Chú Nhóc Gavroche

CHƯƠNG 5 – EPONINE



Chúng ta đang ở vào năm 1831 và 1832, hai năm gắn liền với cuộc cách mạng Tháng Bảy, một trong những thời gian gây ấn tượng mạnh nhất trong lịch sử.
Cả đất nước làm việc vì nhu cầu tiến bộ rất lớn nhưng dòng họ lúc này đang trên ngai vàng của nước Pháp là gia đình Bourbon lại không hiểu gì về những việc đang xảy ra. Họ từ chối không cho tất cả các công dân được tự do, họ chỉ nghĩ đến quá khứ, bất cần tương lai của dân tộc.
Về sau ở Pháp có một ông vua mới được tôn phong: đó là Louis Philippe d’ Orléans.
Dưới triều đại ông người ta cảm thấy tự do hơn. Đó là một ông vua tốt và hiền hậu, mà đối với chúng ta, trong lịch sử thì lòng tốt là một hạt châu quý giá..Nhưng sự nung nấu các ý tưởng vẫn tiếp tục.
ý nghĩ về tiến bộ ngày càng ăn sâu vào tâm địa mọi người. Người ta muốn phồn vinh xã hội, có nghĩa con người được sung sướng, công dân được tự do, đất nước được rộng mở.
Hỡi ôi, trong thực tế xã hội lại đầy rẫy những bất công, biết bao điều còn phải làm để bênh vực kẻ yếu hèn, để giáo dục dân chúng, để bảo vệ con trẻ và quyền sống của tất cả những người lao động.
Những căm giận ngấm ngầm tích tụ lại khắp nơi lại thêm sự căng thẳng về chính trị, một cái bóng kỳ lạ cứ lần lần ngấm vào mọi người, mọi sự việc, mọi tư tưởng của người ta…
Năm 1832 khởi đầu đã báo hiệu một sự đe dọa. Cách mạng, một cái gì kinh khủng, cứ thế ấp ủ. Cảnh sát lắng nghe, cảm thấy cách mạng lớn dần không thể nào cưỡng nổi.
Khu ngoại ô Saint – Antoine trở nên sôi động và cơn sốt lan tràn. Dân chúng bắt đầu vũ trang.
Ngay cả các trường học cũng chuẩn bị tham gia khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa mà người ta đã thấy trước là rộng lớn. Sinh viên cũng cầm vũ khí. Từ quán cà phê Musain, Enjolras như một vị chỉ huy đã phái gấp các viên phó của mình là Courfeyrac, Feuilly, Combeferre, Bahorel, Prou-vraire, Grantaire… tới tứ phương Paris để nói chuyện với dân chúng và thúc giục họ hành động.
Chính trong không khí của cơn bão này mà ta gặp lại các nhân vật của tấn thảm kịch suýt nữa làm mất mạng Jean Valjean tức ông Leblanc tức ông Fabre.
Sau khi gia đình Thénardier bị bắt, Marius vội vàng dọn đi chỗ khác. Thỉnh thoảng chàng vay Courfeyrac ít tiền gửi tới phòng lục sự của nhà tù cho Thénardier. Chàng chỉ còn biết nghĩ về ông Leblanc. ông già bí mật vừa dũng cảm vừa đáng ngờ này là ai? Tại sao ông không kêu cứu? Tại sao ông trốn? ông có phải là cha cô thiếu nữ không? Và Alouette, cô gái mà chàng vẫn yêu ra sao rồi? Liệu chàng có gặp lại nàng không? Javert thì không hoàn toàn thắng lợi. Một tên cướp có tên Montparnasse lọt lưới, một tên khác Claquesous chuồn khỏi tay cảnh sát. ở trong tù bọn can phạm không ngồi im và nhờ một người tên là Brujon chúng đã tuồn ra tới tay hai đứa con gái Thénardier vừa mới được thả, một mẩu giấy viết như sau:.Có việc làm ở phố Plumet đấy. Nhà có rào sắt trong là vườn.
Nhưng Eponine, một trong hai con gái của Thénardier, vẫn rình ngôi nhà này thì khẳng định ngôi nhà chẳng có gì hay cả. Một hôm bố Ma-beuf giúp cô biện pháp tìm được Marius.
– Thế là tìm được ông rồi! – Cuối cùng cô bảo. – Bố Mabeuf nói đúng, trên đại lộ này đây! Gớm em tìm ông mãi! Giá mà ông biết! Em cũng bị tống giam! Mười lăm ngày! Rồi bọn chúng thả em vì trên người em chẳng có gì, hơn nữa em chưa đến tuổi biết phân biệt phải trái. Nếu không thì phải tù hai tháng. ôi! Em tìm ông mãi! Sáu tuần nay rồi. ông không còn ở đấy nữa à? – Không. – Marius đáp.
– ồ, em hiểu rồi. Vì chuyện đó chứ gì? Những chuyện lòe bịp ấy khó chịu thật. Thế cho nên ông dọn đi. Này! Sao ông đội cái mũ cũ thế nhỉ? Một người trẻ tuổi như ông phải ăn mặc đẹp vào chứ. ông biết không, ông Marius? Bố Mabeuf gọi ông là Nam tước Marius, em chẳng hiểu tại sao. ông là nam tước thật à? Hãy bảo em đi nào, bây giờ ông ở đâu? Marius không trả lời.
– A! – Cô nói tiếp. – áo sơ mi ông có lỗ thủng đây này. Để em khâu lại cho ông.
Cô nói thêm với vẻ ngày càng u ám: – ông có vẻ không bằng lòng khi gặp lại em nhỉ? Marius im. Cô gái cũng im lặng một lát, sau đó cô kêu lên: – ấy thế mà chỉ cần em muốn thôi là ông thấy bằng lòng ngay cho mà xem.
– Cái gì? – Marius hỏi. – Cô muốn nói gì? – ái chà! Trước kia ông gọi em là em kia mà? – Thế em muốn nói gì? Cô cắn môi, có vẻ ngần ngừ, tựa như đang là nạn nhân của một cuộc đấu tranh nội tâm.
Cuối cùng cô quyết định.
– Khỏi cần, cũng thế cả thôi. Trông ông có vẻ buồn, em muốn ông vui lòng cơ. Chỉ cần ông hứa với em là ông sẽ cười. Em muốn thấy ông cười, muốn nghe ông nói: “A! Thế à! Hay quá!” Tội nghiệp ông Marius! ông biết đấy! ông đã hứa với em sẽ cho em tất cả những gì em muốn…
– Phải! Nhưng em hãy nói đi! Cô nhìn thẳng vào mắt Marius và bảo chàng:.- Em có địa chỉ rồi.
Marius tái mặt. Bao nhiêu máu chàng dồn về tim hết.
– Địa chỉ nào? – Địa chỉ mà ông hỏi em ấy! Cô nói thêm, tựa như phải cố gắng lắm mới nói được: – Địa chỉ… ông biết chứ? – Phải! – Marius lắp bắp.
– Của tiểu thư ấy ấy! Nói ra tiếng này xong cô thở dài não nuột.
Đang ngồi trên lan can Marius nhảy vọt xuống, rối rít cầm tay cô gái: – ồ thế à? Thế thì đưa tôi đến đấy đi! Bảo tôi đi! Em hãy yêu cầu tôi tất cả những gì em muốn! ở đâu vậy? – ông đi theo em. – Cô trả lời. – Em không rõ phố và số nhà, ở tít tận đầu kia cơ, nhưng em biết nhà, em sẽ đưa ông đi.
Cô rút tay ra và nói với giọng khiến cho một người quan sát phải não lòng nhưng chẳng hề làm Marius động tâm vì chàng đang say sưa hoan hỉ.
– ôi! ông mới hài lòng làm sao! Một đám mây thoáng qua trên trán Marius.
Chàng nắm lấy tay Eponine.
– Em hãy thề với tôi một điều! – Thề? – Cô nói. – Thề là cái gì? Này, thế ông muốn em thề ư? Và cô cười.
– Cha em! Em hãy hứa với tôi, Eponine ô! Em hãy thề với tôi là không bảo cho cha em biết địa chỉ này! Cô quay lại chàng, ngạc nhiên.
– Eponine! Tại sao ông biết tên em là Eponine? – Em hãy hứa với tôi điều tôi vừa nói.
Nhưng cô hầu như không nghe thấy.
– ôi, tử tế làm sao! ông gọi em là Eponine! Marius nắm lấy cả hai cánh tay cô cùng một lúc.
– Nhưng trời ơi! Em hãy trả lời tôi nào! Hãy chú ý đến lời tôi nói nào! Em hãy thề với tôi là không nói địa chỉ em biết cho cha em! – Cha em? – Cô nói. – à vâng, cha em! ông cứ yên tâm. Cha em đang ngồi tù cơ mà. Với lại em thiết gì đến cha em! – Nhưng em vẫn chưa hứa! – Marius kêu lên..- Nhưng ông hãy bỏ tay em ra nào! – Cô vừa nói vừa phá lên cười. – Sao mà ông lắc em dữ thế! Được rồi! Được rồi! Em hứa với ông điều đó! Can gì đến em đâu cơ chứ? Em sẽ không nói cho cha em biết địa chỉ này. Nào, thế được chưa nào? Thế là được chứ gì? – Cũng không nói với ai hết! – Marius dặn.
– Không nói với ai hết.
– Bây giờ thì, – Marius nói tiếp. – em đưa tôi đi.
– Ngay ấy à? – Ngay.
– Thế thì đi… ồ, ông ấy mới hài lòng làm sao. – Cô nhủ thầm.
Được vài bước cô dừng lại.
– ông theo sát em quá ông Marius ạ. Cứ để em đi trước và ông đi sau em như thế này này.
Đừng làm ra vẻ đi theo em. Không nên để người ta nhìn thấy một người khá như ông mà lại đi với một người đàn bà như em.
Cô đi độ mươi bước, lại dừng lại. Marius theo cô. Cô vẫn đi thẳng và nói với chàng mà không quay về phía chàng: – Nhân đây em hỏi ông, ông có còn nhớ ông đã hứa gì với em không? Marius lục túi, chàng chỉ có năm frăng định gửi cho Thénardier. Chàng cầm lấy đặt vào tay Eponine.
Cô mở các ngón tay ra để cho đồng tiền rơi xuống đất và u ám nhìn chàng.
– Em không cần tiền của ông. – Cô nói.
Ngôi nhà ở phố Plumet phía sau thông sang phố Babylone, có một hành lang dài và hẹp uốn lượn giữa các hàng rào của vườn cây nối liền hai con phố. Một khu vườn nhỏ có rào sắt rộng nằm trước ngôi nhà xinh xinh, trong sân còn có thêm một nơi ở nữa gồm hai phòng. Cửa ra vào của một trong hai phòng đó được ngụy trang mở ra hành lang dẫn ra phố Babylone.
Vào tháng mười năm 1829, một người đàn ông đứng tuổi đã thuê ngôi nhà nguyên canh nguyên cư như thế, dĩ nhiên là cả nơi ở phía sau và hành lang chạy ra phố Babylone và cho đặt lại mấy cái cửa ra vào bí mật mở ra lối này.
Người mới đến cho sửa sang thêm một vài chỗ nữa, cuối cùng đến ở với một cô thiếu nữ và một bà đầy tớ già..Người thuê nhà này, không muốn phô trương gì, là Jean Valjean, còn cô gái là Cosette. Người đầy tớ tên Toussaint trước đây được Jean Valjean cứu ra khỏi bệnh viện. Và khỏi đói khổ thì đã già, lại ở tỉnh lẻ, nói lắp, ba đặc tính đó khiến Jean Valjean quyết định mang bà ta theo ông.
Ông thuê ngôi nhà dưới tên ông Fauchelevent, sống bằng lợi tức.
Tại sao Jean Valjean lại từ bỏ nhà tu Petit – Picpus? Có chuyện gì xảy ra vậy? Chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Người ta nhớ lại Jean Valjean ở trong nhà tu này rất sung sướng, sung sướng đến nỗi lương tâm ông làm ông thắc mắc. Ngày nào ông cũng trông thấy Cosette. ông cảm thấy tình phụ tử phát sinh và nảy nở. Dần dần trong khi ấp ủ tâm hồn đứa trẻ ông tự bảo nó là của ông, không ai lấy nó khỏi ông được, suốt đời sẽ như thế, một ngày kia nó sẽ đi tu, sẽ ở ngay đấy, mỗi ngày lại như một gợi ra hình ảnh ấy, rồi tu viện sẽ mãi mãi là vũ trụ của nó cũng như của ông, ông sẽ về già ở đây, sẽ chết ở đây, cuối cùng, hy vọng mới đẹp đẽ làm sao, không bao giờ họ xa rời nhau cả.
Nghĩ đến đó ông lại sa vào bối rối. ông tự hỏi mình, phải chăng hạnh phúc này thực sự là của ông nếu như nó không bao gồm hạnh phúc của một người khác nữa, hạnh phúc của đứa trẻ mà ông đã tịch thu, đã ăn trộm? Chẳng phải đây là một sự ăn trộm là gì? ông quyết định rời bỏ nhà tu.
Năm năm ở trong bốn bức tường này, năm năm mất tích, đã đủ tiêu hủy và đánh tan những yếu tố sợ hãi.
ông có thể trở về giữa người đời một cách thanh thản. ông đã già đi, mọi thứ cũng đã thay đổi. Bây giờ còn ai nhận ra ông nữa? Với lại xấu nhất đi nữa thì cũng chỉ có ông là bị nguy hiểm, ông không có quyền bắt Cosette phải chôn chân trong tu viện chỉ bởi lý do trước kia ông đã bị tù khổ sai. Hơn nữa, trước bổn phận thì nguy hiểm là cái gì? Cuối cùng thì có gì ngăn cản ông khôn ngoan và thận trọng? Về chuyện học hành của Cosette thì đã sắp xong và sắp hoàn tất.
Quyết định rồi, ông chờ thời cơ. Chẳng mấy mà cơ hội tới. ông già Fauchelevent chết.
Jean Valjean xin gặp Mẹ Bề Trên và nói với bà rằng anh ông chết đi, ông được hưởng một chút thừa kế cho phép ông từ nay đủ sống không cần phải lao động nữa, ông xin phép thôi phục vụ nhà tu đem theo con gái. Nhưng vì Cosette, chưa được chính thức thụ giáo đi tu mà đã được dạy dỗ không mất tiền thì quả là không công bằng chút nào, do đó ông khiêm tốn đề nghị Mẹ Bề Trên cho ông được biếu tu viện một món tiền là năm ngàn frăng coi như tiền bồi thường cho năm năm Cosette sống ở đây.
Thế là Jean Valjean ra khỏi tu viện Yêu Thương Vĩnh Hằng.
Rời khỏi tu viện, chính tay ông xách chiếc vali nhỏ mà lúc nào ông cũng giữ chìa khóa trên người, không giao cho bất kỳ người chuyên chở nào. Chiếc vali này đã kích thích trí tò mò của Cosette tợn do mùi thơm từ trong đó bay ra.
Chúng ta hãy nói ngay rằng từ lúc đó trở đi chiếc vali không bao giờ rời ông. Lúc nào ông cũng để nó trong buồng mình. Đó là vật đầu tiên đôi khi là vật duy nhất ông đem theo mỗi khi dọn nhà. Cosette đã cười và bảo nó là vật bất ly thân, cô nói: Con ghen với nó.
Vả lại, Jean Valjean ra ngoài tự do vẫn cứ lo lắng sâu sắc.
ông tìm được căn nhà phố Plumet và thu mình trong đó. Từ nay ông có tên Ultime Fauchelevent.
Đồng thời ông thuê thêm hai căn hộ ở Paris để đỡ làm người ta chú ý khi cứ ở mãi trong một khu phố và cũng để khi cần thì có thể vắng mặt ít lâu nếu như có điều gì làm ông lo lắng và cuối cùng để không đến nỗi rơi vào hoàn cảnh bất ngờ, như là cái đêm ông đã thần kỳ thoát khỏi tay Javert.
Hai căn hộ này là hai nơi ở rất kém, bên ngoài trông rất nghèo nàn ở hai khu cách xa nhau, một ở phố Phía Tây, một ở phố L’Homme -Armé.
Thỉnh thoảng ông tới ở lúc thì phố L’Homme Armé, lúc thì phố Phía Tây cùng với Cosette, không mang theo Toussaint. ở đó những người gác cổng phục vụ họ, ông nói mình là người sống bằng lợi tức, ở ngoại ô có căn nhà trú chân trong tỉnh.
Jean Valjean tổ chức một cuộc sống rất yên tĩnh trong căn nhà phố Plumet. ông Fauchelevent, người sống bằng lợi tức, từ nhà tu.Petit – Picpus đến, được bổ nhiệm làm vệ quốc quân. Mỗi năm từ hai đến ba lần, Jean Valjean mặc bộ đồng phục vào, đi canh gác, rất tự nguyện.
Đó là một việc cải trang rất đúng mức khiến ông hòa trộn vào tất cả mọi người.
Cosette yêu mảnh vườn xinh xắn trải ra tới tận tấm rào sắt, nàng yêu quý Jean Valjean, nàng ít nghĩ đến tuổi ấu thơ của nàng, đến mẹ nàng.
Nàng sung sướng. Con người mà nàng gọi là “Cha” tự bảo mình quả thật ông chưa chịu đựng đủ đau khổ để xứng đáng với hạnh phúc chói lọi ấy.
Càng lớn Cosette càng trở nên xinh đẹp.
Toàn bộ con người nàng, tràn ngập niềm vui và tuổi trẻ, sự ngây thơ trong trắng cùng sắc đẹp, toát ra một vẻ buồn rực rỡ.
Đó chính là giai đoạn mà sau sáu tháng, Marius gặp lại nàng ở vườn Luxembourg.
Người ta đã lợi dụng quá nhiều cái nhìn trong các tiểu thuyết tình cảm thành ra cuối cùng làm nó mất uy tín. Bây giờ đây khó lòng nói được hai con người yêu nhau chỉ vì nhìn nhau.
Tuy nhiên đúng là người ta yêu nhau như vậy và chỉ vì như vậy. Sự thể rồi ra sao chỉ là việc về sau, và về sau mới tới.
Vào một giây phút nào đó, khi mà Cosette có cái nhìn khiến Marius bối rối mà nàng không biết, thì Marius cũng không ngờ rằng mình cũng có một cái nhìn làm Cosette bận lòng.
Họ vừa làm cho nhau đau khổ vừa khiến nhau sung sướng.
Ta hãy nhớ lại những ngập ngừng của Marius, nỗi hồi hộp, sự sợ hãi của chàng. Chàng ngồi lại trên ghế không dám đến gần nữa. Cosette bực mình. Một hôm nàng bảo Jean Valjean: – Cha ơi, ta đi chơi về phía kia một chút đi.
Thấy Marius không tới với nàng, thì nàng tới với chàng… Ngày hôm ấy, cái nhìn của Cosette làm Marius hóa điên, cái nhìn của Marius làm Cosette run rẩy. Marius ra đi lòng đầy tin tưởng còn Cosette thì lo lắng. Kể từ hôm ấy họ tha thiết yêu nhau.
Ngày nào nàng cũng sốt ruột chờ tới giờ đi dạo, nàng thấy Marius ở đó, nàng sung sướng khó tả và thành thật biểu lộ ý nghĩ của mình khi nói với Jean Valjean: – Vườn Luxembourg này mới tuyệt vời làm sao! Marius và Cosette đối với nhau như ở trong đêm tối. Họ không nói với nhau, không chào hỏi.nhau, chỉ nhìn thấy nhau. Và cũng như các vì tinh tú ở cách xa nhau hàng triệu dặm, họ sống bằng nhìn nhau.
Chính vì vậy mà Cosette dần dần trở thành một người đàn bà và ngày càng đẹp, càng tình tứ, ý thức được là mình đẹp nhưng không hề biết là mình yêu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.