay từ khởi đầu.

[1] Các chú thích trong bài nếu còn trong ngoặc vuông […] là của bản tiếng Anh. Tôi tạm giữ lại. Thí dụ:

[Xem chú thích của người biên tập, p. 4.]

Các chú thích còn lại là của tôi – chắc chắn không thể tránh được sai lầm – hướng đến một độc giả phổ thông, người Việt. Không nhất thiết phải am hiểu tâm lý học hay triết học.

Tôi sẽ lần lượt dịch ba tập Tương lai của một Ảo tưởng, Văn minh và những Bất mãn từ nó, Ego và Id – Sau đó, ít nhất mới có thể giới thiệu Freud chỉ về tôn giáo mà thôi, và có thể nói dăm điều về Freud cùng tâm lý học Phật giáo.

Và cũng để sau đó có thể giải thích con đường “giác ngộ” của tư tưởng phương Tây, đi từ Nietzsche God is dead, qua Freud The Future of an Illusion, Rồi Russell Why I am not a Christian, cho đến rất gần đây Richard Dawkins với The God Delusion. Một chặng đường từ Illusion đến Delusion – từ cái “giả” không hật, đến khẳng định mạnh mẽ hơn – cái “sai lầm lừa dối” tai hại.

Trên hết tất cả, bởi vì chỉ có một số ít là những người có thể khảo sát hoạt động nhân văn trong đầy đủ địa bàn của nó. Hầu hết mọi người đã chính họ buộc phải tự hạn chế vào chỉ một, hoặc một ít, những lĩnh vực của nó. Nhưng một người biết về quá khứ và hiện tại càng ít bao nhiêu, phán đoán của ông về tương lai càng phải chịu thử thách bấp bênh hơn bấy nhiêu.

Và có khó khăn thêm nữa là đích xác trong một phán đoán thuộc loại này, những kỳ vọng chủ quan của cá nhân đóng một phần vốn khó khăn để lượng giá, và những điều này quay ra là phụ thuộc vào những yếu tố thuần túy cá nhân trong kinh nghiệm của riêng ông, vào ít hơn hay nhiều hơn ở sự lạc quan của thái độ của ông với cuộc sống, như nó đã được tính khí, hoặc thành công, hay thất bại của ông đã phán định cho ông.

Cuối cùng, sự kiện lạ lùng làm cho tự nó được cảm thấy rằng nói chung người ta kinh nghiệm hiện tại của họ một cách ngây thơ, như nó là, mà không có khả năng hình thành một ước lượng về những nội dung của nó, đầu tiên họ phải đặt chính họ ở một khoảng cách với nó – đó là nói rằng, hiện tại phải trở thành quá khứ – trước khi nó có thể mang lại những điểm thuận lợi để từ đó phán xét tương lai.

Do thế, bất kỳ ai là người chịu thua cám dỗ để đem lại một ý kiến về tương lai có thể xảy ra cho văn minh của chúng ta sẽ là khéo nên tự nhắc nhở mình về những khó khăn tôi đã vừa chỉ ra, cũng như của sự không chắc chắn vốn chắc chắn thường gắn với bất kỳ sự tiên tri nào. Từ điều này nó dẫn đến, cho đến mức như tôi quan tâm, rằng tôi sẽ làm một rút lui chóng vánh trước một công việc mà nó là quá lớn lao, và tôi sẽ nhanh nhảu tìm cho ra một mảnh nhỏ của địa hạt vốn đã dành được chú ý của tôi từ trước đến nay, ngay sau khi tôi đã xác định vị thế của nó trong kế hoạch tổng quát của những sự vật.

Văn minh loài người, qua đó tôi hiểu nghĩa là tất cả những phương diện trong đó đời sống loài người đã tự nâng nó cao lên khỏi trạng thái loài vật của nó, và khác với đời sống của những giống thú – và tôi khinh thường phân biệt giữa văn hóa và văn minh [2], như chúng ta biết, trình bày hai phương diện với người quan sát. Nó bao gồm một mặt tất cả những kiến thức và khả năng mà con người đã thu thập ngõ hầu để kiểm soát những sức mạnh thiên nhiên và bòn rút ra sự giàu có của nó để thỏa mãn những nhu cầu con người, và, mặt khác, tất cả những quy định cần thiết nhằm để điều chỉnh những quan hệ của con người với nhau và đặc biệt là phân bố những tài sản có thể kiếm được.

[2] Kultur und Zivilisation” – trong nguyên bản Freud dùng từ “Kultur”. Từ này có khi dịch là “văn hóa” có khi dịch là “văn minh”, tùy ngữ cảnh.

Chúng ta vẫn hiểu và phân biệt thông thường – Văn hóa là một hệ thống những tin tưởng chung, các giá trị, phong tục, cách ứng xử, và những tạo tác (từ khí cụ đến thơ ca, âm nhạc,…) mà các thành viên của một xã hội sử dụng để ứng phó với nhau và với thế giới của họ, và chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau chủ yếu qua giáo dục.

Văn minh là trạng thái của một xã hội đã phát triển phức tạp về văn hóa, kỹ thuật và tổ chức; có các đô thị, tầng lớp xã hội, và chính phủ, trong đó con người có những hiểu biết và kỹ thuật khai thác tài nguyên thiên nhiên. Hiểu theo nghĩa này, văn hóa chỉ là một khía cạnh của văn minh. Và có thể có văn hóa tồn tại mà không có văn minh, nhưng một nền văn minh không thể tồn tại mà không có văn hóa. Ngoài ra, một nền văn minh có thể bao gồm nhiều hơn là một văn hóa.

Văn minh là một khái niệm tích cực, tĩnh từ “văn minh” được hiểu như có văn hóa, giáo dục và có xã hội hoàn chỉnh trật tự. Đây là một từ cổ “civis” chỉ một công dân La mã, một thành viên tự do của xã hội La mã trong các xã hội cai quản bởi các chính phủ của đế quốc này. (Chúng ta dùng từ này theo người Nhật (hay Tàu) dịch từ civilization, nhưng đừng quên nghĩa của nó không ở trong văn hay minh của tiếng Tàu! Đừng tìm cách giảng giải văn là gì, minh là gì, rồi văn minh là gì, ở đây không là chỗ của các ông đồ Tàu!).

Đối nghịch với văn minh là “dã man” – nghĩa của từ này là một từ gốc Hylạp – “barbaros” – đầu tiên chỉ những ai không nói tiếng Hylạp, với người Greek, tiếng không Greek, nghe như “bar-bar-bar”! Nguyên thuỷ cũng đã có ý tiêu cực, những ai không là dân Greek, các nhà tư tưởng Hylạp thời cổ đại đều đồng ý là họ chỉ đáng làm nô lệ trong xã hội. Đến thế kỷ XIX, các nhà nhân loại học – dùng từ “dã man” – để đối lập với văn minh – chỉ những xã hội còn chưa phát triển, hay chỉ tình trạng phát triển trong những thời ban đầu của nhân loại. Thí dụ Engels dùng từ “barbarism” để chỉ thời kỳ con người bắt đầu học cách nuôi gia súc, thực hành canh nông, còn “civilization” là thời kỳ phát triển kỹ nghệ và mỹ thuật tiếp sau đó.

Trong cái nhìn của Freud, ông bỏ những tính chất cục bộ địa phương của văn hóa, mở rộng nó và đặt nó gần đồng nghĩa với văn minh, ông cũng gạt bỏ sự phân biệt thông thường, vẫn cho văn minh là vật chất, còn văn hóa là phi vật chất. Như giải thích trên, Freud xem văn minh là giữa con người với thiên nhiên, còn văn hóa là giữa con người với xã hội, với những con người khác. Chúng đều là hai phương diện của cùng một tương quan – con người và những gì không phải là nó – con người và không-con người – ngã và phi ngã cùng phi-nhân – đồng loại hay thiên nhiên.

Đọc Freud, không thể không tránh được cái nhìn của ông về con người – đó là một con thú hoang, sống bằng những bản năng, chúng ta gọi là những thú tính, những gì là nhân tính đến sau, khi kết hợp thành cộng đồng, xã hội. Con thú người đó đơn độc trước thiên nhiên nên đã quần tụ tạo lập những xã hội, bớt được những gánh nặng từ thiên nhiên phi-nhân, nhưng lại gánh thêm những nhọc nhằn từ tha nhân, những tổ chức, định chế, nghi thức, khuôn phép.

Nhân tính không thay thế thú tính, chỉ đẩy nó xuống dưới, đàn áp nó. Thế nên nó luôn luôn nổi loạn, cả ngoài xã hội lịch sử, lẫn bên trong từng cá nhân. Từ ấu thơ đến trưởng thành, thế giới nội tâm là thế giới giông bão, nói theo Freud trong bài này, thế giới bên trong mỗi người cũng đầy những động đất, lũ lụt, sóng gió như ngoài thiên nhiên, chúng ta có thể thêm cả thèm khát những gì không được xã hội cho phép, dâm loạn, chém giết – “giết người trong mộng” – thù hận – “còn tình đâu nữa là thù đấy thôi”

– Thế giới bên trong con người, cái thế giới nội tâm mà Freud đã là người tiên phong ở phương Tây mở đường chính thức thăm dò, đã vẽ ra mô thức tâm lý với ý thức, tiền-ý thức, và vô thức,… nhắc sau. Nhìn như thế sẽ hiểu tại sao Freud luôn nói tới “thái độ thù nghịch của con người cá nhân với văn minh”.

Như thế, ở đầu thế kỷ XX, Freud dùng từ văn minh một cách rộng rãi, đồng nghĩa với từ văn hóa, trong ý hướng nhân loại – chỉ về những thực hành, lối sống, tin tưởng và những khí cụ vật chất hay sản phẩm mỹ thuật (thí dụ tranh, tượng) – tất cả có thể xác định một tập thể, một tập hợp lớn hay nhỏ (đơn vị văn hoá) gồm những con người thường còn trong tình trạng đồng chủng. Do đó chúng ta nói đến một văn minh hay văn hóa của một bộ lạc sống ở một vùng núi hẻo lánh, hay văn minh của một sắc dân trong vùng Amazon còn ở thời đồ đá, hay cũng có khi “văn minh” chỉ toàn nhân loại, như khi chúng ta thường nói – một ngày nào đó “chiến tranh nguyên tử sẽ huỷ hoại nền văn minh”.

Thập niên trước, khi chiến tranh lạnh giữa hai khối Nga và Mỹ vừa chấm dứt, một tác giả S. Huntington tạo dư luận ồn ào vì ông nhắc nhở – xung đột của nhân loại không chấm dứt đâu – lần này nó sẽ xuất hiện trong dạng khác, đó là “xung đột giữa những nền văn minh” (clash of civilization) – theo ông, đó là các văn minh: phương Tây, Nam Mỹ Latin, châu Phi da đen, Islamic (Trung đông và bắc Phi), Tàu (Sinic), Ấn (Hindu), Đông âu theo đạo Orthodox (có Nga), Phật giáo (Burma-Thai-Lao-Khmer) và Nhật.

Tôi nhắc để chứng minh, cho đến nay, vẫn có tác giả dùng văn minh và văn hóa như đồng nghĩa – như Freud đương dùng trong tập sách này. Mặc dù, tập sách và ý kiến của Huntington không có giá trị kinh điển, lâu dài, nhưng cứ giả định như đó là một cách phân chia các khu vực văn minh cho bản đồ nhân loại trong thế kỷ này. Chúng ta thấy sự phân biệt của ông chính yếu dựa trên những gì chúng ta gọi là văn hóa; vì ông xếp Australia/N Zealand với phương tây (Western) – nhưng ở phương Tây, ông xếp bắc Mỹ với Tây Âu, còn nam Mỹ Latin đứng riêng.

Ở Châu Á – nước Nhật – đã học rất nhiều từ Tàu, bắt đầu qua Hàn – nhưng nay đứng ngang riêng biệt, trong khi Hàn và Việt vẫn bị xem là những vệ tinh của văn minh, văn hóa Tàu. Các quốc gia Burma-Thai-Lao-Khmer – theo văn minh Phật giáo Nam phương – dù từ Ấn mà ra – nhưng vẫn độc lập về văn hóa, có văn minh riêng. Ranh giới của Huntington tuy gọi là văn minh, nhưng thực ra là văn hóa, và chủ yếu là tôn giáo, cho thấy quan điểm của Freud vẫn còn được sử dụng. Về phần chúng ta, những điều này đáng làm chúng ta suy nghĩ. Chúng ta không đặt nặng và quan tâm sâu xa với sự độc lập văn hóa. Đặc biệt là tôn giáo, tín ngưỡng.

Độc lập sau một nghìn năm bị Tàu đô hộ, hơn một nghìn năm sau, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa rũ sạch được những nô lệ văn hóa từ phương Bắc. Từ hai ba thế kỷ trước, chúng ta ngã gục trước phương Tây, khi họ đi xâm lăng khắp thế giới. Chủ nghĩa thực dân phương Tây, trong nội dung có phần không nhỏ của đạo Kitô. Chúng ta đã lấy xương máu trả lại mối thù của thành bị phá, cửa biển bị chiếm, anh hùng hào kiệt bị bắt giết.

Nhưng còn những tôn giáo tàn độc đến từ cưỡng bức, những tín ngưỡng mê tín đến từ áp đặt, tuyên truyền tinh xảo, và văn hóa đầy chia rẽ, vọng ngoại, phi nhân vẫn ở lại, chúng ta vẫn chưa ý thức được rằng chúng cần phải đánh giá lại, xem xét và tẩy rửa cho tương lai dân tộc. Để thôi không còn sinh sản thêm những kẻ lạc loài đòi “tổ quốc ăn năn” vì “tổ quốc” đã có lần đối xử tệ hại với một lớp người mê tín, mù quáng, bám vào một tôn giáo đánh lừa, trong quá khứ lịch sử thực dân, đã bị lợi dụng, nên đã “ngây thơ” trắng trợn phản quốc. Đã là những “Tả” đáng thương đứng bên cạnh “Tây”đáng ghét, nên thành nguyền rủa đáng ghét, nên đã là đối tượng của những văn thân yêu nước, lúc ấy đòi “bình Tây sát Tả”.

Hai xu hướng của văn minh không phải là độc lập với nhau: thứ nhất, bởi vì những tương hệ của con người chịu ảnh hưởng sâu sắc của mức lượng thỏa mãn bản năng vốn của cải hiện có làm nên có thể; thứ hai, bởi vì cá nhân một người có thể chức năng như của cải trong quan hệ với một người khác, trong chừng mực mà người khác đem dùng khả năng lao động của người ấy, hoặc chọn người ấy là một đối tượng tình dục; và thứ ba, hơn nữa, bởi vì mỗi cá nhân là hầu như là một kẻ thù của văn minh, mặc dù văn minh được giả định là một đối tượng của lợi ích của con người phổ quát [3].

[3] Thái độ thù nghịch của con người cá nhân với văn minh đáng một vai trò lớn trong những phần đầu của tác phẩm này. Freud đã trở lại với vấn đề và bàn luận nó đầy đủ hơn hai năm sau, trong tác phẩm sau của ông Civilization and its Discontents (1930a).

Đáng chú ý là, con người rất ít có khả năng có thể tồn tại trong cô lập, dẫu thế đi nữa họ vẫn sẽ cảm thấy như là một gánh nặng văn minh đã mong đợi họ thực hiện những hy sinh ngõ hầu tạo một đời sống cộng đồng có thể có được.

Thế nên văn minh đã được bảo vệ để chống lại với cá nhân, và những quy định, những tổ chức và những mệnh lệnh của nó được hướng tới nhiệm vụ đó. Chúng không chỉ nhắm đến hiệu quả một phân phối nhất định nào đó về tài sản, nhưng nhằm duy trì sự phân phối đó, thực sự, chúng phải bảo vệ tất cả những gì góp phần vào việc chinh phục thiên nhiên và sản xuất ra của cải, chống lại những xung lực thù địch của con người. Những sáng tạo của con người dễ dàng bị phá hủy, và khoa học và kỹ thuật, vốn đã đắp bồi chúng lên, cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt chúng.

Một người như vậy có một ấn tượng rằng văn minh là một cái gì đó vốn được áp đặt trên một đa số đối kháng bởi một thiểu số vốn đã hiểu cách thế nào để lấy được sở hữu của những phương tiện về quyền lực và cưỡng chế. Dĩ nhiên, đó là tự nhiên để giả sử rằng những khó khăn này không phải là thừa kế trong bản chất của tự văn minh, nhưng được xác định bởi sự không hoàn hảo trong những hình thức văn hóa mà đã được phát triển. cho đến nay.

Và trên thực tế, không phải là khó khăn để chỉ ra những khiếm khuyết này. Trong khi nhân loại đã tạo những tiến bộ liên tục trong sự kiểm soát của nó trên thiên nhiên và có thể mong đợi sẽ còn tạo những tiến bộ còn lớn lao hơn nữa, là điều không có thể thiết lập được một cách chắc chắn rằng một tiến bộ tương tự đã được làm trong việc quản lý những công việc về con người, và có lẽ trong tất cả mọi giai đoạn, cũng như bây giờ lại một lần nữa, nhiều người đã tự hỏi không biết những gì ít ỏi văn minh đã thu tập nên đó, thực sự có đáng giá để bảo vệ chút nào tất cả hay không.

Một người sẽ nghĩ rằng một sự dàn xếp lại những quan hệ của con người nên là có thể có được, vốn sẽ loại bỏ những nguồn gốc của sự bất mãn với văn minh bằng cách từ bỏ sự cưỡng chế và đàn áp những bản năng, do như thế, không bị quấy rầy bởi bất hòa nội bộ, con người có thể cống hiến hết mình cho việc thu tập của cải thịnh vượng và sự vui hưởng nó. Đó sẽ là thời hoàng kim, nhưng nó là câu hỏi hoài nghi nếu như một tình trạng dường thế về những vấn đề có thể thực hiện được.

Đúng hơn nó có vẻ là tất cả mọi văn minh phải được xây dựng trên sự cưỡng chế và sự từ bỏ bản năng, nó thậm chí không có vẻ chắc chắn rằng nếu như thôi không cưỡng chế, đa số con người sẽ sửa soạn cam kết thực hiện những công việc cần thiết cho sự thu đạt của cải mới. Tôi nghĩ, một người đã tính đến với sự kiện là có hiện diện trong tất cả mọi con người những xu hướng phá hoại, và do đó phản xã hội và phản văn hóa, và điều đó ở trong một số lớn con người những điều này đủ mạnh để xác định hành vi của họ trong xã hội con người.

Sự kiện tâm lý này có một tầm quan trọng quyết định cho phán đoán của chúng ta về văn minh của con người. Trong khi chúng ta có thể thoạt đầu nghĩ rằng bản chất của nó nằm trong việc kiểm soát thiên nhiên với mục đích thu hoạch của cải và những nguy hiểm vốn đe dọa nó có thể được loại trừ bằng một sự phân phối phù hợp về tài sản đó giữ con người, bây giờ nó có vẻ như sự nhấn mạnh đã chuyển từ vật chất qua trí não.

Câu hỏi quyết định là liệu có hay không và ở mức độ nào có thể giảm bớt gánh nặng của sự hy sinh bản năng áp đặt trên con người, để hòa giải con người với những gì đó thiết yếu phải còn lại và để cung cấp một bồi thường cho họ. Nó đúng là cũng không thể nào làm mà không có kiểm soát của đám đông [4] bởi một thiểu số, cũng như để miễn trừ với cưỡng chế trong công việc của văn minh.

[4] [“Masse.” The German word has a very wide meaning. It is translated “group” for special reasons in Freud”s Group Psychology (1921c). See Standard Ed., 18, 69 n. Here “mass” seems more appropriate.]

Đối với quần chúng lười biếng và không thông minh, họ không có tình yêu nào dành cho sự từ bỏ bản năng, và họ không thuyết phục được bởi lý lẽ về sự tất yếu của nó, và những cá nhân bao gồm những bản năng hỗ trợ lẫn nhau trong việc đưa ra sự thả lỏng với tính vô kỷ luật của họ. Nó chỉ là qua ảnh hưởng của những cá nhân là những người có thể thiết lập một thí dụ và người mà đám đông xem như những nhà lãnh đạo của họ rằng họ có thể được cảm ứng để thực hiện những công việc và trải qua những từ bỏ mà trên đó sự tồn tại của văn minh phụ thuộc.

Tất cả là tốt đẹp nếu những nhà lãnh đạo này là những cá nhân họ có được thâm hiểu ở mức tối cao vào những nhu cầu thiết yếu của đời sống và người đã vượt lên đến đỉnh cao của sự làm chủ những khao khát bản năng của chính họ. Nhưng có một nguy cơ là để không làm mất ảnh hưởng của họ, họ có thể nhường cho đại chúng nhiều hơn đám đông nhường cho họ, và do đó nó có vẻ như cần thiết rằng họ phải sẽ độc lập với đại chúng bằng những phương tiện họ tùy nghi sử dụng đi đến quyền lực.

Để nói cho vắn tắt, có hai đặc điểm phổ biến của con người vốn chúng trách nhiệm cho sự kiện là những quy định của văn minh chỉ có thể được duy trì bởi một mức độ nào đó nhất định về cưỡng chế, cụ thể là, con người không ưa thích làm việc và rằng những luận chứng là vô ích nếu chống với những đam mê của họ.

Tôi biết những phản đối vốn sẽ được nêu lên chống lại những khẳng định này. Điều sẽ được nói là cá tính của đám đông nhân loại được miêu tả ở đây, vốn nó giả định đã chứng minh rằng cưỡng chế không thể miễn trừ được trong công việc của văn minh, tự nó chỉ là kết quả của những khiếm khuyết trong những quy định văn hóa, do từ đó con người đã trở nên cảm thấy bực dọc, hay thù oán và không thể tiếp cận.

Những thế hệ mới, những người đã được nuôi lớn trong sự tử tế và dạy dỗ để đánh giá cao về lý trí, và những người đã có kinh nghiệm về những tiện ích của văn minh từ một tuổi rất trẻ, sẽ có một thái độ khác biệt với nó. Họ sẽ cảm thấy nó như là một sở hữu riêng của họ và sẽ sẵn sàng vì lợi ích của nó để làm những hy sinh về phương diện công việc và sự thỏa mãn bản năng vốn là cần thiết cho sự bảo tồn nó. Họ sẽ có thể làm mà không có sự ép buộc và sẽ khác biệt một ít với những nhà lãnh đạo của họ. Nếu như không có văn hóa nào cho đến nay đã sản xuất những đám đông nhân loại có phẩm chất như vậy, đó là vì không văn hóa nào đã nghĩ ra được rồi những quy định vốn sẽ ảnh hưởng con người theo cách này, và đặc biệt từ thời thơ ấu trở đi.

Điều có thể nghi ngờ là không biết có thể có được tất cả chút nào, hoặc dẫu ở bất kỳ tỷ lệ nào hay không, trong ở giai đoạn kiểm soát hiện nay của chúng ta với thiên nhiên, để thiết lập những quy định văn hóa của loại hình này. Nó có thể được hỏi số lượng những người giám sát, không lay chuyển và vô tư là từ đâu đến để đóng vai những người giáo dục của những thế hệ tương lai, và nó có thể là đáng báo động để nghĩ về số lượng cưỡng chế khổng lồ mà sẽ không thể nào tránh không phải đòi hỏi trước khi những ý định này có thể được đem ra thực hành.

Sự vĩ đại của kế hoạch và tầm quan trọng của nó cho tương lai của văn minh con người là không thể tranh cãi. Nó thì vững chãi dựa trên sự khám phá về tâm lý rằng con người được trang bị với những phân bối bản năng khác loại nhất, chúng có dòng diễn biến cơ bản được xác định bởi những kinh nghiệm của thời thơ ấu. Nhưng bởi cùng một lý do, những giới hạn của khả năng của con người với giáo dục bị giới hạn với sự hữu hiệu của một chuyển đổi như vậy trong văn hóa của nó.

Một người có thể đặt câu hỏi liệu không biết có hay không, và trong mức độ nào, sẽ có thể có được một môi trường văn hóa khác biệt để làm tắt đi [5] hai đặc điểm này của đám đông con người vốn chúng làm cho sự hướng dẫn của công việc của nhân sự rất khó khăn như thế. Dẫu thế, thí nghiệm vẫn còn chưa được thực hiện. Có thể là một tỷ lệ phần trăm nhất định của nhân loại (có gốc do một phân bối bệnh lý hoặc một thái quá của sức mạnh bản năng) sẽ luôn luôn phi-xã hội, nhưng nếu nó đã là khả thi chỉ đơn thuần là để làm giảm cái phần đa số thù địch đối với văn minh đó của ngày nay để vào thành một thiểu số, rất nhiều sẽ đã được hoàn thành – có lẽ tất cả chúng có thể được hoàn thành.

[5] Bản dịch tiếng Pháp – “éteindre les deux caracteres des foules humainnes”.

Tôi không nên mong tạo ấn tượng rằng tôi đã lạc một chặng đường dài từ cái dòng viết xuống về điều tra của tôi. Thế nên, hãy để tôi đưa ra một bày tỏ bảo đảm rằng tôi đã ít nhất không có một ý định tạo những phán đoán trên thí nghiệm lớn lao trong văn minh hiện nay đang tiến triển trong vùng đất nước rộng lớn trải dài giữa châu Âu và Châu Á [6].

[6] [See, however, some remarks in Chapter V of Civilization and its Discontents (1930a), p. 112 ff. below, and at two points in Why War? (1933b) and a long discussion in the last of the New Introductory Lectures (1933a).]

Tôi không có những kiến thức đặc biệt cũng như năng lực để quyết định về tính hữu dụng thực hành của nó, để thử nghiệm tính thiết thực của những phương pháp đã sử dụng, hoặc để đo chiều rộng của khoảng cách không thể tránh khỏi giữa ý định và thực hiện. Những gì là trong chuẩn bị có chưa hoàn thành và do đó tránh khỏi một điều tra vốn với nó văn minh đã củng cố từ lâu của chúng ta riêng có khả năng cho chúng ta vật liệu.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.