BÍ MẬT NGÔI NHÀ NGHỈ

TỜ DI CHÚC ĐỘC ĐÁO



CÔ Violet Marsh đã làm thay đổi được tình trạng tẻ nhạt trong công việc hàng ngày của chúng tôi. Ông Poirot đã nhận được một cái thư của cô nhờ giúp một việc khiến ông ta thấy rất hào hứng và năng nổ, ông liền trả lời với lời mời cô ta đến gặp ông vào lúc mười một giờ hôm sau.
Thế là cô ta đến chỗ chúng tôi, rất đúng giờ hẹn. Đó là một cô gái dáng cao ráo, rất đẹp, ăn mặc giản dị nhưng gọn gàng, thể hiện rõ một người có cách sống thực tế. Rõ ràng đây là một người dễ gần gũi với xung quanh. Tôi không hay ngưỡng mộ những người đàn bà quá tân thời, nên nhìn cô gái này, tôi không hề có chút ấn tượng xấu nào về nhân cách của cô ta.
Sau khi ngồi xuống ghế đàng hoàng, cô gái bắt đầu nói: “Việc của tôi có một tính chất bất thường, thưa ông Poirot. Tốt hơn là tôi phải kể cho ông nghe từ nguồn cội của câu chuyện này”.
“Xin cô cứ tự nhiên, thưa cô” – ông Poirot nói.
“Tôi là một cô gái mồ côi. Cha tôi và bác An- drew là con của một điền chủ nhỏ ở Devonshire. Trang trại đã cằn cỗi nên bác Andrew đã di cư sang Úc, nơi đất đai màu mỡ hơn, và nhờ biết khai thác có hiệu quả, bác tôi trở nên giàu có. Người em, tức là ông Roger, cha tôi, không mê trồng trọt. Ông lo học hành và từ cơ sở học vấn đó, ông xin làm thư ký trong một công ty nhỏ. Rồi ông cưới vợ, mẹ tôi là con gái của một họa sĩ, cũng nghèo. Cha tôi mất khi tôi vừa lên sáu. Đến năm tôi mười bốn tuổi, mẹ tôi cũng từ giã cõi đời để theo cha tôi. Họ hàng còn lại chỉ còn ông bác Andrew, người đã từ Úc trở về mua một miếng đất nhỏ tại Crabtree Manor là nơi ông bác tôi đã được sinh ra. Ông thương đứa cháu mồ côi, nên đem tôi về ở chung, lo lắng cho tôi thật chu đáo, coi tôi như con gái của ông vậy.
“Crabtree Manor, như cái tên gọi của nó, là một điền trang cũ kỹ. Nghề nông là thứ nghề có sẵn trong máu của bác tôi, ông nỗ lực đem những kiến thức nông nghiệp hiện đại ra áp dụng tại đây. Dù hết sức tử tế với tôi, song ông bác giàu có luôn thành kiến với cái tính hay nhõng nhẽo của phụ nữ. Bác tôi là người được học hành ít, nhưng lại có một đầu óc khác thường, ông xem thường tất cả những gì mà ông gọi là kiến-thức-sách-vở. Ông đặc biệt chống đối việc học hành của phụ nữ. Quan niệm của ông ấy là con gái phải học tề gia nội trợ. Và việc làm của một cô gái vắt sữa là có lợi cho gia đình, điều mà ít thấy sách vở nào có thể dạy tốt hơn. Ông khuyên tôi như vậy, đó là điều làm tôi chán ngán và buồn bực đến cay đắng. Tôi thẳng thừng phản đối ông bác. Tôi tin rằng mình cũng có một cái đầu tốt nhưng tuyệt nhiên không có chút tài năng nào với công việc nội trợ. Bác tôi và tôi đã nhiều lần tranh luận gay gắt về vấn đề này, và dù cho có những ràng buộc huyết thống giữa ông bác và tôi, song chúng tôi không ai nghe ai vì đều cứng đầu cứng cổ cả. Rồi tôi hết sức may mắn thi đỗ và có học bổng và như vậy là tôi dễ có cơ hội đi theo cách nghĩ của mình. Sự khủng hoảng là khi tôi kiên quyết bỏ đi lên Girton. Tôi có một ít tiền riêng do mẹ tôi để lại, đó là dịp để tôi quyết định dùng số tiền này, như Chúa đã ban ơn cho tôi. Lần ấy hai bác cháu tôi đã tranh luận với nhau rất lâu lần cuối cùng. Ông bác đặt vấn đề rõ ràng trước tôi, rằng ông ta chẳng có họ hàng nào khác ngoài tôi, và ông ấy dự định để tôi sẽ là người thừa kế duy nhất của ông. Như tôi đã nói, bác tôi là một người rất giàu. Nếu tôi cứ khăng khăng giữ tư tưởng “cách tân” của mình, tôi sẽ không có được một chút gì ở bác hết. Thế nên tôi phải cư xử với ông bác hết sức lễ độ, nhưng không phải là nhu nhược. Tôi vẫn luôn cho rằng bác là một người bảo thủ, nên tôi bảo ông là tôi phải biết lập thân ngay từ đầu. Chúng ta cần chú ý tới chỗ này. Lần cuối cùng bác tôi nói: Con khoái cái bộ tóc của con lắm hả, con gái? Bác không học sách nào, nhưng học tất cả, rồi một ngày bác sẽ làm gì đó để chống lại những ý nghĩ của con. Và chúng ta sẽ thấy những gì phải thấy.
“Đó là những gì xảy ra cách đây chín năm. Tôi đến nghỉ cuối tuần với bác mỗi khi có dịp, mối quan hệ bác cháu của chúng tôi rất thân mật, dù rằng quan niệm của bác chẳng thay đổi gì. Bác không hề quan tâm đến việc tôi được tuyển vào Đại học và cái bằng Cử nhân Toán của tôi. Trong ba năm trở lại đây, sức khỏe của ông kém dần, và rồi bác mất, cách đây một tháng.
“Bây giờ tôi xin đi thẳng vào lý do chính khiến tôi tới thỉnh vấn ông đây. Bác tôi đã để lại một di chúc rất khác thường. Theo những chi tiết trong đó, tài sản ở Crabtree Manor và những gì có ở đó đều giao cho tôi toàn quyền sử dụng một năm sau khi ông ấy mất… “Trong thời gian này, đứa cháu gái thông minh của tôi có thể chứng minh được sự thông tuệ của mình…” Di chúc viết như vậy. Cuối đoạn đó, ông bác tôi viết thêm: “Sự thông minh của tôi đã được chứng minh là phải hơn con cháu tôi”. Ngôi nhà và toàn bộ tài sản khổng lồ của bác tôi sẽ được chuyển giao cho các tổ chức từ thiện khác nhau, nếu tôi không thông minh”.
“Đó là khó khăn nhỏ đối với cô, thưa cô, khi thấy rằng chỉ có cô là họ hàng duy nhất của ông Marsh”.
“Tôi không nghĩ kỹ về việc đó. Bác Andrew đã tùng cảnh báo tôi nhưng tôi vẫn chọn con đường của tôi đi. Từ lúc tôi hết còn là một đứa con gái như ông ấy mong mỏi, ông ấy hoàn toàn tự do để lại tài sản của mình cho bất cứ ai mà ông ấy thấy hài lòng”.
“Chúc thư đã được thành lập bởi một luật sư chứ?”.
“Không, nó được viết tay trên một mẩu giấy dành cho viết di chúc và nhân chứng là hai vợ chồng người làm cho bác tôi vẫn ăn ở tại ngôi nhà đó”.
“Có thể có khả năng là di chúc bị đánh tráo?”.
“Tôi không nghĩ rằng có âm mưu gì để làm thế cả”.
“Cô thử nghĩ xem, nó giống như một trò thử thách để làm vui trên số tài sản của ông bác phải không?”.
“Chính xác thì ông nhìn điều đó như thế nào?”.
“Có thể thấy rõ ràng việc này mang một ý nghĩa” – ông Poirot suy nghĩ rồi nói – “Tại một ngóc ngách nào đó trong ngôi nhà của trang viện cổ lỗ đó, ông bác của cô đã chôn giấu một số tiền của, hoặc là một chúc thư thứ hai và để cho cô được một năm tận dụng khả năng thông minh của minh tìm ra chỗ ấy.
“Có lẽ đúng vậy, thua ông Poirot, tôi hết sức khâm phục sự suy đoán mau lẹ của ông, thực tình mà nói, đầu óc của ông lớn hơn tôi rất nhiều”,
“Vậy hả, cô quá tử tế nên nói thế thôi. Chất xám của tôi tùy thuộc vào cô đấy. Cô thử làm một cuộc tìm kiếm nào chưa?”
“Chỉ tìm lướt qua một lần thôi, nhưng tôi vô cùng kính phục ông bác của tôi về những khả năng bất ngờ làm cho việc thử tài này thành một việc khó tìm ra đáp số”.
“Cô có mang theo tờ di chúc hay bản sao của nó không?”.
Cô Marsh đưa tờ giấy đó qua bàn viết. Ông Poirot nhanh chóng xem kỹ rồi gật đầu.
“Đã làm tờ di chúc này ba năm qua, ngày Hai mươi lăm tháng Ba, và giờ viết là Mười một giờ sáng…. Điều này rất gợi ý, nó làm hạn chế phạm vi tìm kiếm. Nó bảo đảm cho chúng ta đi tìm một bản di chúc khác. Là một di chúc viết sau đó nửa giờ mới là một bản chính thức của di chúc này. Chà, thưa cô, đây là một đề tài thú vị và rất trí tuệ mà cô đã ban cho tôi. Tôi hết sức vui vẻ để sẵn sàng giải quyết. Hãy đề cao ông bác của cô là người có nhiều khả năng, nhưng chưa chắc ông ấy có được bộ óc giống như Hercule Poirot này!”.
(Quả thật, tính kiêu ngạo của ông Poirot lúc nào cũng là một cái tật ồn ào! Và có lẽ đại úy Hastings phải có một trái tim khỏe lắm mới chịu đựng được mà không nổ tung vì tức).
“Lẽ dĩ nhiên, lúc này tôi không vướng bận vụ việc gì, anh Hastings và tôi sẽ xuống Crabtree Manor tối nay. Hai vợ chồng người làm chứng cho ông bác của cô chắc vẫn còn ở đó chứ?”.
“Vâng, họ là Baker”.
Sáng hôm sau, chúng tôi bắt đầu cuộc tìm kiếm. Chúng tôi đến đấy quá nửa đêm hôm trước. Vợ chồng ông bả Baker đã nhận được điện tín của cô Marsh nên đã chờ để đón tiếp chúng tôi. Cả hai vợ chồng là người khá dễ chịu, ông chồng là một người gầy gò, má hóp; giống như một quả táo héo bị nhiều đốm bên ngoài, còn bà vợ thì trái lại, là một người nở nang, lặng lẽ như một người đàn bà vùng đất Devonshire vốn có.
Mệt mỏi vì cuộc hành trình và tám dặm đường đi từ ga đến đây, chúng tôi đi ngủ được ngay sau khi dùng món gà rán, bánh táo và kem đặc biệt của vùng đất Devonshire. Sáng ra, chúng tôi được mời dùng một bữa ăn sáng ngon tuyệt, rồi qua gian phòng nhỏ ốp gỗ, trước đây là phòng làm việc và phòng khách riêng của ông Andrew Marsh. Một cái tủ cửa cuốn chất đầy cứng những giấy tờ, được sắp xếp rất ngăn nắp theo từng thẻ phiếu, dựa sát tường, và một chiếc ghế bành bọc da thuộc khá lớn, cho thấy sự cô đơn của chủ nhân mỗi khi rảnh rỗi ngồi nghỉ ngơi. Một cái trường kỷ phủ vải hoa thì đặt sát tường đối diện và một cái cửa sổ thấp hút sâu, cũng được che lại bằng thứ vải hoa như vậy theo khiếu thẩm mỹ trang trí lâu đời.
“Chà, anh bạn này” – ông Poirot rít một hơi thuốc rồi nói – ”Chúng ta phải sắp xếp kỹ những gì cần tiến hành. Tôi đã đi hết một vòng tòa nhà này nhưng tôi có ý nghĩ rằng dấu vết đang nằm trong phòng này. Chúng ta phải xem qua tất cả những giấy tờ trong tủ kia một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Tôi không mong gì tìm thấy bản di chúc trong ấy đâu, nhưng những thứ đó giống như tia sáng dẫn dắt ta tới chỗ cất giấu cái ta cần tìm. Mà trước hết, tôi cũng muốn nghe một số thông tin, nhờ anh kéo chuông gọi giùm đi”.
Tôi làm theo lời ông ta. Trong khi chờ đợi, ông Poirot vẫn đi đi lại lại, trông ông ta có vẻ hài lòng lắm.
“Một người sống rất có phương pháp như ông Marsh này, cứ nhìn coi những hồ sơ, giấy tờ đã được sắp xếp ngăn nắp, và được đánh số thẻ hẳn hoi, rồi đến chìa khóa cửa từng chiếc tủ cũng có đính thẻ hết… thể nào cũng phải có một chiếc tủ sứ ở trong tường, và chính xác hơn thì cái tủ sứ chứa cái gì trong ấy. Cái đó mới thật là vui đấy. Không có gì ở đây làm rối mắt cả…”
Poirot bỗng dừng lại nửa chừng khi đôi mắt ông nhìn vào cái chìa khóa tủ hồ sơ, đã có nhiều bụi bám vào nó. Ông Poirot bước tới, rút nó ra khỏi ổ khóa. Trên đó có dán mấy chữ: “Chìa khóa tủ cuốn”, bằng nét chữ nguệch ngoạc, khác hắn cách viết nắn nót rất đẹp như những chìa khóa khác.
“Một sự khác lạ đây” – ông Poirot nói – “Tôi có thể rủa thầm ngay về cái này nếu chúng ta chưa biết gì về cá tính của ông Marsh. Nhưng có ai đó ngoài những người đã ở trong nhà này? Chỉ có Marsh và cô ta, nếu tôi không lầm, cũng là một người sống rất nghiêm túc và ngăn nắp”.
Nghe chuông tôi gọi nên ông Baker đã đến.
“Ông có thể nào cho mời bà vợ của ông cùng đến để trả lời một ít câu hỏi được không?”.
Baker bỏ đi ra một lúc sau ông ta trở lại cùng với bà vợ, hai tay của bà ta vội lau lên cái tạp dề và nét mặt của bà ta hết sức rạng rỡ.
Bằng mấy lời ngắn ngủi, ông Poirot nói rõ cho họ biết nhiệm vụ của ông ta khi đến đây. Hai vợ chồng Baker đột nhiên có vẻ hoảng sợ.
“Chúng tôi không muốn thấy cô Violet bày ra cái trò gì theo cái tật của cô ta” – người đàn bà nói ngay – “Sự hiểm độc khó chịu ấy để dành cho mấy bệnh viện mang đi hết đi”.
Ông Poirot đặt những câu hỏi. Và đúng ỉà ông bà Baker nhớ lại rõ ràng là mình có làm nhân chứng trên tờ di chúc. Trước đó ông Baker đã được Ông chủ sai đi đến thành phố gần đó để lấy hai tờ mẫu in bản di chúc.
“Hai tờ ư?” – ông Poirot gằn giọng hỏi.
“Phải, thưa ông, tôi nghĩ là để phòng hờ thôi, trong trường hợp ông chủ viết sai và cần sửa lại… Tuy nhiên, ông ấy không viết hỏng. Chúng tôi có ký tên vào một bản…”.
“Lúc mấy giờ của ngày hôm đó vậy?”.
Ông Baker gãi đầu, nhưng bà vợ thì nhanh miệng hơn.
“Sao vậy? Chắc chắn mà. Tôi vừa đặt món ca cao sữa lúc mười một giờ. Ông không nhớ sao? Mình đi trở xuống bếp thì nó cũng kịp sôi rồi”.
“Còn sau đó?”.
“Đâu khoảng một giờ sau. Chúng tôi phải trở vào phòng ông ấy lần nữa. Ông chủ nói: Tôi viết sai rồi, nên phải xé nó đi thôi. Tôi phải làm phiền hai người ký lại giùm tôi vậy, và chúng tôi lại ký. Sau đó, ông chủ có cho mỗi người chúng tôi một số tiền kha khá. Ông ấy nói: Tôi không di chúc cho hai người cái gì, nhưng năm nào mà tôi còn sống, hai người được tôi cho khoản tiền này, như là số vốn để sinh sống sau khi tôi chết. Tôi bảo đảm đã nói đủ hết”.
Ông Poirot muốn hỏi rõ: “Sau khi hai người ký tên lần thứ hai, ông Marsh đã làm gì? Ông bà có biết không?”.
“Ông ấy đi vào làng để trả tiền cho các cửa hàng buôn bán”.
Câu trả lời ấy không hứa hẹn cho chúng tôi được điều gì. Ông Poirot đưa ra cái chìa khóa để tìm hiểu thêm.
“Đây là chữ viết của ông chủ chứ gì?”.
Tôi có thể tưởng tượng ra, song vẫn rất ngạc nhiên đến ngẩn người khi Baker trả lời: “Đúng, thưa ông, đúng vậy”,
“Anh ta nói dối” – Tôi thầm nghĩ – “Nhưng tại sao anh ta nói vậy nhỉ?”.
“Ông chủ của anh có cho ai thuê nhà không?… Hoặc là trong ba năm nay có người lạ nào đến đây không?”.
“Không, thưa ông”.
“Không có người khách nào sao?”.
“Chỉ có cô Violet”.
“Không có người lạ nào khác vào phòng này chứ?”.
“Không, thưa ông”.
“Ông quên còn có mấy công nhân đến đây hả?” – bà vợ ông ta nhắc.
“Công nhân nào?'” – ông Poirot quay về phía bà ta – “Họ đến làm gì vậy?”.
Người đàn bà này giải thích rằng cách đây chừng hai năm rưỡi, ông ấy gọi thợ đến vì căn nhà phải sửa chữa. Vừa nói bà ta vừa quơ tay ra dấu những cái gì cần phải sửa. Bà ta nói có vẻ như cho rằng đó là cái ý muốn kỳ cục của ông chủ mà thôi chứ căn nhà đâu cần thiết gì phải sửa chữa. Trong thời gian ấy, có một số công nhân đã vào phòng làm việc, nhưng họ làm cái gì thì bà ta không thể nói dược, bởi vì ông chủ không cho phép vợ chồng bà vào phòng trong thời gian đang sửa chữa gì đó. Lẽ tự nhiên là họ cũng không thể nào nhớ tên công ty nào đã được thuê đến, ngoài một cái tên họ nghĩ là Ply- mouth mà thôi.
Khi hai vợ chồng, Baker rời khỏi phòng, ông Poirot bảo tôi: “Chúng ta tiến hành thôi, Hastings. Rõ ràng là ông ấy đã làm một tờ di chúc thứ hai, và rồi nhóm thợ của Plymouth đến để làm cho ông ấy một chỗ để giấu tờ di chúc ấy.
Thay vì để mất thì giờ xem xét sàn nhà và gõ lên tường, chúng tôi đi tới công ty Plymouth.
Chỉ phải mắc một vài khó khăn nhỏ, chúng tôi cũng có được cái điều cần biết. Sau khi hỏi một vài nơi, chúng tôi tìm ra công ty đã nhận làm cho nhà ông Marsh.
Những nhân viên ở đây là những người làm việc lâu năm, và chúng tôi dễ dàng tìm ra hai người đã từng tới làm tại nhà ấy dưới sự chỉ đạo của ông Marsh. Họ hoàn toàn nhớ rõ công việc mình đã làm. Trong số những công việc sửa chữa nhỏ, họ có tháo gạch của cái lò sưởi kiểu cổ, rồi cắt gạch lắp lại sao cho những kẽ hở không bị phát hiện. Lúc đặt viên gạch thứ hai mới thực sự phức tạp và ông chủ nhà lớn tuổi này tỏ ý khó chịu, mắng mỏ linh tinh. Người kể cho chúng tôi nghe sự việc đó là Goghan, một người cao và gầy, râu đã hoa râm, trông có vẻ là một người linh lợi.
Chúng tôi phấn khởi trở lại Crabtree Manor. Đóng cửa phòng làm việc lại, chúng tôi nhanh chóng dò tìm theo những chi tiết vừa được biết. Cũng thật
khó nhận ra kẽ hở nào của những viên gạch, nhưng khi chúng tôi ấn mạnh từng viên, thì thấy ngay một cái hốc.
Ông Poirot vội vàng thò tay vào trong đó. Bỗng nhiên vẻ mặt đầy tự mãn và kiêu hãnh của ông ta bỗng biến thành kinh ngạc. Những thứ mà ông ta cầm trong tay chỉ là những mẩu giấy cứng, bị xé vụn. Ngoài ra trong cái hốc không có gì khác.
“Quái lạ!” – ông Poirot có vẻ giận dỗi, kêu lên – “Có người đã ra tay trước chúng ta”.
Chúng tôi quan sát kỹ những mẩu giấy vụn. Rõ ràng chúng cũng chỉ là những mẩu giấy mà thôi. Một phần chữ ký của Baker còn ở đó, nhưng ghép lại, chúng tôi vẫn không thấy những chi tiết nào là một tờ di chúc cả.
Ông Poirot quỳ gối xuống. Cử chỉ của ông ta thật khôi hài, nếu chúng tôi không vượt qua được sự việc khó hiểu này.
“Tôi không hiểu được” – ông ta làu bàu – “Ai phá hủy cái này? Với mục đích gì?”.
“Vợ chồng Baker chăng?” – Tôi gợi ý.
“Tại sao? Một bản di chúc khác hơn bản kia sẽ có những khoản lời cho họ như cô Marsh vẫn giữ họ lại với cô, khác với việc chỗ này được giao làm tài sản riêng cho một bệnh viện nào đó. Vì sao một kẻ nào đó có thể ra tay trước để tiêu hủy bản di chúc này vậy? Vì lợi ích cho các bệnh viện ư… có lẽ đúng, nhưng người ta không thể ngờ tới việc bố trí cái hốc này”.
“Cũng có thể ông già đã đổi ý và chính ông ấy tiêu hủy nó đi” – Tôi đoán.
Ông Poirot đứng lên, cẩn thận phủi bụi trên hai đầu gối.
”Cũng có thể” – Ông ta nhận định – “Thêm lần này anh có óc quan sát nhanh nhạy đấy, Hastings. Thôi, chúng ta không còn gì để làm ở đây nữa. Chúng ta đã làm rõ những gì mà người quá cố ấy đã làm. Chúng ta cũng thành công trong việc vận dụng trí thông minh của mình để tìm ra cách xử trí của ông Andrew Marsh, nhưng bây giờ hiển nhiên là cô cháu gái của ông ấy cũng không có được cái gì khá hơn từ kết quả tìm tòi của chúng ta”.
Trở ra ga, chúng tôi cũng kịp đón chuyến tàu về London, dù không phải là chuyến tàu nhanh. Ông Poirot có vẻ buồn và bất mãn, Phần tôi, tôi cũng mệt mỏi, ngả người vào một góc. Bỗng nhiên, lúc tàu sắp sửa ra khỏi sân ga Taunton, ông Poirot hối hả bảo tôi, giọng hết sức khẩn trương:
“Nhanh lên! Hastings! Đứng lên và nhảy đi! Tôi muốn nói là nhảy đi!”.
Lúc nãy, tôi biết tàu vừa ghé một ga, giờ thì chúng tôi ở trên sân ga, đầu trần mà cũng chẳng có hành lý, tiếng còi tàu rúc lên trong đêm tối. Tôi nổi giận. Nhưng ông Poirot thì không chú tâm tới.
“Mình khờ dại quá!” – Ông ta kêu lên – “Khờ gấp ba lần! Tôi sẽ không lần nào nữa dám khoe khoang về cái bộ não của mình!”
“Công việc cũng đạt được kết quả, với mức độ nào đó” – Tôi gay gắt nói – “Giờ lại là việc gì thế?”.
Như mọi khi, lúc nào đang theo đuổi một ý nghĩ riêng, ông Poirot chẳng hề quan tâm gì đến tôi cả.
“Những quyển sổ mua bán… Tôi hoàn toàn không nghĩ đến chúng! Phải rồi, nhưng chúng ở đâu đây? Ở đâu nhỉ? Đừng lo gì nữa, tôi không thể sai lầm. Chúng ta trở lại đó ngay đi”.
Nói thì vẫn dễ hơn làm. Chúng tôi chỉ còn đón được chuyến tàu chậm để đến Exeter, và từ đấy, ông Poirot mới thuê được một chiếc ô tô. Chúng tôi tới Crabtree Manor thì trời gần sáng. Chúng tôi làm hai vợ chồng Baker rất ngạc nhiên khi đánh thức họ dậy. Không chú ý đến ai, ông Poirot phóng thẳng đến phòng làm việc.
“Tôi không được ngu ngốc đến ba lần, nhưng phải có một lần trong ba mươi sáu lần chứ, hở anh bạn?” – Ông Poirot bây giờ mới chịu hạ mình nói thế – “Nào, bây giờ bắt tay vào việc thôi!”.
Đi thẳng đến bàn viết, ông ta mở khóa, lôi ra một cái phong bì. Tôi nhìn ông Poirot không hiểu. Làm sao có thể hy vọng tìm thấy một tờ di chúc khổ giấy lớn trong cái phong bì nhỏ xíu kia? Rất là cẩn thận, ông ta cắt phong bì, xong lại lộn trái ra bằng cử chỉ hết sức vừa ý. Rồi ông Poirot đốt lửa thắp nến và hơ mặt trong của chiếc phong bì lên ngọn lửa. Một lát sau, sự lạ bắt đầu hiện rõ.
”Nhìn xem, anh bạn!” – Poirot lớn tiếng gọi.
Tôi nhìn. Có mấy dòng chữ viết tay của ông bác để lại tài sản cho cô cháu Violet Marsh. Đó là ngày 25 tháng 3, lúc 12 giờ30, nhân chứng là Albert Pike người làm bánh kẹo và Jessi Pike, vợ ông này.
“Nhưng có gì đâu là hợp pháp?” – Tôi nói vội.
“Từ xưa nay, theo tôi biết, không có luật sư nào chống lại việc anh viết tay khi lập di chúc bằng thứ mực pha chế bằng thuốc dể bình thường nó không hiện ra thành chữ được. Dụng ý của người lập di chúc đã rõ, đó là người thừa kế của ông ấy chỉ là người thân thuộc của mình. Nhưng sao ông ta thông minh quá thế! Ông ta đoán trước được rằng sẽ có cuộc lục soát để tìm kiếm, lần mò bởi một thằng khờ như tôi. Ông ấy đã có hai mẫu để viết di chúc, viết để vợ chồng người giúp việc ký đủ hai lần, rồi lại bỏ đi, viết di chúc thực sự bằng thứ mực mà ông ta pha chế đặc biệt lên mặt trong của một phong bì dùng rồi. Rồi ông ấy đi nhờ vợ chồng người làm bánh mứt ký như người làm chứng dưới chữ ký của mình, cất nó vào trong tủ bàn viết, khóa lại và tự cười thầm vì khoái chí. Nếu cô cháu gái tìm ra được mưu mẹo của ông ta thì có nghĩa là cô ta đã nghĩ đúng khi chọn lựa hướng đi của đời mình bằng một nền học vấn phức tạp, cô xứng đáng được nhận phần tài sản của ông bác”.
“Nhưng cô ta có tìm thấy đâu? ” – Tôi chậm rãi nói – “Điều đó có vẻ kém trung thực. Chỉ ông già này mới tìm được”.
“Không đâu, Hastings. Trí thông minh của anh vứt ra đường hết rồi sao? Cô Marsh hết sức thông minh, đầu óc sắc sảo của người phụ nữ như cô ta đã biết đặt sự việc này vào ngay tay tôi. Cô ta luôn luôn biết sử dụng kẻ có chuyên môn. Rồi cô ta sẽ biết sử dụng đúng những đồng tiền của mình”.
“Tôi ngạc nhiên… hết sức ngạc nhiên… là ông lão Andrew Marsh sẽ nghĩ sao, nếu ông ta còn sống nhỉ!”.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.