BÍ MẬT NGÔI NHÀ NGHỈ

HỘP SÔ-CÔ-LA



Nó là một đêm tàn bạo. Bên ngoài gió rít ghê rợn, mưa rào đập những hạt nặng lộp bộp lên cửa sổ.
Ông Poirot và tôi ngồi trước lò sưởi, chân duỗi ra phía ánh lửa đang nhảy múa vui vẻ trong lò. Giữa hai chúng tôi là một cái bàn nhỏ. Bên chỗ tôi ngồi còn một ít rượu pha đường hòa nước nóng cẩn thận, bên ông Poirot là một cái tách dày, đầy sô-cô-la, thứ mà mướn tôi một trăm bảng để uống tôi cũng từ chối! Ông Poirot thì cứ nhấp từng ngụm nhỏ chất nước màu nâu, đặc sánh đựng trong cái tách sứ Trung Quốc, tỏ vẻ hài lòng lắm.
– Cuộc đời vẫn đẹp sao! – Ông thì thầm.
– Phải, đó là điều tốt của một thế giới già – Tôi tán thành – Như tôi ở đây cũng có một công việc, một công việc khá tốt! Còn ông ở đây, là một người nổi tiếng…
– Ái chà, tôi xin anh bạn! – Ông ta phát biểu.
– Nhưng ông như thế thật mà. Quá đúng nữa là khác! Khi tôi nghĩ lại trên quãng đường dài đầy thành công của ông, tôi tuyệt đối kinh ngạc. Tôi tin rằng ông không biết thất bại là gì.
– Poirot ta chỉ là một anh hề nguyên mẫu như có người đã nói thôi mà.
– Không hẳn, nhưng lắm khi là thế thật. Ông có bị thất bại lần nào không?
– Vô số lần, anh bạn ạ. Anh muốn nói tới cái gì vậy? Cơ hội tốt là đây này, nó không bao giờ kề bên anh đâu. Tôi được gọi đến tên cũng là quá muộn đấy. Rất bình thường đối với người khác thôi, khi họ bôn ba cho một mục đích nào, họ đạt được ngay mục đích đó. Hai lần tôi đã ngã bệnh ngay khi tôi nắm được chéo áo của sự thành công. Người ta phải coi thất bại là mẹ thành công, phải không anh bạn?
– Tôi không nói theo ý đó – Tôi trả lời – chính tôi muốn hỏi rằng ông có lần nào hoàn toàn thua cuộc, không làm sáng tỏ được một vụ nào do sai lầm của ông không?
– A, tôi hiểu rồi! Anh hỏi tôi có lần nào làm một việc mà bị đánh giá là ngu ngốc như một con lừa chứ gì, có phải anh muốn nói vậy không? Có một lần, anh bạn ạ… – Ông ta chậm rãi nở một nụ cười, nhưng tôi thấy có một vẻ suy tư hiện trên khuôn mặt ông ta – Phải, chỉ một lần tôi là một thằng điên.
Ông Poirot nói rồi bật ngửa người ra ghế ngồi.
– Này, anh bạn, tôi biết anh đã góp nhặt được mấy vụ thành công nho nhỏ của tôi. Anh cần phải tập hợp thêm một chuyện nữa cho bộ sưu tập của anh, đó là câu chuyện của một lần thất bại.
Ông Poirot chồm người ra phía trước để đặt thêm một khúc củi vào lò sưởi. Rồi ông ta cẩn thận phủi một ít bụi bám trên bàn tay khi cầm cái móc của lò sưởi, lại ngả người ra sau để bắt đầu câu chuyện kể.
– Chuyện này xảy ra ở Bỉ nhiều năm trước. Đó cũng là thời gian tại Pháp có cuộc đấu tranh gay gắt giữa chính phủ và phía nhà thờ. Ông Paul Déroulard là thứ trưởng, như người ta đã biết. Và chiếc ghế Bộ trưởng đang sẵn sàng chờ đợi ông ta. Ông ta thuộc một đảng phái chống Thiên Chúa giáo quyết liệt, điều đó càng dễ cho thấy một ngày không xa ông ta sẽ ngồi lên chiếc ghế này, tất nhiên là phải đối diện với mọi sự thù địch. Ông Laul này là một người rất khác thường. Dù ông ta không bao giờ uống rượu hay hút thuốc, thì ông ta vẫn không thận trọng với những thứ khác. Anh hiểu gì không, Hastings, đó là đàn bà… luôn luôn là đàn bà.
Ông Paul Deroulard lấy vợ rất sớm, một cô gái trẻ ở Brussels, người đã mang về cho ông ta một số của hồi môn béo bở. Chẳng nghi ngờ gì là số của cải này rất có ích cho sự nghiệp của ông ta, vì gia đình ông ta chẳng giàu có gì, dù theo một khía cạnh khác, ông ta đủ điều kiện để làm một Nam tước, nếu ông ta muốn. Hai người ở với nhau chẳng có đứa con nào, và hai năm sau đó thì cô vợ chết… vì bị té lầu. Trong số tài sản riêng mà cô vợ để lại cho ông ta còn có ngôi nhà ở đại lộ Louise tại Brussels.
Cũng tại ngôi nhà này, cái chết bất ngờ của ông ta đã xảy ra, và biến cố này lại trùng hợp với việc có sự trao ghế Bộ trưởng lại cho vị Thứ trưởng là ông ta kế nhiệm. Tất cả các báo đều có những bài viết dài về sự nghiệp đời người của ông ta. Còn cái chết của ông ta được biết là xảy ra bất ngờ đúng sau khi ăn tối xong, và được kết luận là do chứng suy tim.
Vào thời điểm đó, này anh bạn, như anh cũng biết tôi đang là thành viên của lực lượng thám tử Bỉ. Cái chết của ông Paul Deroulard không gây ấn tượng đặc biệt nào đối với tôi cả. Tôi thì như anh từng thấy… là một tín đồ Thiên Chúa giáo ngoan đạo, nên việc ông ta qua đời giống như là một điều may mắn cho tôi.
Rồi ba ngày sau, khi tôi bắt đầu được nghỉ phép ba ngày, tôi đã tiếp một người khách tại căn hộ riêng của tôi… một phụ nữ, mặt đeo mạng, nhưng hiển nhiên là một người rất trẻ và tôi lập tức nhận ra ngay đây là một cô gái trẻ mà thượng đế đã nặn không mắc một chút sai lầm nào.
– Ông là ông Poirot? – Cô ta hỏi bằng một giọng nói rất nhỏ nhẹ và ngọt ngào.
Tôi khom người cúi chào.
– Của cơ quan điều tra phải không ạ?
Tôi lại lần nữa khom người xuống. – Xin mời cô ngồi, rất hân hạnh, thưa cô. Tôi nói.
Cô ta ngồi xuống và cởi mạng che mặt. Khuôn mặt cô ta thật đẹp, dù cho nước mắt có làm hại đôi chút, chắc cô ta hay khóc vì dễ mủi lòng.
– Thưa ông – cô ta nói – Tôi hiểu rằng ông đang được nghỉ phép. Vì thế ông được tự do để nhận hoặc không nhận giải quyết vì việc riêng tư này. Xin ông biết cho,vì tôi không muốn nhờ tới cảnh sát.
Tôi lắc đâu:
– Tôi chỉ sợ điều cô yêu cầu vượt khả năng của tôi thôi, thưa cô. Dù đang nghỉ phép, tôi vẫn là một cảnh sát.
Cô gái nhỏm người ra phía trước:
– Vậy xin ông vui lòng nghe câu chuyện này, thưa ông. Mục đích là tôi muốn nhờ ông điều tra một việc. Kết quả cuộc điều tra ông có toàn quyền để báo lại với cảnh sát. Nếu như sự thực mà tôi tin là có thực, chúng ta chắc sẽ cần tới bộ máy của pháp luật.
Điều cô ta nói có một cái gì rất ấn tượng khác thường trong sự việc nào đó, khiến tôi ngồi lại nghiêm chỉnh để nghe cô ta mà không ăn nói kiểu cách nữa.
Đôi má cô gái chợt ửng hồng:
– Xin cám ơn ông. Đó là việc tôi muốn nhờ ông điều tra giùm cái chết của ông Paul Deroulard.
– Làm sao? – Tôi ngạc nhiên hỏi.
– Thưa ông, tôi không biết gì cả… không biết gì theo trực giác của đàn bà, nhưng tôi tin chắc… tin chắc lắm, để tôi kể ông nghe… đó là ông Deroulard chết không bình thường!
– Nhưng còn kết luận của bác sĩ thì sao…
– Các bác sĩ có thể nhầm lẫn. Ông ấy rất khỏe mạnh và bình thường. Nên, thưa ông Poirot, tôi xin ông hãy giúp tôi…
Rồi cô gái gục đầu như sắp quỳ gối xuống trước mặt tôi, nên tôi cố dỗ dành cô ta bằng khả năng của mình.
– Tôi sẽ giúp cô, thưa cô. Tôi cảm thấy rằng cô lo sợ là không tìm ra nguyên nhân sự việc chứ gì, nhưng chúng ta sẽ tìm thấy. Nào, bây giờ cô hãy nói cho tôi nghe trước hết về những người cùng có mặt ở trong ngôi nhà đó đi.
– Tất nhiên là những người trong nhà cả thôi. Jeanette, Felicie và Denise, đầu bếp. Bà ta đã ở đó ba năm nay, những cô kia là gái nông thôn. Cũng còn có Francois, nhưng ông này là một người giúp việc đã già. Bà mẹ của ông Déroulard cũng sống ở đây với ông ta và tôi. Tên tôi là Virginie Mesnard. Tôi là đứa em họ khốn khổ của bà Déroulard quá cố, ở đó hơn ba năm qua. Bây giờ, tôi sẽ kể ông nghe sự việc ở trong ngôi nhà. Còn có hai người khách nữa.
– Họ là ai vậy?
– Ông De Saint Alard, một người láng giềng của ông Déroulard ở Pháp. Còn một người Anh là ông John Wilson.
– Kế hoạch của cô thì thế nào đây, thưa cô Mesnard?
– Nếu ông cần đến nhà để xem xét chừng nửa giờ, tôi có thể thu xếp lý do sự có mặt của ông. Có lẽ tốt hơn là tôi sẽ bảo ông là nhà báo từ Paris tới và có giấy giới thiệu của ông De Saint Alard. Bà cụ Déroulard đang bệnh, chắc sẽ không chú ý lắm tới việc này.
Dựa vào cách xếp đặt của cô gái ngây thơ này, tôi đã đến đó và sau khi trò chuyện với bà mẹ của ông cố Thứ trưởng, một bà có dáng rất quý phái và nghiêm khắc nhưng sức khỏe đang suy yếu, tôi được tự do đúng như dự đoán…. Đột nhiên Poirot quay qua hỏi tôi:
– Anh bạn ạ, tôi có cảm giác rất lạ, không biết anh có hình dung được những khó khăn trong vụ này của tôi không? Người đàn ông này chết đã ba ngày. Nếu không vì một nguyên nhân điên cuồng nào khác, thì chỉ có thể là vì… chất độc mà thôi! Tôi đâu được thấy xác chết nên không thể khám xét và phân tích được, cũng như không thấy được phương tiện nào để người ta sử dụng thuốc độc. Không có dấu vết gì cả, dù có thể để tôi nghĩ sai hoặc ngược lại mà cân nhắc. Ông ta có bị đầu độc không? Hoặc cái chết của ông ta là bình thường? Không có thứ gì để giúp tôi cả, tôi – Hercule Poirot này – đành phải quyết định làm những gì và bằng cách nào thôi.
Trước hết, tôi phỏng vấn những người ở trong nhà và được sự giúp đỡ của họ, tôi tóm tắt lại những gì trong buổi tối hôm đó. Tôi đặc biệt chú ý đến những món ăn bữa tối cũng như cách phục vụ. Món súp do chính tay ông Déroulard múc ra từ cái thố lớn. Tiếp theo là món thịt xắt lát mỏng và món thịt gà. Cuối cùng là món mứt trái cây. Tất cả các món được bày trên bàn và ông ta tự lấy cho mình. Vậy thì những món ấy không có thuốc độc, phải không anh bạn, bởi không thể chỉ một người trúng độc còn những người kia thì không!
Sau bữa ăn, bà cụ Déroulard đi về phòng nghỉ và cô Virginie Mesnard cũng theo bà ta. Cả ba người đàn ông theo ông Déroulard sang phòng làm việc, ở đây họ cùng nhau chuyện trò vui vẻ được một lúc thì bỗng nhiên ông ta ngã nhào xuống đất, không ai ngờ được. Ông De Saint Alard chạy ra kêu Francois đi gọi bác sĩ ngay. Ông ta bảo chắc bị nhồi máu cơ tim. Nhưng khi bác sĩ đến nơi thì đã quá muộn.
Ông John Wilson (được người ta biết đến trong những ngày này) cô Virginie giới thiệu với tôi là một người Anh trung tuổi, dáng người vạm vỡ. Ông ta có nhiều tài khoản gửi ngân hàng ở Anh và Pháp. Ông ta nói: “Mặt ông Déroulard tự nhiên đỏ bừng và ông ta ngã nhào xuống”.
Vậy là ở đó tôi không còn tìm ra điều gì khác nữa. Tôi đi vào chỗ xảy ra câu chuyện bi thảm này, đó là phòng làm việc và tôi được ở đó một mình như lời tôi đề nghị. Coi như không có gì để ủng hộ sự suy đoán của cô Virginie Mesnard. Tôi không thể không nói là tôi tin rằng cô ta bị ám ảnh thế thôi. Xúc động rất tiểu thuyết trước cái chết của người đàn ông này, nên cô không thể coi đây là trường hợp bình thường. Cũng có thể người ta gài sẵn kim tiêm thuốc độc dưới đệm ngồi của ông ta, nghĩ thế nên tôi bỏ ra mấy phút dò tìm nhưng chẳng có gì đáng chú ý. Vậy là tôi cũng không tìm thấy dâu vết nào ủng hộ cho suy đoán này. Tôi thả người ngồi xuống ghế trong tâm trạng thất vọng vô cùng.
– Hết rồi, tôi đành từ bỏ mọi hy vọng! – Tôi nói lớn – Không có dấu vết gì ở bất cứ chỗ nào. Mọi việc hoàn toàn bình thường.
Trong lúc nói vậy, đôi mắt tôi bỗng chú ý đến hộp sô-cô-la để trên cái bàn gần đó, tim tôi đập mạnh. Nó có thể không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết cho ông Déroulard, nhưng chiếc hộp được để ở đó là không bình thường. Tôi mở nắp ra. Hộp vẫn đầy, chưa ai sờ tới, không mất thỏi sô-cô- la nào cả… nhưng có một đặc điểm khiến tôi phải để mắt xem kỹ. Vì sao, anh biết không Hastings, đó là chiếc hộp màu hồng, nhưng cái nắp lại màu xanh. Bây giờ người ta thường thấy những dây thắt nơ màu xanh trên cái hộp hồng, hoặc ngược lại, còn cái hộp màu xanh này và nắp màu khác thì… không, dám chắc là… không có ai thấy bao giờ.
Tôi chưa thấy mấu chốt nhỏ này có ích gì cho tôi không nên tôi quyết định phải tìm hiểu tỉ mỉ theo thứ tự. Tôi rung chuông gọi Francois và hỏi có phải ông chủ của ông ta là người rất thích ăn của ngọt không. Một nụ cười buồn nở trên môi ông ta.
– Cũng là một kiểu chất độc được ưa chuộng đấy, thưa ông. Ông chủ luôn luôn có một hộp sô- cô-la để trong nhà. Ông cũng biết là ông ấy không uống bất cứ thứ rượu nào mà.
– Cái hộp này chưa ai chạm vào chứ? – Tôi mở nắp hộp ra cho ông ta xem.
– Xin ông tha lỗi, đấy chỉ là cái hộp mới nguyên mua vào ngày ông chủ mất, còn hộp kia gần hết rồi.
– Cái hộp kia cũng hết vào ngày đó phải không?
Tôi chậm rãi hỏi ông ta.
– Đúng vậy, thưa ông. Tôi thấy nó hết trong buổi sáng và tôi đã ném nó đi rồi.
– Ông Déroulard có ăn bánh kẹo suốt ngày không?
– Chỉ sau bữa ăn tối thôi, thưa ông.
Tôi bắt đầu thấy có một chút ánh sáng của vấn đề.
– Francois – tôi nói – ông có là người kín đáo không?
– Nếu điều đó là cần thiết, thưa ông.
– Tốt lắm! Được rồi, tôi sẽ nói với ông điều này. Tôi là cảnh sát đây. Ông có thể tìm giúp tôi cái hộp ấy không?
– Không khó gì, thưa ông. Chắc vẫn còn trong giỏ rác.
Ông ta bỏ đi và mấy phút sau trở lại với cái vật đã bỏ đi đó. Nó cũng giống như cái hộp tôi đang cầm trên tay, chỉ khác là hộp màu xanh nhưng nắp lại màu hồng. Tôi cám ơn Francois, yêu cầu ông ta giữ kín việc này, rồi tôi rời khỏi nhà ở đại lộ Louise, không tiếp tục tìm hiểu gì nữa.
Tôi đến xin gặp người bác sĩ đã được gọi tới nhà ông Déroulard hôm ấy. Với ông này, công việc của tôi khó khăn hơn. Ông ta lẩn tránh rất khéo léo sau bức tường ngôn ngữ, và tôi thú vị thấy rằng ông ta không đủ tự tin đối với vụ việc này.
– Sự cố này vẫn thường xảy ra trong nhiều trường họp khác nhau – Ông ta nhận định như vậy khi tôi cố xoa dịu ông ta – Bị một cơn giận đột ngột, một cảm giác quá mạnh mẽ… sau một bữa ăn quá no, có thể hiểu là khi có một cơn thịnh nộ, máu dồn lên đầu, và thế là… tiêu! Ông phải biết vậy mà.
– Nhưng ông Déroulard đâu có gì để xúc động quá đáng.
– Không ư? Tôi dám chắc rằng ông ây đã cãi nhau dữ dội với ông De Saint Alard.
– Sao phải cãi nhau?
– Thực tế là vậy – Ông bác sĩ nhún vai – Ông De Saint Alard là một tín đồ Thiên chúa giáo cuồng tín, phải không nào? Tình bạn của họ bị rạn nứt từ vấn đề đối lập giữa nhà thờ và Chính phủ. Không ngày nào mà họ không tranh luận. Đối với ông De Saint Alard, ông Déroulard là một kẻ chống Chúa.
– Đây là một khía cạnh không ngờ, tôi lại có thêm được một việc để suy nghĩ.
– Xin cho tôi được hỏi bác sĩ một câu nữa: Có thể nào tiêm thuốc độc vào trong thôi sô-cô-la không?
– Tôi tin rằng có thể được. – Ông ta chậm rãi nói – Acid prussic nguyên chất sẽ được giữ lại trong trường hợp nó không đủ điều kiện để bốc hơi, và một giọt nhỏ thứ này có thể nuốt vào mà chẳng nhận ra mùi vị khác thường… nhưng nó không hoàn toàn giống như lý thuyết đâu. Một thỏi sô-cô-la giữ nguyên chất morphine hoặc chất độc strychnine hơn… Nét mặt ông ta có vẻ nhăn nhó – Ông nhận thức được rồi chứ, thưa ông Poirot, cắn một miếng cũng đủ! Một người không thận trọng sẽ không do dự hay khách sáo bao giờ.
– Xin cám ơn bác sĩ.
Từ chỗ nhà ông bác sĩ ra, tôi đến những nhà thuốc, đặc biệt là những nhà thuốc gần đại lộ Louise. Thật tiện khi mình là một cảnh sát. Tôi được thông tin đầy đủ những gì tôi muốn biết mà không gặp trở ngại nào. Có một nơi tôi nghe được việc người ta có cung cấp cho nhà đó vài thứ chất độc. Đó là đơn thuốc nhỏ mắt có chất atropine sulphate cho bà cụ Déroulard. Atropine là loại chất độc cực mạnh nên tôi đã hết sức phấn chấn với thông tin đó, nhưng triệu chứng bị ngộ độc atropine thì liên kết chặt chẽ với những thứ có chất ptomaine và không giống như những gì tôi tìm kiếm trong cuộc điều tra này. Ngoài ra, người cần đơn thuốc đó là một bà cụ. Nhiều năm nay, bà cụ Déroulard bị đục thể tinh thể cả hai mắt.
Tôi thất vọng quay ra nhưng có tiếng người dược sĩ gọi tôi lại.
– Xin chờ một chút, ông Poirot. Tôi nhớ rồi. Một cô gái đã cầm đơn thuốc này, cô ta nói đại khái là cô ta phải tới một hiệu thuốc người Anh. Ông có thể thử tìm xem.
Tôi nghe lời khuyên ấy. Một lần nữa bắt buộc tôi phải bộc lộ chân tướng viên chức của mình. Và tôi thu lượm được tin tức tôi cần biết. Một ngày trước khi ông Déroulard chết, họ tiếp một đơn thuốc của ông John VVilson. Nhưng ở đó không có đủ dược liệu để bào chế. Họ chỉ có mấy viên trinitrin thôi, Tôi đòi họ cho tôi xem qua. Họ cho tôi xem và tim tôi đập dữ dội… những viên nhỏ nhỏ đó giống hệt sô-cô-la.
– Có độc không? – Tôi hỏi.
– Không, ông bạn.
– Ông có thể nói cho tôi biết công dụng của nó không?
– Nó làm giảm huyết áp. Làm rối hệ thống tuần hoàn máu… tức ngực chẳng hạn. Còn gây nên chứng xơ cứng động mạch.
Tôi ngắt lời ông ta;
– Tôi tin! Chuyện vơ vẩn này chưa nói với tôi được điều gì. Thế nó có làm người ta đỏ bừng mặt lên không?
– Chắc chắn là có.
– Nếu như tôi nuốt mười… hai mươi viên thuốc nhỏ đó thì có gì xảy ra?
– Tôi không khuyên anh làm như vậy đâu – Ông ta lạnh lùng trả lời,
– Ông nói nó không độc mà.
– Có những thứ không ai gọi là độc nhưng nó có thể làm chết người – Ông ta vẫn nói như trước.
Tôi phấn chấn rời khỏi tiệm thuốc. Cuối cùng thì mọi việc bắt đầu tiến triển đây.
Bấy giờ tôi biết rằng John Wilson có ý đồ phạm tội… Nhưng do động cơ gì? Ông ta đến Bỉ vì có công việc, và ông ta đã nhờ ông Déroulard, người mà ông ta biết sẽ dễ dàng thu xếp cho ông ta. Không được như mong muốn thì cái chết của ông Déroulard rất có lợi cho ông ta. Hơn nữa, tôi khám phá ra một việc khi gọi về Anh, tôi biết vài năm trở lại đây ông ta bị yếu tim, thường nhất là bị đau vùng ngực. Vì thế ông ta thực sự cần có những viên thuốc này. Ngoài ra, tôi nhận xét là có ai đó đã đến chỗ hộp sô-cô-la; mở nhầm cái hộp còn nguyên, lại mở tiếp cái hộp kia, lấy ra thỏi sô-cô-la cuối cùng, nhét vào trong đó một lượng lớn thuốc viên có chất trinitrin vì thỏi sô-cô-la khá lớn. Tôi nghĩ rằng hai mươi đến ba mươi viên vẫn có thể nhét vào một thỏi được. Nhưng ai làm cái việc này.
Có hai ông khách ở trong nhà. John Wilson thì có món thuốc đó. De Saint Alard thì có động cơ. Nhớ lại đi, ông ta là một người cuồng tín, và không có sự cuồng tín nào như của một tín đồ cuồng tín cả. Có thể ông ta bằng cách nào đó đã lấy được những viên trinitrin do John Wilson cất giữ.
Còn một ý tưởng nhỏ khác đã có trong tôi. Sao, anh cười cái ý tưởng nho nhỏ của tôi hở? Tại sao Wilson phải kiếm thêm những viên trinitrin? Chắc chắn ông ta phải chuẩn bị đủ cho mình khi từ nước Anh sang đây. Thế là tôi đến nhà ở đại lộ Louise một lần nữa. Ông Wilson đi vắng, nhưng tôi đã gặp cô Felicie là người lo việc dọn phòng cho ông ta. Tôi cứ hỏi bừa rằng có phải mấy ngày nay ông Wil-son bị lạc mất lọ thuốc để trên giá rửa mặt hay không. Cô gái trả lời là điều đó thì có, với vẻ thẹn thùng, vì chính cô ta đã bị quở trách về việc ấy. Ông khách người Anh này cứ nghĩ rằng cô ta đã đánh vỡ lọ thuốc mà không dám nhận lỗi. Trong khi cô ta chưa hề chạm tay vào nó. Cô ta tiếc là sao ông ta lại không nghi ngờ gì đến cô Jeannette… là kẻ hay sục sạo các nơi mỗi khi cô ta không có việc gì để làm…
Tôi nói mấy lời an ủi cô ta rồi bỏ đi. Bây giờ tôi đã biết cái tôi cần biết. Nó giúp tôi làm sáng tỏ vụ này. Cái mà tôi cảm thấy cũng không dễ như vậy được, tôi có thể tin chắc là ông Saint Alard đã lấy lọ thuốc trinitrin trên giá rửa mặt của ông John Wilson, nhưng để chứng minh trước mọi người, tôi phải đưa ra được chứng cớ. Mà tôi không làm sao có được chứng cớ gì.
Lờ đi ư? Tôi rất tin… đây là một điều quan trọng. Anh có nhớ chúng ta gặp khó khăn như thế nào trong vụ Styles chứ, Hastings? Giờ lại một lần nữa, tôi biết vậy… nhưng tôi đã bỏ nhiều công mới tìm ra cái mắt xích này, hy vọng nối thành một dây đủ chứng cớ chống lại kẻ giết người.
Tôi cần phỏng vấn cô Mesnard. Cô ta vội đến gặp tôi ngay. Tôi hỏi địa chỉ của ông De Saint Alard. Có sự bối rối hiện ra trên nét mặt của cô gái.
– Sao ông lại muốn có địa chỉ ấy, thưa ông?
– Thưa cô, điều đó là cần thiết.
Cô ta có vẻ nghĩ ngợi và… thấy khó nói.
– Ông ấy sẽ không nói gì với ông đâu. Ông ta là người có những ý nghĩ không giống ai trên thế giới này. Ông ta chẳng chú ý gì đến những việc xảy ra ở chung quanh ông ta cả.
– Cũng có thể, thưa cô. Tuy nhiên, ông ấy cũng là bạn cũ của ông Déroulard. Có thể có những điều ông ấy sẽ nói với tôi… những việc đã qua… giận hờn trước đây… những mối tình xưa, chẳng hạn.
Cô gái mím môi nghĩ ngợi một lúc:
– Để ông vui lòng… nhưng,., nhưng mà… bây giờ tôi cảm thấy tôi đã nhầm lẫn. Cũng rất tốt khi ông đồng ý giúp tôi công việc này, nhưng vì tôi bối rối quá… hầu như khi đó tôi quá quẫn trí. Còn bây giờ tôi thấy không có sự bí ẩn nào để tìm hiểu nữa. Thôi xếp vụ này lại đi, tôi xin ông, thưa ông Poirot.
Tôi nhìn sát gần cô ta:
– Thưa cô – Tôi nói – cũng đôi khi thật khó cho một con chó đánh hơi được miếng mồi, nhưng khi nó tìm thấy được rồi, thì không có gì trên mặt đất này làm cho nó rời bỏ miếng mồi đó. Nếu đó là một con chó tốt! Còn tôi, thưa cô, tôi Hercule Poirot này, cũng là một con chó rất tốt.
Không nói tiếng nào, cô gái quay đi. Vài phút sau cô ta trở lại với cái địa chỉ viết trên một tờ giấy. Tôi rời khỏi nhà. Francois đợi tôi ở bên ngoài. Ông ta hồi hộp nhìn tôi:
– Có tin gì mới không, thưa ông?
– Có cũng như không, ông bạn ạ.
– Ôi! Ông Déroulard thật xấu số! Ông ta buồn rầu than – Tôi vẫn cũng có ý nghĩ như ông ấy. Tôi không lo gì cho mấy thầy tu. Không có gì để tôi phải nói thế trong cái nhà này. Những người đàn bà ở đây đều sùng đạo… có lẽ đó cũng là một điều tốt. Bà cụ rất ngoan đạo… và cô Virginie cũng vậy.
– Cô Virginie ư? Cô ta là một người rất ngoan đạo ư? Nhớ lại bộ mặt có nhiều dấu hiệu là người hay khóc khi tôi gặp cô ta lần đầu, tôi lại ngạc nhiên.
Có được địa chỉ của ông De Saint Alard, tôi không để phí thì giờ. Tôi đến ngay một chỗ cạnh lâu đài của ông ta ở Ardennes, nhưng mất mấy ngày tôi không tìm ra cớ gì để vào trong lâu đài đó. Nhưng cuối cùng tôi đã làm… anh biết gì không… làm một thợ sửa ống nước, anh bạn ạ! Đó là dịp may khi có chỗ rò rỉ ở một nơi gần với phòng ngủ của ông ta. Tôi lấy đồ nghề, tôi phải làm cho xong trong một tiếng đồng hồ và tôi biết tôi thừa khả năng để làm được rất tốt. Nhưng tôi thật khó biết cái tôi cần tìm ở đây là gì. Chỉ có một thứ cần có thì tôi không thể tin rằng mình sẽ tìm thấy. Đó là ông ta chắc không muốn gặp rủi ro nên khó vẫn còn cất giữ nó.
Rồi khi tôi nhìn thấy một cái tủ treo nhỏ trên giá rửa mặt bị khóa kỹ, tôi không thể nén được ước muốn nhìn xem trong đó cất những gì. Cái khóa rất dễ cạy. Cánh cửa bật ra. Trong tủ là những chai lọ cũ kỹ. Tôi lấy ra từng chiếc mà tay tôi hơi run. Bất ngờ tôi phải kêu lên. Cái gì anh biết không, anh bạn, thử tưởng tượng xem, tôi cầm lên một cái lọ thuốc nhỏ có dán cái nhãn của một nhà thuốc Anh. Trên đó có mấy chữ: “Thuốc viên Trinitrin. Mỗi lần uống một viên. John Wilson”. Tôi cố trấn tĩnh, đóng cánh cửa tủ lại, bỏ lọ thuốc vào túi, và tiếp tục sửa chỗ rò rỉ. Người ta phải làm việc có phương pháp là vậy đó. Rồi tôi rời khỏi lâu đài, đáp tàu hỏa về lại chốn quê hương của mình càng sớm càng tốt. Tôi dự định sẽ viết bản báo cáo vào buổi sáng thì thích hợp hơn, nhưng trong khi tôi đi vắng, có một bức điện gửi cho tôi. Điện của bà cụ Déroulard, nội dung mời tôi tới gấp nhà ở đại lộ Louise.
Francois ra mở cửa cho tôi.
– Bà cụ đang đợi ông.
Ông ta đưa tôi đến thẳng phòng bà Déroulard. Bà lặng lẽ ngồi vào chiếc ghế bành lớn. Không thấy bóng dáng cô Virginie Mesnard.
– Ông Poirot – Bà cụ lên tiếng – tôi vừa được biết ông không phải là nhà báo như trước ông nói. Ông là một sĩ quan cảnh sát.
– Đúng vậy, thưa bà.
– Ông đến đây vì muốn điều tra về trường hợp xảy ra cái chết của con tôi phải không?
Một lần nữa, tôi trả lời:
– Đúng vậy, thưa bà.
– Tôi rất vui nếu ông kể cho tôi nghe ông tiến hành công việc của mình được những gì rồi?
Tôi ngần ngại.
– Trước hết, tôi muốn biết vì sao bà muốn biết những việc làm này, thưa bà.
– Ý muốn của một người không còn sống lâu trên thế giới này.
Từng lời nói thốt ra đầy vẻ âm u làm tim tôi như cóng lạnh: Tôi không thể nói gì được.
– Vì thế, thưa ông, tôi muốn sớm được nghe ông kể với tôi chính xác việc gì ông đã tiến hành trong khi điều tra vụ này, tôi xin ông.
– Thưa bà, cuôc điều tra của tôi đã xong rồi.
– Con trai tôi thì sao?
– Bị giết một cách có tính toán.
– Ôug biết người đó là ai không?
– Tôi biết, thưa bà.
-Là ai?
– Ông De Saint Alard.
Bà cụ lắc đầu:
– Ông sai rồi. Ông De Saint Alard thì không thể dính vào những tội ác như vậy được.
– Nhưng bằng chứng đang ở trong tay tôi.
– Một lần nữa, tôi xin ông cho tôi nghe tất cả đi.
Lần này tôi vâng lời bà cụ, nói cho bà ta nghe từng bước tôi tiến hành để khám phá ra sự thực. Bà ta chú tâm lắng nghe. Cuối cùng, bà ta gật đầu.
– Đúng, đúng lắm, việc đúng như ông nói, nhưng trừ một thứ. Đó là không phải ông De Saint Alard giết con trai tôi. Mà đó là tôi, mẹ nó.
Tôi trố mắt nhìn bà ta. Bà ta tiếp tục gục gật cái đầu, rất tỉnh táo.
– Đó là thiện chí mà tôi muốn gửi tới ông. Đó cũng là ý muốn của thượng đế lòng lành khiến Virginie kể hết với tôi việc nó đã làm, trước khi nó vào tu viện. Xin ông nghe tôi kể đây, ông Poirot! Con trai tôi là một kẻ ác. Nó chống cả nhà thờ. Đời nó đầy tội lớn. Nó hành hạ những linh hồn hiền lành bên cạnh nó. Nhưng còn có một điều xấu xa hơn những điều này.
Một buổi sáng, tôi ra khỏi phòng mình trong căn nhà này. Tôi thấy con dâu của tôi đang đứng ở đầu cầu thang. Nó đang đọc cái thư. Lúc đó con trai tôi rình sau lưng nó. Một cú đẩy rất mạnh, con dâu tôi ngã xuống cầu thang, đầu nó đập vào những bậc thang bằng đá cẩm thạch. Khi người ta nâng nó lên thì nó đã chết. Con trai tôi là kẻ sát nhân, và chỉ mình tôi, mẹ nó, biết điều đó.
Bà cụ nhắm mắt một hồi:
– Ông không thể tưởng tượng nổi, thưa ông. Là tôi đau khổ và thất vọng đến mức nào đâu. Tôi phải làm gì đây? Tố cáo nó với cảnh sát chăng? Chính tôi không thể làm việc đó được. Bổn phận của tôi, nhưng con người bằng xương bằng thịt của tôi yếu đuối quá. Ngoài ra, liệu người ta có tin lời tố cáo của tôi không? Nhãn lực của tôi đôi lúc quá tồi… người ta có thể nói rằng tôi nhìn lầm. Tôi phải giữ im lặng. Nhưng lương tâm tôi không yên. Bằng sự im lặng, này, tôi cũng giống như một kẻ giết người. Con trai tôi thừa hưởng hết tiền của của vợ. Nó hoan hỉ như nhận được nhành nguyệt quế. Rồi tiến tới việc chiếc ghế bộ trưởng sẽ dành cho nó. Vậy là khuynh hướng bài xích nhà thờ của nó tăng lên gấp đôi. Còn con bé Virginie. Nó là một đứa con gái xinh đẹp khốn khổ, bản chất ngoan đạo, lại bị con trai tôi dụ dỗ. Nó có hấp lực lạ lùng và đáng sợ với đàn bà. Tôi thấy rõ việc gì sẽ đến. Tôi không có quyền ngăn cản. Nó không có ý định cưới con bé. Vậy mà con bé đã dâng hiến đời con gái của mình cho nó.
Và tôi đã thấy rõ con đường tôi phải đi. Nó là con trai tôi. Tôi đã cho nó cuộc đời. Tôi có trách nhiệm với nó. Nó đã giết chết phần xác của một người đàn bà, và bây giờ nó muốn giết chết một linh hồn khác nữa.
Tôi đến phòng ông Wilson, lấy lọ thuốc viên. Ông ấy có một lần tuyên bố những gì đựng trong đó đủ để giết chết một người đàn ông khỏe mạnh! Tôi vào phòng làm việc và mở chiếc hộp đựng sô- cô-la lúc nào cũng để ở trên bàn. Tôi mở nhầm cái hộp còn mới nguyên. Hộp kia cũng còn ở đó. Chỉ còn một thỏi trong đó. Đó là những việc làm quá đơn giản. Không ai trong nhà này ăn sô-cô-la, ngoại trừ con trai tôi và Virginie. Tôi phải giữ con bé ở lại với tôi đêm đó. Và tất cả đúng như tính toán của tôi.
Bà cụ dừng lại, nhắm mắt chừng một phút rồi mở mắt ra.
– Ông Poirot, tôi ở trong tay ông. Người ta cho biết tôi cũng còn sống không được mấy ngày nữa đâu. Tôi thật tâm muốn được trả lời trước Chúa về những hành vi của tôi. Tôi cũng phải trả lời trước cõi trần gian này chứ!
Tôi vô cùng ái ngại.
– Nhưng cái lọ đã hết, thưa bà. – Tôi muốn biết rõ hơn nên hỏi – Sao lại do ông Saint Alard giữ?
– Khi ông ta đến từ giã tôi, thưa ông, tôi đã lén bỏ vào túi ông ta. Tôi không biết phải làm sao để thoát khỏi của nợ đó. Bởi tôi cũng không dám chắc với số lượng thuốc như vậy có đủ làm nó chết hay không, và nếu người ta tìm thấy lọ thuốc đã hết trong phòng tôi thì sẽ ngờ vực liền. Ông hiểu chứ, thưa ông – Bà Déroulard nhướn người thẳng lên – Đó không phải để làm người ta nghi ngờ ông De Saint Alard đâu! Tôi chả bao giờ mong làm như thế. Tôi chỉ nghĩ bọn giúp việc sẽ thấy cái lọ đã hết thuốc, thế là chúng phải vứt đi mà không hỏi ý kiến ông ta làm gì.
Tôi khom người xuống:
– Tôi hiểu rồi, thưa bà.
– Quyết định của ông thì sao, thưa ông?
Tiếng của bà ta thật quả quyết, rõ ràng, đầu bà ta cất cao như chưa bao giờ.
Tôi đứng lên:
– Thưa bà – tôi nói – tôi xin được vinh dự chúc bà một ngày tốt lành. Tôi đã xong cuộc điều tra của tôi… và tôi thất bại! Hồ sơ đã khép lại.
Ông Poirot im lặng một lúc rồi lặng lẽ tiếp:
– Bà cụ đã chết vào bảy ngày sau. Cô Virginie Mesnard đang thời kỳ tập sinh của tu viện, còn phải che mạng. Vậy đó, anh bạn, câu chuyện là thế đấy. Tôi phải nói rằng tôi đã không hình dung một cách nghiêm túc trong vụ này.
– Nhưng đó cũng chưa phải là thất bại cay đắng – tôi chân tình an ủi – Ông còn nghĩ gì khác hơn trong trường hợp này không?
– Ái chà, gì nữa ông bạn? – Ông Poirot kêu lẻn – Đó là anh chưa thấy gì phải không? Nhưng tôi đã ba mươi sáu lần làm thằng đần độn rồi. Cái đầu của tôi đã không làm hết chức năng của nó. Mất nhiều thời gian tôi mới thấy ra dấu vết của vụ này.
– Dấu vết nào nữa?
– Hộp sô-cô-la! Anh không thấy phải không? Với bất cứ ai còn đủ nhãn lực có thể mở nhầm hộp như vậy sao? Tôi hiểu bà cụ Déroulard bị đục thủy tinh thể… những giọt thuốc atropine bảo tôi như thế. Chỉ có một người trong nhà mắt sáng mà không thấy cái nắp đã bị đổi. Đó là cái hộp sô-cô-la khiến tôi lần theo dấu vết, nhưng chưa tới chỗ cuối cùng tôi đã sai lầm khi tin chắc là nhận định đó có ý nghĩa thực sự.
Về mặt tâm lý tôi cũng sai. Nếu ông De Saint Alard đã gây ra tội ác, ông ta không bao giờ giữ thứ tang vật là phương tiện gây án ấy với mình. Hiểu được điều đó cũng đủ chứng minh là ông ta vô tội. Tôi đã từng nghe cô Virginie nói rằng ông ta rất đãng trí. Tất cả những vấn đề khó khăn thì tôi đã thuật lại cho anh nghe rồi đó! Chỉ có mình anh mới được tôi kể lại chuyện này. Anh hiểu không, tôi không hình dung rõ rệt được những gì trong vụ này đâu! Một bà cụ già phạm tội bằng một cách đơn giản và rất thông minh, mà tôi, Hercule Poirot này là kẻ bị đánh lừa. Đúng thế thật! Nó làm cho tôi không sao hiểu nổi. Hãy quên nó đi. Hoặc là không… anh nhớ lại coi, như tôi mỗi lần nghĩ rằng tôi nổi tính tự cao… nó có quá đáng bao giờ đâu, nhưng nó có thể hiểu được là như thế.
Tôi cười thầm:
– Thôi được rồi, ông bạn, ông phải nói với tôi về cái “hộp sô-cô-la”. Đồng ý không nào?
– Thật là một sự mặc cả.
Rồi đầy vẻ trầm ngâm, ông Poirot tiếp:
– Sau cùng, đó là một kinh nghiệm! Tôi, kẻ không hề nghi ngờ những cái đầu siêu việt trong những xứ sở Châu Âu bây giờ có thể đủ súc cao thượng như thế.
– Cái hộp sô-cô-la – tôi lịch sự nhắc khẽ.
– Tôi xin lỗi, anh bạn.
Tôi nhìn khuôn mặt như ngớ ngẩn của ông Poirot, giống như lúc ông ta định chất vấn, làm tim tôi nghe thật hồi hộp. Tôi vẫn thường chịu thua dưới tay ông ta, nhưng tôi cũng vậy, dù không có một cái đầu siêu việt của người Châu Âu, tôi cũng có thể dư sức để làm một người cao thượng.
– Không gì đâu.
Tôi đốt một điếu thuốc rồi mỉm cười vì biết mình nói láo.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.