BI KỊCH VỀ 3 CÁI CHẾT

Phần thứ ba: Phá án – Chương chín : Nàng Muriel Wills



Nhà ở phố Five Upper Cathcart, Tooting có vẻ không thích hợp với nhà viết kịch châm biếm. Căn phòng nơi ngài Charles nhìn thấy tường sơn màu vàng lúa có chạy đường viền bên trên cùng. Rèm cửa là một loại vải nhung màu hoa hồng, khắp gian phòng treo nhiều ảnh và bày nhiều hình súc vật bằng sứ, chiếc máy điện thoại người đàn bà bẽn lẽn giấu sau chiếc váy nhăn nhúm, những chiếc bàn nhỏ bày ra khắp nơi với nhiều món đồ bằng đồng thau trông có dấu hiệu khả nghi xuất xứ từ Birmingham cho đến vùng viễn Đông.

Nàng Wills trở về, bước vô phòng lặng lẽ đến nỗi ngài Charles đang ngắm nghía mấy con búp bê làm hề quăng bừa bãi trên chiếc ghế sofa cũng chưa hay. Chợt giọng nàng nhỏ nhẹ :

– Ngài vẫn thường chứ, thưa ngài Charles. Rất hân hạnh đón tiếp ngài.

Ngài quay người lại. Nàng Wills mặc chiếc áo cụt như treo lủng lẳng trên thân người gầy nhom. Đôi bít tất nhăn nheo chân mang đôi dép cao gót quá khổ.

Ngài Charles chìa tay ra bắt, đỡ lấy một điếu thuốc. Ngài ngồi xuống chiếc ghế sofa bên cạnh mấy con búp bê làm hề.

Nàng Wills ngồi đối diện. Ánh sáng lọt qua cửa sổ chiếu vô cặp kính kẹp mũi hắt lại những tia sáng lập lòe.

– Lạ thật ngài tìm ra được em ở chỗ này – Nàng Wills mở lời – Mẹ tôi chắc là vui mừng lắm. Mẹ em thích đi xem hát – nhất là kịch yêu đương ướt át. Như là vở “Một ông Hoàng ở trường Đại học” mẹ em thường nhắc. Mẹ em đi xem ngay xuất ban ngày mang theo kẹo sô-cô-la, mẹ em là vậy đó. Bà lại càng khoái hơn.

– Thú vị lắm – Ngài Charles nói – Em chưa biết đâu, lòng ta vui sướng mỗi lần được nghe nhắc tên. Bởi công chúng khán giả thường mau quên! – Ngài thở ra một hơi dài.

– Mẹ em gặp lại ngài thì xúc động lắm – Nàng Wills nói – Mới hôm kia nàng Sutcliffe có ghé lại đây và mẹ em mừng biết mấy.

– Angela ghé qua đây à?

– Dạ. Nàng đang diễn vở, ngài biết đây Con chó cười của em.

– Biết rồi – Ngài Charles nói – Ta có nghe nói cái tựa nghe cũng khá lạ đây.

– Ngài nói vậy em mừng lắm. Nàng Sutcliffe cũng thích vở kịch đó. Có thể gọi một kịch bản truyện thơ thiếu nhi, nội dung phù phiếm hoang đường. Này, chuyện lừa phỉnh nhau, chuyện gia đình lộn xộn. Hẳn nhiên nó chỉ xoay quanh vai diễn của nàng Sutcliffe, họ nhảy múa theo nhịp đàn của nàng, đó là ý nghĩa màn kịch.

Ngài Charles nói :

– Khá đấy. Thế gian này ví như vở kịch thơ trẻ con điên rồ. Và vở kịch Con chó cười chứng minh cái trò đời đó, phải không nhỉ?

Chợt ngài phán một câu: “Tất nhiên người đàn bà đó là hình ảnh con chó cười”. Nàng đứng nhìn rồi cười theo.

Ánh nắng đã tắt trên cặp kính kẹp mũi, ngài nhìn thấy đôi mắt xanh nhợt nhạt đang nhìn về phía ngài như thấu cả tâm can.

– Con bé này, – Ngài nghĩ bụng – coi vậy mà có tư tưởng khôi hài sâu cay.

Chợt ngài cất tiếng.

– Ta chẳng biết em có thể đoán được ngọn gió nào mang ta đến đây?

– Ồ, – Giọng nàng Wills đầy vẻ tinh nghịch – em không dám nghĩ là ngài còn đoái thương đến kẻ hèn này.

Ngài Charles ghi nhớ phân biệt giữa câu văn và lời nói. Trên giấy nàng viết những câu dí dỏm, bi quan vả lại trong khi nói thì có ý sâu cay bí hiểm.

– Đúng như ông Satterthwaite đã gieo cái ý tưởng đó vô trong đầu ta – Ngài Charles nói – Ông tự cho mình là bậc thầy phán đoán tính cách con người.

– Ông rành đời lắm – Nàng Wills nói – Đó là trò tiêu khiển của ông, em nói thật mà.

– Và ông còn quả quyết là nếu có chứng cứ cần lưu ý ngay cái đêm hôm đó tại Tu viện Melfort hẳn nhiên ngài phải biết.

– Ông nói vậy sao?

– Dạ phải.

– Nghe thật thú vị, nên em tin theo – Nàng Wills nói chậm rãi – Ngài biết không, chưa bao giờ em được tận mắt nhìn thấy hung thủ.

– Ta cho đấy là điều hiển nhiên.

– Thật hiển nhiên – Nàng Wills nói theo – Em phải cố lưu ý mọi việc trước mắt.

Đấy mới thực là bản sao cái thói “soi mói dòm ngó” của nàng Beatrice.

– Lưu ý mấy vị khách mời?

– Đúng, mấy vị khách mời.

– Thật sự em đã nhìn thấy những gì?

Cặp kính kẹp mũi lệch qua một bên.

– Thật ra em chưa nhìn thấy gì cả – nếu thấy là em đã báo cảnh sát rồi. – Nàng nói rõ hơn với vẻ tự hào.

– Nhưng mà em đã nhìn thấy nhiều chứng cứ.

– Em có thói quen quan sát mọi việc, không lơ là. Em khác người chỗ đó. – Chợt nàng cười khúc khích.

– Vậy là em đã nhìn thấy chứng cớ như thế nào?

– Ồ, có gì đâu – nghĩa là – chẳng có gì như ngài tưởng đâu, thưa ngài Charles. Chỉ ghi nhận vài mẩu chuyện linh tinh về thói đời. Em nghe họ bàn tán dữ lắm. Chuyện lạ đời, ngài hiểu ý em chứ?

– Lạ đời như thế nào?

– Họ mới là lạ đời – Ồ, em không thể giải thích ra đây. Kể lể chuyện này nọ em không quen.

Nàng lại cười khúc khích.

– Ngòi bút của em còn nghiệt ngã hơn cả miệng lưỡi. – Ngài Charles vừa nói vừa cười.

– Em nghĩ nói nghiệt ngã thì hơi quá, thưa ngài Charles.

– Này cô em Wills, một khi đã cầm bút em mới tỏ ra mình nhẫn tâm.

– Ngài nói nghe mới quái gỡ, thưa ngài Charles. Chính ngài mới là nhẫn tâm với em.

– Ta không nói mấy chuyện bông đùa nữa. – Ngài Charles nghĩ trong đầu.

Chợt ngài cất tiếng :

– Vậy là em chưa thấy bằng chứng cụ thể, phải không, nàng Wills?

– Không – thật đấy. Nhưng chỉ có một bằng chứng. Chỉ một bằng chứng đó thôi và em phải báo cảnh sát, vậy mà lại quên bẵng.

– Bằng chứng nào vậy?

– Người quản gia. Bên cổ tay trái ông ta có một vết bớt đỏ. Em nhìn thấy lúc ông dọn món rau xà lách ra bàn. Em cho đấy cũng là một chứng cứ có lợi cho ta.

– Ta phải nói là lợi hại hơn nữa kia. Cảnh sát đang ngày đêm theo dõi hung thủ Ellis. Này Wills, phải nói thật, ta khâm phục em. Không một người phục vụ và không một vị khách mời nào nhìn thấy vết bớt đỏ.

– Mọi người không nhìn bằng mắt thì phải? – Nàng Wills đáp lại.

– Em có thể xác định ngay ở chỗ nào, to hay nhỏ?

– Ngài thử chìa thẳng cườm tay ra… – Ngài Charles làm theo – Cám ơn, ngay chỗ này – Nàng Wills đặt ngón tay vô ngay một điểm. – Bằng cỡ này, cỡ một đồng tiền sáu xu của Úc.

– Cám ơn em, vậy là rõ. – Ngài Charles nói, xong rồi rút tay xả lai áo xuống.

– Ngài cho là em nên gửi thư báo cho cảnh sát?

– Ta nói thật. Đó là chứng cớ giúp cảnh sát truy tìm dấu vết hung thủ. Mẹ kiếp, – Ngài Charles nói theo đang còn nghĩ ngợi xót xa – trong truyện trinh thám có nhắc bọn xỏ lá thường xâm dấu trên tay. Ta tiếc là thực tế mình khám phá có hơi chậm.

– Đó là chuyện tiểu thuyết. – Nàng Wills đáp lại vẻ trầm ngâm.

– Nếu đó là vết chàm thì hay biết mấy. – Ngài Charles nói.

Ngài cảm thấy tự hài lòng như trẻ con.

– Khó ở chỗ là, – Ngài nói thêm – mọi người thiếu quyết tâm. Ta chưa nắm được bằng chứng nào trong tay.

Nàng Wills còn đứng đó tần ngần.

– Ngài Babbington chẳng hạn – Ngài Charles tiếp tục câu chuyện – Nhân thân còn lắm điều mập mờ. Khó cho ta nắm vững.

– Nhưng bàn tay ngài kỳ lạ lắm, – Nàng Wills xen vào – người ta gọi là bàn tay của bậc thức giả. Tay cơ khuyết tật do thấp khớp, vậy mà ngón tay vẫn mềm mại, móng tay chải chuốt.

– Em thật là tinh tế. Ô mà kìa – tất nhiên em đã quen biết ngài từ trước.

– Quen biết ngài Babbington?

– Đúng. Ta còn nhớ ngài kể lại, mà quen ở đâu vậy?

Nàng Wills lắc đầu quả quyết :

– Không phải em. Ngài nhớ nhầm ai rồi đó – hay có khi ông mục sư nhầm. Em có bao giờ gặp gỡ ngài ấy đâu.

– Có lẽ ta nhớ nhầm. Ta nhớ là ở tại Gilling.

Ngài nhìn nàng vẻ chăm chú. Nàng Wills lặng lẽ tỉnh bơ.

– Không phải! – Nàng đáp.

– Có thể vì quen biết em, này Wills, mà ngài đã bị giết chết?

– Em chỉ biết ngài và cô nàng Lytton Gore cho là như vậy, hoặc là chính ngài nghĩ ra vậy.

– Ồ, còn – ờ – em nghĩ như thế nào?

– Em chẳng nghĩ gì cả. – Nàng Wills đáp.

Ngài Charles chuyển câu chuyện qua một hướng khác.

– Em có nghe ngài Bartholomew nhắc đến tên một người, phu nhân De Rushbridger?

– Không. Em không nghe bao giờ.

– Bà ấy là bệnh nhân điều trị ở khu dưỡng đường. Bà mắc bệnh suy nhược thần kinh, mất trí nhớ.

– Em có nghe ngài kể một ca bệnh bị mất trí nhớ – Nàng Wills kể lại – Lúc đó ngài còn kể là em có thể dùng phép thôi miên làm cho bệnh nhân phục hồi trí nhớ được.

– Ngài nói vậy à, bây giờ thì sao? Ta ngờ – vậy nghĩa là thế nào?

Ngài Charles nhíu trán trầm ngâm nghĩ ngợi. Nàng Wills ngồi đó lặng thinh.

– Em chưa kể thêm mấy chi tiết còn lại. Chuyện về những vị khách mời?

Ngài chờ, sau một phút yên lặng nàng Wills lại kể tiếp.

– Chẳng có gì kể.

– Có thể là chuyện bà Dacres? Hoặc chuyện thuyền trưởng Dacres? Hay là nàng Sutcliffe. Hay là anh chàng Manders?

Ngài chăm chú nhìn nàng vừa xướng tên từng người.

Chợt ngài liếc nhìn thấy cặp kính kẹp mũi xê dịch, không rõ là chuyện gì.

– Em ngại vì không còn chuyện để kể cho ngài nghe, thưa ngài.

– Ô, vậy thì – Ngài đứng ngay dậy – ông Satterthwaite sẽ buồn lắm.

– Em tiếc là… Giọng nàng đanh lại.

– Ta cũng tiếc là đã làm phiền em. Ta ngỡ em còn phải lo viết lách.

– Dạ phải, em còn việc phải làm.

– Thêm một kịch bản nữa?

– Dạ. Nói thật, em đang xây dựng vở kịch dựa theo các nhân vật tại buổi tiệc tại nhà ở tu viện Melfort.

– Còn chuyện vu khống?

– Được lắm, thưa ngài Charles. Em cho là người ta chẳng ai còn nhận ra mình. – Nàng lại cười khúc khích – Nếu không như ngài muốn nói là người ta tàn nhẫn lắm.

– Em muốn nói, – Ngài Charles đỡ lời – chúng ta có thói hay thêu dệt khoa trương phẩm giá và thường làm ngơ trước sự thật phũ phàng. Ta nghĩ đúng, này cô em Wills, em mới thật là người đàn bà tàn nhẫn.

Nàng Wills cười khúc khích :

– Ngài chớ lo, ngài Charles. Phụ nữ không tàn nhẫn đâu – ngoại trừ một vài ông khác đời – phụ nữ chỉ tàn nhẫn với nhau thôi.

– Có nghĩa là em đã phân tích mổ xẻ mấy người xấu số. Đó là ai? Ồ, ta có thể đoán ra. Cynthia thì mấy bà không ai ưa.

Nàng Wills không có ý kiến. Nàng vẫn cười, cái cười kín đáo.

– Em viết tay kịch bản hay đọc cho ai viết lại?

– Ồ, em viết xong rồi gởi đi đánh máy.

– Vậy thì phải có thư ký giúp việc.

– Sẽ có. Ngài vẫn còn sử dụng cô thư ký tài ba nàng – Nàng Milray đỏ phải không?

– Có, ta có cô thư ký riêng, nàng Milray. Ta cho nghỉ phép về quê chăm sóc mẹ, vài hôm nữa sẽ trở lại. Nàng thật lanh lợi.

– Em thấy cô nàng có vẻ bốc đồng.

– Bốc đồng sao? Nàng Milray?

Ngài Charles chưng hửng. Ngài chưa bao giờ có cái ý tưởng huyễn hoặc bông đùa với nàng Milray.

– Cũng có lúc thôi. Nàng Wills vội đỡ lời.

Ngài Charles chỉ nghe rồi lắc đầu :

– Nàng Milray là một robot hoàn chỉnh. Ta chào em, nàng Wills. Bỏ qua chuyện ta làm phiền em, nhớ đừng quên báo cảnh sát biết chuyện cái ấy.

– Cái dấu bớt ở cườm tay phải của người quản gia? Không, em không quên đâu.

– Thôi được rồi, ta về – mà này – em vừa nói cườm tay phải? Giờ em lại nói bên tay trái?

– Ủa vậy sao? Em nghĩ thật ngớ ngẩn?

– Vậy là, bên tay nào nhỉ?

Nàng Wills ngẫm nghĩ, mắt nheo lại một bên :

– Để nhớ lại xem nào. Ta ngồi đó – thế rồi người quản gia – ngài Charles, xin ngài đưa giúp cái đĩa bằng đồng thau trước mặt, ví dụ đây là đĩa rau xà lách. Bên tay trái.

Ngài Charles tay nâng cái đĩa đưa cho nàng.

– Bà cho gọi món bắp cải.

– Cám ơn – Nàng Wills nói – Giờ em nghĩ lại, đúng rồi. Ngay chỗ cườm tay trái, như em còn nhớ ngay lúc đầu. Rõ thật ngớ ngẩn.

– Không, không đâu – Ngài Charles nói – Trái hay phải cũng có lúc nhầm.

Ngài chào ra về đến lần thứ ba.

Cánh cửa vừa khép ngài còn ngoái nhìn lại. Nàng Wills không nhìn theo, nàng còn đứng đó, ngay chỗ ngài đứng lúc ban nãy. Nàng đứng nhìn bếp sưởi tỏa hơi ấm áp, trên môi đang mỉm một nụ cười tinh quái.

Ngài Charles bàng hoàng:

“Hẳn là con bé đã biết chuyện này rồi” ngài nghĩ trong đầu.

“Ta quả quyết con bé này biết cả rồi. Nó không nói ra đâu… nhưng mà nó biết cái quái gì nhỉ?”


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.