Thuật Tư Tưởng
Chương V GIÚP TƯ TƯỞNG
A. Đọc sách
Như ta đã thấy ở chương trên, tư tưởng mình sở dĩ được rõ ràng hơn, là nhờ so sánh với tư tưởng kẻ khác. Nhờ có trao đổi ý kiến với nhau, mà tư tưởng con người tiến được mau lẹ. Bởi vậy, giúp mình tư tưởng không gì hay hơn đọc sách.
Thuật đọc sách tức là thuật tư tưởng đó.
Du là bậc thông minh đến đâu, cũng nhờ đọc sách mà kiến văn ngày một thêm rộng. Đọc sách có lợi cho đường tư tưởng mình thế nào, cái đó khỏi cần nói, ai ai cũng nhận biết. Những bậc vĩ nhân trong tư tưởng giới, phần đông đều nhân đọc một quyển sách nào đó của cổ nhân mà nghĩ ra được nhiều tư tưởng hay lạ khác. Một câu sách, hoặc một quyển sách đọc xong, có khi đổi cả một đời tư tưởng của ta. Cái đó thường lắm.
Sách giúp ta suy nghĩ, chỉ cho ta khỏi phải tốn công tìm kiếm một điều gì khác đã tìm ra được trước ta. Đó là đỡ bớt cho ta một sự phí công vô ích. Ta cần phải sức để tìm thêm cái mà kẻ khác đã tìm, và nhân đó làm cho nó thêm sáng tỏ hơn. Hoặc nó cũng chỉ cho ta một điều gì mà thiên hạ đang tìm nhưng tìm chưa ra. Ít ra, nó chỉ cho ta biết vấn đề đã phát ra như thế nào, và người ta đã giải quyết nó như thế nào, hay người ta đã tìm nó tới đâu rồi.
Xem tận mắt mình quý hơn xem bằng sách, ai lại không biết như thế. Nhưng, những điều ta có thể quan sát được sao có thể sánh kịp với những điều sách vở để lại, vì nó tám cho ta biết bao nhiêu thế kỷ suy tìm và kinh nghiệm, mà nếu ta phải tự mình tìm lại, có khi không biết phải bao nhiêu là công phu…, mà nhất là ít ra phải có tuổi thọ gấp trăm ông Bành Tổ mới đặng.
Muốn đọc sách để bổ ích cho đường trí thức của mình, cần phải biết cách đọc sách. Có nhiều kẻ đọc sách luôn luôn mà rốt cuộc không ích lợi gì cho đường trí thức của họ cả. Họ không biết cách đọc sách. Trong túi luôn luôn là đầy sách báo, hễ vừa ngồi xuống, bất luận là ở trên xe hơi đò hay toa xe điện, ta thấy họ mở sách báo ra mà đọc. Họ đọc tiểu thuyết, đọc tin tức vụn vặt hàng ngày, cho đến những cột quảng cáo cũng không bỏ qua. Sách ở thư viện, họ đọc gần hết, nhưng họ không hiểu họ đọc những gì, cũng không rõ tên tác giả là ai. Juiles Payot nói: “Đọc sách là một cách lười biếng nguy hiểm nhất, bởi kẻ làm biếng mà ở không nhưng, họ sẽ thấy khó chịu với lương tâm. Trái lại nếu họ có đọc sách, họ tin rằng họ có làm việc và nhân thế mà cái bệnh lười biếng của họ không còn thế nào trị được nữa.”[67] Lối đọc sách này, chỉ một cách phí thời giờ mà thôi; nếu ta thành thực với ta, ta sẽ thấy sau một tuần lễ, ta không còn nhớ gì nữa cả.
Có hạng độc giả, đọc sách để lo việc khác. Họ vẫn chăm chú đọc hàng này đến hàng kia, trong khi tư tưởng họ đi về một đường khác. Đó là một cố tật, ta không nên bắt buộc.
Lại cũng có một hạng độc giả, sách gì cũng đọc, nhưng họ chỉ đọc chặng đầu, chặng giữa, chặng đuôi… rồi xếp quyển sách lại tưởng rằng mình đã hiểu tất cả tư tưởng trong sách đó rồi. Tôi dám quả quyết kẻ đọc như thế không thể hiểu gì cả trong quyển sách. Nhất là một quyển sách thuộc về loại sách học, vì trong đó, mỗi câu có khi là một vấn đề, sự liên lạc của nó không thể bỏ qua một khúc nào mà khỏi phải hiểu sai. Không khác nào người đọc sách cầu vui hoặc để đỡ cơn phiền muộn. Họ đọc sách này một đoạn, sách kia một đoạn, đụng đâu đọc đó. Hoặc tìm những sách có hình, xem hết hình này qua hình kia, rồi đọc… đọc mãi suốt ngay. Có ai hỏi họ làm gì trong ngày, họ nói họ đọc sách. Trí họ như con bướm chập chờn lởn vởn từ đóa hoa này sang đóa hoa khác. Xong rồi trong đầu óc họ trống rỗng như cái thùng không, không còn lưu lại một chút ấn tượng gì cả. Cũng có khi họ nhớ nhưng chỉ nhớ những vụ lặt vặt không đầu đuôi, không thành vấn đề gì cả.
Trở lên là lối đọc sách không bổ ích gì cho trí thức cả. Kẻ nào muốn lợi dụng sự đọc sách để giúp óc suy nghĩ phán đoán của mình, đừng bao giờ đọc sách như những cách đã nói trên.
Goathe lúc về già, nói với Eckermann: “Người ta đâu biết rằng phải tốn bao nhiêu thời giờ, bao nhiêu công khó mới học được cách đọc sách. Tôi đã bỏ công vì nó có trên 80 năm, thế mà bây giờ tôi chưa thể tự hào là đã đạt được mục đích ấy rồi vậy”. Cái nghệ thuật gì mà khó khăn đến thế? Cái chỗ liên lạc giữa người giữa người đọc sách và người viết sách phải làm cách nào cho sách giúp ích mình mà đừng làm hại đến bản tánh mình? Phải đọc những sách gì, và nhất là phải đọc sách nào?
Đó mới chỉ nêu ra một vài phương diện của vấn đề đọc sách để rèn luyện trí não thôi, là vì có nhiều cách đọc sách: có kẻ đọc sách để tìm tài liệu tin tức; có kẻ đọc sách để giải buồn. Cũng có cách đọc sách để tìm sự an ủi cho tinh thần trong cơn đau khổ, hoặc đọc sách để tìm lấy một sức mạnh thiêng liêng giúp tâm hồn mình thêm nhẫn nại, can đảm để vượt qua những đau khổ của đời người, hoặc đọc sách để kích thích trí não… Đó là những cách đọc sách để đào luyện tinh thần là vì phàm cái người của mình thay đổi được, tức là có ích cho phần tinh thần của mình.
Bàn đến phương pháp đọc sách là một vấn đề rất rộng không thể nói sơ qua mà hết được ý. Dưới đây thảo sơ một vài “phép đọc sách”, tuy đơn giản nhưng có thể dùng làm trụ cột cho “thuật đọc sách” mà tác giả đã tự kinh nghiệm lâu nay rất có hiệu quả.[68]
B. Phải đọc sách cách nào?
Trước hết đối với quyển sách, cần phải dành cho nó một tấm lòng thiện cảm và đầy hi vọng…
Trước khi phê bình một quyển sách nào, phải để chút lòng hi vọng và tin cậy nơi đó. Là vì, một kẻ viết sách, dầu có dở đến bậc nào, cũng đã lao khổ nhiều với tác phẩm của họ. Thế nào họ cũng bỏ nhiều thời giờ nghiền ngẫm suy nghĩ mới viết ra. Thật cũng đã lao tâm khổ tứ trong đó không phải ít. Nếu trước khi đọc nó, mà mình có ác ý, là tự mình bỏ mất một cơ hội tốt. Biết đâu, trong khi cùng “âm thầm đàm luận” với quyển sách ấy, nó không gợi cho mình nhiều ý nghĩ hay hay.
Có nhiều tác gi viết văn khúc mắc, rất khó đọc. Có lẽ đó là tại tác giả có ý cao kỳ, nhưng mình cũng không nên vì đó mà không ráng công với họ một chút để tìm hiểu họ. Có khi, họ sẽ đền đáp với mình rất hậu, cũng không chừng. Cần nhất là mình phải có chút ít thiện cảm, để cùng thấy và cảm với họ. Trái lại, nếu mình có nhiều thiên kiến và ác cảm đối với họ, thời chắc chắn là không bao giờ hiểu họ được. Đọc sách như thế, chỉ không ích lợi gì cho mình cả.
Lại nữa, đố́i với cái đề, của quyển sách ấy, mình cần phải có hiểu biết hoặc suy nghĩ trước chút ít mới được. Nếu là một vấn đề mà xưa nay mình chưa từng hiểu biết hay suy nghĩ qua chút nào, thời khi đọc sách ấy mình khó thể hiểu gì trong đó cho rõ ràng. Họ có nói quấy mình cũng không hay, có nói sai mình cũng không biết, “nói trời hay trời nói đất hay đất”, chớ còn biết gì mà suy nghĩ phê phán nữa. Thấy vậy, sở dĩ mình để ý đến quyển sách nào là vì đối với vấn đề của quyển sách ấy có đề cập, mình đã có nghĩ qua mà chưa giải quyết… hoặc đã giải quyết mà còn e thiếu sót. Trước hàng sách, có cả trăm ngàn quyển sách, thế nào mình lại chỉ để ý quyển này mà không để ý quyển kia? Là vì đối với quyển này mình đã có nghe qua hay đọc qua một nơi nào về vấn đề ấy rồi. Hoặc vì vấn đề ấy đối với mình có chỗ hạp nhau, nên nó mới quyến rũ kêu gọi được mình. Nếu mình không thích triết học thì không làm gì đọc nổi một quyển triết học được, dầu có cố gắng một lúc rồi cũng bỏ qua. Những kẻ xưa nay chưa từng đọc đến sách triết học, mà nay chỉ đọc qua triết học lại thấy ham mê được, là nhờ nơi mình đã có sẵn cái gốc triết học; người ấy bình nhậ là kẻ ưa suy nghĩ, ưa quan sát, ưa tìm tòi ý nghĩa của cuộc đời. Nếu mình không có chút ít hồn thơ, thì nhất định gặp thơ, mình không bao giờ thèm để ý. Đọc sách, tức là tò mò tìm thêm tài liệu về một vấn đề mà mình đã suy nghĩ hoặc đã hiểu biết trước. Vậy, trước khi đọc sách, ta cần phải ôn lại những điều gì ta đã hiểu biết, hoặc đã suy nghĩ về vấn đề của quyển sách ấy đang đề cập.
b) Đọc sách phải đồng hóa với nó và phản ứng lại n”>
Đọc sách, là nuôi dưỡng trí não tinh thần. Cũng như đồ ăn vào bao tử mà tiêu hóa được là nhờ các chất tiêu hóa dịch; những điều hiểu biết mới mà mình đã thu nhập được nơi sách vở, sở dĩ bổ ích được trí não tinh thần mình là nhờ mình so sánh đối chiếu với sự hiểu biết của mình đã có trước. Hễ mình đã hiểu biết được nhiều chừng nào thì đọc sách sẽ được bổ ích chừng nấy. Một quyển sách mà mình thích đọc là vì nó với mình có nhiều chỗ cảm ứng, liên lạc mật thiết với nhau.
Khi cho in quyển sách, bản tâm của nhà viết sách bao giờ cũng muốn cùng độc giả chia sẻ tư tưởng về một vấn đề nào. Vậy, muốn cùng tác giả suy nghĩ, thì độc giả cũng phải để một phần ý kiến mình vào trong đó, nghĩa là nếu muốn hưởng ứng cùng tác giả một cách thân mật, độc giả phải đem tư tưởng của tác giả đối chiếu với kinh nghiệm của mình. Chỉ có cách đối chiếu đó là giúp mình tìm thấy được mình, nghĩa là giúp mình nhận chân được những khuynh hướng mầu nhiệm sâu xa của cái tinh thần của mình. Trong cảnh tịch mịch êm đềm… một tư tưởng tác giả làm rung động cả tâm hồn trí não ta, làm thành một tiếng gọi xa xăm mà rõ rệt, bấy giờ ta bèn sực tỉnh, nhìn lại mới hay là tư tưởng của thâm tâm mình mà bấy lâu nay mình không dè, hoặc vì mình đã nghĩ đến mà không tìm ra được câu nói cho vỡ lẽ. Cả tâm hồn ta bây giờ sung sướng như mừng gặp được tri kỉ đã lâu ngày cách biệt vậy. Trái lại, đối với nhiều nhà viết sách, ta không thể hưởng ứng được, vì cái người tinh thần họ không thể nào hòa hiệp được với các người tinh thần của ta.
Tuy vậy, đối với họ, mình nên giữ thái độ một người bạn hơn một kẻ thù, trong khi phê bình họ.
Đọc sách mà tin cả sách, hoặc đọc sách mà bất cứ là câu nào cũng phản đối… đó là hai cử chỉ không nên có của một người đứng đắn. Đọc sách mà phản ứng lại với sách là cái quyền, hơn nữa, là phận sự của mỗi người. Nhưng ta chỉ được có cái quyền đó, cái phận sự đó, khi nào ta đã làm hết sức ta để đứng theo quan niệm của tác giả. Nên nhớ kỹ: phản đối tác giả, không phải là bảo tác giả bỏ quan niệm của họ để nhìn nhận quan niệm của mình, mà trái lại, chỉ cho tác giả biết, đứng trong trường hợp của tác giả, tác giả phải nên có quan niệm như thế nào để khỏi phải có sự mâu thuẫn, phải lẽ hơn hoặc hay hơn mà thôi. Những kẻ có tính ưa phản đối công kích chỉ để phản đối công kích mà thôi thì thật là khả ố. Họ lầm lẫn óc phê bình với óc phản bác. Hai tư cách đó khác nhau rất xa. Những kẻ đụng đâu phê bình đó, không kể gì đến liêm sỉ, thường lại được bọn người vô học ưa thích, vì họ tưởng lầm hạng người ấy là hạng đại tài, bởi có tài mới phê bình kẻ khác một cách dễ dàng được. Tôi thường thấy họ đọc sách một cách cẩu thả đến thế nào: gặp một quyển sách trên bàn, họ lấy lên, lật càn trang nào cũng được, “túm” lấy một câu nào ở đâu cũng được, rồi lấy riêng nó ra mà đọc lên và mỉa mai nhạo báng. Mà làm gì không chế nhạo được? Trong một bài có nhiều câu, câu này ăn với câu kia mới có nghĩa. Nếu lấy rời ra một câu thời có khi nghe nó vô lý và ngây ngô là thế nào. Bảo đọc riêng nó lên, và dụng ác tâm mà tha hồ giải thích nó… không làm trò cười cho kẻ khác sao đặng! Một nhà phê bình trứ danh nói: “Hãy đưa cho tôi một vài đoạn văn của một người nào, tôi sẽ làm cho người ấy bị xử giả cho xem”.[69]
c) Đọc sách, cần đọc ngay chính văn; đừng tin cậy nơi sách dịch hoặc những sách nghiên cứu
Như muốn đọc Tứ Thư, thời hãy đọc ngay nguyên văn. Đừng đọc sách dịch mà thiếu chính văn, hoặc những sách khảo về nó của một kẻ khác. Lúc nhỏ tôi đọc Trang Tử theo quyển L. Wieger và tưởng mình đã hiểu Trang Tử, bấy giờ mới rõ xưa nay mình chỉ hiểu Trang Tử theo Wieger, tuy bản dịch của ông là một bản dịch hay hơn các bản dịch cùng loại và được nhiều nhà học giả tán thành.
Nu mình không thông chữ Hán, mà muốn đọc sách của người Trung Hoa viết, thì hãy tạm đọc văn dịch. Nhưng cần phải hỏi ý kiến các bậc đa văn quảng kiến hơn những kẻ mà mình biết là tinh thông Hán học và chuyên môn nghiên cứu về môn mà mình muốn học. Tuy vậy, sự hiểu biết của mình chỉ là tạm thời thôi. Văn dịch chỉ đưa đến cho ta có một phương diện của tư tưởng thôi. Là vì người dịch họ chỉ dịch theo sự hiểu biết của họ mà thôi. Câu nguyên văn, ta có thể ví như biển rộng thênh thang, còn câu văn dịch không khác chi mặt nước ao tù…
Văn dịch, nếu dịch hay cũng chỉ đem lại cho ta một phần ba cái ý vị của nguyên văn. Bởi vậy nếu muốn đọc sách một cách đúng đắn, cần phải đọc chính văn. Cách ngôn Pháp có nói: “Đọc sách nên đọc chính văn”. Đọc một trăm quyển sách nghiên cứu về Vương Dương Minh hay Lão Tử… không bằng đọc ngay Vương Dương Minh hay Lão Tử. Có kẻ tưởng cần kiếm những sách nghiên cứu Lão Tử để dễ thấy đại lược tư tưởng của Lão Tử, hơn là phải đọc ngay Lão Tử, khó khăn hơn. Tính như thế thật sai lầm. Toàn không hay rằng, mỗi độc giả đối với Lão Tử thì chỉ có thể hiểu Lão Tử theo cái tầm hiểu biết của một kẻ thứ hai khác… dầu kẻ ấy tự xưng là nghiên cứu theo phương pháp khách quan. Như ta đã thấy, gọi khách quan là chỉ về một tiếng nói tương quan để đối chiếu với chủ quan, chớ thật sự không bao giờ có khách quan một cách tuyệt đối được. Trong cách sắp đặt cùng trình bày, chọn tài liệu này bỏ tài liệu kia… đủ thấy phần chủ quan trong đó rất rõ ràng rồi vậy.
Tuy nhiên, sách nghiên cứu cũng rất cần. Là khi nào mình đã “uống nước tại ngu” rồi, bấy giờ đọc sách nghiên cứu là chỉ để giúp thêm ý kiến cho mình đối với vấn đề nào đó thôi. Đừng bao giờ tìm mà hiểu biết một người bằng lời giới thiệu của một kẻ thứ ba. Sự ưa ghét bao giờ cũng thiên lệch. Dầu có đọc sách nghiên cứu đi nữa, mình cũng nên để nó lại một bên và tím chính văn mà đọc.
d) Lựa sách hay mà đọc
Jules Payot nói: “Nếu cho tôi được sống lại cuộc đời của tôi, tôi tự thệ trong lúc trẻ tuổi, chỉ đọc ròng sách hay, do những bậc vĩ nhân trong tư tưởng giới viết ra mà thôi. Tôi đã mua rất mắc cái kinh nghiệm đã qua của tôi khi còn nhỏ, làm phung phí sức lực của tôi rất vô lối vì những quyển sách vô giá trị. Nếu anh em muốn có một tương lai tốt đẹp về tinh thần, hãy nghe theo tôi, đừng bao giờ đọc sách nhảm…”[0]7
Vậy làm cách nào nhìn biết một quyển sách là hay? Không phải hay về vn chương hào nhoáng mà hay về ý tưởng thâm trầm. Một quyển sách được gọi là hay, khi nào ta đọc đi đọc lại nó chừng nào, càng thấy nó sâu xa rộng rãi chừng nấy. Một quyển sách mà tháng này đọc thấy hay, qua tháng sau đọc thấy bớt hay hoặc hết hay, là một quyển sách tầm thường. Trái lại, quyển sách hay thì bao giờ đọc cũng thấy hay, dầu cho một tháng nữa, hoặc ba tháng, sáu tháng nữa đọc lại cũng thấy cao thâm man mác. Sách đó là hay vậy. Trình độ mình lên cao chừng nào thì đọc nó, càng thấy trí não tinh thần mình rộng thêm chừng nấy, ấy là loại “sách vô tận”. Cần lựa những sách ấy làm sách “gối đầu giường”.
Sách hay không cần luôn luôn phải là “sách vô tận” mới được. Những quyển sách khêu gợi được cho ta nhiều ý nghĩa mới lạ, dầu ta không nhận tư tưởng của tác giả, ta cũng không sao tránh khỏi bâng khuâng, hoặc trong nhất thời đưa đến cho ta những vấn đề mà xưa nay ta chưa từng để ý đến, đều là những thứ sách làm giàu thêm cho ta về tài liệu và kinh nghiệm. Sách ấy cũng được xem là sách hạy.
e) Đọc sách cần đọc đi đọc lại nhiều lần
Đọc đi đọc lại nhiều lần, chẳng phải để cho dễ nhớ mà là bởi có nhiều thứ sách khó đọc: nếu chỉ đọc qua một bận không bao giờ hiểu được. Có khi đọc đến lần thứ ba, thứ tư mới hiểu được.
Gặp phải những thứ sách như thế, có nhiều kẻ quá thận trọng nhưng thiếu kinh nghiệm, họ nhất định không chịu bỏ qua một chữ nào còn nghi ngờ cả. Nếu họ gặp một câu nào khó hiểu, họ dừng lại đó, họ cố tìm cho ra nghĩa của câu đó mới chịu tiến tới. Với phương pháp đói quả quyết họ không bao giờ đọc hết được mười trang sách Trang Tử, hoặc của Kant hay của Hegel. Gặp trở ngại mà cứ đứng lì lại, không chịu đi tới nữa, theo tôi là một phương pháp sai lầm. Cứ đi tới mãi… đi tới cuối cùng. Bấy giờ ta mới hội ý lại được, độ hiểu tác giả muốn đi tới đâu. Thấy được cái tổng quan niệm của tác giả, mình mới lấy cái toàn thể đó mà hiểu lại những chi tiết của nó, nhân cái kết luận của nó mà mình rõ được những điều đã nói trước. Đọc bận đầu, đành rằng ta đã đem hết tinh thần vào đó, nhưng vẫn còn nhiều lề lối của bộ sách ấy, chẳng khác nào xem trước cái họa đồ của một đô thành trước khi mình đi vào đó vậy. Đọc lại lần thứ nhì, ta sẽ ngạc nhiên thấy những trở ngại trước kia tiêu ma đi lần lần… Tư tưởng bây giờ liên lạc tiếp tục nhau không bị gián đoạn nữa, là vì mình đã biết phương hướng của nó rồi.
Bởi vậy, đọc lần đầu, để tìm phương hướng; đọc lần sau để hiểu nó.
Đừng nói là đọc lần thứ nhì, có loại sách đọc đi đọc lại ba bốn lần mà nghĩa nó vẫn mờ tối mãi. Nhưng thế nào mình cũng đã biết đại cương và phương hướng của nó rồi, những chỗ mờ tối ấy thủng thẳng lâu ngày rồi cũng có khi hiển lộ ra. Ta nên biết rằng câu văn của nhà đại tư tưởng thường rất vắn tắt mà hàm súc lắm. Kinh nghiệm của ta còn ít, tư tưởng của ta còn nông… muốn hiểu hết nghĩa của nó, phải cần đến thời gian. Không phải họ cố ý làm cho tư tưởng họ mờ tối làm chi. Chỉ vì họ có rất nhiều tư tưởng phải nói bới ra, hiềm vì họ phải dùng đến một thứ tiếng tầm thường, không thể nào biểu diễn hết ý nghĩ của họ đặng. Chính ta đây, ai ai cũng đã từng kinh nghiệm lẽ ấy. Nói ra hoặc viết ra để tả nỗi lòng, thật không gì khó khăn bằng. Dầu là một nhà văn đại tài đã làm chủ được ngòi bút của mình đi nữa, cái chỗ thâm sâu của tấm lòng, họ cũng không thể truyền vào câu văn cho hết được. Lời không bao giờ tận được ý. Đọc sách cần phải độ tới cái chỗ không thể nói được đó, thời đọc sách mới tinh thông. Trong thiên ngụ ngôn Trang Tử nói: “Có nơm vì cá. Muốn đặng cá phải quên nơm. Có dò vì thỏ, muốn đặng thỏ phải quên dò. Có lời vì ý, muốn đặng ý phải quên lời. Ta làm sao gặp đặng người biết quên lời, hầu cùng nhau bàn luận”.
Ngày kia Phật chỉ trăng bảo các đệ tử: “Kia là mặt trăng, cứ ngó theo ngon tay ta thì thấy. Nhưng nên nhớ: ngón tay ta không phải là trăng. Những lời giảng của ta về đạo cũng vậy. Các con cứ nghe lời giảng mà tìm Đạo. Nhưng nên nhớ: lời giảng của ta không phải là Đạo”.
f) Cần tìm những sách cao hơn cái tầm hiểu biết của mình mà đọc
Có nhiều kẻ chỉ tìm đọc những sách đồng một trình độ với mìnhCó ích gì những sách ấy, nếu họ chỉ mang đến cho ta cái tiếng dội của những ý kiến của ta? Tác giả không cao hơn ta, thì có giúp gì cho ta được mà ta còn mong đến họ nữa.
Tuy lắm khi mình không theo kịp họ, song có lúc mình cũng lấn họ, chống lại với họ. Sau khi đọc xong quyển sách, mặc dầu mình không đạt được hết tư tưởng của tác giả, mình cũng thấy chỗ thay đổi trong cái người tinh thần của mình; cái chỗ tối tăm khó hiểu của họ giúp ta suy nghĩ nhiều vậy. Ở đây tôi muốn nói về những quyển sách cao sâu, vượt qua cái tầng hiểu biết thường của ta, chớ không phải muốn chỉ về những loại sách tối tăm của những kẻ muốn lập dị cao kì mà kì thật rất tầm thường và nông nổi.
Cũng như làm bạn thì nên làm bạn với những kẻ cao hơn mình về tài đức: đọc sách, ta nên đọc những quyển sách cao hơn trình độ tư tưởng của mình, nhiên hậu ta mới mong mau tiến bộ trên con đường trí thức.
g) Đọc sách, cần tìm lấy cho mình một câu hỏi trước, nghĩa là tự đặt trước một vấn đề để tìm coi tác giả giải quyết thế nào?
Gặp những sách hay, đừng bao giờ đọc nó như đọc tiểu thuyết, tới đâu hay tới đó… Ta nên biết rằng sách hay về tư tưởng, bao giờ trong đó cũng đề cập rất nhiều vấn đề. Vậy không cần biết tất cả các vấn đề trong đó làm gì. Cứ lấy riêng ra một vấn đề để tự hỏi, và tìm coi cách giải quyết của tác giả đối với vấn đề ấy như thế nào? Cách giải quyết của tác giả có hợp với quan niệm của mình không? Nếu không hợp, vậy thì ai có lý hơn? Đọc sách như thế mới thật là bổ ích.
Nếu trước khi đc một tác phẩm nào mà ta lại dọc được một bài phê bình nó, thì hãy biết lợi dụng ngay bài phê bình đó, kiếm coi bài phê bình đối với quyển sách ấy đã nêu ra được vấn đề nào. Lấy vấn đề ấy làm câu hỏi của mình để rồi, tự mình đi vào quyển ấy mà quan sát tìm tòi phương hướng đó.
Như ta đã thấy ở mục quan sát, phàm muốn quan sát mà không thiếu sót thì không nên quan sát hỗn tạp mà phải quan sát theo từng giai đoạn. Đọc sách cũng vậy. Nếu muốn thấy rõ ràng tư tưởng của tác giả, cần phải quan sát từng vấn đề một mới được. Nếu xem xét tất cả một lượt thì không thấy gì cả.
Tỷ như, muốn đọc Luận Ngữ, bạn hãy thử đặt trước một vấn đề, hoặc một câu hỏi. Đối với Khổng Tử, quan niệm về giáo dục như thế nào? Sao gọi là người quân tử? Người quân tử theo Khổng Tử, sống trong xã hội ngày nay có thích hợp không? Khổng Tử có phải chủ trương lý thuyết đại đồng không? Luân lý của Khổng Tử thuộc về luân lý nào? Học thuyết của Khổng Tử có ă gì với lý thuyết Kinh Dịch không? Quan niệm ấy có khác với Lão Tử không, và khác chỗ nào v.v… Bạn có thể nêu ra không biết bao nhiêu câu hỏi hay về vấn đề khác tùy thích.
Tìm ra một vấn đề hay một câu hỏi rồi, bấy giờ lật Luận Ngữ ra mà đọc, và cứ theo phương hướng đó mà đi, ta sẽ thấy một nhà phê bình: “Đạo Trung Dung bất thiên bất ỷ, không xu hướng về cực đoan, không thái quá, không bất cập, tức là chiết trung chủ nghĩa vậy”. Vậy, nhân đó ta nêu lên một vấn đề: Đạo Trung Dung của Khổng Tử có phải là chủ nghĩa chiết trung không? Hoặc nhân một câu khác này của một nhà phê bình khác cho rằng thuyết Trung Dung chỉ là “cái thai đẻ ra khiếp nhược, và cái ổ chứa gian tà mà thôi”…[71] Do đó ta sẽ nêu ra vấn đề này: Đạo Trung Dung có phải cái thai đẻ ra khiếp nhược, cái ổ chứa gian tà không? Thuyết Trung Dung nghĩa nó có thật như thế không?
Đó là cách lợi dụng những điều phê bình của kẻ khác tạo lấy cho mình một vấn đề để dùng làm phương hướng trong khi đọc sách.
Ta nên nhớ rằng, không bao giờ nên đọc sách mà tin theo nhà phê bình trước. Những ý kiến của nhà phê bình, ta nên thận trọng kiểm tra lại cho thật kỹ, coi có đủ bằng cứ lý lẽ không, có công bình chính trực không. Trong sự khen chê có thiên lệch không?
Hoặc ta muốn đọc Lão Tử, ta cũng lợi dụng những cách thức như trên. Ta thử lấy câu này của một nhà phê bình: “Lão Tử chủ trương Vô Vi, nhưng cần phải xóa bỏ những văn hóa, chính tể đời ấy. Đó là chỗ mâu thuẫn lợn”.[72] Vậy nhân đó ta nêu lên một vấn đề: “Chủ nghĩa Vô Vi của Lão Tử có phải bảo đừng làm gì cả không? Xóa bỏ văn hóa, chính thể đương thời, có thật trái với chủ nghĩa Vô Vi không?”.
Cứ theo phương hướng đó, trí ta không bị xao lãng về những chi tiết vụn vặt khác, ta hãy đi ngay vào sách của Lão Tử.
Trước hết ta biên lại kĩ cái định nghĩa chữ Vô Vi, ta thấy nó căn cứ vào thuyết Tự Nhiên. Đọc lần tới câu: “Khứ chậm, khứ xa, khứ khái”, ta thấy Lão Tử bảo phải trừ khử những điều gì có hại đến tính tự nhiên của con người. Thế thì ta thấy rõ chủ trương Vô Vi không phải là đừng làm gì cả, mà lại có nghĩa là đừng làm gì có hại đến bản tính của mình, vì “khứ chậm, khứ xa, khứ khái” là phải phản ứng lại với những trở ngại hay những điều có hại đến bản tính con người như những văn hóa thể chế sai với tự nhiên kia, để trở về với tự
Như mũi để thở, đó là tự nhiên. Nếu có ai bịt mũi ta lại, không cho ta thở, thì ta phải làm cách nào phá đi những trở ngại làm cho không thở được kia đặng có vãn hồi lại sự thở tự nhiên của ta khi xưa.
Theo Lão Tử, văn hóa và chế độ hiện thời là những trở ngại và tai hại cho đời sống tự nhiên của con người. Cho nên, đả phá văn hóa chính thể đó là cái phản ứng cần phải có để cho mình trở lại sống theo cái đời sống tự nhiên của mình. Như thế thì quả quyết chủ nghĩa Vô Vi đâu phải bảo ta đừng làm gì cả. Và cũng không phải Lão Tử đả phá văn hóa, chế độ đương thời là làm một điều mâu thuẫn với chủ trương của mình. Cứ theo mãi cái chiều ấy mà đi… ta sẽ đi sâu vào học thuyết của Lão Tử một cách dễ dàng, như có người dìu dắt vào trong chỗ mờ mịt tối tăm vậy.
Ở đây tôi không cố ý biện minh cho thuyết Vô Vi của Lão Tử, vì đó là một vấn đề khác. Tôi muốn chỉ cho độc giả thấy sự lợi ích của một câu hỏi hay một vấn đề đặt sẵn trước, rất có ích cho ta dễ thấy được sự liên lạc giữa các tư tưởng khúc mắt của một quyển sách hay. Nếu đọc sách một cách thụ động, tới đâu hay tới đó, không phương hướng, không chủ đích gì cả, thì khó mà hiểu những học thuyết cao sâu như của Lão Tử một cách rõ ràng tinh mật được.
Đọc sách, tóm lại, tôi thường dùng phương pháp này: Đầu tiên, đối với quyển sách, tôi hết sức thiện cảm để đọc nó. Có thiện cảm mới có thể tìm hiểu được tác giả. Kế đó, tôi lấy tư cách đối phương để đọc nó. Tôi tìm đủ cách để bươi móc chỗ dở của nó, phê bình nó một cách hết sức nghiêm khắc.
Rốt lại, tôi lấy tư cách nhà trạng sư tìm đủ lý lẽ để bênh vực nó, kỳ cho được kĩ mới chịu thôi. Như thế, bề mặt trái của nó, tôi thấy rõ ràng hết sức. Sự phê phán của tôi bấy giờ mới có thể nhất định được. Tôi thấy phương pháp ấy giúp tôi rất đắc lực để tránh khỏi một phê phán cẩu thả bất công.
h) Đọc sách cần xem trước bản mục lục
Tựa quyển sách, chỉ cho ta trước cái tổng quan niệm về bộ sách, còn bản mục lục giúp ta thấy trước đường đi lối vào của tác giả. Nhờ đó ta nhận được mạch lạc của quyển sách, biết trước cách giải quyết của tác giả như thế nào. Đọc xong bản mục lục, mà là bản mục lục rõ ràng tinh tế, ta biết trước quyển sách sẽ giúp ích ta về phương diện nào… Nghiên cứu mà gặp phải những sách không có bản mục lục, thật là chán. Nhiều nhà viết sách làm bản mục lục cho có chừng thôi. Thật là một điều hết sức sơ sót. Sách vở thì nhiều, nếu mỗi quyển sách phải đọc tất cả, và làm lại một bản mục lục cho riêng mình dùng để thấy rõ cách cấu tạo của nó… thời thật là nhọc cho người ọc sách hết sức, và sách của mình cũng không giúp gì ai được bao nhiêu. Đó là tôi muốn nói đến những sách nghiên cứu, tư tưởng cùng những sách thuộc về loại sách học. Ta xem ngay những sách nghiên cứu các nhà văn sĩ Âu tây, bản mục lục của họ thấy mà ham. Họ chẳng những làm bản mục lục rất tỉ mỉ lại còn lại thêm bên mục lục theo thứ tự từ vấn đề là khác. Có khi họ sắp theo loại, có khi họ sắp theo thứ tự của tự mẫu.
Người đọc sách có sẵn một “bản đồ” hoàn toàn, không sót một chi tiết gì trong sách mà họ bỏ qua không dùng được. Đọc xong quyển sách, bản mục lục ấy lại giúp cho ta ôn lại những đại cương trong quyển sách, và bất kỳ vào buổi nào, muốn cần dùng đến nó, thời bản mục lục ấy giúp ta tìm lại những điều ta đã đọc qua, như ta tìm tự điển vậy.
Bản mục lục giúp cho tư tưởng ta tổ chức lại đàng hoàng. Thiếu nó, sau khi đọc xong quyển sách, trí óc mình hoang mang không hệ thống gì cả. Bác sĩ Paul Chavingy trong quyển Organisation du Travail Intellectuel đại khái có nói: Người Hòa Kỳ là người rất có trật tự và rất trọng giá trị của thời giờ lắm. Họ không chịu phí nó để đi tùm những cái gì phải tốn nhiều công phu mới tìm được. Một ông giáo sư Hoa Kỳ, ngày kia đi tìm sách nơi một thư viện, bất cứ quyển nào ông cũng lật kiếm bản mục lục. Nếu ông thấy không có thì ông xếp nó ngay lại không thèm đọc, bảo rằng: “Không mục lục, sách vô dụng”.
Cái đó cũng có hơi thái quá, nhưng mà cũng có một phần hữu lý ở trong đó. Thời buổi này, ngày giờ đâu có dư giả nhiều để nghiên cứu, đọc sách… Thế mà gặp phải một quyển sách như thế, thà không đọc còn hơn… vì sách hay thiếu gì, bỏ qua cả một đời mình đọc cũng không hết, phí công chỉ vì một quyển sách ấy, người bây giờ ít có ai có đủ can đảm đọc nó, nếu nó lại là một quyển to tướng. Thế là, dầu là sách hay, công dụng nó rất ít vậy.
Tóm lại, thuật đọc sách, mỗi người có một phương pháp riêng. Bởi vậy, những điều khuyên trên dây là kiểu mẫu trong ngàn muôn kiểu mẫu khác. Các bạn không nên xem nó là tuyệt đối. Tuy nhiên, với những bạn mà bấy lâu nay chưa từng nghĩ đến vấn đề này thời với mấy khoản nói trên cũng vừa tạm đủ để dìu dắt mình trong bước đường đầu.
Các bạn nên nhớ điều này cho kỹ: Phàm đọc sách là để giúp mình suy nghĩ phán đoán, giúp mình đi tìm cái người thật của mình và để làm cho đời sống tinh thần của mình thêm sung mãn hơn. Trái lại, nếu đọc sách để khỏi phải suy nghĩ phán đoán, tác giả nói chi thì mình cũng hay rằng vậy, hễ chê thì mình chê theo, khen thì mình khen theo… đó là tự mình đem xóa bỏ cái của mình đi, để ẩn núp theo bóng của kẻ khác… Đọc sách như thế là tự hoại tinh thần của mình vậy. Tư tưởng theo kẻ khác, không phải là tư tưởng, mà là người không có tư tưởng chưa phải là con người.
Vì “tôi có thể nghĩ được một người không tay, không chân, không đầu… Nhưng tôi không thể nghĩ được một người mà không có tư tưởng: ấy chẳng qua là một cục đá hay một con vật thế thôi”.[73]
C. Tịch mịch
Người ta phần đông không tư tưởng gì cả: Nếu họ không tư tưởng theo quần đoàn thì họ tư tưởng theo tôn giáo, phe phái giai cấp họ.
Muốn tư tưởng, nghĩa là tư tưởng theo mình, chớ không phải tư tưởng theo kẻ khác, thời phải biết tư tưởng trong tịch mịch.
Ngoài sự đọc sách và làm văn, – vì làm văn là một cách giúp tư tưởng rất đắc lực hơn đọc sách nữa, – chỉ có “lặng lẽ và tịch mịch” là giúp cho tư tưởng mình phát triển được tự do và sâu sắc mà thôi.
Thật vậy, khoa học xã hội tâm lý nhận rằng: “Chỉ vì cùng ở trong một đoàn mà nhà bác học cũng như người dốt nát đều trở nên những bộ óc không đủ sức quan sát gì nữa cả”.[74]
Câu chuyện sau này của đại úy Hải Quân, Julien Felix đủ chứng nhận việc ấy: Chiếc “la Belle Poule” ra ngoài khơi để tìm chiếc “le Berceau” vì một trận dông tố làm cho hai bên thất lạc. Tình lình bọn canh tàu cho hay có một chiếc tàu hư, trôi ở ngoài xa. Tất cả trên tàu đều nhìn vào cái dáng đen đen ấy, và cả thảy từ các vị võ quan đến các tên lính thủy đều nhận thấy rõ ràng đó là một chiếc xà lan dòng thoe một chiếc bè to trên đó đầy đặc người ta. Trên chiếc xà lan ấy có phát những dấu hiệu cầu cứu rõ ràng. Quan thủ sư đô đốc Desfossés liền liền cho lịnh một toán quân xuống thuyền nhỏ chạy bay đến cứu những kẻ bị nạn. Khi đến lần tới chỗ, các võ quan và thủy binh đồng thấy có dàng người lao nhao, giơ tay kêu cứu… Họ lại nghe tiếng ồn ào của kẻ bị nạn kia nữa. Đến khi tới cái bè ấy, thôi… chỉ là những cành cây to có lá bị tróc gốc bên bờ kia trôi lại… Trước một sự hiển nhiên như thế, cái ảo giác của mọi người liền tiêu tan ngay”.
Câu chuyện trên đây chỉ cho ta thấy cái cách gây ra ảo giác chung: Một mặt là phải cổ động người chú ý trông đến một mối kích động nào; một mặt, là ám thị của bọn canh tàu cho hay có cái bè đông người trôi trên mặt biển… Ám thị ấy liền được phần đông đang chờ đợi, nhìn nhận.
Bác sĩ Gustave Le Bon trong quyển Tâm lý Quần chúng mà tôi vừa trích câu chuyện trên đây, kết luận quả quyết rằng: “Chỉ vì một lẽ ở trong đám đông mà con người bị sụt lại nhiều nấc trên cái thang văn minh. Ở một mình, có thể người ấy là một người có học thức lắm, nhưng ở chung trong một đám đông, người ấy sẽ trở lại là một người bị thiên tính sai sử, nghĩa là không khác nào một người bán khai. Họ có những tính vụt chạc, cộc cằn, hung tợn luôn cả những nhiệt hứng cấp thời như dân cổ lỗ vậy… Cá nhân mà ở trong quần đoàn thì chỉ như một hột cát trong các hột cát: một trận gió thổi qua là tha hồ lôi cuốn đi hướng nào cũng được”.
Không hiểu vì một lẽ gì, – có lẽ là bị sức mạnh của luồng “điện tư tưởng” của đông người lôi kéo, hoặc bị một nguyên nhân nào khác sai sử mà ta chưa rõ được, – sự quan sát hằng ngày chỉ cho ta thấy rằng, cá nhân mà ở trong đám đông, không thể nào được minh mẫn tự chủ được nữa. Bộ óc phán đoán dường như bị đê mê, cái bản ngã hữu tâm của mình tiêu ma đâu mất, không khác nào người sống trong giấc thôi miên.
Bởi vậy, những nhà độc tài thường ưa nhóm dân sự của họ lại trong những cuộc họp khổng lồ: Hết cuộc nhóm này đến cuộc nhóm kia… hết cuộc nhóm kia đến cuộc nhóm nọ… nghĩa là họ tránh không cho mỗi cá nhân có thời giờ suy nghĩ trong yên lặng và tịch mịch.
Những nhà đại tư tưởng như Thích Ca, Jesus, Lão Tử… là những người thích sống trong lặng lẽ…
Và trước khi họ phát minh, sáng tạo được một điều gì, luôn luôn là nhờ họ đã được sống trước một ít lâu trong tịch mịch.
[1] Chân lý mà tôi bàn nơi đây, là một thứ chân lý tương quan, một thứ chân lý để hành động. (N.D.C)
[2] Cùng một tác giả, đã xuất bản.
[3] Mélinand.
[4] Xem chương: Lý luậnình cảm (trong quyển này, chương thứ sáu, phần thứ nhất).
[5] Plus royaliste que le roi.
[6] André Gide par Léon Pierre Quint.
[7] La Méthode Socratique (Socrate par P. Landormy), trang 76.
[8] Traité de Logique, trang 382
[9] Ý chí đây, là chỉ lòng hăm hở đem cái điều mình tin tưởng mà buộc kẻ khác cùng nhận với mình.
[10] Psychologie et Métaphysique của Félicien Challaye, trang 536. “Je sais; Je crois savoir; je crois”.
[11] Luận ngữ.
[12] Câu số 1 gọi là Đại tiền đề.
Câu số 2 gọi là Tiểu tiền đề.
Câu số 3 gọi là Kết luận.
[13] Dictionnaire Universel (Lachatre) Art. Dilemme.
[14] Plaidoyer pur Milon (Cicéron).
[15] Ở đây, xin bỏ những chứng cứ cho bớt sự dông dài, dễ bề nhận thấy mạch lạc của tam đoạn luận.”>
[16] Xem chương Trí Tưởng Tượng trong quyển Óc sáng suốt.
[17] Traité élémentaire de la Science Occulte (Papus), trang 1 và 5 bài tựa của Anatole France.
[18] Cùng một tác giả, đã xuất bản.
[19] Stuart Mill (Logique v. 35).
[20] Les cas favorables, si nombreux qui’ils soient, ne prouvent rien.
[21] Luận cứ, là chứng cứ cho cái luận của mình.
[22] Evolution des valeurs, C. Bouglé, trang 61-62.
[23] Vì đâu, người ta vẫn tham dục mãi thôi?… Đấy lại là một vấn đề khác. Trên đây, là bàn về phương diện “tâm lý”. Muốn rõ phải làm sao cho con người “tuyệt dục”, xin đọc quyển “Trang Tử Tinh Hoa” cùng một tác giả, đã xuất bản.
[24] Le moi affectif et le moi rationel
[25] Logique des sentiments
[26] Nói về Tín Ngưỡng tôi muốn chỉ luôn những ý kiến lưu hành, những ý kiến mà người ta nhận suông, như nhận một tín ngưỡng tôn giáo nào vậy, không cần biết nó có đúng lý hay không đúng lý. Tôi định chung trong chữ “tín ngưỡng” thôi.
[27] Các bạn nên đọc bộ “Le Viol des foules par la propagande politique” của Serge Tchakhotine.
[28] Xem câu chuyện Di Tử Hà ở mục Lý Luận của Tình Cảm trong quyển này.
[29] Xem chương “Ám thị” trong quyển “Cái Dũng của Thánh Nhân”, cùng một tác giả, đã xuất bản.
[30] Psychologie des Foules – g. Le Bon, trang 110.
[31] Psychologie des Foules.
[32] Croyant.
[33] Psychologie et Métaphysique, trang 242-243-244.
[34] Xem mục “Sai lầm của phép Quy Nạp”.
[35] Ở đây, tôi không nói đến lối luận theo biện chứng (tức là lối luận căn cứ vào sự “trở nên” của sự vật). Người ta thường bảo: Luận theo Lý Trí căn cứ vào luật đồng nhất… là luận mà không biết kể đến sự “tr nên”. Khác với lối luận biện chứng, luận mà luôn luôn để ý đến sự trở nên, nghĩa là căn cứ theo luật mâu thuẫn. Mới thấy thì hai lối luận này nghịch nhau: Hễ cái này đúng, thì cái kia sai. Nhưng nếu để ý cho kĩ, thì không phải nghịch nhau chút nào cả, vì luận theo lý trí là luận lấy hiện tại làm cơ sở, còn luận theo biện chứng là luận mà lấy sự “trở nên” làm cơ sở: Mỗi phé luận có mỗi phận sự riêng. Một vật mà ta nhận là “có” không thể lại nói nó là “không có” hiện bây giờ đây. Nếu đã nhận nó là có, lại cũng nhận nó là không có, thì không thể đặng. Ví dụ: Tên A có mặt tại đây. Ta thấy rõ ràng và nhận là “có thật” thời không thể lại nói “tên A không có mặt tại đây” vì nói thế là mình mâu thuẫn với mình. Nhưng nói rằng tên A có tại đây, đâu phải là không nhận rằng lát nữa tên A sẽ không còn có chỗ đó nữa, vì đó là một việc khác. Câu chấp rằng tên A có tại đây, đâu phải là không nhận rằng lát nữa tên A sẽ không còn có chỗ đó nữa, vì đó là một việc khác. Câu chấp rằng tên A ở chỗ đó thời ở mãi nơi đó, không thể nào đi dâu đuợc, chừng ấy mới luận như thế là lầm. Có nhiều kẻ lợi dụng Biện Chứng Luận để bênh vực những điều mâu thuẫn của mình như vừa dua nịnh kẻ phú hào để cầu cạnh chút hư áp chế bóc lột, một đàng thì kêu gào tự do nhân đạo. Nếu có ai bảo đó là mâu thuẫn thì họ lại cãi rằng: Họ sống theo biện chứng, sống theo luật mâu thuẫn. Đây là họ luận theo Tình Cảm chớ không phải luận theo Biện Chứng.
[36] Retour de l’URRS, – par A. Gide.
[37] Cổ học Tinh Hoa (quyển 1).
[38] “Dục gia chi tội, hà hoạn vô từ”. (Hễ muốn gia tội cho, thì lo gì không có lời để bắt tội).
[39] Thường tôi thấy một số nhà văn nước ta, hay tuyên bố dùng phương pháp khách quan, nghĩa là dùng phương pháp khoa học để suy nghĩ hay phê bình… nhưng sự thật họ nào có theo phương pháp pháp khoa học chút nào đâu. Là vì họ lẫn lộn sự áp dụng một vài lý thuyết khoa học mà họ ưa thích để phê bình với sự dùng phương pháp khoa học để phê bình. Phương pháp khoa học là phương pháp tìm tòi, cốt yếu là gác ngoài cả tình cảm hay thành kiến một bên, để suy xét, quan sát. Trái lại, một lý thuyết khoa học dầu đến đâu đi nữa, nếu mình ưa thích nó và áp dụng nó trong sự phê phán của mình, là không còn được gọi là dùng “phương pháp khoa học” nữa. ở đây điều mà ta tưởng là lý luận, thật ra chỉ là một sự biện hộ mà thôi. Họ toàn là dùng lối luận của tình cảm: a) Kết luận đặt sẵn trước. b) Những bằng cứ khoa học hay lịch sử chỉ để chứng minh cái kết luận ấy. Kết luận ấy có thể là một ý kiến về chính trị mà họ đang tôn thờ.
[40] Logique des Sentimént, par Th. Ribot.
[41] Apprentissage de l’Art d’Écrire. – J. Pavot, page 26.
[42] Sénèque.
[43] Lão Tử, Đạo đức kinh (chương 81).
[44] De la méthode dans les sciences, (Méthode littéraire) – par G. Lanson (F. Alcan).
[45] Xem chương ba, phần thứ nhất trong quyển này.
[46] Xem “Óc sáng suốt”, – cùng tác giả – đã xuất bản.
[47] Dictionaire philosophique, Voltaire – art, Conséquence, édit. Beuchot XXVIII, p. 181
[48] Xem về cái Ta Tình Cảm và cái Ta Lý Trí trước đây.
[49] Xem về cái Ta Tình Cảm và cái Ta Lý Trí trước đây.
[50] Các bậc thánh xưa đều là những bóng đã qua, chỉ có “lương tri” là thầy ta thôi.
=00003984751] Chương Lý luận của Tình Cảm.
[52] Luận Tùng. PHAN VĂN HÙM, trang 44-45.
[54] Xem quyển Óc sáng suốt cùng một tác giả đã xuất bản.
[55] Thuật Phê Bình, cùng một tác giả.
[56] La pensée vrai est celle qui a subi l’épreuve du doute et en a définitivement triomphé (Goblot – L’Espirit Scientifique, trang 127 trong quyển Morale et Science).
[57] A. Lalande (La Méthode historique), Lectures sur la philosophie des Science p. 229.
[58] Ứng dụng phương pháp này, không gì hay bằng đem năm, bảy tờ báo khác với nhau nhưng cùng thuật lại một việc… Ta hãy so sánh lại những điều các báo ấy thuật lại, phân tích ra từng bộ phận như sau đây:
a) Những chỗ đồng, thuộc về “sự thực”.
b) Những cách thuật lại khác nhau, vì dục vọng biến đổi thể cách;
c) Những phỏng đoán rặt ròng là phỏng đoán thôi, chớ không dính dấp gì đến sự thực cả.
Bên nước Anh, trong những trường cao đẳng bình dân, có những lớp học gọi là “lớp học báo chí”. Ở đó nhà diễn thuyết (tức thầy dạy học) mỗi tuần gom lại hết tất cả báo chí trong nước, nghiên cứu và đem ra diễn giải cho học sinh thấy, những chỗ nào đồng về sự thực, phân tích những chỗ khác nhau về cách giải thích những tin tức của các báo và tìm cắt nghĩa cái lý do của những sự sai biệt ấy. Thật rất bổ ích cho óc phê bình không biết chừng nào. (Xem quyển L’Education des classes moyennes et dirigeantes en Anglelerre của Max Leclere, Armand Colin, trang 229).
[59] Introduction aux Études Historiques, Langlois et Seingobos p. 199-120.
[60] Chưa kể đến cái lòng tự đắc, thiên vị của tác giả, thường hay “che cái dở, đỡ cái hay” của mình.
[61] Xem chương thứ V, phần thứ nhất.
[62] Xem quyển “Biện chứng luận” cùng một tác giả.
[63] Toàn chân và Thanh dạ văn chung.
[64] La logique? C’est ce qui me sert pour convaincre les autres et pour me justifier à mes propres yeux. – Les Etapes de la Logique, M. Boll (page 13).
[65] Cổ Học Tinh Hoa, quyển I, trang 20.
[66] Đọc bài “Văn Minh Cơ Giới” trong báo Tiến số 8 và quyển “Cái Dũng của Thánh Nhân” – cùng một tác giả.
[67] Travail intellectuel et la volonté. J. Payot, page 192.
[68] Về vấn đề rất quan hệ này, tôi đã dành cho nó trong một quyển khác rạch ròi khúc chiết hơn: quyển “Thuật Đọc Sách””>
[69] Technique de la Critique, G. Rudler, page 19: “Donnez – moi duex linges d’un homme, et je me charge de le taire pendre”.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.