Dạy Con Làm Giàu – Tập 9

CHƯƠNG 6



Bí mật đồng tiền của người cha giàu: Tất cả nằm ở Vòng quay tiền mặt

BÁO CÁO TÀI CHÍNH: ĐỌC NHỮNG CON SỐ

“Nếu con muốn trở nên giàu có, con phải đọc được và hiểu được những con số,” người cha giàu bảo tôi và Mike hàng trăm lần như thế. Để cho mọi thứ dễ hiểu, người cha giàu dùng rất nhiều hình ảnh để dạy chúng tôi. Hình đầu tiên ông vẽ là mô hình cho chúng tôi thấy cách dễ nhất để theo dõi tài sản và tiêu sản: bản cân đối thu chi.

Báo cáo tài chính cho thấy mối quan hệ giữa những gì bạn có và những gì bạn mắc nợ. Đó là điều mà các kế toán viên và những người điều hành doanh nghiệp (cả lớn lẫn nhỏ) dựa vào để thực hiện công việc của mình và làm cho công chuyện làm ăn tiến hành trôi chảy. Báo cáo tài chính giống như bức tranh tình hình tái chính ở một thời điểm nào đó. Nó gồm hai phần: Bản kê lợi tức và Bản cân đối thu chi.

Bản kê lợi tức còn được gọi là báo cáo lời lỗ. Nó chỉ cho thấy các khoản tiền vào và tiền ra và cho bạn một cái nhìn nhanh về số tiền bạn có thể đang nắm trong tay. Nó đại diện cho thu nhập và chi phí trong một kản thời gian xác định.

Bản cân đối thu chi cho thấy mối quan hệ giữa tài sản và tiêu sản. nó là bức ảnh chụp nhanh của thời điểm nào đó.

Mô hình tiền vào và ra (khỏi túi bạn) được gọi là vòng quay tiền mặt.

Người cha giàu chỉ cho chúng tôi một số hình vẽ hết sức đơn giản. Nếu bạn muốn làm một bản báo cáo tài chính cho bản thân, hãy lấy ra một tờ giấy trắng và vẽ bốn khung như sau:

Hai khung bên trên là thu nhập và chi phí, bản kê lợi tức của bạn. hai khung phía dưới là tài sản và tiêu sản, bản cân đối thu chi của bạn.

Báo cáo tài chính cho chúng ta biết tiền của chúng ta đang ở đâu. Và một cách lý tưởng, chúng ta đều muốn có thu nhập lớn hơn chi phí và tài sản nhiều hơn tiêu sản. nhìn vào mô hình vòng quay tiền mặt chúng ta có thể biết được tiền của chúng ta sắp đi đâu.

MÔ HÌNH VÒNG QUAY CỦA TÀI SẢN

Mũi tên, đại diện cho dòng tiền mặt, đang đi từ hộp tài sản sang hộp thu nhập, có nghĩa là tài sản đang tạo ra tiền.

Đây là mô hình vòng quay tiền mặt của người giàu.

MÔ HÌNH VÒNG QUAY CỦA MỘT TIÊU SẢN

Mũi tên dòng tiền mặt đi từ tiêu sản sang chi phí và rồi nó đi ra khỏi khung, có nghĩa là tiền đã mất. Tất cả tiền được dùng vào chăm sóc cho thứ bạn đang sở hữu.

Báo cáo tài chính của người cha nghèo như sau:

Ngược lại, báo cáo tài chính của người cha giàu sẽ phản ánh ít chi phí hơn thu nhập. Cột tiêu sản sẽ nhỏ hơn cột tài sản. Báo cáo tài chính của ông sẽ như sau:

Như bạn có thể thấy, nếu bạn giữ được cột tiêu sản càng nhỏ và cột tài sản càng lớn, bạn sẽ giàu có. Điều này thật đơn giản.

NGƯỜI CHA GIÀU HỎI VÀ ĐÁP

CÓ TRƯỜNG HỢP NÀO CÓ TIỀN MÀ VẪN NGHÈO?

Có. Điều này có vẻ nghịch lý nhưng có thể xảy ra. Toàn bộ số thu nhập kiếm được không tỷ lệ thuận với tài sản tổng cộng của bạn. cha tôi có một “công việc tốt” với lương hậu hĩnh, nhưng ông không bao giờ bỏ đi thói quen của người cha nghèo. Cha của Mike có lẽ kiếm được số tiền bằng (hoặc thậm chí ít hơn) số tiền cha tôi kiếm được từ công việc của ông ấy ở đồn điền mía, nhưng ông ấy biết cách đầu tư và đã giàu có.

LÀM BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHO BẢN THÂN

Bây giờ là đến lượt bạn! Sử dụng bốn khung (Thu nhập, Chi phí, Tài sản, Tiêu sản), bạn có thể dễ dàng tạo cho mình một báo cáo tài chính.

Hãy bắt đầu từ thu nhập. Ngoài giờ học hay vào cuối tuần bạn có làm thêm gì không? Đây sẽ là mục đầu tiên trong cột tài sản của bạn. Thêm vào những thứ khác mà đại diện tiền chảy vào túi bạn: tiền trợ cấp, và những món quà bằng tiền mặt.

Tiếp đến là quan tâm đến nguồn tiền ra khỏi túi bạn. Bạn phải chi cho những khoản nào? Viết ra tất cả mọi thứ mà bạn có thể nghĩ là mình phải chi tiên cho nó. Dưới đây là danh sách ví dụ. Khi bạn đọc qua, bạn có thể khoanh tròn những thứ bạn mua thường xuyên và số tiền đã mua và ghi chú trung bình hàng tháng bạn xài bao nhiêu tiền cho từng loại.

* Thực phNm

* Quần áo

* Dụng cụ thể thao

* Đi lại

* Giải trí

* Thuốc men

* Làm đẹp

* Những thứ khác

Bạn đã khoanh bao nhiêu mục? Rất có thể bạn đã khoanh tất cả.

Thậm chí bạn có thể thêm vào danh sách. Như bạn thấy, có lẽ tiền của bạn không ở lâu được trong cột tài sản.

Danh sách những khoản chi của cha mẹ bạn sẽ bao gồm nhiều thứ hơn nữa, như tiền vay mua nhà, tiền bảo trì máy móc trong nhà, tiền bảo dưỡng xe cộ đi lại, tiền cho con ăn học (bạn!), tiền nghỉ mát cho cả nhà, chăm lo cho ông bà lúc tuổi già…

Khi bạn nghĩ về điều này, đáng ngạc nhiên là hầu như chẳng còn tiền trong cột tài sản. Chi phí quá… đắt.

Bạn có thấy là hầu hết số tiền của bạn được xài vào những mục khác nhau? Hay bạn không chắc là tiền của mình đi đâu? Cách dễ nhất để biết được điều nay là giữ lại tất cả những hóa đơn.

Mỗi khi móc bóp trả tiền cho cái gì đó, bạn hãy hỏi hóa đơn – mỗi lúc. Điều này giúp bạn có suy nghĩ về những thứ bạn mua. Biết được số tiền mình đã xài buộc bạn phải suy nghĩ cẩn thận trước khi mua thứ gì đó. Thay vì nói “Tôi phải mua thứ đó,” bạn có thể bắt đầu nghĩ, “Hình như tôi đã có thứ tương tự ở nhà rồi thì phải”. Điều này giúp bạn sớm thấy rằng mỗi đồng tiền sẽ ra đi xa hơn bởi vì nó ở lại trong bóp của bạn lâu hơn.

TIỀN CỦA BẠN ĐI ĐÂU?

Có khi nào bạn rời nhà với bóp đầy tiền trong túi và trở về với cái bóp trống rỗng – thậm chí bạn chỉ ra khỏi nhà chỉ có vài giờ? Rất có thể là do bạn bị móc túi hay do bạn xài phung phí mà không nhận thấy được điều đó.

Đây là bài tập: theo dõi số tiền bạn đã xài hàng ngày bằng cách ghi trong sổ nhật ký của bạn. Nếu bạn tìm được một cuốn sổ nhỏ có thể bỏ trong bóp được thì mỗi khi bạn móc bóp trả tiền thì bạn sẽ nhìn thấy nó. Bạn có thể dùng một sợi dây để cột cuốn sổ nhỏ vào cái bóp của bạn. Mỗi khi mua gì đều phải ghi vào sổ.

Cột dây như thế này sẽ giúp bạn sử dụng tiền dè dặt hơn. Nó nhắc bạn nhớ là bạn đã mấy lầm chạm vào bóp rồi.

Bạn cũng đừng quên mang theo cây bút đấy nhé!

BẠN ĐANG Ở ĐÂU VỀ MẶT TÀI CHÍNH?

Vậy là bạn đã làm xong bản kê thu nhập cho mình bằng cách điền vào thu nhập và chi. Bây giờ đã đến lúc làm việc với bản cân đối thu chi. Nếu bạn có chứng khoán, trái phiếu, hay tài sản ngân hàng, viết vào cột tài sản. Bạn cũng cần phải điền vào giá trị bằng tiền mặt của chúng. Bạn dễ dàng biết chính xác gíá trị tiền mặt của tài khoản trong ngân hàng, nhưng bạn cũng cần ước tính giá trị của cổ phần và cổ phiếu.

Tiếp theo, liệt kê giá trị tiền mặt của những tu sản của bạn: tiền vay mua xe hay bất cứ khoản tiền nợ nào khác – bất cứ khoản nào mà hàng tháng lôi tiền ra khỏi túi bạn.

Để có giá trị ròng, lấy tài sản trừ tiêu sản. Giá trị ròng của bạn nên là “con số dương”. Nếu bạn có tiêu sản lớn hơn tài sản, giá trị ròng của bạn sẽ là con số âm. Nếu bạn mắc nợ nhiều hơn số mình có, bạn cần phải xem lại kế hoạch tài chính của mính. Và đó cũng là lúc nhất định bạn phải nghĩ đến lập kế hoạch ngân sách cho bản thân.

NGHĨ ĐẾN VIỆC KINH DOANH CỦA RIÊNG MÌNH

Khi đã biết rõ sự khác nhau giữa tài sản và tiêu sản, chúng ta sẽ bắt đâu mua những tài sản thật sự. Và bạn có thể giữ cho cột tài sản của mình lúc nào cũng đầy ấp. Khi một đồng tiền đi vào cột tài sản của bạn, nghĩ theo cách này: đồng tiền đó trở thành người làm công cho bạn. Đây là môt ví dụ hoàn hảo cho thấy việc khiến đồng tiền làm việc cho bạn. Bằng cách “nghĩ đến việc kinh doanh của riêng bạn”, bạn thật sự đang trên con đường đến với sự tự do tài chính.

GIỮ ĐỒNG TIỀN CỦA BẠN LÂU HƠN

Nếu bạn biết mình dùng tiền vào những việc gì, bạn sẽ có thể quyết định cách để cắt xén bớt chi phí. Thử để ý và vào một ngày nào đó bạn sẽ thấy bao nhiêu lần mình đã mua hàng mà không suy nghĩ. Thử một tuần và bạn sẽ thấy mình trở về nhà với túi tiền còn y nguyên như lúc đi. Thêm nữa, có rất nhều cách để giữ đồng tiền của bạn lâu hơn. Dưới đây là môt số ví dụ:”>

– Nghĩ cách để có thể “tái chế” lại quần áo cũ.

– Thay vì ăn trưa ở ngoài với bạn bè, hãy dùng cơm trưa ở nhà một người nào đó. Đây la cách vừa vui mà đỡ tốn tiền.

– Nếu những thứ đồ dùng mà bạn phải mua thường xuyên, như xà phòng, giấy tờ, hay pin… bạn nên mua sỉ hay mua những lúc giảm giá. Với cách này bạn vừa tiết kiệm tiền và bạn sẽ có nguồn cung cấp ngay ở nhà khi cần.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.