Lối Mòn Của Tư Duy Cảm Tính

Chương 7 KHOẢN ĐỀN BÙ VÀ CHẤT KÍCH THÍCH



Dù là những CEO hàng đầu hay hiệu trưởng của các trường trung học, thì các nhà làm quản lý vẫn luôn tìm cách tạo ra những động lực thúc đẩy ngày một tốt hơn để khích lệ tinh thần của các cá nhân trong đơn vị mình. Nhưng liệu những khoản tiền thưởng hoặc các hình thức khích lệ được áp dụng trong công việc có tiềm ẩn tác dụng ngược nào không? Liệu việc áp dụng các chính sách đãi ngộ về tài chính có gây ra hậu quả không mong muốn nào không? Để có cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ giữa động lực thúc đẩy và các khoản thưởng vật chất, hãy cùng đến với Đại học Zurich.

Nhắc đến Thụy Sĩ, người ta không thể không nhắc đến hình ảnh những đồng cỏ xanh mướt bình dị, những dãy núi phủ tuyết trắng xóa và những con người trong trang phục truyền thống thổi tù và trên các sườn đồi. Và đương nhiên là không thể thiếu một lượng lớn thùng chứa chất thải độc hại.

Vào thập niên 1940, trước tình hình căng thẳng và dữ dội đáng báo động của Thế chiến thứ hai, chính phủ Thụy Sĩ bắt đầu triển khai một chương trình hạt nhân. Tuy nhiên, do đặc trưng Thụy Sĩ là nước trung lập, nên chương trình này nhanh chóng chuyển hướng sang mục tiêu hòa bình hơn: sản xuất điện năng phục vụ đời sống cộng đồng. Vậy là với năm nhà máy điện hạt nhân, Thụy Sĩ có thể đáp ứng được 40% nhu cầu điện năng của cả nước. Thụy Sĩ đã có một chương trình năng lượng tương đối sạch, nhưng các nhà máy hạt nhân cũng sản sinh các chất thải độc hại – và vấn đề là những chất thải này cần phải được chuyển đến một nơi nào đó.

Năm 1993, chính phủ Thụy Sĩ cân nhắc lựa chọn một trong hai thị trấn nhỏ làm kho chứa chất thải hạt nhân, nhưng lại không biết người dân địa phương sẽ phản ứng như thế nào. Liệu họ có cảm thấy bị xúc phạm không? Hoặc nếu ý thức được tầm quan trọng của chương trình năng lượng mang tầm quốc gia này, họ có chấp nhận “một người vì mọi người” không?

Đại học Zurich có hai nhà nghiên cứu cùng quan tâm đến vấn đề này và quyết định sẽ cố gắng tìm giải đáp cho chương trình này. Tại một buổi họp mặt ở tòa thị chính, họ đặt vấn đề với những cư dân của thị trấn: “Mọi người nghĩ sao nếu sau khi hoàn thành việc thăm dò, Cục Hợp tác Quốc gia về xử lý chất thải phóng xạ (NAGRA) đề xuất xây dựng một khu chứa chất thải tại thị trấn; sau đó, các chuyên gia xem xét kiến nghị này và rồi chính quyền liên bang quyết định ủng hộ việc xây dựng khu chứa chất thải phóng xạ tại đây?”.

Đương nhiên là nhiều người có mặt tại tòa thị chính đã bày tỏ sự lo lắng và sợ hãi trước viễn cảnh có một khu chứa chất thải ở ngay cạnh nhà mình. Nhưng với trách nhiệm xã hội, niềm tự hào quốc gia của một công dân, hoặc chỉ đơn giản cảm thấy đây là một việc nên làm, 50,8% người dân có mặt đã chấp nhận vì lợi ích chung. Tuy nhiên, vẫn có khoảng nửa số người tuyên bố sẽ phản đối kế hoạch này, vì vậy họ trở thành một rào cản quan trọng đối với chính phủ.

Để biết vấn đề này có thể giải quyết hay không, các nhà nghiên cứu đã nghĩ ra một giải pháp để thuyết phục những đối tượng lên tiếng phản đối việc xây dựng khu chứa chất thải. Họ nói chuyện với một

nhóm người khác trong cùng thị trấn về viễn cảnh tương tự nhưng cho biết thêm: “Ngoài ra, nghị viện còn quyết định sẽ đền bù cho tất cả người dân địa phương với mức hỗ trợ hàng năm là 5.000 frăng Thụy Sĩ cho mỗi người [tương đương 2.175 đô-la], số tiền được trích từ tiền thuế của công dân Thụy Sĩ”. Tại buổi họp ở tòa thị chính, nhóm người này cũng được hỏi là họ sẽ chấp nhận hay phản đối kế hoạch.

Rõ ràng là ở góc độ kinh tế, một sự đền bù tài chính hợp lý có thể khiến người dân dễ dàng chấp nhận khả năng có một kho chứa chất thải hạt nhân trong khu vực của mình hơn. Thường chúng ta vẫn cho rằng cách tốt nhất để thuyết phục một người nào đó làm một việc khó khăn hoặc không mấy thú vị chính là đưa ra những đề nghị tài chính hấp dẫn. Điều này giải thích vì sao các chủ doanh nghiệp lại đưa ra nhiều ưu đãi về tiền lương cho các nhân viên khi yêu cầu họ thực hiện những công việc có nhiều thử thách hoặc cần nhiều thời gian. Theo quan niệm này, số tiền trao đổi càng cao thì càng có nhiều khả năng người nhận chấp thuận thực hiện việc được đề nghị.

Tuy vậy, nếu nói một cách khách quan thì bất kể số tiền đền bù có bao nhiêu đi nữa thì theo lý vẫn là có còn hơn không. Điều này cũng có nghĩa: mức đền bù 2.175 đô-la mà các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đưa ra có thể sẽ không đủ để thuyết phục tất cả người dân trong thị trấn, nhưng nó vẫn có thể đủ sức lay chuyển ít nhất một vài trong số những người vốn lên tiếng phản đối kế hoạch xây dựng khu chứa chất thải.

Nhưng sự việc lại không xảy ra như chúng ta hình dung.

Vì một số lý do, khi các nhà nghiên cứu thông báo mức đền bù, tỷ lệ người dân đồng ý với dự án chẳng những không tăng mà trên thực tế còn giảm mất một nửa. Thay vì được thuyết phục nhờ số tiền đền bù, người dân thị trấn lại đồng loạt phản ứng với kế hoạch xây dựng kho chứa chất thải hạt nhân này. Chỉ có 24,6% cư dân trong số những người được đề nghị nhận đền bù chấp nhận sự xuất hiện của kho tập kết chất thải phóng xạ ngay ở thị trấn của họ (so với số 50,8% cư dân đã đồng ý khi vấn đề đền bù chưa được đặt ra). Ngoài việc mâu thuẫn với lý thuyết kinh tế học, phản ứng này còn khiến cho nhiều người không khỏi ngạc nhiên.

Ngay cả khi các nhà nghiên cứu nhượng bộ và quyết định tăng mức đền bù lên 4.350 đô-la, rồi sau đó tăng thêm một lần nữa lên đến 6.525 đô-la, người dân địa phương vẫn kiên quyết phản đối. Và chỉ duy nhất một người chịu thay đổi ý định và chấp nhận lời đề nghị khi mức đền bù đã được nâng lên.

Các nhà quản lý, các bậc phụ huynh và cả các nhà kinh tế đã quen với ý niệm rằng những hình thức khuyến khích về tài chính có thể tạo ra động lực thúc đẩy theo hướng tích cực. Nhưng những nhà tâm lý học bắt đầu nhận ra mối liên kết giữa hai yếu tố này không phải như thế. Để hiểu được bản chất vấn đề xảy ra ở Thụy Sĩ, chúng ta cần xem xét một nghịch lý của việc đưa ra những bù đắp trên phương diện tài chính, từ đó nhận thấy mối quan hệ kỳ lạ giữa việc khích lệ bằng tiền bạc với hai khu vực cảm xúc rất khác biệt trên bộ não của chúng ta.

Ý niệm đầu tiên chúng tôi muốn nói đến về mối quan hệ bí ẩn này có thể được giải thích thông qua

cuộc khảo sát tại một trường đại học ở Israel. Trong cuộc khảo sát này bốn mươi sinh viên tham gia làm một bài kiểm tra mô phỏng theo hình thức thi GMAT, hình thức kiểm tra năng lực tiếng Anh đầu vào thường được hầu hết các trường kinh tế sử dụng.

Dĩ nhiên, thực tế là các sinh viên này không thi vào một trường kinh tế, họ chỉ làm bài kiểm tra GMAT để tham gia vào một phần cuộc nghiên cứu tâm lý. Và tuy biết rằng có đạt được điểm số cao trong bài kiểm tra mô phỏng này thì cũng không được tiếp nhận vào một chương trình MBA nào, nhưng các tình nguyện viên vẫn được khuyến khích là hãy cố gắng làm hết khả năng của mình.

Sau đó, nhóm nghiên cứu lại thực hiện cuộc khảo sát với một nhóm gồm bốn mươi sinh viên khác và cũng yêu cầu họ hoàn thành cùng một bài kiểm tra. Nhưng lần này, các nhà nghiên cứu còn đưa ra thêm một phần thưởng cụ thể: với mỗi câu trả lời đúng, các sinh viên sẽ nhận được 2,5 xu, có lẽ là không đáng bao nhiêu nhưng vẫn tốt hơn là không nhận được gì như các sinh viên của nhóm khảo sát đầu tiên.

Và đây là bảng thống kê điểm số của các sinh viên được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, và hãy xem bạn có thể nhận ra điều gì thú vị không nhé.

Điểm số (thang điểm 50)

Nhóm sinh viên không nhận tiền thưởng

Nhóm sinh viên dược nhận 2,5 xu cho mỗi câu trả lời dúng

49

50

48

44

48

44

45

43

42

40

42

39

42

36

40

35

37

35

37

35

37

34

36

34

36

32

36

32

35

31

34

30

34

26

34

26

31

26

31

24

31

23

31

23

29

22

29

21

24

21

23

21

23

19

23

19

22

13

22

11

20

8

20

0

18

0

7

0

3

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Ở phần đầu bảng điểm, hai cột điểm trông có vẻ tương đương nhau. Nhưng càng về cuối danh sách, sự khác biệt càng rõ rệt. Trong số bốn mươi sinh viên tham gia bài kiểm tra mà không nhận được tiền thưởng thì có bốn người nhận điểm zêrô. Vấn đề là bài thi GMAT vốn được soạn theo hình thức trắc nghiệm nên dù kém may mắn đến mức nào cũng khó lòng bị điểm số zêrô như vậy. Cho nên, có vẻ như bốn sinh viên này đơn giản là chỉ ngồi chế nhạo các nhà nghiên cứu mà không hề làm bài. Ắt hẳn họ đã nghĩ rằng mình chẳng được lợi lộc gì nên cũng chẳng cần làm tốt bài kiểm tra.

Nhưng bất ngờ hơn là nhóm sinh viên sẽ nhận được tiền thưởng cho mỗi câu trả lời đúng lại có nhiều người bị điểm zêrô hơn. Thường chúng ta vẫn nghĩ kết quả phải ngược lại thì mới hợp lý, bởi dù sao thì mức tiền thưởng cũng được xem như một động lực khuyến khích các sinh viên làm bài kiểm tra tốt hơn. Hãy đối chiếu việc này với nghịch lý đã xảy ra ở Thụy Sĩ. Trong cả hai trường hợp trên, tiền đều đóng vai trò như một trở ngại hơn là động lực: những người dân được nhận tiền đền bù không tha thiết với kế hoạch xây dựng bãi chứa chất thải, và những sinh

viên được nhận tiền thì không hoàn thành bài kiểm tra.

Khi nhìn vào điểm số của 50% sinh viên đứng đầu ở cả hai nhóm, bạn sẽ nhận thấy những sinh viên không được nhận tiền thưởng vẫn vượt qua những người bạn được thưởng tiền của họ với số điểm trung bình là 39 so với mức điểm 34,9 của các sinh viên có tiền thưởng. Còn khi nhìn toàn bộ bảng điểm, chúng ta sẽ nhận thấy các sinh viên không được nhận tiền lại hoàn thành bài kiểm tra với kết quả tốt hơn những sinh viên có tiền thưởng với điểm trung bình là 28,4 so với mức điểm 23,1 của các sinh viên được nhận tiền thưởng.

Các nhà kinh tế có thể phải thảo luận về lý do tại sao việc đưa ra mức hỗ trợ tài chính lại không mang lại kết quả như mong đợi, nhưng các nhà nghiên cứu tại Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ (NIH) đã xác định được dạng tâm lý học thần kinh chi phối đến nghịch lý này.

Nhóm nghiên cứu NIH cho những người tham gia lần lượt nằm vào một chiếc máy chụp cộng hưởng từ MRI đặc biệt được nối kết với màn hình máy tính và một cần điều chỉnh đơn giản. Khi nằm bên trong chiếc máy này, các tình nguyện viên sẽ được tham gia một trò chơi video gợi nhớ đến loạt trò chơi của hãng Atari. Khi bắt đầu mỗi màn của trò chơi, sẽ có một vòng tròn, một hình vuông hoặc một hình tam giác xuất hiện trên màn hình. Mỗi hình ảnh thể hiện một ý nghĩa riêng biệt. Vòng tròn nghĩa là nếu bạn hoàn thành nhiệm vụ sắp tới, hạ gục một nhân vật xuất hiện trên màn hình, bạn sẽ được thưởng tiền. Những vòng tròn khác nhau tương ứng với những phần

thưởng khác nhau. Một vòng tròn trơn tương ứng 20 xu tiền thưởng. Nếu vòng tròn có một đường cắt ngang, bạn được thưởng 1 đô-la và hai đường cắt ngang tương ứng 5 đô-la tiền thưởng.

Khi người chơi nhìn thấy một hình vuông thay vì một hình tròn, tự nhiên họ khẽ co mình bởi vì phải đối mặt với một tin xấu. Mục tiêu của trò chơi vẫn là hạ gục nhân vật xuất hiện trên màn hình, nhưng nếu thất bại họ sẽ bị phạt 20 xu, 1 đô-la hoặc 5 đô-la.

Trong trường hợp người chơi nhìn thấy một hình tam giác, điều đó có nghĩa là họ sẽ không bị mất hay nhận thêm tiền. Dù có đạt được mục tiêu hay không, họ sẽ vẫn bảo lưu được số tiền của mình.

Trong khi đang điều khiển trò chơi, những người tham gia cũng được nhìn thấy một thanh trượt hiển thị số tiền tăng lên hoặc mất đi của mình. Đồng thời, các nhà khoa học tiến hành quan sát hoạt động não của người chơi. Các nhà khoa học nhận thấy rằng mỗi khi một vòng tròn hoặc một hình vuông xuất hiện – dấu hiệu quy ước người chơi sẽ được nhận thêm hoặc bị trừ tiền – thì một vùng não xác định của người chơi sẽ bị kích thích. Còn trong trường hợp hình tam giác xuất hiện thì vùng não này vẫn cứ ngủ im (điều này cũng đồng nghĩa với việc số tiền vẫn được giữ nguyên). Vùng não đó được gọi là nhân áp ngoài.

Theo thuyết tiến hóa, nhân áp ngoài là một trong những phần quan trọng nhất của não bộ, vùng này vốn có liên quan đến “khía cạnh hứng thú” của chúng ta: đây chính là vùng não tạo cảm giác hưng phấn khi bạn chuẩn bị cho một cuộc hẹn nóng bỏng, khuấy động sự hào hứng của các cổ động viên thể thao khi đội nhà giành chiến thắng. Các nhà khoa

học gọi vùng não này là trung tâm khuếch tán hưng phấn, bởi vì nó có liên hệ với những xúc cảm cao trào như khi dùng thuốc, quan hệ tình dục và hành động mạo hiểm.

Vùng trung tâm khuếch tán hưng phấn sẽ tạo nên cảm giác bị cuốn hút khi nó hoạt động đến một mức nào đó. Chẳng hạn: chất kích thích như cocain khiến các nhân áp ngoài tiết dopamine, một loại hoóc-môn tạo cảm giác hài lòng và mãn nguyện. Lý do khiến cocain gây nghiện chính là vùng trung tâm khuếch tán hưng phấn sẽ kích thích để tạo ra mức hưng phấn ngày càng cao hơn. Nghiên cứu từ máy chụp MRI đã khiến các nhà khoa học kinh ngạc bởi vì nó chỉ ra rằng trung tâm khuếch tán hưng phấn cũng là nơi chi phối phản ứng của chúng ta trước những động lực hỗ trợ bằng tài chính. Số tiền đưa ra càng lớn, trung tâm khuếch tán hưng phấn càng bị kích thích. Một món tiền thưởng, theo nghĩa sinh học, có tác động giống như một liều cocain nhẹ.

Bây giờ hãy cùng so sánh phản ứng trên với phản ứng thần kinh của chúng ta trước ý niệm về lòng vị tha. Năm 2006, chỉ một vài năm sau nghiên cứu của NIH, các nhà khoa học của Đại học Duke yêu cầu một nhóm người tham gia một trò chơi tương tự trò Atari, nhưng thay vì chính họ được nhận tiền thưởng thì người chơi được cho biết rằng điểm số họ đạt được càng cao thì sẽ càng có nhiều tiền được quyên góp vào quỹ từ thiện.

Kết quả là trong các bức ảnh chụp cộng hưởng từ, vùng trung tâm khuếch tán hưng phấn vẫn ngủ im trong suốt thời gian trò chơi diễn ra. Tuy nhiên, một vùng não khác có tên là rãnh chi phối thùy thái dương 

sau và trước lại liên tục bị kích thích. Đây cũng chính là vùng não chịu trách nhiệm chi phối cảm xúc của chúng ta đối với những tương tác xã hội, như cách chúng ta nhìn nhận về người khác, cách chúng ta liên kết và thiết lập mối quan hệ. Để chắc rằng những người tham gia đang phản ứng với lòng bao dung và không chỉ phản ứng trước trò chơi đang diễn ra, các nhà nghiên cứu đã quan sát những người tham gia khảo sát trong lúc họ đang xem một máy tính điều khiển trò chơi với luật chơi tương tự. Mặc dù thực tế là những người tham gia chỉ giữ vai trò là người quan sát, nhưng rãnh chi phối thùy thái dương sau và trước của họ – mà chúng ta sẽ gọi là trung tâm khuếch tán lòng vị tha – vẫn hoạt động rất hiệu quả.

Kết quả từ cuộc khảo sát về dự án xây dựng khu chứa chất thải hạt nhân ở Thụy Sĩ và khảo sát về điểm số GMAT của các sinh viên ở Israel đã mở ra một hướng mới cho mối liên hệ giữa hai phần này của bộ não. Không giống những vùng não kiểm soát vận động và ngôn ngữ, trung tâm khuếch tán hưng phấn và trung tâm khuếch tán lòng vị tha không đồng thời tác động mà sẽ là hoặc vùng này hoặc vùng kia hoạt động. Nếu hai vùng não hoạt động đồng thời, khi đó đối với tình huống ở Thụy Sĩ, bạn sẽ chứng kiến hai hiệu ứng kết hợp – tỷ lệ người dân tán đồng kế hoạch xây dựng khu chứa chất thải sẽ tăng cùng với mức tăng của số tiền đền bù. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Trong phần đầu của cuộc nghiên cứu, khi vấn đề tiền bạc chưa được đặt ra, trung tâm khuếch tán lòng vị tha sẽ giữ vai trò kiểm soát – khi mọi người cân nhắc hiểm họa sống gần một khu chứa chất thải hạt nhân và cơ hội giúp ích cho cộng đồng. Trái lại, chính

trong lúc vấn đề tiền bạc được nêu ra thì sự việc lại diễn biến theo chiều hướng ngược lại. Lúc này, trung tâm khuếch tán hưng phấn giữ vai trò quyết định và người ta đã không chấp nhận kế hoạch đó vì hai lẽ: thứ nhất là sự nguy hiểm trước nguy cơ bị nhiễm phóng xạ, và thứ hai là cảm giác hoài nghi khi họ được nhận tiền “quá dễ dàng”. Ngoài ra, số tiền 5.000 frăng không đủ để thuyết phục trung tâm khuếch tán hưng phấn.

Đối với trường hợp những sinh viên tham gia thực hiện bài kiểm tra GMAT, điều tương tự cũng đã xảy ra. Khi vấn đề tiền thưởng được đặt ra thì động lực của lòng vị tha (tức cần nỗ lực hoàn thành bài kiểm tra để giúp nhóm nghiên cứu) trong các sinh viên không còn nữa, vì vậy số tiền thưởng đã trở thành động lực duy nhất khiến họ tiếp tục tham gia cuộc khảo sát. Nhưng vì số tiền thưởng này quá ít ỏi để có thể kích thích trung tâm khuếch tán hưng phấn nên các sinh viên đã có xu hướng giảm nhiệt tình.

Có thể hình dung mọi chuyện như sau: chúng ta có hai “guồng máy” đang vận hành trong não bộ, nhưng chúng lại không thể đồng thời hoạt động. Chúng ta có thể tiếp cận một nhiệm vụ với mong muốn giúp đỡ hoặc xuất phát từ hứng thú của bản thân. Hai guồng máy này hoạt động bằng những nhiên liệu khác nhau và lượng nhiên liệu cũng khác. Trung tâm khuếch tán lòng vị tha không cần nhiều nhiên liệu: nó chỉ cần bạn có cảm giác mình đang giúp đỡ một ai đó hoặc nhằm tạo nên một ảnh hưởng tích cực. Nhưng trung tâm khuếch tán hưng phấn dường như cần nhiều hơn, chứ không chỉ là 2,5 xu cho mỗi câu

trả lời đúng hoặc đền bù 5.000 frăng cho người tán đồng dự án khu chứa chất thải hạt nhân.

Động lực có giao thoa của cả ba lĩnh vực kinh tế, sinh học và tâm lý này thường hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Giả sử một người bạn gọi cho chúng ta và nói rằng anh cần người phụ giúp dọn nhà. Chúng ta vẫn có thể càu nhàu đôi chút, nhưng đa phần là sẽ vẫn có mặt ở nhà anh bạn ấy vào một ngày thứ Bảy để giúp anh dọn nhà. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu người bạn của bạn cũng đề nghị được giúp đỡ nhưng cho biết thêm là bạn sẽ nhận được 10 đô-la cho những gì bạn làm? Nhiều khả năng bạn sẽ nghĩ rằng số tiền ít ỏi đó không xứng với một ngày lao động vất vả, và bạn sẽ nhắc khéo người bạn của mình rằng vẫn luôn có các dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp sẵn sàng phục vụ. Tương tự, hãy tưởng tượng bạn đang gấp rút giải quyết công việc để kịp thời hạn và bạn rất cần một đồng nghiệp ở lại đến mười giờ tối để giúp bạn hoàn thành dự án. Đồng nghiệp của bạn sẽ rất sẵn sàng giúp bạn và hăng hái làm việc nếu bạn giải thích hoàn cảnh cấp bách của mình và nhờ họ giúp một tay hơn là đề nghị trả công cho họ 15 đô-la.

Dĩ nhiên vấn đề không chỉ dừng ở những đề nghị hỗ trợ đơn giản. Phát hiện này lý thú không chỉ ở trường hợp một người tìm sự giúp đỡ trong những việc nặng nhọc mà còn có ở trường hợp những người đang vận động hoặc điều hành các quỹ quyên góp từ thiện. Những ai theo dõi chương trình vận động quyên góp trên đài Phát thanh quốc gia Mỹ NPR và kênh truyền hình Dịch vụ Truyền thông công cộng PBS ở Mỹ đều biết rằng ngoài việc thông tin từ thiện

của bạn được công bố trên sóng phát thanh hoặc truyền hình, thông thường bạn còn nhận được những quyển sách, túi xách hoặc đĩa DVD miễn phí thay lời cảm ơn cho sự hào phóng của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy những hình thức đền bù này lại có thể làm lung lay động lực muốn giúp đỡ ban đầu của mỗi chúng ta.

Có vẻ như khi trung tâm khuếch tán hưng phấn và trung tâm khuếch tán lòng vị tha lần lượt tác động thì vùng hưng phấn có nhiều khả năng sẽ lấn át vùng vị tha. Chúng ta hãy cùng theo dõi kẻ lấn át này hoạt động như thế nào tại một ngôi trường nhỏ ở bang Michigan.

Trường Trung học Cộng đồng (Community High School) ở Thành phố Ann Arbor được thành lập vào năm 1972 với vai trò là trường kiểu mới đầu tiên của thành phố. Với khởi đầu như thế, trường có một số quy định nhất định. Một trong số đó là học sinh phải mang giày khi đi học. Trường cũng tạo nhiều cơ hội để các học viên cảm thấy tự do sáng tạo và học tập, học viên luôn được khuyến khích phát triển những thế mạnh đặc biệt của mình. Về phần giáo viên, lương khởi điểm của họ vào năm 1996 là 22.848 đô-la. Sự chênh lệch giữa khối lượng công việc quá nhiều và khoản thù lao thấp đã ảnh hưởng đến sự cống hiến và tận tâm của các giáo viên trong việc đào tạo các học viên trở thành những cá nhân phát triển toàn diện. Thật ra, trường có một danh sách dài các học viên xếp hàng chờ đợi để được xét duyệt vào học.

Khi tiếng tăm của trường lan rộng, một điều luật mới được ban hành cho phép các trường học được hoạt động độc lập nếu các trường thử nghiệm những

chương trình đổi mới. Vì thế, để có được quyền tự chủ, trường Cộng đồng quyết định tiên phong thực hiện một chương trình cải cách. Tuy không dễ dàng xác định đâu là vấn đề cấp bách nhất cần giải quyết trước, nhưng nhà trường cũng đã tiến hành một vàiđề án mới. Chính vì vậy, đúng kiểu của trường Cộng đồng, tập thể giáo viên và ban quản trị đã cùng họp với nhau để tìm hướng giải quyết.

Trong khi xem xét vấn đề, các giáo viên nhận ra học viên trong trường về cơ bản phân thành hai nhóm: những học viên chăm chỉ, thường xuyên đến lớp và những học viên không hứng thú nhiều với chuyện học hành, luôn lợi dụng những kẽ hở trong quy định của nhà trường để trốn học. Mục tiêu của chương trình thí điểm này là thay đổi tình trạng học viên bỏ lớp, tăng tỷ lệ đến lớp, đồng thời nâng cao ý thức của học viên (ý tưởng này chính là nếu bạn không đến trường, bạn sẽ không thể tích lũy được kiến thức). Nhằm khuyến khích nâng cao tỷ lệ học viên đến lớp, vào một ngày bất kỳ trong tuần lễ cuối cùng của mỗi học kỳ, những giáo viên có số lượng học viên hiện diện trong lớp đạt 80% trở lên sẽ được nhận thưởng tương ứng với 12% tổng mức lương hàng năm của họ.

Cần lưu ý rằng trường Cộng đồng áp dụng động lực khuyến khích này chỉ như một cách nhằm hoàn thiện chương trình thử nghiệm của mình. Các giáo viên không hề đề nghị được thưởng tiền, và vấn đề tỷ lệ học viên tham gia lớp học của trường cũng không phải vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau vài năm thực hiện chương trình, kết quả cho thấy tỷ lệ hoàn thành khóa học đã tăng từ 51% lên 72%. Chương

trình thử nghiệm của trường dường như đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận.

Nhưng một cuộc điều tra kỹ hơn đã chỉ ra rằng chương trình này thật sự không hiệu quả như các kết quả khả quan ban đầu. Tuy tỷ lệ hoàn thành khóa họctăng, tỷ lệ tham gia lớp học của học viên không giảm, nhưng tỷ lệ không qua được các kỳ thi của học viên đã giảm từ 59% xuống mức 58,62%. Điều này có nghĩa là dù số học viên hiện diện ở các lớp học tăng lên nhưng thói quen đến lớp vẫn không thay đổi gì hơn so với trước khi thực hiện chương trình thử nghiệm. Tuy vậy, phát hiện gây ngạc nhiên nhất chính là không hiểu vì lý do gì, điểm tích lũy trung bình (GPA) của học viên đã giảm một cách đáng kể từ 2,71 xuống còn 2,18.

Trong suốt thời gian thực hiện chương trình này, các tiêu chuẩn học thuật ở trường Cộng đồng và hoạt động định hướng cho học viên vẫn không thay đổi. Hơn nữa, điểm tích lũy trung bình ở một ngôi trường gần đó vẫn được duy trì trong cùng khoảng thời gian này. Như vậy có nghĩa là kết quả của trường Cộng đồng không phải là xu hướng chung của tình hình giáo dục lúc đó. Sự sụt giảm của điểm tích lũy trung bình đã đưa đến một kết luận đáng lo lắng: học viên không thật sự chăm lo học hành.

Khi các nhà nghiên cứu của Viện W.E. Upjohn xem xét những con số này và phỏng vấn ban quản lý cũng như tập thể giáo viên, họ đã phát hiện một điều khá thú vị. Phân tích của nhóm nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi mức độ tập trung của các giáo viên.Khi kế hoạch thử nghiệm được công bố, để nhận được số

tiền thưởng hấp dẫn, các giáo viên đã bắt đầu tập trung mọi nỗ lực để làm sao lôi kéo được những học viên thường trốn học đến lớp. Thay vì cố gắng giúp sinh viên phát huy trọn vẹn năng lực thật sự của mình thì các giáo viên đã đi chệch hướng.

Không ai nhận ra sức hấp dẫn của món tiền thưởng đã khiến cho trung tâm khuếch tán hưng phấn của các giáo viên lấn át trung tâm khuếch tán lòng vị tha. Và vì thế, họ chỉ nhìn thấy món tiền thưởng hấp dẫn ngay trước mắt mình. Thay vì tập trung vào chuyên môn giảng dạy, họ bắt đầu quan tâm đến một mục tiêu khác hấp dẫn hơn, đó là tiền thưởng. Và để lôi kéo các sinh viên đến lớp, họ tổ chức những “hoạt động ngoại khóa và hội hè trong lớp học”. Chắc hẳn đấy hoàn toàn không phải là điều họ từng nghĩ đến khi chọn theo nghề giáo.

Rõ ràng là các giáo viên trường Cộng đồng không hề từ bỏ nguyên tắc hay cố ý hạ thấp chuẩn mực của mình. Hành động của họ chẳng qua là do chịu sự điều khiển của trung tâm khuếch tán hưng phấn. Trước khi nhận ra mọi việc thì chúng ta đã đi quá xa con đường được vạch ra trong kế hoạch ban đầu. Vậy bằng cách nào trung tâm khuếch tán hưng phấn nắm quyền điều khiển chúng ta? Anton Souvorov, một nhà kinh tế ở Đại học Toulouse, đã rút ra kết luận dựa vào một mô hình phân tích toán học phức tạp rằng phần thưởng có thể tạo cảm giác bị cuốn hút. Phản ứng của chúng ta trước một món tiền thưởng không những giống phản ứng với các chất kích thích như cocain, mà còn khiến chúng ta bị thôi thúc phải đạt được phần thưởng đó. Các giáo viên trường Cộng đồng đã có hành vi tương tự như những kẻ nghiện tìm cách đạt đến khoái cảm cao hơn, dĩ nhiên trong trường hợp này mức độ đã được giảm đi rất nhiều: họ bị món tiền thưởng thu hút và rồi họ thay đổi một cách vô thức những chuẩn mực, mục tiêu và tư cách của chính họ.

Các nhà tâm lý học thần kinh đã chỉ ra rằng những hoạt động bị các hóa chất gây nghiện chi phối và những hoạt động được đền bù bằng tiền bạc đều do trung tâm khuếch tán hưng phấn kiểm soát. Bởi vì những động lực khuyến khích ở phương diện tiền bạc tạo ra rất nhiều cảm hứng cho chúng ta nên chúng cũng dễ dàng xô lệch suy nghĩ của chúng ta. Ở trường Cộng đồng, động lực khuyến khích mang tính duy lý ban đầu đã kéo theo những hành xử sai lệch và tạo ra những kết quả phản tác dụng. Chậm nhưng chắc chắn, trung tâm khuếch tán hưng phấn đã chế ngự và giành quyền kiểm soát của trung tâm khuếch tán lòng vị tha.

Vậy thì, vấn đề lúc này không chỉ đơn giản xoay quanh chuyện về các phần thưởng và các khoản đền bù. Chỉ khi bạn bị ám ảnh bởi khả năng sẽ có một phần thưởng ngay từ đầu và từ đó tạo nên tình huống có qua có lại thì những hiệu ứng tiêu cực này mới xảy ra. Khi tiến hành xem xét và phân tích sâu rộng các nghiên cứu về động cơ thúc đẩy, một điều thú vị đã được khám phá: kỳ vọng về một phần thưởng khuấy động trung tâm khuếch tán hưng phấn thậm chí còn mạnh hơn cả cảm giác khi đạt được phần thưởng đó. Khen thưởng một đứa trẻ chiến thắng trong hội chợ khoa học bằng cách dẫn nó đến Disneyland là một chuyện, nhưng việc hứa hẹn trước với nó rằng: “Nếu cháu tham gia hội chợ và 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.