Tương lai của một Ảo tưởng

Chương 10 (Hết)



“Những điều đó nghe tuyệt vời! Một giống người là những người đã từ bỏ tất cả những ảo tưởng và như thế trở thành có khả năng làm sự tồn sinh của họ trên mặt đất có thể chịu đựng được! Tuy nhiên, tôi không thể chia sẻ những mong đợi của bạn. Và đó không phải vì tôi là người phản động cố chấp, có lẽ bạn đã nhìn tôi như thế. Không, đó là vì tôi là một người biết điều hợp lý.

Chúng ta bây giờ dường đã đổi các vai trò: bạn xuất hiện như một người nồng nhiệt, người cho phép mình được những ảo tưởng cuốn đi xa, và tôi bênh vực cho những tuyên đòi của lý trí, những quyền của chủ nghĩa hoài nghi.

Những gì bạn đã giảng giải chi tiết dường như với tôi được xây dựa trên những sai lầm, bắt chước thí dụ của bạn, tôi có thể gọi chúng là những ảo tưởng, vì chúng phản bội rõ ràng đủ hết ảnh hưởng của những mong muốn của bạn. Bạn gắn hy vọng của bạn về sự khả hữu những thế hệ vốn không trải qua kinh nghiệm bị ảnh hưởng của những học thuyết tôn giáo trong thời thơ ấu sẽ dễ dàng đạt được sự ưu việt mong muốn của trí tuệ bên trên đời sống của những bản năng. Điều này chắc chắn là một ảo tưởng: trong phương diện quyết định này, bản chất con người khó có khả năng thay đổi.

Nếu tôi không nhầm – kẻ biết quá ít về những văn minh khác – ngay cả đến ngày nay, có những giống người đã không lớn dậy dưới áp lực của một hệ thống tôn giáo, ấy thế nhưng họ không đến gần với lý tưởng của bạn hơn so với phần còn lại. Nếu bạn muốn đuổi tôn giáo ra khỏi văn minh châu Âu chúng ta, bạn chỉ có thể làm thế bằng những phương tiện của hệ thống những học thuyết khác, và một hệ thống như thế, ngay từ đầu chắc chắn thế chỗ tất cả những đặc điểm tâm lý của tôn giáo – cũng lại thiêng liêng, cứng ngắc và không khoan dung, lại cùng những cấm đoán tư tưởng – cho sự phòng vệ của chính nó.

Bạn phải có một cái gì đó thuộc loại nhằm đáp ứng những yêu cầu của giáo dục. Và bạn không thể nào mà không có giáo dục. Con đường từ trẻ sơ sinh bên vú mẹ đến con người văn minh là một con đường dài, trên đó quá nhiều người trẻ sẽ đi lạc và thất bại, không đạt được những nhiệm vụ đời người ở thời điểm thích hợp, nếu họ đã bị bỏ mặc không hướng dẫn về sự phát triển của riêng họ. Những học thuyết vốn được áp dụng trong sự giáo dục họ sẽ luôn luôn đặt những giới hạn trên những suy nghĩ của họ những năm trưởng thành – đó đích xác là những gì bạn khiển trách tôn giáo đương làm ngày nay.

Bạn không quan sát rằng đó là một khuyết tật bẩm sinh không thể xóa sạch được của văn minh chúng ta và của tất cả mỗi văn minh khác hay sao, là nó áp đặt trên trẻ em, chúng bị bản năng lèo lái và yếu đuối trong trí tuệ, làm những quyết định mà chỉ có trí thông minh trưởng thành của những người lớn mới có thể không lầm lỗi? Nhưng văn minh không thể nào làm khác, vì sự kiện rằng sự phát triển lâu dài qua thời gian của nhân loại đã được nén vào một vài năm của thời thơ ấu, và nó chỉ là bằng những sức mạnh tình cảm mà đứa trẻ có thể được đưa dẫn vào để làm chủ nhiệm vụ đặt trước nó. Như vậy, sau đấy, là triển vọng cho ‘sự ưu việt của trí tuệ’ của bạn”.

“Và bây giờ bạn phải đừng ngạc nhiên nếu vì lợi ích tôi xin giữ lại hệ thống giáo lý tôn giáo như là cơ sở của giáo dục và của đời sống cộng đồng con người. Đây là một vấn đề thực tế, không phải là một câu hỏi về giá trị thực tại. Bởi vì, cho lợi ích của việc bảo tồn văn minh của chúng ta, chúng ta không thể trì hoãn việc ảnh hưởng đến cá nhân cho đến khi anh ta đã trở nên chín muồi cho văn minh (và nhiều người sẽ không bao giờ trở nên được thế dù thế nào đi nữa), bởi vì chúng ta buộc phải áp đặt trên những đứa trẻ đương lớn, một vài hệ thống học thuyết vốn sẽ tác hành trong nó như một tiên đề không chấp nhận phê bình; hệ thống của tôn giáo cho đến nay, xem ra như với tôi, là thích hợp nhất cho mục đích này.

Và nó là như vậy, dĩ nhiên, đích xác vì sự mong muốn thành hiện thực của nó và vì sức mạnh an ủi nguôi lòng của nó, vốn qua chúng bạn kêu gọi để nhận rõ nó như là một “ảo tưởng”. Nhìn theo hướng của sự khó khăn trong khám phá ra bất cứ điều gì về thực tại – quả thật vậy, của sự hoài nghi không biết liệu có thể là có thể được cho chúng ta làm như thế tất cả hay không – chúng ta phải không được bỏ qua sự kiện là những nhu cầu con người, cũng vậy, là một mảnh của thực tại, và, trên thực tế, một mảnh quan trọng và một mảnh vốn nó quan tâm chúng ta đặc biệt chặt chẽ.

“Một lợi thế khác của những học thuyết tôn giáo, đối với não thức của tôi, ngụ ở một trong những đặc điểm của nó mà bạn dường như đặc biệt bỏ qua. Bởi vì nó cho phép một đãi lọc và thăng hoa của những ý tưởng, làm cho nó có thể xóa bỏ được hầu hết những dấu vết vốn nó mang thuộc về suy tưởng nguyên sơ và ấu trĩ. Những gì vẫn còn sau đó là một cơ thể gồm những ý tưởng mà khoa học không mâu thuẫn nữa và không có khả năng bác bỏ.

Những thay đổi của những học thuyết tôn giáo, mà bạn đã lên án như những biện pháp nửa chừng và những thỏa hiệp, làm cho nó có thể để tránh cái vực phân chia giữa quần chúng ít học và nhà tư tưởng triết học, và gìn giữ sự gắn bó chung giữa họ vốn là rất quan trọng đối với sự bảo vệ cho văn minh. Với điều này, sẽ không cần phải lo sợ những con người của đám đông sẽ khám phá rằng những tầng lớp trên của xã hội “không còn tin vào Gót”. Tôi nghĩ bây giờ tôi đã chỉ ra rằng nỗ lực của bạn đi xuống đến một cố gắng để thay thế một ảo tưởng có giá trị tình cảm đã được kiểm chứng bằng một ảo tưởng khác, vốn nó còn chưa được kiểm chứng và không có giá trị tình cảm”.

Bạn sẽ tìm thấy không phải là tôi không tiếp nhận những chỉ trích của bạn. Tôi biết khó như thế nào để tránh những ảo tưởng, có lẽ những hy vọng tôi đã thú nhận cũng là thuộc một bản chất ảo tưởng. Nhưng tôi giữ vững một sự phân biệt. Ngoài thực tế là không có hình phạt áp đặt nếu không chia sẻ chúng, ảo tưởng của tôi là không, giống như của tôn giáo, không có khả năng sửa chữa. Chúng không có đặc tính của một ảo tưởng.

Nếu kinh nghiệm sẽ cho thấy – không với tôi, nhưng với những người khác sau tôi, họ nghĩ như tôi, rằng chúng ta đã sai lầm, chúng ta sẽ từ bỏ những mong đợi của chúng ta. Hãy nhận cố gắng của tôi như những gì nó là. Một nhà tâm lý học, một người không tự lừa mình về những khó khăn của việc tìm ra những ứng xử của một người trong thế giới này, làm cho một nỗ lực để đánh giá sự phát triển của con người, dưới ánh sáng của cái phần nhỏ của kiến thức, ông đã đạt được thông qua một nghiên cứu về những tiến trình tinh thần của những cá nhân trong phát triển của họ từ đứa trẻ đến người lớn.

Khi làm như vậy, ý tưởng tự nó nảy đến với ông ta rằng tôn giáo thì so sánh được với một xáo động thần kinh thơ ấu, và ông rất lạc quan, đủ để cho rằng nhân loại sẽ vượt qua giai đoạn xáo động thần kinh này, cũng giống như nhiều trẻ em lớn lên ra khỏi xáo động thần kinh tương tự của chúng. Những khám phá này xuất phát từ tâm lý cá nhân có thể là không đủ, ứng dụng của chúng với giống người là không chính đáng, và lạc quan của ông không có cơ sở.

Tôi nhận cho bạn tất cả những điều không chắc này. Nhưng thường một người không thể kiềm chế không nói những gì người ấy nghĩ, và người ấy tự tha lỗi cho mình trên nền tảng là người ấy không nói nó ra nhiều hơn là trị giá của nó.

Và có hai điểm mà tôi phải dừng lại lâu hơn một chút. Thứ nhất, cái yếu trong vị trí của tôi không bao hàm bất kỳ cái vững thêm nào cho của bạn. Tôi nghĩ rằng bạn đang chống đỡ một sự việc không có cách nào chống đỡ được. Chúng ta có thể nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại cho thỏa thích chúng ta rằng tri thức của một người thì yếu đuối khi sánh với đời sống bản năng của chính ông ta, và trong điều này chúng ta có thể là đúng. Tuy nhiên, có cái gì đó đặc biệt về sự yếu đuối này. Giọng nói của trí tuệ là một giọng nói mềm mỏng, nhưng nó không yên nghỉ cho đến khi nó được lắng nghe.

Cuối cùng, sau một chuỗi vô số những cự tuyệt, nó thành công. Đây là một trong vài điểm mà người ta có thể lạc quan về tương lai của nhân loại, nhưng trong tự thân điểm đó, nó không phải là có tầm quan trọng nhỏ. Và từ đó người ta lại còn có thể lấy được những hy vọng khác. Những tính ưu việt của trí tuệ, nó là sự thật, nằm xa trong một tương lai xa lắm, nhưng có lẽ không là một tương lai xa vô hạn.

Nó sẽ giả định đề ra trong chính nó cùng những mục tiêu giống như những mục tiêu mà bạn mong đợi từ Gót của bạn thực hiện (dĩ nhiên trong những giới hạn của con người – miễn là chừng nào thực tại ngoại giới “Ananke”, Ἀνάγκη – “Tất yếu” cho phép nó) [1], cụ thể là tình yêu thương của con người và sự giảm thiểu khổ đau. Với điều này như thế, chúng ta có thể nói với chúng ta rằng sự đối kháng của chúng ta chỉ là một tạm thời và không phải là không thể giải hòa.

Chúng ta mong muốn cùng những điều tương tự, nhưng bạn thiếu kiên nhẫn hơn, đòi hỏi hơn, và – tại sao tôi lại không nên nói – ích kỷ, đòi tư lợi nhiều hơn tôi và những người bên phía tôi?

[1] Ἀνάγκη, Necessity – Tất yếu (必要) – ( Necessitas) – gốc từ ἀνάγκη, có nghĩa: sức mạnh, ràng buộc, tất yếu (force, constraint, necessity) – ở đây là Tất Yếu.

Bạn sẽ có tình trạng cực lạc bắt đầu ngay sau khi chết, bạn mong đợi từ nó cái không thể có được và bạn sẽ không đầu hàng những tuyên đòi của cá nhân. Gót của chúng tôi, “Lý trí” – λόγος – logos [2] sẽ đáp ứng bất kỳ điều nào trong những mong muốn này khi tự nhiên bên ngoài chúng ta cho phép, nhưng ông ta sẽ làm điều đó rất dần dần, chỉ trong tương lai không thấy trước được, và cho một thế hệ mới của con người.

[2] Logo: (Greek λόγο): Có những nghĩa là “lời”, “nghĩ”, ‘lý trí”, “từ”, “ý nghĩa”, “phát biểu”, “giải thích” – trong gốc Hylạp. Đã dịch là “lý tính”, “lý niệm” (理性;理念)

Tổng quát, thường được dùng để chỉ nguyên lý lý trí, hợp lý, thuận lẽ phải hay luật nào đó có một số triết gia nghĩ là chịu trách nhiệm cho cách thức vũ trụ vận hành. – ở đây là Lý trí

Chú thích của người biên tập: [Hai Gót song sinh: Logos: Lý trí và Ananke: Tất yếu – của nhà văn Hà Lan Multatuli].

Ông sẽ không hứa hẹn bồi thường cho chúng tôi, những người chịu thương đau từ đời sống. Trên đường đi đến mục tiêu xa xôi này, những giáo lý tôn giáo của bạn sẽ phải bị bỏ đi, bất kể những nỗ lực đầu tiên thành công hay không, hay liệu những thay thế đầu tiên chứng minh là không giữ vững được.

Bạn biết tại sao: trong thời gian, về lâu về dài, không có gì có thể đứng vững chống lại được lý trí và kinh nghiệm, và sự mâu thuẫn vốn tôn giáo cung cấp cho cả hai là tất cả hết sức mong manh. Ngay cả những ý tưởng tôn giáo tinh lọc cũng không thể thoát khỏi số phận này, miễn chừng nào chúng cố gắng để giữ lại bất cứ gì từ sự an ủi của tôn giáo. Không nghi ngờ gì nếu chúng tự giới hạn chúng vào một niềm tin ở một hữu thể tinh thần cao hơn, hữu thể này có những phẩm chất không xác định được, và có những cứu cánh không thể nhận thức được, chúng sẽ có bằng chứng chống lại thách thức của khoa học, nhưng sau đó chúng cũng sẽ mất sự nắm giữ của chúng với sự quan tâm của con người.

Và thứ hai: quan sát sự khác biệt giữa thái độ của bạn và của tôi với những ảo tưởng. Bạn phải bảo vệ những ảo tưởng tôn giáo bằng tất cả sức lực mạnh mẽ của bạn. Nếu nó trở nên mất uy tín – và thực sự mối đe dọa với nó là đủ lớn lao – sau đó thế giới của bạn sụp đổ. Không gì còn lại cho bạn, nhưng chỉ tuyệt vọng về tất cả mọi thứ, về văn minh và tương lai của nhân loại. Từ trói buộc đó, tôi, chúng ta thì tự do. Vì chúng tôi đã chuẩn bị để từ bỏ một phần lớn gồm những mong muốn trẻ con của chúng tôi, chúng tôi có thể chịu đựng được, nếu một vài trong số những kỳ vọng của chúng ta hóa ra là ảo tưởng.

Giáo dục được giải thoát khỏi gánh nặng của những học thuyết tôn giáo, nó có thể là, sẽ không tác động thay đổi nhiều lắm trong bản chất tâm lý của con người. Vị Gót Lý trí (logos) của chúng tôi, có lẽ không phải là một vị rất toàn năng, và ông chỉ có thể thực hiện một phần nhỏ của những gì những người đi trước của ông đã hứa. Nếu chúng tôi phải nhận biết điều này chúng tôi sẽ chấp nhận nó với sự nhẫn nhục cam chịu. Chúng tôi sẽ không vì lý do đó đánh mất quan tâm của chúng tôi vào thế giới và trong đời sống, vì chúng tôi chắc chắn có một hỗ trợ mà bạn thiếu.

Chúng tôi tin là điều có thể có được cho công trình khoa học đạt được một số kiến thức về thực tại của thế giới, bằng cách đó chúng tôi có thể làm tăng khả năng của mình và chúng tôi có thể sắp xếp cuộc sống của chúng tôi ứng hợp với chúng. Nếu niềm tin này là một ảo tưởng, sau đó chúng tôi đang lại ở cùng vị trí giống như của bạn.

Nhưng khoa học đã cho chúng tôi bằng chứng qua những thành công của nó rất nhiều và quan trọng là nó không có ảo tưởng. Khoa học có nhiều kẻ thù công khai, và nhiều hơn nữa những kẻ thù ngấm ngầm, trong số đó là những người không thể tha thứ cho khoa học vì nàng đã làm suy yếu đức tin tôn giáo và đe dọa lật đổ nó. Nàng bị khiển trách vì số lượng nhỏ bé nàng đã dạy chúng tôi, và cho những lĩnh vực lớn lao không thể sánh nàng đã còn để lại trong tối tăm.

Tuy nhiên, trong điều này, mọi người đã quên nàng còn trẻ như thế nào, những khởi đầu của nàng đã khó khăn biết bao nhiêu, và ngắn ngủi li ti đến đâu là khoảng thời gian kể từ khi trí tuệ con người đã đủ mạnh mẽ cho những công việc nàng thiết lập. Không phải là chúng ta tất cả đều có lỗi hay sao, khi đặt những phán đoán của chúng ta vào trong những giai đoạn quá ngắn ngủi?

Chúng ta nên lấy những nhà địa chất làm mô hình của chúng ta. Người ta phàn nàn về sự không đáng tin cậy của khoa học – như thế nào, nàng loan báo một định luật cho hôm nay, những gì thế hệ kế tiếp nhận thức như một sai lầm và thay thế bằng một luật mới vốn hiệu lực được chấp nhận của nó cũng không được kéo dài hơn. Nhưng điều này là bất công và một phần không đúng sự thật.

Những biến đổi của quan điểm khoa học là những phát triển, những tiến bộ, không phải những cách mạng. Một luật lúc đầu tiên được nhận như có hiệu lực phổ quát, chứng tỏ sẽ là một trường hợp đặc biệt của một sự đồng nhất toàn diện hơn, hoặc bị hạn chế bởi một luật, không được khám phá tận muộn hơn về sau, một phỏng chững xấp xỉ thô sơ cho sự thật được thay thế bằng một điều chỉnh cẩn thận hơn, vốn lại đến phiên nó, đang chờ đợi cho thêm toàn hảo.

Có nhiều những lĩnh vực khác loại, vốn chúng ta vẫn chưa vượt qua một giai đoạn thuộc về nghiên cứu, trong đó chúng ta làm thử nghiệm với những giả thuyết chúng sớm có thể bị gạt bỏ vì không thỏa đáng, nhưng trong những lĩnh vực khác mà chúng ta đã có một lõi kiến thức đảm bảo và gần như không thay đổi. Cuối cùng, một nỗ lực đã được thực hiện để nhằm làm mất uy tín khoa học theo một cách quá khích triệt để, trên nền tảng rằng, bị ràng buộc với những điều kiện của thân xác riêng của chúng ta, nó có thể mang lại không-gì khác hơn ngoài những kết quả chủ quan, trong khi bản chất thật sự của sự vật bên ngoài chúng ta vẫn không thể tiếp cận được.

Nhưng đây là không quan tâm đến rất nhiều yếu tố có tầm quan trọng quyết định cho sự hiểu biết về công trình khoa học. Để bắt đầu, cơ cấu tổ chức của chúng ta – có nghĩa là, bộ máy não thức của chúng ta – đã được phát triển một cách chính xác trong cố gắng để thăm dò thế giới bên ngoài, và như thế, nó phải đã thể hiện được trong cấu trúc của nó một vài mức độ thiết thực,

– Thứ hai, tự thân nó là một phần cấu thành của thế giới mà chúng ta bắt đầu dự định để điều tra, và nó sẵn sàng thừa nhận một điều tra như vậy;

– Thứ ba, nhiệm vụ của khoa học là hoàn toàn được bảo hiểm nếu chúng ta hạn chế nó vào việc trình bày thế giới phải xuất hiện như thế nào cho chúng ta trong hậu quả của cá tính đặc biệt của cơ cấu tổ chức của chúng ta;

– Thứ tư, những tìm được sau cùng của khoa học, chính vì cách thức mà chúng được gặt hái, được xác định không chỉ của cơ cấu tổ chức của chúng ta, nhưng bởi những điều vốn nó đã ảnh hưởng đến tổ chức đó; cuối cùng, vấn đề bản chất của thế giới mà không quan tâm đến bộ máy tinh thần tri giác của chúng ta là một trừu tượng trống rỗng, không có những lợi ích thực tế.

Không, khoa học của chúng ta không là ảo tưởng. Nhưng một ảo tưởng sẽ có thể có, khi giả định rằng những gì khoa học không thể đem cho chúng ta, chúng ta có thể lấy được từ chỗ nào khác.

Sigmund Freud

(Nov-1927)

Lê Dọn Bàn tạm dịch

(Mar, 2011)


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.