BÍ MẬT NGÔI NHÀ NGHỈ

KẺ TRỘM NỮ TRANG



Ông Poirot này!” – Tôi nói – “Một cuộc thay đổi không khí sẽ làm cho ông trở nên khá hơn đấy”. “Anh nghĩ thế hả, anh bạn?”.
“Tôi tin chắc như vậy”.
“Vậy hả?” – ông bạn tôi hỏi lại và mỉm cười – “Chỉ là dự tính thôi, được không? Anh cũng đi chứ?” “Thế ông định đưa tôi đến chỗ nào đây?”. “Brighton. Tôi đủ tiền để đốt huống chi nói tới chuyện làm một chuyến đi, có lẽ nghỉ cuối tuần ở khách sạn Grand Metropolitan là tốt nhất”.
“Cám ơn ông, tôi hoàn toàn nhất trí. Ông cũng có được trái tim nhiều tình cảm để nghĩ đến bạn cũ, đó là cái giá cuối cùng của chút gì gọi là chất xám đấy. Phải rồi, tôi đang nói chuyện với ông mà trong lòng cảm thấy bao điều nguy hiểm”.
Tôi cũng không thấy thú vị gì khi nói những lời ám chỉ đến điều đó. Tôi chỉ lấy làm vui khi thấy ông Poirot sẽ phải có lần không đánh giá thấp khả năng và kiến thức của tôi. Ông ta có vui vẻ được rất hiển nhiên là do tôi gạt qua một bên mọi thứ bực bội phiền tức.
“Được rồi, cứ thế nhé!” – Tôi vội vàng nói.
Thế là buổi chiều thứ Bảy đó, người ta nhìn thấy chúng tôi ăn tối tại khách sạn Grand Metropolitan giữa một đám người đông đúc và vui vẻ. Có vẻ như tất cả thế giới đều tập họp về Brighton. Quần áo và nữ trang hết sức lộng lẫy mà người ta phủ kín lên người giống như để khoe khoang nhiều hơn là biểu lộ một khiếu thẩm mỹ đúng nghĩa.
“Phải vậy không nào, cái cảnh này đây!” – Ông Poirot lẩm bẩm – “Đây là ngôi nhà của Ngài-Đầu- Cơ, phải không Hastings?”.
“Tôi cũng nghĩ như thế” – tôi trả lời — “Nhưng chúng ta hy vọng rằng họ không đến nỗi có khuyết điểm là đầu cơ bàn chải”.
Ông Poirot đảo mắt nhìn một vòng với dáng điệu hết sức thản nhiên:
“Trong khung cảnh có quá nhiều nữ trang như thế này cái đầu của tôi muốn ngả về tội lỗi hơn là khám phá ra tội phạm. Thật là một cơ hội tuyệt vời biệt đãi những tên trộm cướp! Nhìn xem, Hastings, nhìn cái bà mập đứng kia kìa. Có lẽ anh cũng sẽ nói rằng bà ta được dán đầy người bằng các thứ ngọc chứ gì?”.
Tôi nhìn theo đôi mắt của ông ta.
“Sao nhỉ” – Tôi giải thích – “Đó là bà Opalsen”.
“Anh biết bà ta hử?”.
“Không sai. Chồng bà ta là một tay buôn bán chứng khoán giàu có, ông ta mới đây đã thu về cho mình một khoản tiền lơn do giá dầu mỏ tăng vọt”.
Sau bữa ăn chúng tôi đi qua chỗ ông bà Opalsen tại sảnh đường và tôi giới thiệu ông Poirot với họ. Chúng tôi nói chuyện phiếm một lúc, rồi cùng uống cà phê.
Ông Poirot nói mấy lời tán tụng những viên ngọc đắt giá phô trương trên ngực áo lụng thụng của bà ta làm nét mặt người đàn bà mập mạp này rạng rỡ hẳn lên.
“Đó là sở thích duy nhất của tôi đấy, ông Poirot ạ. Tôi rất mê đeo nữ trang, Opalsen biết đó là nhược điểm của tôi, mỗi khi công việc suôn sẻ, ông ấy đều mang về cho tôi vài món mới. Ông thấy những viên đá quý này tuyệt mỹ chứ?”.
“Tôi cũng có vài lần được tiếp xúc vói những thứ này, thưa bà. Nghề nghiệp của tôi đã giúp cho tôi làm quen với một số nữ trang nổi tiếng nhất của thế giới”.
Rồi ông ta thuật lại bằng thái độ dè dặt về lịch sử của những món nữ trang trong một gia đình quyền quý khiến bà Opalsen phải nén thở lắng nghe.
“Cũng như bây giờ đó!” – Bà ta giải thích khi ông Poirot ngừng nói – “Giá như nó không phải là một trò chơi! Ông biết không, tôi cũng có những viên ngọc có lịch sử gần giống những thứ mà ông nói. Tôi tin rằng nó phải được xem là một trong số những xâu chuỗi đẹp nhất thế giới này… những viên ngọc có màu sắc đẹp vô địch. Tôi dám nói rằng tôi đã phải chạy đua để có được đấy”.
“Ồ, thưa bà.” – Ông Poirot tán dương – “Bà thật đáng mến, cầu xin mọi sự an lành tốt phúc cho bà”.
“Ôi, tôi rất muốn để ông được nhìn thấy nó”.
Thế là người đàn bà mập mạp núng nính này lạch bạch đi vào thang máy vẻ rất phấn khỏi. Ông chồng bà ta đang ngồi nói chuyện vói tôi quay nhìn ông Poirot như dò hỏi.
“Bà nhà ông thật rất dễ mến khi nhất định cho tôi xem qua xâu chuỗi ngọc của bà ấy” – ông Poirot đành phải giải thích.
“Ồ, chuỗi ngọc ư?” – Ông Opalsen mim cười với vẻ rất tự mãn – “Phải đấy, trông chúng thật là giá trị. Đắt giá chưa từng thấy! Bao nhiêu tiền cũng chưa vừa, tôi phải mất nhiều công của mới trả nổi khoản tiền để mua được chúng. Có thể cũng là phải thôi, nếu mọi việc của tôi đều suôn sẻ như bây giờ.
Ông ta nói một hồi, không mạch lạc gì, xổ ra từng tràng những thuật ngữ chuyên môn khiến tôi không hiểu gì hết. Và ông ta cũng ngừng nói khi có một thằng bé sai vặt đến nói thầm thì vào tai ông ta điều gì đó.
“Hả… Cái gì? Tao sẽ đến ngay. Bà ấy không bị sốc đấy chứ? Xin lỗi các ông”.
Ông ta bỏ đi đột ngột. Ông Poirot ngả người ra sau, rút một điếu thuốc lá Nga ra châm hút Rồi bằng một cử chỉ kỹ lưỡng và cẩn thận, ông ta xếp mấy chiếc cốc uống cà phê đã trống trơn lại thành một hàng và có vẻ lấy làm thích thú khi làm thế.
Mấy phút sau, họ vẫn chưa trở lại.
“Lạ nhỉ!”- Tôi thắc mắc — “Sao họ không trở xuống?”. Ông Poirot vơ vẩn nhìn khói thuốc lá, dáng điệu đầy vẻ suy tư:
“Họ không trở xuống đâu”.
“Sao vậy?”.
“Bởi vì, anh bạn ạ, đã xảy ra việc gì đó rồi”.
“Việc gì mới được chứ? Ông cho là việc gì?” – Tôi hỏi vì rất ngạc nhiên.
Ông Poirot chỉ mỉm cười.
Mấy phút sau, người quản lý khách sạn bước vội ra khỏi phòng và đi lên lầu. Trông ông ta rất bối rối. Thằng nhỏ trực thang máy thì thầm với một trong những đứa sai vặt. Chuông gọi thang máy reo lên ba lần nhưng nó chẳng chú ý gì. Để làm một thằng giúp việc đãng trí thì gọi đến lần thứ ba nó vẫn đãng trí như thường. Ông Poirot cuối cùng cũng lắc đầu: “Vậy là sự cố gì đó có tầm mức khá quan trọng đấy. À, chắc đúng như tôi nghĩ thôi! Cảnh sát đã đến đây rồi kìa”.
Hai người đàn ông vừa mới vào khách sạn. Một người mặc sắc phục, còn người kia chỉ mặc thường phục. Họ hỏi một thằng sai vặt xong thì vội vã lên lầu. Mấy phút sau cũng thằng nhỏ lúc nãy bước ra khỏi thang máy và đi đến chỗ chúng tôi:
“Ông Opalsen nhắn lời mời các ông lên trên ấy”.
Ông Poirot vội vàng đứng lên ngay, dường như ông chỉ chờ có thế. Tôi cũng nhanh chân bước theo.
Ông bà Opalsen ở trên tầng một. Một khung cảnh lạ lùng đập vào mắt chúng tôi. Trong phòng ngủ bà Opalsen đang ngồi ngửa người trên chiếc ghế tựa có tay vịn, mặt nhòe nhoẹt nước mắt. Trước chúng tôi bây giờ chỉ là một người đàn bà ủ rũ đến tệ hại bởi những dòng nước mắt chảy dài làm trôi hết lớp phấn dầy trát trên mặt bà ta. Ông Opalsen đầy giận dữ, hết đứng lên lại ngồi xuống. Hai viên chức cảnh sát đang đứng giữa phòng, một người cầm quyển sổ ghi chép trên tay. Một chị phục vụ đứng như chết rồi bên cạnh lò sưởi, ở phía bên kia của căn phòng là một phụ nữ người Pháp, rõ ràng đó là người hầu của bà Opalsen, vừa khóc vừa vặn tay tỏ ý căm giận cái (hay kẻ) đã gây đau khổ cho bà chủ của mình.
Bước vào một chỗ hỗn loạn như thế này, ông Poirot đầy thận trọng và mỉm cười. Thình lình, bằng một thứ sức mạnh tiềm tàng nào đó rất đáng ngạc nhiên bà ta vụt nhổm dậy phóng tới trước ông Poirot: “Mọi việc giờ đã rồi. Nhưng tôi tin rằng tôi vẫn còn may. Tôi tin như thế. Đó là Chúa đã khiến xui tôi đã gặp và trò chuyện với ông, và tôi có cảm giác rằng nếu ông không tìm lại được những viên ngọc ấy cho tôi thì cũng không còn ai làm được việc này đâu”.
“Xin bà cứ bình tĩnh, thưa bà”. – ông Poirot vỗ nhẹ lên tay bà ta – “Bà hãy vững lòng. Mọi sự rồi sẽ tốt thôi. Hercule Poirot này sẽ sẵn lòng giúp bà”.
Ông Opalsen quay lại phía viên thanh tra cảnh sát.
“Xin ông đừng phản đối tôi., à… khi tôi gọi ông này đến đây, tôi muốn vậy mà…”.
“Không có gì đâu, ông” – người mặc thường phục trả lời, nhưng thế thì cung thật hoàn toàn khác lạ – “Có lẽ bây giờ bà nhà đã cảm thấy khá hơn rồi, chắc bà sẽ nói rõ cho chúng tôi về những gì đã xảy ra chứ?”.
Ông Opalsen nhìn ông Poirot không biết tính thế nào. Ông Poirot nắm tay đưa bà ta trở lại chỗ ngồi. “Thưa bà, bà hãy ngồi xuống đi và bình tĩnh kể lại cho chúng tôi nghe cái gì đã làm cho bà khổ tâm nãy giờ”.
Nghe lời ông Poirot bà Opalsen lau nước mắt và bắt đầu kể:
“Tôi trở lên lầu sau bữa ăn tối, đỉnh đi lấy xâu chuỗi ngọc cho ông xem. Lúc nào thì cũng có chị phục vụ và Célestine ở trong phòng…”
“Xin lỗi, thưa bà, ý bà nói là “lúc nào” có nghĩa gì?”
Ông Opalsen giải thích:
“Tôi đặt ra nguyên tắc theo đó không ai được vào phòng mà không có sự hiện diện của Célestine, là chị giúp việc. Người phục vụ chỉ được vào phòng buổi sáng với sự có mặt của Célestine và sau bữa ăn tối để chuẩn bị giường ngủ cũng với nguyên tắc như vậy, bằng trái lại, chị ta sẽ không bao giờ được bước chân vào phòng”.
– “Đúng rồi, như tôi vừa nói” – bà Opalsen tiếp – “Tôi trở lên rồi tới ngăn kéo ở đây” – bà ta chỉ tay lên chỗ ngăn kéo bên tay phải của chiếc tủ áo hai buồng… “kéo hộp nữ trang và mở nó ra. Mọi thứ ở trong đó vẫn như thường… nhưng xâu chuỗi ngọc thì biến mất”.
Viên thanh tra cảnh sát vẫn cúi đầu lo ghi chép. Xong mới hỏi “Lần. cuối cùng bà còn nhìn thấy nó là lúc nào?”.
“Nó vẫn ở trong đó trước khi chúng tôi xuống lầu ăn tối”.
”Bà tin chắc như vậy chứ?”.
“Hoàn toàn chắc. Tôi đã lưỡng lự không biết có nên đeo xâu chuỗi này không, nhưng cuối cùng tôi quyết định chỉ cần đeo ngọc lục bảo thôi, nên tôi cất chúng lại trong hộp nữ trang”.
”Ai khóa hộp nữ trang này?”.
“Tôi. Chìa khóa tôi vẫn móc nó vào sợi dây chuyền đeo trên cổ tôi đây”. – Vừa nói, bà ta vừa lôi nó ra.
Viên thanh tra cảnh sát nhìn chiếc chìa khóa và nhún vai.
“Kẻ trộm rất dễ dàng có một chìa khóa giả. Điều đó có khó gì. Ổ khóa này cũng chỉ là loại thường thôi. Rồi bà làm gì nữa sau khi đã khóa hộp nữ trang?”.
“Tôi đặt nó trở lại chỗ cũ như thường lệ”.
“Bà có khóa tủ áo lại không?”.
“Không. Không bao giờ khóa. Người hầu của tôi vẫn ở trong phòng cho đến khi tôi trở lên, vì thế việc đó không cần thiết”.
Vẻ mặt người thanh tra cảnh sát nghiêm lại.
“Vậy là tôi phải hiểu rằng số nữ trang vẫn ở chỗ này khi bà xuống lầu dùng bữa tối và từ lúc đó thì người hầu của bà không lúc nào. rời khỏi phòng chứ gì?”.
Bất ngờ, giống như hoảng sợ khi nhận thức được tình hình tồi tệ rồi sẽ đổ xuống đầu mình, Célestine kêu thét lên một tiếng khiếp đảm rồi phóng tới chỗ ông Poirot, thấp giọng nói một tràng dài không mạch lạc gì đó bằng tiếng Pháp.
Nhận định của viên thanh tra thật tệ hại! Đó là tình nghi chị ta là kẻ lấy trộm nữ trang của bà chủ! Ai dám cho rằng cảnh sát là ngờ ngệch khó tin! “Nhưng thưa ông, ai là người Pháp ở đây…”
“Người Bỉ chứ” – ông Poirot ngắt lời chị ta – nhưng Célestine gần như không để ý gì đến lời sửa sai đó của ông.
Ông không thể đợi để thấy người giúp việc kết tội sai hoặc là người phục vụ phòng thì vẫn bình an vô sự. Chị này không bao giờ có thể có giòng máu trộm cắp trơ tráo và lì lợm. Trước hết, Célestine nói chị kia là một người không lương thiện, và chị ta cũng đã cẩn thận coi ngó khi chị kia dọn giường! Cứ thử để cho cảnh sát lục soát chị này vì những lời đần độn ấy và nếu họ không tìm thấy chuỗi ngọc của bà Opalsen trên người chị này thì cũng là một điều đáng ngạc nhiên!
Dù rằng những lời than vãn, kêu khóc bằng tiếng Pháp khá nhanh và thảm hại, Célestine đã xen vào đó với những điệu bộ và người phục vụ nhận thấy ít nhiều những gì Célestine muốn nói. Chị ta đỏ mặt lên trong thái độ giận dữ:
“Người đàn bà nước ngoài này nói tôi lấy chuỗi ngọc là nói láo!” – Chị ta hùng hồn nói: “Tôi chưa thấy nó bao giờ”.
“Hãy lục soát chị ta đi” – Célestine nói lớn – “Rồi các ông sẽ thấy đúng như những gì tôi nói”.
“Chị là kẻ nói láo” – Người phục vụ nói – “Chị nghe rõ chứ? Chính chị mới là kẻ trộm đổ tội cho tôi. Tại sao hả, tôi chỉ vào phòng này có ba phút trước khi phu nhân trở lên đây và chị vẫn còn ngồi lỳ một chỗ, giống như con mèo rình chuột vậy đó.
Viên thanh tra nhìn Célestine dò xét: “Đúng vậy chứ? Chị không lúc nào rời khỏi phòng chứ?”.
“Đúng là không bao giờ tôi để chị kia ở đây một mình”, Célestine xác nhận hơi miễn cưỡng – “Nhưng tôi có về phòng tôi hai lần qua cửa này… một lần để lấy cuộn chỉ và một lần lấy cái kéo. Chị ta đã ra tay trong lúc ấy thôi”.
“Chị không hề đi vắng một chút nào” – người phục vụ giận dữ trả đũa – “Đúng là ba xạo. Tôi rất vui lòng để cảnh sát khám xét tôi. Tôi không làm gì bậy để sợ cả”.
Cũng lúc đó bỗng có tiếng gõ cửa. Viên cảnh sát bước ra. Mặt ông ta tươi hẳn lên khi thấy người mới tới.
“Hay quá!” – ông ta kêu lên – “May thật đấy. Tôi đã mời một kiểm tra viên nữ, bây giờ cô ấy đã đến rồi đây. Ông có nghĩ rằng chúng ta không cần phải qua phòng bên kia chứ?”.
Rồi ông ta nhìn người phục vụ phòng lúc đó đang đi qua cửa nách và cái đầu của chị ta gục gặc, nữ kiểm soát viên đi theo sau.
“Cái cửa này đi ra đâu nhỉ?” – ông Poirot hất đầu về phía đó.
“Tôi tin là nó dẫn vào một phòng bên” – Người thanh niên trả lời – “Cũng cần phải xem kỹ coi bên kia là cái gì”.
Ông Poirot đi qua đó xem xét từng chút một, xong lại quan sát kỹ lưỡng một lần nữa.
“Phía bên đó khá thuận lợi” – ông nhận xét – “Đúng rồi, có thể loại trừ chỗ ấy ra”.
Ông ta đi tới các cửa sổ và khi trở ra, ông ta nói:
“Cũng chẳng có gì đáng nghi cả. Bên ngoài cũng chẳng có ban công”.
“Cho dù là có đi nữa” – người thanh tra hấp tấp nói – tôi thấy chưa có đầu mối nào giúp chúng ta cả, nếu như đúng là chị giúp việc không rời khỏi phòng lúc nào…”.
Ông ngừng nói khi thấy người phục vụ và nữ kiểm soát viên trở lại.
“Không có gì cả” – “Đó là một câu trả lời ngắn gọn.
“Tôi vẫn biết là không mà” – chị phục vụ nói giọng như là người đoan chính – “và tôi muốn chị người Pháp mất nết kia phải xấu hổ vì chối bỏ bản chất lương thiện của một người phụ nữ như mình”.
‘Thôi, thôi, hãy bình tĩnh. Được rồi” – Thanh tra cảnh sát bảo – “Không ai nghi ngờ chị đâu. Chị có thể trở về làm công việc của mình đi”.
Người phục vụ bước tới vẻ mặt rất ác cảm:
‘Thử xét chị ta xem?” – Chị ta vừa nói vừa chỉ Célestine.
“Tất nhiên là chúng tôi sẽ khám xét” – và ông ta đóng cánh cửa khi người phục vụ bước ra rồi khóa lại.
Tới lượt Célestine đi theo người nữ kiểm soát viên vào gian phòng bên cạnh. Mấy phút sau, cả hai trở ra. Cũng không tìm thấy gì trên người chị ta cả.
Nét mặt của viên thanh tra đầy lo nghĩ:
“Tôi e rằng tôi phải nhờ bà đi với tôi” – Ông ta quay về phía bà Opalsen – ‘Tôi rất tiếc, thưa bà. Việc khám xét cũng đã thực hiện đầy đủ, nhưng nếu chị ta không giữ nó theo người thì cũng có thể nó đã được cất giấu đâu đó trong phòng mà thôi”.
Célestine lại kêu thét lên và nắm chặt tay ông Poirot. Ông Poirot thì thầm vào tai cô gái điều gì đó. Cô ta nhìn chằm chằm vào ông đầy ngờ vực.
“‘Nếu, nếu như… cô bé ơi… Tôi dám bảo đảm với cô rằng sẽ tốt biết bao nhiêu nếu xâu chuỗi ấy được tìm thấy”.
Rồi ông quay sang phía viên thanh tra: “Xin phép ông nhé, thưa ông. Để tôi được thử qua một chút thôi, đó là vì sở thích cá nhân tôi thôi mà”.
“Xin tùy ông” – Viên thanh tra cảnh sát trả lời mà chẳng có gì là tin tưởng hết.
Ông Poirot lại quay về phía Célestine lần nữa.
“Cô đã nói với chúng tôi rằng cô có đi vào phòng mình để lấy cuộn chỉ sợi. Cuộn chỉ ấy bây giờ ở đâu rồi?”.
“Trên nóc tủ áo đấy, thưa ông”.
“Còn cái kéo?”.
“Cũng ở đó.
“Điều cô làm cũng thật là khó hiểu đấy, cô hãy nhắc lại coi cô làm hai động tác ấy để làm gì? Cô đã quên công việc của cô là ngồi ở đây để coi sóc trong phòng sao?”.
Célestine ngồi xuống nhưng rồi lại đứng lên vì cái nhìn dò xét của ông Poirot, ông ta bảo chị giúp việc đi vào phòng bên cạnh, lấy những thứ mà chị ta để trên đầu tủ áo ra cho ông xem.
Ông Poirot dùng đồng hồ bỏ túi của mình để tính thời gian di chuyển của cô gái này.
“Một lần nữa, xin cô thực hiện lại động tác này”.
Ông lấy sổ tay ghi lại số giây mà chị giúp việc đi làm việc đó rồi cất đồng hồ vào túi.
“Được rồi, cảm ơn cô. Và thưa ông…” – Ông hướng về chỗ viên thanh tra – ”nhờ ông cho ý kiến xem”.
Viên thanh tra có phần nào ngờ vực trước thái độ lê phép thái quá này. Célestine lại đầm đìa nước mắt đi theo người nữ kiểm soát viên và người cảnh sát mặc thường phục.
Sau mấy lời giải thích với bà Opalsen, viên thanh tra tiến hành lực lọi trong phòng. Ông ta mở tủ áo ra, kể cả tủ buýp phê, lật tung cả giường ngủ rồi gõ cả lên sàn nhà. Ông Opalsen nhìn ông ta làm những việc này bằng thái độ ngờ vực.
“Ông có nên tin rằng ông có thể tìm thấy nó không?”.
“Vâng, thưa ông. Có lẽ được. Chị ta không có đủ thì giờ để mang ra khỏi phòng. Bà nhà đã phát hiện ra vụ trộm ngay sau khi chị ta hành động thôi. Không mang khỏi đây đâu. Xâu chuỗi phải còn giấu trong phòng, có một hoặc hai người làm việc này… thật ra không có gì chắc là người phục vụ phòng đã làm việc đó”.
“Còn hơn cả việc không chắc lắm… mà là không thể làm được” – Ông Poirot trầm giọng nói.
” Hả?” – Viên thanh tra nhìn ông chăm chú.
Poirot mỉm cười một cách khiêm tốn.
“Tôi sẽ chứng minh. Anh Hastings là người bạn bạn tốt của tôi đây, anh hãy cầm đồng hồ của tôi đi, cẩn thận nhé. Đó là vật gia bảo của dòng họ tôi đấy! Đúng như tôi bấm giờ khi chị giúp việc đi vào phòng bên, lần đầu là mười hai giây và lần thứ nhì là mười lăm giây. Nào, bây giờ xem tôi làm thử coi. Xin bà vui lòng cho tôi mượn chiếc chìa khóa ấy đi… ồ, xin cảm ơn bà. Anh bạn Hastings của tôi sẽ phát lệnh “làm đi”.
“Làm đi!” – Tôi hô lên.
Bằng một sự mau lẹ lạ thường, ông Poirot giật cửa tủ áo, lôi hộp nữ trang, tra chìa khóa và mở hộp ra, chọn lấy một món trang sức, đóng hộp và khóa lại rồi đặt nó lên chỗ cũ, đóng cửa tủ áo lại. Thao tác của ông ta hết sức gọn gàng.
“Xong rồi, thế nào anh bạn?” – Ông ta hỏi trong lúc tôi nín thở theo dõi.
“Bốn mươi sáu giây” – Tôi trả lời.
“Mọi người thấy chưa?” – ông Poirot nhìn xung quanh “Không có đủ thời gian để lấy được xâu chuỗi ngọc, chưa nói tới việc còn phải đem nó đi giấu”.
“Thế nên xem xét về chị giúp việc này” – Viên thanh tra có vẻ thỏa mãn khi nói vậy và ông ta tiếp tục việc tìm kiếm của mình. Xong ông ta lại bước qua phòng bên cạnh, là phòng dành cho chị giúp việc Célestine.
Ông Poirot nhíu mày nghĩ ngợi. Thình lình ông ta hỏi ông Opalsen.
“Không nghi ngờ gì là xâu chuỗi đã được bảo hiểm chứ?”,
Ông Opalsen có một chút ngạc nhiên trước câu hỏi này.
“Vâng” – Ông ngần ngại một lúc trước khi nói – “Điều đó đúng vậy”.
“Nhưng đâu có nhằm nhò gì?” – Bà Opalsen đầm đìa nước mắt nói chen vào – “Tôi chỉ cần có xâu chuỗi ấy thôi. Nó hoàn hảo lắm. Không có tiền nào mua được xâu chuỗi như thế”.
“Tôi hiểu, thưa bà” – Ông Poirot nhẹ nhàng nói – “Tôi hoàn toàn hiểu điều đó. Đàn bà nào cũng yêu quí những thứ như vậy, không phải thế sao? Nhưng thưa ông, trước những việc này, ai lại không bị xúc động và chẳng nghi ngờ gì là họ rất cần được an ủi.
“Tất nhiên, tất nhiên” – Ông Opalsen nói nhưng chẳng mạnh dạn chút nào – “Còn…”
Câu nói của ông ta bị cắt ngang bằng tiếng la lớn của viên thanh tra. Có cái gì đó lủng lẳng trên mấy ngón tay của ông ta.
Kêu lên một tiếng, bà Opalsen bật dậy khỏi ghế ngồi. Trông bà ta hoàn toàn biến đổi.
“Ôi, ôi, xâu chuỗi của tôi”.
Hai bàn tay bà ôm lấy ngực. Chúng tôi cùng xúm lại.
“Nó ở đâu vậy?’ – Opalsen hỏi.
“Trong giường của người giúp việc. Dưới nệm lò xo. Chị ta đã lấy trộm rồi giấu vào đó trước khi những hầu phòng tới thôi”.
“Bà cho phép tôi xem qua một tí” – ông Poirot lễ phép nói rồi cầm lấy xâu chuỗi, cúi xuống xem xét thật tỉ mỉ và trao lại cho bà ta kèm theo dáng điệu khom người xuống.
“Tôi tin rằng, thưa bà, bà phải để chúng tôi giữ nó trong thời điểm này” – thanh tra cảnh sát nói – “Chúng tôi sẽ trông giữ nó thì tốt hơn, rồi nó cũng được trả lại cho bà ngay khi có thể được”.
Ông Opalsen nhăn mặt.
“Điều đó cần thiết lắm sao?”.
“Đúng là phải thế. Đó là thủ tục”.
“Ôi, cứ để ông ấy giữ nó đi” – bà vợ kêu lên “Tôi cảm thấy như vậy là an toàn hơn. Tôi mới có thể yên tâm để ngủ mà không sợ có kẻ nào đó tìm cách trộm đi lần nữa. Con nhỏ đó thật hèn hạ! Tôi không bao giờ tịn cô ta nữa”.
“Này, này anh bạn, xong vụ này rồi đấy”.
Và tôi thấy cánh tay của mình có người bấu vào. Đó là ông Poirot.
“Chúng ta rút đi thôi, anh bạn nhỉ? Tôi thấy không còn gì cần đến chúng ta nữa rồi”.
Tuy nhiên, vừa bước ra ông Poirot bỗng nhiên khựng lại. Và tôi rất ngạc nhiên khi nghe ông ta lên tiếng:
“Tôi rất muốn được xem qua căn phòng bên cạnh này”.
Cửa phòng ấy không khóa và chúng tôi bước vào trong đó. Đây là một căn phòng đôi khá rộng, không có ai ở. Chúng tôi thấy bụi bám khắp nơi và ông Poirot nhăn mặt lại khi sờ ngón tay lên chiếc bàn hình chữ nhật gần cửa sổ.
“Nó không được yêu cầu lau dọn gi cả” – Ông ta lạnh lùng nhận xét.
Rồi ông ta lại nhìn ra ngoài cửa sổ, dáng điệu trầm ngâm suy nghĩ.
“Thế nào?” – Tôi sốt ruột hỏi – “Chúng ta vào đây làm gì?”. ‘
Ông Poirot nhìn thẳng vào tôi.
“Tôi muốn anh thông cảm cho tôi một chút, anh bạn. Tôi cần xem coi cánh cửa này có được cài then hay không thôi”.
‘Phải rồi” – Tôi nói và hướng mắt nhìn về chỗ cánh cửa ăn thông vói căn phòng chúng tôi vừa rời khỏi – “Nó có cài then”.
Poirot gật đầu. Ông ta lại tiếp tục suy nghĩ.
“Mà có vấn đề gì vậy?” – Tôi nói – “Vụ này xong rồi. Tôi cũng muốn ông có cơ hội chứng tỏ mình là người tài giỏi nổi bật. Nhưng đây là một vụ mà ngay cả những cái đầu bình thường cũng phát hiện ra ngay, chẳng hề sai chạy đi đâu được”.
Nhưng ông Poirot lại lắc đầu.
“Vụ này chưa xong đâu, anh bạn. Nó vẫn chưa xong cho tới khi tôi tìm ra kẻ nào đã lấy trộm xâu chuỗi ấy”.
“Thì chị giúp việc làm việc đó chứ ai nữa”.
“Tại sạo anh nói vậy?”.
“Tại sao ư?” – Tôi lắp bắp – “Rõ ràng là xâu chuỗi đã được tìm thấy dưới đệm của chị ta”.
“Xin lỗi anh đi!” – Ông Poirot sôi nổi nói – “Mấy viên đó đâu phải là ngọc”.
“Cái gì?.
“Đồ giả đấy, anh bạn”.
Lời xác định của ông ta làm đầu tôi đảo lộn. Poirot thản nhiên mỉm cười.
“Người thanh tra đó rõ ràng không biết gì về ngọc cả. Nhưng rồi sẽ rùm beng lên cho mà coi”.
“Đi” – Tôi lôi cánh tay ông ta.
“Đi đâu?”.
“Chúng ta phải báo ngay cho vợ chồng Opalsen biết điều đó”.
“Tôi nghĩ là không cần”.
“Nhưng tội nghiệp cho người đàn bà đau khổ này…”
“Thế à, người đàn bà đau khổ, như anh nói, lại sẽ được nhiều đêm ngủ yên giấc khi tin rằng món nữ trang quý giá của bà ta được bảo vệ an toàn”.
“Mà tên trộm có thể thoát với xâu chuỗi thật!”
“Sao lúc nào anh cũng nói mà không chịu suy nghĩ vậy anh bạn? Làm sao anh biết những viên ngọc mà bà Opalsen khóa kỹ trong hộp tối nay không phải là những viên ngọc giả, còn biết đâu vụ mất trộm thực tế đã xảy ra một thời điểm nào đó trước đảy rồi?’
“Q” – Tôi hoang mang thốt lên.
“Chính xác thì” – ông Poirot vui vẻ nói – “Chúng ta bắt đầu lại”.
Ông ta bước ra khỏi phòng, dừng một chút để quan sát rồi đi xuống cuối hành lang, đứng bên ngoài một căn phòng nhỏ, là chỗ dành riêng cho các nhân viên phục vụ phòng và bọn người hầu trên những tầng lầu. Chị phục vụ lúc này đang bị những người bạn xúm lại để nghe chị ta tường thuật lại tình tiết vừa xảy ra với mình. Ông Poirot cúi người xuống một cách lịch sự làm chị ta phải ngưng nói giữa chừng.
“Xin lỗi vì đã quấy rầy chị, chị có thể vui lòng mở cửa phòng ông Opalsen giùm tôi được không?”.
Chị ta vui vẻ đứng lên và chúng tôi đi theo chị ta trở xuống hành lang, nơi có căn phòng của ông Opalsen ở bên kia, đối diện với phòng của bà vợ. Chị phục vụ phòng mở khóa và chúng tôi cùng bước vào trong.
Khi chị ta định bỏ đi thì ông Poirot ngăn lại:
“Chị chờ cho một lát, chị có từng thấy trong đồ đạc của ông Opalsen có một cái thẻ như thế này không?”
Ông đưa ra một cái thẻ màu trắng, bóng láng nhưng hình thức rất lạ. Chị phục vụ phòng cầm lấy và chăm chú xem xét hết sức kỹ càng.
“Không, thưa ông. Tôi không thể nói là tôi đã thấy. Nhưng có thể người hầu phòng thường dọn phòng cho quý ông chắc biết”.
“Tôi hiểu rồi. Cảm ơn chị”.
Ông Poirot lấy cái thẻ lại. Chị ta bỏ đi. Ông Poirot có một chút nghĩ ngợi. Thế rồi ông ta khẽ gật đầu.
“Đề nghị anh bấm chuông gọi người hầu đi, anh bạn Hastings. Bấm ba lần nhé”.
Tôi làm theo lời ông ta rồi rất ngạc nhiên khi thấy ông ta đổ cái giỏ đựng giấy rác ra sàn nhà và khẩn trương xem xét những thứ giấy trong đó được đổ ra.
Một phút sau, người hầu phòng lên tới, ông Poirot cũng hỏi anh ta như hỏi chị kia rồi đưa cái thẻ cho anh ta xem kỹ. Nhưng câu trả lời cũng như thế. Anh ta chưa từng thấy cái thẻ có hình thức lạ lùng như vậy trong số đồ đạc của ông Opalsen. Ông Poirot cảm ơn anh ta và anh ta bỏ đi xuống, sau khi có vẻ ngạc nhiên và không thú vị gì với đống giấy tờ và rác rưởi ấy trên sàn nhà, anh ta khó có thể nghe được lời nói của ông Poirot lúc ông ta nhét trả vào giỏ người thứ rác rưởi ấy.
“Xâu chuỗi phải được bảo hiểm rất cao…”.
“Ông Poirot” – Tôi kêu lên – “Tôi thấy rằng…”
“Anh đâu thấy gì đâu, anh bạn” – Ông ta trả lời ngay – “Lần nào cũng vậy mà! Lạ lùng lắm… nhưng đó là vậy. Ta về phòng mình thôi”.
Chúng tôi đi về phòng mình. Một lần nữa tôi rất ngạc nhiên khi thấy ông Poirot thay đổi trang phục.
‘Tôi về London tối nay” – Ông ta giải thích – “Có việc cần lắm”.
“Cái gì thế?”.
“Hoàn toàn là công việc thực mà, đó là cái đầu (à, một chút xíu chất xám gan lỳ) thì phải làm thôi. Tôi đi tìm một sự xác minh. Tôi sẽ tìm được! Không gì có thể đánh lừa được Hercule Poirot này đâu”.
“Biết đâu rồi ông cũng sẽ thất bại” – Tôi nói vì thấy ông ta hết sức tự phụ.
“Đừng có nổi khùng, anh bạn, tôi van anh đó. Bằng tình bạn, tôi muốn nhờ anh làm cho tôi một việc”.
“Được thôi” – Tôi hùng hồn trả lời hơn là xấu hổ vì thái độ khinh khỉnh của mình – “Mà việc gì thế”.
“Ống tay áo mà tôi vừa cởi ra đây… anh chải lại hộ tôi nhé! Anh có thấy một ít bột trắng đã bám vào đó chứ? Anh cũng không ngờ khi nhìn tôi sờ tay lên ngăn kéo của tủ treo áo?”
“Không. Tôi không để ý”.
“Anh nên theo dõi những động tác của tôi, anh bạn ạ. Tôi làm thế nên lấy được một ít bột trắng đỏ trên ngón tay và vì bị kích thích, tôi quẹt nó lên tay áo, một hành động không phương pháp đều làm tôi hối hận… bởi vì sẽ phá hỏng những nguyên tắc cố hữu của tôi”.
“Nhưng đó là bột gì vậy?” – Tôi hỏi, chứ không cảm thấy hứng thú gì với những nguyên tắc của ông Poirot.
“Không phải thuốc độc của Borgias đâu” – Ong ta nheo mắt, trá lời – “Tôi thấy trí tưởng tượng của anh hơi quá đấy. Tôi phải nói rõ nó chỉ là phấn của người Pháp thôi”.
“Phấn của Pháp?”.
“Đúng vậy, thợ làm đồ gỗ trang trí dùng nó làm trơn các ngăn kéo”.
Tôi bật cười lớn:
“Ông bạn già của tôi cũng sai lầm đây! Tôi nghĩ rằng ông cần làm gì đó cho hăng lên đi”.
‘Thôi, tạm biệt anh bạn. Tôi sẽ tự cứu mình. Tôi bay đây!”.
Cửa đóng lại sau lưng ông ta. Tôi mỉm cười, nửa như chế nhạo, nửa như thương yêu khi cầm lấy bàn chải, chải sạch chiếc áo của ông Poirot.
Sáng hôm sau, không nghe tin gì của ông Poirot, tôi thả bộ đi dạo, lại gặp mấy người bạn cũ và tôi đến ăn trưa tai khách sạn của ho. Buổi chiều tôi đi chơi tiếp, cho đến khi mệt nhoài, tôi trở lại khách sạn Grand Metropolitan thì đã tám giờ tối.
Hình ảnh đầu tiên, mà tôi nhìn thấy là ông Poirot, trông thật nhỏ bé ngồi giữa vợ chồng Opalsen, trong trạng thái ung dung bình thản
“À, anh bạn Hastings của tôi đây rồi!” – Ông ta kêu lên và phóng tới chỗ tôi. ”Ôm tôi đi, anh bạn, mọi sự đã đạt được kết quả tốt. “Ôm tôi đi, anh bạn, mọi sự đã đạt được kết quà tuyệt vời!”.
Cũng may là ông Poirot bảo tôi ôm ông ta theo nghĩa bóng mà thôi…
“Ý ông muốn nói gì vậy?” – Tôi buộc lòng phải hỏi.
“Đúng là tuyệt vời. Tôi gọi nó là thế đó!” – Bà Opalsen mỉm cười, nói chen vào, vẻ mặt của bà rất tươi – “Không phải tôi đã nói với ông sao, ông Opalsen, tôi nói nếu ông ấy không tìm lại được xâu chuỗi của tôi thì không có ai tìm ra đâu”.
‘Phải, bà đã nói thế. Và bà nói đúng”.
Tôi nhìn ông Poirot ngơ ngác nên ông ta nhỏm người lên nhìn tôi.
“Này anh bạn Hastings, như anh vẫn thường nói, mọi thứ ở nước Anh này đều nằm tại bờ biển mà. Ngồi xuống đi, tôi sẽ kể cho anh nghe tất cả mọi chuyện đều được được kết thúc tốt đẹp”.
“Kết thúc ư?”.
“Đúng vậy. Họ đã bị bắt rồi”.
“Ai bị bắt?”.
“Người phục vụ phòng và bồi phòng! Anh không thể ngờ nổi chứ gì? Không phải từ lời nói bóng gió của tôi về thứ phấn của người Pháp ấy sao?” “Ông đã nói những thợ làm đồ gỗ trang trí đã sứ dụng thứ đó mà”.
“Chắc chắn là bọn trộm đã làm thôi… cố ý làm cho ngăn kéo được trượt dễ dàng. Có người vẫn muốn ngăn kéo được kéo ra hoặc đẩy vào không gây ra tiếng động nào. Nhưng kẻ đó là ai vậy? Hiển nhiên là chị phục vụ phòng thôi. Kế hoạch ấy được thực hiện một cách tài tình khiến chẳng ai để ý… ngoại trừ Hercule Poirot này.
Hãy nghe điều này được tiến hành như thế nào. Thằng hầu phòng núp sau cánh cửa của căn phòng bên cạnh chờ. Chị giúp việc người Pháp rời khỏi phòng. Nhanh như chớp, người phục vụ phòng mở phắt tủ áo, lấy cái hộp nữ trang nhét nó ra ngoài, thằng bồi phòng dùng chìa khóa giả để mở hộp, lấy xâu chuỗi và chờ. Khi chị giúp việc lần nữa qua phòng bên kia, thế là anh ta đưa chiếc hộp trở lại để đặt lên chỗ cũ trong ngăn kéo”.
“Rồi bà Opalsen lên, việc mất trộm mới bị phát giác. Người phục vụ phòng dứt khoát phải bị khám xét, nhưng chị ta vẫn hiên ngang giống như một người hoàn toàn trong sạch để rời khỏi hiện trường. Còn xâu chuỗi giả giấu dưới giường của chị giúp việc người Pháp cũng là việc làm của người phục vụ phòng này, thế đó!”.
“Nhưng cái gì làm ông phải trở về London?”.
“Anh có nhớ chiếc thẻ không?”.
“Dĩ nhiên là nhớ. Nó làm tôi không hiểu, bây giờ tôi vẫn chưa hiểu nổi. Tôi đã tưởng…”
Tôi ngần ngại và hết sức khó nói nên nhìn về phía ông Opalsen.
Ông Poirot cười rất cởi mở.
“Chuyện đùa đấy mà! Đó là bằng chứng để buộc tội người bồi phòng. Cái thẻ đó có bề mặt đã được chuẩn bị đặc biệt… để lấy dấu tay. Tôi về thẳng Sở Scotland Yard, tìm ông bạn cũ của chúng ta, thanh tra Jaap đấy, nhờ ông ta sưu tra. Và đúng như tôi nghi ngờ, đó là dấu tay của hai tên trộm nổi tiếng thường giả làm người đi xin việc. Thanh tra Jaap đến đây cùng với tôi và chúng đã bị bắt giữ với xâu chuỗi do tên bồi phòng này giấu, đó là một cặp khá thông minh nhưng sai lầm trong phương thức tiến hành. Tôi không từng nói với anh sao, Hastings, ít nhất cũng ba mươi sáu lần, rằng không có phương pháp thì…”
“.. ra cũng ba mươi sáu ngàn lần!” – Tôi cắt lời ông ta – “nhưng do đâu mà mà “phương án” của chúng thất bại?”.
“Anh bạn ơi, đây chỉ là kế hoạch hay của một chị phục vụ phòng và một tay bồi phòng thôi -… nhưng anh phải nhớ rằng anh đừng có quên việc của mình. Chúng đã tới một căn phòng không được lau dọn sạch sẽ và do đó khi kẻ trộm đặt hộp nữ trang trên cái bàn gần cửa, nó đã để lại dấu vuông của chiếc hộp”.
“À, tôi nhớ ra rồi” – Tôi kêu lên.
“Trước đó, tôi cũng không dám quyết đoán. Rồi, tôi hiểu”.
Một lúc im lặng.
“Thế nên tôi mới tìm lại được mấy viên ngọc quý của mình” – Tiếng của bà Opalsen như phụ họa cho dàn hợp xướng Hy Lạp.
“Hay lắm” – Tôi nói – “Thế là tôi có dễ được một bữa ăn tối tuyệt vời”.
Ông Poirot đi theo tôi.
“Lại là một vinh quang nữa của ông đấy” – Tôi nhận xét.
“Không hoàn toàn như thế” – Ông ta nhẹ nhàng đáp – “Thanh tra Jaap và cảnh sát địa phương cũng đã góp phần. Nhưng mà…” – Ông ta gõ gõ vào túi – “Phiếu thanh toán tiền khách sạn ở đây này, ông Opalsen đã trả, còn anh sẽ nói thế nào, anh bạn? Đây là lần đi nghỉ cuối tuần không đúng như kế hoạch của mình. Chúng ta sẽ trở lại đây dịp cuối tuần tới… để tôi được đài thọ chứ”.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.