Lần Đầu Làm Sếp

19. LÒNG TRUNG THÀNH



Những năm gần đây, lòng trung thành là một vấn đề ngày càng trở nên tai tiếng. Thái độ phổ biến hiện nay đó là nhân viên không thể hiện lòng trung thành cho đến khi cảm thấy thật sự xứng đáng thể hiện nó. Các nhà quản lý chỉ nên nhận được sự trung thành một khi họ tạo ra được nó. Nhân viên cũng không nên thể hiện sự trung thành cho đến khi họ chứng minh được lòng trung thành đó là xứng đáng. Cuối cùng, công ty không nên nhận được sự trung thành cho đến khi tất cả mọi người – cả nhà quản lý lẫn nhân viên – cảm thấy nó hợp lý, chính đáng. Vì thế, tại rất nhiều tổ chức, sự thiếu vắng lòng trung thành đồng nghĩa với việc thiếu đi tinh thần làm việc nhóm bởi không ai tin tưởng hay trung thành với bất kỳ ai.

LÒNG TRUNG THÀNH LÀ THỨ ĐÃ LỖI THỜI

Thật không may, lòng trung thành trong kinh doanh không còn nhiều nữa. Hầu hết tất cả mọi người đều tin rằng nếu một công ty mua lại một công ty khác và đưa ra thông báo “chúng tôi dự định sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nhân sự nào trong công ty bị mua lại”, thì thông báo đó không hề có giá trị gì cả. Người ta tin rằng thông báo đó là bước đầu tiên của một cuộc tái tổ chức lớn trong công ty và theo sau đó là nguy cơ mất việc của họ. Niềm tin này dựa trên rất nhiều ví dụ về các đợt sa thải hàng loạt chỉ vài tháng sau khi công ty cam kết bảo đảm công việc cho họ.

Có rất nhiều hành động tàn nhẫn, tham lam trong những đợt mua lại này. Cũng có rất nhiều đợt tái tổ chức và sáp nhập trở thành vấn đề sống còn của các công ty liên quan. Mọi người đều có rất nhiều bạn bè tại các công ty tái tổ chức khác cũng rơi vào tình trạng thất nghiệp. Vì thế, rất nhiều ban giám đốc hoài nghi yếm thế, các nhà lãnh đạo và những người chủ sở hữu lo lắng đã nỗ lực hết mình để cứu công ty. Nhưng đồng thời cũng có rất nhiều nhà quản lý và nhân viên không hề có lòng tin với bất kỳ ai. Vậy chúng ta phải làm gì?

Thể hiện lòng trung thành được xem như biểu hiện của sự lạc quan – hay đúng hơn là hoàn toàn ngây thơ. Trong một số trường hợp, đó là công bằng, nhưng nếu sự trung thành bị hiểu nhầm, thì nó nên được trả lại sự tự do vốn có.

Chúng ta có trở nên hoài nghi yếm thế và không bao giờ thể hiện lòng trung thành của mình hay không? Hay chúng ta có cống hiến lòng trung thành đến khi nó được chứng minh là không hề xứng đáng không? Tốt hơn hết là hãy lựa chọn phương án 2. Hoài nghi yếm thế không chỉ gây tổn thương cho tổ chức mà còn cho chính bản thân bạn. Nếu có thái độ hoài nghi, không tin tưởng thì bạn là người hoài nghi yếm thế. Một nhà hài kịch hoài nghi yếm thế có thể trở thành một tên tuổi lừng danh. Nhưng nếu một nhà quản lý hoài nghi yếm thế thì thật sự là một bi kịch.

Vì thế, hãy thể hiện lòng trung thành không chỉ với tổ chức mà còn với nhà quản lý và cả nhân viên của bạn. Điều đó không có nghĩa là nỗ lực gây ấn tượng về công ty trong cộng đồng. Nó cũng không có nghĩa là đối xử tệ với nhân viên mà bạn giám sát. Dù rất nhiều lần bạn thấy cách đối xử đó là hoàn toàn công bằng thì cũng nên cố tránh cám dỗ đó. Những hành động miệt thị, xem thường phản ánh nhiều về bạn hơn là đối tượng mà bạn miệt thị. Hãy tin tưởng tổ chức, nhân viên của mình và tốt hơn là luôn nghĩ rằng lòng trung thành của bạn là xứng đáng.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.