Tương lai của một Ảo tưởng

Chương 08



Người ta có thể nghĩ rằng sẽ không có những khó khăn đặc biệt nào trong cách thực hiện đề nghị vừa kể sau này. Đúng là nó sẽ bao gồm một số lượng nhất định của sự từ bỏ, nhưng có lẽ sẽ được nhiều hơn là mất, và có thể sẽ tránh được một nguy hiểm lớn. Mọi người đều sợ hãi nó, tuy nhiên, vì nó sẽ phơi văn minh ra với một nguy hiểm lại còn lớn hơn. Khi Boniface [6] đốn ngã cái cây vốn đã được những người Saxons tôn kính như linh thiêng, những người dự kiến đã chờ đợi một số sự kiện đáng sợ xảy ra theo sau sự phạm thánh này. Nhưng đã không có gì xảy ra, và những người Saxons đã chấp nhận đạo Kitô.

[6] [ Thế kỷ VIII, Devonshire-born, “Apostle of Germany”]

Khi văn minh đặt ra điều răn rằng một người không được giết người hàng xóm mà ông ghét, hoặc người chặn lối (tiến thủ) của ông, hoặc người có tài sản ông thèm muốn, điều này rõ ràng đã thực hiện trong sự quan tâm về sự tồn tại của cộng đồng con người, vốn nếu không thế, đã không là thực tiễn. Bởi vì kẻ giết người sẽ thu hút về chính hắn sự báo thù của họ hàng người bị giết, và sự ganh tị ngấm ngầm từ những người khác, những người trong chính họ tự cảm thấy cũng có xu hướng nhiều như kẻ giết người đã bạo hành như thế.

Thế nên, anh ta không hả hê vơi sự báo thù của mình, hay sự ăn cướp của mình được cho lâu, nhưng sẽ có tất cả những khả năng chính mình sớm bị giết. Ngay cả nếu anh ta bảo vệ mình chống lại một kẻ thù duy nhất của anh với sức mạnh phi thường và thận trọng, anh ta rồi sẽ bị ngã gục trước một kết hợp những người yếu hơn. Nếu một kết hợp thuộc loại này đã không diễn ra, việc sát hại sẽ tiếp tục không ngừng và kết quả cuối cùng sẽ là con người sẽ tiêu diệt lẫn nhau.

Chúng ta sẽ đến cùng một tình trạng của sự việc giữa những cá nhân như vẫn tồn tại ở Corsica giữa những gia đình, mặc dù ở nơi khác chỉ giữa những quốc gia. Bất an của đời sống, vốn nó là một mối nguy hiểm ngang bằng cho tất cả mọi người, bây giờ kết hợp con người thành một xã hội, nó ngăn cấm những cá nhân không được giết hại và dành cho chính nó quyền của cộng đồng được giết bất cứ ai là người vi phạm lệnh cấm. Ở đây, sau đó, chúng ta có công lý và trừng phạt.

Nhưng chúng ta không công bố giải thích hợp lý này về việc cấm giết người. Chúng ta khẳng định rằng lệnh cấm đã được Gót ban hành [7]. Thế nên chúng ta gánh lấy vào thân để đoán ý định của Gót, và chúng ta thấy rằng ông, cũng thế, không muốn để cho con người tiêu diệt lẫn nhau.

[7] Thí dụ, 10 điều răn của Moses, lãnh tụ dân Do thái – nói là từ tay Gót trao cho ông.

Trong hành xử theo cách này chúng ta đầu tư vào sự nghiêm cấm văn hóa với một nghiêm trọng khá đặc biệt, nhưng đồng thời chúng ta có nguy cơ làm cho sự tuân thủ nó phụ thuộc vào niềm tin vào Gót. Nếu chúng ta bước lùi lại bước này – nếu chúng ta không gán nữa cho Gót những gì là ý định riêng của chúng ta, và nếu chúng ta tự hài lòng với đưa ra lý do xã hội – vậy sau đó, đúng nó là thật, chúng ta đã từ bỏ sự biến hình của nghiêm cấm văn hóa, nhưng chúng ta cũng tránh được hiểm nguy với nó.

Nhưng chúng ta cũng đạt được một cái gì khác nữa. Thông qua một số loại thuộc phân tán hoặc nhiễm trùng, đặc tính của thánh linh và bất khả xâm phạm – của sự thuộc về một thế giới khác, người ta có thể nói – đã lan truyền từ một vài điều cấm lớn sang qua tất cả mọi qui định văn hóa khác, luật lệ và pháp lệnh. Nhưng về những điều này, hào quang xem ra còn lâu mới thành hình: không chỉ thực chúng làm mất hiệu lực lẫn nhau bằng đem cho những quyết định trái ngược vào những thời điểm và những nơi khác biệt, nhưng ngoài điều này, chúng có mọi dấu hiệu của sự bất cập con người.

Rất dễ dàng để nhận ra trong đó những điều mà chỉ có thể là sản phẩm của sự nhận thức thiển cận, hoặc một biểu tả từ quyền lợi ích kỷ chật hẹp, hoặc một kết luận dựa trên những tiền đề khiếm khuyết.

Những lời chỉ trích mà chúng ta không thể bỏ không đem đặt ngang trước chúng, cũng giảm thiểu đến một mức độ không mong muốn sự tôn trọng của chúng ta với người khác, nhưng nhu cầu văn hóa chính đáng hơn. Bởi vì luôn luôn là một công việc khó xử để tách những gì Gót tự Ông đã yêu cầu với những gì có thể được truy nguồn đến thẩm quyền của một quốc hội toàn năng, hoặc một cơ quan tư pháp tối cao, nó sẽ là một lợi thế không thể ngờ vực gì, nếu chúng ta bỏ Gót ra khỏi hoàn toàn, và thành thật thừa nhận nguồn gốc thuần túy con người của tất cả những quy định và những giới răn của văn minh.

Cùng với sự linh thiêng giả tạo của chúng, những điều răn và luật pháp này sẽ mất đi tính chết cứng và tính bất khả chuyển của chúng. Người ta có thể hiểu rằng chúng được làm nên, không nhiều quá để cai trị họ, trái lại, như để phục vụ những lợi ích của họ, và họ sẽ chấp nhận một thái độ thân thiện hơn với chúng, và thay vì nhắm đến bãi bỏ của chúng, sẽ chỉ nhằm vào cải thiện chúng. Đây sẽ là một bước tiến quan trọng trên đường vốn dẫn đến trở thành được hòa giải với gánh nặng của văn minh.

Nhưng ở đây bào chữa của chúng ta cho gán những lý do thuần túy lý trí với những giới luật của văn minh – đó là nói rằng, vì diễn dịch chúng từ cần thiết xã hội – bị gián đoạn bởi một nghi ngờ đột ngột. chúng ta đã chọn như thí dụ của chúng ta nguồn gốc của việc cấm giết người. Nhưng giải thích của chúng ta về nó có đi đôi với sự thật lịch sử không?

Chúng ta sợ là không, nó xuất hiện không gì khác ngoài một xây dựng logic lý trí. Với sự giúp đỡ của phân tâm học, chúng ta đã làm một nghiên cứu đích xác trên mảnh này của lịch sử văn hóa của nhân loại [8], và đặt căn bản cho chúng ta trên đó, chúng ta buộc phải nói rằng ngược lại. trong thực tế những sự việc đã xảy ra.

[8] [ Cf. bài luận văn thứ IV trong Totem and Taboo (1912-13).]

Ngay cả trong con người ngày nay, những động cơ thuần túy lý trí có thể tác động rất yếu chống lại những xung động đam mê. Yếu hơn đến chừng nào, khi ấy chúng đã phải là trong con người thú vật của những thời đại nguyên thủy! Có lẽ hậu duệ của ông ta ngay cả bây giờ sẽ giết lẫn nhau nếu không có sự cấm cản, nếu như đã không rằng trong số những hành vi giết người đó, đã có một vụ giết người cha nguyên thủy – vốn nó gây nên một phản ứng xúc cảm không thể cưỡng lại được với những hậu quả vô cùng lớn lao. Từ đó phát sinh điều răn: Ngươi chớ giết người. Dưới chế độ xã hội thờ vật tổ [9], điều răn này giới hạn vào con vật thế-cha, nhưng đã là sau đó, nó mở rộng ra với người khác, mặc dù ngay cả đến ngày nó không phải là đã được phổ quát tuân theo.

[9] Totemism

Nhưng, như luận chứng mà tôi không cần phải lặp lại ở đây đã cho thấy, người cha nguyên thủy đã là hình ảnh ban đầu của Gót, mô hình mà những thế hệ sau này đã tạo nặn chân dung của Gót. Do đó giải thích tôn giáo là đúng. Gót thực sự có đóng phần trong nguồn gốc của việc cấm đoán đó, nó đã là ảnh hưởng của ông, không phải bất cứ cái nhìn sâu sắc nào vào cần thiết xã hội, vốn đã tạo ra nó.

Và việc chuyển dịch ý chí của con người vào Gót là hoàn toàn chính đáng. Đối với những người biết rằng họ đã giết hại cha của họ bằng bạo lực, và trong phản ứng của họ với hành động vô đạo đó, họ đã nhất định sẽ tôn trọng ý muốn của ông từ rày về sau. Vì vậy, giáo lý tôn giáo cho chúng ta biết sự thật lịch sử – mặc dù chủ quan, đó là sự thật, với một số sửa đổi và cải trang nào đó – trong khi giải thích lý trí của chúng ta phủ nhận nó.

Bây giờ chúng ta quan sát thấy cửa hàng của những ý tưởng tôn giáo bao gồm không chỉ những thỏa-mãn-ước muốn nhưng cả những hồi ức lịch sử quan trọng. Ảnh hưởng đồng thời này của quá khứ và hiện tại phải cho tôn giáo một sự giàu có quyền lực, thực sự không thể so sánh. Nhưng có lẽ với giúp đỡ của một tương tự, thêm một khám phá nữa có thể bắt đầu sáng lên trong chúng ta. Mặc dù không phải là một kế hoạch tốt để cấy ghép những ý tưởng xa khỏi mảnh đất trong đó chúng lớn lên, nhưng đây là một sự phù hợp mà chúng ta không thể nào tránh không chỉ ra.

Chúng ta biết rằng một đứa trẻ nhân loại không có thể hoàn tất phát triển của nó thành công đến giai đoạn văn minh mà không đi qua một giai đoạn thần kinh, đôi khi lớn hơn và đôi khi có tính khác biệt ít hơn. Điều này là bởi vì rất nhiều nhu cầu bản năng mà sau này sẽ là chịu thiếu thỏa mãn không thể bị dập tắt bởi hoạt động hợp lý của trí tuệ của đứa trẻ, nhưng phải được thuần hóa bởi những hành vi đàn áp, đằng sau điều này, như một quy luật, nằm những động cơ của sự lo lắng.

Hầu hết những xáo động thần kinh [10] trẻ con này được vượt qua một cách tự nhiên trong quá trình lớn lên, và điều này đặc biệt đúng trong những xáo động thần kinh ám ảnh của tuổi thơ. Phần còn lại vẫn sau đó có thể dọn cho quang đãng được, bằng điều trị phân tâm.

[10] neuroses: xáo động thần kinh: một bệnh não thức (mental illness) tương đối nhẹ, không có nguyên nhân hữu cơ, gồm những triệu chứng căng thẳng: quá sức ngã lòng, chán nản, luôn lo lắng bất an, ứng xử thái quá mức thường, ám ảnh về bệnh tật (depression, anxiety, obsessive behavior, hypochondria), người bệnh vẫn không mất ý thức về thực tại ngoại giới. Trường hợp nặng hơn, mất ý thức về thực tại là psychosis (loạn thần kinh).

Trong cùng một cách đúng như thế, người ta có thể giả sử, loài người như một toàn bộ, trong sự phát triển của nó thông qua những thời đại, đã rơi vào những trạng thái tương tự như những xáo động thần kinh [11], và vì cùng những lý do – cụ thể là bởi vì trong những thời đại u tối không hiểu biết và yếu đuối trí tuệ của nó, sự từ bỏ bản năng không thể thiếu được cho sự tồn tại của cộng đồng con người chỉ có thể đạt được đến nó, bằng những phương tiện của những sức mạnh thuần túy tình cảm. Những kết tủa của những quá trình này giống như dồn nén vốn nó đã diễn ra trong những thời tiền sử vẫn còn gắn liền với văn minh trong những thời gian dài.

[11] [Freud trở lại với vấn đề này ở cuối của Civilization and its discontents (1930a). p. 44 dưới đây, trong bài cuối của New Introductory Lectures (1933a) vad trong phần I của chương III của Moses and Monotheism (1939a).]

Tôn giáo như vậy, sẽ là xáo động thần kinh phổ quát loại ám ảnh của nhân loại [12], giống như những xáo động thần kinh ám ảnh của trẻ em, nó phát sinh ra từ mặc cảm Oedipus [13], từ mối quan hệ với người cha. Nếu quan điểm này là đúng, nó được giả định là một quay-sang-bỏ-đi khỏi tôn giáo thì buộc phải xảy ra với tất yếu sinh tử của một tiến trình tăng trưởng, và chúng ta tìm thấy chính mình tại chính nối tiếp này ở giữa của giai đoạn phát triển đó. Hành vi của chúng ta vì vậy phải nên mô hình theo với của một thày giáo nhạy cảm là người không phản đối một phát triển mới đương sắp xảy ra, nhưng tìm cách làm dễ dàng lối đi của nó, và giảm thiểu bạo động từ sự đột biến của nó.

[12] The universal obsessional neurosis.

[13] Theo Freud những khát khao tính dục (sexual desires) là động lực chủ yếu thúc đẩy đời sống con người. Oedipus Complex – đã thường được quen gọi là “mặc cảm Oedipus” đến từ giả thuyết chính yếu của ông về đời sống tâm lý. Vắn tắt, giả thuyết cho rằng trong giai đoạn thành hình của đời sống tâm-lý-tính-dục (psychosexual) của con người, – bắt đầu ở tuổi thơ ấu, khoảng từ hai đến sáu – lúc ấy đứa trẻ chuyển đối tượng yêu thương từ vú mẹ (the oral phase) sang chính người mẹ, đồng thời nảy sinh tình cảm thèm muốn mẹ và thầm mong giết chết cha. Như thế, nội tâm đứa trẻ phát triển hai xúc cảm ràng buộc với cha mẹ của nó, đó là thương yêu gắn bó với người cha hay mẹ khác phái tính, và gắn bó ác cảm với cha hay mẹ cùng phái tính, đứa trẻ xem như đối thủ tình cảm của nó.

“Mặc cảm” dùng để chỉ tất cả những yếu tố của một tình huống tâm lý hết sức phức tạp khó hiểu trong những liên hệ ràng buộc tâm lý giữa ba người – cha-mẹ-con – bao gồm mọi động cơ và biểu hiện của tất cả nhận thức, xúc động và thái độ của đứa trẻ trong liên hệ tay ba này. Mặc cảm Oedipus còn bao gồm sau đó những đê đập tinh thần được thiết lập để ngăn đỡ, chống cự, đè nén những tình cảm này. Freud đã gọi mặc cảm này là “cốt lõi của những triệu chứng xáo động thần kinh” (the nucleus of the neuroses) và xa hơn thế, trí não con người vận hành trên cấu trúc trung tâm này.

Mặc cảm mang tên Oedipus Rex, vốn là tên nhân vật chính trong một bi kịch cổ Hy lạp của Sophocles – bởi định mệnh oan nghiệt khôn cưỡng, O. đã giết cha và lấy mẹ của chính mình (trong mù quáng – không tự biết).

Mặc dù lý thuyết thiết yếu liên quan đến sự phát triển đời sống tâm lý của đứa trẻ, nhưng lĩnh vực ứng dụng của nó mở rộng, nó có thể áp dụng vào tâm lý người trưởng thành và psychopathology, bởi vì tư cách ứng xử của người lớn hết sức chịu tác động từ những biến cố xảy ra trong thời thơ ấu, hơn nữa, một số những phương diện của lịch sừ loài người, luân lý, và tôn giáo sẽ được sáng tỏ khi áp dụng nó vào nhân loại học văn hóa – học con người về văn hóa – cultural anthropology.

Sự so sánh tương đồng của chúng ta, cho chắc chắn, không làm kiệt quệ bản chất yếu tính của tôn giáo. Nếu, trên một mặt, tôn giáo mang đến với nó những hạn chế có tính ám ảnh, làm chính xác như một cá nhân có xáo động thần kinh về ám ảnh, mặt khác, nó bao gồm một hệ thống những ảo tưởng về ước mơ với một sự mơ cùng với một từ chối [14] thực tại, chẳng hạn như chúng ta tìm thấy trong một hình thức cô lập, ở không đâu khác ngoài bệnh amentia [15], trong một tình trạng lẫn lộn của ảo giác đầy sung sướng hạnh phúc. Nhưng đây chỉ là những tương đồng, bằng sự giúp đỡ thấy trong đó, chúng ta nỗ lực để hiểu một hiện tượng xã hội; bệnh lý của cá nhân không cung cấp cho chúng ta với một đối tác đầy đủ hoàn toàn hợp lệ.

Đã được lập lại nhiều lần (bởi chính tôi và đặc biệt bởi Theodor Reik [16]) chỉ ra, trong rất nhiều chi tiết quan trọng, sự tương tự giữa tôn giáo và xáo động ám ảnh thần kinh có thể được theo dõi tường tận, và có bao nhiêu những đặc thù và những thăng trầm trong sự hình thành của tôn giáo có thể được hiểu trong ánh sáng đó. Và nó cũng tương ứng chặt chẽ với điều này là những tín hữu mộ đạo được giữ gìn với một mức độ cao chống lại nguy cơ một số bệnh thần kinh, sự chấp nhận của họ về xáo động thần kinh phổ quát đã miễn cho họ công việc xây dựng một xáo động thần kinh riêng cho cá nhân [17].

[14] [ Xem bài viết về “Fetishism” (1927c). p.153 đưới đây]

[15] [‘Meynert’s ametia’: một trạng thái của lẫn lộn ảo giác trầm trọng.]

[16] [Cf. Freud, ‘Obsessive Actions and Religious Practice’ (1907b) and Reik (1927).]

[17] [Freud thường nêu lên điều này trước đây: e.g. trong một câu thêm vào năm 1919 trong bài nghiên cứu về Leonard da Vinci (1910c), Standard Ed., 11, 123.]

Kiến thức của chúng ta về giá trị lịch sử của những học thuyết tôn giáo nào đó làm tăng lên sự tôn trọng của chúng ta với chúng, nhưng không làm mất hiệu lực đề nghị của chúng ta là chúng nên ngừng, thôi được đưa ra như là lý do cho giới luật của văn minh. Về mặt ngược lại! Những tàn dư xót lại của lịch sử đã giúp chúng ta nhìn những giáo lý tôn giáo, như chúng đã là, là những di tích xáo động thần kinh, và chúng ta bây giờ có thể biện luận rằng thời gian có thể đã đến, giống như nó đã trong một điều trị phân tích tâm lý, để thay thế những tác dụng của dồn nén bằng những kết quả của những hoạt động hợp lý của trí thức.

Chúng ta có thể thấy trước, nhưng khó mà hối hận, rằng một tiến trình nắn lại khuôn mẫu như thế, sẽ không dừng lại ở sự từ bỏ những biến hình nghiêm trọng của những giới luật văn hóa, nhưng đó là một sự xét lại tổng quát về chúng, sẽ có kết quả trong số đó, chúng sẽ bị chấm dứt, bị diệt đi cùng. Bằng cách này, công việc được bổ nhiệm của chúng ta về hòa giải con người với văn minh sẽ đạt được đến một mức độ lớn. Chúng ta không cần phải phàn nàn về việc từ bỏ sự thật lịch sử khi chúng ta đưa ra nền tảng hợp lý trí cho những giới luật của văn minh.

Những chân lý chứa đựng trong giáo lý tôn giáo, cuối cùng sau tất cả, là quá bị bóp méo và bị che dấu ngụy trang một cách hệ thống khiến đám đông nhân loại không thể nhận ra được chúng như sự thật. Trường hợp này tương tự như những gì xảy ra khi chúng ta nói với trẻ con rằng em bé mới sinh đã được con cò [18] bay đem đến. Ở đây, cũng thế, chúng ta đang nói sự thật trong y phục tượng trưng, bởi vì chúng ta biết con chim lớn ý chỉ cái gì.

[18] stork – loại chim chân dài, cánh dài, cổ dài thuộc loài lội nước với mỏ đen dài, thuộc gia đình Ciconiidae – giống như cò (cygogne). Ở phương Tây, trong gia đình, có tục nói dối với trẻ em – khi có một em bé mới được mẹ sinh – là em bé mới ra đời do một con cò bay đem lại, tránh đi vào giải thích chuyện sinh nở.

Nhưng trẻ con không biết điều đó. Nó nghe chỉ phần bị bóp méo của những gì chúng ta nói, và cảm thấy rằng nó đã bị dối gạt, và chúng ta biết thông thường đến đâu sự mất lòng tin của nó với những người lớn và sự lệch hướng (như ánh sáng qua thấu kính khác loại) của nó thực sự bắt đầu từ ấn tượng này. Chúng ta đã trở nên được thuyết phục rằng tốt hơn nên tránh những biểu tượng che dấu sự thật như thế trong những gì chúng ta nói với trẻ em, và không giữ lại một kiến thức với chúng về tình trạng chân thực của công việc tương xứng với mức độ trí tuệ của chúng [19].

[19] [ Freud về sau nêu lên sự khác biệt giữa những gì ông gọi là sự thật “vật chất” và “lịch sử” ( “material” và “historical”) trong nhiều đoạn. Xem, đặc biệt, đoạn G phần II của Luận thuyết III về Moses and Monotheism (1939a). Cf. cũng trong chú thích của người biên tập về chủ đề trong chương XII (C) của the PsychoPathology of Everyday Life (1901b)), Standard Ed., 6, 256.]

Lê Dọn Bàn tạm dịch


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.