Viên Ngọc Của Hoàng Đế

CHƯƠNG 3: HAI THÂN HÀO NÓI NHỮNG ĐIỀU TỐT VỀ NGƯỜI CHẾT



Địch công im lặng đứng nhìn xác người đánh chiêng thuyền số 9 nằm trên chiếc chiếu, trong một gian buồng nhỏ ở khán đài. Viên thanh tra pháp y ngồi bên cạnh. Ông này cũng đi xem cuộc đua nên đã có mặt ngay khi nạn nhân được đưa lên bờ. Giờ đây, ông ta khám xét kỹ lưỡng hơn nạn nhân.
Khi ông lang Biện thấy viên thanh tra cho một chiếc que nhỏ bằng bạc vào miệng nạn nhân, ông Biện tách khỏi ông Khấu để đi đến bên Địch công, nói giọng bực bội:
– Chúng ta chỉ mất thì giờ thôi! Thưa Đại nhân! Tôi tin chắc là hắn bị bệnh tim. Triệu chứng quá rõ!
Địch công chặn ngang:
– Ta hãy đợi kết quả khám nghiệm của ông thanh tra.
Địch công nhìn xác chết. Một thân hình lực lưỡng, một mảnh vải quấn ngang hông. Mặc dù nét mặt nạn nhân bị méo xệch, nhưng chiếc trán rộng và các nét ở mặt hoà hợp, chỉ rõ anh ta thuộc tầng lớp có học. Thường thường thì các tay chèo được thuê trong lớp người làm công hoặc phu khuân vác.
Khi viên thanh tra đứng lên, Địch công hỏi:
– Tại sao ông cho là bị đầu độc? Ông đã nghe thấy ông lang Biện chấn đoán: nạn nhân chết vì bệnh tim?
– Ngoài những triệu chứng về bệnh tim, tôi còn thấy những chấm đỏ ở đầu ngón tay, ngón chân nạn nhân. Và tôi vừa kiếm tra lưỡi thì thấy lưỡi có những vệt đen. Tôi là người phương nam, nên biết thổ dân miền núi ở đó có loại thuốc độc để lại những dấu tích kể trên. Qua khám nghiệm, tôi đoán chắc là nạn nhân đã bị đầu độc bằng loại thuốc đó.
Ông Biện cúi nhìn xác chết. Ông thanh tra dùng chiếc que bằng bạc cạy mồm nạn nhân đế ông Biện nhìn thấy các vết đen ở lưỡi. Ông Biện gật đầu nhận lỗi.
– Ông thanh tra nói đúng. Tôi đã nhầm. Giờ tôi mới nhớ ra là đã đọc qua bài viết về kết quả của loại thuốc độc ấy. Nếu lúc đói mà bị đầu độc thì các triệu chứng hiện lên sau mười lăm phút; còn nếu bị trong khi chè chén no say thì phải trên một tiếng hoặc lâu hơn nữa, các triệu chứng mới xuất hiện.
– Người đánh chiêng này là ở thuyền ông, có lẽ anh ta là người làm công cho ông? – Địch công hỏi.
– Không ạ, thưa Đại nhân. Đó là một nho sinh nghèo, tên là Đồng Mai. Khi cửa hiệu tôi có nhiều việc tôi thuê anh ta làm trong những ngày đó.
– Anh ta không có gia đình ở đây?
– Mấy năm trước, thưa Đại nhân, anh ta sống với cha mẹ ở quận ta trong một ngôi nhà đẹp. Rồi thì ông bố làm ăn thua lỗ và phá sản, bỏ lên phương bắc về quê nhà, chỉ còn anh ta ở lại đây. Anh ta hy vọng vừa đi học, vừa kiếm việc làm đế có thể đạt được bằng của trường Khống Tử ở địa phương này, trước khi quay về quê với bố mẹ. Anh ta vui tính, gần gũi với mọi người, thích chơi thế thao, nhất là môn võ. Các người làm công cho tôi rất mến anh ta, vì thế nên để anh ta giữ chân đánh chiêng.
Ông Biện dừng lời, buồn rầu nhìn xác Đồng Mai.
Ông Khấu nhận xét thêm:
– Anh ta biết cách giúp đỡ người khác. Bố anh ta biết rất nhiều về các loại đồ cổ, anh ta cũng thừa hưởng được khá nhiều hiểu biết về đồ cổ của ông bố.
Địch công hỏi ông Khấu:
– Làm sao ông lại quen biết anh ta?
– Anh ta thỉnh thoảng có tới chỗ tôi, thưa Đại nhân. Khi thì mang đến một đồ sứ đẹp, hoặc một đồ đồng cổ và lấy giá rẻ. Tôi đồng ý với ông Biện: anh ta là một chàng trai đáng yêu.
Địch công nhận định:
– Điều ấy cũng không loại trừ kẻ nào đó muốn ám hại anh ta. Các ông có biết anh ta có kẻ thù nào không, vì lý do này hay vì lý do gì khác?
Hai ông Biện và Khấu đưa mắt nhìn nhau.
Rồi ông Biện trả lời:
– Không ạ, thưa Đại nhân. Nhưng tôi cần nói thêm: anh ta hay giao du với những người khác thường, như các kẻ lang thang, các chủ lò võ… Cũng có thể là do một vụ đánh lộn nào đó.
Ông ta bỏ lửng câu nói. Địch công nhận thấy ông ta mặt xanh xám, thái độ cáu kỉnh. Có thể cái chết của người giúp việc công nhật đã gây cho ông ta một cú sốc; hay là vì do sự chẩn đoán sai của ông ta, mà ông ta như vậy? Địch công hỏi ông Khấu:
– Anh Đồng ở đâu?
– Ở khu tây nam, gần phố Bán Nguyệt, tôi không biết địa chỉ chính xác. Nhưng có thể hỏi anh Hạ Quảng là bạn anh ta. Hạ cũng là một nho sinh và cũng tập võ, cũng thích các đồ cổ như Đồng. Hai người này ở chung trên gác nhỏ của một hiệu tạp hoá ở phố đó.
Địch công ra lệnh cho viên thanh tra đi tìm Hạ Quảng. Ông Biện nói ngay:
– Anh ta vừa đi về phía Cửa Nam, tôi gặp anh ta khi tôi tới đây. Anh ta có một vết sẹo dài ở má trái.
– Thôi được rồi! – Địch công gật gật đầu. Ông đã nhận thấy ông Khấu chân cứ nhấp nhỏm như muốn đi khỏi đây. vẻ mặt vẫn hình thường, ông nói tiếp:
– Thế này nhé! Tôi sẽ mở cuộc điều tra. Hai ông không được lộ ra đây là một án mạng, mà nói là tai nạn, do tim đột trụỵ. Sớm mai hai ông cần có mặt ở nha phủ. Lão Hồng! Hãy tiễn hai vị ra về, và bảo viên đô đầu vào đây.
Khi khách đi khỏi, Địch công nói với viên thanh tra:
– Ta mừng là vì ông có tay nghề cao. Nếu ông không có mặt ở đây, thì ta tin vào chấn đoán của ông Biện, cho vụ án mạng này chỉ là một tai nạn, và vụ việc coi như đã giải quyết.
Viên thanh tra vui mừng vì được cấp trên khen, kính cẩn tạ ân và ra về. Lúc đó còn một mình, Địch công hai tay chắp sau lưng đi đi lại lại. Lát sau, viên đô đầu và lão Hồng đi vào.
Địch công nói với viên đô đầu:
– Quần áo của nạn nhân đâu?
– Chúng ở ngay đây, thưa Đại nhân – Viên đô đầu lấy từ chiếc túi đặt ở dưới bàn, mở ra – Đây là quần và thắt lưng, xà cạp của anh ta, đây là áo ngoài tìm thấy dưới chiếc chiêng trên thuyền.
Địch công thò tay vào tay trái chiếc áo, rút ra một giấy căn cước mang tên Đồng Mai, và hai đồng bạc bọc trong khăn lụa.
– Lão Hồng, hãy chuyển tất cả về nha phủ. Còn đô đầu, hãy cho người trông giữ xác chết và đi tìm Hạ Quảng đế chốc nữa ta sẽ hỏi cung hắn ở nha phủ.
Lão Hồng đỡ mũ cánh chuồn khỏi đầu quan án sát và giúp ông cởi bộ phấm phục, rồi hỏi:
– Thưa Đại nhân! Kẻ nào có thế ám hại anh thư sinh Đồng? Tôi cứ tưởng…
– Bị ám hại à? – Một giọng khàn cất lên sau lưng hai người – Thế mà người ta nói với tôi là do tai nạn?
Địch công bực bội quay người lại, nhận ra một người cao lớn đứng ở cửa. Đó là ông Dương, chủ nhân một hiệu đồ cố nối tiếng của quận lỵ: nơi Địch công thường đến đế ngắm nhìn các đồ cố. Địch công cố nén sự bực bội, nhẹ nhàng trả lời:
– Đó là một vụ án mạng, ông Dương! Vì vậy mong ông đừng lộ ra.
Ông Dương con người cao lớn, nét mặt có góc cạnh, da sạm nắng, bộ ria và bộ râu hơi quăn; nhíu đôi lông mày sâu róm rồi nở một nụ cười đế lộ hàm răng đều đặn và trắng bóng.
– Xin vâng! Thưa quan án sát! Tôi đến đây để trình với đại nhân điều đã thực sự xảy ra: dân chài nói là Nữ thần Sông – Bạch thần – đã lấy mạng sống của hắn!
Địch công hỏi:
– Bạch thần à?
– Dân quê gọi Nữ thần Sông là Bạch thần, thưa đại nhân. Dân chài rất hài lòng vì có một người con trai chết trong cuộc đua thuyền, họ cho là Nữ thần đã nhận cống nạp, và như thế là suốt năm cá sẽ ngày một nhiều hơn.
Địch công nhún vai.
– Trong lúc này, chúng ta cứ đế tên sát nhân tin là nhà chức trách coi sự mê tín của dân chúng là đúng.
– Hắn ta bị ám hại bằng cách nào? Thưa đại nhân, tôi chả nhìn thấy máu me gì cả!
– Nếu ông muốn biết chi tiết, thì sáng mai ông đến dự cuộc hỏi cung. – Giọng Địch công chợt đanh lại – Chắc là ông quen Đồng Mai vì anh ta cũng biết về các đồ cố?
Ông Dương lắc chiếc đầu to xù:
– Tôi chỉ nghe nói về anh ta thôi, thưa đại nhân, và chưa gặp anh ta lần nào. Tôi có cách riêng của mình đế sưu tầm đồ cố, tôi không hề tiếc công sức đi lùng chúng: dù nắng dù mưa, tôi đi về thôn quê đế mua lại các đồ cố mà nông phu đào được. Vì thế tôi càng khoẻ mạnh và thường mua được các đồ cố chính thống. Hôm nọ…
– Thế thì có thể ông biết bạn của anh ta tên là Hạ Quảng!
– Không ạ, thưa đại nhân, rất tiếc là tôi cũng chưa gặp anh ta lần nào. – Trán ông Dương càng nhăn thêm – À, lúc nãy tôi nói là hôm kia tôi có tìm thấy một bức tranh cố ở chùa phía đông quận lỵ, chắc là đại nhân cũng sẽ thích thú. Nó được bảo quản rất tốt, và…
– Hôm nào đó tôi sẽ tới xem. Còn bây giờ, tôi rât bận, phải trở vê nha phủ ngay.
Nhà buôn đồ cố cúi chào và ra về.
Địch công nói với lão Hồng:
– Ta thích chuyện trò với ông Dương. Sự hiểu biết của ông ta về đồ cố rất sắc sảo. Ông ta say mê chúng. Nhưng hôm nay ông ta đến không đúng lúc.
Địch công đội mũ tròn lên đầu, buồn bã cười:
– Vì chúng ta cho các nha lại nghỉ, mai họ mới tới, nên chỉ còn hai ta phải vật lộn với vụ này. Chỉ có hai chúng ta thôi!
Lão Hồng suy nghĩ rồi nói:
– Rất tiếc là Mã Long và Thiệu Tài lại đi cùng với Đào Cang! Đào là con người thích hợp với các vụ án đầu độc!
– Ông bạn già, đừng quá lo lắng! Chúng ta sẽ thành công, nhất định là như vậy. Giờ ta đi ngựa tới cầu Đá, chắc chắn là thuốc độc được cho vào thức ăn hoặc rượu của Mai, trong bữa tiệc thết đãi các tay đua thuyền. Ta đến đó để tìm hiểu thêm. Còn lão thì đến miếu Khổng Tử, hỏi họ về nho sinh Đồng Mai, về cả bạn anh ta là Hạ Quảng nữa. Lão sư Nguyên Giang là một người hiếu biết về tâm tính con người. Ta muốn biết ý kiến của lão sư về hai nho sinh đó. Sáng mai, ta lại gặp nhau ở thư phòng sau bữa điếm tâm.
Khi xuống cầu thang, Địch công nói thêm:
– Nhớ rẽ qua nha phủ báo cho quản gia bấm lại với các phu nhân là tối nay ta về rất muộn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.