Bán Hàng Tức Thì

Chương 12



Mục đích của việc học là thay thế một cái đầu trống rỗng bằng một cái đầu khác sẵn sàng tiếp thu cái mới.

Malcolm Forbes (1919-1990), nhà xuất bản Mỹ

Có rất nhiều cách để chúng ta phát triển năng lực bản thân: tư vấn, đào tạo, hội thảo, thảo luận, tự học… Sự lựa chọn phương pháp rất quan trọng để làm nên thành công, đặc biệt là việc lựa chọn nơi đào tạo.

Thực ra việc học tập không chỉ là những gì diễn ra ở trên lớp mà còn là những kỹ năng và kiến thức được học viên áp dụng vào thực tế. Họ có sử dụng được những gì đã học không? Họ có tiến bộ hơn khi thực hành trong công việc không? Tất cả những điều đó là học. Dưới đây là phương pháp để đảm bảo việc học có hiệu quả: 1. Trước hết, cần biết chúng ta có thực sự cần có các khoá đào tạo chính quy hay không, hay có cách nào tốt hơn để phát triển những kỹ năng mới? Hãy cân nhắc các cách sau:

• học hỏi trong công việc từ những người đồng nghiệp hoặc những người trình độ cao hơn;

tham khảo sách giáo khoa hoặc sách tự học;

tìm kiếm thông tin trên mạng Internet;

học hỏi từ phần mềm vi tính hiện đại.

Nếu chọn cách dự hội thảo, chúng ta cần tìm hiểu xem công ty của mình có tổ chức các buổi đào tạo tại chỗ không. Các khoá đào tạo này có nhiều lợi ích:

Ở đó thông tin sẽ được phổ biến cho toàn thể công ty và những người cùng làm việc học hỏi kinh nghiệm của nhau. Cách này làm cho những kỹ năng sáng tạo được đưa vào thực tiễn dễ dàng hơn.

Chúng ta có một nhóm “những người giải quyết trở ngại”. Ngày làm việc sẽ là buổi học không ngừng.

Chúng ta và công ty của chúng ta sẽ đỡ lãng phí thời gian làm việc quý báu.

Nếu Ban giám đốc tổ chức hội thảo, điều này có thể báo trước một vấn đề nóng bỏng. Chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng nhận nhiệm vụ mà công ty giao phó.

3. Rất có ích khi tham gia các hội thảo ngoài những buổi mà công ty tổ chức. Ví dụ:

Chúng ta sẽ có được tầm nhìn rộng hơn. Bởi vì các cuộc hội thảo tại chỗ chỉ đào tạo chúng ta thực hiện những công việc mà công ty đang làm, còn những kinh nghiệm học hỏi ở bên ngoài sẽ giúp chúng ta thời những điều mà tất cả những người khác đang làm.

Chúng ta sẽ có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người, sẽ có được các mối quan hệ quý báu, chỉ cho ta thấy những điểm chung với những người khác trong lĩnh vực của mình. Và rất có thể nó sẽ mở ra nhiều lối tiếp cận mới mẻ tới các vấn đề, những sự việc chung mà chúng ta và cả công ty cũng chưa từng nghĩ đến.

4. Chuẩn bị cho hội thảo.

Hãy nghĩ xem chúng ta sẽ học hỏi như thế nào. Mỗi người có một cách khác nhau: – xem xét ví dụ và theo dõi màn hình minh hoạ

– nghe và hiểu lý thuyết

– tham gia các hoạt động và thực hành nhập vai

Hội thảo mà chúng ta sẽ tham gia có phù hợp với cách học đã chọn không? Nếu không, chúng ta có thể củng cố lại bằng các bài học ở nhà phù hợp với cách học của mình không? (và chúng ta có sẵn sàng làm những việc mới phát sinh hay không?) • Tìm hiểu về người giảng dạy. Bằng cấp của ông ấy không? Cách dạy của ông ấy thế nào? Điều này giúp chúng ta sẽ không bị bỡ ngỡ trước mọi tình huống có thể gặp phải.

Cần phải biết chúng ta cần gì. Chuẩn bị sẵn các câu hỏi. Hãy chủ động. Tất cả mọi người – chúng ta, giảng viên và các học viên khác sẽ đánh giá cao điều đó.

5. Có nhiều cách để chúng ta học hỏi kinh nghiệm tốt khi đang trong phòng học.

Hãy tập trung vào các mục tiêu của mình. Những thông tin nổi bật chắc chắn sẽ được nói đến. Hãy đặt những câu hỏi để giảng viên luôn tập trung vào các vấn đề mà chúng ta đưa ra.

Hãy gặp giảng viên vào giờ nghỉ giải lao nếu như cảm thấy mọi người không hứng thú lắm với vấn đề mà chúng ta đưa ra. Ông ấy sẽ rất vui vẻ tiếp chuyện, sẽ bị ấn tượng bởi sự quan tâm sâu sắc của chúng ta và sẽ vui lòng dành một chút thời gian để thảo luận về những vấn đề đó ngoài lớp học.

Ghi chép ngắn gọn. Tổng hợp lại từ đầu cho đến hết buổi thảo luận. Điều này bắt buộc chúng ta phải diễn đạt lại bằng lời của mình – bắt buộc chúng ta phải hiểu.

Đừng rụt rè. Tham gia vào thảo luận sẽ giúp chúng ta dễ dàng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Nên ngồi phía trên.

Đừng sợ những người khác có ý kiến phản đối mà hãy khuyến khích họ! Đừng dao động nếu ngay lần đầu chúng ta chưa đạt được gì. Hãy xem lại. Nếu chúng ta trở lại công ty và lặp lại sai lầm đó trong công việc thì sao? Chúng ta như đang loại bỏ những băn khoăn bứt rứt của mình.

Đừng sợ thử nghiệm những điều mới mẻ. Hãy cố gắng lên. Ở đây cho phép chúng ta làm điều đó vì nếu thất bại sẽ chẳng bị ai phạt cả.

Tìm kiếm những người đáng tin cậy và giữ liên lạc với họ. Mọi người có thể giúp đỡ và cho nhau những kinh nghiệm thực tiễn sau này. Hãy thu xếp buổi gặp đầu tiên ngay sau khi học xong.

Khi trở lại công ty, chúng ta nên tìm cách diễn đạt những kiến thức mới của mình với sếp. Vì tổng hợp lại thông tin tức là chúng ta đã biến nó thành của mình, và diễn đạt chúng dưới một áp lực nho nhỏ sẽ giúp chúng ta nắm vững hơn những vấn đề nổi bật.

Kẻ thất bại thấy khó khăn trong cơ hội

Người thành công thấy cơ hội trong khó khăn

Richard Bach, tiểu thuyết gia người Mỹ

Thành công đến trước hết nhờ có thái độ đúng đắn. Thái độ đúng đắn là một phần trong cách cư xử của bất cứ người bán hàng thành công nào và chúng ta nên coi đây là một số trong những câu thần chú.

Làm việc chăm chỉ. Hãy hết lòng vì công việc. Sớm bắt tay vào chuẩn bị cho mỗi ngày và làm cho đến khi công việc hoàn tất.

Yêu thích bán hàng. Yêu thích những gì chúng ta làm. Hứng thú và say mê những thành quả chúng ta đạt được.

Đừng bỏ cuộc. Nếu chúng ta bỏ cuộc ngay từ cuộc chiến đầu tiên hay khi gặp trở ngại đầu tiên thì chúng ta sẽ huỷ hoại sự nghiệp của mình.

Luôn luôn lạc quan. Coi những thất bại chỉ là tạm thời và tin tưởng những điều tốt đẹp hơn đang ở phía trước. Biết hài lòng với những gì chúng ta đã đạt được và hy vọng sẽ tiếp tục thành công.

Có kiến thức. Phải biết tường tận những đặc điểm, chức năng tiềm tàng của sản phẩm. Đồng thời biết rõ về ngành và sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh.

6. Không ngừng học hỏi. Học từ:

những thất bại của chính bản thân;

các khoá học;

khách hàng;

đọc sách;

triển lãm thương mại;

tạp chí bán hàng và kinh doanh (đặt mua).

Làm việc nhiệt tình. Thể hiện lòng say mê trong công việc, đối với công ty và đối với khách hàng.

Biết cảm thông. Thấu hiểu quan điểm của khách hàng.

Đặt mình vào vị trí của khách hàng để đưa ra các quyết định mang lại lợi ích cho họ.

Hãy là người có niềm tin. Biết nhìn nhận những điều tốt đẹp của bản thân, của gia đình, của sản phẩm, của công ty và của khách hàng.

Hãy tự tin. Thức dậy mỗi ngày, nhìn vào gương và nói rằng “Mình thật tuyệt vời”.

Làm việc với nghị lực cao. Hoàn thành mọi việc với niềm thích thú. Việc hôm nay chớ để ngày mai. Thực ra, ngày mai cũng là ngày hôm nay!

Lập thời gian biểu một cách chặt chẽ. Hãy tin vào nguyên lý Pareto: 80% thành công đến nhờ vào 20% những việc làm của bạn. Chính vì vậy, hãy để cho những công việc đó chiếm 80% thời gian của chúng ta. Nên uỷ quyền cho người khác làm những việc trực tiếp hoặc gián tiếp không hỗ trợ cho việc bán hàng. 13. Có tính hài ước. Những người bán hàng rất dễ mến vì họ thấy được mặt tốt đẹp hơn của cuộc sống. Hãy luôn tươi cười, thích lắng nghe và kể những câu chuyện hài ước. Nhưng nên nhớ là những những câu chuyện đó phải thật lịch sự, tế nhị.

14. Luôn tỏ ra tự hào khi đại diện cho tổ chức của mình.

“Ngày hôm trước là lịch sử đã qua.

Ngày mai là một điều bí mật.

Ngày hôm nay là một món quà.”

Eleanor Roosevelt (1884-1962),

Chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội thứ hai để lấy lại ấn tượng ban đầu tốt đẹp.

khuyết danh

Tôi không ủng hộ việc cứ thi thoảng lại thay đổi công việc, nhất là với những lý do không đâu. Mỗi nơi đều có những điểm chúng ta không thích. Nhưng nếu cơ hội đến, được thăng tiến, trách nhiệm lớn hơn, thu nhập cao hơn nhiều thì chúng ta cũng nên quan tâm tìm hiểu.

Nếu đã được hẹn phỏng vấn tức là chúng ta đã thực hiện được khá nhiều công việc. Chúng ta đã nghiên cứu, tìm tòi và vạch ra kế hoạch trước khi xin làm một công việc mới. Cuộc phỏng vấn là cơ hội để chúng ta vận dụng thật tốt những điều đó – và hãy làm cho cuộc đối thoại đó diễn ra suôn sẻ. Đừng uổng phí nó. Chúng ta không thể kiếm được công việc mới nếu chỉ cười và nói ra những lời sáo rỗng. Gần như là chúng sẽ gặp một chuyên gia về nhân sự cho nên cần phải chuẩn bị kỹ càng.

TRƯỚC NGÀY QUAN TRỌNG ĐÓ

Chúng ta nên tìm hiểu về công ty đó trước khi xin vào làm. Nên nhớ là những kiến thức tường tận về công ty sẽ gây ấn tượng cho người phỏng vấn vì khả năng lập kế hoạch và lòng nhiệt tình của chúng ta đối với công ty họ. Bằng cách nào tuỳ thích, cần tìm hiểu:

Loại hình kinh doanh của công ty là gì?

Công ty đang hoạt động tốt hay không?

Có những vấn đề quan trọng mà chúng ta cần phải nắm bắt hay không?

Tầm cỡ của công ty như thế nào?

Chúng ta có quen thuộc với loại hình sản phẩm của công ty hay không?

Người phỏng vấn sẽ yêu cầu chúng ta đặt câu hỏi cho nên cần chuẩn bị trước một số câu. Thông thường chúng ta sẽ muốn hỏi về lương nhưng tránh nói ra điều này quá sớm. Chúng ta không muốn tỏ ra thiên về tiền bạc. Hãy đặt những câu hỏi về việc: làm thế nào để chúng ta cống hiến cho công ty.

kế hoạch của công ty trong 5 năm tới;

văn hoá doanh nghiệp của công ty như thế nào?

các hình thức thưởng ngoài lương;

• trong công việc hàng ngày, tinh thần làm việc theo nhóm có quan trọng hay không;

người lao động được báo trước những thay đổi của công ty như thế nào;

lý do những người thôi việc trước đó vài năm;

đặc điểm chung của những người trong công ty.

Chỉnh sửa sơ yếu lý lịch. Làm cho nó phù hợp với những yêu cầu của công ty mà chúng ta muốn xin vào. Nên biết chúng ta phải có những gì.

Sắp xếp thời gian cho cuộc phỏng vấn để chúng ta không bị vội vàng khi đến. Chúng ta đều không muốn đến đó muộn và đi khỏi đó một cách vội vàng.

Mang theo tất cả các bằng cấp chứng chỉ. Nếu chỉ nói: “tôi có các văn bằng đáp ứng theo yêu cầu” thì chỉ gây thêm khó khăn cho người phỏng vấn mà thôi.

Xác định đúng đường đi. Chúng ta không muốn đến đó muộn và giải thích là mãi mới tìm thấy toà nhà hoặc khu vực đó không có điểm đỗ xe.

Tập cách trả lời phỏng vấn cùng với ai đó mình tin tưởng. Người đó sẽ là người phỏng vấn và sẽ đặt ra câu hỏi, sẽ nhận xét về những biểu hiện bằng lời hoặc không bằng lời của chúng ta. Nên tập trả lời các câu hỏi có nội dung như sau:

Điểm yếu nhất của bạn là gì?

Công việc trước của bạn có điểm mạnh gì?

Lý do gì bạn muốn tuyển vào làm công việc này?

Hãy giới thiệu về bản thân bạn?

Bạn muốn tham gia những khoá đào tạo nào để nâng cao khả năng?

Bạn có khả năng gì mà chưa nêu trong Sơ yếu lý lịch?

Bạn có thể nêu một tình huống ví dụ trong công việc trước của bạn để nói lên năng lực và đức tính tận tuỵ của mình?

VÀO NGÀY QUAN TRỌNG ĐÓ

1. Ăn mặc chỉnh tề

Là sẵn quần áo chuẩn bị cho ngày đó. Đánh giầy thật bóng. Cắt tóc thật đẹp. Tất cả sự chuẩn bị đó nhằm gây ấn tượng khi gặp gỡ.

Định trước phong cách trang phục của mình. Chúng ta nên mặc đúng theo tính cách của mình. Nếu còn do dự thì nên mặc đẹp hơn lên chứ đừng mặc xấu đi.

Không nên mặc những trang phục quá mốt hoặc quá hở hang. Chúng ta chú ý không ăn mặc kệch cỡm mà phải hợp với mình.

Dành nhiều thời gian để đến nơi phỏng vấn. Nên đến sớm. Dành thời gian để hình dung mình sẽ thành công.

Mang theo đầy đủ giấy tờ bao gồm những bằng cấp, sơ yếu lý lịch, cho vào một chiếc cặp da nếu cần, và bất cứ thứ gì có thể cần đến.

Mang theo một chiếc bút và một tập giấy ghi chép.

Chúng ta sẽ phải thảo luận những vấn đề quan trọng.

Đừng nghĩ rằng mình có thể nhớ được tất cả.

Phát huy khả năng giao tiếp của mình để phá tan chút ngượng ngập ban đầu. Hãy tự giới thiệu mình cùng với cái bắt tay thân mật và nụ cười chân thành. Bắt đầu bằng vài câu xã giao nhẹ nhàng. “Tôi thích kiểu thiết kế của văn phòng này. Ở đây có nhiều ánh sáng tự nhiên. Nó làm cho môi trường làm việc dễ chịu quá”.

Tỏ ra tự tin nhưng điềm đạm. Chăm chú nghe người phỏng vấn đặt câu hỏi, thi thoảng hỏi lại cho rõ để thể hiện bạn hiểu vấn đề.

Hãy cẩn thận với những câu hỏi. Chúng ta sẽ có nhiều phương án trả lời. Hãy đưa ra những thông tin rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề. Nếu mất bình tĩnh chúng ta rất có thể sẽ bị lạc hướng. Hãy cẩn thận.

Thể hiện sự tin tưởng và chăm chú trên nét mặt. Mắt luôn nhìn thẳng. Hơi ngả người về phía trước. Mỉm cười và nói năng nhã nhặn. Đừng nhấp nhổm không yên.

Quan sát biểu hiện nét mặt người phỏng vấn xem họ có biểu hiện gì: ngạc nhiên, khó chịu, hay phản đối? Người ta có còn chú ý nghe bạn không? Nét mặt họ có trở nên thờ ơ không? Họ co khoanh tay trước ngực không? Quan sát để biết lúc nào chúng ta phải thay đổi cách xử sự của mình.

Thể hiện mình là một người có sức lôi cuốn. Tức là thể hiện lòng nhiệt tình và năng lực của mình. Nên chú trọng thể hiện tính trung thực và cách cư xử để chứng minh cho đức tính đó.

Vì giọng nói của bạn là phương tiện truyền đạt chính trong cuộc phỏng vấn nên nó phải mang đến những thông điệp tốt lành. Cần phải:

Phát âm rõ ràng;

Nhấn mạnh những điểm quan trọng;

• Không dùng tiếng lóng hay những từ thô tục.

Tránh những lời nói lửng lơ như: “chắc là, hình như, cũng được”.

Chúng ta muốn nói năng thận trọng thì cũng phải thận trọng khi nghe. Nếu không chăm chú nghe, chúng ta không thể trả lời câu hỏi một cách đầy đủ. Nếu chưa nghe rõ, có thể hỏi lại. Đừng sợ. Câu hỏi đó thể hiện chúng ta mong muốn hiểu và trả lời.

Đưa ra những câu hỏi trọng tâm cho người phỏng vấn.

Điều này chứng tỏ chúng ta hiểu, quan tâm và lắng nghe.

Hãy lấy những hành động của mình trước đây làm ví dụ, nếu người phỏng vấn hình dung chúng ta sẽ làm công việc mới như thế nào, thì chúng ta càng có những cơ hội được nhận vào làm việc.

Đừng kết thúc cuộc gặp mà không giữ liên hệ gì. Hãy bắt đầu giai đoạn liên lạc tiếp theo. Chúng ta có thể hỏi: “Tiếp theo phải làm gì ạ?” và kết thúc một cách lịch sự.

Lúc ấy nếu như mất bình tĩnh, chúng ta có thể muốn lao ngay ra cửa. Đừng như vậy.

Hãy nói: “Rất vui được gặp lại anh (chị)” cũng như bạn nói với bất kỳ ai khác.

HÃY CHUẨN BỊ CHO CÁC CÂU HỎI SAU:

Những người phỏng vấn đánh giá những người đi xin việc bằng việc hỏi một loạt các câu hỏi thông thường. Một số câu hỏi sau đây chúng ta có thể gặp ở các cuộc phỏng vấn. Hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời:

Thành tích lớn nhất của bạn trong năm ngoái là gì?

Cho biết sai lầm đáng tiếc nhất trong công việc của bạn.

Nếu bạn được phép tự chọn vị trí làm việc của mình, bạn sẽ chọn vị trí nào?

Nếu bạn có thể thành lập công ty, bạn sẽ làm thế nào?

Điều gì trong môi trường làm việc khiến bạn khó chịu nhất?

Điều gì là động lực thúc đẩy bạn?

Ở vị trí mới/công ty mới, bạn mong đợi điều gì mà bạn chưa đạt được ở công việc cũ.

Đồng nghiệp hoặc sếp của bạn có thể nói điểm mạnh của bạn là gì?

• Họ có thể nói gì về khiếm khuyết lớn nhất của bạn?

Có duy nhất một nơi mà thành công đến trước khi phải vất vả lao động, đó là cuốn từ điển Vidal Sasoon

Là người bán hàng, chúng ta cần có lòng tự tin cũng giống như cần có sản phẩm để bán. Chỉ khi tin tưởng vào sản phẩm, chúng ta mới dám tin vào chính bản thân mình. Chúng ta có dám chấp nhận rủi ro không? Chúng ta có dám đảm nhiệm những công việc đầy thử thách không? Chúng ta có dám phát biểu trước công chúng hay không?

Đó là những biểu hiện của người bán hàng tự tin. Chúng ta hoàn toàn có thể củng cố lòng tự tin của mình bằng cách:

Tự khích lệ mình. Hãy là người cổ vũ nhiệt tình nhất của chính mình. Hãy tự nói mình thật tuyệt vời khi xuống xe vào mỗi buổi sáng.

Tỏ ra lạc quan không những với mọi người mà còn với chính mình. Hãy mỉm cười khi nhìn vào gương và tự nhủ: mình quá tuyệt vời!

Tự củng cố thêm tinh thần lạc quan. Ăn mừng mỗi khi thành công kể cả khi chỉ là những thành công nho nhỏ. ó thể chỉ là một ly cà phê, đồng thời chúng ta cũng phải rèn luyện để tiếp tục thành công.

Đừng để bị dằn vặt bởi điều gì. Bất cứ việc gì chúng ta làm đều phải được hoàn thành. Và hãy cố gắng hết sức mình, bất kể đó là việc gì. Để lại một số việc chưa hoàn thành hoặc hoàn thành với kết quả tồi sẽ làm suy giảm khả năng tiến bộ và thành công.

Theo dõi kết quả của sự nỗ lực và thành tích của mình.

Hỏi sếp hoặc đồng nghiệp xem họ thấy chúng ta đang làm việc thế nào. Nếu chúng ta cố gắng, họ sẽ nhận thấy và sẽ giúp đỡ.

Đừng bao giờ giậm chân tại chỗ. Sự lười biếng sẽ làm ta thất bại. Nên học hỏi những điều mới me,û vận dụng sao cho có ích cho mình. Kết quả sẽ làm chúng ta phấn chấn.

Hỏi ý kiến ai đó giống như tặng quà cho họ – những món quà đó là niềm tin, sự cổ vũ và lòng kính trọng.

Elizabeth Hoyle, chuyên gia hàng đầu về marketing, Trung tâm đầu tư ngắn hạn.

Cuộc sống và công việc đôi khi làm chúng ta chán nản. Đa số mọi người có thể chịu đựng được những bất trắc xảy ra. Nhưng đôi khi chúng ta không thể đương đầu với tất cả. Trong vài trường hợp, chúng ta cần đến lời khuyên của ai đó nhìn nhận các đề ở góc độ khác, hoặc họ đã từng gặp phải tình huống tương tự trước đây.

Không dễ dàng tìm thấy ngay người cố vấn tốt. Có rất nhiều người thông minh, từng trải là những người am hiểu những gì họ nói. Nhưng có thể họ không phù hợp với chúng ta. Chọn người cố vấn không thích hợp sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự nghiệp của chúng ta, cho nên hãy sáng suốt tìm ra người phù hợp.

Người cố vấn phù hợp sẽ có những phẩm chất sau:

Chỉ nghe và không phán quyết. Người đó hành động như một chiếc màn hướng âm để chúng ta tự quyết định nếu như chúng ta có thể giải quyết vấn đề.

Không kiêu căng tự phụ. Những người tự phụ sẽ áp đặt chúng ta vào quan điểm của họ. Người thầy tốt sẽ không tỏ ra điều gì.

Xử sự đàng hoàng và chân thành. Chúng ta cần một người trung thực đưa ra những ý kiến đóng góp có giá trị.

Luôn lạc quan. Nếu người cố vấn lạc quan, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều và thích thú làm việc với họ.

Tôn trọng chúng ta đúng với nghĩa tôn trọng một Con Người. Nếu nhà tư vấn coi thường chúng ta thì chúng ta sẽ không nhận được sự giúp đỡ tận tình.

Có tinh thần cởi mở. Chúng ta đưa ra rất nhiều vấn đề. Một người cố vấn tốt nên coi trọng và học hỏi từ đó. Họ không chỉ nói mà còn biết lắng nghe.

Muốn thấy chúng ta thành công.

Luôn thúc đẩy quá trình. Cách tốt nhất để học hỏi là được tập sự xuyên suốt quá trình ra quyết định. Người cố vấn tốt không chỉ đơn giản cho chúng ta những câu trả lời. Thay vào đó, họ đáp lại bằng câu hỏi khác, thậm chí chỉ đơn giản là “Trước hết, bạn nghĩ sao?”

Trình độ cao hơn chúng ta. Nếu người cố vấn có trình độ cao hơn chúng ta, người đó sẽ có tầm nhìn “cao” hơn và sẽ thấy được bức tranh rộng lớn hơn. Đó là tầm nhìn chúng ta mong muốn.

Có góc độ nhìn nhận khác của riêng mình. Ví du,ï người cố vấn của chúng ta làm việc bộ phận khác, họ sẽ biết và nhìn thấy được những điều mà chúng ta không thể. Một nhà cố vấn dầy dặn kinh nghiệm là người đã từng trải qua các tình huống mà chúng ta chưa từng.

Tìm được một nhà cố vấn tốt không phải là việc dễ dàng. Hãy bày tỏ mong muốn của mình với phòng nhân sự. Họ sẽ góp ý cho bạn là ai có thể sẽ vui lòng dành thời gian chuyện trò cùng chúng ta.

Nhiều người thà chết còn hơn là phải suy nghĩ, và thực tế họ đã làm như vậy.

Bertrand Russell (1872-1970), triết gia người Anh

Những người bán hàng là cầu nối giữa khách hàng và tổ chức mà họ làm đại diện. Họ có thể giải quyết mọi vấn đề nảy sinh ở mỗi bên. Ngoài khả năng tự kìm nén những xung đột và tức giận, họ còn phải biết cách giải quyết các vấn đề một cách hệ thống, từng vấn đề một, để công việc không bị chồng chéo.

Các vấn đề khác nhau đòi hỏi các cách giải quyết khác nhau. Sau đây là phương pháp giải quyết các vấn đề phát sinh:

Không nên cố gắng giải quyết nhiều vấn đề cùng một lúc. Hãy giải quyết từng vấn đề một, bắt đầu từ vấn đề quan trọng nhất. Hãy liệt kê các vấn đề thành một danh sách. Chúng ta sẽ thấy chỉ có một hoặc hai vấn đề là trầm trọng, số còn lại chỉ làm cho tình hình tưởng như tồi tệ hơn là thực tế mà thôi.

Chỉ nên giải quyết những vấn đề có thể giải quyết được. Có những người uổng phí sức lực để cố gắng giải quyết những vấn đề mà họ không thể kiểm soát nổi. Khi chú trọng vào những việc có thể làm được, sự cố gắng của chúng ta sẽ có hiệu quả ngay lập tức.

Đừng đi tìm kiếm các vấn đề khác khi chưa giải quyết xong các khó khăn của chính mình. Có một số khó khăn cần sự can thiệp của những người khác, thường là lãnh đạo cấp trên. Chỉ giải quyết các vấn đề này khi chúng ta thực sự có thể tập trung sự chú ý vào chúng. Nếu không cứ mặc cho chúng diễn ra. Bên cạnh đó cũng có những giải pháp dễ dàng nhất cho các khó khăn do chúng ta kiểm soát. Hãy giải quyết những khó khăn đó đầu tiên.

Không nên cố gắng giải quyết khó khăn một cách chớp nhoáng (trừ khi khó khăn đó rất nhỏ và không quan trọng). Hãy tuân thủ trình tự. Đây là cách mà các nhà toán học áp dụng để giải các bài toán của mình. Đừng bao giờ có những quyết định hấp tấp chỉ để có được lối thoát tạm thời.

Nên giải quyết dứt điểm các khó khăn. Một quyết định sai sẽ làm nảy sinh rắc rối khác. Vì vậy hãy đảm bảo các cách giải quyết của mình sẽ không làm cho tình hình xấu đi. Cách tốt nhất để chắc chắn chúng ta đã có giải pháp đúng đắn là phải chắc chắn rằng chúng ta đã thấu hiểu các khó khăn đó.

Không nên tự mình giải quyết mọi việc. Có rất nhiều người trong công ty cũng quan tâm đến các vấn đề đó và một số người có thể giải quyết chúng. Hãy kéo những người đó vào cuộc cùng với chúng ta. Hãy tìm kiếm những người có những phẩm chất sau:

Có cái nhìn tỉ mỉ. Những người cẩu thả sẽ chỉ gây thêm rắc rối

• Có tiềm năng nắm bắt những ý tưởng mới sáng tạo.

Họ sẽ có cách tiếp cận vấn đề rất mới mẻ.

Có khả năng làm việc cùng với những người khác. Những người hay đố kỵ với mọi người thường gây ra rất nhiều rắc rối, nhiều như chính những rắc rối mà họ đã từng giải quyết được.

Đừng lặp lại những sai lầm cũ. Nếu như các quyết định ban đầu thành công thì các rắc rối cũ sẽ không lặp lại nữa. Chúng ta luôn cần những ý tưởng mới, do đó đừng lo lắng khi thử nghiệm chúng. Hơn thế nữa, nếu đó là ý tưởng của mình, có thể tích luỹ lại và sẽ có ngày chúng ta sẽ ở trong vai trò nhà lãnh đạo để thực hiện ý tưởng đó.

Hãy tham khảo những người mới đến. Họ sẽ không bị mù quáng bởi những thói quen của những người xung quanh trong một thời gian dài. Có thể họ đã có giải pháp cho chúng ta.

Cần thấu hiểu vấn đề. Chúng ta chỉ có thể xử lý khó khăn khi đã hiểu kỹ về nó. Điều này giúp chúng ta:

Tìm ra nguyên nhân chứ không phải biểu hiện của sự việc

Xem xét tất cả các nguyên nhân

Xây dựng giải pháp thích ứng với nguyên nhân đã xác định rõ.

Tìm lối tiếp cận mới.

Nên có một chiến lược được lên kế hoạch thận trọng từ trước. Đừng để điều gì tình cờ xảy ra. Hãy đưa giải pháp vào thực tiễn và tuân theo kế hoạch của mình.

Đứng lại và quan sát. Khi giải pháp của chúng ta thành công, hãy ăn mừng!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.