Ngày xưa có một con bò

7. LÀM SAO ĐỂ LOẠI BỎ BẤT KỲ CON BÒ NÀO



Đối với tôi con bò lớn nhất mà tôi từng có khi lấy chồng và sinh con tên là “người mẹ bận rộn/ hội chứng hy sinh”, khi tôi có cảm giác mình chẳng bao giờ có thời gian cho bản thân. Tôi không thể tập thể dục vì không rảnh, không thể đọc sách hoặc theo đuổi những sở thích cá nhân vì tôi luôn phải để mắt đến lũ trẻ. Tôi đang đấu tranh với sự biện bạch này. Tôi đã học cách giành ưu tiên thời gian của mình để có thể vừa chăm lo cho gia đình vừa có thời gian cho bản thân. Chẳng hạn bây giờ tôi có thể tập thể dục hoặc đạp xe vào buổi sáng. Tôi biết thay đổi này chẳng đáng kể gì, nhưng nó làm tôi cảm thấy tốt hơn rất nhiều ở thế chủ động.

Sarah, Irvina, California

Hãy bắt đầu với sự thật hiển nhiên sau: những niềm tin sai lầm và những lời biện bạch của chúng ta không tồn tại trong cuộc sống thực; nó chỉ tồn tại trong đầu chúng ta. Mặc dù chúng có vẻ thật, chính xác và thực tế, chúng vẫn không phải là những tình huống có thật (“khó khăn của tôi là do nền kinh tế hiện nay”) giới hạn thể chất (“khó khăn của tôi là do tôi không đủ chiều cao”), hay do người khác (“khó khăn của tôi là vợ/ chồng tôi không ủng hộ tôi”). Đây là những niềm tin mà chúng ta lưu trữ trong não bộ. Tuy nhiên, niềm tin không phải là sự kiện thực tế. Thậm chí cả khi có nhiều người cùng tin rằng một việc gì đó bất khả thi, điều đó cũng không làm cho nó trở thành sự thật. Hãy cẩn thận đừng nhầm lẫn giữa niềm tín và hiện thực.

Hãy xét ba phạm trù sau đây – hoàn cảnh, giới hạn thể chất, và con người thật cặn kẽ và xem thử vì sao niềm tin không bao giờ thật sự đúng hay sai, mà chỉ là sự áp đặt và hạn chế.

Thành công trong nghịch cảnh

Chúng ta thường cho rằng sở dĩ mình không thành công và thường xuyên thất bại là vì chúng ta gặp phải những điều kiện hoặc hoàn cảnh không thuận lợi vượt quá khả năng của bản thân. Những thảm họa do thiên nhiên, sự xáo trộn của tình hình xã hội và kinh tế, nghịch cảnh của mỗi cá nhân đều có cơ hội phát triển thành những con bò mập mạp.

Nhiều người rất quen thuộc với những tuyệt tác của George Frederick Handel – nhà soạn nhạc lỗi lạc của mọi thời đại. Nhưng nếu đã nghe chuyện về cuộc đời của ông, chắc chắn lần sau nghe lại những tác phẩm đó, bạn sẽ có cảm nhận khác hẳn.

Từ khi còn nhỏ, mặc dù Handel không nhận được lời động viên nào trong lĩnh vực âm nhạc, ông ấy đã là một thần đồng âm nhạc. Được 12 tuổi, ông là tay chơi organ phụ nhà thờ lớn ở quê ông. Trước năm 21 tuổi, ông đã sáng tác 2 vở oprea nổi tiếng khắp thế giới vào năm 40 tuổi.

Và rồi hoàn cảnh bắt đầu thay đổi. Nhiều lần ông đứng trên bờ vực phá sản, và cứ như thể chuyện đó còn chưa đủ lâm ly, một cơn đột quị khiến ông bị liệt cánh tay phải và mất khả năng sử dụng hết bốn ngón tay. Bạn có thể tưởng tượng được điều đó ảnh hưởng như thế nào đến tương lai sự nghiệp của một nghệ sĩ dương cầm như ông ấy? Mặc dù đã hồi phục, ông chán nản và mệt mỏi với nợ nần và quyết định buông xuôi, ông rút lui và săn sàng đối mặt với cuộc sống khốn cùng.

Qua tất cả những điều đó, bạn có thể nói rằng bất kể có phải là kết quả của số phận bi thảm hay là hậu quả của những việc mà ông đã làm, Handel đã gom góp nên một đàn bò và chính đàn bò này đã khiến ông cảm thấy kiệt quệ và trở nên bất lực.

Tuy nhiên, ngay tại vực sâu nhất của cuộc sống, ông đã có một cơ hội phổ nhạc cho lời của một vở nhạc kịch dựa vào cuộc đời của Chúa Ki-tô. Ông có thể nói “Tôi đã hết thời rồi,” “Chuyện này thì có ích gì?” hay viện bất cứ lý do thông thường nào để tránh né đề nghị đó. Nhưng ông đã quyết định không cho phép nghịch cảnh chi phối cuộc đòi mình thêm nữa. Nói cách khác, ông quyết định giết những con bò đã làm cho ông dễ dàng chấp nhận tình cảnh nghèo nàn của mình.

Với bầu nhiệt huyết mới lấy lại, ông lại bắt tay vào việc. Một tháng sau, ông đã hoàn thành bản thảo dài 260 trang, và đặt tên là The Messiah.

Sau đó, ông cố kể rằng trong lúc đang viết “The Hallelujah Chorus”, ông có cảm giác như mình đã nhìn thấy “Chúa trên ngai vàng với các thiên thần của Ngài vây quanh”.

Bài học ở đây khá đơn giản: trong cuộc đời bạn có thể trở thành nạn nhân của nghịch cảnh, bạn có thể chịu đựng nó hoặc bạn bất chấp nó và thành công. Do bạn tự quyết định mà thôi.

Chiến thắng thật sự sau truyền thuyết 1 dặm 4 phút

Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem xét các giới hạn thể chất. Trong những buổi thảo luận chuyên đề và hội thảo, tôi thường kể lại câu chuyện dưới đây:

Trong nhiều thập kỷ tranh giải Olympic, không vận động viên điền kinh nào có thể chạy hết 1 dặm trong 4 phút. Thực ra thì năm 1903, Harry Anđrews, một huấn luyện viên Olympic người Anh đã tuyên bố kỷ lục 4 phút 12 giây 75 không thể nào bị phá vỡ. Và ông có lý do để cảm thấy điều đó là chắc chắn. Kỷ lục này do một vận động viên điền kinh người Anh, Walter George, thiết lập từ năm 1886, và mười bảy năm sau đó, chưa hề có vận động viên nào đạt được dưới hai giây so với kỷ lục đó.

Nếu kỷ lục này không thể bị phá, như Andrew nghĩ, thì 1 dặm trong 4 phút càng là một mục tiêu hoang tưởng cho bất kỳ ai muốn đạt được.

Cùng trong thời gian đó, các vận động viên cũng nghe những người được cho là chuyên gia ra rả các lý do ửng hộ cho sự khẳng định của vị huấn luyện viên nọ. Ngay cả cộng đồng y khoa cũng khuyến cáo các vận động viên rằng áp lực lên cơ thể trong việc cố gắng chạy 1 dặm trong 4 phút có thể gây hại cho cơ thể.

Mãi cho đến năm 1915 kỷ lục này, vốn đã được duy trì trong suốt hai mươi chín năm, mới bị phá vỡ. Tuy nhiên, kỷ lục mới 4 phút 12 giây 6 cũng còn cách xa mức 4 phút. Thực ra thì kỷ lục gần với mức này nhất được thiết lập năm 1945 khi Gunder Hagg người Thụy Điển chạm mức sau 4 phút 1 giây 3. Và kỷ lục này được duy trì trong gần một thập kỷ. Những vận động viên giỏi nhất thế giới đã đạt rất sát mức kỷ lục này, nhưng không ai có thể phá vỡ nó. Vì sao? Vì đó là điều bất khả. Bác sĩ nói chuyện đó là bất khả. Các nhà khoa học nói cơ thể con người không thể chịu nổi áp lực sinh ra khi chạy nhanh như vậy.

Tất cả đã thay đổi vào cái ngày một vận động viên trẻ tuổi người Anh tên Roger Bannister tuyên bố công khai là anh ta có thể chạy hết 1 dặm trong vòng 4 phút.

Một năm trước đó, anh đã vô địch cự ly 1 dặm ở Anh và rất sẵn sàng cho giải Olympic. Thật không may, lịch thi đấu có những thay đổi ở phút cuối cùng nên anh không thể nghỉ ngơi giữa các lượt thi đấu, điều đó khiến anh phải về đích ở vị trí thứ tư và hứng chịu búa rìu của báo giới thể thao Anh – những người kết tội anh đã quay lưng với phương pháp huấn luyện và rèn luyện thông thường nên mới có thành tích thảm hại đến như vậy.

Đó là khi, bị thúc đẩy bởi những lời chỉ trích, vận động viên trẻ này phải cứu lấy danh dự của mình bằng việc lập nên một kỷ lục mới với cự ly 1 dặm. Nhưng không phải như các kỷ lục thông thường. Anh sẽ phá vỡ cái rào cản 4 phút gần như bất khả vượt qua đó. Mọi người – các chuyên gia thể thao, các cơ sở y tế, mọi người! – đều nghĩ chắc anh chàng này bị điên!

Sau nhiều trở ngại và thất bại, cơ hội đã đến với anh vào ngày 6 tháng 5 năm 1954, tại một lượt thi đấu ở Oxford, trong giải Liên Đoàn Thể Thao Không Chuyên Anh Quốc. Ngày hôm đó anh đã làm nên điều bất khả. Anh chạy hết 1 dặm dưới 4 phút. Huyền thoại kỷ lục không thể phá vỡ đã sụp đổ.

Khi cuộc đua bắt đầu, Chris Brasher dẫn đầu với Bannister ngay phía sau và người bạn, cũng là đối thủ của anh, Chris Chataway ở vị trí thứ ba. Nửa dặm đầu tiên trôi qua sau 1 phút 58 giây. Sau hai vòng rưỡi, Brasher bắt đầu thấm mệt, Chataway vượt lên dẫn trước và Bannister mau chóng chiếm vị trí thứ hai. Sau ba phần tư dặm, cuộc đua hầu như trở nên dễ dàng hơn.

Khi hồi chuông vang lên, báo hiệu vòng chạy cuối cùng, Bannister đã chạy hết 3 phút 0,7 giây và đám đông hò reo vang dội.

Barmister biết rằng nếu muốn đạt được mục tiêu, anh phải hoàn tất vòng chạy cuối cùng trong 59 giây. Chataway đang dẫn đầu ở khúc cua phía trước và cách đích đến khoảng 230 mét, Bannister chạy nước rút vượt lên dẫn đầu với sự bứt phá cuối cùng và lao về đích. Lúc đó anh đã chạy thục mạng. Anh biết rằng thời khắc của cả cuộc đời đang năm trong tầm tay. “Cảm xúc lẫn lộn giữa sợ hãi và tự hào”, anh viết sau đó, có vẻ như là động lực duy nhất giúp anh tiến lên – anh sợ nếu thất bại, sẽ không có một cánh tay nào nâng đỡ anh và cả thế giới sẽ thành một nơi lạnh lẽo, ngột ngạt, vì lần trước anh đã suýt chạm tới sự thất vọng đó.

Ở gần 150 mét cuối cùng, anh được tiếp sức từ sự gào thét hy vọng và cổ vũ của đám đông trên sân Oxford, từ những người thiết tha mong anh chiến thắng. Mặc dù đã kiệt sức anh vẫn cố gắng chạy, dưới sự thúc đẩy của sức mạnh ý chí và những năm tháng rèn luyện. Giải băng đích chỉ còn cách anh 5 mét nhưng lại trông có vẻ như đang lùi dần ra xa.

Trong cuốn The Four- Minute Mile, Bannister miêu tả nỗ lực không thể tưởng tượng đã góp phần vào chiến thắng của anh. “Những giây cuối cùng đó dường như kéo dài vô tận. Cái giải băng mờ nhạt chỉ đích đến căng trước mắt tôi trông như noi trú ẩn của sự bình yên, sau tất cả những cố gắng. Tôi nhào tới cái dải băng như một người tung bước nhảy vọt cuối cùng qua một vực thẳm đang chực chờ nuốt chửng lấy anh ta. Mọi nỗ lực đã cạn kiệt và tôi ngã quỵ hầu như bất tỉnh. Lúc đó chỉ có sự đau đón ngập tràn trong tôi. Tôi cảm thấy một vầng ánh sáng chói lòa bùng nổ, không còn thiết sống”.

Bình luận viên trên sân vận động, Norris Mc Whirter khiến đám đông sốt ruột bằng cách câu giờ càng lâu càng tốt: “Kính thưa các quý bà quý ông, đây là kết quả của cự ly một dặm: R.G. Bannister, thuộc Liên Đoàn Thể Thao Không Chuyên, đã từng thuộc về trường Đại Học Exerter và Merton, Oxford, với kỷ lục đường chạy và thi đấu mới, và với thời gian – đã được phê chuẩn – sẽ trở thành Kỷ Lục mới của người dân Anh, của Anh Quốc, của Châu Âu và của cả thế giới. Thời gian là ba phút…” Phần còn lại chìm nghỉm trong sự reo hò phấn khích. Anh ấy đã thành công!

Sau khi Bannister nghiền nát kỷ lục này, các vận động viên điền kinh trên toàn thế giới đã nhìn ra được triển vọng. Trong vòng một năm, 37 vận động viên khác tiếp tục phá vỡ rào cản. Và trong những năm tiếp theo, 300 vận động viên khác đã làm được. Ngày nay, ngay cả học sinh phổ thông cũng có thể chạy hết 1 dặm trong vòng 4 phút.

Khi được hỏi vì sao chỉ trong một thời gian ngắn mà có thể có nhiều người cùng làm được điều đó, Bannister trả lời: “Đó không phải là hạn chế về thể chất mà là rào cản về tinh thần”. Những vận động viên này chỉ đơn giản gỡ bỏ những giới hạn đã nhiều năm giam giữ họ.

Rào cản tinh thân – chúng ta ai cũng có. Một số người trong chúng ta đã quyết định gỡ bỏ nó và giải phóng năng lực thật sự của mình, và bắt đầu làm được những gì trước đây từng bị coi là những mơ ước bất khả. Và bạn cũng có thể làm như vậy. Tất cả những gì bạn cần là xác định những niềm tin sai lầm đang kìm hãm mình, và thay thế nó với những tư tưởng và niềm tin có thể làm bạn mạnh mẽ và tự tin hơn.

“Tôi biết con bò của mình là gì”

Bây giờ hãy xem xét đến nhóm thứ ba: Con người. Nếu bạn cho rằng chính người khác đã ngăn cản bạn thi thố hết khả năng hoặc khiến bạn không đạt mục đích thì bạn đã lầm. Xin đừng hiểu sai ý tôi. Tôi không có ý nói rằng người khác hoàn toàn không ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của bạn. Có đấy.

Tuy nhiên, họ không bao giờ là nguyên nhân của những nhược điểm của chúng ta. Ngay cả khi bạn muốn nghĩ như vậy, người khác cũng không bao giờ là những con bò của chúng ta. Mặc dù bạn có thể không đồng tình, thì người vợ hoặc chồng đểnh đoảng của bạn, hay các bậc phụ huynh suốt ngày cằn nhằn, hay ông sếp hách dịch, hay một người bạn chuyên làm mọi chuyện rối tung cũng chẳng phải là những con bò của bạn. Họ không phải là người để bạn đổ lỗi cho sự tầm thường của mình Có lẽ bạn đang tự nhủ: “Nói thật lòng nhé, tiến sĩ Cruz trong trường hợp của tôi, con bò của tôi chính là ông sếp” Hầu như trong 100 phần trăm các trường họp người ta nghĩ rằng người khác mới là nguyên nhân gây ra số phận hẩm hiu cho họ, tôi phát hiện vấn đề thật sự chính là một niềm tin sai lầm tình cờ “dính” đến người bị họ buộc tội.

Để tôi kể cho bạn một ví dụ. ít lâu trước đây, tôi thuyết trình tại một hội nghị dành cho nữ doanh nhân. Trong giờ giải lao, vài người thường tranh thủ kể với tôi về những sự phấn đấu của bản thân họ và những thành tựu mà họ đã đạt được. Trong dịp này, có một phụ nữ cực kỳ hoạt bát đã tham gia, vỗ tay, reo vui, và cười to suốt từ đầu đến cuối. Cô ta kéo tôi sang bên, nói với tôi bằng giọng rất xúc động: “Tiến sĩ Cruz ạ, ông đã làm tôi sáng mắt đấy. Tôi nghĩ tôi đã khám phá được một điều. Tôi biết con bò của mình là gì!”.

Bất cứ khi nào tôi nghe ai nói những điều như vậy, tôi biết rằng người đó đã không hiểu đúng điều tôi muốn nói. Cô ấy tiếp tục: “Tôi đã xác định lại nghi ngờ của mình. Giờ đây thì tôi biết rằng ông chồng tôi chính là con bò của tôi!”. Tôi giải thích với cô ấy rằng người khác không bao giờ có thể là con bò của chúng ta. Tôi chưa kịp nói tiếp thì cô ấy đã ngắt ngang. “Tôi biết điều đó đúng trong hầu hết mọi trường hợp, tiến sĩ ạ, nhưng không phải trong trường hợp của tôi. Tôi quả quyết như thế đấy; chồng tôi chính là con bò của tôi”.

Tôi hỏi làm thế nào cô có được một kết luận như vậy.

“Một năm trước, tôi thành lập một công ty riêng,” cô bắt đầu kể, “nhưng tôi không biết làm sao để đẩy công việc đến chỗ thành công, và tôi khẳng định đó chính là vì thiếu sự hỗ trợ của chồng. Anh ấy chẳng hề giúp gì cho tôi, đã vậy còn không hề cổ vũ tôi. Tôi đã biết đó là lý do khiến công ty tôi trì trệ.”

“Chị thấy chứ? Tôi đã thưa với chị rồi. Chồng chị đâu phải con bò của chị.”

“Ông nói sao? Tôi đã nói với ông rằng chồng tôi là người đã kiềm hãm tôi,” cô ấy nói. “Ông không nghe tôi nói điều đó sao?”

“Tôi nghe và hiểu rõ lắm”, tôi trả lời, “nhưng để tôi chỉ cho chị thấy con bò thật sự. Con bò của chị là một định kiến sai lầm mà chị giữ mãi trong đầu mình, định kiến ấy bảo chị rằng để thành công chị phải có được sự ủng hộ hoàn toàn của chồng chị.”

Cô ấy không thích câu trả lời của tôi. Thực ra, cô đã có vẻ hài lòng hơn khi cho rằng mình đã tìm ra lỗi trong việc này, kẻ phải chịu trách nhiệm cho thất bại của mình. Cô ấy bối rối một lúc nhưng cuối cùng cũng hiểu ra.

Chuyện đơn giản thôi: thành công của bạn là 100 phần trăm trách nhiệm của bạn. Nếu lúc nào cũng có sự ủng hộ và cổ vũ của những người khác thì thật tốt, nhưng điều đó không tuyệt đối cần thiết. Thành công của bạn không phụ thuộc vào việc người khác có quyết định ủng hộ bạn hay không, hoặc người đó có tán thành các quyết định của bạn hay không, hoặc họ có hào hứng với con đường mà bạn đã chọn hay không. Quyết định liên quan tới thành công của bạn không thể và không được – phụ thuộc vào những điều đó. Người duy nhất cần phải lạc quan với mục tiêu và quyết định của bạn chính là bạn. Bạn chỉ cần đến sự tận tâm, niềm tin, nhiệt tình và sự quyết đoán của chính mình để thành công trong cuộc sống.

Người phụ nữ này đã có một lời biện hộ hoàn hảo. Nó không chỉ đem lại một sự giải thích xem ra thỏa đáng cho thất bại trong công việc làm ăn, mà còn miễn trừ cho cô tất cả các trách nhiệm; và không những thế, nó còn đặt cô vào thế của nạn nhân nửa.

Khi không chống lại được kiểu tư duy này, chúng ta thường lựa chọn một trong hai giải pháp, mà giải pháp nào cũng sai lầm. Chúng ta buông xuôi và tiếp tục sống cuộc đời than thân trách phận, hoặc chúng ta giành cho mình sự thất vọng và nhiệm vụ bất khả thi là cố gắng nhằm thay đổi người khác.

Đó là lý do một lần nữa tôi muốn nhắc lại với các bạn một điều rất quan trọng: Khi nói đến việc giết một giết một con bò là tôi nói về việc loại bỏ sự biện bạch, thay đổi thói quen xấu, sửa đổi một hành vi, hoặc tạo nên một lối tư duy mới. Nói cách khác, đó là thay đổi cách nghĩ hành động của bạn, chứ không phải thay đổi cách hành động của người khác. Hon nữa, một trong những con bò tồi tệ nhất mà bạn có thể có là tin rằng mình sẽ chẳng đạt chút thành công nào cả trừ phi có ai đó thay thế họ. Bạn thừa biết rằng người duy nhất bạn có thể thay đổi chính là bản thân.

Vậy làm thế nào để loại bỏ vĩnh viễn những con bò này? Điều đơn giản một cách đáng kinh ngạc. Tất cả những gì ta phải làm là nhận ra sự thật rằng có lẽ nhiều chương trình tình thần và niềm tin điều khiển các hoạt động và kỳ vọng của chúng ta từ trước đến nay đều là những điều sai trái.

Chúng ta phải biết rằng rất có thể mình đã được lập trình để chấp nhận và sống với sự tầm thường. Điểm mấu chốt nằm ở việc quyết định không tiếp tục sống một cuộc đời tự huyễn hoặc mình, vờ như mọi việc đều tốt, và hiểu rằng mặc dù chúng ta đã bị lập trình để phải chấp nhận và sống với sự tầm thường, chứng ta vẫn có khả năng đạt được những điều phi thường. Đó chỉ là vấn đề mở rộng đầu óc để nhận được khả năng thay đổi và phát triển. Việc nhận ra con bò nào đang ngăn cản bạn trên con đường tiến đến thành công và gạt bỏ nó là bước đầu tiên để bạn kiến tạo một tương lai tốt đẹp – một cuộc sống không có bò!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.