Ông Muhamêdốp vẫn chưa đụng đến món ăn tráng miệng thì những đám mây mà các nhà du hành của chúng ta đã bỏ rơi ở đó giữa Tuápxê và Xôchi cuối cùng đã bay tới thành phố nghỉ mát và trút xuống đầu ba nhà du hành một cơn giông ở nhiệt đới rất dữ dội, rất ầm ĩ và rất nhiều nước.
Trong chốc lát, các đường phố, công viên và các bãi tắm đều vắng tanh.
Chẳng mấy chốc, cơn giông đã kéo đến nơi mà theo gợi ý của ông Khốttabít, đoàn phi hành ít ỏi của tấm thảm bay bị đắm tại bể bơi của nhà an dưỡng sẽ ngủ qua đêm ở ngoài trời, trên bờ Hắc Hải ầm ầm sóng vỗ.
Cũng may là các nhà du hành đã kịp thời nhận thấy cơn giông đang tới gần. Dĩ nhiên, họ không hề muốn lại bị ướt như chuột lột. Nhưng trước tiên, phải cố giữ cho bộ râu của ông già được khô ráo.
Đương nhiên, cách đơn giản hơn cả là bay xa hơn về một nơi nào đó ở phương Nam, nhưng trong cái đêm miền Nam tối đen như mực này, có thể dễ dàng tan xác vì bay đâm sấn vào núi đá.
Ba nhà du hành tạm thời nương náu vào một bụi cây và bắt đầu nghĩ xem nên biến đi đâu…
– Cháu nghĩ ra rồi? – Giênia khoái chí đứng phắt dậy. – Đúng thế, cháu nghĩ ra rồi!… Cần phải bôi lên râu một thứ mỡ gì dó.
Lúc bấy giờ thì sẽ ra sao? – ông già nhún vai.
Bấy giờ, bộ râu của ông sẽ không bị ướt nữa, cho dù ông có đứng ngay thác nước. Thế đấy!
Giênia nói dúng! – Vônca tán thành, cu cậu hơi bực mình vì nó không nghĩ ra được cái sáng kiến rất hay và có cơ sở khoa học như thế. – ông Khốttabít, ông ra tay đi nào!
ông Khốttabít liền bứt mấy sợi râu, ngắt một trong mấy sợi đó ra làm hai phần, thế là những sợi râu còn lại của ông già liền được phủ một lớp mỏng dầu dừa thượng hảo hạng.
Sau đó, ông ngắt một sợi râu khác làm hai phần, thế là các nhân vật chính của chúng ta đã ở trong một cái hang hoàn toàn tiện lợi, bên trong lát đá hoa, vừa mái hiện ra trên bờ biển dốc ngọc. Và trong khi cơn giông tháng sáu ấm áp, vui vẻ trút ào ào xuống vùng ven bờ Cápcadơ của Hắc Hải, ba nhà du hành ung dung ngồi trên các tấm thảm đẹp đẽ, đánh chén bữa ăn tối thịnh soạn, sau dó làm một giấc ngon lành cho đến tận sáng, không hề có mộng mị.
Tiếng sóng vỗ nhè nhẹ, êm ái, trong trẻo như pha lê đã đánh thức họ dậy.
Trời đã sáng từ lâu.
Vươn vai và ngáp dài khoan khoái, ba ông cháu đi xuống bãi biển ngập tràn những tia nắng nghiêng nghiêng và vẫn hoàn toàn vắng tanh. Còn cái hang mà họ dã nương náu qua đêm đã biến mất tăm ngay lập tức, dường như nó tuyệt nhiên chưa bao giờ có vậy.
Giữa lúc hai cậu bé đang thích thú vẫy vùng trong những ngọn sóng ban mai mát mẻ thì từ phía Ađle, trên trời cao, nghe có tiếng động cơ ù ù xa xa.
Một chiếc máy bay hành khách loại lòn đang bay trên biển, đôi cánh bạc lấp lánh.
Chà-ứ! – Giênia kéo dài giọng vái vẻ mơ mộng. – Giá mà được ngồi trên chiếc máy bay ấy mà về Mátxcơva nhỉ!
– Còn phải nói? – Vônca đồng ý với Giênia. – Còn rất tốt nữa là đằng khác, nếu như…
Lúc bấy giờ, ông Khốttabít chẳng nói chẳng rằng, móc trong túi ra một sợi gì đó rất nhỏ màu trắng, trông giống như một sợi bạc hết súc mỏng manh, rồi ngắt sợi đó ra làm mấy phần, thế là cả ba ông cháu bỗng ở ngay bên trong máy bay, chễm chệ trên ba chiếc ghế rộng rãi có thể lật gấp được rất tiện lợi.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là không một hành khách nào để ý đến ba ông cháu, cứ như ba ông cháu đã bay cùng với họ ngay từ đầu, từ sân bay Ađle.
– Ông Khốttabít, – Giênia thì thầm hỏi, – ông vừa ngắt sợi gì trông giống như sợi bạc thế ạ?
Đó là một sợi râu bình thường của ta. – ông Khốttabít đáp với vẻ lúng túng thật khó hiểu.
– Ông móc sợi đó ở trong túi ra kia mà!
Ta đã rứt sợi râu đó từ trước và giấu nó vào túi để… phòng xa… Giêma, cậu hãy tha lỗi cho ta, nhưng ta vẫn không tin rằng bộ râu được bôi dầu của ta có thể không bị ướt.
Ông không tin vào khoa học ư ! – Giêma ngạc nhiên.
– Ta cũng khá am hiểu về các môn khoa học đấy chứ. – ông già phật ý. – Nhưng ta không biết môn khoa học nào dạy rằng có thể dùng mỡ để bảo vệ cho bộ râu có phép lạ khỏi bị hỏng. – Để lái câu chuyện sang hướng khác, ông khen chiếc máy bay: – Cỗ xe trên không này thật là tiện lợi và bay nhanh! Vậy mà lúc đầu ta cứ ngỡ rằng chúng ta đang ở trong bụng con chim sắt khổng lồ quả là chưa từng thấy, và ta đã rất ngạc nhiên về chuyện đó.
Cuộc nói chuyện tạm ngưng vì ông già hơi bị say máy bay. Nói cho đúng hơn, ông bị mệt. Suốt dọc đường, ông thiu thỉu trong ghế của mình và chỉ mở mắt khi máy bay đã tới gần sát Mátxcơva.
“Biển Mátxcơva” (I) trải rộng bên dưới máy bay.
(1 ) Tên gọi một hồ chứa nước khổng lồ được đào năm 1 937, rộng 327 kilômét vuông, dùng để cung cấp nước cho thành phố Mátxoơva và kinh đào Mátxcơva – N.D.
Vônca ngồi cạnh ông Khốttabít liền thì thầm vào tai ông với vẻ kiêu hãnh:
Cậu cháu đã làm ra cái biển này đấy?
– Làm ra biển?? – ông Khốttabít sủng sốt một cách khó chịu.
Vâng, làm ra biển. – ông cậu của cậu?
– Vâng, cậu của cháu.
– Cậu muốn nói rằng cậu là cháu của Đức Ala? (I).
Ông già tỏ vẻ rất buồn rầu:
– Cậu cháu là thợ lái máy đào. Cậu cháu điều khiển máy đào kiểu bước. Tên cậu ấy là Prôtaxốp Vaxili Pêtrôvích.
Nếu ông muốn biết, cháu xin nói rằng bây giờ cậu chát đang đào “Biển Cuibưsép” (2).
– Chà, cái cậu này? – ông Khốttabít nổi xung. – Ta rất tin cậu, hỡi cậu Vônca may mắn nhất đời! Ta rất kính trọng cậu!. Vậy mà bỗng nhiên cậu lại nỡ đối xử với ta tệ đến như vậy… Cậu lại nói với ta một điều sai sự thật!…
– Va xia (3) prôtaxốp là cậu của ư – Một người mập lùn có khuôn mặt lớn, dãi dầu sóng gió, ngồi đằng sau họ, tỏ vẻ mừng rỡ. – Có đúng thế không (1) Theo quan niệm của ông Khốttabít, chỉ có Ala (thượng đế) mới làm ra biển. – N.D.
(2) Một hồ chứa nước khổng lồ khác ở tỉnh Cuibưsép – N.D.
(3) Tên gọi tắt và thân mật của Vaxili – N.D.. _:
– Cậu ấy là em họ mẹ cháu.
Thế mà em cứ lặng thinh hoài! -Người vừa hỏi nói với vẻ thán phục. – Có được một ông cậu như thế mà lại lặng thinh? Đó chính là một người vàng đấy? Tôi vừa từ “Biển Cuibuép” về đây… Tôi với cậu của em làm cùng một khu vực Chính tôi với cậu của em, nếu em muốn biết…
Vônca hất đầu về phía ông già Khốttabít đang cau có:
Ấy thế mà- ông ấy không tin cậu cháu đã làm ra “Biển Mátxcơva” đấy.
– Chà, thế thì không tốt đâu, ông ơi! – Người khách liền trách ông Khốttabít. – Sao ông lại có thể nghi ngờ một con người tuyệt vời như thế? Vaxili Prôtaxốp đã đào biển này và đang đào một biển khác. Nếu cần có một biển thứ ba nữa, ông ấy sẽ đào luôn biển thứ ba!… Sao, ông không đọc báo ư? Đây ông xem, đúng chỗ này này, luôn tiện nói thêm rằng đây là báo của chúng ta đấy nhé! – ông rút trong chiếc cặp đã sờn một tờ báo và chỉ vào tấm ảnh. – ông thấy chưa?
– A, cậu Vaxia! – Vônca mừng rỡ.
– Ông cho cháu tờ báo này, ông nhé? Cháu sẽ mang tờ báo này về cho mẹ cháu xem.
– Em cứ cầm lấy, đây là tờ báo của em. – ông khách nói với vẻ hào phóng, rồi quay sang hỏi ông Khốttabít lúc ấy đã nguôi giận:
– Ông vẫn còn nghi ngờ ư.Vậy thì ông hãy đọc đầu đề báo này: “Những người vinh quang làm ra biển cả”.
Đây chính là bài báo viết về cậu của em này, về Vaxia Prôtaxốp.
Bài báo cũng viết cả về ông nữa chứ? – Giênia hỏi.
– Ở đây chủ yếu là viết về Prôtaxốp. Còn tôi thì… Thôi, ông cứ đọc đi ông ơi!
Ông Khốttabít làm ra vẻ như đang đọc. Nhưng thực ra, ông không dám thú nhận với ông khách nọ là ông mù chữ…
Chính vì thế, trên đường từ sân bay về nhà, ông Kháttal ít đã hỏi hai cậu bạn trẻ tuổi của mình rằng các cậu có thể dạy ông đọc được không, bởi vì ông ngượng chín người lúc ông khách nọ bảo ông dọc hàng chữ “Những người vinh quang làm ra biển cả”.
Cả ba đã thỏa thuận với nhau rằng hai cậu bé sẽ dạy ông Khốttabít đọc báo ngay khi có dịp thuận lợi. Ông già muốn trước hết là học đọc chính các tờ báo.
– Để mà còn biết cái biển nào đang được làm ra ở đâu… – ông già giải thích, ngượng ngùng hướng cặp mắt đen hiền lành của mình đi chỗ khác.