Chuộc Chồng

NỮ DIỄN VIÊN TÀI BA



Nếu buổi tối tháng Tám ấy, bà Alvirah Meehan biết được cái gì đang đợi bà trong căn hộ lộng lẫy của mình phía Nam Công viên Trung tâm thì có lẽ bà cũng chẳng muốn ra khỏi máy bay. Dù cho có một linh tính rất bén nhạy, bà cũng chẳng hề nhận thây một dấu hiệu gì bất thường trong lúc máy bay lượn vòng đáp xuống.
Tuy là bà và ông Willy đã bị mấy con-rệp-du-lịch kỳ này cắn rất đau, sau khi họ trúng số, bà Alvirah cũng rất vui mừng được trở về New York, để được nhìn ngắm lại những tòa nhà chọc trời in bóng lên trời mây và nhìn những ngọn đèn giăng dài trên chiếc cầu bắc ngang sông Đông, mà nghe trong lòng rộn rã thứ tình cảm ấm áp.
Ông Willy vỗ nhẹ lên tay bà, bà quay lại nhìn ông, mỉm cười âu yếm. Bà thấy ông cũng thật bảnh trong chiếc áo jacket mới bằng vải lanh xanh như màu mắt ông. Với đôi mắt ấy, với mái đầu nhiều tóc trắng, bà vẫn tưởng ông là mội ngài Tip O’ Neil thứ hai.
Bà đưa tay vuốt nhẹ lên mái tóc mới nhuộm màu đỏ nâu đã làm tại mỹ viện Dale ở London. Ông chủ mỹ viện ngạc nhiên khi nghe bà nói đã sáu mươi tuổi, đã phải thốt lên: “Ôi, bà nói đùa đấy mà”.
Ánh lên trên ve áo bà là món trang sức hình mặt trời mọc bằng bạc, trong có giấu một cái máy ghi âm nhỏ xíu. Nhờ nó, bà đã thu âm các cuộc đối thoại để bà có thể sắp xếp và viết thành các bài báo cho tờ New York Globe. “Chuyến đi này thật thú vị”. Bà nói với ông Willy: “Nhưng không đủ gợi hứng cho tôi viết được một bài về nó. Chỉ mỗi việc đáng nhớ nhất là khi Nữ hoàng Anh đến uống chè tại khách sạn Staffort Court và con mèo của người quản lý khách sạn đã tấn công con chó nhỏ giống Welsh chân ngắn của Nữ hoàng mà thôi”.
“Tôi cũng vui vì mình có một kỳ nghỉ mát yên ả dễ chịu”, ông Willy nói.
Cô tiếp viên trên chuyến bay hãng British Air ways đi trong lối đi giữa, đến kiểm tra coi các hành khách trong buồng hạng nhất đã thắt dây nịt bụng cẩn thận chưa. “Tôi rất vui thích khi tiếp xúc với ông bà” – Cô ta bảo họ. Ông Willy kể cho cô biết ông là thợ sửa ống nước, còn bà Alvirah vợ ông là người làm nghề quét dọn cho tới khi họ trúng số bốn mươi triệu đô-la.
“Chúa ơi”. Cô ta kêu lên rồi nhìn bà Alvirah: “Thật là tôi không thể nào tin rằng bà là người giúp việc nhà”.
Họ không khỏi có cảm giác bồi hồi khi đặt chân lên mặt đất. Hành lý của họ là những cái va-li Vuitton chất đầy cốp sau xe tắc xi. Như thường lệ, thời tiết tháng Tám ở New York rất nóng, oi bức đến khó chịu. Ngồi trong chiếc tắc xi cũng như ngồi trong cái hộp hơi, nên bà cứ mong sao cho mau về tới căn hộ mới mua ở phía Nam Công viên Trung tâm. Tất nhiên là ở đó mát mẻ và dễ chịu hơn nhiều. Dù vậy, họ vẫn còn giữ lại căn hộ ba phòng ở Fushing, nơi mà họ đã sống hơn ba mươi năm, trước khi việc trúng số làm thay đổi cuộc sống của họ. Và theo ông Willy thì biết đâu một ngày nào đó, chính quyền bị kiệt quệ, những người đã trúng số được gọi tới để nghe nói rằng họ nên đóng góp những tài sản còn lại của mình. Họ giữ lại căn hộ và một số tiền gửi tại Ngân hàng “Những Công dân Flushing” là để phòng khi có trường hợp như thế xảy ra.
Lúc xe tắc xi dừng lại ở trước chung cư, người gác cổng mặc bộ quần áo có nẹp vàng và đỏ, đội cái mũ lông thú màu đen to nặng, bước tới mở cửa xe cho họ. “Ông phải chảy ra mỡ mất thôi” – Bà Alvirah vui vẻ nói với người gác cổng.
Toàn bộ lô nhà chung cư đang trong thời kỳ sửa chữa lớn. Họ mua căn hộ trong mùa Xuân, nhân viên quản lý bất động sản bảo đảm với họ là việc trang trí lại chung cư sẽ hoàn tất trong – vài tuần lễ thôi. Nhìn những bộ giàn dáo đang lắp ráp sẵn trong hành lang, nên ông quản lý đã có sự lạc quan quá đáng.
Đang chờ thang máy thì một cặp vợ chồng khác cũng đến đứng chung với họ. Người đàn ông chừng năm mươi, cao lớn. Người đàn bà mảnh khảnh, mặc chiếc váy dùng ban đêm bằng lụa trắng, khá gợi cảm. Bà nghĩ là bà biết họ, rồi tự khó chịu vì trí nhớ khá tuyệt vời của mình. Người đàn ông là Carleton Rumson, nhà sản xuất phim truyện ở Broadway, còn bà kia là vợ ông ta, Victoria, thỉnh thoảng có đóng phim, từng là Á hậu nước Mỹ ba mươi năm về trước.
“Chào ông Rumson”. Bà đưa tay ra và nở một nụ cười làm xương quai hàm bạnh ra – “Tôi là Alvirah Meehan. Chúng ta đã gặp nhau tại suối nước nóng Cypress Point ở Pebble Beach. Thật bất ngờ được gặp ông. Đây là nhà tôi, ông Willy. Ông cũng ở chung cư này sao?”.
Nụ cười của Rumson nở ra rồi tắt ngay. “Chúng tôi giữ một căn hộ ở đây để tiện giao dịch”. Ông ta gật đầu chào Willy, và miễn cưỡng giới thiệu vợ mình. Cửa thang máy mở ra lúc Victoria Rumson tỏ vẻ là có nhận thấy họ với một mi mắt nhướn lên. “Một con cá máu lạnh, có mái tóc bạch kim lại đem quấn thành một búi” – Bà nghĩ – “Trông qua thì tưởng là hoàn hảo, nhưng nhìn nghiêng thì đầy gai ngạnh, kiêu căng”.
Qua nhiều năm, từng đọc những tờ báo People, US, The National Enquire, từng cột báo viết về mấy chuyện tầm phào đầu óc bà Alvirah đã thành cái kho chứa một khối lượng thông tin đáng kinh hoàng về số người giàu có và những người nổi tiếng.
Họ phải lên tầng ba mươi bốn, nếu như là bà Alvirah nhớ đúng. Rumson nổi tiếng vì có một con-mắt-lạc-đường, còn khả năng của bà vợ đối với việc để mắt tới sự vô tâm của ông ta thì kiếm được cái tên “Vicky-coi-vậy-mà-khá”.
“Thưa ông Rumson” – Alvirah nói – “Cháu ông Willy, thằng Brian MeCormack, là một nhà soạn kịch tài ba. Nó vừa viết xong vở thứ hai. Tôi rất mừng nếu được ông đọc thử”.
Rumson nhìn bà vẻ khó chịu: “Địa chỉ văn phòng tôi có in trong niên giám điện thoại”.
“Vở đầu tiên của Brian đang diễn ở Off Broadway” – Bà nhì nhằng tiếp – “Một trong các nhà phê bình gọi nó là Neil Simon-trẻ-tuổi”.
“Lại đây, mình”. Willy gọi. “Bộ mình định trói mấy công dân đó sao?”.
Vẻ băng giá bất ngờ tan mất trên gương mặt Victoria Rumson. “Anh” – Bà ta nói – “Em có nghe tiếng Brian MeCarmack. Sao đang lúc còn ở đây anh không đọc thử kịch bản của anh ta xem. Nó sẽ bị chôn rất kỹ nếu được gửi tới văn phòng của anh”.
“Được thế thì tốt quá, bà Victoria”. Bà Alvirah có vẻ phấn khởi thêm: “Ngày mai tôi sẽ gửi đến chỗ ông bà”.
Lúc đi từ thang máy về căn hộ, Willy hỏi: “Mình không nghĩ làm vậy là dồn ép người ta quá sao?”.
“Hoàn toàn không” – Alvirah nói: “Không liều lĩnh thì không có chiếm lĩnh. Bất cứ điều gì có thể làm để giúp cho sự nghiệp của Brian, với tôi đều là một ưu tiên”.
Căn hộ của họ nằm trong vị trí có thể nhìn bao quát toàn cảnh Công viên trung tâm. Không bao giờ bà Alvirah bước vào nhà mà không nghĩ tới việc cũng chưa lâu lắm bà không còn tới quét dọn tại cái lâu đài nhỏ của bà Chester Loilap ở Little Neek. Nhỏ nhưng đủ làm rộng tầm mắt bà mấy năm qua.
Họ mua lại căn hộ trang bị sẵn đồ đạc của một nhà buôn bán chứng khoán bị kiện vì làm tiết lộ bí mật nội tình thương vụ. Ông ta bảo đảm với họ là căn hộ này được một nhà thiết kế nội thất thể hiện theo khuynh hướng thịnh hành nhất ở Manhattan. Bây giờ, bà Alvirah vẫn còn nghi ngờ về điều đó. Phòng khách, phòng ăn và gian bếp toàn một màu trắng. Có những chiếc ghế sofa thấp màu trắng mà bà phải lôi bỏ đi. Tấm thảm trải sàn cũng trắng dễ làm lộ những vết bẩn. Những quầy, tủ, phù điêu cẩm thạch và các đồ trang bị màu trắng làm bà nhớ tới bồn rửa, thau chậu, đồ dùng vệ sinh mà bà từng cọ rửa, lau chùi cho khỏi đóng bẩn hoặc rỉ sét.
Một cái bảng đầy chữ in, gắn trên cửa ra sân thượng ghi: “Việc khảo sát tòa nhà này cho thấy: đây là một trong số những chung cư có nhiều điểm yếu trong kết cấu lan can và tấm sàn sân thượng. Chỉ có an toàn trong điều kiện sử dụng sân thượng một cách bình thường và không được đứng tựa vào lan can. Cần phải tiến hành sửa chữa càng nhanh càng tốt”.
Bà Alvirah vẫn hay nhún vai: “Được thôi.Ta chắc mình có đủ đầu óc để không tựa vào lan can, thế là đủ an toàn chưa nhỉ?”. Willy thì nhún vai. Ông rất sợ độ cao, nên ông không bao giờ đặt chân ra sân thượng. Ông đã nói khi mua căn hộ này: “Tôi thích sân thượng. Nhưng cái sân thượng trên mặt đất thôi”.
Ông Willy vào bếp đặt ấm đun nước. Bà Alvirah mở cửa sân thượng rồi bước ra đó. Không khí nóng giống như từng dải sóng oi bức táp lên mặt nhưng bà không quan tâm. Bà muốn đứng bên ngoài để được nhìn qua công viên, chỗ ánh đèn rực rỡ trang trí trên những ngọn cây chung quanh “Quán rượu trên thảm cỏ”, và để nhìn những vệt sáng như lụa từ những ngọn đèn pha xe hơi, cùng những cỗ xe ngựa kéo ở một quang cách xa xa. Bà nghĩ là được trở về đây thật là tốt.
Rồi bà quay vào, nhìn ngám căn phòng khách, bằng con mắt nghề nghiệp, bà thấy đồ đạc như vừa mới được lau hôm qua. Bà rất ngạc nhiên thấy có dấu tay vuốt qua mặt kính trên bàn để đồ uống giải khát. Một cách máy móc, bà lấy khăn tay lau sạch vết bẩn, xong lại phát hiện rằng sợi dây để buộc tấm màn cửa đâu mất. Bà hy vọng nó không bị lọt vào trong máy hút bụi, “Ít ra mình cũng là một người quét dọn tốt”, bà nghĩ vậy và lại nhớ tới lời cô tiếp viên chuyến bay của hãng British Airways, “hoặc là một người giúp việc có hạng, nói thế cũng chẳng hề sai”.
“Alvirah” – Ông Willy gọi – “Mình gọi điện cho Brian chưa? Có lẽ nó đang chờ đó”.
Brian, cháu ông Willy, là đứa con duy nhất của bà chị Madelaine của ông. Bà Madelaine có chồng năm bốn mươi tuổi, cho ra đời một đứa trẻ làm ấm áp đời bà, đó là cậu bé Brian, năm nay hai mươi sáu tuổi. Brian được đánh giá cao ở Nelraska bằng các kịch bản viết cho ban kịch ở đó và cả New York, sau khi bà Madelaine qua đời hai năm trước đày. Trong thiên hướng của người phụ nữ, bà rất yêu quý Brian, nhưng hình dung ra một khuôn mặt nhỏ, đa cảm, đầu tóc không lúc nào được chải chuốt cẩn thận và nụ cười hay mắc cỡ của Brian, bà thường nói với Willy: “Nếu tôi ở gần nó chừng chín tháng, có lẽ tôi không còn yêu nó được nữa”.
Tháng Sáu rồi, khi họ đến nước Anh thì Brian cũng vừa viết xong phần đầu bản thảo một vở kịch mới, họ vui vẻ giao cho Brian một chiếc chìa khóa căn hộ này. Brian mừng rỡ, vì sẽ có nhiều thuận lợi để viết. Anh đang sống trong một chung cư không có thang máy ở làng Đông, giữa những gia đình ồn ào suốt ngày.
Alvirah đi vào bếp, bà thấy hai cái cốc và chai Champagne trong cái xô đựng đá ai để trên cái khay bằng bạc. Chai Champagne là quà tặng của người buôn bán chứng khoán, chủ cũ của căn hộ này. Ông ta đã nhắc đi nhắc lại rằng chai rượu này trị giá năm trăm đô-la, là loại mà Nữ hoàng Anh rất thích uống. Trong mắt ông Willy đã lộ vẻ khó chịu. “Thế thì cái của này đúng là đắt đến điên người, phải không? Cỡ thằng Brian thì không làm cách nào để sờ được một chai như vầy. Đời này có những việc thật khó mà hình dung nổi nữa”. Alvirah mở miệng định trấn an ông, rồi lại thôi. “Có cái gì không bình thường đây”, bà nghĩ “linh tính bảo mình rằng phải có cái gì đó không ổn qua mấy cái mình nhìn thấy nãy giờ”.
Chuông gọi cửa rung lên. Người phu khuân vác bên ngoài với đống hành lý của họ, vẻ như xin lỗi: “Rất tiếc phải để ông bà chờ lâu, thưa ông Meehan. Từ hồi trang trí lại lô nhà này, nhiều người thường lạm dụng thang máy tải hàng, nên Ban quản lý chỉ cho sử dụng rất hạn chế”.
Chuyển hành lý vào phòng ngủ theo lời ông Willy bảo xong, anh ta cười rất tươi khi được nhận một tờ năm đô-la.
Willy và Alvirah ngồi uống chè trong bếp. Nhìn chai Champagne, Willy nói: “Tôi phải gọi điện cho Brian mới được”.
“Chắc là nó đang ở rạp hát”. Bà nói và nhắm mắt lại, tập trung để nhớ số điện thoại của Brian và đọc cho ông Willy. Ông quay số, lắng nghe rồi gác máy.
“Chỉ có một người giữ sổ sách ở đó thôi. Kịch bản của Brian không diễn được. Họ nói chắc sẽ trả lại kịch bản cho nó”.
“Tội nghiệp thằng bé” – Alvirah thở ra – “Thử gọi tới chỗ căn hộ của nó xem sao?”.
“Chỉ có chuông reo” – Ông bảo bà – “Tôi phải gửi điện cho nó thôi”.
Bà Alvirah chợt thấy thật mệt mỏi, xương cốt rã rời. Bà nhớ lại bây giờ ở Anh đã là năm giờ sáng.
Bà bỏ hai cái chén uống chè vào máy rửa chén, uể oải cọ từng cái cốc uống Champagne dù bà cũng biết chưa có ai dùng đến, và rồi bà lại bỏ nó vào máy rửa chén luôn. Bạn bà, Nữ công tước Min von Schreiber, chủ nhân suối nước nóng Cypress Point, chỗ bà đã đến chơi sau khi trúng số, vẫn nói với bà rằng các loại rượu đắt tiền phải được để đúng chỗ của nó. Bằng miếng bọt biển ướt, bà cọ rửa chai rượu chưa khui. Xong xuôi, bà mở đèn phía sau lưng mình rồi đi vào phòng ngủ.
Willy đang mở mấy cái túi. Alvirah rất thích phòng ngủ của họ. Nó đã được bài trí cho người buôn bán chứng khoán độc thân với chiếc giường kiểu giường Hoàng đế, một tủ áo ba buồng, cái bàn rộng đủ để được mấy quyển sách và kính đọc sách cùng chai nước khoáng ướp lạnh để trị cái đầu gối thấp khớp của bà. Còn có mấy chiếc ghế lắp bánh xe bên cạnh cửa sổ. Tuy vậy, dù sự trang bị có làm thuyết phục được bà đến đâu, bà vẫn phải nghĩ rằng người trang trí nội thất theo mốt này phải bỏ cái thói quen lạm dụng quá nhiều màu trắng đi. Màn cửa trắng. Khăn trải giường trắng. Thảm cũng trắng.
Người khuân vác hành lý lên đây đã làm vung vãi những quần áo của bà đầy trên giường, vì bà đã không đóng dây khóa cái va-li của mình. Bà phải lo dọn dẹp ngay thôi. Nữ Công tước Min von Schreider thường khuyên bà đừng nên đi mua sắm một mình. “Alvirah ơi, bà là con nai tơ của mấy mụ bán hàng. Họ luôn mừng khi vất được mấy thứ hàng hóa nhiều khuyết điểm của họ qua tay người mua. Họ đánh hơi thấy bà đang đi tới gần họ, dù bà đang còn đứng trong thang máy. Tôi đã từng ở New York. Còn bà thì vẫn tới đây nhiều lần trong năm. Cứ bảo tôi cùng đi với bà mỗi khi bà muốn mua sắm gì đó”.
Alvirah nghĩ rồi bà Min sẽ phải thừa nhận việc bà chọn mua cái áo choàng sọc cam và hồng theo kiểu Scotland mà người bán hàng của hiệu Harod tán tụng không tiếc lời, là không có gì để chê nữa.
Cánh tay đầy quần áo, bà mở cửa tủ ra, và hoảng hốt hét lên. Trên tấm trải đáy tủ, cạnh những hàng giày rộng hơn cỡ số 10 được đặt đóng riêng theo chân bà, là một đôi mắt xanh nhìn bà trân trối, bộ tóc phủ quanh mặt, đầu lưỡi thè ra, quấn quanh cổ là sợi dây buộc màn cửa mà bà đã thấy bị mất. Đó là xác một người phụ nữ trẻ, dáng người mảnh khảnh.
“Ôi, lạy Đức Mẹ lòng lành”. Bà thì thào, quần áo trên cánh tay bà rơi xuống hết trên sàn nhà.
“Gì đó, mình?”. Willy vội chạy tới và đứng bên bà. “Ôi, Chúa ơi”. Ông thở ra. “Ai lại chọn chỗ này làm địa ngục thế này?”.
“Đó là… Đó là… Tôi biết. Diễn viên. Đóng vai chính trong vở kịch của thằng Brian. Brian rất mê cô ta”. Alvirah nhắm mắt lại, tự khen mình đã nhận ra được ngay bộ mặt của cái xác chết dưới chân bà. “Fiona, chính là cô ta. Fiona Winters”.
Willy ôm bà, rồi bà ra phòng khách đến chỗ chiếc trường kỷ, ngồi rút chân lên, má đặt trên hai đầu gối khép lại. Nếu gọi số 911, đầu óc bà phải tỉnh táo. Bà không muốn đầu óc mình phải nghĩ rằng sắp tới là những việc không hay cho Brian đây. “Ta phải làm sao với những gì ta có thể làm cho nó trước cái chết của cô gái này đây?”. Bà rối trí khi nghĩ tới Brian. “Chúng nó đã xung đột với nhau chăng?”.
Willy đi ra, ngồi sát một bên và nắm lấy tay bà: “Tôi đã báo họ rồi”. Ông nhẹ giọng nói: “Mấy phút nữa, cảnh sát sẽ tới”.
“Ông gọi lại Brian lần nữa đi”. – Bà nói.
“Ừ, phải”. Willy chạy đi quay số. “Lại cái máy câm! Tôi phải đánh điện cho nó thôi. Chỉ mỗi cách đó”.
Alvirah gật đầu và nhắm mắt lại. Đầu óc bà quay về một đêm tháng Tư, hôm vở kịch của Brian được công diễn.
Rạp hát đông nghẹt khán giả. Brian đã thu xếp cho họ ngồi ở ghế giữa và sát sân khấu. Bà mặc chiếc áo mới màu đen, đính vật trang sức tròn bằng bạc. Vở kịch “Những chiếc cầu sụp đổ” nhằm phê phán sự lẩn quẩn trong một gia đình ở Nebreska. Fiona Winters đóng vai chính, một cô gái sôi nổi trong số những người thích chạy theo thời trang, căm ghét tính chất phác và sự đơn giản của bà mẹ chồng. Bà Alvirah đã phải thừa nhận chủ đề tư tưởng của vở kịch và diễn xuất đã có sự thuyết phục. Nhưng bà lại thích cô gái đóng vại phụ hơn, cô Emmy Laker, tóc đỏ mắt xanh, vui nhộn nhưng bản tính hay đăm chiêu, nghĩ ngợi đối với những thứ gì hoàn hảo.
Khán giả vỗ tay, nồng nhiệt tán thưởng. Trái tim bà Alvirah muốn rớt ra ngoài vì hãnh diện khi khán giả gào lên: “Mời tác giả”, “Mời tác giả”. Và Brian đã bước ra sân khấu chào mọi người. Khi anh mang bó hoa được khán giả tặng tiến ra phía hàng đèn chiếu trên mặt sàn sân khấu để tặng lại bà, bà đã khóc.
Một bữa tiệc được tổ chức suốt đêm tại nhà hàng Gallagher’s Steak House. Brian dành hai ghế bên anh cho bà Alvirah và Fiona Winters – Ông Willy và Emmy Laker thì ngồi đối diện. Điều đó cũng không cho bà có ý niệm tốt về chỗ ngồi, bởi vì Brian thì cứ như con bướm bay lượn trên bông hoa Fiona Winters như một gã si tình ngu ngốc. Fiona Winters cố tình làm giảm địa vị của Brian để mọi người biết rằng cô ta cũng thuộc tầng lớp thượng lưu, khi kể rằng gia đình cô ta hoảng lên vì cô ta đã tốt nghiệp ở Foxcroft xong lại quyết định đi theo ngành sân khấu. Trong bữa ăn, cô ta chỉ trò chuyện với ông Willy và Brian, những người thật sự ưa thích mấy khoanh bánh mì và những lát thịt bò sữa, giống lông trắng đốm đen, đặc biệt chỉ có tại nhà hàng Gallagher. Bà Alvirah thì không bao giờ đụng tới món thịt.
“Cô ta đã bưng ấm chè rồi rót hết ra chén cho mọi người” – Bà nhớ lại – “Cô ta hỏi mình còn nhớ những ngày tháng làm nghề quét dọn không. Cô ta còn nói đáng lẽ Brian phải được chưng diện bằng đồng tiền của vợ chồng mình và cô ta ngạc nhiên khi thấy mình không mua gì cho Brian cả. Rồi cô ta lại chĩa mũi dùi qua Emmy Laker, một cô gái dễ thương, khi cô này nói Brian còn nhiều điều để làm hơn là ngồi nghĩ đến một cái tủ quần áo”.
Trên đường về nhà, bà và Willy nghiêm túc công nhận rằng Brian đã đủ khôn ngoan để tự biết nó phải làm gì nếu nó nhận thấy rõ cá tính mà Fiona để lộ ra. “Tôi muốn nó với Emmy Laker hơn”. Willy nói – “Nếu nó sinh ra đã có một cái đầu, thì nó phải thấy con bé đó mới thật tình say mê nó. Còn cái cô Fiona chỉ là một con bướm lượn vòng ngoài. Cô ta cần phải có tám năm nữa mới bắt kịp thằng Brian”.
Chuông rung ầm lên. “Lạy Đức Mẹ nhân từ” – Bà Alvirah cầu nguyện. “Con đang mong được nói chuyện với thằng Brian”. Những giờ phút đã trôi qua trong vòng mù mịt. Bà còn cố phân tích xem sự việc này là như thế nào, thì những người có phận sự thi hành pháp luật đã đến đông đủ. Nhóm đầu tiên là mấy cảnh sát mặc đồng phục. Rồi thám tử, nhiếp ảnh, bác sĩ pháp y. Bà và ông Willy ngồi yên lặng, quan sát họ làm việc.
Mấy người ở văn phòng quản lý các chung cư khu phía Nam Công viên Trung tâm cũng có mặt. “Chúng tôi hy vọng việc này không gây ra dư luận xấu”. Người phụ trách quản lý những người ngụ cư nói – “Đây không phải là Hội Kèn Đồng”.
Biên bản đầu tiên do hai người cảnh sát lập. Lúc ba giờ, cửa phòng ngủ mở ra. “Đừng nhìn, mình”. Willy bảo nhưng bà Alvirah không thể không nhìn lên cái cáng do hai người phụ việc đeo khẩu trang khiêng ra. Xác Fiona Winters được phủ vải bên trên. Alvirah cầu nguyện: “Xin Chúa thương xót cô ta”. Bà nhìn thấy bộ tóc vàng bù rối và đôi môi trề ra của cô ta mà nghĩ dù cô ta không tốt nhưng cô ta không đáng phải chết khổ như vậy.
Có mấy người tới ngồi đối diện với họ. Một người có đôi chân dài ngoẵng chừng bốn mươi tuổi tự giới thiệu là thám tử Rooney. “Tôi có đọc những bài báo của bà viết cho tờ New York Globe, bà Alvirah. Và tôi rất thích”.
Willy mỉm cười có chút hãnh diện, nhưng bà Alvirah thì không ngốc. Bà biết thám tử Rooney nói vậy để lấy lòng bà. Đầu óc bà còn đang chạy đua với ý nghĩ làm sao tìm được cách gì đó để bảo vệ cho Brian. Tự động, bà bí mật bấm nút máy ghi âm ngụy trang dưới món trang sức hình mặt trời mọc của bà đang cài trên ve áo. Bà biết mình phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi nói lời nào.
Thám tử Rooney dựa theo các ghi chú của mình để đạt câu hỏi với bà: “Như bà xác nhận ban đầu, bà mới vừa đi nghỉ mát về và tới nhà khoảng mười giờ tối. Bà phát hiện xác nạn nhân, cô Fiona Winters, một lúc sau đó. Bà nhận ra cô Winters bởi vì cô ta đã đóng vai chính trong vở kịch của Brian Mc Cormack, cháu của bà?”.
Bà gật đầu. Bà thấy ông Willy định nói gì đó, bà vội đặt tay mình lên cánh tay ông. “Đúng vậy”.
“Theo những gì chúng tôi biết, bà chỉ gặp cô Winters mỗi một lần”. Thám tử Rooney nói – “Bà nhận xét gì khi cô ta chết trong tủ áo của bà?”.
“Tôi không thể hiểu nổi.” – Bà trả lời.
“Ai có chìa khóa của căn hộ này?”:
Ông Willy mím môi. Bà bấu vào tay ông. “Những chìa khóa của căn hộ này à?”. Bà nghĩ ngợi rồi nói: “Để tôi nhớ xem ‘Những người quét dọn Một-Hai-Ba’ có một chiếc. Mà không, họ không có chìa khóa. Họ lấy chìa khóa ở văn phòng, xong thì trả lại đó. Bạn tôi, bà Maude có một chiếc. Chị ấy có đến nghỉ ở đây Ngày lễ Các Mẹ để rồi cùng với vợ chồng đứa con trai đi San Francisco. Vợ chồng đứa con chị ấy có con mèo, nhưng chị ấy thì không ưa mèo, nên chị ấy ra ngủ trên trường kỷ. Một chiếc ở chỗ chị ông Willy, sơ Patricia, một chiếc…”.
“Cháu bà, Brian Mc Cormack có chiếc chìa khóa nào không, bà Meehan?” – Thám tử Rooney ngắt ngang.
Bà Alvirah cắn môi: “Brian có một chiếc”.
Đến đó, giọng thám tử Rooney nhỏ lại: “Theo người gác cổng nói, anh ta thường sử dụng căn hộ này khi bà đi vắng. Cũng tình cờ, dù có thể là không chính xác lắm, vì chưa tiến hành mổ tử thi, các bác sĩ pháp y đã đoán rằng nạn nhân đã chết trong khoảng từ mười một đến ba giờ trưa ngày hôm qua”. Tiếng thám tử Rooney bỗng trở nên suy diễn: “Tôi sẽ yên tâm nếu biết được trong khoảng thời gian đó thì Brian McCormack đang ở những đâu?”.
Họ được cho biết, trước khi họ được sử dụng căn hộ này thì toán điều tra phải rắc bột lấy dấu tay để coi có phát hiện được một manh mối nào không. “Căn hộ này do bà tìm mua đó hả?” Thám tử Rooney hỏi.
“Ngoại trừ…” – Ông Willy nói ngay.
“Có lẽ chúng ta nên dùng chút nước chè chăng?” – Bà Alvirah ngắt lời, và bà biết rằng bà vẫn có thể mời họ dùng một chút rượu hoặc champagne, nhưng bà không thể không trả lời các câu hỏi của Rooney. Người thám tử này đang cố tìm coi có phải Brian đã quá si tình Fiona nên nổi điên đến nỗi dẫn tới hành vi phạm tội. Rồi ông ta sẽ làm đủ mọi việc để ăn khớp với lý luận tiên khởi của mình.
Thám tử Rooney xếp sổ tay lại: “Tôi biết Ban quản lý chung cư sẽ sắp xếp cho ông bà một căn hộ để nghỉ tạm đêm nay”.
Mười lăm phút sau, bà Alvirah nằm co trên giường, nghe trong cơ thể có phần nào dễ chịu, còn ông Willy thì đang lơ mơ ngủ. Dù mệt mỏi, nhưng bà vẫn khó chợp mắt trên chiếc giường lạ. Bà thấy sự việc rồi sẽ tồi tệ cho Brian đây. Phải có sự giải thích minh bạch. “Brian đâu cần nếm chai champagne năm trăm đô-la đó, cũng như chắc chắn rằng Brian không có điều gì tới mức phải giết Fiona Winters. Nhưng làm thế nào cái xác của cô ta lại có trong tủ của mình?”.
Dù đi ngủ muộn, Alvirah và Willy cũng thức dậy lúc bảy giờ. Họ không còn đối mặt với cái xác chết đó nữa, nhưng họ còn phải dành đầu óc lo cho Brian. “Đừng băn khoăn về Brian nữa” – Bà nói nghe rất bình tĩnh, nhưng trong lòng bà thì đâu được như vậy. “Khi nào ta gặp nó rồi thì sẽ rõ trắng đen. Tôi cần xem xét kỹ hơn khi ta trở lại nhà mình”. Và hai người vội vàng thay quần áo.
Nhà sản xuất phim Carleton Rumson đang đứng chỗ thang máy. Da mặt ông ta có màu vàng bủng. Đôi mắt trũng sâu làm ông ta có vẻ già đi mười tuổi. Tự động, bà kín đáo bật máy ghi âm.
“Chào ông Rumson”. Bà bắt chuyện: “Ông có nghe chuyện rắc rối gì trong căn hộ chúng tôi không?”.
Rumson nhấn mạnh vào nút gọi thang máy:
“Vâng, tôi có nghe. Mấy người bạn trong chung cư này gọi điện cho chúng tôi. Tội nghiệp cô gái trẻ. Mà cũng thật phiền phức cho bà”.
Thang máy dừng lại đón. Sau khi vào trong, Rumson nói: “Thưa bà Meehan, vợ tôi nhắc tôi vụ kịch bản của cháu bà. Chúng tôi sẽ đi Mexico sáng mai, nên tôi rất muốn đọc bản thảo đó trong ngày nay”.
Quai hàm của bà Alvirah hơi xệ xuống: “Ôi, bà nhà nhắc ông điều đó thật đáng hoan nghênh. Chắc chắn tôi sẽ chuyển nó lên cho ông”.
Khi đi trên tầng lầu của họ, bà nói: “Đây có thể là thời cơ tốt cho Brian, miễn là…”. Bà bỏ lửng câu nói.
Một cảnh sát đang đứng giữ ngoài cửa căn hộ của họ. Bên trong, mọi mặt phăng đều bị bẩn do nhân viên điều tra đã thực hiện việc lấy mọi dấu tay. Và ngồi đối diện với thám tử Rooney là một người đang bối rối, thẫn thờ. Đó là Brian. Anh đứng dựng ngay dậy: “Mợ Alvirah, cháu xin lỗi. Việc này chắc đã làm cho mợ nhiều bực bội”.
Với Alvirah, Brian như thằng bé mới lên mười. Cái áo thun có tay và cái quần soóc bằng ka ki nhăn nhúm hết. “Có phải nó ăn mặc như thế để chạy trốn, cho gọn không?”. Bà đưa tay vuốt mái tóc cho vàng rối, đang rũ xuống trán Brian ra phía sau, còn Willy thì nắm cánh tay anh hỏi: “Cháu bình thường chứ?”.
Brian hé môi cười như mếu: “Cháu cũng nghĩ vậy”.
Thám tử Rooney nói chen vào: “Brian Mc Cormack vừa đến, tôi đã báo cho anh ta rằng anh ta bị tình nghi có dính líu đến cái chết của cô Fiona Winters, và anh ta có quyền nhờ luật sư”.
“Ông đùa đó à?” – Brian hỏi, giọng hoài nghi.
“Cam đoan với anh, tôi không nói đùa”. Thám tử Rooney móc từ trong túi áo ngực ra một tờ giấy. Ông ta đọc cho Brian nghe những gì ghi trong đó rồi đưa nó cho Brian. “Đấy, hãy nói cho tôi nghe, anh có hiểu được ý nghĩa của những điều này không?”.
Rooney nhìn Alvirah và Willy nói tiếp “Người của chúng tôi đã làm xong phận sự. Bây giờ ông bà có thể trở lại căn hộ này được rồi. Tôi sẽ đưa McCormack về trụ sở để lấy lời khai”.
“Brian, đừng nói một lời nào cho tới khi cậu mợ tìm được cho cháu một luật sư” – Willy dặn.
Brian lắc đầu: “Cậu Willy. Cháu có làm gì đâu mà phải giấu diếm. Cháu không cần luật sư”.
Bà Alvirah hôn anh: “Trở về đây ngay sau khi xong việc nghe”. Bà dặn.
Tình trạng căn hộ bây giờ cho bà có nhiều việc để làm. Bà ghi cho ông Willy một bảng kê những thứ cần phải mua và dặn ông nên dùng thang máy tải hàng để tránh gặp các nhà báo.
Vừa cọ rửa, lau chùi, quét và hút bụi, Alvirah không ngừng suy nghĩ. Bà hơi lo sợ khi nhớ rằng phía Cảnh Sát không đưa ra lệnh bắt khẩn cấp nào nếu họ không có đủ yếu tố để xác định sự chắc chắn phạm tội của kẻ nào đó.
Việc ngại nhất cho bà bây giờ là hút bụi trong cái tủ áo, vì nó gợi cho bà thấy lại lần nữa đôi mắt mở trừng trừng của Fiona Winters nhìn thẳng mặt bà. Việc đó khiến bà phải có một suy luận. Nếu Fiona Winters bị bóp cổ, thì người giết cô ta phải đứng từ phía sau, và cô ta không ở tư thế đang nằm nhìn lên.
Bà Alvirah làm rơi tay cầm máy hút bụi. Bà nhớ tới dấu tay trên mặt kính bàn nước. Vậy là cô ta đang ngồi trên trường kỷ, có lẽ hơi chồm người về phía trước, còn kẻ giết cô ta đi từ phía sau tới, quấn sợi dây buộc màn cửa quanh cổ cô ta rồi siết lại, thế nên bàn tay phải của cô ta quơ về phía sau đã quẹt lên mặt kính bàn nước. “Thánh thần ơi. Rõ ràng là mình đã làm hủy mất chứng cớ rồi”.
Chuông điện thoại reo khi bà ngồi ghim lại món trang sức hình mặt trời mọc lên ve áo. Nữ công tước Minvon Schreiber gọi bà từ suối nước nóng Cypress Point ở Pebble, California. Bà Min mới vừa nghe mẩu tin xấu đó. “Có việc gì mà cô gái đáng sợ ấy tìm cách chết trong tủ áo của bà vậy, Alvirah?”.
“Hãy tin tôi, bà Min” – Alvirah phân trần – “Tôi gặp cô ta mỗi một lần, hôm đi xem diễn vở kịch của Brian. Bây giờ Cảnh Sát đang thẩm vấn Brian. Tôi đang lo đến phát ốm. Họ cho rằng nó giết cô ta”.
“Bà nhầm rồi, Alvirah. Bà đã gặp Fiona Winters ở đây, ở suối nước nóng này”.
“Không bao giờ”. Alvirah khẳng định. “Cô ta là loại người làm người ta điên lên và không bao giờ có thể quên được, dù chỉ gặp cô ta một lần”.
“Để tôi nhớ lại coi” – Im lạng một lúc, bà Min nói tiếp: “Bà nói đúng. Cô ta đến đây vào một tuần khác bà, cùng với một người nữa. Họ nghỉ tại một ngôi nhà nhỏ cho thuê. Họ đem đủ thức ăn tới đó. Lão này là một nhà sản xuất phim truyện mà cô ta muốn mồi chài. Carleton Rumson. Bà có nhớ ông ta không, Alvirah. Bà đã gặp ông ta một lần, lần đó ông ta đến đây một mình”.
Buổi trưa, khi Carleton Rumson trở về chung cư, các phóng viên ùa ra, vây quanh ông ta đặt câu hỏi.
“Đúng. Cô Winters đã xuất hiện trong nhiều bộ phim của tôi. Không, tôi không có ý nghĩ cho rằng cô ta đến đây tìm tôi. Tôi xin lỗi, tôi phải…”.
Ông ta hích vai chen ra khỏi đám phóng viên. Rumson lo ngại. “Mình có sờ tay vào mấy thứ trong căn phòng đó. Mình có để lại dấu tay nào không?”. Ý nghĩ đó làm ông ta lạnh toát cả người.
Bà Alvirah đi vô phòng khách rồi bước ra sân thượng. Ông Willy hay hoảng sợ khi bước ra ngoài ấy, bà nghĩ, thế là nhát gan. Chỉ cần cẩn thận đừng dựa người vào lan can là được rồi.
Có mấy chỗ trên sàn bị thấm nên rất ẩm ướt. Không có một chiếc lá nào trong công viên lay động. Dù vậy, bà nhìn lên đó vẫn thấy thích. “Làm sao một người sinh ra ở New York mà bỏ đi xa lâu ngày được?”, bà luôn nghĩ như thế.
Willy trở về với mấy tờ báo và thực phẩm. Những dòng chữ tựa lớn rất đáng chú ý: “Án mạng ở phía Nam Công viên Trung tâm”, một tờ khác thì: “Người Trúng số tìm thấy xác chết”. Bà Alvirah cẩn thận đọc những lời phỏng đoán mà sửng sốt: “Tôi không khóc thét lên hay chết ngất đi đâu”. Bà nói một cách khinh thường: “Vì sao họ lại có những ý tưởng đó vậy, không hiểu nổi?”.
“Tờ Post, nói mình bị rắc rối vì mới mua một tủ áo phù thủy ở London”. – Willy nói với bà.
“Một tủ áo phù thủy? Chỉ có một thứ đắt nhất mà tôi đã mua là chiếc áo choàng kẻ sọc mà tôi biết rồi đây bà Min sẽ xúi tôi vứt vào sọt rác”.
Nhiều cột báo viết về nhân thân của Fiona Winters nhắc lại sự đổ vỡ của một gia đình chạy theo mốt khi cô ta đi theo nghề diễn viên, cái nghề không mấy trọn vẹn của cô ta. Cô ta thắng được một Tony nhưng thực tế cô ta không thành công lắm, qua sự đánh giá một số vai rất dễ đóng. Họ cũng viết về sự đổ vỡ giữa cô và nhà soạn kịch Brian McCormack, khi cô đột ngột bỏ ngang không nhận vai trong vở “Những chiếc cầu sụp đổ”, nên vở kịch bị ách tắc.
“Vì động cơ nào đây?” – Alvirah nói một cách dứt khoát: “Rồi sắp tới, họ sẽ xét xử vụ án này trên giấy và Brian cứ bị coi là tội phạm”.
Mười hai giờ rưỡi, Brian trở về. Alvirah nhìn thấy nét mặt của anh tái nhợt, liền bảo anh ngồi xuống: “Để mợ đi pha cho cháu một ấm chè rồi mợ sẽ làm bánh mì kẹp thịt” – Bà nói – “Trông cháu gần như muốn xỉu”.
“Tôi cho rằng một chút rượu Whisky sẽ giúp nó khá hơn là uống chè” – Willy nói chen vào.
Brian cười đầy vẻ mệt mỏi: “Cháu cũng nghĩ là cậu Willy nói đúng”.
Xong bữa ăn, Brian kể lại cho họ nghe những việc vừa qua. “Cháu không nghĩ là họ chịu để cháu được về nhà. Họ quả quyết là cháu đã giết Fiona”.
“Khoan, đợi mợ mở máy ghi âm đã”. Bà chạm tay lên món trang sức hình mặt trời mọc rồi nói: “Được rồi, giờ thì cháu hay kể lại chính xác những gì cháu đã nói với mấy người đó đi”.
Brian nhíu mày: “Một phần về quan hệ riêng tư giữa cháu với Fiona. Cháu đã phát ốm vì tính cách xấu xa của cô ta, nên cháu quay sang yêu Emmy. Cháu cũng nói với họ rằng khi cô ta đột ngột bỏ vai diễn cũng giống như cho thêm cọng rơm cuối cùng làm bùng ngọn lửa”.
“Nhưng làm thế nào mà cái xác của cô ta lại nằm trong tủ áo?” – Alvirah hỏi ngay – “Cháu phải biết là phải có người nào đó đưa cô ta vào căn hộ này chứ?”.
“Chính cháu đưa cô ta tới đây. Cháu ở đây để hoàn tất một số việc. Mợ thì sắp trở về, nên cháu đã cho dọn sạch sẽ những rác rến của cháu trong ngày hôm kia. Thì hôm qua, Fiona gọi điện cho cháu và nói rằng cô ta đã về New York và cần gặp cháu. Do sơ ý, cháu đã để quên bản phác thảo phần cuối của kịch bản ở đây, cả bản sao. Cháu trả lời cô ta là cháu không rảnh và cháu chỉ đến đây để lấy bản phác thảo đem đi đánh máy trọn cả ngày, nên cháu không ở nhà. Nhưng Fiona đã tới và đang trong hành lang, nên cháu đành phải tiếp cô ta”.
“Vậy cô ta cần cái gì?” – Cả Willy và Alvirah cùng hỏi.
“Không gì quá đáng. Chỉ xin được đóng vai chính trong vở ‘Những Đêm Ở Nebraska’.”
“Sau khi đã bỏ đi với người khác!” – Bà Alvirah nói, rất châm biếm.
“Cô ta diễn tả cuộc đời thực của mình như đóng kịch. Cô ta xin cháu tha thứ, tự nhận rằng cô ta đã ngu ngốc nên bỏ vai diễn vở ‘Những Chiếc Cầu Sụp Đổ’. Cô ta không còn vai nào ở phim trường nữa, và vì công chúng không còn được xem vở kịch của cháu nữa làm cô ta đau lòng. Cô ta muốn biết kịch bản ‘Những Đêm Ở Nebraska’ xong chưa. Cháu cũng chỉ là một người bình thường, nên khi nghe thế, cháu liền khoe với cô ta về cái kịch bản đó. Cháu nói kịch bản của cháu có khi sẽ lọt vào mắt một nhà sản xuất phim truyện bậc thầy, khi cháu làm cho nó gây được tiếng vang lớn”.
“Cô ta có đọc phác thảo đó chưa?” – Bà Alvirah lại hỏi tiếp.
Brian uống cạn chén nước chè: “Dù cô ta có đọc hay không, cô ta cũng không làm thay đổi được chỗ đứng của mình”. Anh giải thích: “Cô ta đã biết diễn tiến cốt truyện, cũng như biết có một người khác sẽ đóng cái vai nòng cốt trong vở kịch ấy”.
“Chắc cháu không hứa hẹn gì với cô ta chứ?” Alvirah tự nhiên hỏi lớn.
Brian lắc đầu. “Mợ Alvirah ơi, cháu biết cô ta đang đóng kịch mà, cô ta giả làm như một kẻ ngốc, nhưng cháu không tin rằng cô ta cũng cho rằng cháu là một thằng ngu si. Cô ta xin cháu để cô ta giới thiệu kịch bản ấy cho, vì cô ta có điều kiện thân cận với một trong những nhà sản xuất phim truyện lớn nhất ở Broadway. Và nếu kịch bản được ông đó chấp nhận thì cô ta muốn được thủ vai Diana. Còn cháu thì cháu gọi là Beth”.
“Đó là ai?” Willy hỏi.
“Là tên nhân vật chính. Tối qua cháu đã đổi tên cho nhân vật đó. Cháu nói với Fiona rằng cô ta có thể bị lừa, nhưng nếu cô ta thành công thì cháu sẽ nghĩ lại. Rồi cháu đưa bản phác thảo để tống khứ cô ta đi. Nhưng cô ta nói cô ta còn buổi biểu diễn thử ở Lincoln Center nên muốn ở lại đây độ một giờ. Thấy cô ta cố lì như vậy, còn cháu thì cũng không muốn làm gì cho gây căng thẳng thêm trong việc dứt khoát với cô ta, để cháu còn có thể tiếp tục đi làm công việc của mình, nên cháu đành chấp nhận. Vậy đấy, đó là phút cuối cùng cháu nhìn thấy cô ta trong buổi trưa hôm qua, lúc ấy cô ta còn ngồi trên chiếc trường kỷ này”.
“Cô ta có biết cháu còn có một bản sao của kịch bản mới để ở đây không?”. Alvirah hỏi.
“Chắc là biết, vì cháu đã bỏ nó ra khỏi ngăn kéo bàn để lấy bản phác thảo”. Anh chỉ cái ngăn kéo dưới bàn nước. “Bây giờ nó vẫn còn ở đó”.
Alvirah đứng lên ngay, bước nhanh tới chỗ cái bàn, kéo ngăn kéo ra. Như bà dự đoán, ngăn kéo trống trơn.
Emmy Laker ngồi bất động trên chiếc ghế quá rộng kiểu câu lạc bộ tại căn hộ của cô tại West Side. Từ lúc nghe tin cái chết của Fiona trên bản tin bảy giờ, cô đã mấy lần gọi điện cho Brian mà không gặp. Anh ấy có bị giữ không? “Lạy Chúa. Không phải Brian đâu”. Cô nghĩ. “Mình phải làm sao đây?”. Cô thất vọng nhìn vào đống hành lý ở góc phòng. Hành lý của Fiona.
Sáng hôm qua, cô nhớ chuông gọi cửa lúc tám giờ rưỡi. Khi cô đi ra mở cửa thì Fiona lướt vào: “Sao cô cứ phải ở trong mấy căn hộ không có thang máy như thế này được vậy?”- Cô ta nói – “Tạ ơn Chúa, rồi mấy thằng nhỏ sẽ chuyển tới các thứ của tôi đi”. Cô ta bỏ va-li xuống và đốt thuốc hút. “Tôi đã vào cửa hãng phim bằng nước mắt. Thật sai lầm để tới nhận những việc như vậy. Tôi đã nói thằng với thằng cha Giám đốc điều đó và nó đuổi tôi. Tôi định đi tìm Brian. Cô có biết anh ta đang ở đâu không?”.
Nhớ lại lúc đó, Emmy bỗng nỗi giận: “Sao cô ta đáng ghét thế”. Cô lẩm bẩm một mình. Cô cứ đi tới đi lui trong phòng, tưởng như Fiona đang còn ở đó, với mái tóc vàng rực, thân hình bó sát trong bộ đồ thể thao, phô bày tất cả những đường nét của một cơ thể hoàn hảo và đôi mắt mèo bí ẩn đầy kiêu ngạo.
Cô vẫn nghĩ rằng dù đã từng đối xử với Brian rất tệ bạc, Fiona thể nào cũng có ngày phải quay lại tìm Brian. Cô nhớ lại những ngày tháng cô rất đau khổ khi thấy Brian cặp kè với cô ta. Liệu việc đó còn xảy ra lần nửa không? Hôm qua, cô vẫn cho là điều đó rất có thể.
Fiona đã điện khắp nơi cho đến khi gặp được Brian. Gác máy lên, cô ta nói: “Ngó chừng dùm mấy cái túi tôi còn gửi lại đây nhé. Brian đang trên đường tới cái ổ có đánh bóng của mụ giúp việc nhà ấy. Tôi sẽ chận anh ta ở đó”. Rồi cô ta nhận xét: “Anh chàng rất tỉnh lẻ, nhưng cũng làm bao người ở West Coast kinh ngạc, khi biết anh ta. Tôi nói vậy là vì tôi có nghe rằng kịch bản ‘Những đêm ở Nebraska’ đang có tiếng vang trong tai người ta rồi, và tôi thì đang muốn đóng vai chính trong vở ấy”.
Emmy đứng lên. Cả người cô cứng đờ và mệt mỏi. Những lá sách của cái máy lạnh cũ đã được mở hết, hơi gió thổi ra vù vù, nhưng trong phòng vẫn nóng và ẩm ướt.
Emmy nghĩ rằng mình nên đi tắm rồi uống một tách cà phê thì có lẽ đầu óc sẽ dễ chịu hơn. Cô rất muốn gặp Brian. Cô muốn ôm chặt lấy anh và nói: “Em băn khoăn về cái chết của Fiona, nhưng mà số cô ta phải vậy thôi. Ôi anh Brian, anh đã từng mong thoát khỏi cô ta mà”.
Cô mặc áo thun có tay, váy ngắn và buộc tóc cao lên, rồi đi bộ xuống cầu thang. Cô nghe mọi người nói thám tử Rooney, tuyên bố là ông ta đang tiến hành thẩm vấn.
“Sự việc bắt đầu có ý nghĩa”. Bà Alvirah nói. “Brian này, có điều gì cháu quên kể không? Thí dụ như cháu đã ngâm chai Champagne, loại Nữ hoàng rất thích đó, trong cái xô đá bằng bạc ngày hôm qua không?”.
Brian nhìn bà thắc mắc “Cháu làm thế để làm gì chứ?”.
“Mợ cũng nghĩ là cháu không làm thế. Cháu ơi, vấn đề là ở chỗ đó. Fiona đã không có thì giờ để đi tìm kiếm ai ngay được, vì cô ta chỉ còn một giờ ở đấy để đi tới cuộc diễn thử. Thế nên mợ đoán là cô ta đã gọi điện mời Carleton Rumson xuống gặp cô ta tại chỗ này. Đó là lý do khiến cô ta lôi mấy cái cốc và chai Champagne ra đó. Fiona đưa tập phác thảo cho ông ta, nhưng không hiểu được là tại sao lại xô xát với nhau. Mợ cũng không đoán nổi”. Alvirah bảo Brian – “Mợ muốn cháu về nhà lấy đưa mợ bản chính phần cuối kịch bản, vì mợ đã nói chuyện đó với Carleton Rumson rồi. Ông ta muốn được đọc nó trong ngày nay”.
“Carleton Rumson à?” – Brian kêu lên. “Nhà sản xuất phim truyện cỡ lớn nhất ở Broadway, thật khó mà tới được với ông ta. Mợ phải là một tay pháp sư đấy”.
“Rồi mợ sẽ nói cháu nghe về việc đó. Ông ta và vợ sắp sửa đi xa, đừng bỏ mất dịp may này”.
Brian nhìn cái điện thoại: “Cháu cần gọi cho Emmy. Giờ chắc cô ấy đã nghe chuyện Fiona rồi”. Anh quay số và đợi. Rồi thất vọng: “Chắc Emmy đi vắng”.
Emmy tin chắc rằng Brian đang gọi cô, nhưng cô không đứng lên để đến chỗ đặt máy điện thoại. Người đàn ông có khuôn mặt nhỏ, lạnh như tiền, ngồi đối diện với cô vừa đề nghị cô kể lại những việc mà cô đã làm ngày hôm qua. Emmy cẩn thận lựa chọn lời nói: “Tôi ra khỏi nhà khoảng mười một giờ sáng, để thực hiện một bài tập đi bộ. Chừng một giờ rưỡi trưa, tôi trở về và ở nhà luôn”.
“Một mình?”.
“Đúng vậy”.
“Cô có gặp Fiona hôm qua không?”.
Emmy nhìn chỗ góc phòng còn chất đống hành lý của Fiona. “Tôi…” Cô dừng lại.
“Cô Laker. Tôi cần báo trước với cô rằng, cô sẽ được yên ổn hơn nếu chịu nói hết sự thật”. Thám tử Rooney nhìn vào sổ tay của ông ta.
“Fiona Winters đáp chuyến máy bay từ Los Angeles đến nơi gần mười giờ rưỡi sáng. Cô ta gọi tắc xi đến chung cư. Một người khuân vác hành lý nhận ra cô ta và đã mang giúp hành lý lên. Fiona nói với người đó rằng cô rất ghét cô ta, vì cô là người đến sau trong tình yêu của người yêu cô ta. Người gác cổng ở chung cư phía Nam Công viên Trung tâm đã nhận thấy cô. Cô ngồi trên một băng ghế trong công viên bên kia đường, nhưng mặt cứ nhìn về phía chung cư, chừng hai tiếng đồng hồ, rồi cô đi vào đó bằng ngả thang máy tải hàng, mà những người thợ sơn vừa chống cửa lên”.
Thám tử Rooney chồm tới, giọng nói âm u: “Cô lên căn hộ của nhà Meehan, phải thế không? Và cô Winters chết?”.
Emmy nhìn xuống bàn tay mình. Brian vẫn hay trêu chọc là bàn tay cô quá nhỏ nhắn. “Nhưng mạnh” -Cô trả lời anh như vậy và cười lớn khi họ âu yếm ôm nhau. “Brian ơi!”. Cô gọi thầm. Cô không muốn nói bất cứ điều gì, vì biết đâu sẽ có hại cho Brian. Cô nhìn thẳng thám tử Rooney: “Tôi muốn nói chuyện với một luật sư”.
Rooney đứng lên: “Tất nhiên, cô có quyền đó. Tôi muốn nhắc cô một điều là Brian Mc Cormack có thể giết người yêu kế của anh ta, cũng như cô có thể trở thành đồng lõa nếu che giấu chứng cớ. Và tôi còn bảo đảm với cô rằng, cô sẽ không giúp được điều gì có lợi cho Brian đâu. Chúng ta còn đợi tiếng nói của tòa án trong nay mai”.
Khi Brian về lại căn hộ của mình, anh thấy có một bức điện của Emmy: “Hãy gọi điện cho em, Brian. Mong lắm”. Ngón tay anh quay số điện thoại trong tâm trạng hấp tấp.
Cô nói nhỏ: “Alô”.
“Emmy, có việc gì đó? Anh đã gọi mà em đi vắng”.
“Em vẫn ở nhà. Một thám tử đã tới đây. Brian. Em phải gặp anh mới được”.
“Đón tắc xi đến chỗ mợ anh. Anh sẽ trở về đó”.
“Em muốn nói riêng với anh. Việc của Fiona. Cô ta tới đây hôm qua. Em đã theo cô ta đến chung cư”.
Brian nghe môi mình khô đi. “Đừng nói điều gì trên điện thoại”.
Bốn giờ chiều, chuông gọi cửa rung. Bà Alvirah nhổm lên: “Brian đã bỏ quên chìa khóa”. Bà nói với Willy: “Tôi thấy chìa khóa của nó còn để trên bàn nước”.
Carleton Rumson đang đứng đợi ngoài của. “Chào bà Meehan. Xin lỗi vì sự quấy rầy này”. Vừa nói ông ta vừa bước vào.
“Tôi đã trao đổi với trợ lý của tôi là tôi định xem cái kịch bản của cháu bà. Người trợ lý của tôi nói là anh ta cũng có xem vở diễn đầu tiên của cháu bà, và cho rằng điều tôi định làm là rất tốt. Anh khuyên tôi nên thực hiện ngay đi”.
Rumson vào phòng khách và ngồi xuống. Mấy ngón tay lúng túng cứ liên tục gõ lên bàn nước.
“Ông dùng gì không?” Willy hỏi. “Một cốc bia chẳng hạn?”.
“Ôi. Ông Willy”. Alvirah nói: “Tôi chắc ông Rumson chỉ thích uống Champagne thôi. Hình như tôi đọc điều đó trên tờ People”.
“Điều đó cũng chẳng có gì quan trọng, nhưng đúng là vậy. Mà bây giờ thì tôi không dùng đâu, xin cám ơn ba”.
Lời nói của Rumson đầy vẻ thân tình, nhưng bà Alvirah thì nhận thấy đó nhịp đập từ cổ họng của ông ta, khiến ông ta phải thốt ra: “Tôi có thể gặp cháu bà ở đâu được nhỉ?”.
“Nó sẽ đến đây ngay thôi. Tôi mà gọi thì một phút sau nó sẽ có mặt”.
“Tôi đọc nhanh lắm. Nếu bà đưa bản thảo, một giờ sau hoặc hơn một tí, tôi và cậu ấy có thể ngồi lại để thương lượng với nhau được ngay”.
Khi Rumson đi rồi, bà hỏi Willy: “Mình thấy sao?”.
“Dù ông ta có là người làm phim đại tài, ông ta có lẽ cũng đang bị suy nhược thần kinh. Tôi ghét những người hay gõ tay lên bàn. Nó làm tôi bị căng thẳng”.
“Cái gì đã làm ông ta bị căng thẳng cũng sẽ không còn có dịp để thấy ở đây nữa đâu” – Bà nói với Willy, mỉm cười vẻ bí mật.
Chừng một phút sau, chuông lại rung. Bà Alvirah vội vàng ra mở cửa. Emmy Laker đang đứng đó, mái tóc đỏ có một ít bung ra khỏi búi, đôi kính râm to che nửa mặt, chiếc áo thun bó sát thân hình mảnh mai của cô và chiếc váy ngắn bằng vải sợi bông gọn gàng. Alvirah tưởng cô gái chỉ chừng mười sáu tuổi.
“Ai vừa đi ra thế, thưa bà” – Emmy lắp bắp: “Ông ta là ai vậy?”.
“Carleton Rumson, nhà sản xuất phim truyện” – Bà nói – “Sao thế?”.
“Bởi vì” – Emmy gỡ mắt kính ra, đôi mắt cô rất đẹp.
Alvirah đặt hai bàn tay lên đôi vai cô gái: “Emmy, có gì vậy?”.
“Cháu không biết mình phải làm gì đây?” – Emmy bật khóc: “Cháu không biết phải làm sao nữa”.
Carleton Rumson trở lên căn hộ của mình. Những hạt mồ hôi lấm tấm trên trán. “Cái mụ Alvirah đó không ngốc tí nào. Nói đến chuyện khui một chai Champagne của mụ ta phải có dụng ý khác hơn là để xã giao bình thường đấy. Mụ nghi ngờ ta thế nào nhỉ?”.
Victoria đang đứng trên sân thượng, tay bà ta chống hờ lên lan can. Rumson miễn cưỡng bước ra đứng bên cạnh.
“Ôi lạy các Thánh. Em có đọc hết cái bảng chỗ này không?” – Ông ta nhấn mạnh. “Chống mạnh tay vào thì lan can sẽ bay đi đó”.
Victoria mặc cái quần tây thường màu trắng với chiếc áo rộng dài tay, cũng trắng. Rumson khó chịu với ý nghĩ đó là một kiểu thời trang đáng xấu hổ, bởi vì một vài nhà phê bình có lần cho rằng với mái tóc xinh đẹp màu vàng óng, Victoria Rumson sẽ không mặc màu gì khác đẹp hơn là màu trắng. Và Victoria đã ghi lời khuyên đó vào tận trong tim mình.
Bà ta từ từ quay lại. “Em thường nhận thấy anh tỏ vẻ ghét em khi anh có điều gì rối rắm. Thế anh có biết Fiona Winters đã đến chung cư này không? Biết đâu đó là do ý kiến của anh?”.
“Vic, anh đã không gặp Fiona gần hai năm nay. Em không tin anh thì em đáng trách lắm đó”.
“Cũng lâu giống như anh không gặp cô ta ngày hôm qua vậy chứ gì? Em biết là cảnh sát sẽ có mấy câu hỏi đấy. Chắc chắn như các báo nói, anh và cô ta là một. Vậy anh có còn tính đến cái kịch bản của Brian không? Em có một nhận định cực kỳ tốt về việc đó đấy”.
Rumson hắng giọng. “Đó là do mụ Alvirah nài nỉ anh đọc thử. Đọc xong, anh mới quyết định gặp anh ta hay không”.
“Cho em đọc với, để em còn có dip gắn lên đó cái tên mình. Em rất muốn thấy việc đánh bóng của mụ đàn bà lau nhà đó như thế nào”. Victoria khoác tay ông ta: “Mà sao trông anh bị khủng hoảng quá vậy?”.
Khi Brian trở lại căn hộ, kịch bản kẹp trong nách, thì Emmy đang nằm trên trường kỷ, mình đắp chăn mỏng. Bà Alvirah đóng cửa xong, quay lại thấy Brian quỳ xuống choàng tay ôm Emmy, bà nói: “Mợ đi vào trong, hai cháu cứ nói chuyện tự nhiên”.
Willy trong phòng ngủ đang lựa quần áo. “Mặc chiếc jacket nào đây, mình?”. Ông đưa ra hai chiếc áo kiểu thể thao.
Trán Alvirah nhăn lại: “Mình muốn làm đẹp cho bữa tiệc về hưu của Pete, nhưng cái đó thì không thích hợp để mình chưng diện đâu. Hãy mặc chiếc màu xanh và áo vét bình thường thôi”.
“Tôi cũng chẳng thích đi một mình”. Ông nói.
“Mình không thể bỏ bữa tiệc tối nay được”. Alvirah nhận xét: “Và Willy à, nếu mình có dịp đi chơi, tôi muốn mình hứa là sẽ không lái xe về, mà nên ngủ lại căn hộ cũ của mình. Mình biết mình phải làm gì với đám trẻ ở đó mà”.
Willy cười ngượng nghịu. “Thì mình cũng biết rằng khi tôi đã hát hơn hai lần bài hát ‘Danny Boy’ là dấu hiệu tôi không thấy đường mà về nhà”.
“Đúng thế”. Alvirah nói.
“Mình nè. Tôi mệt lả người vì chuyến đi và vì chuyện xấu xảy ra đêm qua. Tôi định chỉ tới uống chút bia với Pete rồi quay về đây với mình”.
“Mình đừng làm vậy. Mình không nhớ là Pete đã nhiệt tình ở lại trong bữa tiệc mừng mình trúng số đó sao? Ông ta đã ở lại cho tới sáng mới phóng xe ra đường cao tốc. Mà thôi, chúng ta ra gặp hai đứa trẻ xem”.
Trong phòng khách, Brian và Emmy đan tay nhau ngồi trên trường kỷ. “Hai cháu đã trao đổi hết mọi điều chưa?” – Alvirah hỏi.
“Chưa đâu ra đâu cả”. Brian nói. “Rõ nhất là Emmy đang gặp rắc rối với thám tử Rooney, vì Emmy từ chối trả lời các câu hỏi của ông ta”.
Bà Alvirah bấm nút máy ghi âm. “Tôi cần biết những gì ông ta hỏi cháu”.
Emmy ngập ngừng thuật lại cho bà nghe cuộc nói chuyện đó. Giọng cô bỗng bình tĩnh và tự tin hơn: “Anh Brian, anh đang bị truy tố. Và ông ta cố làm cho em nói ra những điều có hại cho anh”.
“Em muốn nói rằng em che chở cho anh sao?” Brian nhìn cô ngạc nhiên. “Điều đó không cần thiết. Anh không có làm gì cả. Anh nghĩ…”.
“Cháu phải biết rằng Emmy đang rất khó nghĩ” – Alvirah nói. Bà thấy Brian và Emmy đang ngồi ngay phía trước cái bàn nước, chỗ để lại dấu tay trên mặt kính. Màn cửa thả xuống bên cạnh tay phải. Với một người đang ngồi trên trường kỷ này, sợi dây buộc màn cửa sẽ nằm gọn trong tầm mắt. “Mợ muốn hỏi hai cháu vài điều”. Bà tiếp. “Hai cháu chỉ tự hỏi rằng kẻ nào lại có động cơ xấu để làm cái việc giết người này. Và cả hai cháu đều không tìm thấy gì cả. Vậy hãy nói với mợ cái gì hai cháu biết hoặc mợ tin rằng, hai cháu biết mà hai cháu chưa nói hết. Brian, có điều gì cháu chưa nói về việc gặp Fiona Winters hôm qua không?”.
“Tuyệt đối là không”. Brian nói.
“Được rồi. Còn Emmy?”.
Emmy đi về phía cửa sổ và thích thú với quang cảnh bên dưới đó. Cô quay lại phía Alvirah và Willy: “Cháu đã đến nơi này mấy lần. Hôm qua, khi Fiona rời khỏi căn hộ của cháu để đi tìm Brian, trong lòng cháu tự nhiên có điều ghen tức. Anh ấy đã bị trở ngại trong công việc của mình cũng vì cô ta, cái cô Fiona ấy, loại đàn bà luôn tìm cách mồi chài đàn ông. Cháu sợ Brian lại rơi vào tay cô ta lần nữa…”.
“Anh không hề…” – Brian lên tiếng.
“Nín đi, Brian” – Alvirah nạt anh.
“Cháu ngồi rất lâu trên băng ghế ngoài công viên” – Emmy tiếp – “Cháu thấy anh Brian đi ra. Nhưng không có Fiona theo xuống. Cháu nghĩ là Brian đã dặn cô ta chờ anh. Vì vậy, cháu quyết định phải làm một việc gì đó để phá đám, cho bõ ghét. Cháu vào thang máy tải hàng, vì cháu cũng không muốn ai thấy cháu có mặt ở đây. Cháu kéo chuông. Chờ một chút, cháu lại kéo chuông, rồi bỏ đi”.
“Tất cả chỉ có thế?”. Brian hỏi – “Thế tại sao em sợ gì mà không kể cho thám tử Rooney”.
“Bởi vì khi nghe Fiona chết, nó nghĩ rằng cháu giết Fiona, nên nó không biết nói thế nào”. – Alvirah chồm người tới trước – “Emmy, tại sao lúc nãy cháu hỏi về Carleton Rumson. Cháu có gặp ông ta hôm qua, phải vậy không?”.
“Lúc cháu ở trong hành lang, ông ta đi trước mặt cháu về phía thang máy. Cháu thấy ông ta rất quen, nhưng nhất thời không nhận ra được, cho tới khi thấy ông ta lần nữa, hồi nãy đó”.
Alvirah đứng lên: “Mợ muốn chúng ta gọi cho Rumson và mời ông ta xuống đây, và chúng ta cũng mời thám tử Rooney tới đây luôn. Nhưng trước tiên, Brian hay đưa kịch bản cho cậu Willy, ông ấy sẽ mang nó lên đưa cho Rumson. Để mợ xem… Đã gần năm giờ. Ông Willy, mình dặn ông ta bao giờ đọc xong thì điện xuống đây cho chúng ta biết khi nào ông ta mang trả lại kịch bản nhé”.
Điện thoại reo. ông Willy trả lời. “Thám tử Rooney sẽ tới đây” – Ông tiếp – “Ông ấy đang cần gặp cháu đó. Brian”.
Nét mặt thám tử Rooney rất lạnh lùng: “Anh Mc Cormack, tôi rất tiếc phải mời anh trở lại trụ sở cảnh sát để trả lời thêm một số việc nữa. Anh đã nhận lệnh bắt, tôi muốn nhắc lại anh rằng mỗi lời khai của anh đều có thể dùng để chống lại anh đó”.
“Brian chưa đi đâu cả” – Alvirah cương quyết ngăn lại: “Thám tử Rooney, tôi có một thông tin cho ông đây”.
Hai giờ sau, tức gần bảy giờ, Carleton Kumson gọi điện. Alvirah và Willy đã kể cho Rooney chuyện chai Champagne và hai cái cốc, cũng như những dấu tay trên bàn nước và chuyện Emmy nhìn thấy Carleton Rumson. Nhưng thái độ của thám tử Rooney rất hờ hững. Bà cho rằng trong đầu óc ông ta không còn nghĩ gì khác hơn ngoài một đối tượng là Brian.
Ít phút sau, bà Alvirah hơi bất ngờ khi thấy Victoria cũng cùng đi với Rumson vào căn hộ của bà. Nụ cười của Victoria rất tươi. Khi giới thiệu Brian, bà ta nắm cả hai tay anh và nói: “Anh là một Neil Simon trẻ tuổi. Tôi đã đọc kịch bản của anh. Xin chúc mừng”.
Khi thám tử Rooney được giới thiệu, mặt Rumson tái đi. Ông ta hơi lắp bắp khi nói chuyện với Brian: “Tôi rất tiếc làm mất thì giờ của anh. Tôi xin nói ngắn gọn thôi. Kịch bản của anh rất hay. Tôi muốn mua nó. Anh có thể cho người của anh đến văn phòng của tôi ngay ngày mai”.
Victoria đứng ở chỗ cửa ra sân thượng. Bà ta nói với bà Alvirah: “Bà thật khôn nên đã không cho đặt thứ gì che mất tầm nhìn này. Người trang trí chỗ chúng tôi thì lại lắp một tấm sáo, làm tôi cứ tưởng mình đang đứng trước một ngõ hẻm”.
Bà Alvirah nghĩ là sáng nay Victoria vừa uống được mấy viên thuốc làm cho dễ thương hơn.
“Tôi thấy mọi người nên ngồi xuống đi chứ”. Thám tử Rooney bảo vậy và tiếp:
“Ông Rumson, ông có biết cô Winters chứ?”.
Alvirah thấy mình đã nghĩ sai về thám tử Rooney. Hơi chồm người lên phía trước, giọng nghe có vẻ cởi mở. Ông Rumson trả lời lúc Victoria ngồi với ông ta trên trường kỷ:
“Cô Winters có đóng nhiều phim của tôi trong vài năm qua”.
Alvirah thấy ông ta bối rối liếc nhìn Victoria.
“Mấy năm qua thì tôi không biết. Nhưng hôm qua thì tôi biết. Ông đã gặp cô ấy chứ?”.
“Tôi không gặp”. Alvirah lại thấy ông thật căng thẳng và phòng bị.
“Cô ta đã gọi ông từ căn hộ này mà”. Alvirah cắt ngang.
“Bà Meehan, nếu bà không phản đối, xin bà để tôi đặt câu hỏi” – Thám tử Rooney nói.
“Xin ông lịch sự một chút khi nói chuyện với vợ tôi” – Ông Willy cũng cự lại.
“Điều tôi muốn nói là cô ta đã gọi điện từ đây cho ông, và đã được thu băng, thế nên tôi không chịu được sự nói dối trơ trẽn đó của ông Rumson”. Alvirah tiếp.
Victoria bấu cánh tay ông ta:
“Anh, em nghĩ rằng anh không muốn nói ra để em yên lòng. Nếu con đàn bà Winters đó đã muốn quấy rầy anh lần nữa, anh sợ gì mà không nói ra hết là cô ta đã muốn gì”.
Rumson như có vẻ già đi trong mắt mọi người. Giọng ông ta đầy mệt mỏi. “Đúng như tôi nói với ông, cô ta đóng nhiều phim của tôi, cô ta…”
“Cô ta còn có quan hệ riêng tư với ông” – Alvirah lại chen vào – “Ông thường đưa cô ta tới Suối nước nóng Cypress Point”.
“Tôi không còn quan hệ gì với cô Fiona Winters từ nhiều năm nay”. Rumson nói: “Đúng, cô ta có điện thoại cho tôi vào buổi trưa hôm qua. Cô ta nói cô ta có một kịch bản và muốn tôi đọc thử. Cô ta quả quyết rằng nó có khả năng gây được tiếng vang và cô ta muốn đóng vai chính. Trong lúc đó tôi còn đang chờ nghe điện thoại từ châu Âu, nên tôi hứa tôi sẽ xuống gặp cô ta chừng một giờ sau”.
“Vậy là cô ta gọi ông lúc Brian đã đi rồi”. – Alvirah nói trong sự chiến thắng – “Đó là lý do để có hai cái cốc và chai Champagne được đem ra. Cho ông và cô ta”.
“Ông đã tới căn hộ này phải không, ông Rumson?”.
Một lần nữa, Rumson lại lưỡng lự.
“Anh, đúng vậy mà” – Victoria Rumson nói nhỏ.
“Emmy đã thấy ông trong hành lang lúc một giờ mấy phút”. Alvirah tuyên bố mà không dám nhìn thám tử Rooney.
Rumson đứng bật dậy. “Bà Meehan, tôi không tha thứ cho bất cứ một sự ám chỉ nào đâu! Tôi đã sợ Fiona cứ tìm cách liên lạc với tôi nếu tôi không gặp cô ta trực tiếp. Tôi xuống đây và rung chuông, nhưng không ai trả lời. Cửa thì chỉ khép hờ, vì vậy tôi đẩy ra rồi gọi cô ta. Tôi làm thế để mong mau chóng chấm dứt sớm câu chuyện giữa tôi và cô ta”.
“Ông có đi vào bên trong căn hộ này không?”. Rooney hỏi.
“Có. Tôi đi qua phòng này, thò đầu nhìn vào gian bếp rồi phòng ngủ. Không thấy cô ta đâu cả. Tôi hy vọng cô ta đã thay đổi ý định và không muốn gặp tôi nữa, và tôi có thể thề với ông rằng khi nghĩ vậy thì tôi thấy nhẹ cả người. Nhưng qua bản tin sáng nay, tôi đã nghĩ rằng lúc tôi đang ở đây thì xác cô ta đã nằm trong tủ áo kia rồi. Còn tôi vô tình lại bị dính vô vụ này”. Ông ta quay lại bà vợ: “Anh nghĩ anh vẫn còn bị nghi ngờ, nhưng anh thề đó là sự thực”.
Victoria vỗ nhẹ tay tay ông ta: “Không có cách gì mà họ lôi anh vào việc này được. Thật là trơ trẽn khi người đàn bà này đã nghĩ là mình sẽ đóng vai chính trong ‘Những đêm ở Nebraska’.” Rồi bà ta quay về phía Emmy: “Phải là người cỡ tuổi cô mới đóng được vai Diane”.
“Đúng thế. Emmy có thể vào vai đó” – Brian nhận xét – “Nhưng tôi chưa nói cho Emmy biết”.
Rooney gấp sổ tay lại. “Ông Rumson, tôi cần ông theo tôi về trụ sở. Cô Laker, tôi muốn cô có một lời khai đầy đủ hơn. Còn anh Brian Mc Cormack, chúng tôi muốn nói chuyện với anh lần nữa, và rất mong anh có một luật sư”.
“Chờ tôi một phút” – Alvirah giận dữ nói: “Tôi có thể thấy rằng ông tin ông Rumson hơn Brian”. Dù đang có một quyết định số phận kịch bản, nhưng việc này quan trọng hơn việc kịch bản, bà nghĩ – “Có lẽ ông cho rằng Brian đã bỏ đi rồi quay lại để tống khứ Fiona bằng cách giết chết cô ta sao? Tôi sẽ nói với ông tôi đã phán đoán sự việc xảy ra như thế nào. Ông Rumson đã xuống đây rồi đôi co với Fiona. Ông ta đã bóp cổ cô ta để chiếm gọn tập bản thảo mà cô ấy đã chỉ cho ông ta”.
“Điều đó không đúng”. Rumson kêu lên.
“Tôi không muốn mọi người tranh cãi ở đây” – Rooney ra lệnh: “Cô Laker, ông Rumson và Mc Cormack, xe tôi đã chờ ở dưới đó”.
Sau khi đóng cửa lại, Willy ôm bà Alvirah trong tay: “Mình ơi, tôi phải đi tới chỗ ông Pete. Tôi không muốn bỏ mình ở nhà một mình đâu. Tôi thấy mình không được khỏe”.
Alvirah vuốt lưng ông: “Không sao đâu. Tôi đã thu băng mọi chuyện. Tôi muốn nghe lại, một mình. Mình cứ đi đến đó vui vẻ”.
“Tôi biết chừng nào tôi hát bài hát ‘Danny Boy’ hơn hai lần, thì tôi sẽ ngủ lại căn hộ cũ của mình”.
Căn hộ vắng vẻ lạ thường sau khi ông Willy đi rồi. Bà quyết định ngâm mình trong bồn tắm Jacuzzi một lúc mong làm cơ thể bớt đi sự tê dại và đầu óc tỉnh táo hơn.
Sau đó, bà mặc chiếc áo ngủ mà bà rất thích, khoác thêm cái áo choàng bằng vải sợi bông của ông Willy. Bà đặt cái máy thu băng khá đắt tiền của ông chủ bút tờ New York Globe mua cho bà lên bàn ăn, rồi lấy cuộn băng phía sau món trang sức hình mặt trời mọc ra, bỏ vào máy, ấn nút quay trả lại. Bà đặt một cuộn băng mới vào lưng cái món trang sức và gắn nó lên ve áo choàng, rồi ngồi nghe lại cuộc đối thoại giữa bà và Brian, với thám tử Rooney, rồi với Emmy và vợ chồng Rumson.
Cái gì là điều Rumson làm bà lo ngại hơn cả? Bà nhớ lại một cách có hệ thống, từ cuộc gặp vợ chồng Rumson lần đầu tiên. “Đêm đó, ông ta trông lịch sự, dễ nhìn, nhưng từ sáng hôm sau, khi mình va chạm tới ông ta, tất nhiên là thái độ ông ta phải đổi màu, kể cả lúc ông ta bảo mình là ông ta muốn đọc kịch bản ngay”. Bà nhớ lại Brian có nói là khó có ai đến được với ông ta.
“Vậy đó”. – Bà nghĩ – “Ông ta đã biết kịch bản này hay. Ông ta không thể miễn cưỡng nói rằng ông ta đã đọc nó. Hãy đợi tới khi mình thuyết phục được ông thám tử về việc này”.
Điện thoại reo. Alvirah giật mình, bà vội tới nhấc máy. Tiếng Emmy: “Bà Meehan”. Cô nói khẽ: “Họ đang thẩm vấn Brian và Rumson, nhưng cháu nghĩ rằng họ chỉ quy tội cho Brian”.
“Tôi mới hình dung ra một việc” – Bà nói vẻ vui mừng. “Lúc cháu thấy Carleton Rumson trong hành lang, trông ông ta có khỏe không?”.
“Khá khỏe”.
“Và cháu cũng thấy ông ấy lúc đến đây nói chuyện bản thảo, phải thế không? Ý tôi muốn nói, nếu tin là ông ta nói thật, thì ông ta chỉ xuống đây để cho Fiona yên lòng, chứ không hề cầm lấy bản thảo đi. Còn nếu họ chỉ nói về bản thảo thì ông ta phải có đọc qua một phần nào đó, trước khi giết cô ta, chỉ có thế thôi. Emmy, tôi tin rằng tôi đã thấy được chìa khóa của vấn đề này rồi”.
Tiếng Emmy thật rõ ràng: “Bà Meehan, cháu không thấy ông ta cầm theo thứ gì, lúc cháu thấy ông ta. Nếu thám tử Rooney hỏi cháu việc đó thì sao? Chắc cháu sẽ làm người ta hiểu lầm và có hại cho Brian khi cháu nói ra sự thực đó”.
“Cháu cứ nói sự thực”. Alvirah bảo cô – “Đừng sợ gì. Tôi sẽ suy nghĩ thêm chút nữa”.
Gác điện thoại, bà mở máy thu băng nghe lại lần nữa rồi thay cuộn băng khác. Đó là cuộc nói chuyện với Brian. Có vài sự việc mà anh nói với bà, bà vẫn còn nhớ.
Cuối cùng bà đứng lên, nghĩ mình nên ra ngoài thở một ít không khí trong lành – nhưng không khí ở New York thì không trong lành lắm. Nghĩ vậy nhưng bà vẫn mở cửa và bước ra sân thượng. Bà đi về bên phải tấm sàn, vịn mấy ngón tay lên lan can. Nếu có ông Willy ở đây, ông sẽ hồi hộp, bà nghĩ vậy, “Nhưng mà ta đâu có dựa vào lan can làm gì”.
Bà tìm thấy được sự tĩnh lặng khi nhìn lên công viên. Bà nhớ lại một kỷ niệm ngày mẹ bà còn sống, lúc bà mười sáu tuổi. Bà hay kể lại chuyện này. Chuyện do cô Beth, bạn của bà, cứ đòi trượt tuyết trong ngày sinh nhật của cô ta.
“Beth!”
“Beth?”.
Bà nghĩ, tên nào cũng là Beth. Lần nữa bà lại như nghe Brian nói: “Fiona Winters muốn đóng vai Diana”. Rồi Brian chữa lại và nói: “Cháu đã đổi tên là Beth”. Ông Willy hỏi là ai thì Brian trả lời đó là tên nhân vật chính trong vở kịch mới, mà anh đã đổi tên khi viết tới phần cuối tập bản thảo.
Bà mở máy ghi âm và chuẩn bị giọng nói của mình. Còn mọi việc kia cứ xếp lại đó đã. Nó sẽ giúp bà có cảm giác bất ngờ khi viết lại câu chuyện cho tờ Globe. Bà nói một mình: “Không phải Rumson là kẻ giết Fiona Winters mà là Vicky-coi-vậy-mà-khá”. Bà ta theo sát Rumson khi đọc kịch bản. Bà ta là người nói Emmy mới đóng được vai Diane. Bà ta không biết là Brian đã đổi tên nhân vật. Chắc chắn bà ta đã biết việc Fiona gọi điện cho Rumson. Bà ta đi xuống đó trong lúc ông ta còn chờ điện thoại từ châu Âu. Bà ta không muốn Fiona dính dáng đến Rumson một lần nữa, nên bà ta giết chết Fiona, rồi lấy kịch bản đi. Bà ta chỉ đọc bản phác thảo, không phải bản thảo cuối cùng.
“Sao bà thông minh thế, bà Meehan?”.
Tiếng nói đến từ phía sau. Bà cảm thấy có bàn tay bóp mạnh chỗ eo lưng bà. Bà cố xoay người lại mà nghe thân mình đè nặng lên lan can và tấm sàn. Làm thế nào Victoria vào đây được vậy, bà tự hỏi mà nhớ ra ngay là do chiếc chìa khóa của Brian đã bỏ quên trên bàn nước. Bằng tất cả sức lực, bà cố vùng ra và lao vào kẻ tấn công mình, nhưng một cú đánh lên cổ làm bà quay tròn và gục xuống lan can khi còn chút nhận thức mơ hồ nghe tiếng kêu như khóc của Willy điên cuồng gọi bà.
Willy không ở lại để hát cái điệp khúc “Danny Boy”. Sau bữa ăn tối, uống một ít bia, lựa dịp chúc mừng Pete, rồi như có gì bứt rứt, ông từ giã và ra về. Ông lạnh cả người khi vào căn hộ vì nghe thấy dấu hiệu có ai đang đánh nhau bên lan can sân thượng. Ông gọi tên Alvirah liên tục khi chạy qua phòng khách.
“Quay lại đi mình” – Ông gọi – “Lùi lại ngay”.
Ông nhận thức được việc người đàn bà kia đang làm. Ông bước ra sân thượng, thấy một phần tấm sàn nứt ra và gục xuống, lộ ra một khoảng trống tối đen trước Alvirah. Ông bước tiếp bước thứ hai về phía bà và ngất đi.
“Beth! Diane!”. Trên đường từ trụ sở cảnh sát về phía Nam Công viên Trung tâm, Emmy cứ thầm gọi mãi hai tên đó lúc ngồi sát một bên cửa xe tắc xi. Cô đã ngồi trong khu vực hạn chế của cảnh sát, chờ họ lấy lời khai và đánh máy, não lòng vì lo lắng cho Brian. Cô nhớ ánh mắt anh nhìn cô khi anh nói với Victoria Rumson rằng cô sẽ đóng vai chính trong vở kịch mới của anh. “Mình đâu có sợ gì khi đóng vai Diane hơn là lo cho Brian được vô sự. Nhưng không phải là vai Diane. Brian đã đổi tên Diane thành Beth rồi”. Trong đầu cô văng vẳng lới Victoria nói: “Cô sẽ đóng vai Diane!”. Đó là tên nhân vật khi mới có phần đầu. Victoria nổi tiếng ghen chồng. Bà ta đã mất ông ta về tay Fiona hai năm trong thời gian trước đây.
Sự nghĩ ngợi làm Emmy chợt nhận ra ở đó có một điều bất thường. Cô đứng bật dậy, chạy ra khỏi trụ sở cảnh sát. Cô phải nói chuyện với bà Alvirah, trước khi trình bày với cảnh sát. Cô nghe họ gọi cô lại, nhưng cô không trả lời, cô chận một chiếc tắc xi.
Tới chung cư, cô như chạy đua vào thang máy. Khi cô bước ra hành lang cô nghe tiếng kêu la của ông Willy. Cửa căn hộ đang mở. Cô thấy ông Willy đi ra sân thượng và ngã xuống. Có bóng hai người đàn bà và cô nhận biết được ngay việc gì đang xảy ra.
Như một tia chóp, cô phóng ra sân thượng. Bà Alvirah trước mắt cô, đu đưa bên trên khoảng trống. Bàn tay phải của bà nắm chặt phần lan can còn lại. Victoria thì liên tục đấm mạnh lên bàn tay đó.
Emmy giữ và quặt hai tay của Victoria ra sau lưng. Tiếng thét hung tợn và đau đớn của Victoria vang lên, dội vào bức tường chỗ sân thượng, xuống tận đường phố bên dưới. Emmy đẩy bà ta qua một bên, cô nắm lấy dây lưng áo của bà Alvirah để kéo bà lên.
Bà Alvirah lắc lư. Đôi dép rộng để mang trong phòng ngủ văng trên sàn. Thân hình bà đu đưa như định bay lượn từ trên cao mấy mươi tầng xuống vỉa hè bên dưới. Bằng một gắng sức bộc phát, Emmy kéo bà lên được rồi đẩy về phía trước, cảm thấy cả hai đang ngã sấp trên thân hình bất động của ông Willy.
Bà Alvirah và ông Willy ngủ cho đến trưa. Khi cả hai đều thức dậy, ông bảo bà cứ nằm lại đó. Ông đi vào bếp và mười lăm phút sau ông trở lại với một bình nước cam, một ấm chè và mấy lát bánh mì nướng. Uống hết chén chè thứ hai, Alvirah tìm lại được sự lạc quan thường ngày. “Ông-bạn-đời ơi, cũng may mà thám tử Rooney kịp tới đây sau Emmy để bắt giữ Victoria Rumson, khi bà ta định tẩu thoát. Và, mình biết tôi nghĩ gì không?”.
“Tôi đâu làm sao biết được mình đang nghĩ cái gì” – Willy thở ra rất nhẹ.
“Một trong những lý do mà Carleton Rumson không xin ly dị với Victoria là vì ông ta không muốn tài sản của mình bị chia làm hai. Giờ thì Vicky-Coi-Vậy-Mà-Khá đã vào tù, ông ta không còn lo gì điều đó nữa. Và tôi cam đoan rằng ông ta phải xúc tiến một bộ phim lấy từ kịch bản của thằng Brian”.
“Và mình này” – Alvirah tiếp luôn. “Tôi muốn mình nói chuyện với Brian và bảo nó cưới Emmy đi, đừng để người khác cuỗm mất cô bé”. Bà cười thật tươi “Tôi đã có món quà cưới tuyệt vời cho chúng nó rồi. Đó là những thứ đồ đạc trang hoàng trong nhà toàn màu trắng”.
Chuông cửa rung lên. Ông Willy sửa lại áo khoác và chạy ra. Cửa mở Brian và Emmy bước vào. Ông Willy nhìn hai khuôn mặt rạng rỡ của họ, vặn vặn hai bàn tay của mình, ông nói:
“Cậu hy vọng màu yêu thích nhất của hai cháu là màu trắng”.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.