Không Có Gì Mãi Mãi
Chương 14
Một giao nữa nữa lại trôi đi. Paige, Kat và Honey đều đón năm 1994 tại bệnh viện.
Dường như với họ cuộc sống không có gì thay đổi ngoại trừ tên của các bệnh nhân.
Khi Paige băng qua bãi đậu xe, cô nhớ đến Harry Bowman và chiếc Ferrari đỏ. Bao nhiêu cuộc đời đã bị huỷ hoại bởi độc dược mà anh ta bán ra? Cô tự hỏi. Ma tuý thật mê hoặc. Và kết cục, là chết chóc.
Jimmy Ford xuất hiện với một bó hoa nhỏ dành cho Paige.
– Nhân dịp gì thế, Jimmy?
Anh chàng đỏ mặt:
Tôi chỉ muốn tặng chị. Chị biết tôi sắp cưới vợ chưa?
Chưa! Thật tuyệt vời. Cô nàng may mắn ấy là ai?
Tên cô ấy là Betsy, làm ở cửa hàng bán quần áo Chúng tôi sẽ có một tá con. Con gái đầu lòng sẽ được đặt tên Paige. Hy vọng chị không phản đối.
Phản đối ư? Tôi hãnh diện thì có.
Jimmy ngượng ngùng.
Chị đã nghe chuyện một bác sĩ cho bệnh nhân của ông ta hai tuần để sống chưa? “Tôi không thể trả tiền cho ông ngay bây giờ”, người bệnh nói. “Thôi được, tôi cho anh thêm hai tuần nữa”.
Bác sĩ quyết định.
Và Jimmy lại biến đi.
Paige thấy lo cho Tom Chang. Tâm trạng anh dao động dữ dội, từ phởn phơ sang buồn thảm.
Một buổi sáng, trong khi trò chuyện với Paige, anh nói:
Bạn có nhận thấy mọi người ở đây sẽ chết sạch nếu thiếu chúng ta không? Chúng ta có thần năng vá víu cơ thể họ và làm cho họ nguyên vẹn như cũ.
Và sáng hôm sau:
Tất cả chúng ta đang tự phỉnh mình, Paige ạ. Không có chúng ta bệnh nhân còn chóng bình phục hơn. Chúng ta là những kẻ đạo đức rởm, luôn làm ra vẻ có mọi câu trả lời. Không đâu!
Paige quan sát anh giây lát:
Cậu có tin tức gì của Sye không?
Hôm qua mình vừa nói chuyện với Sye. Cô ấy sẽ không quay lại. Cô ấy nhất quyết ly hôn. Paige nắm lấy cánh tay anh.
Mình rất tiếc, Tom.
Anh nhún vai.
Tại sao? Điều đó chẳng bận gì đến mình: Không một chút nào nữa. Mình sẽ kiếm một người đàn bà khác. – Anh nhe răng cười.- Và có một đứa con khác. Rồi cậu xem.
Có một cái gì không thực trong những lời nói đó.
Đêm ấy Paige nói chuyện với Kat:
Mình thấy lo ngại cho Tom Chang. Gần đây cậu có nói chuyện với Tom không?
Có.
Cậu thấy Tom có vẻ bình thường không?
Với mình thì chẳng có thằng đàn ông nào coi bộ bình thường hết.
Paige vẫn áy náy không yên.
Tối mai bọn mình mời Tom đi ăn chung nhé.
Được thôi.
Sáng hôm sau, khi Paige đến bệnh viện, cô được chào đón bằng cái tin một người gác cổng đã tìm thấy xác Tom Chang ở dưới tầng hầm chứa thiết bị. Anh chết do uống thuốc ngủ quá liều.
Paige vật vã:
Lẽ ra tôi phải cứu Tom. – Cô khóc nức lên.- Anh ấy đã cầu cứu nhưng tôi không hiểu.
Cậu không cách gì giúp được Tom đâu, Paige! – Kat nói quả quyết.- Cậu không phải là vấn đề, và càng không phải là giải pháp. Tom không thể sống thiếu vợ con. Đơn giản có vậy thôi.
Paige quệt nước mắt.
Khốn kiếp cái nơi này! Nếu nó không vắt kiệt thời gian của người ta như vậy thì vợ Tom đã chẳng bỏ đi.
Nhưng cô ta đã bỏ đi. – Kat nhẹ nhàng nói.- Chuyện đã qua rồi.
Trước đây Paige chưa bao giờ dự tang lễ của người Hoa. Đó là một cảnh tượng kỳ lạ. Từ sáng sớm, một đám đông đã tụ tập bên ngoài Nhà Vĩnh biệt trên đường Green ở khu phố Tàu. Đám rước được hình thành, với một ban kèn lớn, và ở đầu đám rước, người chịu tang bưng một tấm ảnh đồ sộ của Tom Chang.
Cuộc diễu hành bắt đầu trong tiếng kèn thê thảm, vòng qua khắp các đường phố của San Francisco, xe chở quan tài đi sau chót. Phần lớn người đưa ma đều đi bộ, những người già cả thì ngồi ô tô.
Paige có cảm tưởng như đoàn người đi vòng quanh vô định. Cô bối rối.
Chúng ta đi đâu thế? – Cô hỏi một người đi bên. Ông ta hơi cúi mình và đáp:
Phong tục của chúng tôi là đưa người quá cố đi qua một số nơi có ý nghĩa với cuộc đời anh ta: tiệm ăn, cửa hàng, những chỗ anh ta thường lui tới…
Tôi hiểu.
Cuộc diễu hành chấm dứt trước cổng bệnh viện Embarrcadero Country.
Người đi bên quay sang Paige, giải thích.
Đây là nơi Tom Chang từng làm việc. Nơi anh ta đã tìm thấy hạnh phúc của mình.
Không đúng, Paige nghĩ. Đây là nơi Tom đã mất đi hạnh phúc.
Một buổi sáng, đang đi dọc đường Market, Paige nhìn thấy Alfred Turner. Tim cô đập mạnh. Cô không sao quên được chàng. Chàng bước qua đường khi đèn xanh bật sáng. Còn lúc Paige tới được ngã tư thì đèn đã đổi sang màu đỏ. Mặc kệ, cô cứ băng qua, bỏ ngoài tai những tiếng ô tô rú và tiếng kêu thất thanh của những người đi xe máy.
Paige đã sang hè phố bên kia và lao đến bắt kịp người đàn ông. Cô nắm lấy tay áo chàng.
Alfred…
Người đàn ông quay lại.
– Xin lỗi.
Đó là một người lạ hoàn toàn.
Giờ đây khi Paige và Kat đã sang năm thứ tư nội trú, họ được tiến hành phẫu thuật khá thường xuyên.
Kat làm việc với các nhà phẫu thuật thần kinh, và cô không bao giờ hết ngạc nhiên trước tổ hợp hàng trăm tỷ máy tính được gọi là nơ- ron chứa trong hộp sọ. Công việc thật lý thú.
Kat cảm phục các bác sĩ đồng nghiệp của cô. Họ là những phẫu thuật gia tài tình, xuất sắc. Nhưng một số bác sĩ đã gây khó khăn cho cô. Họ tìm đủ mọi cách hẹn hò với cô, và càng từ chối, cô càng trở nên một thách thức đối với họ.
Một lần cô nghe một bác sĩ lẩm bẩm:
– Xi líp sắp lại đến kìa.
Trong một ca phẫu thuật não, cô phụ mổ cho bác sĩ Kibler. Vỏ não đã được mở bằng một đường rạch nhỏ xíu, bác sĩ Kibler đẩy canun cao su vào não thất bên trái trong khi Kat nong vết rạch bằng một cái panh nhỏ. Cô tập trung toàn bộ vào những gì đang diễn ra.
Bác sĩ Kibler liếc nhìn Kat, vừa làm, ông ta vừa nói:
Có một câu chuyện như thế này: Một tên sâu rượu lảo đảo đi vào quày bar và nói: “Cho tao một ly mau!” – “Không được”, chủ quán đáp, “anh đã say rồi”.
Chiếc cưa điện cứa vào sâu hơn.
Mày không cho tao uống, tao chết bây giờ. – Gã say rượu hét. Dịch nào tuỷ tràn ra ngoài canun.
Thế này vậy, – chủ quán nói. – Có ba việc tôi muốn giải quyết. Nếu anh làm được, tôi sẽ khao anh một chầu.
Trong khi ông ta kể, mười lăm mililít không khí được tiêm vào não thất, và hình chụp X quang thể hiện mặt trước – sau và mặt cắt của não.
“Thấy tay cầu thủ bóng chày ngồi trong góc kia không? Tôi không sao đuổi hắn ra khỏi đây được. Anh tống cổ nó ra hộ tôi. Sau nữa, tôi có nuôi một con cá sấu trong phòng. Nó bị đau răng. Nó cáu bẳn đến nỗi bác sĩ thú y cũng chẳng dám mon men đến gần. Sau hết, có con mụ bác sĩ trên Bộ Y tế xuống định đóng cửa quán này. Anh hãy cưỡi mụ ta!”.
Y tá chính đang hút bớt lượng máu trong khu vực.
“Tên sâu rượu đá đít gã cầu thủ ra ngoài, và lần đến phòng có nuôi cá sấu. Mười lăm phút sau hắn trở ra, máu me be bét, quần áo tả tơi, và hắn hỏi, “Con mụ bác sĩ đau răng đâu rồi?
Bác sĩ Kibler cười rộ lên.
Cô có hiểu không? Hắn cưỡi con cá sấu thay vì ả bác sĩ. Chắc là khoái hơn nhiều.
Kat đứng im, căm giận, chỉ muốn vả vào mặt lão.
Sau ca mổ Kat trở về phòng trực, cố xua đi nỗi uất ức. Mình sẽ không để cho mấy gã con hoang đó đốn ngã mình. Không thể!
Thỉnh thoảng Paige cũng đi lại với một vài bác sĩ trong bệnh viện, nhưng cô tránh gắn bó tình cảm với bất kỳ ai. Alfred Turner đã làm tổn thương cô quá nặng, và cô quyết không bao giờ đi qua cái cửa ải ấy một lần nữa.
Hầu như toàn bộ ngày và đêm của cô trôi qua trong bệnh viện. Công việc mệt nhoài, nhưng Paige đã chính thức được mổ chính mà cô thấy hứng thú.
Một buổi sáng, George Englund, chủ nhiệm khoa phẫu thuật gọi cô lên.
Năm nay cô bắt đầu chuyên khoa của mình. Phẫu thuật tim mạch. Cô gật đầu:
Thưa, vâng! Tôi có một ưu đãi dành cho cô. Cô đã nghe tiếng bác sĩ Barker chưa?
Paige nhìn ông ta, ngạc nhiên.
Bác sĩ Lawrence Barker?
Phải.
Tất nhiên.
Mọi người đều biết Lawrence Barker. Ông là một trong những nhà phẫu thuật tim mạch nổi tiếng nhất thế giới ông ấy vừa từ Ả rập Xê út về tuần trước, sau khi mổ cho đức vua. Bác sĩ Barker là bạn cũ của tôi, và ông đồng ý dành cho bệnh viện chúng ta mỗi tuần ba ngày.
Tuyệt quá! – Paige thốt lên.
Tôi gửi cô vào tốp của ông ấy.
Trong một thoáng, Paige không nói lên lời.
Tôi… tôi không biết nói gì. Tôi rất cám ơn bác sĩ.
Đây là cơ hội tuyệt vời cho cô. Cô có thể học được rất nhiều từ ông ấy.
Chắc chắn rồi. Cám ơn George. Tôi thực sự biết ơn ông.
Sáu giờ sáng mai tua của cô với bác sĩ Barker bắt đầu.
Tôi mong đến lúc ấy.
“Tôi mong đến lúc ấy” là một câu quá tầm thường.
Đúng hơn, được làm việc với một người như bác sĩ Lawrence Barker là giấc mơ của Paige. Một người như bác sĩ Lawrence Barker là thê nào! Chỉ có duy nhất một bác sĩ Lawrence Barker mà thôi.
Cô chưa bao giờ thấy ông, nhưng cô có thể mường tượng ra một hình ảnh. Hẳn ông phải cao lớn, đẹp trai, với mái tóc hoa râm và đôi bàn tay thon thả, khéo léo. Một người đàn ông thân mật và nhẹ nhàng.
Chúng ta sẽ làm việc gần gũi bên nhau, Paige nghĩ, và mình sẽ làm cho ông không thể thiêú mình được.
Không biết ông đã có vợ chưa nhỉ?
Đêm đó, một giấc mơ rạo rực đến với Paige. Họ tiến hành một ca mổ, cùng trần truồng. Đang giữa ca, Barker nói: “Anh muốn em”. Một y tá mang bệnh nhân ra khỏi bàn mổ, bác sĩ Barker bế Paige nằm lên đó và làm tmh với cô.
Paige choàng dậy, ngã lăn ra khỏi giường.
Sáu giờ sáng hôm sau, Paige đang hồi hộp chờ đợi trên hành lang tầng hai cùng với Joel Philips, bác sĩ nội trú năm trên và năm bác sĩ nội trú khác thì một người đàn ông thấp lùn, bộ mặt càu cạu hùng hổ tiến về phía họ. Người ông ta chúi về phía trước như đang chống chọi với một cơn gió lớn.
Ông ta tiến lại gần nhóm bác sĩ. Còn đứng đực ra đấy làm gì? Đi!
Mất một lát Paige mới lấy lại bình tĩnh. Cô hấp tấp đuổi theo cả nhóm. Trong khi họ đi dọc hành lang, người đàn ông thấp lùn lầu bầu.
– Các anh chị phải chăm sóc ba mươi đến ba nhăm bệnh nhân mỗi ngày. Tôi yêu cầu các anh chị phải ghi chép cụ thể về từng người một. Rõ chưa?
Tiếng lẩm bẩm đáp lại:
Rõ, thưa ngài.
Họ đã đến phòng bệnh số 1. Người đàn ông thấp lùn bước tới giường một bệnh nhân khoảng bốn mươi tuổi. Giọng cộc cằn và cung cách đe doạ của ông ta thay đổi tức khắc. Ông nhẹ nhàng chạm vào vai người bệnh và mỉm cười.
Chúc buồi sáng tốt lành. Tôi là bác sĩ Barker.
Chào bác sĩ.
Ông cảm thấy trong người thế nào?
Tôi thấy tức ngực.
Barker nghiên cứu biểu đồ ở chân giường rồi quay sang bác sĩ Philips.
Hình chụp X quang có cho thấy gì không?
Không có gì thay đổi. Ông ấy đang hồi phục tốt.
Làm một CBC khác.
Philips ghi lại.
Barker vỗ vào cánh tay người đàn ông và mỉm cười.
– Có vẻ tốt đấy. Một tuần nữa chúng tôi sẽ cho ông xuất viện. – Ông quay sang đám nội trú, gắt, – Nhấc chân lên! Chúng ta phải khám nhiều bệnh nhân nữa.
Bệnh nhân tiếp theo là một bà béo phị đang phải dùng máy điều hoà nhịp tim. Barker xem xét biều đồ.
Chào bà Shelby. – Giọng ông vỗ vể.- Tôi là bác sĩ Barker.
Ông còn giữ tôi ở đây bao lâu nữa?
Bà quyến rũ lắm. Tôi chỉ muốn giữ bà ở đây mãi mãi, nhưng tôi có vợ mất rồi.
Bà Shelby cười rinh rích.
– Vợ ông thật là một người phụ nữ may mắn.
Barker kiểm tra biểu đồ của bà ta một lần nữa.
Có thể nói bà sắp được về nhà rồi.
Tuyệt quá.
Tôi sẽ ghé thăm bà chiều nay.
Đi tiếp!
Họ ngoan ngoãn theo ông đến một phòng bán đơn, trong đó có một cậu bé người Guatemala nằm trên giường vây quanh là cả gia đình đang lo lắng.
Xin chào! – Bác sĩ nói trìu mến. Ông liếc qua biểu đồ. – Sáng nay cậu cảm thấy thế nào? Cháu cảm thấy khoẻ, thưa bác sĩ.
Điện tâm đồ có gì thay đổi không?
Không, thưa bác sĩ.
Thế thì tốt. – Ông vỗ lên cánh tay cậu bé.- Cậu chịu khó nhé, Juan.
Con trai tôi sẽ khỏi chứ ạ? – Bà mẹ hỏi, lo âu.
Chúng tôi sẽ làm tất cả trong khả năng của mình.
Cám ơn bác sĩ.
Bệnh nhân bị bệnh cơ tim, sốt, run rẩy từng cơn, đau đầu và phù cục bộ. Anh chị nào có giỏi thử cho tôi biết nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh này là gì?
Tôi nghĩ đây là bệnh bẩm sinh… di truyền.
Barker nhìn cô và gật đầu khích lệ. Sung sướng, Paige nói tiếp.
Nó bỏ qua… – Cô nói chậm rãi để cố nhớ lại – Nó bỏ qua một thế hệ và di truyền theo gen mẹ.- Cô ngừng lại, thầm tự khen mình.
Bác sĩ Barker gườm gườm nhìn cô.
Cứt ngựa! Đó là bệnh Chagas. Chỉ có dân Mỹ Latinh mới mắc bệnh này. – Ông nhìn Paige miệt thị.- Lạy Chúa! Ai bảo rằng cô là một bác sĩ nhỉ?
Mặt Paige đỏ tía lên.
Phần còn lại của buổi hôm đó là một màn sương đối với Paige. Họ khám cho hai mươi tư bệnh nhân và Paige có cảm giác như bác sĩ Barker dành cả buổi sáng này để cố làm cho cô bẽ mặt. Ông ta luôn luôn chĩa câu hỏi vào cô, kiểm tra, vặn vẹo. Khi cô nói đúng, ông ta chẳng khen được một lời. Nhưng hễ cô sai là ông ta quát tháo. Trong một lúc nhầm lẫn của cô Barker gầm lên: “Tôi sẽ không cho phép cô mổ ngay cả một con chó!”.
Cuối cùng, cuộc đi tua cũng kết thúc. Philips, bác sĩ nội trú năm trên nói:
Hai giờ chúng ta sẽ lại bắt đầu vòng tua chiều. Mang theo sổ trực, ghi chép từng bệnh nhân, và đừng quên điều gì đấy.
Anh ta nhìn Paige ái ngại, định nói điều gì đó, nhưng rồi quay đi, đuổi theo bác sĩ Barker.
Mình không bao giờ muốn gặp lại lão điên này nữa, Paige nghĩ.
Hôm sau, Paige phải trực đêm. Cô chạy hết ca này sang ca nọ, cuống cuồng tìm cách ngăn chặn cơn lũ thảm hoạ tràn vào phòng cấp cứu.
Một giờ sáng, cuối cùng cô cũng thiếp được đi. Cô không nghe thấy tiếng còi rú khi một chiếc xe cứu thương ập tới trước cổng bệnh viện. Hai cô hộ lý mở tung cửa xe, chuyển bệnh nhân bất tỉnh từ cáng sang xe đẩy và hối hả lăn vào Phòng cấp cứu số 1.
Một y tá chạy bên cạnh bệnh nhân, y tá thứ hai đợi trên cầu thang dốc. Sáu mươi giây sau, người bệnh được chuyển từ xe đẩy sang bên bàn kiểm tra.
Đó là một người đàn ông trẻ, máu me ngập ngụa đến nỗi khó mà nói nổi anh ta giống cái gì.
Một y tá bắt tay vào việc, cắt mở quần áo tả tơi khỏi người anh ta bằng một chiếc kéo lớn. Dập nát mọi nơi. Anh ta chảy máu như lợn bị chọc tiết.
Không sờ thấy mạch nữa.
Ai trực?
Bác sĩ Taylor.
Gọi gấp. Nếu chị ấy đến kịp, may ra anh ta còn sống. Paige choàng tỉnh trong tiếng chuông điện thoại.
A lô…
Bác sĩ Taylor, cấp cứu ở Phòng số 1. Tôi nghĩ anh ta không qua nổi. Paige ngồi dậy trên chiếc giưòng đơn.
Được. Tôi đến ngay đây.
Cô nhìn đồng hồ đeo tay: 1h30 sáng. Cô xuống khỏi giường và lần ra thang máy.
Một phút sau, cô bước vào Phòng cấp cứu số 1. Ở giữa phòng, trên chiếc bàn khám là một bệnh nhân mình mẩy đẫm máu.
Cái gì thế này? – Paige hỏi.
Tai nạn xe máy. Bị xe tải đâm. Anh ta không đội mũ bảo hiểm.
Paige đến bên cái thân hình bất động, và trước cả khi nhìn thấy mặt người đó, cô đã biết là ai. Cô tỉnh hẳn:
Nối ba đường vào tĩnh mạch! Cho thở ô xy. Gứi máu đến đây, stat. Gọi Phòng Nhân sự để biết nhóm máu của bệnh nhân.
Tá nhìn cô ngạc nhiên. – Chị biết người này?
– Phải. – Cô gắng gượng thốt lên. – Anh ta là Jimmy Ford. Paige sờ tay lên da đầu Jimmy.
– Sưng nặng. Cho chụp X quang và làm scan đầu. – Chúng ta sẽ băng cố định. Tôi muốn anh ta sống? – Vâng, thưa bác sĩ!
Paige vật lộn suốt hai tiếng đồng hồ để làm tất cả những gì có thể cho Jimmy Ford. X quang cho thấy sương sọ bị dập, não chấn thương, xương cánh tay gẫy và vô số chỗ rách nát. Nhưng tất cả những cái đó phải chờ đến khi bệnh nhân ổn định lại mới xử lý được.
3h30 sáng, Jimmy đã thở đều, mạch tốt hơn. Paige cúi nhìn thân hình bất động của anh ta.
Chúng tôi sẽ có nửa tá con. Con gái đầu lòng sẽ được đặt tên Paige. Hy vọng chị không phản đối.
Nếu có bất cứ biến chuyển nào, hãy gọi tôi. – Paige nói.
Bác sĩ đừng lo, – một y tá nói. – Chúng tôi sẽ quan tâm hết sức.
Paige trở vè phòng trực. Mệt rã rời, nhưng vì quá lo lắng cho Jimmy, cô không sao ngủ được.
Chuông điện thoại lại réo. Cô chỉ còn đủ sức để nhấc ống nghe.
Alô.
Bác sĩ, lên tầng ba ngay. Stat. Một bệnh nhân của bác sĩ Barker bị nhồi máu cơ tim.
Tôi đến đây. – Paige nói. Một bệnh nhân của Barker, Paige hít một hơi sâu, lảo đảo ra khỏi giường, vã nước lạnh lên mặt và chạy lên tầng ba.
Một y tá đang đợi bên ngoài một phòng bệnh cá nhân.
Đó là bà Hearns. Hình như bà ta lại lên một cơn tai biến tim nữa.
Paige bước vào phòng.
Hearns là một người đàn bà khoảng năm mươi tuổi. Mặt bà vẫn còn lưu những dấu tích của sắc đẹp một thời nhưng cơ thể béo phì và phù thũng. Bà ta ôm lấy ngực, rên rỉ.
Tôi chết mất, tôi chết mất thôi. Tôi không thở được.
Bà sẽ khoẻ thôi, – Paige trấn an. Cô quay sang y tá – Làm điện tâm đồ chưa?
Bà ta không cho tôi chạm vào người. Bà ta hoảng quá.
Chúng tôi phải làm điện tâm đồ, – Paige nói.
Không? Tôi không muốn chết. Xin bác sĩ đừng để cho tôi chết…
Paige bảo y tá:
Hãy gọi bác sĩ Barker. Yêu cầu ông ta đến ngay.
Cô y tá chạy đi.
Paige áp ống nghe lên ngực bà Hearns. Nhịp tim có vẻ bình thường nhưng Paige không dám mạo hiểm thêm một lần nào nữa.
Bác sĩ Barker sẽ đến đây trong vài phút, – cô bảo bà Hearns. – Bà cố bình tĩnh lại đi.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy tồi tệ thế này. Ngực tôi nặng như đeo đá. Xin đừng bỏ tôi.
Tôi sẽ không bỏ bà. – Paige hứa.
Trong khi chờ đợi bác sĩ Barker, Paige gọi điện sang bộ phận theo dõi tăng cường, Jimmy chưa có gì biến chuyển. Anh ta vẫn hôn mê.
Ba mươi phút sau, bác sĩ Barker xuất hiện. Rõ ràng là ông ta mặc vội quần áo.
Chuyện gì vậy? – Ông ta hỏi.
Tôi nghĩ bà Hearns lại lên một cơn suy tim nữa. – Paige nói. Barker tiến lại giường bệnh.
Cô làm điện tâm đồ chưa?
Bà ta không cho làm.
Mạch?
Bình thường. Không sốt.
Thở sâu nào. Bà ta làm theo.
Lại lần nữa.
Bà Hearns ợ lên một tiếng.
– Xin lỗi. – Bà ta mỉm cười. – Bây giờ thì khá hơn rồi.
Bác sĩ Barker nhìn bà ta chăm chú.
Bữa tối bà ăn gì, bà Hearns?
Bánh mỳ kẹp thịt băm.
Chỉ có vậy thôi? Một suất?
Hai.
Còn gì nữa không?
À hành và chả cá Pháp.
Và đồ uống?
Một ly sữa sôcôla.
Bác sĩ Barker cúi nhìn người bệnh.
Tim bà vẫn tốt. Khẩu vị của bà mới là chuyện đáng lo. – Ông ta quay sang Paige. – Trường hợp cô nhìn thấy đây là một ca ợ nóng. Thưa cô bác sĩ, tôi muốn gặp cô ngoài kia!
Họ đã ra hành lang, ông ta rít lên.
Ở trường y người ta dậy cô cái chết tiệt gì hả? Cô không phân biệt nổi sự khác nhau giữa chửng ợ nóng và một cơn tai biến tim à?
Tôi nghĩ…
Vấn đề là cô cóc thèm suy nghĩ! Nếu đang đêm cô còn dựng tôi dậy vì chứng ợ một lần nữa, tôi sẽ phát vào mông cô đấy. Hiểu chưa.
Paige đứng thẳng đuỗn, mắt đanh lại.
Cho bệnh nhân thuốc chữa khó tiêu, thưa bà bác sĩ Lawrence Barker nói châm chọc, – bà sẽ thấy bệnh nhân khỏi ngay. Hẹn gặp lại vào tua 6h sáng.
Paige nhìn ông ta bỏ đi, chân nện thình thịch.
Khi Paige loạng choạng trở về phòng trực, cô nghĩ.
Mình sẽ giết Lawrence Barker. Thật từ từ, chậm chạp. Lão sẽ ốm đọa ra. Lão sẽ phải nối chằng chịt các loại ông lên người. Lão sẽ phải van xin mình giải thoát. Nhưng đừng hòng. Mình sẽ để cho lão chịu đau đớn, khốn khổ và khi nào lão khoẻ hơn… mình sẽ giết lão!
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.