Người Đức Dạy Con Học Các Quy Tắc

3. Kế hoạch đặt giới hạn



Trong chương này các bạn sẽ biết…

➞ Tại sao bạn nên chú ý vào ưu điểm của trẻ và làm thế nào để thực hiện được điều này?

➞ Bạn có thể thắt chặt quy định trong gia đình như thế nào?

➞ Bạn có thể nói công khai quan điểm của mình với con như thế nào?

➞ Sau khi nói xong, bạn nên có động thái gì?

➞ Làm thế nào để có thể thoả thuận một bản hợp đồng với con?

➟ Điều kiện để đặt giới hạn

 

Ở CHƯƠNG TRƯỚC, chúng ta đã thảo luận kỹ về những điều bố mẹ không nên làm. Chắc hẳn trong lúc đọc, bạn đã tự hỏi rất nhiều lần: “Vậy tôi nên làm gì? Dù sao tôi cũng phải hành động chứ!” Trong những năm gần đây, rất nhiều công thức nuôi dạy trẻ ra đời. Từ đó, tôi đảm bảo kế hoạch phân rõ ranh giới được nêu ra sau đây là một kế hoạch hiệu quả và bạn có thể dễ dàng thực hiện nó. Đây là một kế hoạch từng bước: Bạn sẽ tiến lên từng bước, từng bước một. Nếu bước đầu không thành công, hãy chuyển sang bước tiếp theo.

Biểu đồ dưới đây đã cho bạn một cái nhìn toàn cảnh về việc đặt ra giới hạn như thế nào và kế hoạch này tiến triển ra sao. Bạn có thể hiểu rõ hơn ở phần thứ hai của chương.

Ưu điểm của kế hoạch này là bất cứ thời điểm nào bạn đều có thể biết được bước tiếp theo mình sẽ làm gì. Nhưng kế hoạch này chỉ có tác dụng trong những điều kiện nhất định. Bạn sẽ khám phá những điều kiện này ở những trang tiếp theo.

? GIẢI PHÁP

Kế hoạch từng bước để phân rõ ranh giới

Điều kiện đầu tiên:

Hướng tới kết quả tốt đẹp

BẠN CÒN NHỚ TỚI công cụ hữu ích chống lại cuộc chiến nhằm gây sự chú ý không? Hãy lắng nghe, thông điệp khẳng định cái tôi, có trách nhiệm hơn với con, thời gian dành cho sự quan tâm – với những công cụ này, bạn sẽ thành công. Xung đột sẽ giảm đi, con bạn sẽ thường xuyên hợp tác và bớt “đối đầu” với bạn hơn. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mà các công cụ này không phát huy tác dụng: Khi bạn đã thấu hiểu cảm giác của con (bằng cách lắng nghe), nói lên nhu cầu của bản thân (qua thông điệp cá nhân), đưa ra những luận điểm xác đáng mà con bạn vẫn cứ tiếp tục làm những điều nó muốn. Nếu ngày ngày tranh giành quyền lực và tranh luận mà vẫn chưa có một sự thay đổi nào thì bố mẹ cần đến công cụ để phân định ranh giới.

Điều kiện để phân rõ ranh giới là con phải cảm thấy nó được bạn yêu thương và chấp nhận. Những yêu cầu khó chịu và những khuôn khổ không cần thiết cho con sẽ để lại hậu quả nặng nề. Thêm vào đó, con thường cảm thấy bị chỉ trích. Sự quan tâm đầy yêu thương của bạn là cần thiết cho một mối quan hệ hữu nghị và hài hòa. Trong lúc con học những luật lệ và giới hạn, có một điều không thể thiếu: Hãy chú ý tới những ưu điểm! Bạn không được phép bỏ sót bất cứ ưu điểm nào!

Hãy chú ý đến cách cư xử tích cực của con

 

Làm sao con biết được rằng bạn nghĩ tốt về chúng? Rằng bạn thích chúng? Yêu chúng? Tin tưởng chúng? Cần chúng?

Đối với con bạn, những điều “hiểu nhiên” này quan trọng như mạng sống vậy. Bạn đã thể hiện đủ rõ ràng với con chưa? Con cần bạn nhắc đi nhắc lại điều này – không phải thỉnh thoảng mà là thường xuyên. Bạn có rất nhiều cách tích cực quan tâm đến con.

➞ Chấp nhận con người của con

Bạn được phép mắc lỗi. Con bạn cũng vậy. Nếu con cư xử không có chừng mực, bạn có thể từ chối hành động của con và đưa ra hậu quả. Nhưng bạn đừng bao giờ có định kiến về tính cách của con. Hãy chấp nhận con người thật của con. Trong bảng dưới đây, bạn có thể tìm thấy một vài ví dụ.

GIẢI PHÁP

Chấp nhận thay vì định kiến

Hành vi không đúng mực của conPhản ứng của bố mẹ: Định kiếnPhản ứng của bố mẹ: Chấp nhận
Carlo (5 tuổi) đã chơi với em gái được mười phút. Đột nhiên cậu bé giật lấy ô tô đồ chơi từ tay em gái và đẩy ngã cô bé.Người mẹ túm lấy vai Carlo và mắng: “Thật không chịu nổi con! Bây giờ con lại còn đẩy ngã em nữa! Mẹ không thể tin con được nữa!”Người mẹ lấy chiếc ô tô ra khỏi tay của Carlo và nói: “Như thế là không được. Con biết mà. Con vừa mới chơi rất ngoan với em. Chúng ta thử lại một lần nữa nhé.”
Luisa (8 tuổi) bị tóm khi đang ăn trộm đồ trong cửa hàng. Cô bé muốn “mang đi” một món đồ chơi. Về nhà, cô bé biết lỗi, khóc lóc và tự trách bản thân.“Bố/mẹ chưa bao giờ nghĩ con gái mình lại là một kẻ ăn cắp! Ai mà biết được con còn có thể làm những chuyện tồi tệ gì nữa!”“Mẹ không thể chấp nhận chuyện này. Chúng ta sẽ cùng suy nghĩ xem con phải chịu hậu quả thế nào cho việc này. Tuy nhiên con không phải người xấu. Con có thể rút ra bài học từ sai lầm này.”
Benno (7 tuổi) viết sai mười lỗi trong bài chính tả. Về nhà, nó lại không chịu luyện tập.“Con sẽ phải hối hận. Những đứa lười như con không cần phải ngạc nhiên về điều đó.”“Mẹ thấy tiếc cho con đấy. Con có thể làm tốt hơn. Lần sau chúng ta sẽ luyện viết kịp thời nhé.”

➞ Động viên con

Hãy động viên con mình. Hãy chỉ cho chúng thấy rằng bạn tin tưởng vào khả năng của chúng. Đặc biệt những trẻ nhỏ hơn luôn không ngừng thử những điều mới lạ. Đây là một cơ hội tuyệt vời để bố mẹ có thể chỉ cho con thấy rằng: “Bố/mẹ tin là con làm được. Bố/mẹ rất vui nếu có thể làm cùng con!” Tiếc rằng chúng ta bỏ lỡ rất nhiều cơ hội như thế này. Chúng ta thường khiến con nản chí thay vì cho con thêm động lực. Ví dụ như:

Maria (8 tuổi) thích tới trường và học rất tốt. Chỉ có môn Toán khiến cô bé gặp chút rắc rối. Trong bảng điểm của cô bé có ghi: “Maria gặp khó khăn lớn trong việc tập trung. Cô bé phải học bảng cửu chương chăm chỉ hơn.”

Cô giáo có thể ghi như sau để động viên trẻ: “Maria thích nhiều thứ và thường làm những điều cô bé thích rất say mê. Cô bé đã có tiến bộ trong việc học bảng cửu chương. Nếu tiếp tục luyện tập, cô bé có thể nhanh chóng sử dụng nó thành thục.”

GIẢI PHÁP

Động viên thay vì làm nhụt chí

Hành động của trẻPhản ứng của bố mẹ: Làm nhụt chíPhản ứng của bố mẹ: Động viên
Lars (2 tuổi) tập trung cố gắng mang giày trong nhà. Cuối cùng cậu bé cũng làm được. Tuy nhiên, cậu lại đi giày ngược. Cậu bé lạch bạch đi đến bên mẹ một cách đầy tự hào.Người mẹ ngay lập tức cởi giày của cậu ra và nói: “Đi ngược rồi con yêu ạ.”Hoặc: Người mẹ cười: “Con làm cái gì vậy? Trông như chân vịt ấy! Đi như thế là sai rồi!”Người mẹ để nguyên đôi giày như vậy: “Con đã tự mình mang giày ở nhà được rồi! Con đã làm được rồi!”Hoặc: “Con tự mình làm chân vịt được rồi! Nào, chúng ta cùng nhảy kiểu vịt nào!”
Christine (3 tuổi) đang chơi cùng mẹ trong sân. Lần đầu tiên cô bé dám leo lên giàn cao cho trẻ chơi trò leo trèo.Người mẹ bế cô bé xuống và nói: “Con không thể làm thế. Nó rất nguy hiểm. Con còn quá nhỏ để chơi trò này.”Người mẹ đứng tại giàn mà Christian có thể với tới, nhưng không nói gì. Khi Christian đã ở bên trên, người mẹ nói to: “Tuyệt, con đã làm được rồi! Bây giờ thì con có thể tự mình leo xuống. Mẹ tin con làm được!”
Christian (3 tuổi) lôi cái chổi ra khỏi nhà kho và quét loạn xạ những mẩu vụn trên mặt đất.Christian (3 tuổi) lôi cái chổi ra khỏi nhà kho và quét loạn xạ những mẩu vụn trên mặt đất. Người mẹ giật chổi ra khỏi tay Christian: “Người ta không cầm chổi như thế! Trông mới ngốc nghếch làm sao! Con làm bụi bẩn bay hết ra cả bếp rồi này!”Người mẹ xoa đầu Christian, nhìn cậu và nói: “Mẹ rất vui khi con giúp mẹ. Mẹ biết phải bắt đầu như thế nào nếu không có con đây!”
Andrea (6 tuổi) mới đi học không lâu. Với rất nhiều cố gắng, cô bé viết một mẩu giấy và đưa cho bố xem một cách đầy tự hào: “Bố ơI, coN iêUBỐ.”Người bố nói: “Ồ, con viết thư cho bố! Nhưng nhìn này, nhiều lỗi quá!” Ông lấy bút chì và sửa những lỗi này.Người bố đọc lá thư, cảm động nhìn con gái của mình và nói: “Đây là lần đầu tiên con viết một bức thư thực sự cho bố. Bố cực kỳ vui! Bố sẽ giữ nó mãi mãi!” Ông thơm Andrea một cái và nói: “Bố cũng yêu con!”

Tất cả những phản ứng làm nhụt chí đều có một điểm chung: nhấn mạnh những lỗi lầm của con. Thành quả và mong muốn tốt đẹp của con không được chú ý. Phản ứng động viên thì ngược lại: không nhấn mạnh vào lỗi lầm mà là những tiến bộ và mong muốn tốt đẹp. Bố mẹ và cả giáo viên cũng như những người làm công tác giáo dục trẻ cần chỉ ra những cảm giác tích cực và niềm vui của họ. Qua đó, mối quan hệ với trẻ sẽ trở nên gần gũi hơn. Trẻ sẽ cảm thấy được người lớn nhìn nhận và tin tưởng vào khả năng của chúng.

➞ Chỉ rõ những ưu điểm

Sự động viên, khen ngợi và những cử chỉ yêu thương của bạn sẽ khiến con trở nên mạnh mẽ và hình thành sự đối ứng cần thiết sau tất cả những yêu cầu không dễ chịu và những giới hạn cần thiết mà bạn phải đặt ra cho con.

Hãy nói ra những điểm tốt mà bạn thấy ở con: “Tuyệt, con đã làm rất tốt!”, “Bức tranh của con tuyệt quá!”, “Đây là một bài chính tả khó và con viết đúng gần hết! Con có thể tự hào về bản thân đi!”, “Con xây được cái tháp cao vậy! Tuyệt vời!”, “Con đã chơi xếp mô hình mấy tiếng rồi. Bố/mẹ rất vui khi con có thể sắp xếp mọi thứ ổn thỏa một mình!”, “Tuyệt vời, con trượt tuyết giỏi quá! Mẹ không thể trượt được như vậy!”, “Thật bất ngờ: Con đã tự mặc quần áo được rồi!”, “Con đã trải bàn được rồi! Bố/mẹ thấy thật tuyệt khi con làm điều này giúp bố/mẹ.”

Bất cứ trẻ em nào cũng cần những phản hồi như thế như cần không khí để thở vậy. Con phải được nghe những lời này thường xuyên để cảm thấy vui vẻ. Những lời nói của bố mẹ sẽ vọng lại và trở thành một dạng “tiếng nói trong tâm thức” với trẻ.

Sau này, không ai có thể tước đoạt của con những điều bạn khen hay xác nhận với chúng! Bạn có thể đặt nền móng cho lòng tin vững chắc của con về bản thân mình. Điều này rất quan trọng vì từ kinh nghiệm của bản thân, bạn có thể biết rằng: Chúng ta – những người trưởng thành – phải biết cách sống mà không có những lời khen ngợi hay sự công nhận của người khác.

Tuy nhiên, bạn cũng cần học cách khen ngợi: Lời nói của bạn đặc biệt hiệu quả khi bạn chú ý vào chỉ dẫn ở những trang tiếp theo.

Nói cụ thể với con về điều bạn thích ở con

“Con đã dọn dẹp phòng mình rất sạch sẽ! Ngay cả bàn học và giá sách cũng đều rất ngăn nắp!”, “Mẹ thực sự thích bức tranh của con. Con chọn màu rất đẹp! Mẹ đặc biệt thấy bầu trời rất đẹp”, “Con xếp bàn ăn xong rồi! Khăn ăn và nến được đặt rất đúng chỗ. Nhìn thật hấp dẫn.”

Bạn càng nói cụ thể những điều bạn thích ở con bao nhiêu càng tốt. Con sẽ cảm thấy bạn thật sự chú ý đến những hành động tích cực của chúng. Từ đó, sự nhìn nhận của bạn cơ bản sẽ đáng tin hơn so với khi bạn lúc nào cũng chỉ nói “Đẹp đấy!” hay “Con làm rất tốt!”. Bằng cách này, bạn sẽ không bị rơi vào hoàn cảnh khen con một cách bâng quơ và đơn điệu vì “ai cũng khen như thế cả” và con sẽ không coi trọng lời khen của bạn. Thay vào đó, chúng sẽ biết bạn nói gì trước khi bạn khen chúng.

Bên cạnh đó, khi làm vậy bạn còn có thể tìm ra một điểm tích cực nhỏ nhặt từ một mối liên hệ không mấy vui vẻ: “Chữ con viết thực sự đã thẳng hàng rồi!” – bạn có thể nói vậy khi đứa con đang tuổi đi học của bạn đã viết xong một trang những từ cần học vào vở và chữ viết của nó rất thẳng hàng.

Nếu bạn có quá ít cơ hội để khen và nhìn nhận con thì bạn hãy bỏ qua những điều nhỏ nhặt có tính tích cực và nói lại với con rằng: “Đó chính xác là điều bố/mẹ thích!”. Hãy nghĩ rằng: Có những thứ đối với những đứa trẻ khác là nhỏ nhặt nhưng đối với con bạn lại là một tiến bộ vượt bậc hoặc một thành tích tuyệt vời. Bảng điểm tổng kết cũng không quá quan trọng. Bạn cần chú ý và nhấn mạnh mỗi sự tiến bộ, mỗi bước đi theo chiều hướng đúng đắn của con. Tốt nhất là khi chú ý tới sự phát triển của con, bạn không nên so sánh chúng với những đứa trẻ khác – đặc biệt là anh chị em của chúng!

Chỉ khi bạn chú ý đến ưu điểm, bạn mới có thể truyền đạt cho chúng những luật lệ và ranh giới

 

Để cho ưu điểm được yên

Chúng ta thường khen và động viên con nhưng chỉ một câu nói nhỏ nhặt sau đó sẽ phá hỏng tất cả! Một bàn tay của chúng ta xây đắp niềm tin vào bản thân cho con, bàn tay kia chúng ta lại cầm cây búa gỗ và đập tan những gì chúng ta vừa gây dựng nên. Có một vài ví dụ:

“Dòng này con viết đẹp lắm. Nhưng mấy dòng còn lại thì viết cẩu thả quá!”, “Con dọn dẹp sạch sẽ lắm. Nếu không chỗ này lúc nào trông cũng như cái chuồng lợn!”, “Hai đứa đã hòa thuận với nhau được năm phút rồi đấy. Mẹ phải đánh dấu sự kiện này vào lịch mới được! Thường thì các con cứ hai phút là lại đánh nhau một lần!”, “Hôm nay con đã làm bài về nhà rất nhanh và tập trung. Sao điều này không xảy ra thường xuyên nhỉ?”, “Trong bóng đá, con thực sự là quân át chủ bài. Giá như ở trường con được một nửa như thế nhỉ!”, “Hôm nay con đã về nhà đúng giờ! Mẹ đã phải nhắc nhở con hàng nghìn lần, cuối cùng thì cũng có tác dụng!”

Chúng ta rất dễ lỡ lời thốt ra những câu nói đế như thế này và sau đó cảm thấy hối hận. Sau khi khen ngợi xong, bạn hãy dừng lại và trong trường hợp khẩn cấp hãy cố mím chặt môi lại – hãy để cho những ưu điểm của con được yên!

Hãy chỉ cho con những cảm xúc tích cực của bạn

Chúng ta thường hiểu lời khen bằng một câu nói bắt đầu bằng đại từ chỉ ngôi thứ hai: “Con rất can đảm!”, “Con đã làm rất đúng!”, “Con đã dọn phòng rất ngăn nắp!”.

Lời khen của chúng ta còn có tác dụng hơn khi chúng ta liên hệ với một thông điệp – cái tôi “Bố/mẹ rất ấn tượng”, “Bố/mẹ rất tự hào về con!”, “Bố/mẹ rất vui!”.

Một lời khen “bình thường” sẽ khiến con bạn: “Bố mẹ thấy được những điều tôi làm tốt”. Một lời khen với thông điệp – cái tôi khiến con bạn nghĩ rằng: “Những việc tôi làm hình như rất quan trọng đối với bố mẹ. Tôi có thể đánh thức những cảm xúc tốt đẹp ở bố mẹ. Bố mẹ và tôi hợp nhau”. Vì vậy, lời khen khiến gia đình bạn xích lại gần nhau hơn.

Bạn hoàn toàn có thể diễn đạt cảm xúc của mình mà không cần lời nói, con bạn sẽ nhìn thấy ánh mắt lấp lánh của bạn khi chúng cảm nhận được tình yêu và sự che chở của bạn trong một vài khoảnh khắc nào đó. Một cái ôm tự nhiên, một cái nhìn dịu dàng, một nụ cười mỉm, một cái xoa đầu đầy yêu thương – tất cả đều trực tiếp đi vào trái tim con và tác động ngược trở lại bạn: Con bạn cười với bạn, đứa con nhỏ của bạn sà vào lòng bạn và vòng tay quanh cổ bạn, đứa con ở độ tuổi học mẫu giáo của bạn tặng bạn một nụ hôn thắm thiết.

Con bạn có khả năng khơi gợi những cảm xúc tốt đẹp trong chúng ta bằng vô vàn cách thức

Một chu trình tích cực sẽ được vận hành trơn tru nếu chúng ta thường xuyên giám sát và khích lệ chúng cũng như thể hiện cho con thấy chúng ta đang hài lòng.

Điều kiện thứ hai:

Thắt chặt luật lệ gia đình

 

BẠN ĐÃ TỪNG NGHĨ những luật lệ nào đặc biệt quan trọng cho gia đình và con cái của mình chưa? Chỉ khi chính bạn tự biết bản thân muốn đạt được điều gì thì bạn mới có thể đặt ra những giới hạn hợp lý. Hãy xây dựng những luật lệ gia đình rõ ràng và dễ hiểu đối với con. Từ đó, con sẽ biết trước điều bạn mong mỏi ở chúng. Con sẽ tự nhận ra điều này khi con vi phạm một luật lệ. Và bạn có thể loại bỏ những “mệnh lệnh” hay sự cấm đoán chuyên quyền. Trên tất cả, đặt ra giới hạn còn bao gồm cả việc tuân thủ những luật lệ đó nữa.

Hãy công khai tuyên bố những luật lệ trong gia đình bạn. Hãy nhắc nhở con bạn khi chúng bắt đầu vi phạm một luật lệ trong gia đình. Hãy hỏi con bạn về điều đó và thỉnh thoảng lặp lại những luật lệ đó. Bằng cách này, bạn có thể phòng tránh được những xung đột và tranh cãi.

Trong Chương 1, bạn đã biết về sự lựa chọn quy tắc. Sau đây là một vài ví dụ về cách chúng ta đưa ra luật lệ trong gia đình. Nhưng luật lệ trong gia đình không nên cứng nhắc. Bạn có thể nhìn thấy những điều khác nhau trong mỗi gia đình và điều chỉnh tùy thuộc vào độ tuổi của con hay thông qua những thay đổi trong đời sống hàng ngày.

Bạn quyết định quy định trong gia đình mà mìnhsẽ thắt chặt nhưng hãy chú ý đến nhu cầu của con –và cả của bạn

 

Ngủ

  • “Sau khi đọc truyện cho con nghe, mẹ hoặc bố rời khỏi phòng con. Sau đó, con hãy ở trong phòng mình và phải yên lặng.”

Ăn

  • “Chúng ta sẽ ăn tại bàn. Sẽ có quy định về thời gian dành cho các bữa trong ngày. Ai cũng phải ăn. Mẹ sẽ quyết định ăn món gì. Con được phép quyết định mình muốn ăn nhiều hay ít.”

  • “Trong lúc ăn, chúng ta đều ngồi tại bàn ăn. Con không được mang đồ chơi và sách ra bàn. Và không xem ti-vi trong lúc ăn.”

Dọn dẹp

  • “Dọn phòng của con mỗi tuần một lần.”

  • “Mỗi tối, đồ chơi ở trong phòng khách phải được dọn sạch sẽ.”

  • “Con dọn cẩn thận đồ chơi cũ trước rồi mới được lấy đồ chơi mới ra.”

Cư xử với mọi người trong nhà

  • “Chúng ta cư xử hòa bình với nhau. Không được đánh nhau, ném đồ chơi hay những vật khác. Nếu có điều khó chịu với nhau, hãy nói thẳng ra.”

  • “Chúng ta nói chuyện thân thiện với nhau, không dùng từ thô tục và không la hét.”

Ti-vi

  • “Bố/mẹ quyết định con được phép xem ti-vi bao lâu một lần và trong khoảng thời gian dài bao lâu. Chúng ta cùng nhau quyết định con được phép xem chương trình gì. Con chỉ được phép xem ti-vi nếu được bố/mẹ cho phép.”

Giúp đỡ việc nhà

  • “Ai trong gia đình cũng phải làm việc nhà. Chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận hoặc lập ra một kế hoạch.” (Ngay cả trẻ nhỏ tuổi cũng có thể giúp làm việc nhà, như trải khăn trải bàn hoặc dọn bàn ăn.)

An toàn

  • “Nếu chúng ta ra gần tới đường, con phải luôn luôn ở gần bố/mẹ.”

  • “Sau khi học xong, con phải về nhà ngay. Nếu con đi đâu đó, con phải báo trước cho bố/mẹ. Con phải luôn biết mình đang ở đâu.”

§ TỔNG KẾT

Bạn chỉ có thể đặt ra những ranh giới hiệu quả khi thỏa mãn các điều kiện sau:

⇒ Hãy chú ý tới ưu điểm của con

  • Bạn hãy chú ý tới những hành vi tích cực của con. Ngay cả khi bạn phê bình hành vi nào đó của con, hãy nhìn nhận con với tính cách của chúng. Hãy động viên con. Hãy luôn nói rõ điều bạn thích ở con.

⇒ Hãy thắt chặt và nêu rõ những luật lệ trong gia đình

  • Con bạn phải biết về những luật lệ này. Hãy nêu rõ những quy định trong gia đình mà bạn đề ra – nếu nó liên quan đến chuyện ngủ, ăn, dọn dẹp, xem ti-vi hay ứng xử với người khác. Hãy chú ý đến nhu cầu của trẻ và cả của bạn khi thắt chặt những luật lệ này.

➟ Kế hoạch ba bước

 

Bước một:

Nói công khai quan điểm của mình

 

CON BẠN ĐÃ TUÂN THEO quy định nào chưa? Chúng luôn gặp vấn đề trong những lĩnh vực nào? Những hành vi và sai lầm nào của chúng khiến bạn cảm thấy phiền lòng nhất? Chúng diễn ra nhiều lần trong ngày không? Chúng khiến sinh hoạt thường ngày của bạn trở nên quá tải không? Gia đình bạn có xuất hiện những xung đột mới không?

Bạn hãy thầm trả lời những câu hỏi này. Bây giờ thì bạn đã biết con nên học quy định nào đầu tiên. Tốt hơn hết là nên tập trung vào một hành vi trước tiên và thực hiện kế hoạch vạch ra ranh giới trong tất cả các bước. Từ đó bạn có thể kiểm soát tốt hơn những thành công của mình.

Không phải lúc nào chúng ta cũng phải “nói công khai quan điểm của mình” với con. Chúng ta thường nói không rõ ràng, đặt ra những câu hỏi tại sao hoặc những yêu cầu mà không có kết quả. Đôi lúc việc con có làm theo những gì chúng ta nói không không quan trọng. Đôi lúc chúng ta chỉ nói cho vui. Tuy nhiên, con chúng ta nên biết cách nhận biết được khi nào chúng ta nghiêm túc. Sau đó, chúng ta phải nói với con rằng chúng nên nghe lời và coi trọng lời bố mẹ nói.

➞ Đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng

Trong bảng ở trang sau sẽ so sánh những yêu cầu không rõ ràng, gián tiếp và những tuyên bố rõ ràng, kiên định. Những yêu cầu mập mờ, gián tiếp có khiến bạn nhớ đến sai lầm cha mẹ hay mắc phải đã được nhắc đến ở chương trước, cụ thể là “trách móc”? Tốt hơn là bạn nên nói với con những điều con nên làm thay vì quở trách khi chúng lại làm sai điều gì. Vì vậy, một yêu cầu không chỉ cần rõ ràng mà còn phải được diễn đạt một cách tích cực. Nguyên nhân tại sao trẻ con muốn nghe những lời nói tích cực rất dễ hiểu: Khi con bạn nghe được những từ “ngã”, “chạy biến đi”, “la hét”, trong đầu chúng lưu giữ những hình dung nhất định và những tiến trình vận động của những hành động này. Trong khoảng thời gian này, những hành động đó sẽ được vận hành một cách tự động – ngay cả khi có từ “không” đứng đằng trước. Nó quá yếu đuối để xoá bỏ những hình dung đó trong đầu. Và điều xảy ra là: Con bạn sẽ tiếp tục ngã, chạy biến đi và la hét. Bạn đã kêu gọi phản ứng này thông qua mệnh lệnh của mình! Bạn sẽ gặp một vài ví dụ trong bảng dưới đây.

Những yêu cầu như “Ngoan nào!”, “Hãy cư xử tử tế!”, “Phải ngăn nắp chứ!” là những mệnh lệnh tích cực nhưng lại chưa đủ cụ thể. Ngay cả những câu như: “Dọn phòng của con đi!” hay “Mặc quần áo vào!” cũng quá mập mờ.

Con càng nhỏ thì những yêu cầu càng phải rõ ràng và dễ hiểu. Một mệnh lệnh rõ ràng chỉ có tác dụng khi chúng được nêu ra một cách tích cực. Bạn có thể tham khảo một vài ví dụ dưới đây.

GIẢI PHÁP

Diễn đạt rõ ràng thay vì mập mờ, tích cực thay vì tiêu cực

Yêu cầu không rõ ràngChỉ dẫn rõ ràng
“Lại bật ti-vi rồi! Con sẽ bị đau đầu cho xem!”“Bố/mẹ muốn con tắt ti-vi đi!”
“Con lúc nào cũng chưa mặc quần áo xong!”“Lukas, đi tất của con vào ngay!”
“Nhìn xem ở đây bừa bãi thế nào này!”“Con dọn đồ chơi xếp hình vào trong thùng ngay đi!”
“Mẹ nói với con bao nhiêu lần là không được trêu em gái?”“Để em gái con yên ngay lập tức!”
Diễn đạt tiêu cựcDiễn đạt tích cực
“Cẩn thận không ngã con!”“Con chú ý cầu thang kìa!”
“Con đừng có chạy ra ngoài đường!”“Con chỉ được đi trên vỉa hè!”
“Con đừng có chạy đi đâu đấy!”“Con ở yên bên cạnh bố/mẹ!”
“Con đừng bày la liệt đồ ra thế!”“Con dọn đồ vào trong tủ đi!”
“Con đừng có chạy như thế!”“Con dừng lại! Lại đây nào!”
“Con đừng có hét to như thế!”“Suỵt! Nói nhỏ thôi con!” 

Không dễ để tìm được một cách diễn đạt tích cực. Chúng ta cảm thấy nói “Con đừng…” dễ hơn nhiều. Đừng bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để thử những mệnh lệnh tích cực.

Một người mẹ nói rằng: “Tôi đã luôn tức giận trong bữa ăn vì các con luôn làm đổ bình sữa của mình và sữa tràn ra khắp nơi. Thay vì nói: “Đừng làm đổ sữa ra như vậy” hay: “Cẩn thận không làm đổ cốc”, bây giờ tôi nói: “Các con, hãy để yên sữa ở trong bình!” Mới đầu đó chỉ là một trò cười nhưng thực tế hiện giờ nó đang phát huy tác dụng.

Chỉ dẫn rõ ràng hay lời thỉnh cầu thân thiện?

Nhiều bậc phụ huynh gặp vấn đề trong việc đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng với con cái. Luận điểm của bạn là: “Tôi không muốn suốt ngày đi theo và chỉ huy con. Tôi không thích giọng điệu ra lệnh này. Ngoài ra tôi còn không nói từ ‘làm ơn’ kèm theo nữa!”

Hãy nghĩ rằng những chỉ dẫn rõ ràng sẽ giúp bạn trong những tình huống đặc biệt mà bạn chắc chắn rằng “Bây giờ chúng ta phải làm điều gì đó. Bây giờ việc con tôi làm những gì tôi nói là rất cần thiết và có ý nghĩa.” Bạn không nên cả ngày chạy theo con và ra lệnh hay chỉ huy chúng.

Ngay cả với người lớn cũng nhiều khi phải tin tưởng vào những lời chỉ dẫn rõ ràng của người khác. Muốn học hỏi điều gì đó, bạn phải tuân theo những chỉ dẫn của giáo viên. Ví dụ, bạn hãy nghĩ đến khi bạn học lái xe: Khi bắt đầu mỗi động tác, thầy giáo dạy lái xe sẽ đưa ra cho bạn những chỉ dẫn rõ ràng. Bạn có trông chờ câu “làm ơn” của họ trong tình huống này không? Có lẽ bạn đã tin tưởng rằng ông ấy với những kinh nghiệm của mình sẽ đưa ra những lời chỉ dẫn đúng đắn. Hoặc bạn hãy nghĩ tới người nữ bác sĩ chịu trách nhiệm trong một ca phẫu thuật. Bà ấy có kiến thức chuyên môn trong việc đưa ra những quyết định cần thiết. Câu “Làm ơn” cũng không cần thiết ngay cả với đồng nghiệp. Những yêu cầu gián tiếp, không rõ ràng thậm chí có thể dẫn đến những hậu quả khủng khiếp. Yêu cầu của bạn được thực hiện vì đồng nghiệp tin tưởng vào khả năng và công nhận kiến thức vượt trội của bạn. Tuy nhiên bạn vẫn có thể có một mối quan hệ tốt đẹp và thân thiết với đồng nghiệp. Liệu với con, bạn có được sự vượt trội về kiến thức và kinh nghiệm hay không? Có khi nào con bạn không tin tưởng vào kiến thức và không coi trọng khả năng của bạn? Có đáng chê trách không khi thỉnh thoảng bạn lại đòi hỏi ở con một điều gì đó mà không cho con có quyền phản đối vì bạn tin rằng nó cần thiết cho con? Liệu có điều gì không ổn không khi thỉnh thoảng con bạn chấp nhận: “Con sẽ làm điều mẹ nói vì mẹ biết điều gì tốt cho con”.

Vì vậy, từ “làm ơn” không cần biến mất trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của bạn. Con bạn sẽ học được sự khác nhau giữa một lời thỉnh cầu và một chỉ dẫn rõ ràng.

Chẳng ai trong chúng ta muốn bất ngờ “nghe lời vô điều kiện” – điều con cái vẫn mong mỏi trong quá trình nuôi dạy của thế hệ bố mẹ chúng. Ai cũng biết phương thức giáo dục này có tác dụng tai hại thế nào. Sự thận trọng bị cấm đoán, ngay cả những mệnh lệnh vô nghĩa, chuyên quyền và thậm chí nguy hiểm có thể được diễn đạt như một lời chỉ dẫn rõ ràng. Những chỉ dẫn rõ ràng – cũng như những lời khuyên và hướng dẫn trong một cuốn sách – có thể bị lạm dụng để làm hại con.

Chúng ta – những người làm cha mẹ – phải luôn theo sát xem con có cảm thấy ổn không và tránh mọi điều gây tổn hại cho con cả về thể chất lẫn tâm hồn

 

Bạn hãy nghĩ xem quy định nào thực sự quan trọng đối với bạn? Tại sao lại là quy định ấy? Khi nào bạn thực sự coi trọng nó? Không ai có thể trả lời những câu hỏi này giúp bạn. Bạn càng nghĩ đến điều này nghiêm túc bao nhiêu, những chỉ dẫn rõ ràng của bạn lại càng có sức thuyết phục bấy nhiêu.

  • Hãy nghĩ kỹ trước khi nói.

  • Hãy đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng, dễ hiểu.

  • Hãy diễn đạt một cách tích cực.

➞ Kiểm soát giọng nói và ngôn ngữ cơ thể

Không chỉ phải cân nhắc trong lời nói mỗi khi bạn nói chuyện với con bằng giọng nói và ngôn ngữ cơ thể, bạn có thể nhấn mạnh một cách hiệu quả khi nào bạn thật sự nghiêm túc.

Giọng điệu có tác dụng rất lớn

Khi yêu cầu điều gì đó, giọng nói của bạn cũng quan trọng như cách lựa chọn từ ngữ vậy. Một giọng nói nhỏ nhẹ, như sắp khóc, van nài không có tác dụng yêu cầu đối với con. Ngược lại, khi chúng ta la hét, con cái chúng ta sẽ thấy như thế nào, điều này đã được đề cập trong phần trước của cuốn sách: Có thể chúng sẽ rụt rè, có thể chúng sẽ cho đôi tai “đi tàu bay giấy”, có thể chúng sẽ bắt chước và la hét trở lại. Dù trong trường hợp nào, chúng cũng nhận ra rằng: “Aha, mẹ đã mất kiểm soát rồi!”.

Mỗi bậc cha mẹ đều từng đánh mất kiểm soát trong lời nói và quát con của mình. Khi ở gần con dường như khả năng kiểm soát của bố mẹ đặc biệt kém. Các cặp vợ chồng cũng thường xuyên có những âm điệu không phù hợp.

Thật đáng ngạc nhiên khi chúng ta lại thường xuyên to tiếng với những người mình yêu thương nhất. Đối với người lạ, về cơ bản, chúng ta kiểm soát bản thân tốt hơn. Chúng ta đối xử với họ như cách chúng ta muốn được đối xử. Chúng ta biết bị người khác quát tháo sẽ khó chịu như thế nào. Chúng ta biết rằng những người thường xuyên nổi cáu với đồng nghiệp khiến chính bản thân họ trở nên nực cười như thế nào. Từ đó, chúng ta rút ra bài học cho chính mình. Phần lớn chúng ta còn nghĩ sâu xa hơn: Đối với người khác, chúng ta thường kìm nén những điều làm chúng ta phiền lòng. Chúng ta có xu hướng im lặng một cách lịch sự thay vì thể hiện sự chỉ trích công khai.

Những người luôn kiểm soát tốt bản thân trước những người khác sẽ phải “tức nước vỡ bờ” ở đâu đó. Nơi đó thường là gia đình. Đôi lúc, con sẽ phải hứng chịu nỗi tức giận của bố mẹ tích tụ sau một ngày.

Điều này cũng xảy ra mới một người mẹ có ba đứa con nhỏ hiếu động. Cô ấy đã nhiều lần không kiểm soát được và mắng mỏ con cái. Đôi lúc cô cảm thấy kiệt sức vì việc nhà và con cái

Mặc dù có nhiều việc ở nhà, người mẹ vẫn tích cự làm các công việc tình nguyện của cộng đồng và cần giúp đỡ một cô bạn tu sửa và bài trí căn hộ mới. Vì vậy, ở nhà vẫn còn nhiều thứ phải làm. Bà mẹ này giải thích: “Tôi không thể nói không. Bạn tôi sẽ không hiểu đâu. Tôi không muốn trở thành người không nhiệt tình giúp đỡ người khác. Những người khác vẫn làm được tất cả mọi thứ đấy thôi. Ít nhất bề ngoài tôi cũng nên tỏ ra mình có thể sắp xếp ổn thỏa mọi thứ chứ!”

Trước hết cô ấy nên học cách thỉnh thoảng chỉ trích người khác, ngay cả việc nói không và đôi lúc phải thú nhận rằng: “Tôi có quá nhiều việc rồi. Tôi không thể làm được. Trước tiên, tôi phải nghĩ tới gia đình mình đã.” Nếu ngay từ đầu cô ấy có thể làm tốt điều này thì cô ấy đã có thể nói chuyện kiềm chế và bình tĩnh hơn với con mình.

Có lẽ khó có ai có thể cư xử nhã nhặn, không to tiếng, không la hét trong mọi tình huống. Nhưng khi có điều gì đó thực sự quan trọng, bạn nên nói với giọng bình tĩnh và dứt khoát hơn. Con bạn chỉ có thể coi trọng bạn khi bạn kiểm soát được chính bản thân mình.

Cơ thể cũng góp lời

Không chỉ có giọng nói là quan trọng. Việc bạn nhìn và chạm vào con để nhấn mạnh những lời bạn nói cũng rất quan trọng. Phải thừa nhận là điều này không phải lúc nào cũng đơn giản. Rất nhiều đứa trẻ muốn lảng tránh khi mọi việc trở nên “nghiêm trọng”. Có lẽ con sẽ quay mặt đi hoặc nhắm chặt mắt lại. Bạn không thể bắt con nhìn thẳng vào mắt mình khi nói chuyện. Ngay cả khi nhắm mắt, con vẫn sẽ cảm nhận được ánh mắt của bạn khi bạn ở gần con.

Bạn sẽ làm gì khi con bạn bịt tai lại? Bạn có thể cầm lấy tay con và giữ chúng trong lòng bàn tay khi nói chuyện. Hãy nghĩ rằng đây chỉ là một chỉ dẫn rõ ràng, ngắn gọn chứ không phải một cuộc nói chuyện dài.

Bạn sẽ làm gì nếu con không ở bên cạnh bạn mà muốn chạy ra chỗ khác? Nếu bạn thực sự nghĩ việc này là nghiêm trọng, con bạn sẽ không được phép rời bạn trong trường hợp này. Nếu con miễn cưỡng ở bên cạnh bạn, sẽ chẳng có gì khác cả. Bạn hãy giữ chặt lấy con – càng nhẹ nhàng càng tốt và hãy giữ chặt nếu cần thiết. Đồng thời, bạn hãy nhìn con và nói điều con nên làm.

Một vài độc giả chắc chắn sẽ lắc đầu phản đối: “Trước tiên tôi phải đi theo và chỉ huy con mình và sau đó tôi còn phải giữ chặt lấy chúng nữa sao? Điều này so với việc sử dụng vũ lực chỉ cách nhau một sợi chỉ mỏng manh! Sau đó tôi còn tận dụng ưu thế cơ thể của tôi nữa!”

Về cơ bản, tôi thích con mình tình nguyện ở bên cạnh và lắng nghe hơn. Nhưng bạn có sự lựa chọn nào khác nếu chúng chạy biến mất không? Bạn có muốn nói với theo những điều con nên làm không? Bạn có muốn vừa chạy theo con vừa “chỉ bảo rõ ràng” với chúng không? Sẽ rất hài hước đấy. Bạn có thể nhún vai chán nản và nói: “Tốt thôi, vậy tôi sẽ không làm gì hết!” và cứ để yên mọi chuyện như thế không? Sau đó con bạn sẽ học được một điều: “Khi nào thấy không thoải mái, mình chỉ cần chạy biến đi là được.” Con sẽ tiếp tục chạy mất và chỉ nghe bạn nói khi nó thích.

Ngôn ngữ cơ thể khiến lời nói của bạn có trọng lượng hơn. So sánh dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn thấy cách sử dụng chúng một cách hiệu quả.

GIẢI PHÁP

Cử chỉ hữu ích thay vì những cử chỉ ít phù hợp hơn

Những cử chỉ ít phù hợp hơnNhững cử chỉ hữu ích
Bạn đứng và nhìn xuống khi nói chuyện với con.Bạn quỳ gối xuống để mắt của bạn ngang tầm với mắt con.
Bạn ở một phòng khác và gọi con.Bạn đến gần con trước khi bắt đầu nói chuyện.
Bạn tránh hoặc bắt con nhìn vào mắt mình khi nói chuyện.Bạn nhìn vào mắt con khi con không chống cự.
Bạn túm lấy con và lắc mạnh. Bạn lắc đung đưa ngón tay trỏ trước mũi con.Bạn chạm vào con, ví dụ như chạm vào vai con. 

➞ Sử dụng kỹ thuật “đĩa xước”

Như tôi đã nói ở phần trước, đưa ra quan điểm của mình một cách rõ ràng rất hữu ích. Nhưng thường thì như thế vẫn chưa đủ. Điều gì sẽ xảy ra nếu như khi bạn đưa ra chỉ dẫn với giọng bình tĩnh, chắc chắn và cử chỉ thuyết phục mà con bạn vẫn chẳng có phản ứng gì? Hoặc con bắt đầu tranh luận – khi con đã biết về những luận điểm của bạn? Sẽ ra sao nếu những thông điệp – cái tôi không có tác dụng? Hoặc khi bạn chịu áp lực về thời gian? Lúc đó có diễn ra xung đột không? Một quy định quan trọng có bị phá vỡ không? Một cuộc tranh luận không mang lại điều gì, và với một chỉ dẫn rõ ràng, bạn có thể không tiến thêm bước nào. Vì vậy, bây giờ bạn sẽ chuyển sang bước tiếp theo – nói công khai quan điểm của mình.

Khi con bắt đầu tranh luận, bạn hãy áp dụng kỹ thuật “đĩa xước”: Hãy lặp lại nhiều lần chính xác những điều con cần làm. Những lời cãi của chúng hãy lờ đi.

Kỹ thuật này hoạt động như thế nào?

Hiếm có ai sở hữu một cái máy hát cổ vẫn còn chạy tốt với một đầu đọc kim cương chạy trên những đường rãnh của đĩa hát và chuyển những vạch hình sóng trên rãnh thành âm thanh. Nếu như đĩa hát bị rung, đầu đọc kim cương ấy sẽ bị nhấc lên. Cái đĩa sẽ tiếp tục quay và một đoạn giai điệu hay một câu sẽ bị lặp lại cho tới khi đầu đọc kim cương đương đặt trở lại đĩa. Đây là một kỹ thuật rất đơn giản.

Bạn cũng có thể áp dụng kỹ thuật này khi nói ra quan điểm của mình. Bạn hãy lặp lại chính xác những điều bạn muốn ở con mà không cần hiểu cho những lời cãi lại của con. Thường thì con sẽ tự hiểu điều này hoạt động tốt như thế nào.

Với kỹ thuật “đĩa xước”, chúng ta đánh con bằng chính vũ khí của chúng

Cuộc nói chuyện giữa Annika 4 tuổi và mẹ sau đây đã chỉ ra cách con cái chúng ta áp dụng kỹ thuật “đĩa xước như thế nào”.

Đó là một ngày hè nóng nực. Annika đi mua sắm cùng mẹ trong làng.

Annika: “Mẹ ơi, mẹ mua cho con kem nhé?”

Mẹ: “Nghe này, sáng nay con đã ăn một cây kem rồi.”

Annika: “Nhưng con muốn ăn kem.”

Mẹ: “Ăn nhiều kem quá không tốt cho sức khỏe đâu, con sẽ bị lạnh bụng đấy.”

Annika: “Mẹ, con muốn ăn kem ngay bây giờ.”

Mẹ: “Nhưng bây giờ muộn rồi, chúng ta phải về nhà ngay.”

Annika: “Thôi mà, mẹ…”

Mẹ: “Được, chỉ lần này thôi nhé…”

Annika đã làm điều này như thế nào? Cô bé lờ đi luận điểm của người mẹ. Thay vì tranh luận với mẹ là ăn bao nhiêu kem thì tốt cho sức khỏe và ăn bao nhiêu thì bị lạnh bụng, cô bé lặp đi lặp lại chính xác và khẩn cấp mong muốn của mình – như một chiếc đĩa hát khi bị rung.

Ngược lại, người mẹ lại làm theo những điều phần lớn người lớn chúng ta thường mắc phải trong những hoàn cảnh như thế này: đưa ra luận điểm. Cô tranh luận. Cô muốn con sẽ nhận ra được điều gì đó. Điều này đúng khi cô muốn điều gì đó từ phía con. Một chỉ dẫn rõ ràng rất dễ dẫn đến một cuộc tranh luận kéo dài. Cuối cùng, có lẽ người mẹ đã quên điều cô thực sự muốn. Vì thế, trẻ con thích những cuộc tranh luận như thế này. Ngoài ra, những cuộc tranh luận này là một cơ hội đáng hoan nghênh để đảm bảo có thể nhận được sự quan tâm của mẹ.

Ví dụ:

Mẹ (quỳ xuống, nhìn vào mắt Annika, vuốt nhẹ vai cô bé và cho cô bé sự chỉ dẫn): “Annika, bây giờ con dọn những mảnh ghép hình này vào thùng đồ chơi nhé!”

Annika: “Tại sao con lại phải làm thế?”

Mẹ: “Vì con đã đổ chúng ra.”

Annika: “Thật bực mình! Lúc nào con cũng phải dọn dẹp! Suốt ngày phải dọn dẹp!”

Mẹ: “Con không phải dọn dẹp suốt cả ngày. Nhưng con phải học cách dọn những gì mình bày bừa ra.”

Annika: “Timmi (2 tuổi) chẳng bao giờ phải dọn cả! Thật là bực mình! Lúc nào mẹ cũng dọn thay cho nó! Mẹ chẳng bao giờ giúp con cả!”

Mẹ: “Timmi nhỏ hơn con nhiều. Em ấy không thể dọn một mình được.”

Annika: “Nó có thể làm tốt ấy chứ! Mẹ yêu thằng Timmi hơn con!”

Mẹ: “Con thôi ngay đi! Con biết rõ là không phải như thế mà!”

Cuộc tranh luận này diễn biến ra sao tùy bạn hình dung. Mẹ của Annika đã giữ được bình tĩnh. Cô đã không mắc lỗi nào trong số rất nhiều lỗi được nêu ra trong chương hai. Nhưng khi cuộc tranh luận tiếp tục kéo dài, cô ấy có thể dễ dàng mắc phải chúng. Không thể chắc chắn liệu rốt cuộc Annika có dọn không. Nói cách khác, trong trường hợp này, tranh luận là không cần thiết. Annika đã đánh lạc hướng chỉ dẫn của mẹ một cách thành công.

Hãy cùng xem một ví dụ khác. Cuộc nói chuyện sau đây giữa cô con gái 3 tuổi Lisa và mẹ diễn ra y hệt hoặc tương tự nhau hầu như vào mỗi buổi sáng:

Mẹ: “Lisa, mặc quần áo của con vào ngay!” (Chỉ dẫn rõ ràng)

Lisa: “Nhưng con không muốn.”

Mẹ: “Thôi nào, ngoan. Khi nào con thay đồ xong, chúng ta sẽ cùng nhau làm thứ gì đó thú vị nhé.”

Lisa: “Cái gì thế ạ?”

Mẹ: “Chúng ta có thể cùng nhau chơi trò ô chữ.”

Lisa: “Nhưng con không thích. Mấy trò ô chữ chán ngắt. Con muốn xem ti-vi.”

Mẹ: “Xem ti-vi vào sáng sớm? Không được!”

Lisa (khóc): “Con chẳng bao giờ được xem ti-vi cả! Tất cả trẻ con đều được xem ti-vi! Chỉ có con là không được!”

Mẹ: “Không phải! Những đứa trẻ khác mà mẹ biết cũng không được xem ti-vi vào buổi sáng.”

Lisa khóc vì một chuyện khác, nhưng cô bé cũng không mặc quần áo. Thường thì cuối cùng mẹ cũng ôm cô bé vào lòng, dỗ dành và sau đó giúp cô bé mặc quần áo dù Lisa có thể tự mình làm điều này. Ở đây, người mẹ cũng sa vào một cuộc tranh luận với kết thúc để ngỏ. Lần này, Lisa mở ra một sân khấu phụ với chủ đề xem ti-vi. Nhưng cô bé cũng có thể đưa cả quần áo mà mẹ cô đã đặt sẵn ra ngoài vào trong cuộc tranh luận – từ cái tất đến cái dây buộc tóc. Một thành tích đáng ngạc nhiên đối với một cô bé 3 tuổi, thậm chí còn chưa đến tuổi học mẫu giáo.

Mọi chuyện diễn ra theo cách khác

Làm thế nào mà mẹ của Annika và Lisa có thể tránh được những cuộc tranh luận như thế này? “Kỹ thuật đĩa xước” đã đánh lạc hướng một chỉ dẫn rõ ràng và đẩy nó vào một chủ đề khác nhanh đến khó tin. Annika đã cho chúng ta biết kỹ thuật này khi cô bé dùng nó để đạt được mục đích ăn kem của mình. Lần này, mẹ của Annika áp dụng kỹ thuật “đĩa xước”:

Mẹ (quỳ xuống, nhìn vào mắt Annika, xoa nhẹ vai cô bé và đưa ra lời chỉ dẫn rõ ràng): “Annika, con thu những miếng xếp hình này vào thùng đồ chơi nhé!”

Annika: “Tại sao lại thế ạ?”

Mẹ: “Con phải làm như thế: Con nhặt những miếng xếp hình và cho chúng vào thùng đồ chơi nhé!”

Annika: “Nhưng con thấy rất bực mình! Lúc nào con cũng phải dọn! Cả ngày phải dọn!”

Mẹ: “Nào, Annika, con dọn những miếng xếp hình vào thùng đồ chơi đi!”

Annika (bắt đầu dọn và nhỏ giọng phản đối): “Lúc nào cũng là con…”

Cuộc nói chuyện giữa Lisa và mẹ cũng diễn ra khác khi người mẹ vận dụng kỹ thuật “đĩa xước”:

Mẹ: “Lisa, mặc quần áo vào đi con!” (chỉ dẫn rõ ràng) Lisa: “Nhưng con không muốn!”

Mẹ: “Đây, Lisa. Đầu tiên hãy mặc áo của con vào.”

Lisa: “Nhưng con muốn chơi với mẹ!”

Mẹ: “Lisa, bây giờ con mặc áo của con vào.”

Lisa (giận dỗi nhưng vẫn mặc áo vào): “Chán thật…”

Bạn không tin là việc này đơn giản như vậy phải không? Hãy thử mà xem! Nhiều bậc phụ huynh khẳng định rằng họ đã thường xuyên tham gia vào những cuộc tranh luận ít lời lãi. Khi sử dụng phương pháp “đĩa xước”, họ đã sửng sốt về thành công của mình. “Chiếc đĩa xước” không bao giờ phải chạy đi chạy lại mãi. Bạn chỉ cần lặp lại chỉ dẫn rõ ràng chính xác ba lần – không hơn!

Ở Chương 1, tôi đã kể cho các bạn nghe những câu chuyện về cô bé Vicky 8 tuổi. Cô bé thường xuyên kêu đau bụng khi ở trường và sáng nào cũng vào nhà vệ sinh đến 10 lần.

Mẹ của Vicky đã tranh luận với con suốt hai tuần, dỗ dành cô bé và cuối cùng cũng để cô bé nghỉ học ở nhà ba lần. Nhưng “nỗi sợ hãi” bất chợt của Vicky không có điểm dừng. Suốt cả ngày cô bé rất thoải mái và vui vẻ. Vì thế, mẹ Vicky quyết định bảo vệ Vicky bằng một cách khác. Dù Vicky có vòi vĩnh và tranh cãi hàng sáng, mẹ cô bé vẫn phản ứng theo một cách giống nhau. Cô cúi người xuống ngang tầm Vicky, vuốt nhẹ vai cô bé và nói một cách đầy yêu thương và quả quyết: “Bây giờ con sẽ tới trường. Mẹ rất tiếc vì điều này rất khó khăn với con.”

Nếu Vicky vẫn muốn đi vệ sinh vào phút cuối, mẹ cô bé sẽ nói: “Bây giờ con phải đi ngay. Việc đi vệ sinh phải tạm thời hoãn lại.” Cô không nói gì thêm. Thỉnh thoảng, cô lại lặp lại lời này (kỹ thuật “đĩa xước”). Người mẹ rất ngạc nhiên khi “cơn đau bụng” của Vicky đã được cải thiện nhanh chóng như thế nào. Một tuần sau, Vicky tới trường như trước mà không có vấn đề gì xảy ra.

Thời gian để tranh luận

Để tránh hiểu lầm, tôi muốn nói rõ rằng: tranh luận giữa bố mẹ và con cái rất quan trọng và hoàn toàn có thể diễn ra nhiều lần trong ngày. Những cuộc tranh luận trong bữa ăn, vào buổi tối, trong thời gian hàng ngày bạn ở chung với con, trong nửa tiếng đồng hồ tĩnh lặng – trong những tình huống như thế này, những cuộc tranh luận rất có ý nghĩa và có thể dẫn đến những kết quả tốt.

Bạn có thời gian để lắng nghe, có thể nói rõ với con những nhu cầu của mình và đưa ra luận điểm. Hãy cùng con tranh luận, tôi không có ý kiến gì về những cuộc tranh luận như thế này. Trong thời gian nửa tiếng tĩnh lặng, bạn có thể giải thích những gì bạn đã bỏ qua khi áp dụng kỹ thuật “đĩa xước”.

Thường thì một đứa trẻ chỉ thấy những cuộc tranh luận thú vị khi bằng cách này, nó muốn bố mẹ xao lãng khỏi điều gì đó và muốn đảm bảo rằng nó có được sự quan tâm của người đối diện. Trong “nửa tiếng tĩnh lặng” này, mục đích ấy không còn nữa. Với con bạn, cuộc tranh luận có lẽ không còn quan trọng nữa.

Khi xung đột xảy ra do một quy định bị phá vỡ, một cuộc tranh luận không mang lại gì cả. Lúc đó, cần sử dụng “kỹ thuật đĩa xước”. Con bạn không có phản ứng gì sau ba lần lặp đi lặp lại? Vậy thì chúng ta có thể bắt đầu bước đầu tiên của kế hoạch vạch rõ ranh giới. Chỉ nêu rõ quan điểm của mình thôi vẫn chưa có tác dụng. Bây giờ, bạn phải sang bước kế tiếp, nói đi đôi với làm.

Bước hai:

Nói đi đôi với làm

Nói đi đôi với làm RẤT NHIỀU BẬC PHỤ HUYNH gặp khó khăn với gợi ý “Nói rõ công khai quan điểm của mình”. Đặc biệt là việc con trẻ từ chối nói chuyện và cha mẹ sử dụng biện pháp nhắc đi nhắc lại đã được chứng minh là có tác dụng. Trong khi đó phụ huynh có thể đưa ra một chỉ dẫn rõ ràng hơn cho con nếu như họ biết “Tiếp theo mình phải làm gì? Nếu con mình không nghe mình nói thì sao?”.

Các bạn thường phản ứng như thế nào khi con không nghe lời? Bạn không thể đảm bảo rằng mình chưa từng mắc những sai lầm lớn của cha mẹ sau đây: mắng mỏ, vặn vẹo tại sao, nói trước mà không làm thì dọa dẫm và chửi bới, phạt nặng hoặc đánh đập. Những phản ứng này chỉ chứng tỏ bạn đang cáu giận, bực bội và bất lực. Trong những lúc như thế này, điều quan trọng là phải tỉnh táo và kiên trì tiếp tục. Nhiều trẻ em không bị lời nói của bố mẹ tác động. Chúng sẽ thử xem “nếu như bây giờ mình không làm thì sao?”

Hành động có tác động mạnh mẽ hơn lời nói. Các bậc cha mẹ phải bắt tay vào hành động. Nếu chúng ta không làm vậy, con cái sẽ không nghiêm túc với những lời nói của cha mẹ. Nếu chúng ta không hành động, con cái sẽ mất tín nhiệm vào cha mẹ. Đa số trẻ em phải biết được hậu quả của việc không nghe lời để có nút ra được bài học cho mình. Giữa lúc xung đột và trong tình huống tức giận cực điểm, thường thì người ta không thể cư xử theo lý trí. Vì vậy mà chúng ta phải suy nghĩ và chuẩn bị trước những hành động đi kèm theo lời nói.

Hành động của bạn không phải là trừng phạt, mà là đặt ra các giới hạn. Bạn cần phải làm rõ với con rằng “Dừng lại! Mẹ/Bố không đồng ý cho con làm như thế”. Trừng phạt là hành động độc đoán và gây ra tư tưởng chống đối. Con bạn cũng có thể học được về hậu quả qua những việc như thế. Và đó cũng chính là những gì bạn muốn bọn trẻ biết, rằng: “Bố/mẹ rất yêu con. Với bố/ mẹ con rất quan trọng, vì thế những hành động của con đều có ý nghĩa với bố/mẹ. Con cần phải tuân theo nguyên tắc và bố/mẹ đảm bảo điều đó.”

  • Đứa trẻ sẽ có sự lựa chọn: Hoặc là làm theo nguyên tắc và theo những gì bố mẹ nói, hoặc sẽ nhận hậu quả cho việc này.

  • Để hành động của bạn có tác dụng, bạn phải chú ý rằng hậu quả phải là thứ không mong đợi và khó chịu với con mình. Bạn không được làm ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của đứa trẻ.

Những hậu quả nào cho những hành động nào ở lứa tuổi nào là phù hợp – câu hỏi này rất khó để có thể trả lời cặn kẽ. Ở những trang tiếp theo sẽ có những ví dụ cụ thể và gợi ý để bạn làm theo.

➞ Học từ những phương pháp logic

Các chuyên gia nghiên cứu đều nhất trí rằng mối quan hệ giữa hành vi không nên có của trẻ và hậu quả của chúng càng rõ ràng càng tốt. Việc con bạn không dọn dẹp đồ chơi hàng tối và bị phạt không được ăn tráng miệng vào bữa tối quả thật là vô nghĩa. Trẻ cần phải trở nên hiểu biết hơn sau khi bị phạt và phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Vài ví dụ sau đây sẽ làm rõ hơn việc này.

Khi trẻ khóc đêm

Jonas (11 tháng tuổi) có thói quen khó chịu là khoảng một giờ sáng bé thức dậy và khóc. Bé thức ít nhất là hai giờ sau đó.

Bố mẹ của Jonas đã có thể làm bất cứ việc gì họ cần làm nếu bé ngủ lại trước ba giờ sáng. Tuy nhiên bé lại thức cả đêm và ngủ vào buổi sáng hôm sau. Bé sẽ ngủ và không thức dậy trước chín hoặc 10 giờ sáng hôm sau. Hàng tối vào chín giờ bé được cho đi ngủ. Các bé ở độ tuổi này thường cần phải ngủ khoảng mười tiếng vào ban đêm. Cách giải quyết cho việc này là hàng ngày đánh thức bé dậy vào bảy giờ sáng. Từ đêm thứ ba trở đi bé sẽ ngủ liền mạch đến sáng và bé sẽ học được nguyên tắc “Lên giường là phải ngủ”.

Khi bé hay đi lung tung

Daniel (2 tuổi) rất thích đi dạo cùng mẹ trên đường dành cho người đi bộ. Mẹ bé rất không vừa lòng khi bé hay vùng ra khỏi tay mẹ và chạy lung tung. Lúc nào mẹ bé cũng phải chạy theo và “tóm” bé lại.

Trong khi Daniel cảm thấy thích thú thì mẹ cậu bé thấy chuyện này chẳng hay ho gì. Bà quyết định phải giải quyết chuyện này. Như thường lệ bà đẩy chiếc xe đẩy vào thành phố và dắt tay Daniel. Bà nói lại nhiều lần rõ ràng với bé rằng “phải đi cạnh mẹ!”. Tuy vậy sau năm phút Daniel vẫn chạy biến đi mất.

Trong tình huống này, có hai khả năng người ta có thể nghĩ tới theo logic: Nếu đường không có ô tô, bà mẹ có thể để cho bé chạy và quan sát cậu bé. Đầu tiên khi bé bắt đầu tìm mẹ, mẹ có thể đi tới chỗ bé và nhắc lại: “Giờ thì con phải đi cạnh mẹ!”. Khi bé cảm thấy đi một mình chẳng dễ dàng gì, bé sẽ không chạy lung tung nữa.

Mẹ của Daniel thích khả năng thứ hai hơn: bà cho bé ngồi cố định trong xe đẩy. Lúc đầu Daniel la hét ầm ỹ. Đến khi bé bình tĩnh lại, bé lại được chạy nhảy tự do. Lần này thì bé đi bên cạnh mẹ. Kể từ đó mỗi lần đi mẹ bé lại làm như vậy, và Daniel đã hiểu được rằng: Khi mình muốn được tự đi thì mình phải đi gần mẹ.”

“Diễn kịch” trong bữa ăn

Carola đã 3 tuổi rưỡi và bé thường biến mỗi giờ ăn thành giờ “thưởng thức nghệ thuật”. Mỗi bữa ăn kéo dài tới cả tiếng đồng hồ.

Carola được cho ăn và cần những thứ giải trí như ti-vi hoặc sách tranh ảnh để chơi. Cả ngày trời của cô bé chỉ xung quanh chuyện ăn uống.

Mẹ Carola lúc nào cũng nghĩ rằng con gái bà quá gầy. Bởi vậy bà không bỏ sót bất cứ cơ hội nào cho bé ăn. Ví dụ như trong lúc đi dạo bộ thì trong túi luôn phải có bánh mì để bất kì lúc nào đứa trẻ không chú ý sẽ nhét ngay vào miệng.

Vậy trong tình huống này phải làm gì để bé “học được từ những hậu quả?” Lúc ăn, trẻ là người hiểu rõ nhất mình cần ăn bao nhiêu. Trong mọi trường hợp, chuyện ép hoặc nhồi cho bé ăn đều là vô nghĩa. Không bao giờ có thể ép trẻ ăn, kể cả dùng cách lừa cho trẻ ăn hay dùng bạo lực. Cả hai cách đều gây ra những ảnh hưởng không tốt, ví dụ như Carola sẽ bắt đầu có thói quen thường xuyên nôn đồ ăn.

Với chủ đề ăn uống, việc “học từ những hậu quả” có rất nhiều các phương pháp trái ngược nhau gây tranh cãi về nguyên tắc trong khi ăn cho các bé.

  • Giới hạn thời gian mỗi bữa ăn.

  • Cho trẻ lựa chọn sẽ ăn món gì.

  • Cho phép trẻ ăn bao nhiêu tùy thích.

  • Ăn chung với trẻ. Bạn phải bắt trẻ tập trung vào bữa ăn của mình chứ không phải những thứ khác.

  • Khi ăn, trẻ phải ngồi vào chỗ của mình.

  • Mẹ Caroda đã thảo luận về tất các thứ giải trí hay làm xao nhãng khác kể cả những cuộc nói chuyện đều vô nghĩa.

Mẹ cô bé đến gặp bác sĩ nhi. Sau đó bác sĩ nhi khoa đã thuyết phục được bà rằng Carola không hề quá gầy. Từ khi sinh ra, bé đã nhẹ cân hơn mức trung bình và bé cần phải tăng cân từ từ. Carola là một đứa trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển vừa vặn và nhanh nhẹn. Bé biết là bé cần ăn bao nhiêu. Phần quan trọng nhất và khó nhất của việc này là làm cho mẹ bé hiểu điều này.

Sau khi đi tư vấn bác sĩ mẹ Carola đã để con gái mình muốn ăn bao nhiêu tùy thích. Thời gian mỗi bữa được giới hạn chỉ trong vòng 15 phút. Sau đó bàn ăn được dọn đi. Trong bữa tiếp theo Carola được phép ăn hoa quả trong bữa ăn bao nhiêu tùy ý. Tất cả các đồ giải trí và gây xao nhãng như ti-vi hoặc sách tranh ảnh đều không được phép sử dụng trong lúc ăn.

Trong vòng bốn ngày, Carola ăn cực kì ít. Sau đó bé học được rằng: “Nếu không ăn mình sẽ bị đói. Trong lúc ấy mình sẽ không có gì để ăn cả. Chỉ có vài thời điểm ăn cố định. Nếu mình không muốn có cảm giác khó chịu thì trong bữa ăn mình phải ăn cái gì đó.” Carola không ăn nhiều hơn trước kia nhưng cô bé không còn phải “đấu tranh” trong bữa ăn nữa.

Bé chậm trễ mặc đồ

Miriam 6 tuổi mỗi sáng đều chậm trễ trong việc mặc đồ. Hai đến ba lần trong tuần bé không đến nhà trẻ được vì không kịp giờ.

Việc đi học trễ chẳng làm Miriam cảm thấy khó chịu. Bởi vậy mà hệ quả logic sẽ không còn phù hợp. “Học từ những hậu quả” trong trường hợp này sẽ như sau:

Mẹ của Miriam sẽ nói rõ với con gái và sử dụng “kỹ thuật đĩa xước” – lặp đi lặp lại rằng: “Con mặc quần áo vào và kiểu gì thì mẹ cũng sẽ đưa con đến nhà trẻ đúng giờ.” Bà nhắc lại câu này ba lần. Chẳng ăn thua. Miriam vẫn mặc bộ đồ ngủ và ngồi dưới sàn chẳng chịu nhúc nhích. Mẹ bé ra khỏi phòng và không phản ứng lại tiếng gọi của con gái. Sau năm phút bà quay lại phòng Miriam và nói với bé: “Miriam con có cần mẹ giúp không? Đến giờ chúng ta sẽ đến trường.” Miriam không tin lời mẹ. Bé kêu gào và la hét mà chẳng chịu mặc quần áo. Cuối cùng thì mẹ bé bế bé lên và đưa vào ô tô trong bộ đồ ngủ. Bà mang cả đồ đạc của bé vào ô tô. Trong xe Miriam vội vàng thay đồ nhanh như một tia chớp. Bé kêu gào om sòm rằng mẹ đúng là người xấu tính. Mẹ bé vẫn không nói gì. Từ hôm sau, việc ra lệnh của mẹ bé đã có tác dụng. Miriam đã học được bài học từ hậu quả của ngày hôm trước.

Với những trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ thì phương pháp này rất có hiệu quả. Rất hiếm khi xảy ra chuyện trẻ thật sự mặc đồ ngủ ra khỏi nhà. Dù vậy phụ huynh phải sẵn sàng tinh thần khi tình huống đi quá xa. Trẻ có thể cảm nhận được điều đó. Hầu hết trẻ thường quyết định vào phút cuối để hoàn thành việc này.

Stress mỗi khi đón tại nhà trẻ

Chuyện mặc đồ mỗi sáng với Tilo 4 tuổi chẳng có vấn đề gì, nhưng mỗi lần đón bé ở nhà trẻ đều rất căng thẳng. Mẹ Tilo thường trao đổi một chút với cô nuôi dạy trẻ và Tilo không chấp nhận chuyện ấy. Bé cắt ngang cuộc nói chuyện và lăn ra sân kêu gào cho đến khi mẹ bé lo lắng chạy ra bế và đưa bé rời nhà trẻ.

Chúng tôi đã cùng suy nghĩ xem mẹ Tilo có thể sử dụng biện pháp nào. Bà chỉ cho con trai rằng bà có thể thông cảm cho sự thiếu kiên nhẫn của cậu bé: “Mẹ biết là con mệt” hoặc: “Chắc con cảm thấy chán chuyện đấy lắm, nhưng mà phải chịu thôi”. Sau đó bà áp dụng việc làm người “nghe chủ động” để thu hút sự chú ý như đã được mô tả ở phần trước. Sau đó bà nói: “Chúng ta sẽ đi nếu như con bình tĩnh lại.” Bà ngồi xuống và chờ đến khi con trai ngừng la hét. Bà mang theo tờ báo để đọc trong lúc chờ đợi. Vì thế mà việc la hét với Tilo không còn thú vị nữa. Bé ngừng lại ngay. Thật đáng ngạc nhiên khi sau đó mẹ bé chẳng còn vấn đề gì mỗi khi đi đón bé nữa.

“Con không đi đâu!”

Một ví dụ tương tự như trên là cuộc tranh cãi giữa tôi và con gái 6 tuổi Andrea. Tôi đã đặt lịch hẹn với thợ cắt tóc cho bé. Bé đã đồng ý đi cắt tóc. Nhưng khi chúng tôi bắt đầu đi thì bé bắt đầu la hét và không muốn đi.

Tôi nhìn bé và nói một cách bình tĩnh: “Chúng ta đã đặt hẹn đi cắt tóc và mẹ sẽ đưa con đến đúng giờ. Bố chẳng để ý tới việc con khóc suốt cả giờ và thợ cắt tóc cũng chắc chắn sẽ thấy bình thường. Trẻ con thường khóc khi đi cắt tóc. Nhưng một điều chắc chắn là chỉ khi con bình tĩnh, con sẽ được quyết định con thích kiểu tóc nào.” Con gái tôi vẫn tiếp tục khóc trên đường đi. Khi chúng tôi đến cửa tiệm, bé ngừng khóc. Bé tỏ ra hợp tác và được phép nói chính xác kiểu tóc bé thích. Sau hôm đó bé rất tự hào về kiểu tóc mới của mình.

Dọn dẹp

Một lần dự giờ ở nhà trẻ, tôi đã rất ấn tượng vì việc dọn dẹp sắp xếp ở đó quá tốt. Tất cả trẻ em thu dọn đồ chơi không chơi nữa vào đúng chỗ. Đồ thủ công, đồ chơi xếp hình, búp bê, đồ chơi làm bằng vải – tất cả đều được sắp xếp đúng chỗ và không bé nào phản đối.

Ở nhà trẻ có những quy định cần phải chú ý và tuân theo. Trẻ em đều chú ý rằng “Mình sẽ được lấy đồ chơi mới ra khi đồ chơi cũ được cất vào đúng chỗ.”; “Mình sẽ được ra ngoài chơi khi phòng học được dọn dẹp ngăn nắp.” Tương tự như vậy, liệu ở nhà có thể cũng sử dụng quy định như vậy không?

Một phương pháp có hiệu quả khác mang tên “Hộp đồ thứ bảy”: Khi con không muốn dọn dẹp, bạn có thể nói với bé rằng: “Bố/mẹ sẽ đặt chuông đồng hồ trong vòng 15 phút. Khi hết giờ bố/mẹ sẽ cất hết đồ chơi còn nằm trên sàn vào trong hộp. Đến thứ Bảy tuần tới con mới được lấy lại đồ chơi.” Nếu như có đồ chơi nào có trong hộp nhiều lần, bạn có thể loại nó ra. Nhờ đó bạn có thể biết được rằng con bạn thích đồ chơi nào nhất. Những gì còn lại không được dọn đi là những thứ đồ chơi không mấy quan trọng với bé.

“Con không đi vệ sinh”

Mẹ Jennifer đến xin tư vấn khi bé gần 5 tuổi. Từ lâu rồi bé không chịu vào nhà vệ sinh để “đi ị” mà toàn cố tình ị ra bỉm.

Sau đó mẹ bé cho bé nằm trên bàn thay tã lau cho bé bằng giấy ướt, bôi kem và mặc lại quần áo. Bé rất hài lòng về việc này. Sao bé lại phải thay đổi chuyện đó chứ?

Hệ quả logic là để cho bé tự cảm nhận lấy về hậu quả không tốt từ “phương pháp vệ sinh” này. Bé phải tự lấy bỉm, đóng bỉm (vì mẹ bé đã mua bỉm nhỏ hơn hẳn một số), phải vào nhà vệ sinh vứt đi, tự lau sạch sẽ và tự mặc lại quần áo. Jennifer chẳng thích điều này chút nào. Bé có động lực lớn hơn để thay đổi tình trạng này. Vài tuần sau, Jennifer quyết định sẽ vào nhà vệ sinh để giải quyết.

Nghịch ngợm không ngừng

Maik và Luis (6 và 8 tuổi) lúc nào cũng chơi ngoài trời, trong khi bố của hai bé bảy giờ tối mới về đến nhà. Ông hiếm khi có thể thay quần áo được vì hai đứa trẻ cứ lao vào người ông và muốn chơi cùng ông.

Cả ba bố con đều vui và bố chúng cũng rất thích chơi với con. Ông chỉ không hài lòng vì sau vài phút chơi cùng thì hai đứa trẻ sẽ nghịch ngợm thái quá. Bọn trẻ như thể phát cuồng lên. Bố hai bé không thể bắt chúng ngừng chơi và buổi tối của ba người chẳng còn ý nghĩa nữa.

Trong trường hợp này, có thể sử dụng một quy định đơn giản với phương pháp đơn giản như sau: “Bố có nửa tiếng để chơi với các con. Hôm nay Maik sẽ tìm trò chơi gì đó, ngày mai đến lượt Luis, cứ thay phiên như vậy. Nhưng bố có một điều kiện: Khi chơi mà có ai đó làm ồn và nghịch thái quá, giờ chơi sẽ ngay lập tức chấm dứt. Tùy các con chọn.”

Trong buổi tối đầu tiên hai đứa trẻ không tin rằng bố chúng thực hiện điều đó và chúng không quen với việc này. Ông đã thật sự chấm dứt giờ chơi sau 10 phút. Sau hôm đó còn một lần ngừng chơi trước giờ nữa vào lúc chúng không hề để ý tới. Việc được chơi với bố trở nên quý giá hơn với hai đứa trẻ và chúng sử dụng thời gian đó sao cho có ý nghĩa cho tới hết giờ chứ không gây chuyện nữa.

“Con không làm đâu”

Julie (6 tuổi) thường xuyên phải giúp đỡ việc nhà. Công việc của bé là xếp bàn ăn cho bữa trưa. Đầu tiên bé làm rất tốt, nhưng sau một thời gian bé bắt đầu phàn nàn. Cuối cùng thì bé từ chối hẳn không làm nữa và nói với mẹ rằng :“Mẹ tự làm đi”.

Mẹ Julie chỉ trả lời: “Xếp bàn ăn là việc của con. Không có đĩa và dĩa ăn chúng ta không thể ăn được.” Vào hôm đó, bữa trưa diễn ra vào buổi tối.

Khi trẻ từ chối thực hiện nghĩa vụ của chúng, có thể sử dụng phương pháp khác: Trẻ chỉ được phép đi chơi với bạn, ra ngoài chơi, xem những kênh yêu thích trên ti-vi khi đã hoàn thành hết các công việc. “Nếu công việc của con chưa hoàn thành, con không được làm những gì con thích!”

Quên!

Daniel (7 tuổi) rất hay quên. Bé quên túi đồ thể dục mặc dù mẹ bé đã nhắc nhở. Bé quên bài tập về nhà ở trường không mang về và bé không bao giờ biết là mình phải làm bài tập nào về nhà.

Đầu tiên mẹ Daniel mang đồ đến trường cho bé. Sau khi về nhà bà lại phải gọi điện đến trường hỏi xem hôm nay là phải làm bài tập về nhà nào. Chẳng khá hơn là bao. Tại sao Daniel không tự cảm thấy có trách nhiệm? Bé hoàn toàn dựa dẫm vào mẹ.

Khi mẹ bé giải thích cho bé rằng: “Con phải tự nghĩ về việc của mình”, bé không nghĩ đó là chuyện quan trọng. Trong giờ thể dục tiếp theo, bé phải ngồi ngoài sân vì không có đồ thể thao. Trong giờ toán bé không được điểm thưởng bài tập về nhà vì vở bài tập vẫn còn nằm trên bàn học ở nhà. Bé phẫn nộ hét lên: “Mẹ, mẹ chẳng đưa đồ cho con gì cả”. Mẹ bé chỉ nói: “Mai con tự lo liệu chuyện đó”. Daniel đã làm thế. Nhưng ngày hôm sau bé lại không biết bài tập về nhà của mình là gì, lần này mẹ bé không giúp bé nữa. Bà chỉ nói rằng: “Mai con tự ghi lại bài tập về nhà là gì.”

Daniel phải giải thích với cô giáo rằng bé không thể làm được bài tập. Bé chẳng thấy dễ chịu với điều đó. Nhưng ngoài ra bé còn biết rằng: Nếu không mang theo bài tập trong hôm tới, bé sẽ phải ở lại trường thêm cả tiếng đồng hồ để làm. Việc này chỉ xảy ra đúng một lần với bé.

Hành động trực tiếp

Khi con bạn không làm một việc mà bé phải làm, thường chỉ có một biện pháp tự nhiên là bạn phải hành động trực tiếp để giải quyết. Khi con bạn không chịu mặc đồ và chạy lung tung, bạn hãy giữ chặt bé lại. Khi bé 2 tuổi đến gần khu vực nguy hiểm, bạn bế bé ra khỏi đó. Bé 3 tuổi không chịu lên cầu thang vào phòng ngủ, bạn có thể đẩy, kéo hoặc bế bé lên. Bé không chịu mặc áo khoác trong khi bạn đang có việc gấp? Bạn sẽ chẳng còn cách nào khác để giải quyết chuyện đó. Khi con bạn không chịu đánh răng, bạn sẽ phải làm việc đó cho bé. Những tình huống này có thể xảy ra cho tới khi bé đến tuổi đi học. Đó là việc đặt ra giới hạn cùng với việc hành động trực tiếp một cách đúng đắn và yêu thương, chứ không phải trừng phạt hay chống đối.

Tôi và con gái có một câu hỏi quen thuộc: “Tự nguyện hay ép buộc?”. Kiểu “ép buộc” của tôi với Andrea 6 tuổi không thể quá đáng sợ. Tuy vậy bé rất ít khi hỏi tôi: “Mẹ ơi, hôm nay con rất ngoan. Mẹ có thể ép con đi ngủ không?”

Đa phần việc “giúp đỡ” trẻ theo cách này chẳng mấy vui vẻ. Thường thì trẻ sẽ la hét khi bị ép buộc. Chúng ta sẽ có cảm giác như mình đang thực sự sử dụng bạo lực với trẻ để ép chúng tuân theo ý muốn của chúng ta. Nhưng chính xác là chúng ta thực hiện điều mà chúng ta cho là cần thiết dù nó có trái ngược với ý muốn của trẻ. Hành động đó không phải là độc đoán mà là vì trẻ lúc ấy chưa tự quyết định được. Chúng ta biết phải làm những gì và không được làm những gì. Trong những tình huống như thế này chúng ta còn đặc biệt khó giữ kiểm soát và bình tĩnh. Và điều đó mang tính quyết định.

Khi những hành động trực tiếp không cần thiết thì bất cứ lúc nào bạn cũng phải nói năng bình tĩnh và thân thiện với bé. “Con có thể tự đi được mà”; “Con cứ giữ như vậy nó sẽ tốt hơn đấy”; “Con có thể tự mặc áo khoác được mà” – với những câu nói như thế này, bạn có thể cho con hiểu rằng bé có sự lựa chọn.

Không được thế!

Ví dụ cuối chỉ ra trong sự lựa chọn hậu quả “tự nhiên” có thể dễ dàng sai như thế nào:

Maximilian 8 tuổi. Mối quan hệ của mẹ và bé lúc nào cũng căng thẳng. Lúc nào hai người cũng tranh cãi về việc tập trung chú ý. Ngay cả việc làm bài tập về nhà cũng không tránh khỏi cãi cọ.

Tôi đã bàn bạc với mẹ bé Maximilian để bà có thể nói rõ quan điểm của mình cho bé và sử dụng “kỹ thuật đĩa xước” như thế nào. Một lần nữa, bà đến ngồi cạnh bên con trai đang làm bài tập và rất phiền lòng vì cậu bé không tập trung, hầu hết thời gian toàn là nghịch tập thẻ bóng đá. Ba lần mẹ bé yêu cầu: “Cất tập thẻ đi.” Chẳng ăn thua. Giờ thị mẹ bé phải xử lý chuyện này. Tiếc là bé không biết được mẹ bé chuẩn bị làm gì. Bà quyết định – trong lúc tức tối và cáu giận – giật lấy tập thẻ và xé làm đôi. Maximilian khóc òa lên. Cậu bé đã cất công dành dụm và đổi lấy thẻ có ảnh của ngôi sao thể thao mà cậu hâm mộ và giờ thì tất cả đều bị phá hỏng.

Mẹ cậu bé có thể làm gì thay vì xé đôi tập thẻ ra? Tập thẻ làm Maximilian không tập trung học được. Nhưng mẹ có thể giữ tập thẻ cho đến khi bé làm xong bài tập, vậy là đủ.

GIẢI PHÁP

Phương pháp giải quyết logic cho các hành vi của trẻ

Hành vi của trẻPhương pháp giải quyết logic
Liona, 9 tháng tuổi, đêm tỉnh dậy tới ba lần và uống một bình sữa to. Ban ngày bé hiếm khi ăn uống gì.Giảm lượng sữa bé ăn mỗi đêm. Sau một tuần Liona không được ăn sữa đêm nữa, để ban ngày bé đói và chịu ăn
Marcel, 2 tuổi, phá hỏng chiếc ô tô đồ chơi yêu thích vì cáu giận.Marcel bị phạt không được mua ô tô mới nữa.
Laura, 3 tuổi, không chịu vào nhà vệ sinh, mặc dù bé có thể kiểm soát được việc đi vệ sinh.Không cho bé dùng bỉm nữa. Có thể để cho bé chịu mặc quần ẩm một thời gian dài hoặc bé phải tự thay đồ.
Carola, 3 tuổi, không chịu ăn trưa.Trong bữa tiếp theo bé được cho ăn thêm gì đó.
Thomas, 5 tuổi, làm đổ đầy sữa ra.Đưa bé cái yếm và bé phải tự lau đi.
Matthias, 5 tuổi, không chịu dọn đồ chơi trên thảm phòng khách.Cất đồ chơi vào một cái hộp và sau ít nhất một tuần mới trả lại cho bé.
Sabrina, 6 tuổi, òa khóc khi thua mẹ chơi trò chơi.Mẹ bé chấm dứt cuộc chơi.
Alexander, 7 tuổi, chậm chạp vào mỗi buổi sáng mặc dù bị quở trách.Bé đến trường muộn.
Sara, 8 tuổi, trong lúc tranh giành đã làm gãy một tay của con búp bê của chị.Sara phải bỏ tiền tiêu vặt của mình ra để đền con búp bê cho chị mình.

Im lặng là vàng

Tất cả các hệ quả tự nhiên chỉ có tác dụng với một điều kiện: Hãy để hành động tự lên tiếng và bạn chỉ cần im lặng.

Bạn có thể hành động trực tiếp một cách bình tĩnh và chính xác – lôi bé lên trên lầu và im lặng hoặc chỉ nói ngắn gọn: “Giờ mẹ đưa con vào phòng tắm”. Phần lớn chúng ta đều cố gắng nói những lời quở trách như: “Tối nào cũng như diễn kịch! Mẹ phát chán lên vì chuyện này rồi! Sao con không một lần tự vào phòng tắm được chứ? Con không biết là mẹ chán như thế nào à…” Bạn nói ra những lời như thế này nhưng liệu nó khiến mọi chuyện tốt hơn hay không?

Khi bạn đồng thời hành động và chỉ trích, việc học từ những hệ quả logic không còn tốt nữa. Thay vào đó sẽ là trận chiến giữa bạn và con. Trong bảng phía dưới bạn có thể thấy vài ví dụ rất gần gũi mà hoàn toàn không có tác dụng cho hệ quả logic.

Những ví dụ này đều theo phương châm “Im lặng là vàng”, mà nói ra còn tệ hại hơn cả việc im lặng. Rầy la sẽ biến phương pháp logic trở thành một hình phạt. Cha mẹ có thể sẽ mắc phải các lỗi điển hình. Im lặng trong trường hợp như vậy thật khó, nhưng có công mài sắt có ngày nên kim.

Hệ quả logic cho những hành vi không mong muốn của trẻ sẽ có tác dụng hơn nếu không cần phải báo trước

 

Bạn thử tưởng tượng xem nếu mẹ của Sabrina (trong bảng trang 153) ngay từ đầu trò chơi đã nói: “Đầu tiên mẹ phải nói rõ rằng nếu con bắt đầu kêu ca khóc lóc thì mẹ sẽ dừng chơi ngay lập tức.” Hoặc bố Thomas nói ngay với cậu bé trước khi ăn rằng: “Nếu hôm nay con còn làm đổ sữa thì con sẽ phải tự lau đi.” Hoặc mẹ Carola báo trước: “Nếu con còn không ăn gì, con sẽ không được cho ăn bất cứ thứ gì nữa!”. Bạn có tin rằng điều đó hữu ích không?

Trong những ví dụ này, phụ huynh nói rõ các hành vi không mong muốn của trẻ trước khi thực hiện. Qua đó họ đã phàn nàn ngay về việc đó rồi. Khi bạn nói bất cứ một điều gì, hãy xem xét các kết quả sau:

Bạn nhấn mạnh hậu quả logic của các hành vi không mong muốn ở trẻ – nhấn mạnh phần tích cực. Có thể nói như sau: “Nếu con bình tĩnh, con có thể tìm kiểu đầu phù hợp với mình.”; “Nếu con nhanh nhẹn lên, con có thể tới trường kịp giờ.” ; “Nếu con chơi trò chơi trong hòa bình, mình có thể chơi đến cuối trò.”; “Nếu con chịu đi vào nhà vệ sinh, con có thể chơi cả ngày với quần áo khô ráo, sạch sẽ.”

➞ Nghỉ lấy sức

Một trong các phương pháp có hiệu quả nhất và được khai thác tốt nhất là sử dụng “nghỉ lấy sức” hoặc “nghỉ giữa hiệp”. Cụm từ này được sử dụng trong môn thể thao: trong trận đấu có một khoảng thời gian nghỉ nhất định. Các đội chơi có thể lấy lại sức khỏe hoặc thay đổi chiến thuật chơi của mình.

GIẢI PHÁP

Sử dụng phương pháp logic nào thay vì những câu cằn nhằn vô ích

Các câu cằn nhằn vô íchPhương pháp logic
Mẹ Sabrina mắng: “Con nghĩ là mẹ thích chơi với con lắm khi con cứ kêu khóc mãi như thế sao?”Mẹ Sabrina dừng cuộc chơi lại mà không nói lời nào ngay khi bé bắt đầu khóc.
Mẹ Laura nói: “Không thể nào, con lại làm ướt đồ rồi! Sao con cứ như thế nhỉ?”Khi quần bé bị ướt, mẹ Laura chỉ cần nói: “Con biết đồ mới để chỗ nào”. Sau đó bà im lặng.
Bố Thomas nói: “Sao con không bao giờ chịu cẩn thận hơn một chút chứ! Sao lúc nào con cũng luộm thuộm thế hả!”Thomas phải tự lau chỗ sữa mình làm đổ ra. Bố bé chỉ yên lặng theo dõi.

Bạn có thể áp dụng phương pháp logic một cách hiệu quả nhất như sau

Khi lời nói không còn tác dụng, bạn phải hành động. Cho con bạn cơ hội để bé hiểu rõ hơn từ những lần bị phạt. Những hình phạt độc đoán chỉ khiến trẻ chống đối chứ chẳng mang lại lợi ích gì. Bạn hiểu rằng các phương pháp phải rõ ràng, công bằng và phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ, để trẻ có thể rút ra được bài học từ đó. Hành động của bạn phải nói lên được tất cả và tốt hơn là bạn nên giữ im lặng. Ngoài ra bạn còn phải chú ý ba điều sau đây:

Ngay lập tức!

Một phương pháp logic phải được áp dụng ngay lập tức, chứ không phải chờ đợi đến hôm sau hoặc hôm sau nữa hoặc tuần sau. Trẻ càng nhỏ tuổi việc này càng quan trọng hơn.

Luôn luôn!

Một lần để lại hậu quả, lần thứ hai chắc chắn sẽ tiếp tục – bạn sẽ chỉ vô tình cổ vũ cho con bạn tiếp tục tranh giành quyền lực. Một phương pháp logic phải được thực hiện liên tục, ngay khi bé có hành vi vô lý. “Luôn luôn” có nghĩa là “Điều quy định nào có giá trị hôm nay thì ngày mai cũng vẫn thế.” “Luôn luôn” cũng có nghĩa là “Quy định và phương pháp nào của mẹ thì cũng là quy định của bố. Quy định phải được thống nhất giữa bố và mẹ. Nếu không thì trẻ sẽ khiến cho bố mẹ mâu thuẫn với nhau.

Phù hợp!

Một phương pháp có ý nghĩa không chỉ theo logic, mà còn phải phù hợp: không quá bạo lực cũng không quá nhẹ nhàng. Bị quản tại nhà hai tuần chỉ vì bé đi học về trễ mười phút là quá nặng nề và giống như một hình phạt chứ không phải phương pháp logic. Thu một món đồ chơi trong vòng năm phút vì bé không chịu thu dọn đồ chơi là quá nhẹ để có thể tác động đến bé.

Là một phương pháp nuôi dạy trẻ, ngừng chơi tạm thời có thể gián đoạn hành vi quá giới hạn của trẻ. Vì thế nó cũng có thể được coi là một phương pháp logic. Cha mẹ có thể phát cho trẻ tín hiệu rằng “Bố mẹ không thể chấp nhận hành động này của con được.” Việc nói chuyện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái có thể bị giảm hoặc gián đoạn trong thời gian ngắn. Có ba lựa chọn có thể nghĩ tới:

  • Mẹ hoặc bố ở lại với trẻtrong phòng riêng.

  • Mẹ hoặc bố ra khỏi phòng để lại trẻ ở đó một mình.

  • Đưa trẻ đến một phòng khác và để trẻ ở lại đó một lúc.

Khi phương pháp “nói rõ quan điểm” không còn thích hợp hoặc không có tác dụng, khi những phương pháp logic khác không thể sử dụng được hoặc khi phải xử lý ngay lập tức, bạn nên sử dụng phương pháp nghỉ tạm thời. Tôi đã đề cập đến phương pháp này ở những trang trước. Trong từng tình huống dưới đây, bạn có thể xác định được khi nào nên dùng phương pháp nào cho phù hợp.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nghỉ tạm thời tại phòng riêng

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bạn không thể để trẻ ở một mình, kể cả trong thời gian ngắn. Tốt hơn là bạn nên ở lại với bé trong phòng hoặc ít nhất trong tầm nhìn của bé. Với những trẻ mắc chứng bệnh sợ bị bỏ lại một mình thì cách nghỉ này có thể sử dụng đến cuối năm 3 tuổi. Bạn có thể đưa con đến góc khác trong phòng và đặt bé lên thảm ngồi. Bạn cũng có thể để bé ngồi lên ghế đẩu hoặc cho bé vào nôi cũi hoặc khi bé đã lớn hơn thì để bé ở phía bên kia cửa chặn.

Khi nào thì phải áp dụng phương pháp nghỉ tạm thời một cách có ý nghĩa nhất cho các bé ở độ tuổi này?

  • Khi bé làm đau người khác. Đánh, cắn, đá, kéo tóc người khác là những hành vi gây hấn thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Tức giận không giải quyết được chuyện gì. Ở độ tuổi này, trẻ vẫn chưa thể đặt mình vào vị trí của người khác. Trẻ không thể hiểu được rằng chúng đang làm người khác đau với hành động đó. Tuy nhiên trẻ cần học được càng sớm càng tốt, rằng hành động này là không thể chấp nhận được. Khi bạn đánh lại hoặc cắn lại bé để bé hiểu rằng nó đau cỡ nào, bạn lại trở thành tấm gương xấu. Nghỉ cách ly tạm thời sẽ là một giải pháp có hiệu quả tốt trong trường hợp này.

  • Khi bé làm đổ vỡ đồ vật hoặc quăng ném đồ đạc. Trẻ nhỏ chưa thể biết được giá trị của đồ vật. Trẻ không hiểu rằng đồ vật dễ hỏng nhưng không dễ hoặc không thể sửa lại. Tuy nhiên bé có thể học được rằng bạn không thể chịu đựng được hành động này. Phương pháp logic gần nhất là lấy lại đồ vật đó từ tay trẻ. Thực hiện điều đó tương tự với các đồ vật khác và bạn có thể tiến hành phương pháp nghỉ cách ly.

  • Khi bé cứng đầu và khóc nhè. Rất nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được đáp ứng ngay khi bé khóc nhè. Bố mẹ trẻ thấy điều đó rất tốt. Họ muốn con họ luôn cảm thấy đầy đủ và thoải mái. Rất tiếc là phương pháp này không có tác dụng. Ngược lại, những đứa trẻ này thường không bao giờ cảm thấy hài lòng. Trẻ la hét nhiều, vì trẻ biết rằng la hét sẽ mang lại sự chú ý và chăm sóc. Trẻ biết được khả năng của mình và không biết về sự chăm sóc yêu thương một cách đúng đắn. Vì thế mà trẻ không thể tự lo liệu cho mình được. Trẻ sẽ tưởng rằng bố mẹ cho phép trẻ làm vậy. Thời gian nghỉ cách ly bố hoặc với mẹ trong phòng riêng là một cách hữu ích để xử lý chuyện này: Trẻ không bị phạt, ở gần cha mẹ nhưng không được đáp ứng ý muốn và phải tự hài lòng với bản thân. Ví dụ sau đây cho thấy phương pháp này được áp dụng vào thực tế như thế nào.

Christina (8 tháng tuổi) vẫn còn ăn sữa hoàn toàn. Gần đây bé mọc hai chiếc răng. Cho tới nay bé không gặp vấn đề gì cả, nhưng đột nhiên khi đang bú bé cắn mạnh vào ti mẹ với hai chiếc răng sắc khiến mẹ bé phải kêu lên vì đau đớn.

Christina cần phải có một phương pháp để bé học được quy định “Trong lúc bú mình phải cẩn thận với những chiếc răng của mình”.

Mẹ bé sử dụng phương pháp nghỉ cách ly: cùng với việc nói: “Con làm mẹ đau quá!” thì bà ngay lập tức cho bé ngừng bú và đưa bé vào cũi. Sau vài phút bà vẫn ở gần bé, nhưng không để ý đến bé nữa, mặc dù Christina khóc trên thảm ngồi của mình. Sau đó mẹ bé bế bé lên, nhìn bé và nói rằng: “Giờ thì mẹ con mình thử lại nhé. Nhưng con phải cẩn thận hơn!” lần này Christina bú một cách cẩn thận và nhẹ nhàng.

Khi Christina cắn lần nữa, mẹ bé lại ngay lập tức đặt bé trên thảm ngồi và không để ý đến bé nữa. Mẹ bé chờ sau hai phút đến khi bé ngoan trở lại.

Bạn đã biết câu chuyện của Paul (8 tháng tuổi) ở phần trước. Bố mẹ Paul rất thất vọng vì cậu con trai lúc nào cũng không thỏa mãn, kêu gào hàng giờ đồng hồ mặc dù mẹ bé chú ý đến cậu từng giây từng phút.

Mỗi phút Paul lại cần có một thứ gì đó khác nhau để cậu có thể hài lòng trong vài phút. Tôi đã thống nhất nhanh với cha mẹ của Paul rằng bé cần phải học một quy định mới: “Hàng ngày mình phải tự chơi một mình trong một lúc. Trong lúc đó mẹ phải làm những việc khác nữa.” Vậy Paul học quy định này như thế nào? Bé còn chưa đầy 1 tuổi. Mẹ bé không thể chỉ bế bé vào phòng và nói rằng: “Giờ con chơi một mình nhé”. Paul vẫn còn quá nhỏ.

Sau khi ăn sáng cùng nhau, tâm trạng của Paul đang là lúc tốt nhất. Mẹ bé quyết định lúc này phải rửa bát và dọn dẹp bếp. Bà đặt Paul trên sàn, đưa cho bé vài thứ trong bếp (như cái đánh trứng và cái thìa gỗ) để chơi, ngồi xổm xuống và nhìn bé nói: “Giờ mẹ phải dọn bếp đã nhé”. Bà quyết định nhanh chóng trong mười phút làm những việc nhà đầu tiên. Paul được ngồi gần bà, nhưng không được bà chú ý.

Bé Paul nóng tính sau vài phút quăng cái đánh trứng vào trong góc, bắt đầu ôm chân mẹ kêu gào và đòi bế. Bé đã quen với việc được đáp ứng yêu cầu ngay lập tức. Nhưng mọi việc xảy ra không như những gì Paul có thể lường trước: mMẹ bé thực hiện phương pháp cách ly tạm thời. Bà lại đặt bé ra xa trên sàn và nói: “Mẹ phải dọn bếp đã”. Paul bị bất ngờ. Bé gào to hơn và lại bò đến ôm chân mẹ. Mẹ bé thực hiện y như lúc đầu: bà lại đặt bé ra xa trên sàn và nói: “Mẹ phải dọn bếp đã, con yêu (“Kỹ thuật đĩa xước”). Sau đó mẹ có thể tiếp tục chơi với con.” Việc này lặp lại thêm một lần nữa.

Vào lần tiếp theo mẹ Paul quyết định – như đã bàn trước – tiến thêm một bước nữa: bà đặt Paul vào cũi. Bé có thể nhìn thấy mẹ mình từ cũi. Bé không thể ngăn được điều đó, bé vừa la hét vừa cố trèo lên cũi. Mẹ bé tập trung vào công việc của mình mặc dù vẫn lo lắng khi nghe tiếng Paul kêu gào. Sau hai hoặc ba phút, bà đến gần và nói: “Mẹ phải dọn dẹp bếp đã, sau đó mẹ sẽ chơi với con.” Sau mười phút bà lại tiếp tục chú ý đến Paul trở lại. Bà cảm thấy nhẹ nhõm và tự hào rằng bà đã có thể làm được, ngay cả khi lúc đầu bà không làm được nhiều việc nhà.

Mẹ Paul thực hiện trình tự này vào các ngày tiếp theo. Mỗi lần bà lại tăng thêm việc bà muốn làm trong thời gian này – dọn dẹp, đọc báo, ăn hết bữa sáng của mình. Dần dần bà kéo dài thời gian từ mười lên 30 phút. Ngay ở ngày thứ ba, Paul đã ngừng khóc trong thời gian cách ly tạm thời. Bé ngồi chơi trong cũi dưới con mắt ngạc nhiên của mẹ.

Những ngày sau đó bà không cần phải cho Paul vào cũi nữa. Bà chỉ làm thế mỗi khi Paul bám lấy bà đến nỗi bà không thể cử động được. Dần dần Paul cũng học được rằng trong thời gian này bé không phải là mối quan tâm quan trọng nhất và kêu gào cũng chẳng giúp ích gì cả. Bé quyết định chơi thay vì la hét. Mẹ bé để ý rằng hai mẹ con đã tạo nên sự thay đổi rất tốt. Bà tiếp tục dùng thêm nửa giờ vào buổi chiều bà đã bỏ lỡ trước kia để làm việc.

Ngay cả khi con vẫn còn nhỏ – bạn hãy thể hiện thông điệp “tuyên bố cái tôi” của mìnhtrong thời gian cách ly tạm thời

 

“Mẹ phải dọn dẹp đã”; “Mẹ phải ăn sáng xong đã”; “Mẹ phải nói chuyện điện thoại đã” – bạn không thể bắt đầu những thứ như thế này sớm hơn. Con bạn phải biết chúng được cho phép làm gì và bạn có thể kìm nén bản thân không quát mắng và làm gương xấu cho con.

Bạn còn nhớ Patrick, “Kẻ xấu xa trong nhóm chơi” không? Đứa trẻ 2 tuổi cắn, đánh những đứa trẻ khác, lấy đồ chơi của chúng và ném đi. Mỗi lần như vậy, mẹ bé lại đến và mắng mỏ bé. Gần như lần nào mẹ bé cũng nói những câu như: “Nếu con còn làm thế nữa mẹ sẽ đưa con về nhà ngay lập tức.” Tuy nhiên bà lại chẳng bao giờ làm thế cả.

Vậy mẹ Patrick nên làm gì? Khi Patrick đánh những đứa trẻ khác hoặc quăng ném đồ vật, bà phải nói rõ ràng quan điểm của mình. Bà tới gần ngồi cạnh bé, nhìn bé, giữ chặt tay bé và nói: “Thôi ngay! Con dừng ngay lại cho mẹ!” Bà đưa bé ra một góc khác trong phòng, không để ý tới bé nữa và an ủi những “nạn nhân” của bé. Khi Patrick tiếp tục đánh hoặc cắn, bà xử lý ngay lập tức.

Patrick đã 2 tuổi nhưng không thể ở một mình trong phòng được. Mẹ bé phải ở trong phòng cùng bé. Trong thời gian đó, bà không gần gũi hay có cử chỉ thân mật nào với bé cả. Khi bé la hét, bà chỉ nói: “Khi nào con bình tĩnh lại chúng ta sẽ đi ra ngoài”. Bà còn nhấn mạnh rằng: khi Patrick không ngừng la hét, bà sẽ cùng cậu bé về nhà ngay.

Trong thời gian nghỉ chơi này, Patrick bị cách ly khỏi những đứa trẻ khác và rất nhiều đồ chơi hấp dẫn. Nếu bình tĩnh lại, bé sẽ có cơ hội khác chơi cùng nhóm. Khi bé đã chơi với các bạn hòa bình và vui vẻ được một lát, mẹ bé sẽ ngồi cạnh, khen ngợi và quan tâm tới bé. Bà chú ý tới những gì bé làm tốt. Nếu Patrick tiếp tục làm đau một bé khác, bà và bé sẽ về nhà ngay lập tức.

Cơ hội cuối cùng: phương pháp “ngồi yên trên ghế”

Phương pháp “ngồi yên trên ghế” có thể áp dụng cho các bé trên 2 tuổi. Cha mẹ ở cùng với bé trong phòng riêng. Với phương pháp “ngồi yên trên ghế”, bé có được cơ hội cuối cùng để tránh bị cách ly trong phòng một mình. Bé phải dứt ra khỏi các mối bận tâm khác và phải ngồi yên trên một cái ghế ở gần cha mẹ. Một ví dụ sau đây mô tả chính xác hơn về phương pháp này:

Thomas (4 tuổi) rất hay nghịch ngợm khi có khách đến chơi nhà. Lúc nào bé cũng giật đồ chơi của bạn chơi cùng dù bé vẫn còn đang chơi đồ chơi khác. Vậy mà ở nhà Thomas có một quy định là không bao giờ được lấy đồ chơi của những bạn khác.

Thế nên mẹ Thomas trong trường hợp này đã áp dụng phương pháp “ngồi yên trên ghế”. Khi có một đứa trẻ khác đến nhà chơi, bà nhắc lại cho con trai nhớ về quy định này. Tuy thế ngay sau năm phút Thomas giật ngay máy xúc của bạn. Mẹ bé nói rằng: “Thomas, con biết quy định là gì rồi. Con đã giật máy ủi của bạn. Thế là không đúng, con biết mà. Khi bạn tới chơi, bạn có thể được phép chơi chung đồ chơi của con. Vì thế mà con phải ngồi yên trên ghế một lúc đi. Sau đó con có thể cố gắng thử lại.”

Thomas phải ngồi yên trên ghế ở gần mẹ bé khoảng hai đến ba phút. Trong lúc này mẹ bé đặc biệt không chú ý đến bé. Khi bé đã hoàn thành việc ngồi yên lặng, bé được khen và được phép tiếp tục chơi. Nếu bé không làm được, bé sẽ bị cách ly: mẹ bé sẽ đưa bé vào phòng khác trong thời gian ngắn.

Thomas có sự lựa chọn: “Khi mình chấp nhận ngồi yên trên ghế, mình có thể được ở đây và tiếp tục chơi ngay. Nếu không thì mình phải sang phòng khác ngồi.”

Mỗi lần Thomas làm gì trái với quy định “cư xử với người khác”, hậu quả logic sẽ là “ngồi yên trên ghế”.

Phương pháp “ngồi yên trên ghế” đã giúp rất nhiều trẻ nhớ quy định trong gia đình. Trẻ thích được ở lại trong phòng trẻ đang chơi thay vì bị cách ly ở một phòng khác. Vì thế mà “ngồi yên trên ghế” trở thành một phương pháp nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả. Quan trọng là phương pháp này có thể áp dụng được ngay khi trẻ làm trái quy định nào đó.

Về mặt thời gian thì kiểu cách ly này không lâu, chỉ từ một đến năm phút. Bạn cứ thử đặt đồng hồ mà xem! Và có một quy định nữa: trẻ càng ít tuổi thì thời gian cách ly càng ngắn.

Cách ly với bố mẹ: Bố hoặc mẹ ra khỏi phòng

Kiểu cách ly này phù hợp với các bé từ 2 tuổi trở lên. Ví dụ như khi con bạn la hét quá lâu, bé cáu giận hoặc bạn mắng mỏ bé. Bạn nên rời khỏi nơi xảy ra vụ việc thay vì cố khiến bé chú ý lại. Một số ví dụ:

Đứa con 2 tuổi của bạn nhất định đòi ăn sôcôla, nhưng bé không được ăn. Bé lăn ra sàn, giậm chân và la hét. Bạn ra khỏi phòng và chỉ quay lại khi con đã bình tĩnh lại.

Trong trường hợp bé tức giận quá lâu, bạn có thể vào với con vài phút và hỏi rằng: “Mẹ có thể giúp con gì không? Mọi chuyện ổn cả chứ?” Khi bé tiếp tục la hét, bạn lại tiếp tục rời khỏi phòng. Bạn lặp lại như thế cho tới khi con bạn làm hòa lại.

Bạn đang cố gắng giúp con gái 8 tuổi làm bài tập về nhà. Bé không cần sự giúp đỡ của bạn. Thay vào đó bé bắt đầu la mắng bạn: Cô giáo giải thích khác hẳn, bạn không hiểu gì cả và bạn lại trở thành “bà mẹ xấu xa”.

Lúc đó bạn đi ra khỏi phòng. Tốt nhất là không nên nói gì, trong bất cứ trường hợp nào cũng không nên nói thêm gì gây tổn thương hay giảng giải. Nếu bạn thấy việc giữ im lặng quá nặng nề, bạn có thể nhấn mạnh điều tích cực: “Tới khi nào con nói năng thân thiện trở lại, mẹ sẽ tiếp tục giúp con.”

Hai đứa con của bạn (7 và 9 tuổi) đánh nhau suốt cả buổi chiều. Cứ vài phút lại có tiếng la hét và bạn phải liên tục can thiệp và ngăn chúng. Bạn biết là bạn càng lúc càng tức giận. Bạn có cảm giác: “Nếu mình không hét lên thì chắc mình nổ tung mất!”

Thay vì hét lên và mất kiểm soát, bạn có làm những thứ có tác dụng hơn: để cho cả hai bên thời gian cách ly. Bạn ra khỏi phòng khách và đi một vòng quanh khu nhà – nếu con bạn đã đủ lớn để ở nhà một mình.

Ngay cả trong nhà bạn cũng có thể có chỗ để rút lui. Rudolf Dreikurs đã viết trong cuốn sách của mình về phương pháp “nhà tắm”: Mẹ hoặc bố ra khỏi phòng và vào nhà tắm một lúc (có thể cùng với tờ báo) và ngồi ở đó cho đến khi đã kiểm soát lại được cảm xúc của mình.

Vẫn có một ngoại lệ khác bạn có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi: Khi con bạn phải học cách nằm ngủ một mình trên giường.

Trong trường hợp này, con bạn sẽ được đặt lên giường mà không có hỗ trợ ru ngủ như bình sữa hoặc núm vú cao su. Bạn nói với bé “Chúc ngủ ngon” và ra khỏi phòng. Khi con bạn khóc, bạn lại trở lại phòng sau thời gian ngắn, dỗ dành và vỗ về bé, chỉ cho bé rằng mọi thứ đều ổn, không đưa cho bé những gì bé thích (bình sữa, bế lên dỗ dành…). Bạn ra khỏi phòng ngay khi con bạn vẫn la hét.

Bạn lặp lại những điều này cho đến khi bé ngủ. Chỉ khi bé tự ngủ một mình không cần sự giúp đỡ của bạn, bé mới có thể ngủ liền mạch được. Kiểu cách ly này rất có tác dụng: hầu hết trẻ sơ sinh học được cách ngủ tốt và liền mạch chỉ trong vài ngày.

Với trẻ từ 2 tuổi trở lên: cách ly trong phòng khác

Khi trẻ không tuân theo quy định trong gia đình, bạn có thể có một kiểu cách ly khác: Cha mẹ không ra khỏi phòng mà trẻ phải được đưa sang phòng khác trong thời gian ngắn. Nếu cần phải đóng cửa lại (không được khóa!). Nhờ đó bạn có thể đặt ra một giới hạn đặc biệt rõ ràng và dứt khoát. Điều kiện ở đây là con bạn được 2 tuổi trở lên và không bị mắc chứng sợ bị bỏ lại một mình.

Trẻ có những hành vi không mong muốn nào thì có thể áp dụng kiểu cách ly “cổ điển” này? Chẳng có cha mẹ nào đưa con vào phòng khác rồi đóng cửa lại cho vui cả. Cha mẹ phải chắc chắn rằng, mình không thể nào chấp nhận được hành vi của bé. Đây không phải là những điều nhỏ nhặt. Chẳng hạn như:

  • Con bạn cắn, đánh, đá bạn hoặc người khác.

  • Bé cố tình ném đĩa ăn của bé trong bữa ăn xuống đất.

  • Bé ném mạnh đồ đạc vào người khác.

  • Bé cáu giận trong lúc cùng ngồi chung bàn với mọi người.

  • Bé to tiếng và xúc phạm bằng những lời lẽ thô tục.

  • Bé hét to khi bạn đang có cuộc điện thoại quan trọng.

  • Bé đòi hỏi bạn đủ thứ mà không để bạn yên tĩnh làm việc quan trọng.

  • Bé chọc tức, khiêu khích và “thử” bạn xem bạn có nói ra quan điểm của mình hay không.

Việc cách ly sẽ thực hiện như sau:

  • Đầu tiên bạn phải suy nghĩ xem bé đã vi phạm quy định như thế nào để bạn phải cách ly bé.

  • Khi con bạn chưa biết phương pháp bị cách ly, nói trước để bé chuẩn bị tinh thần. Bạn nói cho bé chính xác những gì sẽ xảy ra, nếu bé không tuân theo quy định.

  • Bạn sử dụng phương pháp cách ly mỗi lần bé vi phạm quy định và có hành vi không phù hợp.

  • Chọn một phòng cách ly. Đưa bé đến đó nếu bé không tự nguyện đi.

  • Bạn phải lo liệu trước việc con bạn có thể không tuân theo phương pháp cách ly. Đóng cửa lại (không khóa!). Nếu cần phải giữ bé lại. Nếu con bạn có chứng sợ bị bỏ lại một mình, bạn có thể sử dụng chặn cửa và để cánh cửa mở.

  • Cách ly chỉ kéo dài ít phút. Đặt đồng hồ hẹn giờ. Quy tắc bất di bất dịch: cứ một năm tuổi tương ứng với một phút (2 tuổi ứng với hai phút, ba phút với bé 3 tuổi…).

  • Khi con bạn sau giờ cách ly vẫn còn la hét hoặc khóc, bạn tới gần và cho bé cơ hội lập lại “hòa bình”. Hãy hỏi bé một cách thân thiện xem mọi chuyện có ổn không hoặc bạn lại phải đóng cửa lại lần nữa. Nếu trẻ lại khóc hoặc la hét tiếp, bạn kéo dài thêm thời gian cách ly. Con bạn có sự lựa chọn.

  • Thời gian nghỉ cách ly sẽ chấm dứt khi con bạn bình tĩnh lại và hết thời gian đặt ra. Nếu cần thiết hãy lặp lại thời gian nghỉ cách ly. Một ví dụ từ những việc hàng ngày:

Tôi đã đề cập đến câu chuyện của bé Oliver từ phần đầu tiên. Mẹ bé thấy bé thật sự rất “xấu tính”. Bà bị bé đánh, cắn và đá, ngoài ra bé còn rất hay cáu giận và la hét rất lâu.

Với việc bé cáu giận và la hét, mẹ Oliver có thể sử dụng kiểu cách ly đã mô tả ở đoạn trên: bà ra khỏi phòng và để bé lại một mình. Khi bà vẫn còn việc gì đang làm ở trong phòng hoặc khi Oliver bắt đầu đánh, đá hoặc cắn, bà đưa bé vào trong phòng riêng của bé. Sau đó bà đóng cửa lại và ở gần đó.

Oliver đã có thể tự mở cửa, nhưng bé không làm thế. Bé ngồi trong phòng mình và gào thét. Sau hai phút mẹ bé đi vào và cho bé cơ hội “lập lại hòa bình”: “Mọi thứ đã ổn lại chưa? Con có muốn làm hòa với mẹ không?” Oliver tiếp tục gào thét. Mẹ bé tiếp tục ra khỏi phòng và đóng cửa lại. Sau hai phút tiếp theo, bà lại vào và hỏi lại bé. Lần này Oliver đưa tay ra với mẹ bé. Bé ngừng khóc và được phép ở bên cạnh mẹ. Ngay lập tức mọi thứ trở nên bình thường.

Trong ngày đầu tiên Oliver đã chú ý tới giới hạn: sau một khoảng thời gian ngắn, bé lại tiếp tục có những hành vi không tốt. Tổng cộng là bé bị cách ly trong phòng mình 12 lần. Mỗi lần bé đều khóc rất dữ dội nhưng lại chóng nín. Lần nào mẹ bé cũng vào phòng bé và hỏi mọi thứ ổn chưa, cho tới khi bé tự bình tĩnh lại được.

Đến ngày thứ hai, Oliver vẫn phải mất đến năm lần như thế, ngày thứ ba là ba lần. Dần dần mẹ bé nói rõ quan điểm của mình cho bé thường xuyên hơn. Mẹ bé rất mừng khi cảm thấy bản thân không còn bất lực và cảm thấy nhẹ nhõm hơn với cậu con trai. Sau một tuần bà nói: “Tôi dường như có một cậu con trai khác. Nó có thể tự chơi một mình hoặc chơi với tôi một cách vui vẻ.”

Làm gì khi trẻ ra khỏi phòng?

Trong thời gian cách ly, Oliver ở lại trong phòng một cách tự nguyện. Bé chấp nhận đóng cửa. Điều đó không thể đúng với tất cả các trẻ em. Một số trẻ sẽ chạy ngay ra ngoài. Trong trường hợp này, bạn phải chuẩn bị trước rằng bạn không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành cách ly. Bạn phải ngăn chuyện con bạn có thể không chịu ở lại trong phòng. Trong trường hợp cực chẳng đã, bạn phải dựa vào cánh cửa để giữ hoặc giữ chặt cửa chặn. Nhưng bạn không nhốt con bạn trong đó! Nó sẽ trở thành phản ứng chống đối.

Chắc chắn là bạn cảm thấy rất khó khăn khi đứng cạnh cửa và giữ chặt nắm vặn cửa trong khi con bạn trong phòng kêu khóc và gào thét và rất có thể sẽ đá cánh cửa phòng. Nhưng bạn hãy cân nhắc kĩ càng – chỉ sau vài phút nữa thôi bạn lại mở cửa ra và thỏa hiệp với con rằng: “Con có thể quyết định: Con muốn được tự do trở lại thì đi với mẹ. Hoặc là con muốn tiếp tục hò hét thì mẹ sẽ tiếp tục đóng cửa lại.”

Con bạn có sự lựa chọn. Đó là lý do tốt để bé nhanh chóng ngừng la hét

 

Và bé cũng có lý do hợp lý để lần sau cư xử tốt hơn và không phải ngồi sau cánh cửa đóng nữa.

Một lựa chọn khác ngoài cách ly là gì? Hãy thử tưởng tượng rằng con bạn có thể chạy trốn và bạn phải chạy theo để “tóm” bé lại. Liệu có lý do hợp lý nào để chấm dứt tình trạng này hay không? Tôi nghĩ là không, một khi bé đã phát hiện ra trò chơi, thấy thích nó và tự xác định ra luật lệ của mình.

Ngoài những kết quả tốt thì vẫn có những cảm giác xấu, khi chúng ta tách con cái bằng mọi giá ra khỏi mình, đóng một cánh cửa giữa hai người và bạn phải đi chỗ nào đó khác. Chúng ta biết rõ rằng trong lúc đó con mình không hiểu được tất cả. Có thể bé hét lên rằng: “Mẹ thật xấu xa!” hoặc: “Con ghét mẹ!” Bạn cần phải có dũng khí và tin tưởng vào chính bản thân khi làm cho chính con mình không yêu quý mình nữa.

Phương pháp cách ly tạm thời sẽ chỉ áp dụng cho một số hành vi nhất định bạn không thể đồng ý được. Bạn không muốn tỏ ra giận dữ hoặc trừng phạt bé mà chỉ khiến bé hiểu ra rằng: “Mẹ không thể chấp nhận hành vi này được. Con rất quan trọng với mẹ. Mẹ phải đặt giới hạn cho con, để con thay đổi hành vi của mình.” Với cách suy nghĩ như thế này, bạn nên chú ý và chấp nhận cá tính của con mình. Vì vậy bạn và con có thể bàn bạc với nhau, nếu không nó sẽ làm hỏng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Không phải tất cả trẻ em đều cố tình chống đối. Nhiều trẻ em chấp nhận cách ly trong phòng riêng đóng cửa. Không phải hiếm khi bà mẹ thấy con vài phút trước vừa tức tối ầm ĩ không ngừng, sau ít phút đã tự chơi ngoan ngoãn trong phòng riêng. Vài bố mẹ nghĩ rằng: “Nghỉ cách ly chẳng có tác dụng gì với con tôi. Nó không hiệu quả.” Đây là một sai lầm: Với việc cách ly, bạn có thể tạm dừng những hành vi quá đáng của bé. Trong thời gian này khi bé quyết định sẽ đổi hướng mà chơi ngoan ngoãn thì đó là lựa chọn tốt. Bạn có thể khen ngợi bé vì điều đó.

Khi trẻ hiểu về cách ly sớm, trẻ có thể hành động như con gái Andrea của tôi: Khi bé không thích quan điểm của tôi, bé giậm chân tức giận đi về phòng của bé và đóng sầm cửa lại. Bé tự cho mình thời gian cách ly. Tốt hơn là nên để bé yên tĩnh một lúc cho đến khi bé có tâm trạng khá hơn.

Tóm tắt về phương pháp cách ly:

  • Phương pháp cách ly được dùng để tạm dừng lại một hành vi không thể chấp nhận được hoặc quá trớn của trẻ. Bạn giảm giao tiếp với con trong thời gian ngắn và rõ ràng hoặc dừng bé lại trong khoảng thời gian này.

  • Thời gian cách ly trong phòng riêng áp dụng cho trẻ dưới 2 tuổi, cho trẻ mắc chứng sợ bị bỏ lại một mình hoặc từ ngoài đưa về nhà. Bạn ở cạnh con nhưng ít chú ý đến bé, cho đến khi bé có thái độ hợp tác. Phương pháp “ngồi yên trên ghế” buộc con bạn phải ngồi yên lặng trên ghế đặt gần cha mẹ trong một thời gian ngắn.

  • Kiểu cách ly bố mẹ ra khỏi phòng và để lại con một mình trong phòng rất hữu dụng dành các bé từ 2 tuổi trở lên khi cáu giận.

  • Cách ly ở phòng khác phù hợp với trẻ từ 2 tuổi trở lên. Bạn đưa bé đến phòng khác và đóng cửa lại trong vòng vài phút. Sau khoảng thời gian ngắn nhất định, bạn quay lại và cho bé cơ hội lựa chọn giảng hòa. Khi bé đã bình tĩnh lại, thời gian cách ly kết thúc.

➞ Những câu hỏi thường gặp và trả lời:

Phòng nào phù hợp?

Điều đó còn tùy thuộc vào cách phân chia phòng của nhà bạn thế nào. Yếu tố quyết định là phải có một cánh cửa hoặc cửa chặn giữa bạn và bé có thể đóng lại được. Thường thì cha mẹ hay chọn phòng riêng của trẻ. Có thể trước đó phải dọn bớt những đồ vật đáng giá hoặc đồ vật hấp dẫn với trẻ nhỏ. Một cái ti-vi hoặc một cái máy chơi điện tử Play Station không được phép có trong phòng cách ly! Khi có anh chị em bé cùng chung phòng thì căn phòng đó không sử dụng được.

Trong vài trường hợp nhất định, ngay cả phòng ngủ phòng tắm hoặc tầng hầm cũng có thể thích hợp. Căn phòng để cách ly phải càng ít đồ giải trí càng tốt.

Có giải pháp thay thế nào không? Bạn phải làm gì khi con bạn hàng tối đến giờ ngủ lại không chịu ở trong phòng?

Trẻ phải học cách ngủ trên giường riêng của mình thay vì tỉnh dậy nhiều lần và tới giường của cha mẹ. Quy định mà trẻ học được là “Mình phải nằm trên giường của mình thì cửa phòng mình mới mở. Mình mà tỉnh dậy và chạy ra khỏi phòng thì cửa sẽ đóng lại và ngay cả khi có chuyện khẩn cấp nó cũng vẫn sẽ đóng. Bố mẹ mình cứ hai, ba phút lại vào với mình và nhìn mình. Chỉ khi mình nằm trên giường, bố mẹ mới để cửa mở.”

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đứa trẻ không chịu chấp nhận cách ly?

Khi con bạn không tự nguyện đi, hãy đưa bé tới phòng, cùng lắm là bế bé tới đó – nhẹ nhàng nhưng chính xác. Con bạn có sự lựa chọn.

Độ tuổi nào phù hợp với phương pháp cách ly?

Cho tới khi bé đến tuổi đi học tiểu học. Khi con bạn chấp nhận yêu cầu “Đi vào phòng con đi” và ở lại trong phòng thì không có giới hạn nào hết. Không cần đóng cửa khi con bạn từ 8 đến 9 tuổi. Ngay cả với việc đưa bé vào phòng với hành động trực tiếp cũng không cần dùng nữa. Khi một đứa trẻ lớn hơn không chịu chấp nhận cách ly thì sẽ phải tuân theo một biện pháp khác.

Phải làm gì khi con bạn tự ra khỏi phòng trước khi hết giờ cách ly?

Đưa con bạn trở lại phòng và đặt lại đồng hồ, thời gian cách ly tiếp tục từ bây giờ. Nếu con bạn lại tự ý ra khỏi phòng, bạn phải đưa bé lại phòng và đóng chặt cửa ngăn cho đến khi nào hết giờ cách ly.

Phải làm gì khi con bạn “nổi loạn”, đá vào cánh cửa và mắng mỏ bạn?

Không làm gì hết! Bạn phải kiềm chế cơn giận của mình. Bạn đừng đi vào phòng mà hãy chờ cho đến khi bé dừng lại. Cứ vài phút lại hỏi bé về chuyện làm hòa. Khi con bạn “bình thường” trở lại, bạn hãy vui mừng vì điều đó và thể hiện cho bé biết.

Phải làm gì khi con bạn phá phách phòng cách ly?

Hãy chờ cho tới khi con bạn bình tĩnh lại. Đến hết giờ cách ly, bạn cho bé sự lựa chọn: “Giờ lại phải dọn dẹp lại phòng rồi. Giờ con sẽ dọn hoặc mẹ sẽ tống hết tất cả vào thùng? Nếu vậy thì một tuần nữa mẹ sẽ đưa lại cho con. Con quyết định đi.”

Nếu bé không thích/tránh phòng cách ly?

Nguy cơ này sẽ không xảy ra nếu bạn thực hiện phương pháp cách ly đúng như ở trong sách mô tả và đối xử với con bạn một cách công bằng và tôn trọng. Nếu bạn mất kiểm soát, la hét và tóm lấy bé thì đó lại là chuyện khác. Lúc đó là bạn đang trừng phạt con mình. Thời gian cách ly không phải là hình phạt, mà là phương pháp logic và công bằng.

Khi đang ở ngoài, bạn có thể sử dụng phương pháp cách ly thế nào?

Nếu ở nhà bạn bè, bạn có thể vào phòng tắm cùng bé trong vài phút, cho tới khi nào bé hợp tác trở lại. Trong nhà hàng bạn có thể cùng con vào nhà vệ sinh và đợi vài phút ở một nơi không có gì hấp dẫn cho đến khi con bạn sẵn sàng quay trở lại bàn ăn. Một khả năng nữa là có thể cùng con tới gần cửa và ngồi ở ghế băng gần đó. Nếu không có ghế băng hoặc không có nơi nào yên tĩnh, ô tô của bạn sẽ là vị trí thích hợp: Bạn và con bạn vào xe ngồi, lật quyển tạp chí xem và chờ vài phút. Kiểu cách ly trước cửa hoặc trong ô tô bạn có thể sử dụng khi con “tự phô mình” trong siêu thị. Bạn để xe đẩy ra quầy thanh toán. Điều quan trọng là trong thời gian cách ly “bên ngoài” này bạn không được nói một câu nào với con. Bạn không la mắng, không thảo luận, chỉ im lặng và chờ trong vài phút. Sau đó bạn hỏi con bạn xem liệu bé đã sẵn sàng về nhà chưa. Kiểu cách ly này đối với con bạn thật nhàm chán và bé sẽ không còn lựa chọn nào khác cả.

GIẢI PHÁP

Động viên thay vì những phương pháp khó chịu

Điều trẻ muốnCảnh báo hậu quả khó chịuĐộng viên
“Con muốn xem kênh có con chuột!”“Nếu con không thu dọn xong thì quên cái ti-vi đi!”“Được thôi! Đến lúc con dọn hết đồ chơi vào trong thùng thì con sẽ được phép bật ti-vi.”
“Mẹ ơi, con muốn ra ngoài đá bóng!”“Nếu con không làm bài tập về nhà thì con không được phép ra ngoài.”“Được thôi. Khi nào con làm xong bài tập thì đi chơi nhé.”
“Bạn gái con hôm nay tới thăm nhà!”“Nếu con không dọn phòng mình thì mẹ sẽ gọi cho bạn ấy và từ chối.”“Tốt, vậy con dọn phòng đi, để con và bạn con có thể chơi ở đó.”

“Đầu tiên phải làm việc, sau đó mới được giải trí” – có thể bạn đã từng được nghe điều này khi còn bé. Bạn miễn cho con mình phải nghe điều này. Cho dù đằng sau đó là một phương pháp nuôi dạy trẻ hiệu quả đặc biệt phù hợp với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo.

Con bạn có rất nhiều mong muốn và đòi hỏi ở bạn. Bé muốn chơi, xem ti-vi, hẹn hò với bạn bè, trải nghiệm trò chơi và rất nhiều thứ nữa. Ngay lập tức thỏa mãn những yêu cầu của bé không phải là ý hay. Nếu vậy thì bé sẽ không học được rằng phải tôn trọng sự cho phép của người khác hoặc phải thực hiện trách nhiệm của mình. Tốt hơn là nên nhắc bé nhớ về trách nhiệm của mình và quy định của gia đình bạn. Mong muốn của bé sẽ được thỏa mãn nếu bé hoàn thành công việc của mình. Nói lời động viên trong tình huống này cũng được coi là một phương pháp. Bạn có thể không chỉ cảm thấy thoải mái về bé, mà còn hi vọng vào bé.

Thay vì thế, rất nhiều phụ huynh lại áp dụng những cảnh báo khó chịu khi con bày tỏ mong muốn. Hãy quyết định dựa trên bảng ở phía trên xem cách nào hiệu quả hơn.

Khi bạn nói những lời động viên và nhắc lại quy định, trẻ sẽ hiểu rằng: “Mẹ tin tưởng rằng mình sẽ làm được.” Khi bạn nói trước những hậu quả tiêu cực, bé sẽ hiểu là: “Mẹ chẳng tin rằng mình sẽ làm đúng quy định. Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến chuyện tệ nhất.” Điều này có thể sẽ dẫn tới mâu thuẫn quyền lực giữa hai mẹ con.

Đôi khi trẻ không nói ra mong muốn của mình. Chúng chỉ nói những gì chúng không thích: “Con ghét dọn dẹp!”, “Con không có hứng làm bài tập!”. Ngay cả lúc đó bạn cũng có thể động viên chúng. Bạn hãy hỏi con về những thứ bé thích: “Con có muốn xem kênh có chú chuột không?”, “Con có thích ra ngoài chơi ngay không?”, “Con có hẹn với bạn con hôm nay không?”. Khi gợi ý đúng, bạn chỉ cần bổ sung thêm: “Con biết quy định rồi. Con biết là con phải giải quyết cái gì trước. Con làm xong càng sớm thì càng tốt cho con mà.”

Những lời động viên này thường giúp trẻ thực hiện những công việc không dễ chịu. Nhưng bạn không được mong chờ rằng bé sẽ ngay lập tức nhiệt tình thực hiện công việc. Có thể bé sẽ kêu ca: “Thật quá đáng!” hoặc làm công việc của mình với tâm trạng khó chịu ra mặt. Đó là quyền của bé. Bé sẽ tự trở lại tâm trạng tốt khi bé được giải trí.

Có thể con bạn sẽ không đáp ứng mong chờ của bạn, dù bạn có động viên chúng thế nào đi nữa. Hãy giảm bớt hoặc bỏ thời gian giải trí của bé đi, nhưng không phải là trừng phạt chống đối.

Khen thưởng

Ghi nhớ quy định và những hệ quả tích cực là một hình thức của động viên. Ngay cả khen thưởng cũng là một kiểu động viên theo khẩu hiệu: “Hoàn thành việc tốt – Thêm thời gian chơi”. Con bạn có thể hiện những mặt tốt hoặc cố gắng tuân theo quy định? Bạn luôn phải chú ý tới điều đó. Bé cần sự ghi nhận và động viên của bạn. Một phần thưởng có thể thể hiện được sự ghi nhận của bạn với nỗ lực của bé. Phần thưởng có thể là thêm thời gian để bé sử dụng như: kể thêm truyện trước khi đi ngủ hoặc những trò chơi chung. Cũng có thể là chương trình ti-vi đặc biệt, thời gian thức lâu hơn, món tráng miệng ưa thích hoặc một món quà nhỏ.

Bạn cũng có thể nói trước về phần quà này như: “Nếu chiều nay con để mẹ làm việc yên tĩnh, mẹ sẽ mua cho con một chiếc ô tô đồ chơi”. Với những món quà vật chất có thể gây ra những hành động trái ngược. Con bạn có thể có ý tưởng về việc sẽ đổi chác với bạn và hỏi bạn rằng: “Con sẽ được gì nếu…?” Những hoạt động chung hoặc thêm thời gian để chơi là những lựa chọn tốt để bạn có thể nói trước và động viên bé.

➞ Quy định – Câu hỏi – Hành động

Giờ thì bạn đã trải nghiệm qua việc làm thế nào để có thể nói chuyện được với con cái để chúng nghe bạn. Bạn đã biết những hành động nào hiệu quả nếu lời nói là chưa đủ, và làm sao để bạn động viên con. Vẫn có vài trẻ em cứng đầu không chịu làm theo quy định. Chúng tỏ ra – như một người mẹ đã từng kể lại – “khó dạy bảo”. Nguy cơ mất cảnh giác bất cứ lúc nào hoặc mắc phải những lỗi mà cha mẹ thường mắc phải rất lớn. Bước cuối cùng là sự nhẫn nhịn công nhận rằng “Điều này có thể có hiệu quả với những đứa trẻ khác chứ không phải với con tôi.”

Đừng bỏ cuộc quá dễ dàng như vậy. Trong phần này, bạn có thể học được kỹ thuật rất hiệu quả tổng hợp của tất cả các phương pháp đã nêu từ trước đến giờ. Bạn hãy mang con mình tới, cùng suy nghĩ và tự nhận lấy trách nhiệm của mình. Với điều kiện là con bạn đã nói tốt và ít nhất khoảng ba đến 4 tuổi.

Quy định

Quy định nào là quan trọng nhất với bạn? Những quy định nào khiến con bạn bị ảnh hưởng nhiều nhất và thường xuyên nhất? Những hành vi nào của con bạn gây hậu quả đặc biệt xấu tới mối quan hệ của bạn hoặc đến công việc hàng ngày? Hãy kể tên các quy định ra. Viết lên một mảnh giấy hoặc vẽ các biểu tượng trên tấm bìa và treo nó ở chỗ nào dễ nhìn thấy. Ví dụ như:

Henri (5 tuổi) không muốn được đón ở trường mẫu giáo. Bé mắng chửi mẹ và bắt đầu gào thét khi mẹ đưa bé về.

Mẹ bé có thể thay đổi việc này với kỹ thuật “Quy định – Yêu cầu – Hành động”. Bà giải thích với Henri quy định: “Khi mẹ đón con, con phải tới nhanh chóng và thoải mái.” Bà vẽ một bức tranh: Henri và mẹ tay trong tay với khuôn mặt mỉm cười. Bà treo tranh ở phòng bếp.

Bạn có thể thấy trong trang này và các trang tiếp theo vài ví dụ với những bức tranh tương tự. Bạn phải quyết định chắc chắn điều gì sẽ xảy ra nếu con bạn không tuân theo quy định: Phương pháp “ngồi yên trên ghế” hay phương pháp “nghỉ cách ly” sẽ có tác dụng hơn? Giải thích cho con bạn về phương pháp logic của mình.

Mẹ Henri thống nhất phương pháp của mình với cô nuôi dạy trẻ: Khi được đón, nếu Henri bắt đầu la hét hoặc chửi mắng mẹ, mẹ bé sẽ trở lại ô tô ngay lập tức. Henri phải ngồi ở lớp học trên một cái ghế chờ trong năm phút đến khi mẹ bé quay trở lại và cho bé một cơ hội khác. Mẹ bé giải thích chính xác cho bé về những việc này.

Với một bức tranh đơn giản, bạn có thể làm con hiểu rõ về quy định mà bé phải học. Bức tranh này có nghĩa: “Khi mẹ tới đón con, con phải tới nhanh và thoải mái.”

 

 

Nằm thoải mái trên giường của mình vào buổi tối.

 

Buổi sáng tự vệ sinh cá nhân và mặc quần áo.

 

Cư xử tốt với anh chị em.

 

Nói chuyện thân thiện.

Câu hỏi

Trẻ phải được biết rõ các quy định và hậu quả. Nếu lần sau trẻ vi phạm quy định, bạn hãy tiến hành như sau: Đặt cho trẻ bốn câu hỏi liên tiếp nhau. Với câu hỏi đầu tiên, bạn sẽ khiến cho trẻ chú ý rằng trẻ vừa mới vi phạm quy định của bạn:

  • “Có chuyện gì xảy ra thế này?” hoặc “Quy định là gì?”

Rất có thể trẻ sẽ không trả lời hoặc đưa ra một câu trả lời gắt gỏng. Bạn hãy áp dụng “kỹ thuật đĩa xước”: Hãy hỏi lại và hỏi hai hoặc ba lần – nhưng không nhiều hơn nữa! Nếu trẻ trả lời, bạn tiếp tục đưa ra câu hỏi tiếp theo.

Và nếu lần thứ ba trẻ vẫn không trả lời thì sao? Lúc đó bạn hãy tự đưa ra câu trả lời và chuyển sang câu hỏi tiếp theo.

  • “Chuyện gì sắp xảy ra?” hoặc: “Mẹ phải làm gì bây giờ?”

Đừng đòi hỏi một câu trả lời. Hãy áp dụng “kỹ thuật đĩa xước”, hãy hỏi trẻ đến lần thứ ba. Một đứa trẻ giận dữ đang bị mắc kẹt trong ý nghĩ “Con không muốn!”. Trẻ không suy nghĩ về tương lai. Với câu hỏi này, bạn sẽ giúp trẻ nhớ đến những hậu quả và suy nghĩ về tương lai. Nếu trẻ đưa ra một câu trả lời hợp lý, bạn hãy đi đến câu hỏi tiếp theo.

Nếu trẻ không trả lời thì bạn hãy tự mình làm điều đó. Cho trẻ biết hậu quả trực tiếp. Sau đó, câu hỏi tiếp theo là:

  • “Con có lựa chọn thế này: Con có muốn điều đó xảy ra” hoặc: “Con có muốn điều đó không?”

Một lần nữa, bạn hãy hỏi đến ba lần. Nếu trẻ không trả lời hoặc đưa ra một câu trả lời gắt gỏng, bạn phải ngay lập tức hành động và để hậu quả đã nêu diễn ra.

Hầu hết trẻ em không muốn chịu hậu quả đã nêu. Với câu hỏi này, trẻ sẽ được nhắc nhở rằng trẻ vẫn có thể lựa chọn một giải pháp khác. Nếu trẻ trả lời: “Không, con không muốn”, thì trẻ đang đi theo chiều hướng tốt. Bạn có thể hỏi tiếp:

  • “Giờ con có thể làm gì khác?” hoặc: “Con có thể làm gì bây giờ?”

Nếu trẻ trả lời thì trẻ đã tìm thấy giải pháp. Điều này giúp trẻ hành động dễ dàng hơn. Nếu trẻ làm được thì trẻ đã chiến thắng – và bạn cũng vậy. Hãy cho trẻ thấy niềm vui sướng của bạn!

Hành động

Nếu trẻ không trả lời hoặc tiếp tục vi phạm quy định dù đã có một câu trả lời tốt, bạn phải hành động ngay và để hậu quả đã thông báo xảy ra.

Henri (xem trang 181) ban đầu không thể trả lời hai câu hỏi đầu tiên. Thường là người mẹ trả lời. Chỉ khi được hỏi: “Con có muốn mẹ quay lại xe không” cậu trả lời: “Không, mẹ, mẹ ở lại đây đi!”

Trong những ngày đầu tiên, mẹ Henri dù vậy vẫn phải rời khỏi trường mẫu giáo, vì Henri không thể ngừng khóc. Nhưng sau một thời gian, cậu gần như bình tĩnh lại, chậm nhất là ở câu hỏi cuối cùng. Cậu được khen ngợi và đi học về với mẹ một cách bình yên. Sau một tuần, lần đầu tiên Henri có thể đi học mà không khóc.

Vì vậy, tôi thực sự thích kỹ thuật này, bởi những đứa trẻ bị nó lôi cuốn rất mạnh. Không phải tất cả trẻ đều trả lời các câu hỏi – nhưng tất cả ít nhất phải cùng suy nghĩ. Suy nghĩ của trẻ chắc chắn được hướng vào giải pháp của vấn đề. Hơn nữa, cách tiếp cận này rất công bằng đối với trẻ em. Nếu cha mẹ vẫn phải đưa ra hậu quả cuối cùng, họ có thể làm điều đó mà không cảm thấy tồi tệ.

Hành động thay cho lời nói

Liệu bạn sử dụng một kết quả logic trực tiếp, một thời gian tạm dừng hoặc kỹ thuật quy định – câu hỏi – hành động, bạn hãy lưu ý các lời khuyên sau đây:

  • Áp dụng hậu quả của mình mỗi khi con bạn vi phạm quy định. Chỉ khi đó, trẻ mới có thể học hỏi từ điều đó.

  • Chỉ nói chuyện khi cần thiết. Phải thật bình tĩnh.

  • Nhấn mạnh rằng con bạn có sự lựa chọn: có thể tuân thủ quy định, hoặc phải chấp nhận hậu quả.

  • Hãy cứng rắn. Đừng rút lại lời cảnh báo hậu quả đã một lần nói ra.

  • Chọn một hậu quả khác nếu hậu quả bạn xác định không có tác dụng.

  • Cho con bạn thấy rằng bạn luôn ở bên trẻ. Ngay khi một hậu quả xảy ra, tất cả sẽ được tha thứ và bỏ qua.

Bước ba:

Thỏa thuận hợp đồng

 

MỘT SỐ CHA MẸ gặp khó khăn trong việc biến những ý định tốt thành hành động. Nó vẫn ở dạng ý định tốt, nhưng không có hành động theo đó. Nếu hậu quả không có tác dụng thì bạn nên ngồi lại bên bàn làm việc và nghĩ kế hoạch. Liệu bạn có thể đàm phán thỏa thuận với trẻ hoặc bạn – với vai trò cha mẹ một mình lên kế hoạch hành động cụ thể, tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn.

➞ Một kế hoạch tự kiểm soát cho cha mẹ

Tất nhiên bạn không thể ký kết thỏa thuận với một em bé hoặc trẻ mới biết đi. Bạn chỉ có thể xác định cho chính mình những gì cần thay đổi và những gì bạn muốn làm khác. Bạn hãy tự trả lời những câu hỏi sau đây, tốt nhất là bằng cách viết ra, như cha mẹ của Sebastian 3 tuổi đã làm.

  • Hành vi nào cần phải thay đổi? Một ví dụ: “Sebastian khóc và nổi giận nhiều lần trong ngày. Điều này không phù hợp với tuổi của con. Hành vi này cần phải thay đổi.”

  • Hành vi không mong muốn xuất hiện thường xuyên không? Bạn hãy viết chính xác độ thường xuyên, kéo dài bao lâu và mức độ của hành vi không mong muốn của trẻ trong một tuần. Ví dụ: “Sebastian trong tuần này, cáu giận từ hai đến năm lần mỗi ngày. Chúng kéo dài từ 10 đến 30 phút.”

  • Bạn chọn hậu quả nào? Viết ra những gì bạn sẽ làm từ bây giờ, ngay sau khi trẻ thể hiện hành vi không mong muốn. Có thể như sau: “Nếu trò chuyện rõ ràng không có tác dụng, tôi chọn tạm nghỉ: Khi Sebastian ngồi phịch xuống đất và la hét, tôi sẽ rời khỏi phòng mà không nói một lời. Cứ ba phút một lần, tôi đi tới chỗ con và hỏi con, liệu bây giờ con có muốn dừng lại không. Nếu con la hét và chạy ra sau lưng tôi, tôi sẽ đưa con vào phòng và đóng cửa lại. Tôi vẫn đứng ở ngoài cửa và chú ý rằng con ở trong đó. Cứ ba phút một lần, tôi đi vào và mang tới cho con một đề nghị hòa bình cho đến khi con bình tĩnh lại.”

  • Bạn chọn cách khuyến khích nào? “Nếu Sebastian bình tĩnh lại, con có thể đến chỗ tôi. Trong thời gian tiếp theo, tôi đặc biệt chú ý đến việc tốt, khen ngợi và khích lệ con. Nếu có thể, tôi sẽ chơi cùng con sau một giai đoạn yên bình ngắn ngủi.”

  • Bạn kiểm soát sự thành công bằng cách nào? Viết tiếp cuốn nhật ký để bạn có thể biết chính xác sự tiến bộ này: “Một tuần trước, tôi bắt đầu thực hiện kế hoạch. Từ lúc đó, Sebastian không cáu giận một lần nào trong ba ngày, tương đối ngắn trong một ngày và 30 phút kịch liệt lần lượt vào thứ Hai và thứ Ba.”

GIẢI PHÁP

Tự kiểm soát: Con đường dẫn đến thành công

  • Treo bản kế hoạch được mô tả trước đó của bạn vào một chỗ dễ thấy và dễ tiếp xúc, để bạn thường xuyên được nhắc nhở về nó.

  • Kể với ai đó về kế hoạch của bạn–có thể là bà hoặc một người bạn tốt. Trưởng nhóm mẫu giáo hoặc bác sĩ nhi khoa cũng phù hợp. Việc này chỉ có thể có lợi nếu bạn đã thảo luận với ai đó về việc này và nghe ý kiến phản đối. Đối với bạn, đây là một thử nghiệm tốt xem chính bạn có thực sự bị thuyết phục bởi kế hoạch của mình hay không.

  • Tính đến khả năng sẽ gặp khó khăn. Mỗi đứa trẻ bình thường đều tỏ thái độ chống đối khi cha mẹ thay đổi thói quen đã được thiết lập. Sức chịu đựng của bạn sẽ được đặt vào một bài kiểm tra khó. Trẻ em gần như có thần kinh tốt hơn so với người lớn.

  • Hãy tự thưởng cho mình một điều gì tốt đẹp nếu bạn đã tuân thủ được kế hoạch của mình! Bạn có thể tự hào về bản thân và thậm chí tự thưởng cho mình! Nếu bạn và con cùng tương tác với nhau tốt hơn thì có thể dành phần thưởng lớn nhất cho cả hai.

➞ Hợp đồng thỏa thuận giữa cha mẹ và con

Sớm nhất từ tuổi mầm non, bạn có thể cho trẻ tích cực tham gia lập kế hoạch hợp đồng. Tỷ lệ tham gia vào ý tưởng và đề xuất của trẻ càng lớn thì trẻ sẽ càng tuân thủ tốt hơn. Nếu trẻ đã có thể viết, tốt nhất trẻ nên tự viết thỏa thuận ra giấy. Cuối cùng, cha mẹ và con đóng dấu thỏa thuận có chữ ký của mình.

Ví dụ của Sara 8 tuổi sẽ cho các bạn thấy một hợp đồng như vậy có thể được soạn chi tiết bằng cách nào. Vấn đề ở đây là cuộc đấu tranh hàng ngày về bài tập về nhà. Vì thế, bạn cũng có thể tiến hành cho các vấn đề khác.

  • Hành vi không mong muốn có xảy ra thường xuyên không? Như trong kế hoạch tự kiểm soát được mô tả ở trên, đầu tiên bạn hãy quan sát tình hình trong một tuần và viết ngắn gọn vào một cuốn nhật ký.

Mẹ của Sara đã làm như vậy hàng ngày sau khi làm bài tập về nhà. Sara cần bao nhiêu thời gian? Mẹ phải giúp đỡ bao nhiêu lần? Có tranh cãi thường xuyên không? Mức độ thế nào?

  • Họp khẩn cấp: Hãy ngồi cùng với trẻ để trao đổi về tất cả mọi thứ trong hòa bình. Hãy dành nhiều thời gian để làm điều này. Trong cuộc trao đổi này, bạn không được bị quấy rầy. Anh chị em không liên quan không có việc gì ở đó cả.

Mẹ của Sara đã chọn thời gian sau khi ăn trưa. Bà nói với con gái: “Trước khi con bắt đầu làm bài tập về nhà, mẹ cần trao đổi một việc rất quan trọng với con. Lại đây con, ngồi với mẹ. Cả hai chúng ta đều bực tức với nhau mỗi ngày. Nhất thiết phải thay đổi gì đó thôi!”

  • Đâu là vấn đề? Đầu tiên hãy hỏi trẻ liệu trẻ có ý tưởng gì không. Sau đó bạn mới nói với trẻ rằng bạn nhìn nhận vấn đề như thế nào. Câu chuyện của Sara và mẹ cô diễn ra như thế này:

Mẹ: “Con có biết mẹ nghĩ gì không?”

Sara: “Lúc làm bài tập về nhà, con luôn càu nhàu. Ý mẹ là thế phải không?”

Mẹ: “Con nói đúng chủ đề đấy. Mẹ thực sự cần phải làm điều gì đó khác đi khi cùng con làm bài tập về nhà. Và con cũng vậy nhé.”

  • Tại sao phải thay đổi? Đầu tiên hãy hỏi lại trẻ câu này. Hãy chú ý hướng vào chủ đề. Sau đó nêu lý do riêng của bạn thật ngắn và đơn giản. Như thế này:

Mẹ: “Tại sao hai mẹ con mình cùng phải thay đổi cả hành vi của mình, con nghĩ sao, Sara?”

Sara: “Con không biết.”

Mẹ: “Mẹ muốn giải thích với con. Bây giờ mẹ đang ngồi bên cạnh con suốt thời gian con làm bài tập về nhà. Con rất hay hỏi mẹ, mẹ thường xuyên giúp con làm bài. Sau đó chúng ta cãi nhau. Con hét lên với mẹ, mẹ mắng lại con. Tuần trước, mẹ đã viết: Tranh cãi kéo dài ít nhất một tiếng, thường là hai tiếng cho đến khi con xong bài. Sau đó, cả hai chúng ta giận nhau. Mẹ không muốn như thế. Mẹ muốn con tự làm bài tập về nhà. Và mẹ muốn mẹ con mình không cãi nhau nữa.”

  • Chúng ta muốn làm gì khác đi? Hãy hỏi xem trẻ có đề xuất cải tiến không. Bạn hãy xác định chính xác những gì một trong hai người cần làm trong tươnglai.

Mẹ của Sara đặt ra cho con gái những câu hỏi sau và cùng cô bé tìm kiếm câu trả lời thích hợp: Nên làm bài tập về nhà ở đâu? Được phép làm bài tập trong bao lâu? Chúng ta kiểm soát việc này thế nào? Con có thể làm gì một mình? Mẹ sẽ hỗ trợ con ở bài tập nào? Con được phép mắc bao nhiêu lỗi?

  • Chúng ta chọn hậu quả nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai người không tuân thủ thỏa thuận? Cả ý kiến của trẻ cũng rất cần thiết.

Điều gì xảy ra khi hết thời gian? Điều gì xảy ra khi Sara mắc quá nhiều lỗi? Điều gì xảy ra khi Sara bắt đầu la mắng hoặc hét lên? Và đièu gì sẽ xảy ra khi mẹ bắt đầu la mắng hoặc hét lên?

  • Chúng ta lựa chọn khuyến khích hoặc thưởng cho trẻ như thế nào? Một cuộc họp khẩn không phải là dịp tốt để đàm phán phần thưởng với trẻ. Bạn có thể để đến một thời điểm sau đó, khi thấy tình hình tiến triển tốt hơn. Hoặc bạn quy định phần thưởng mà không cần thảo luận. Bạn cũng nên chọn một phần thưởng cho chính mình. Trong việc này, trẻ có thể giúp bạn. Điều gì xảy ra nếu Sara đã làm bài tập về nhà một cách nhanh chóng và không “diễn kịch”? Điều gì xảy ra khi mẹ giữ thỏa thuận một cách lặng lẽ và không la mắng?

Chúng ta sẽ làm gì khi cả tuần diễn ra tốt đẹp?

  • Chúng ta viết nó ra thế nào? Ghi lại chính xác những gì bạn và trẻ muốn làm khác đi trong tương lai và hậu quả (cũng như phần thưởng) mà bạn chọn. Nếu trẻ đã có thể viết, hãy để trẻ tự viết ít nhất một phần của hợp đồng. Sara và mẹ cô đã thay phiên nhau viết. Do văn bản dài, người mẹ đảm nhận phần lớn nhất. Trong phần bên, bạn sẽ thấy những điều khoản của hợp đồng giữa Sara và mẹ cô bé.

  • Làm thế nào để kiểm soát sự thành công? Trong một lịch trình hàng tuần – một quyển lịch, một thời gian biểu hoặc một kế hoạch tự xây dựng – hàng ngày, bạn viết ngắn gọn những điều quan trọng nhất. Trong hợp đồng, Sara và mẹ đã thỏa thuận sử dụng giấy dán hình tim (cho Sara) và mặt cười (cho mẹ) là dấu hiệu của sự thành công. Lịch trình hàng tuần của bạn trong tuần đầu tiên sau khi ký hợp đồng tương tự như trong phần bên.

Tuần này đã ổn, chỉ có thứ Năm là hơi chệch đi: Sara càu nhàu và mẹ đi ra ngoài. Trong lần thử thứ hai, Sara khóc còn mẹ thì la mắng. Bài tập về nhà không được hoàn thành trong một tiếng. Tuy nhiên, nhìn chung cho thấy mọi việc đang tiến triển tốt.

Khi đã có một miếng giấy dán và một khuôn mặt cười mỗi ngày trong tuần thứ ba, Sara và mẹ đã cùng nhau vui đùa một buổi chiều trong bể tắm vào cuối tuần.

Như vậy, hợp đồng của bạn đã thành công

  • Đàm phán hợp đồng cùng trẻ. Hãy chú ý đến đề nghị và ý tưởng của trẻ.

  • Cả hai bên đóng dấu hợp đồng có chữ ký của mỗi bên.

  • Treo hợp đồng của bạn ở chỗ dễ thấy, như ở cửa nhà bếp chẳng hạn.

  • Giữ thỏa thuận trong vài tuần. Nếu có thay đổi cần thiết thì viết vào hợp đồng và hai bên ký lại lần nữa.

  • Nếu bạn và trẻ có vấn đề nghiêm trọng với nhau, hãy nhờ đến hỗ trợ chuyên môn. Người nên liên hệ đầu tiên chính là bác sĩ nhi khoa của bạn. Nếu cần thiết, bạn sẽ nhận được địa chỉ của trung tâm tư vấn hoặc nhà tâm lý học trẻ em.

GIẢI PHÁP

Ký kết hợp đồng – ví dụ

  • “Sara làm bài tập về nhà trong phòng của mình. Đồng hồ bấm giây được chỉnh đến 60 phút. Sau đó là kết thúc, cất sách vở lại. Khi Sara không hoàn thành, mẹ viết giải thích cho giáo viên vào vở bài tập về nhà.”

  • “Sara có thể đọc và viết một mình. Mẹ sang phòng khác. Nếu Sara muốn hỏi điều gì, bé cầm vở đến chỗ mẹ. Cuối cùng, mẹ xem và chỉ cho Sara lỗi sai. Từ sáu lỗi trở lên, Sara sẽ phải viết lại.”

  • “Trong môn toán, Sara có thể làm bài cộng và nhân một mình. Ở bài tập trừ, chia và đoạn văn khó, mẹ sẽ ngồi cạnh để giúp Sara.”

  • “Nếu Sara bắt đầu la mắng và hét lên, mẹ lặng lẽ đi ra ngoài ngay lập tức. Sau năm phút, mẹ lại giúp đỡ Sara.”

  • “Nếu Sara bình tĩnh, bé được phép dán một mảnh giấy dán vào sổ lịch trình hàng tuần.”

  • “Nếu mẹ vẫn bình tĩnh và thân thiện, mẹ được phép vẽ một khuôn mặt cười vào sổ lịch trình hàng tuần. Khi mẹ hét lên hoặc càu nhàu, mẹ phải vẽ một khuôn mặt buồn.”

  • “Nếu cả tuần diễn ra tốt đẹp, cả hai chúng tôi sẽ cân nhắc sẽ chơi gì cùng nhau.”

 

➞ Kế hoạch khen thưởng

Hợp đồng giữa bạn và trẻ không nhất thiết phải được lập bằng văn bản. Bạn có thể ký một hợp đồng thoả thuận miệng. Điều này có tác dụng chủ yếu khi trẻ còn nhỏ hoặc quy tắc hành vi bạn muốn trẻ học phải minh bạch, rõ ràng (hoặc nếu cả hai).

Cần sự khuyến khích trong những trường hợp như vậy – hãy sử dụng kế hoạch khen thưởng. Đối với trẻ nhỏ, có thể kế hoạch này rất đơn giản, với trẻ lớn hơn sẽ cần một kế hoạch tốn kém hơn một chút với hệ thống tính điểm phức tạp.

Quy tắc đơn giản cho trẻ học mẫu giáo

Với mỗi kế hoạch thưởng, đầu tiên phải xác lập các quy tắc một lần. Trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo có thể chưa biết đọc. Nhưng bạn có thể nhắc nhở trẻ về các quy tắc quan trọng bằng hình vẽ đơn giản. Chẳng hạn như:

  • Rửa mặt và mặc quần áo nhanh chóng vào buổi sáng

  • Ngồi yên trong khi ăn

  • Hòa thuận với anh chị em

  • Tự làm việc một mình trong nửa giờ

  • Ở yên trên giường vào buổi tối

  • Nói chuyện thân thiện.

Bạn hãy chọn ra một, hai hoặc ba quy tắc. Không nên nhiều hơn. Chúng tôi đã minh họa năm quy tắc trên trang 182, 183 và 184. Bạn có thể sao chép chúng từ cuốn sách và thậm chí có thể tô thêm màu – hoặc tự vẽ hình cho từng quy tắc. Việc này sẽ hình ảnh hóa quy tắc cho trẻ.

Hãy trao đổi một lần nữa với trẻ về các quy tắc. Cho trẻ biết rõ hậu quả logic trẻ phải chịu nếu trẻ không tuân thủ.

Bạn không cần phải mỗi lần đều nhắc lại các quy tắc liên quan. Chỉ cần chỉ vào hình ảnh là đủ. Hãy treo hình ảnh ở chỗ dễ thấy!

Nếu trẻ tuân thủ quy tắc, trẻ sẽ được khen ngợi và được khuyến khích thêm. Trẻ có thể tích lũy điểm và đổi lấy một phần thưởng nhỏ. Ở các trang sau, bạn sẽ được tìm hiểu cách làm kế hoạch thưởng đơn giản cho trẻ trên 3 tuổi.

Kế hoạch thưởng đơn giản cho trẻ từ 3 tuổi trở lên

Nếu bạn đã thiết lập các quy tắc và vẽ hình (hoặc lấy từ cuốn sách), bạn có thể kết hợp rất tốt với một kế hoạch thưởng đơn giản và được thiết kế tốt. Hãy để sự sáng tạo của bạn bay bổng, hoặc chấp nhận đề xuất của chúng tôi: trên hai trang tiếp theo, bạn sẽ thấy một con sâu bướm cười và một chuỗi hạt ngọc trai để sao chép. Mỗi hình có bốn lần năm vòng tròn để tô màu. Các vòng tròn là khuôn mẫu cho điểm thưởng trẻ có thể tích lũy.

Hãy để trẻ chọn một trong các hình ảnh. Nếu trẻ tuân thủ được một quy tắc đã thỏa thuận, trẻ sẽ nhận một điểm trong ảnh thưởng. Nếu trẻ chú ý được ba nguyên tắc cùng một lúc, trẻ có thể đạt ba điểm trong một ngày. Đối với mỗi điểm, trẻ được tô một viên ngọc trai hoặc một khuôn mặt cười trong vòng tròn của con sâu bướm.

Nếu trẻ đạt đến năm điểm trong ảnh thưởng của mình, trẻ sẽ nhận được phần thưởng đầu tiên. Đó có thể là một trò chơi chung, thêm một câu chuyện trước khi đi ngủ, trẻ được chơi tối lâu hơn trước khi đi ngủ hay một món quà nhỏ.

Nếu con sâu bướm hoặc chuỗi được tô hết, trẻ sẽ có một phần thưởng lớn hơn mà bạn có thể hẹn trước với trẻ. Ở đây, bạn có thể lựa chọn một hoạt động chung hoặc một phần thưởng vật chất tương ứng. Tất nhiên, nó phải là một động lực hấp dẫn cho trẻ.

Trong trường hợp tốt nhất, trẻ rất hứng thú và tích lũy điểm hăng hái đến mức được phép tô một con sâu bướm hoặc một chuỗi hạt rồi đến hình kia. Nếu mọi việc suôn sẻ, có thể lựa chọn một quy định mới cho tích lũy điểm. Sự thích thú của trẻ trong việc tích lũy điểm có khả năng bị giảm đi bất cứ lúc nào. Điều này là hoàn toàn bình thường. Không phải tất cả mọi trẻ em đều hào hứng với kế hoạch thưởng ở cùng mức độ như nhau. Có thể hành vi mong muốn cho đến khi đó đã phản ánh rằng trẻ không còn cần phải được theo dõi đặc biệt nữa. Nếu vấn đề hành vi cũ xuất hiện lại, bạn có thể sử dụng lại ảnh thưởng sau một thời gian tạm dừng – hoặc tự tạo ra hình ảnh mới.

 

Mặt cười trong vở bài tập về nhà: điểm thu thập tại trường

Nhiều trẻ em ngay từ năm học đầu tiên đã có vấn đề trong việc chấp hành nội quy của trường. Một số trẻ khó ngồi yên tại chỗ của mình. Có trẻ gọi to trong lớp học thay vì giơ tay phát biểu. Hoặc trẻ không chú tâm trong giờ học và làm phiền các bạn cùng lớp. Một số gần như hàng ngày đều cãi vã với các bạn cùng lớp hoặc cư xử hung hăng.

Với một hệ thống khen thưởng rất đơn giản, bạn có thể đảm bảo rằng bạn sẽ được thông báo liên tục về hành vi của con. Và bạn có thể khuyến khích trẻ chấp hành nội quy ở trường tốt hơn. Hầu như tất cả giáo viên sẽ được động viên cùng tham gia vì công sức lao động họ phải bỏ ra cũng không nhiều.

Bạn hãy trao đổi với giáo viên xem con bạn nên cải thiện hành vi nào ở trường. Quan trọng là phải xây dựng hành vi một cách tích cực. Chẳng hạn như:

  • Cư xử với người khác

  • Ngồi tại chỗ

  • Làm những gì giáo viên nói

  • Bắt đầu làm bài tập và hoàn thành nhanh chóng

  • Giơ tay để phát biểu, thay vì gọi to trong lớp học

Giáo viên chọn ra một hoặc hai quy tắc giáo viên cho rằng đặc biệt quan trọng cho trẻ và tuyên bố mình đã sẵn sàng chú ý đến chúng mỗi ngày. Nếu trẻ tuân thủ quy tắc thì trong ngày đó giáo viên sẽ vẽ một khuôn mặt cười vào trong vở bài tập về nhà. Nếu trẻ không tuân thủ quy tắc, trẻ sẽ không được nhận mặt cười. Như vậy bạn sẽ cập nhật được tình hình và có thể nói chuyện với con mình về những gì diễn ra tốt đẹp trong ngày và những gì chưa tốt. Và bạn có thể thỏa thuận với trẻ một phần thưởng nếu trẻ tích lũy được một số lượng mặt cười nhất định. Một số ví dụ về phần thưởng đã được hứa:

  • 1 mặt cười: 15 phút chơi máy tính

  • 5 mặt cười: cùng đi bơi

  • 10 mặt cười: một cuốn truyện tranh

  • 20 mặt cười: cùng đến rạp chiếu phim

Nhiều trẻ em có thể được thúc đẩy trong nhiều tuần và tháng với kế hoạch đơn giản này. Nó còn có một lợi thế: đôi khi cha mẹ rất đỗi kinh ngạc khi đến tận cuối năm học họ mới được biết vấn đề hành vi của con em mình trong suốt thời gian qua từ giấy chứng nhận của trường. Họ thực sự thất vọng vì đã không được thông báo sớm. Với thông tin phản hồi hàng ngày từ các giáo viên, bạn được bảo vệ trước những bất ngờ như vậy.

Kế hoạch khen thưởng cho trẻ tiểu học: tích lũy điểm tại nhà

Những gì có tác dụng ở trường cũng có thể tiến hành dễ dàng tại nhà. Bạn cũng có thể giám sát con mình chặt chẽ hơn giáo viên. Vì vậy, kế hoạch của bạn có thể phong phú hơn. Kế hoạch được đề xuất ở đây phù hợp cho trẻ đã có thể đọc và gặp khó khăn trong việc chấp hành các quy tắc thông thường hàng ngày.

Với nhiều trẻ em một kế hoạch khen thưởng như thế này khuyến khích việc nghĩ về các quy tắc, vì trẻ muốn thu thập nhiều điểm càng nhanh càng tốt. Bạn có thể thay đổi kế hoạch để nó phù hợp với điểm mạnh và điểm yếu riêng của con mình. Hãy đặc biệt tiếp nhận các hành vi luôn có thể làm nảy sinh vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Ngoài ra trong kế hoạch nên bao gồm một số điểm để trẻ có thể dễ dàng tích lũy điểm. Một kế hoạch khen thưởng không được đòi hỏi quá nhiều. Chỉ khi không quá khó cho trẻ để tích lũy số điểm thì kế hoạch mới có tác dụng thúc đẩy.

Những việc suôn sẻ sẽ được đánh dấu lại. Đối với ba dấu lại có một viên bi thủy tinh (thẻ cứng hoặc chip trò chơi từ nhựa cũng được). Bi được thu thập trong một lọ chứa riêng biệt và có thể được giữ lại hoặc đổi trong cùng một ngày. Bạn có thể trao đổi với trẻ về giá trị của viên bi. Hãy thiết lập thành văn bản.

Ví dụ: với ba viên bi, con bạn có thể xem truyền hình trong nửa tiếng hoặc chơi máy tính, với 10 viên bi trẻ được chơi thêm nửa tiếng vào buổi tối. Nếu trẻ thu thập được 20 viên bi, bạn hãy cùng trẻ đi ăn hamburger hoặc kem. Với 30 viên bi, trẻ được chọn một món đồ chơi nhỏ, với 40 viên bi, hãy đi cùng trẻ đến sân chơi trong nhà. Và với 50 viên bi, trẻ được phép cắm trại với bạn ở trong vườn.

GIẢI PHÁP

 

Kế hoạch mỗi ngày phải được điền nhất quán. Bạn có thể sửa đổi nó một cách riêng rẽ. Ví dụ, nếu mục “Trò chuyện thân thiện” đặc biệt quan trọng, bạn có thể cho đến ba điểm mỗi ngày. Hoặc bạn có thể bỏ mục “Bài tập về nhà” tương ứng.

Nếu khuyến khích tích cực không hiệu quả thì có một khả năng khác: trẻ phải đạt được một số điểm tối thiểu đã định mỗi ngày. Nếu không đạt được, trẻ phải từ bỏ một thú vui nào đó – thời gian chơi máy tính hoặc xem ti-vi hàng tối. Hoặc trẻ phải đảm nhận thêm một việc nhà: cọ rửa bồn rửa mặt, quét nhà bếp hoặc tương tự.

Bạn có rất nhiều lựa chọn cho những ý tưởng của mình. Tuy nhiên, có một số ít trẻ em gần như không hoặc được thúc đẩy trong một thời gian ngắn bằng kế hoạch khen thưởng.

➞ Tại sao giải pháp này không suôn sẻ với tất cả trẻ em

Từ kinh nghiệm của tôi, tôi biết rằng nhiều phụ huynh đã thành công với hợp đồng và kế hoạch khen thưởng. Nhưng tôi cũng biết rằng giải pháp này rất khó áp dụng ở một số trẻ. Nhiều trẻ chống đối lại quy tắc một cách cực đoan. Có vẻ các cháu học được từ hình phạt hợp lý và thời gian tạm dừng chỉ trong một thời gian ngắn. Cha mẹ của trẻ không bao giờ có thể ngồi lại và chỉ đơn giản là “để cho tất cả mọi thứ xảy ra” – và một lần nữa, họ phải bắt đầu từ con số không và mất nhiều công sức. Tại sao vậy?

Các vấn đề cụ thể

Trẻ em khác nhau về khả năng sẵn sàng hợp tác ngay từ khi còn bé. Trong chương đầu tiên, chúng tôi đã đề cập tới điều này. Đôi khi trẻ em chống lại các quy tắc, bởi chúng sợ. Lo sợ bị cách ly, sợ hãi hay hoảng sợ trước những tình huống đòi hỏi sự đồng cảm từ phía cha mẹ. Việc thực hiện các quy tắc ở những đứa trẻ sợ sệt vẫn chưa phải là tất cả. Ngay cả khi nói đến các nhu cầu vật chất của trẻ, hãy cẩn thận: các quy tắc phải được lựa chọn cẩn thận trong việc ăn, ngủ hoặc vệ sinh. Quá nhiều áp lực có thể gây phản tác dụng.

Bạn cũng sẽ phải đối mặt với thách thức khi trẻ bướng bỉnh. “Con muốn quyết định!” là phương châm của trẻ. Trẻ không thích các quy tắc. Với tất cả sức mạnh, trẻ chống lại chúng: “Còn lâu con mới làm theo mẹ nói!”. Sự chống đối của trẻ có thể liên quan tới cơn giận dữ hoặc hành vi bốc đồng. Một số trẻ “đánh trả” hoặc phản ứng bằng hành vi hung hăng nếu không được theo ý muốn của trẻ. Một số trẻ không tuân theo quy tắc vì chúng bị phân tâm bởi bất kỳ việc nhỏ nào và lại quên các yêu cầu ngay lập tức.

Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình. Nếu những vấn đề này rất nghiên trọng hoặc nhiều vấn đề xảy ra đồng thời, sẽ rất dễ dẫn đến khủng hoảng giáo dục.

Được thảo luận nhiều: ADHD

Trong thời gian gần đây, có một chủ đề thường được thảo luận trên các phương tiện truyền thông: ADHD (Hội chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý). Điều này tồn tại trong hai hình thức khác nhau: Một số trẻ em “chỉ” có vấn đề trong việc điều chỉnh sự tập trung của mình. Trẻ cực kỳ mất tập trung, hay quên và thường không chú ý. Những đứa trẻ này thường tới khi đi học mới đáng chú ý, bởi vì trẻ mơ mộng hơn và cũng “không làm phiền ai”.

Tuy nhiên, thường có cả đặc điểm của “hiếu động thái quá” và “bốc đồng” đi kèm: Những trẻ này vô cùng hiếu động và có xu hướng phản ứng dữ dội với cả việc nhỏ nhặt, bằng sự giận dữ hoặc hành vi hung hãn. Rất khó thuyết phục trẻ làm việc trẻ không thích. Chức năng tự kiểm soát của trẻ hoạt động không thực sự tốt.

Từ khi nào những hành vi này thực sự có vấn đề? Quá trình chuyển biến không thực sự rõ rệt. Trên thực tế đó là hành vi bình thường: Mỗi đứa trẻ bị ảnh hưởng nhiều hơn hoặc ít hơn, đặc biệt là khi trẻ vẫn còn nhỏ. Trẻ em ở độ tuổi này hay bốc đồng, vận động cơ thể, bị phân tâm và đôi khi gây chú ý bằng hành vi của mình. Việc chấp nhận các quy tắc với các trẻ này đặc biệt khó. Cha mẹ cần rất kiên nhẫn, nhất quán và kiên trì. Trẻ học chậm và tiến bộ ít hơn nhưng trẻ cần một người hướng dẫn và liên tục nhắc nhở trẻ về các quy tắc.

Chỉ trở thành vấn đề khi trẻ đã 7 tuổi mà vẫn còn xảy ra thường xuyên hoặc dữ dội đến mức trẻ rất đáng chú ý so với trẻ đồng trang lứa và sự phát triển của trẻ ở nhà và ở trường học bị ảnh hưởng rất xấu thì ADHD bị nghi ngờ chính là nguyên nhân. Dưới năm phần trăm trẻ bị mắc ADHD.

ADHD không phải là kết quả của sai lầm trong giáo dục, mà là một chứng rối loạn sinh lý thần kinh bẩm sinh. Chỉ có bác sĩ nhi khoa hoặc nhà tâm lý học trẻ em kinh nghiệm mới có thể chẩn đoán được. Trong nhiều trường hợp đòi hỏi phải có một liệu pháp mà cả cha mẹ cũng phải được đào tạo.

Việc này bao gồm cả khả năng thiết lập giới hạn. Bạn đã khám phá được rất nhiều về nó trong chương này. Việc này đối với một đứa trẻ mắc ADHD về cơ bản sẽ mất thời gian hơn, nhưng không kém phần quan trọng. Có lẽ cha mẹ phải luôn luôn áp dụng cả ba bước của kế hoạch thiết lập giới hạn để gặt hái được thành công.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.