David Copperfield

Chương 10: Agnès



Bà cô tôi và tôi nói chuyện mãi tới khuya.

Bà kể với tôi rằng những người di cư không có bức thư nào gửi về Anh quốc mà không nói lên niềm hy vọng và sự thỏa mãn. Ông Micawber đã nhiều lần gửi các món tiền nhỏ để trả nợ đúng kỳ hạn.

– Và bây giờ, – bà cô tôi hỏi, – lúc nào cháu đi Canterbury ?

– Sáng mai cháu sẽ kiếm con ngựa và đi sớm.

Bà đặt bàn tay lên tay tôi trong lúc tôi mơ màng nhìn ngọn lửa.

Phải, trong lúc tôi mơ màng ! Vì lúc ấy một ý nghĩ lâu nay vẫn ám ảnh tôi trở về với tôi, mạnh mẽ sống động một cách xót xạ Qua nhiều dấu hiệu, cứ suy nghĩ thật kỹ về chúng, tôi biết rằng nếu như Agnès bao giờ cũng yêu tôi như một người em gái thì việc coi nàng khác hơn một người em gái chỉ tùy thuộc ở tôi mà thôi. Chỉ có điều là nhiệt tình nông nổi của tuổi trẻ đã thúc đẩy tôi lựa chọn khác đị.Chúng tôi lặng im vài phút. Khi ngẩng nhìn lên tôi thấy bà cô tôi đang chăm chú quan sát tôi.

Có lẽ bà bắt được dòng suy tưởng của tôi.

– Cháu sẽ thấy ông Wickfield tóc đã bạc trắng, nhưng phong độ hơn trước nhiều về mọi mặt. Còn Agnès, cháu sẽ thấy nó vẫn cũng xinh đẹp, tốt bụng, vô tư như ngày xưa.

Vừa nói điều đó cô tôi vừa giàn giụa nước mắt.

– Agnès có gặp một…

Tôi suy nghĩ bằng lời hơn là nói thành lời.

– Một… ai kia ? Một… cái gì? – Lập tức bà cô tôi hỏi.

– Một người định lấy nàng không ?

– Đến cả tá người! – Bà cô tôi reo lên kiểu tự hào đượm bất bình… – Từ khi cháu đi dễ chừng nó có thể kết hôn đến hai chục lần, cậu cả ạ.

Rồi, chầm chậm nhìn lên, cô tôi nói :

– Bà nghĩ là nó gắn bó với một người nào đó.

– Và nàng được đáp ứng lại ?

– Trot, – bà cô tôi nghiêm giọng nói tiếp, – bà không thể nói gì với cháu. Thậm chí bà cũng không có quyền khẳng định những gì cháu vừa nghe xong.

Nó chưa bao giờ tâm sự chuyện ấy với bà, bà chỉ nghĩ bụng thôi.

– Nếu đúng vậy, Agnès sẽ có ngày nói chuyện ấy với cháu. Một người em gái mà cháu đã đặt biết bao niềm tin, bà ạ, sẽ không giấu cháu điều gì.

Bà cô tôi nhìn đi chỗ khác cũng chậm rãi như lúc bà ngước nhìn tôi, hai tay ôm lấy mặt vẻ tư lự.

Bà đặt một bàn tay lên vai tôi, và chúng tôi cứ ngồi im lặng kề bên nhau như thế, nghĩ về quá khứ, cho đến khi mỗi người trở về phòng riêng.

Sáng sớm hôm sau tôi lên đường. Khi đi qua căn nhà cũ, tôi nhìn thấy khuôn cửa sổ thấp của chiếc tháp nhỏ, chỗ trước đây Uriah Heep rồi ông Micawber ngồi làm việc. Tôi nhờ người đầy tớ gái nhỏ ra mở cửa cho tôi thưa với cô Wickfield rằng có một ông thay mặt người bạn đang đi du lịch ở lục địa xin gặp.

Tôi đứng ở cửa sổ và ngắm nhìn những ngôi nhà trước mặt. Tiếng cửa mở ở phía vách gỗ làm tôi giật mình quay lại. ánh mắt đẹp và bình thản của nàng bắt gặp cái nhìn của tôi. Nàng rất xúc động dừng bước.

– Agnès, bạn thân yêu của anh, anh có lỗi là đến bất ngờ.

– Không, không, em thật sung sướng được gặp anh, anh Trotwood.

Trong một lát chúng tôi cùng lặng đi. Rồi chúng tôi ngồi bên nhau và tôi lại được thấy gương mặt thiên thần ấy, biểu hiện của niềm vui và lòng trìu mến, đã nhiều năm, ngày đêm tôi mơ ước.

Nàng dẫn tôi về kỷ niệm từ thời gian chúng tôi xa nhau, nàng xúc động nói với tôi về ngôi mộ.của Dorạ Nàng cham thật dịu dàng và tế nhị vào những sợi dây đau đớn của ký ức tôi thành thử không có sợi nào là không đáp ứng tiếng gọi của nàng.

– Còn em, Agnès? – Cuối cùng tôi bảo nàng, -Em hãy nói với anh về em đi. Hầu như em chưa nói với anh về những gì em làm.

– Còn có gì mà nói với anh? – Nàng nói tiếp với nụ cười rạng rỡ. – Cha em khỏe mạnh. Anh gặp lại cha con em sống thanh thản tại đây trong ngôi nhà cũ được trả lại. Tất cả anh đều biết.

– Tất cả ư, Agnès ?

Nàng nhìn tôi vẻ ngạc nhiên và xúc động.

– Không còn gì nữa ư em gái của anh? – Tôi hỏi nàng.

Nàng tái mặt rồi bừng đỏ lên và lại tái đi. Tôi tìm cách đưa nàng về chủ đề mà cô tôi đã nói.

Nhưng thấy nàng bối rối tôi không gặng thêm.

Agnès phải đi lo cho học trò của nàng và tôi đi dạo phố. Buổi tối ông Wickfield trở về từ mảnh vườn nhỏ ông thuê cách Canterbury hai dặm, hàng ngày ông đến làm vườn ở đấy.

Ba người chúng tôi ăn tối. Ông Wickfield kể với tôi về bà mẹ Agnès sinh con gái được mười lăm ngày thì mất.

Sau bữa ăn, Agnès dứng dậy và nhẹ nhàng lại gần chiếc dương cầm của nàng, chơi vài điệu nhạc quen thuộc mà trước kia chúng tôi vẫn thường nghe cũng tại nơi đây.

– Anh có dự định đi du lịch nữa không ? -Nà ng hỏi khi tôi đứng bên nàng.

– Em nghĩ sao, em gái ?

– Em hy vọng là không.

– Vậy thì anh không đi nữa Agnès ạ.

– Bởi vì nếu anh hỏi ý kiến em, anh Trotwood, em sẽ nói với anh rằng, theo em, anh nên dành thời tian cho các tác phẩm của anh. Ngay cả em có thể sống thiếu người anh của em, nhưng anh phải hết lòng vì độc giả.

– Tác phẩm của anh cũng là tác phẩm của em, Agnès ạ, chính em là người quyết định.

– Tác phẩm của em ư, anh Trotwood ?

– Đúng vậy, em gái của anh. Anh muốn nói với em, ngày hôm nay gặp lại em, một điều gì cứ luôn canh cánh trong lòng anh kể từ ngày Dora mất.

– Ồ, anh Trotwood! – Nàng nói tiếp mắt rưng rưng lệ.

Nàng thật dễ thương, ngây thơ và trẻ trung đến thế !

Tôi không có dịp nói nhiều hơn và giãi bày tâm sự.

Buổi tối, trong lúc tôi quay về Douvres, làn gió đuổi theo giống như một ký ức bám riết, tôi nghĩ.đến Agnès và tôi sợ rằng nàng không hạnh phúc.

Tôi thì tôi đã không được hạnh phúc.

Cho đến khi hoàn thành cuốn sách, tôi ở hẳn Douvres, nhà bà cô tôi.

Đôi khi tôi đi Luân Đôn để được nhấn chìm trong cơn lốc sống động của cuộc đời, hoặc hỏi ý kiến Trađles về công việc. Trong khi tôi đi vắng, Trađles đã quản lý cơ nghiệp của tôi bằng những xét đoán vững vàng nhất, và nhờ có anh, cơ nghiệp ấy đang trong tình trạng phát đạt nhất. Bản thân anh hoàn toàn hạnh phúc với Sophie và cảnh sống hạnh phúc của anh làm mềm lòng mọi người.

Sắp sửa đến Noel. Tôi đã về gần được hai tháng. Tôi năng đến thăm Agnès và chỉ cần một lời của nàng cũng có giá trị hơn nghìn lời khen của thiên hạ.

Vào một ngày mùa đông rét mướt, trời u ám.

Mấy giờ trước đấy, tuyết rơi không dày lắm nhưng đóng băng phủ kín mặt đất. Gió bấc thổi mạnh.

– Hôm nay cháu đi ngựa à, Trot? – Bà cô tôi vừa nói vừa hé mở cửa văn phòng tôi.

– Vâng ạ, cháu đi Canterburỵ Trời đẹp đi ngựa thật hợp.

– Bà chúc cho ngựa của cháu cũng có ý ấy, -bà cô tôi nói. – Nhưng lúc này nó đứng ngay trước cửa kia kìa, tai cụp, đầu cúi như muốn ở lại chuồng.

– Nó sắp tươi tỉnh lại, bà đừng lo.

– Đằng nào thì cuộc đi chơi cũng sẽ làm cho chủ nó phấn khởi, – bà cô tôi nói trong khi mắt nhìn đống giấy chất chồng trên bàn làm việc của tôi. – Ngày xưa khi đọc một cuốn sách, không bao giờ bà nghĩ rằng công sức của tác giả lại lớn đến thế.

Tôi dẫn bà cô tôi đến đề tài duy nhất thực sự ám ảnh tôi.

– Bà ơi, bà có biết gì thêm về sự gắn bó ấy của Agnès, như bà đã nói với cháu không ?

– Bà nghĩ là có. Trot ạ.

– Và cảm tưởng đầu tiên của bà có tin được không?

– Bà nghĩ là tin được, Trot ạ.

Bà nhìn thẳng vào tôi có phần ngờ vực, thông cảm và thiếu tự tin, khi thấy tôi phải gắng sức làm ra bộ mặt hoàn toàn vui vẻ với bà.

– Và cái đáng tin hơn cả, Trot a… – Bà cô tôi nói.

– Cái gì ạ ?

– Đó là bà tin Agnès sắp lấy chồng.

– Cầu chúa ban phúc cho cô ấy! – Tôi vui vẻ nói với bà.

– Phải, – bà cô tôi nói, – cầu chúa ban phúc cho nó và cho chồng nó nữa.

Tôi bước nhanh xuống cầu thang, lên yên ngựa và xuất phát. Tôi cần phân trần rõ ngọn ngành ngaỵ.Tôi nhớ mãi cuộc hành trình buồn bã và rét mướt ấy ! Những mảnh băng bị gió thổi trên cánh đồng tạt vào mặt tôi, vó ngựa gõ nhịp trên đất cứng, tuyết bị gió bấc mang đi, xoáy tròn trên những con đường trắng mờ, những con ngựa với những xe đầy cỏ khô, mình bốc hơi nước dừng trên dốc cao để thở, lúc lắc nhạc đeo cổ. Từ trên núi nhìn thấy những sườn đồi và cánh đồng, vẽ lên chân trời đen nhờ nhờ như những đường nét bất tận vạch bằng phấn trên tấm bảng đá đen hùng vĩ.

Tôi thấy Agnès ngồi một mình. Các trò nhỏ đã về nhà. Đầu óc chất đầy những lời nói của cô tôi, tôi thẳng thắn kể lại với Agnès.

Sau cuộc phân trần ấy, kết quả là bà cô tôi đã nói đúng, và Agnès sắp lấy chồng. Ngay ngày hôm đó. Agnès đã trở thành vợ chưa cưới của tôi. Chúng tôi thỏa thuận, rằng tôi sẽ ở lại Canterbury đến hôm sau, và tôi sẽ giới thiệu nàng với bà cô tôi.

Sắp đến giờ ăn tối thì chúng tôi có mặt ở nhà bà cô tôi. Chị Peggotty nói bà đang ở trong văn phòng tôi. Bà tự hào sắp xếp nó gọn gàng để đón tôi về.

– Trời ơi, – bà cô tôi kêu lên khi thấy chúng tôi bước vào, – cháu dẫn ai về nhà đấy?

– Agnès đấy bà ạ. – Tôi nói.

Hai đứa chúng tôi thỏa thuận là thoạt tiên chưa nói ngaỵ Bà cô tôi nhìn tôi ánh mắt tràn đầy hy vọng, nhưng thấy tôi vẫn bình thản như mọi khi, bà thất vọng bỏ kính ra và day đầu mũi thật mạnh.

Tuy nhiên bà tiếp Agnès thân tình và lát sau chúng tôi cùng xuống nhà ăn tối. Hai ba lần bà cô tôi đeo kính lên để nhìn tôi, song lại bỏ xuống ngay ra vẻ thất vọng và lại day mũi. Điều ấy làm cho ông Dick lấy làm thất vọng vì biết đó là dấu hiệu hỏng việc.

Sau bữa tối tôi nói với bà cô tôi :

– à này thưa bà, cháu đã nói với Agnès những gì bà bảo cháu.

– Làm sao, Trot, – bà cô tôi kêu lên mặt đỏ bừng, – cháu phạm sai lầm lớn rồi.

– Bà ơi, hy vọng là bà không giận cháu khi bà biết Agnès không có sự gắn bó nào làm cho cô ấy bất hạnh.

– Vô lý thật! – Bà cô tôi nói.

Thấy bà hoàn toàn phật ý, tôi thấy tốt hơn hết là chấm dứt tình trạng này. Tôi nắm tay Agnès và tiến về phía chiếc ghế bà cô tôi đang ngồi, cả hai chúng tôi quỳ xuống. Bà nhìn chúng tôi, chắp hai bàn tay lại và lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng trong đời, bà ngất xỉu. Chị Peggotty chạy tới. Lúc bà cô tôi hồi tỉnh lại, bà nhảy lên ôm cổ chị Peg-gotty, gọi chị là bà điên già và dang cả hai tay ôm hôn chị. Sau đó bà ôm hôn ông Dick, ông ta rất lấy làm vinh hạnh nhưng còn lấy làm ngạc nhiên.hơn, rồi bà giải thích tất cả với mọi người, và chúng tôi thỏa sức vui mừng.

Mười lăm ngày sau đó chúng tôi làm lễ cưới.

Trađles và Sophie, ông tiến sĩ và bà Strong là những khách mời duy nhất dự cuộc hôn lễ êm đềm của chúng tôi. Chúng tôi chia tay họ trong lòng đầy vui sướng. Lúc còn hai vợ chồng, Agnès nói với tôi :

– Giờ đây anh đã là chồng em rồi, em có chuyện tiết lộ với anh.

– Nói đi, em yêu của anh.

– Đó là hồi ức về cái đêm Dora mất. Anh có nhớ rằng nàng đã yêu cầu anh tìm em đến không ?

– Có.

– Nàng nói với em là nàng có cái để lại cho em. Anh có biết đó là cái gì không ?

Tôi cho rằng mình đoán ra được, nhưng tôi không nói.

– Nàng dành cho em lời cầu xin cuối cùng và nàng để lại một nhiệm vụ cuối cùng cho em.

– Là cái gì ?

– Nàng xin em một ngày nào đó đến ở thay vào chỗ trống nàng bỏ lại.

Thế rồi Agnès khóc và tôi khóc theo, tuy thế chúng tôi rất hạnh phúc.

Thời gian trôi đi, danh tiếng và gia sản của tôi tăng lên, hạnh phúc gia đình của chúng tôi mỹ mãn.

Chúng tôi lấy nhau đã được mười năm. Một buổi tối mùa xuân, Agnès và tôi, đang ngồi bên lò sưởi ở nhà tại Luân Đôn. Ba đứa con chúng tôi đang chơi trong phòng, thì thấy báo có khách lạ muốn gặp và nói chuyện với tôi.

– Mời ông ta vào. – Tôi nói.

Lát sau một ông già tráng kiện, vạm vỡ với mái tóc hoa râm xuất hiện và dừng trong bóng tối trên ngưỡng cửa. Con bé con Agnès bị dáng điệu tươi cười của ông thu hút đã chạy ra mời ông vào. Tôi còn chưa nhận ra ông thì vợ tôi bỗng đứng dậy, kêu lên giọng xúc động rằng đó là ông Peggotty.

Đúng là ông Peggottỵ Giờ đây ông đã già nhưng vẫn hồng hào, nhanh nhẹn và tráng kiện.

– Cậu David, thật là một ngày tươi đẹp tôi được gặp lại cậu cùng người vợ tuyệt vời của cậu.

– Vâng, ông bạn già, – tôi kêu lên, – đúng là một ngày tươi đẹp.

– Và cả những cháu bé xinh xắn này nữa! – Ông Peggotty nói tiếp. – Những bông hoa này thật đẹp.

Cậu David, khi tôi gặp cậu lần đầu cậu không lớn hơn cháu bé nhất trong ba cháu này đâu.

– Tôi thay đổi nhiều hơn bác kể từ ngày ấy, -tôi nói với ông. – Ta hãy kể cho nhau nghe những gì đã xảy ra từ mười năm qua.

– Bác đến có một mình thôi ư ? – Agnès hỏi..- Vâng thưa bà, – Ông hôn tay nàng và nói, -tôi chỉ có một mình.

Ông ngồi giữa hai vợ chồng tôi.

– Ở Luân Đôn có một công viên nổi tiếng mà những ai chỉ ở lại đây được vài tuần đều nên đi thăm. Nếu chuyến này mà tôi không đến thì có lẽ chẳng bao giờ tôi được nhìn thấy nữa.

Nhưng tôi lại tha thiết muốn thăm cặp vợ chồng hạnh phúc của cậu.

– Và bây giờ, – tôi nói với ông,- Ông kể mọi chuyện đã qua cho chúng tôi nghe đi.

Ông kể rằng Emilie đã chịu nhiều đau buồn và thất vọng lớn trước khi rời Anh quốc, cô từ chối kết hôn. Ông Peggotty không được yên lòng hoàn toàn về sức khỏe của cô.

Cham bị chết đuối vì cố cứu một chiếc tàu lâm nạn.

– Còn bà Gummidge ? – Tôi hỏi.

Ông Peggotty cười phá lên :

– Cậu có tin tôi hay không thì tùy, nhưng cậu hãy hình dung là bà ấy cũng gặp được một

người cầu hôn. Nếu cái anh đầu bếp trên tàu, một di dân đã lập nghiệp ở đó, không xin cưới bà thì cứ treo cổ tôi lên cậu David ạ.

Chưa bao giờ tôi thấy Agnès cười sảng khoái đến thế. Sự hào hứng của ông Peggotty khiến nàng vui thích đến nỗi không kìm mình được.

– Và bà Gummidge trả lời sao? – Tôi hỏi.

– Thì đáng lẽ trả lời là chuyện ấy không còn hợp với tuổi tôi nữa, thì bà Gummidge đã cầm thùng nước đầy để cạnh bà dốc hết lên đầu anh ta.

Anh đầu bếp tội nghiệp bị ướt như chuột.

Nói xong, ông Peggotty cười ha hả, và chúng tôi cũng cười theo ông.

– Bây giờ, – tôi nói với bác, – kể cho chúng tôi về ông Micawber đi. Bác có biết ông ta đã trả hết nợ Ở đây rồi không. Điều đó chứng tỏ ông ấy thành công trong việc kinh doanh. Nhưng bác cho biết hiện giờ ông ta ra sao ?

– Bây giờ ông ta ở chỗ chúng tôi, tại Miđlebay.

Và ông ấy là quận trưởng.

– Quận trưởng ư ?

Ông Peggotty đưa cho chúng tôi xem một đoạn đăng trong tờ Thời báo Miđlebaỵ Người ta đưa tin về một bữa tiệc tối long trọng do ông Wilkins Micawber quận trưởng quận Miđlebay chiêu đãi.

Bài viết miêu tả ông như là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của thành phố.

Ông Peggotty giới thiệu một trang khác mà tôi phát hiện ra ông Micawber là một trong những cộng tác viên đắc lực nhất và nổi tiếng nhất của tờ báo.

Đặc biệt ông viết một bài khen ngợi tác giả nổi tiếng David Copperfield mà ông có vinh dự làm bạn và là người đồng sự hồi trẻ tuổi..a.ng Peggotty ở lại Luân Đôn một tháng. Em gái ông và bà cô tôi đến thăm ông. Agnès và tôi, ra tận bến tàu để chào từ biệt ông. Đó là lần chào từ biệt ông lần cuối cùng của chúng tôi trên mặt đất này.

Và bây giờ, câu chuyện của tôi đã kết thúc.

Lần cuối cùng, tôi ngoái nhìn lại phía sau trước khi chấm dứt những trang này. Tôi có Agnès ở bên, tiếp tục cuộc hành trình của chúng tôi trên đường đời. Tôi thấy các con chúng tôi, bạn bè chúng tôi quây quần quanh chúng tôi và đôi khi tôi nghe thấy, dọc đường đi, âm thanh của nhiều giọng nói thân yêu.

Trước hết đó là bà cô tôi với cặp kính số cao hơn. Bà thật tốt bụng, bà đã ngoại tám mươi, nhưng bà vẫn khỏe, và một hôm trời thật rét, bà còn đi bộ một lèo được hai dặm.

Gần bà, luôn ở bên bà, đó là chị Peggotty, bà già nuôi tôi: bà cũng mang kính. Buổi tối, bà ngồi sát ngọn đèn, kim chỉ trong tay, bà không bao giờ cầm đồ khâu mà không để sẵn một mẩu sáp nhỏ trên bàn, chiếc thước đo và hộp đồ khâu trên nắp hộp có trang trí hình nhà thờ Saint Paul. Cặp má và cánh tay chị Peggotty ngày xưa cứng rắn và đỏ đắn đến thế, nay đã nhăn nheo. Cặp mắt đen nay đã mờ nhưng còn lấp lánh. Nhưng ngón tay trỏ xù xì của chị mà ngày xưa tôi hình dung như cái nạo quả nhục đậu khấu thì nay vẫn thế.

Cho nên khi tôi thấy đứa con út của tôi bám lấy ngón tay ấy đi chập chững từ bà cô tôi đến tận chỗ chị ngồi, tôi hồi tưởng lại căn phòng khách nhỏ ở Blunderstone vào lúc tôi mới biết đi. Vậy là bà cô tôi không còn nỗi thất vọng xưa kia : bà là mẹ đỡ đầu cho con bé Betsy Trotwood bằng xương bằng thịt, và bé gái Dora đứa sinh sau nó, cho rằng bà cô cưng chiều chị nó hơn.

Trong túi Peggotty có cái gì phồng lên, có lẽ chỉ có cuốn sách về loài cá sấu. Nó đã tả tơi và nhiều tờ bị rách được ghim lại, nhưng chị Peggotty vẫn còn khoe với bọn trẻ như một báu vật thiêng liêng. Không có gì làm tôi vui cho bằng được thấy lại ở thế hệ sau, khuôn mặt trẻ thơ của tôi, ngước lên tôi ánh mắt thán phục câu chuyện về loài cá sấu.

Vào một ngày hè đẹp trời, tôi nhìn thấy một ông già đang thả diều và ông theo dõi những con diều trong không trung với vẻ tươi vui không sao tả nổi. Ông niềm nở đón tôi và nói với tôi vẻ đồng tình hiểu nhau :

– Trotwood, bà cô của cháu là một người đàn bà tuyệt nhất trần gian, cháu Ô!

Đó là ông tiến sĩ Strong tốt bụng, người bạn quý của chúng tôi. Ông vẫn làm cuốn tự điển và đã làm đến chữ cái D rồi. Ông thật hạnh phúc giữa bà vợ Ông và các cuốn sách của ông !.Đây cũng là một người khá bận rộn, ông ta làm việc ở Temple nơi ông đặt văn phòng. Tóc ông, ít ra là đám còn lại càng rối bời hơn bao giờ hết. Chỉ vì chúng thường xuyên bị chụp trong bộ tóc giả luật sư : người ấy là người bạn cũ tốt bụng Trađles của tôi.

Chúng tôi khoác tay nhau, đến dùng bữa tối thân mật tại nhà Trađles vào dịp sinh nhật Sophie.

Cả đoạn đường Trađles chỉ nói với tôi về hạnh phúc hiện tại và đã qua của anh.

– Tôi đạt được trọn vẹn những điều thân thiết nhất của lòng tôi, Copperfield thân mến ạ.

Trước hết mục sư Horace, ông nhạc tôi, hiện giờ giữ chức tại một xứ đạo thu nhập thường niên bốn trăm năm mươi bảng. Sau đó hai con trai tôi được hưởng giáo dục tuyệt đối và học giỏi. Và rồi chúng tôi đã gả chồng cho ba cô em của Sophie vào nơi khá giả, hãy còn ba cô nữa ở với bọn tôi. Lại còn ba cô khác coi việc nhà của mục sư Horace, từ khi bà Crewler mất, và tất cả đều sung sướng như các bà hoàng.

– Không kể… – Tôi nói.

– Không kể Người đẹp, cô ta lấy phải một tay không ra gì và hiện giờ góa bụa.

Ngôi nhà Trađles rộng rãi, tuy vậy Sophie và anh ở ngăn áp mái để nhường những căn phòng xinh xắn cho ba cô em.

Chúng ta không bước chân vào một căn phòng nào mà các cô lũ lượt kéo nhau ra cửa, ôm hôn Trađles đến mức làm anh nghẹt thở. Để mừng ngày sinh của Sophie, chúng tôi ăn bữa tối cùng vợ chồng ba cô em của Sophie, cộng thêm một người anh của một ông chồng, lại thêm người em họ của ông chồng khác, thêm cô em của ông chồng thứ ba, cô này sắp cưới người em họ vừa nói. Đầu bàn bên này Trađles ngồi ở vị trí gia trưởng, luôn luôn tốt bụng và giản dị. Ngồi đối diện với anh đầu bàn bên kia là Sophie lúc nào cũng rạng rỡ.

Và bây giờ, vào lúc kết thúc nhiệm vụ của tôi, tôi khó mà rời bỏ những hồi ức của mình, tất cả những gương mặt ấy mờ đi và biến mất. Vậy mà còn có một gương mặt, một gương mặt duy nhất lấp lánh phía trên đầu tôi như một tia sáng thiêng liêng, nó chiếu sáng mọi vật trước mắt tôi và chế ngự tất cả, đó là gương mặt Agnès, gương mặt đó cứ lưu lại trong tôi.

Tôi ngoảnh lại, và nhìn thấy gương mặt ấy bên cạnh tôi với vẻ đẹp thanh khiết. Ngọn đèn sắp tắt, đêm nay tôi đã làm việc quá khuya ! Nhưng cái hình ảnh thân yêu, không có nó tôi chẳng là gì cả, vẫn một lòng một dạ cùng tôi.

Hết


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.