Người Đức Dạy Con Học Các Quy Tắc

2. Tất cả các bậc phụ huynh đều mắc sai lầm



Trong chương này bạn sẽ biết…

➞ Vì sao việc giáo dục trẻ sẽ không thành công nếu thiếu sự đấu tranh?

➞ Những lý do chính đáng con bạn có thể đưa ra để biện minh cho những hành động kì quặc nhằm gây sự chú ý

➞ Những lý do dẫn đến hành vi tai hại nhằm gây sự chú ý

➞ Bạn có thể khiến trẻ cảm thấy không cần thiết phải gây sự chú ý bằng cách nào?

➞ Những phản ứng nào của phụ huynh được trẻ đặc biệt ưa thích nhưng lại không hiệu quả?

➞ Vì sao những phản ứng mang tính ghét bỏ của bố mẹ sẽ mang lại những hậu quả khôn lường?

➞ Hàng ngày bọn trẻ đều diễn kịch… Chúng cố gắng thu hút sự chú ý

Vì sao bọn trẻ muốn đấu tranh?

GIÁO DỤC SẼ KHÔNG THÀNH CÔNG nếu không có xung đột và thiếu tính đấu tranh vì việc dạy dỗ được hiểu đơn giản là thỉnh thoảng ngăn cản bọn trẻ làm những thứ chúng thích. Chẳng hạn như xem ti-vi, ăn đồ ngọt, vầy nước, ra ngoài chơi hay bắt chước cha mẹ quát mắng và dậm chân. Với bọn trẻ thì bạn chính là những người dập tắt mọi thú vui và lúc nào cũng nói: “Đủ rồi đấy. Chấm dứt ngay đi.” Điều đó khiến bạn không còn đáng yêu trong mắt lũ trẻ nữa và thật dễ hiểu nếu sau đó lũ trẻ sẽ phản đối, cãi lại hoặc bực bội. Những phản ứng này cho thấy trẻ đang cố gắng thể hiện thái độ không vừa lòng với những kẻ “Dập tắt mọi thú vui của chúng”. Thêm nữa, dạy dỗ trẻ còn có nghĩa là yêu cầu chúng làm cả những việc chúng không thích, chẳng hạn như dọn dẹp phòng, đánh răng, lên giường đi ngủ hoặc làm bài tập về nhà. Rất nhiều trẻ không tự giác và chúng sẽ phản kháng, cãi lại, bực bội hoặc thể hiện thái độ không vừa lòng với những ai bắt chúng phải làm những công việc nhàm chán ấy. Bạn có thấy bất thường không nếu con bạn lúc nào cũng nói: “Vâng thưa mẹ” và sau đó thực hiện ngay lập tức những gì bạn yêu cầu? Lũ trẻ bẩm sinh thường không phải những con cừu non dễ bảo đâu.

Ngay cả trẻ con cũng luôn muốn biết:Ai là kẻ mạnh hơn?

 

Lũ trẻ giống như một bầy sư tử con cả ngày phải cố gắng thể hiện mình trong những cuộc tranh đấu. Chúng muốn biết chúng có sức mạnh và tầm ảnh hưởng đến đâu, có thể thể hiện sự vượt trội của bản thân với ai và như thế nào. Nhưng lũ trẻ gặp khó khăn hơn bầy sư tử con ở chỗ chúng lớn lên trong khuôn khổ những quy tắc mà không có anh chị em đồng trang lứa. Thậm chí nhiều đứa còn không có anh chị em. Vì vậy bố mẹ cần đóng vai những đối thủ cạnh tranh của chúng.

Con người – cũng như các loài động vật có vú khác – đều có tinh thần sẵn sàng đấu tranh nhằm thể hiện bản thân. Trong khoa học về hành vi, người ta gọi đó là hành vi “tích cực khám phá xã hội”. Lũ trẻ luôn khám phá xem ảnh hưởng của chúng với môi trường xung quanh mạnh đến đâu và những ai nằm trong tầm ảnh hưởng của chúng.

Ví dụ như khi một đứa trẻ liên tục vứt cái thìa từ trên ghế đẩu xuống, chúng sẽ rất thích thú khi lần nào mẹ cũng ra nhặt hộ. Ngoài ra, những hành động như đánh, cắn, nằm lăn ra sàn ăn vạ cũng thể hiện rằng lũ trẻ đang thử nghiệm việc khám phá môi trường xung quanh một cách tích cực. Nhiệm vụ của cha mẹ là đặt ra giới hạn khi lũ trẻ hành động thái quá, cư xử coi thường người khác hoặc khi cố tình không nghe lời dù lúc đó chúng phải thực hiện nghĩa vụ của mình thay vì tiếp tục đùa cợt.

Từ những kiến thức trên đây chúng ta có thể rút ra ba hệ quả sau:

  • Bầu không khí trong giađình sẽ bất hòa nếu chỉ có bố hoặc mẹ nghiêm khắc uốn nắn con cái trong khi người còn lại nuông chiều chúng. Các ông bố thường chỉ biết chơi đùa với lũ trẻ còn nhiệm vụ dạy dỗ con cái lại hoàn toàn phó mặc cho những người vợ. Chính vì vậy, hai vợ chồng cần phải giúp đỡ lẫn nhau. Cả bố lẫn mẹ đều phải chơi cùng bọn trẻ và tham gia dạy dỗ chúng.

  • Sự xung đột giữa bọn trẻ và bố mẹ là không thể tránh khỏi. Bọn trẻ thường phản kháng lại khi cha mẹ không làm theo ý chúng. Nhưng điều đó không có nghĩa là bố mẹ phải tham gia vào mọi cuộc tranh đấu. Các bậc phụ huynh không cần thiết phải chấp vặt mọi lời nói hoặc hành động hỗn láo hay nổi khùng của con cái. Thay vào đó, bạn có thể bình tĩnh để cơn giận trôi qua và nghĩ rằng: Con bạn không cố tình làm vậy mà chúng chỉ muốn thử xem hành động đó của chúng sẽ dẫn đến điều gì. Bởi vì, bạn thử nghĩ mà xem, liệu chúng còn có thể thử làm vậy với ai tốt hơn là với chính bạn đây?

  • Không phải đứa trẻ nàocũng cảm thấy hứng thú với việc đấu tranh và thể hiện bản thân. Điều này thể hiện rõ trong những tháng đầu đời của trẻ. Một “chiến binh” yếu đuối sẽ phản ứng đầy sợ sệt khi có điều gì đó không vừa ý. Với những “chiến binh” đích thực, những chuyện nhỏ nhặt như không cho chúng ăn kẹo cũng có thể sẽ dẫn đến những phản ứng vô cùng mạnh mẽ như la hét rất lâu, nằm lăn ra sàn ăn vạ hay đập đầu vào đâu đó. Đứa trẻ càng mạnh mẽ thì chúng càng cố gắng và kiên trì hơn nhằm đạt được mục đích của mình. Với những đứa trẻ như vậy, các bậc cha mẹ cần có biện pháp giáo dục đặc biệt.

➞ Lý do chính đáng cho các hành vi gây sự chú ý – một vòng tuần hoàn

Khi bạn hạn chế hành vi của một đứa trẻ thì việc chúng tức tối phản ứng lại là điều dễ hiểu. Nó muốn làm theo ý mình và đấu tranh để đạt được điều đó. Cách chúng đấu tranh luôn bị bạn cho là hỗn láo, chẳng hạn như khi con bạn bỏ ra ngoài, la hét, nằm vật ra sàn ăn vạ, đánh trả hoặc không chịu lên giường đi ngủ. Vậy tại sao điều đó luôn xảy ra? Đó có phải chỉ là hứng thú đấu tranh đơn thuần hay không? Tốt hơn hết bạn cần nhìn nhận thấu đáo hơn rằng: Chuyện gì đã xảy ra khi con bạn cố gắng gây sự chú ý? Bạn nên phản ứng lại như thế nào đây? Bạn có nên giải thích cho nó hiểu để lần sau nó cư xử tốt hơn không? Hay con bạn đã có lý do chính đáng rồi và lần sau nó lại tiếp tục “vượt quá giới hạn?” Một đứa trẻ gần như lúc nào cũng có những lý do chính đáng để tiếp tục hành động gây sự chú ý nên các bậc phụ huynh cần quan tâm, chăm lo đầy đủ để chúng thấy những hành động ấy không còn cần thiết nữa.

Cha mẹ cũng chỉ là những con người bình thường nên thỉnh thoảng họ vẫn phản ứng trái ngược với những gì mình muốn. Họ tán dương hành động hỗn láo của đứa con và khiến nó nghĩ mình không cần phải thay đổi hành vi. Đứa trẻ có một mong muốn hết sức cơ bản là: “Con muốn được chú ý! Con muốn mình trở nên quan trọng! Con muốn tham gia vào việc đó”.

Chúng ta hãy phân tích lại một lần nữa hành động của những đứa trẻ cứng đầu đã được đề cập từ chương đầu. Trước tên là Paul, thằng bé luôn không ngừng nghịch ngợm. Tại sao Paul thường xuyên la hét khi nó có rất nhiều thứ để chơi? Câu hỏi ngược lại là: Tại sao nó phải dừng la hét? Vì nó nhận thấy tiếng hét của nó rất hiệu quả: Chỉ vài phút sau khi nó hét mẹ nó lại chạy đến và chiều theo ý nó. Vậy làm thế nào để nó tự biết tìm thứ gì đó để chơi? Làm thế nào để nó có thể tự quyết định một mình và chấm dứt việc la hét vì cứ mỗi lần như thế mẹ nó lại phải chạy đến vỗ về an ủi?

Bạn có nhớ Patrick – “nỗi sợ hãi” của mỗi nhóm nó chơi cùng không? Chuyện gì xảy ra khi nó liên tục đánh một đứa trẻ khác hoặc đập phá đồ chơi của bạn? Mẹ Patrick thường chạy ngay đến và giải thích rằng nó không được làm như vậy. Trong 15 phút tiếp theo, bà cố gắng giáo dục để Patrick không hành xử như vậy nữa. Tuy nhiên, bằng cách này, Patrick không những không mất gì mà còn gây được sự chú ý. Tại sao cậu bé lại phải thay đổi hành vi của mình cơ chứ?

Carola – đứa trẻ biếng ăn nhận thấy rằng: mọi người chú ý đến mình nhiều nhất khi mình diễn kịch trong lúc ăn. Nhờ đó mình có thể kéo dài và kiểm soát thời gian ăn theo ý muốn.

Miriam – một học sinh trường mẫu giáo – thường đủng đỉnh tìm cách câu giờ để được ở nhà thay vì đi học.

Vicky lại hay giả vờ đau bụng mỗi khi nó không thích đi học.

Tất cả những đứa trẻ này đều có một điểm chung: Việc giả vờ cũng như những hành động gây sự chú ý của chúng tỏ ra hiệu quả. Chúng đều nhận được nhiều sự chú ý hơn từ mọi người xung quanh. Những hành động nhằm gây sự chú ý chúng áp dụng không khác nhau là mấy. Mỗi đứa trẻ đều có cách hành xử riêng và mỗi ông bố bà mẹ cũng đều có những lúc dễ mủi lòng. Thường thì những đứa trẻ cảm nhận được khá rõ chúng cần làm gì để khiến cha mẹ bị rối trí. Bố mẹ càng rối trí thì đứa trẻ càng được lợi. Nó hiểu thêm rằng: “Mình không những được chú ý mà còn có thể tự ý làm những điều mình thích. Mình còn mạnh hơn cả bố mẹ! Ở đây mình mới là người có quyền quyết định”.

Trên thực tế, trẻ em thường gây nhiều ảnh hưởng hơn là chúng có thể. Đứa trẻ cảm thấy mình thật mạnh mẽ vì nó thường giành chiến thắng trước bạn bè hoặc thậm chí người lớn mỗi khi phải quyết định ai là người mạnh hơn. Tuy nhiên, đứa trẻ giành chiến thắng không hề cảm thấy tự tin mà nó còn bất an hơn. Nó cảm thấy không được chấp nhận nên luôn muốn chứng tỏ cho chính bản thân và những người xung quanh thấy nó “mạnh mẽ hơn”. Mỗi ngày nó phải nghĩ ra một cái gì đó mới để thu hút sự chú ý vì nó tự thuyết phục bản thân mình rằng: “Chẳng ai tự nguyện dành thời gian cho mình cả. Và khi mình gây chú ý thì người khác sẽ ngay lập tức quan tâm tới mình. Còn khi mình ngoan ngoãn thì sẽ chẳng ai thèm đoái hoài gì đâu”.

Những bậc phụ huynh có thói quen giải thích đi giải thích lại cho con họ rằng nó không được làm cái nọ cái kia lại thường quát mắng, tranh cãi, nhượng bộ và cuối cùng càng ngày càng trở nên cáu kỉnh. Sự thất bại khiến họ mất kiên nhẫn, đầu óc lúc nào cũng trống rỗng và xử sự với con trẻ ngày càng nóng giận. Kể cả khi đứa trẻ ngoan ngoãn suốt một thời gian dài thì nỗi lo sẽ xảy ra cãi vã với chúng vẫn luôn thường trực trong đầu họ. Ngay cả những phụ huynh dành nhiều thời gian chăm sóc con cái cũng vẫn có khả năng rơi vào vòng tuần hoàn “Gây sự chú ý” mà không hề hay biết. Còn với bọn trẻ, chúng không thể tự thoát ra khỏi chu trình ấy mà chỉ có bố mẹ mới có thể tạo khởi đầu cho chúng và cắt rời từng giai đoạn của chu trình.

Lũ trẻ luôn có hai lý do chính đáng biện minh cho hành động gây sự chú ý của mình.

➞ Các ví dụ cụ thể

Gần như mọi cách ứng xử ương bướng của trẻ đều có thể lý giải dựa theo sơ đồ vòng tuần hoàn “Gây sự chú ý”. Bạn có thể chú ý đến con mình theo những cách thức khác nhau nhưng thật đáng ngạc nhiên khi bọn trẻ cho rằng những sự chú ý mang tính tiêu cực như chửi mắng, ép buộc hay thậm chí đánh đập là những hành vi gây chú hiệu quả nhất chứ không chỉ là vỗ về, chơi cùng hay để chúng ngồi vào lòng. Có lẽ bọn trẻ nghĩ rằng: “Thà được chú ý theo kiểu tiêu cực còn hơn là không được để ý đến”. Ví dụ trên đây đã làm rõ vòng tuần hoàn “Gây sự chú ý”. Mỗi mục dưới đây tương ứng với một mũi tên trong sơ đồ ở trang 57 và bắt đầu từ những hành động nhằm gây sự chú của trẻ.

  • Manuel đóng “kịch”: Cu cậu chỉ mới 5 tuổi. Nó gây sự chú ý bằng cách tối nào cũng diễn kịch tới một tiếng đồng hồ trước khi ngủ. Cậu bé đòi nghe không chỉ một mà nhiều câu chuyện, sau đó liên tục bật dậy, đòi ăn hoặc uống cái nọ cái kia và cứ hai ngày một lần nó lại bắt mẹ ngủ cùng vì nó “sợ”.

  • Mẹ Manuel chú ý đến cậu bé: Mẹ Manuel tối nào cũng đọc ít nhất ba câu chuyện để ru cậu bé ngủ. Manuel thường khóc lóc đòi mẹ đọc thêm. Thường thì mẹ nó lại chiều theo ý con và đọc tiếp truyện cho cậu nghe.

  • Manuel thấy rằng những “vở kịch” của mình rất hiệu quả: Nó nhận thấy “Mỗi lần khóc nhè mình lại đòi được mẹ đọc thêm một đến hai câu chuyện. Thử nghĩ xem mình còn có thể đòi được những gì nữa nhỉ?”.

  • Manuel lặp đi lặp lại những hành động đáng chú ý này: Cậu bé tiếp tục đóng kịch, bật dậy, gọi mẹ, khóc lóc và đòi hỏi.

  • Mẹ Manuel bắt đầu mất kiên nhẫn và không chiều theo ý muốn của con nữa: Lúc đầu cô còn khá kiên nhẫn. Cô cho Manuel ăn, uống và bế cậu bé về giường. Nhưng dần dần cô mất kiên nhẫn. Cô bắt đầu quát: “Chấm dứt ngay! Tối nào con cũng làm trò như trong rạp xiếc ấy! Mẹ không chịu nổi con nữa đâu!” Vài lần cô ấy túm chặt lấy Manuel, lắc qua lắc lại thậm chí còn đánh đòn nữa. Nhưng cuối cùng cô lại mềm lòng, nằm bên cạnh ru nó ngủ, nén nỗi tức giận và sốt ruột chờ nó ngủ thiếp đi.

  • Manuel không còn được mẹ chiều như trước: Mẹ Manuel rất sợ màn kịch mỗi buổi tối của cậu bé. Cô biết rõ điều gì đang chờ đợi mình. Việc đọc truyện khiến cô chán nản vì cô biết thừa với Manuel thì bao nhiêu câu chuyện cũng là chưa đủ. Hành động chiều theo ý con của cô không còn xuất phát từ trái tim nữa. Sự chú ý quá mức cô dành cho Manuel chỉ là miễn cưỡng. Mỗi khi Manuel bất ngờ hài lòng với một câu chuyện và sau đó ngoan ngoãn nằm im trên giường cô lại thấy nhẹ nhõm và bình tĩnh trở lại. Cô cẩn thận nhẹ nhàng bước vào phòng cậu bé để kiểm tra thêm lần nữa.

  • Manuel hiểu rằng phải đấu tranh cật lực để giành lấy sự chú ý: Cậu bé nhận thấy rõ ràng là mẹ không muốn dành thời gian cho mình hàng tối. Cậu nghĩ thầm: “Chắc mẹ không thích mình. Nhưng mình muốn mẹ chơi với mình cơ! Mình biết mình nên làm gì. Nếu tối nào mình cũng đóng kịch thì mẹ sẽ dành riêng cho mình một tiếng đồng hồ!”. Và một vòng tuần hoàn chấm dứt tại đây.

  • Manuel lặp lại hành động gây sự chú ý: Những ngày tiếp theo nó lại đóng kịch…

Gây sự chú ý ở nhà trẻ

Việc giành lấy sự chú ý không chỉ xảy ra khi trẻ ở nhà với bố mẹ mà còn thường xuyên xảy ra ở trường mẫu giáo và trường học nữa. Một đứa trẻ sẽ lại áp dụng vòng tuần hoàn kia và cách nhìn nhận thế giới xung quanh của nó sẽ càng được củng cố: “Mình có thể bắt tất cả người lớn yêu chiều mình”.

Câu chuyện ở nhà trẻ sau đây sẽ giúp làm rõ vòng tuần hoàn “Gây sự chú ý”:

Nina mới 4 tuổi. Cô bé rất gần gũi và bám mẹ. Tuy nhiên, mẹ Nina thỉnh thoảng cảm thấy mệt mỏi vì mỗi lần rời mẹ là con bé lại khóc lóc và rầu rĩ. Nina được các bạn yêu quý vì cô bé khá cuốn hút và có hàng ngàn ý tưởng tuyệt vời. Thỉnh thoảng cô bé lại ra ngoài chơi cả ngày với bạn. Nina thích rủ các bạn học cùng lớp đến nhà mình nhưng không đến chơi với bất kì ai nếu không có mẹ đi cùng.

Năm đầu tiên đi nhà trẻ, Nina mới đầu gặp khó khăn khi phải xa mẹ nhưng sau đó mọi thứ đều ổn cả. Từ kì nghỉ hè cho đến khi bước vào năm học thứ hai Nina bắt đầu hành động nhằm gây sự chú ý. Từ lúc ở nhà con bé đã bắt đầu khóc lóc thảm thiết: “Con phải đi nhà trẻ thật sao?”

Thường thì Nina sẽ được bố đưa đi để không cảm thấy quá buồn khi phải chia tay mẹ lúc tới trường. Ở trường mẫu giáo, “vở kịch” lại tiếp diễn.

  • Nina khóc lóc: Cô bé không chơi cùng các bạn mà ngồi thu mình ở góc phòng và khóc dấm dứt. Mỗi khi ai đó hỏi lý do cô bé nói: “Con không biết tại sao lại buồn thế này”.

  • Các cô giáo bắt đầu chú ý tới cô bé: Mỗi khi cô bé như vậy, cô giáo lại thấy thương, bế Nina đặt lên đùi, an ủi và bày trò cho cô bé chơi. Sau khi được vỗ về thì Nina nín và ngồi chơi ngoan ngoãn một lúc.

  • Nina đã học được rằng màn kịch của mình thật hiệu quả: Con bé nghĩ: “Các cô giáo chơi với mình nhiều nhất. Những giọt nước mắt của mình làm các cô rất chú ý.”

  • Nina lặp lại những hành động gây chú ý của mình và ở nhà trẻ thì 25 đứa trẻ sẽ cùng nhau ăn bữa điểm tâm. Cả lớp phải chờ đến khi tất cả các bạn ăn xong thì mới được chơi tiếp. Nina ghét phải ngồi yên một chỗ và cô bé tìm ra cách rút ngắn khoảng thời gian nhàm chán này: Cứ đến bữa điểm tâm thì Nina lại bắt đầu khóc và không ai dỗ được cô bé. Kết quả là Nina thường được phép rời khỏi bữa ăn đầu tiên và chơi một mình ở góc lớp. Tuy nhiên cô bé vẫn tiếp tục khóc.

  • Các giáo viên bắt đầu mất kiên nhẫn và không chiều theo ý Nina: Khi các cô giáo không thể chiều theo Nina được nữa, họ gửi cô bé đến phòng hiệu trưởng – một người rất bận rộn. Vì muốn nhanh chóng được yên, bà hiệu trưởng thường cho Nina kẹo (ở nhà Nina chỉ được ăn kẹo vào thứ Bảy hàng tuần) và cho phép cô bé chơi trong phòng. Lúc đầu Nina vẫn khóc dấm dứt nhưng sau đó lại ngoan ngoãn và được đưa trở lại lớp.

  • Nina không còn được chiều chuộng như trước: Các cô giáo rất vui khi Nina nín khóc và từ đó các cô chỉ chú ý đến Nina mỗi khi cô bé khóc. Nina xa cách các bạn vì cô bé trở nên cá biệt. Dần dần các cô cũng không còn cố gắng cho Nina ăn như trước và cô bé kết luận rằng: “Mọi người không còn thích mình nữa rồi”.

  • Nina học được rằng để giành được sự chú ý cô bé cần phải đấu tranh cật lực:Dĩ nhiên cô bé nhận ra rằng mình sẽ khiến các cô giáo mủi lòng nếu khóc thút thít hàng giờ đồng hồ. Nhưng Nina cũng biết mình phải làm gì để được các cô chiều, cho kẹo hoặc được phép rời khỏi những bữa điểm tâm tập thể nhàm chán. Để rời khỏi bữa ăn, Nina khóc lóc thảm thiết rất lâu. Tiếc rằng để khỏi phải ngồi chờ bữa ăn kết thúc các bạn thì Nina đã bị các bạn xa lánh!

  • Nina lặp lại hành động nhằm gây sự chú ý: Hôm sau con bé lại tiếp tục khóc…

Những biện pháp hiệu quả khiến trẻ không cố gây chú ý nữa

 

BẠN ĐÃ XÁC ĐỊNH rằng bạn và con bạn sẽ nằm trong chu trình đã được mô tả như trên hay chưa? Hay bạn muốn tránh phải tham gia vào một chu trình như vậy? Ở đây tôi sẽ giới thiệu cho bạn một vài công cụ hữu ích.

  • Bạn hãy nghĩ rằng những hành động hỗn láo nhằm gây sự chú ý của trẻ sẽ chẳng ích lợi gì cho chúng nữa đâu.

  • Bạn nên lắng nghe và chú ý đến những nhu cầu của trẻ.

  • Bạn cần cho chúng thấy bạn mới là người làm chủ tình hình.

  • Bạn nên yêu cầu trẻ chịu trách nhiệm với hành động của mình.

  • Bạn hãy đề ra những phân công, quy định cụ thể cho trẻ.

  • Bạn có thể chú ý nhiều hơn đến trẻ để trẻ sẽ không cần phải gây sự chú ý nữa.

➞ Không tán thưởng những hành động không phù hợp

Chúng ta đã có nhiều ví dụ để chứng minh rằng một đứa trẻ có biết bao lý do để đóng kịch. Thường thì những bậc làm cha mẹ sẽ phản ứng lại khi bị làm phiền. Mỗi khi như vậy, chúng ta nên hành xử sao cho đúng? Đáp án cho những câu hỏi này sẽ được đề cập chi tiết ở Chương 3.

➞ Lắng nghe trẻ

Lắng nghe – điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng kì thực rất khó. Trẻ sơ sinh không biết nói. Nhưng chúng ta vẫn phải học cách lắng nghe chúng: Chúng ta có thể cố gắng tìm hiểu điều chúng muốn nói thông qua tiếng khóc. Phải chăng đứa bé muốn nói với chúng ta: “Con đói, con khát nước, con bị đau, con đang tức hoặc đang buồn chán”? Để hiểu chính xác con muốn gì, chúng ta cần quan sát tỉ mỉ và luyện tập kĩ lưỡng.

Cũng như một đứa trẻ tập nói không phải lúc nào chúng ta cũng hiểu rõ lời nó. Nhưng thật đáng hổ thẹn nếu chúng ta – những người lớn – lại phản ứng chậm chạp và không thể hiểu nổi một câu chỉ gồm hai từ. Chúng ta có thể khuyên hoặc chỉ cho chúng những cách làm khác nhưng hãy cho trẻ thấy rằng chúng ta luôn tin tưởng và lắng nghe chúng.

Trẻ con thường không thích chia sẻ cảm giác và nhu cầu của mình. Cũng giống như khi còn bé, chúng ta cũng muốn bố mẹ cố gắng tự hiểu chúng ta thực sự đang nghĩ gì. Từ năm 1970, nhà tâm lý học người Mỹ Thomas Gordon đã viết một cuốn sách về chủ đề này. Đó là một trong những cuốn sách kinh điển về nghệ thuật giáo dục con cái. Trong cuốn sách này, ông đã sử dụng thuật ngữ “Lắng nghe tích cực” và kêu gọi các bậc phụ huynh: “Thông qua những lời con bạn nói, hãy suy đoán xem con muốn điều gì?”. Bạn hãy đáp ứng những gì mà bạn nhận ra được. Bạn có thể giúp đỡ con hiểu rõ cảm giác của chúng và giúp chúng tìm ra cách giải quyết. Đoạn hội thoại giữa Tom – cậu bé 8 tuổi và mẹ sau đây sẽ làm rõ nghĩa thuật ngữ “lắng nghe tích cực”.

Tom: “Bastian là thằng điên. Lúc nào nó cũng muốn quyết định tất cả. Nó chẳng muốn chơi với con nữa.”

Mẹ: “Con đang tức Bastian lắm phải không?”

Tom: “Con mà phải tức nó á? Con ghét nó. Nó sẽ chẳng bao giờ có bạn bè gì đâu.”

Mẹ: “Con này, con đang tức lắm à? Tốt nhất là con không nên gặp bạn ấy nữa, được không?”

Tom: “Đúng thế mẹ ạ, không bao giờ. À mà thế thì con sẽ chơi cùng ai bây giờ nhỉ?”

Mẹ: “Không có bạn bè không tốt chút nào đâu con!”

Tom: “Vâng. Nhưng con không thể chịu nổi nó nữa! Nó thật điên rồ!”

Mẹ: “Cứ giữ sự tức giận trong lòng thế thì làm sao mà chịu được hả con?”

Tom: “Buồn cười thật, trước kia con được quyết định tất cả còn nó chỉ cần thực hiện thôi. Bây giờ nó còn muốn cả quyền quyết định nữa.”

Mẹ: “Nó chỉ không muốn lúc nào cũng phải nghe lệnh con thôi!”

Tom: “Quả thật nó không phải là em bé sơ sinh nữa rồi. Bây giờ thỉnh thoảng chơi với nó cũng khá vui mẹ ạ!”

Mẹ: “Thật ra con rất thích điều đó đúng không?”

Tom: “Vâng, nhưng mà bây giờ lúc nào nó cũng như sếp của con ấy! Con không thể chịu được. Bây giờ con cho nó quyền quyết định đấy. Để xem con với nó có chịu được nhau thêm nữa không?”

Mẹ: “Ý con là hai bọn con sẽ thay nhau quyết định và không còn cãi cọ lẫn nhau nữa?”

Tom: “Vâng có lẽ thế. Con sẽ cố.”

Lắng nghe và thấu hiểu khiến việc cố gắng gây sự chú ý của trẻ bớt căng thẳng. Lắng nghe còn giúp trẻ tự tìm ra cách giải quyết và câu trả lời cho những vấn đề chúng gặp phải.

Thỉnh thoảng việc lắng nghe còn bao gồm cả “giải mã” nữa. Ví dụ: Bạn đón con ở trường mẫu giáo. Nó giận dỗi và nói: “Mẹ thật ngốc. Đáng lẽ mẹ không nên đón con.” Điều gì đã xảy ra với thằng bé vậy? Bạn có nghĩ là nó thấy bạn ngu ngốc thật không? Có lẽ nó chỉ hơi thất vọng khi bị đón về trong khi đang mải chơi với các bạn khác. Trong tình huống này, bạn có thể nói: “Chết thật, mẹ lại đến đón con về đúng lúc con đang chơi mới chán chứ.”

Bạn “giải mã” thông điệp trẻ muốn gửi đến mình. Nó sẽ cảm thấy bạn thấu hiểu nó. Bạn khiến nó không còn lý do nào để tiếp tục phụng phịu nữa. Bạn không nên tiếp tục tranh luận với con nữa, mà thay vào đó, hãy chỉ cần biết là con sẽ ngoan ngoãn theo bạn về nhà ngay bây giờ.

? GIẢI PHÁP

Gửi những thông điệp khẳng định cái tôi của bản thân

Theo nhà tâm lý học Thomas Gordon, ông có những công cụ hiệu quả để đối phó với việc gây sự chú ý của bọn trẻ. Ông đã đề cập đến những thông điệp khẳng định cái tôi cá nhân. Thông điệp kiểu này được hiểu là: “Mỗi khi con cái cư xử không đúng mực, chúng ta có thể nói với chúng rằng chúng ta biết điều đó”. Điều đó sẽ khiến con bạn nghiêm túc hơn và tự ý thức thay đổi hành vi hơn là bạn quát mắng chúng. Trong bảng dưới đây, bạn sẽ tìm thấy một ví dụ những thông điệp khẳng định cái tôi mà bố mẹ có thể gửi đến con cái.

Xung độtThông điệp khẳng định cái tôi của bản thân
Đứa con 2 tuổi khóc thút thít và liên tục kéo tay mẹ trong khi mẹ nó đang nghe điện thoại.“Mẹ phải nói chuyện điện thoại xong đã. Cuộc điện thoại này rất quan trọng.”
Đứa con 5 tuổi liên tục rút phích cắm máy hút bụi trong khi bố đang hút bụi sàn nhà.“Con cứ làm thế thì làm sao bố hút bụi tiếp được. Bố có thể chơi với con nhưng trước hết bố phải hút bụi xong đã.”
Đứa con 7 tuổi hứa dọn dẹp phòng hết lần này đến lần khác nhưng không thực hiện.“Mẹ đang rất thất vọng về con! Mẹ và con đã thỏa thuận là hôm nay con sẽ dọn dẹp phòng cơ mà! Mẹ cứ nghĩ mình nên tin lời con cơ đấy!”
Đứa con 9 tuổi về nhà muộn một tiếng so với lời hứa.“Con về đến nhà mẹ mới yên tâm được! Mẹ đã rất giận nhưng cũng rất lo cho con đấy.”

Với những thông điệp này, bạn sẽ cho trẻ cơ hội nhận ra và sửa chữa sai lầm. Bạn hãy tránh những phản ứng mang tính tiêu cực và con bạn sẽ học được cách chịu trách nhiệm trước những hành động của mình.

“Mẹ (bố) rất tiếc nhưng…”

Những câu nói mở đầu bằng cách “Mẹ (bố) rất tiếc nhưng…” cũng thường là những thông điệp cứng rắn rất hữu ích. Ngược lại, những câu được bọn trẻ ưa thích như “Con không được như thế” hay “Thế cũng được rồi, không quá tệ” sẽ chẳng mang lại điều gì cả.

Vấn đề trẻ gặp phảiThông điệp
Trẻ ngã và khóc.“Âý chết! Con đau lắm à?”
Trẻ khóc vì không muốn đi nhà trẻ.“Con không thích đi học à. Thế thôi vậy. Con cứ ở nhà nếu con thích!!!”
Trẻ khóc thút thít vì chúng thấy quá buồn tẻ.“Con thấy không vui à. Thế giờ con muốn làm gì?”

Với câu nói thần kì “Bố (mẹ) rất tiếc”, bạn tỏ ra hiểu và thông cảm với con bạn nhưng ẩn sau những lời nói đó là thông điệp của bạn: “Bố (mẹ) tin con có thể tự giải quyết vấn đề này”.

Nhưng quan trọng là bạn phải thực lòng nghĩ như vậy. Nếu bạn gằn giọng hay cao giọng lên rất có thể thông điệp của bạn sẽ phản tác dụng.

➞ Trao cho trẻ nhiều trách nhiệm hơn

Ngay từ chương đầu, tôi đã nhấn mạnh rằng cần phải gấp rút đặt ra giới hạn cho bọn trẻ. Các bậc phụ huynh cần thấy rõ nghĩa vụ của mình và quyết định đâu là giới hạn cho trẻ. Thêm một lời khuyên nữa cho các bậc cha mẹ: “Hãy có trách nhiệm hơn với bọn trẻ”. Hai câu này nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng thực ra chúng lại gắn liền với nhau.

Nhiều đứa trẻ thích nhất việc kiểm soát và điều khiển được người lớn. Nhưng bọn trẻ lại không biết thực chất chúng cảm thấy như thế nào và thực sự muốn gì. Chúng không rõ nên làm gì với bản thân mình, nên làm gì khi rảnh rỗi. Vì thế, bọn trẻ cần học cách tự quyết định và chịu trách nhiệm.

Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể tự đặt ra quy định

Bạn hãy tưởng tượng: Con bạn đang no và đã được đóng bỉm. Nó khỏe mạnh hiếu động và bạn đã dành nửa tiếng đồng hồ chơi với con. Giờ bạn đặt con vào cũi và đi làm vài việc nhà. Con bạn không thích chơi một mình và nó bắt đầu khóc. Bạn nên làm gì đây? Bạn sẽ dừng làm việc nhà và chạy đến ôm con và dỗ dành nó chăng? Vậy mỗi lần nó khóc bạn lại làm như vậy sao? Con bạn sẽ học được gì từ hành động của bạn?

Nó sẽ hiểu là: “Mẹ hiểu cảm giác của mình. Khi mình không vui thì mẹ sẽ dỗ dành ngay”. Con bạn không có cơ hội tìm ra cách tự làm mình vui. Nó cũng không có cơ hội để học được rằng: “Mình có thể bắt đầu khóc mỗi khi không vui. Nhưng mình cũng có thể nín khi phát hiện ra có một thứ khác làm mình thích”. Bạn hãy cho con tự quyết định khóc hay không khóc và đối mặt với rủi ro rơi vào chu kì “Thu hút sự chú ý”.

Tuy nhiên, lời khuyên của tôi không có nghĩa là để con bạn “hét mãi không ngừng”. Sau vài tuần, qua âm điệu giọng đứa bé, đa số phụ huynh sẽ phân biệt được khi nào trẻ thực sự cần vỗ về. Dù đứa trẻ khóc vì bực tức, vì lì lợm hay vì đang đòi hỏi gì đó thì chúng cũng phải học cách tự trấn an bản thân. Bạn có thể ở gần con, tâm sự với chúng vài phút (“Con có muốn khóc nữa không hay ra đây chơi với mẹ”) hoặc nhẹ ôm lấy nó. Bạn cũng có thể làm như vậy ngay cả khi con bạn không còn là một đứa trẻ nữa. Nhưng bạn làm ơn hãy suy xét kĩ rằng con bạn có quyền được bực mình. Bạn có thể yêu cầu chúng thỉnh thoảng chơi một mình nhưng không thể yêu cầu chúng thích điều đó. Điềm tĩnh chịu đựng tiếng khóc dai dẳng khi trẻ ăn vạ là một kĩ năng vô cùng hữu ích cho cả cha mẹ lẫn con cái.

Nếu con bạn có thể tự nín khóc, bạn càng có lý do quan tâm và chơi cùng con hơn

 

Con bạn đưa ra càng nhiều quyết định về điều chúng muốn thì chúng sẽ càng có cơ hội trải nghiệm những hậu quả tất yếu của những quyết định đó.

Ví dụ: Bạn có thể tự quyết định thời gian dùng bữa và những món ăn giúp con. Nhưng không ai khác ngoài con có thể quyết định nó muốn ăn bao nhiêu! Vì thế nếu đứa trẻ không muốn ăn nữa thì bố mẹ nên dừng cho ăn. Nếu bữa ăn thường kết thúc sau một khoảng thời gian nhất định thì người mẹ nên cân nhắc để tìm ra khẩu phần hợp lý cho trẻ.

Bạn lo lắng liệu con mình có thể tự đưa ra quyết định được hay không. Những ai cầm thìa chạy theo sau đứa trẻ và đút từng thìa thức ăn chắc chắn đã rơi vào khoảng giữa của chu trình “gây sự chú ý”. Bạn hãy thử nghĩ mà xem: việc con ăn quá ít luôn thường trực trong suy nghĩ các bậc cha mẹ. Người mẹ sẽ lo lắng khi con không chịu ăn và đứa trẻ sẽ phát hiện ra rằng điều này giúp nó “thu hút sự chú ý”.

Chịu trách nhiệm ở trường mẫu giáo và ở trường học

Các bậc phụ huynh thường than vãn về sự chậm trễ mỗi khi phải mặc quần áo cho trẻ vào buổi sáng. Bạn biết rằng nhà trẻ sẽ ngừng nhận trẻ vào lúc 9 giờ sáng hàng ngày và nhiệm vụ của bạn là đưa trẻ đến trường kịp giờ. Nhưng con bạn đã chải đầu gọn gàng và mặc quần áo chỉnh tề để có đủ thời gian ăn sáng chưa? – bạn hãy để con tự quyết định những việc này. Khi con bạn cảm thấy bản thân phải có trách nhiệm thì nó sẽ không có lý do để “diễn kịch” mỗi sáng nữa.

Bài tập về nhà là chủ đề nhiều đứa trẻ ghét nhất. Một câu hỏi lại được đặt ra là: Trong gia đình bạn ai có trách nhiệm phải hoàn thành bài tập về nhà? Bạn hay con bạn? Bạn cần trả lại trách nhiệm này cho con và chỉ nên quy định thời gian và khi nào con bạn phải ngồi vào bàn làm bài. Con bạn càng nghe lời một cách đầy đủ, chi tiết và hoàn hảo thì nó càng xứng đáng được trao quyền quyết định. Khi đó chúng sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn với cả thành công lẫn thất bại của mình. Dĩ nhiên bạn có thể theo sát những thay đổi xung quanh con, giúp đỡ con, dõi theo con, chỉ cho con biết lỗi sai và giữ liên lạc thường xuyên với cô giáo. Làm như vậy sẽ giúp bạn và con tránh được những xung đột căng thẳng.

Để trẻ tự đối phó với sự nhàm chán

Với mọi lứa tuổi, hãy cho bọn trẻ tự quyết định chúng sẽ làm gì trong lúc rảnh rỗi. Nếu bạn lúc nào cũng chơi với con thì nó sẽ không nhận ra nhu cầu và khả năng của bản thân. Nếu bạn đặt ra một thời gian biểu cho trẻ thì bạn không những đã bó buộc bản thân mình mà còn hạn chế sự phát triển nhân cách của trẻ nữa.

Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với những đứa trẻ đã đến tuổi đi học. Mẹ chúng luôn đóng vai người tài xế mẫn cán, sẵn sàng đưa đón theo lịch trình đã vạch sẵn. Lịch trình càng rõ ràng bao nhiêu thì câu hỏi: “Mẹ ơi, con nên làm gì đây? Con thấy mọi thứ thật nhàm chán” lại càng xuất hiện nhiều bấy nhiêu.

Con bạn có quyền cảm thấy nhàm chán. Bạn đừng nên lấp mọi chỗ trống trong thời gian biểu bằng cách cho trẻ dùng máy tính hoặc xem ti-vi. Trẻ có thể và phải tự biết chúng nên làm gì để xua tan sự nhàm chán. Trẻ có thể tự quyết định: “Mình có muốn đi loanh quanh chơi và không làm gì cả không hay mình sẽ nghĩ ra một trò gì đấy thú vị hơn nhỉ?”.

Trên thực tế, một đứa trẻ thỉnh thoảng lại thích không làm gì cả và chúng ta – những bậc làm cha mẹ nên thấy điều đó là bình thường. Có lúc những ý tưởng bài trí sáng tạo, ý tưởng về những trò chơi tập thể hay những cuộc hẹn hò ngay gần nhà lại nảy sinh từ sự nhàm chán.

Lý tưởng nhất là khi môi trường xung quanh có tác động tích cực lên bọn trẻ: Chúng có thể chơi một mình trên một con phố vắng. Ở đó có nhiều trẻ em và chúng có thể gặp nhau bất cứ khi nào chúng thích. Tiếc rằng những nơi như thế thường rất hiếm. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể tạo ra không gian tự do ở nhà cho trẻ, chẳng hạn như một chỗ để trẻ tự do vẽ tranh, làm đồ thủ công, chơi đất nặn, nghịch bẩn hay nô đùa. Có thể vì sự eo hẹp về không gian nên không thể tạo ra không gian riêng tại nhà hàng ngày cho trẻ được nhưng các bậc phụ huynh cần thỉnh thoảng tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động trên tại nhà thay vì bắt trẻ tham gia vào các nhóm đã được sắp xếp sẵn. Con bạn càng có nhiều cơ hội tự do phát triển nhân cách thì chúng càng dễ dàng trả lời câu hỏi: “Mình nên làm gì đây?”. Bạn có thể nói với con rằng: “Con hãy tự quyết định xem mình muốn làm gì đi”.

Trách nhiệm và sự tin cậy

Trao cho con bạn nhiều trách nhiệm hơn là một hành động đầy mạo hiểm. Nhiều bậc phụ huynh sẽ hỏi đầy lo lắng: “Tôi có thể yên tâm là con tôi không gào thét cả ngày? Yên tâm là nó đã ăn no, là nó sẽ không mặc quần áo ngủ đi học, là nó sẽ không làm bài tập nếu tôi không giục hay nó sẽ không lang thang cả ngày ở bên ngoài ư?”. Có phải bạn không tin con mình có thể tự quyết định những chuyện này? Bạn luôn gắn bọn trẻ với những thứ tồi tệ nhất? Rồi có lẽ sau đó nó sẽ đúng y như vậy. Con bạn sẽ cảm nhận được rằng bạn không tin tưởng chúng và chúng sẽ bị nhụt chí.

Thông điệp bạn gửi đến con bạn phải là: “Mẹ biết con có thể tự quyết định. Mẹ tin là con sẽ làm tốt”. Dù bạn có nói ra hay không thì con bạn cũng sẽ cảm nhận được điều đó. Sự tin tưởng của bạn sẽ giúp con tự tin đưa ra quyết định và tự chịu trách nhiệm về hành động của mình.

➞ Đặt ra những quy định cụ thể

“Có phải gia đình bạn sẽ yên bình nếu bọn trẻ không diễn kịch và khiến bạn stress có phải không”. Sau một thoáng suy nghĩ, nhiều bậc phụ huynh hoang mang liệt kê cho tôi một vài chuyện tương tự như thế và đa số chúng là những thứ có trình tự lặp đi lặp lại. Có lẽ họ sống trong những gia đình mà mọi người không bao giờ được cãi lại họ về những việc nhỏ nhặt như thắt dây an toàn trên xe ô tô, cởi giầy trước khi bước vào phòng, rửa tay trước khi ăn, đánh răng trước khi đi ngủ, chào và tạm biệt khách hoặc tương tự như thế. Vậy gia đình bạn có những luật “bất thành văn” nào? Tất cả các quy định cần được mọi người trong gia đình gương mẫu thực hiện. Bạn chỉ có thể bắt con trai tự ngồi vào toa-lét thay vì chờ mẹ bế vào nếu bố nó cũng bắt nó làm như vậy hoặc bạn luôn hô hào: “Bữa sáng hàng ngày phải đầy đủ dinh dưỡng” nhưng khẩu hiệu này sẽ không trở thành quy định nếu hàng ngày thay vì ăn sáng thì bạn chỉ uống cà phê và hút thuốc.

Không phải tất cả mọi quy định đều tốt. Chúng ta thường ra lệnh cho trẻ làm những việc với chúng ta là hiển nhiên như: “Đừng có chống tay lên mặt bàn! Bày đồ ăn của con đi! Không được nói chuyện trong lúc ăn! Trẻ con phải im lặng khi người lớn đang nói chuyện”. Trước đây ở nhiều nhà thì chuyện đánh đòn trẻ cũng là một hành động thường xuyên xảy ra.

Các quy định thúc đẩy tính cộng đồng

Các quy định cũng thúc đẩy tính cộng đồng, sự hiểu biết cũng như khả năng thông cảm lẫn nhau trong gia đình. Một bữa ăn đông đủ thật sự rất quan trọng. Nếu có thể thì hàng ngày cả nhà nên quây quần bên mâm cơm ít nhất một lần. Cả nhà sẽ cùng ăn cơm và trò chuyện. Nếu mỗi người trong gia đình tự nấu súp rồi đến trưa mỗi người tự hâm nóng thức ăn của mình bằng lò vi sóng, tối đến mỗi người lại bê một đĩa về phòng mình hoặc ngồi vừa ăn vừa xem ti-vi thì gia đình sẽ không còn là một tổ ấm đúng nghĩa nữa.

Điều quan trọng không kém chính là các quy định vào buổi tối với trình tự và thời gian cố định. Cuối cùng mọi người trong nhà sẽ cùng kể chuyện cho nhau nghe hoặc cùng chơi với nhau. Nhờ đó con bạn sẽ phấn khởi và tin rằng buổi tối là thời gian vui vẻ cho cả gia đình.

Ngay cả những việc vặt trong nhà cũng có thể trở thành những quy định. Những việc như dọn bàn ăn, lấy bát đĩa bọn trẻ có thể làm được. Tốt nhất là bạn nên phân công cho trẻ một công việc nhất định trong gia đình.

Mẹ của ba cậu bé 6, 8 và 10 tuổi đã kể với tôi rằng: “Con tôi thường đảm nhận việc dọn bàn, tự rửa bát đĩa. Chúng tôi đã sắp xếp bát đĩa để chúng có thể với tới dễ dàng. Mỗi đứa sẽ làm hai ngày trong tuần, còn ngày Chủ nhật là nhiệm vụ của chồng tôi”.

Thường thì tôi rất khó chịu và phải tự kiềm chế bởi nếu tôi trực tiếp làm thì mọi thứ sẽ nhanh gọn hơn nhiều. Lúc đầu thì bọn trẻ thường cố trốn tránh việc nhà nhưng đến giờ thì chúng không còn tranh cãi nữa rồi. Mọi thứ đều ổn cả.”

Khi tất cả mọi người cùng chung tay

Các quy định sẽ rất dễ đi vào cuộc sống nếu không chỉ riêng người trong gia đình mà cả mọi người xung quanh cùng chung tay góp sức. Một ví dụ điển hình là một tục lệ ở Thụy Điển mà một người mẹ bản xứ đã kể lại cho tôi.

“Ở nhà tôi bọn trẻ không được ăn kẹo suốt cả tuần. Ngay cả họ hàng hay nhân viên cửa hàng cũng không ai có ý định cho bọn trẻ kẹo cả. Ở quầy thanh toán cũng không hề có viên kẹo nào hết. Bọn trẻ đều mong đến ngày thứ Bảy vì thứ Bảy chúng sẽ được nhận “Loerdagsgodis” – những túi kẹo ngày thứ Bảy. Chỉ vào thứ Bảy bọn trẻ mới được ăn kẹo thoải mái, thậm chí ăn hết cả túi cũng được. Những túi kẹo sẽ được đóng gói vào tối thứ Sáu và sang ngày Chủ nhật chúng sẽ lại biến mất. Thứ Bảy tuần kế tiếp những túi kẹo lại xuất hiện. Những cuộc tranh cãi xung quanh quy định này đã không còn cần thiết nữa vì hầu hết các gia đình tại Thụy Điển đều làm như vậy. Các bác sĩ nha khoa thì vô cùng phấn khởi: “Hầu như không đứa trẻ nào bị sâu răng cả”.

➞ Thời gian dành cho sự quan tâm

Bạn càng dành nhiều sự quan tâm, yêu thương trẻ thì chúng sẽ càng ít gây sự chú ý hơn. Trẻ càng bướng thì bạn càng cần cho chúng biết những lúc bạn thấy hài lòng về chúng. Bạn có thể chỉ ngồi bên và ngắm nhìn con khi “đứa bé nghịch ngợm thường ngày” ngoan ngoãn ngồi lắp ráp lego. Bạn có thể bế con lên và âu yếm mỗi khi con ngoan thay vì hư đốn như mọi khi. “Mẹ rất vui vì có con bên cạnh” – thông điệp này thực sự cần thiết với con bạn và nó chỉ thuyết phục khi bạn nói trong lúc hai mẹ con đang hòa hợp và không có xung đột.

Thời gian quan tâm đến trẻ không cần phụ thuộc vào các hành xử của trẻ. Có như thế thì sự quan tâm của bạn mới trở thành món quá vô giá với con.

Bạn hãy đặt ra các quy định

Mỗi ngày một lần, bạn hãy dành thời gian và sự quan tâm cho trẻ. Bạn hãy quyết định thời gian nào trong ngày phù hợp nhất cho việc đó. Chỉ mười phút hay cả tiếng đồng hồ phụ thuộc vào khả năng của bạn và tùy vào việc bạn có mấy đứa con. Nhưng thời gian không quan trọng bằng tần suất. Nhiều bậc phụ huynh dành thời gian cho trẻ vào buổi tối. Nếu có thể, bạn hãy dành cho trẻ mười, 30 hoặc 60 phút mỗi ngày. Bạn nên biết rằng quy định sẽ giảm thiếu tối đa ngoại lệ. Vì thế nên chỉ trong trường hợp ngoại lệ thì bạn mới không thể dành thời gian quan tâm đến con.

Hãy để con quyết định

Trong lúc ở bên con, bạn hãy chiều theo nhu cầu và yêu cầu của chúng. Bạn hãy giải thích với con rằng: “Bây giờ con là sếp của mẹ đấy, con được quyền quyết định và mẹ sẽ tham gia cùng”. Con bạn sẽ được quyền chọn lựa sẽ làm gì cùng mẹ: Có thể bạn sẽ đọc truyện cùng con, chơi cùng con, ôm con vào lòng hoặc chỉ đơn giản là ngồi xem chúng chơi. Chơi trò gì, đọc cuốn sách nào hay nói chuyện về chủ đề gì đều do con bạn quyết định. Tuy nhiên, xem ti-vi hay gây ồn ào thì không được phép.

Bạn hãy động viên và giúp con tự tin hơn

Bạn hãy làm như vậy bất cứ khi nào có cơ hội. Lên lớp, mắng chửi hay cằn nhằn là những điều cấm kị. Bạn hãy lắng nghe con và làm tất cả những gì khiến con thấy vui.

Bạn hãy tưởng tượng nếu ai đó ngày nào cũng chăm chú lắng nghe, chấp nhận tất cả các nhu cầu của bạn, thấy mọi thứ của bạn đều tốt đẹp – những món quà ấy có phải là liều thuốc xoa dịu tâm hồn bạn không? Với những cử chỉ quan tâm, âu yếm thường xuyên của bạn, con sẽ thấy việc gây sự chú ý không còn cần thiết nữa và chúng sẽ thấy tự tin hơn vào bản thân. Và nếu con bạn được làm “sếp” mỗi ngày một lần thì nó sẽ dễ dàng chấp nhận những quy định và giới hạn mình phải tuân thủ trong suốt khoảng thời gian còn lại của ngày.

§ TỔNG KẾT

⇒ Dạy dỗ trẻ không thể thiếu sự xung đột

  • Cha mẹ phải thỉnh thoảng bắt trẻ làm những việc mà chúng không thích. Việc con bạn cố gắng chống cự lại là điều dễ hiểu.

⇒ Trẻ con rất hay gây sự chú ý

  • Bọn trẻ thường được chú ý nhiều hơn mỗi khi chúng cư xử không đúng mực. Thông qua đó, chúng có thể đạt được điều chúng muốn. Vì thế nên chúng chẳng có lý do gì để thay đổi hành vi của mình cả.

⇒ Gây sự chú ý là một chu trình khép kín

  • Con bạn hành động nhằm gây sự chú ý. Sau đó bạn chú ý đến trẻ. Trẻ sẽ nhận ra: Hành động của mình có hiệu quả. Trẻ sẽ càng gây sự chú ý còn bạn sẽ dần mất kiên nhẫn. Dần dần con bạn sẽ không còn nhận được sự quan tâm vô tư từ bạn như trước. Trẻ rút ra bài học: “Để có được sự chú ý mình phải cố gắng hành động… và bây giờ mình đã hiểu mình phải làm điều đó như thế nào”.

⇒ Bạn hãy khiến việc gây sự chú ý của trẻ thành việc không cần thiết nữa

  • Bạn lo lắng rằng những hành vi không đúng sẽ khiến con bạn không thể tiến bộ được. Bạn hãy lắng nghe con và sử dụng những thông điệp thể hiện cái tôi của mình. Hãy trao cho trẻ nhiều trách nhiệm hơn, áp dụng các quy định hoặc lên kế hoạch dành thời gian quan tâm đến con hàng ngày.

➟ “Chúng ta đã làm gì sai?Những sai lầm cha mẹ hay mắc phải

 

Không hiệu quả:

Khi cha mẹ phản ứng không rõ ràng và dứt khoát

NẾU BẠN ÁP DỤNG tất cả những biện pháp được đề cập trong chương trước thì trẻ sẽ không còn cần gây sự chú ý nữa. Tuy nhiên cũng có khả năng con bạn sẽ không chấp nhận tuân thủ những quy định và giới hạn bạn đặt ra cho chúng. Nhiều phụ huynh than phiền rằng bọn trẻ không làm đúng theo lời họ bảo. Hiện tượng này có thể được giải thích như thế nào?

Một bệnh nhân 4 tuổi đến phòng khám và nói thẳng ngay trước mặt mẹ mình: “Mỗi khi mẹ cháu nói điều gì đấy, cháu nghĩ luôn là đằng nào mẹ cũng nói mà không làm. Nhưng bà vú nuôi của cháu thì đã nói là làm”.

Bọn trẻ cảm nhận được ngay rằng người lớn có hành động như họ nói không. Khi chúng ta phản ứng không rõ ràng và dứt khoát thì bọn trẻ sẽ không tôn trọng chúng ta. Chúng sẽ không nghiêm túc lắng nghe chúng ta nữa. Nhưng thật đáng ngạc nhiên khi những hành động như vậy – mặc dù hầu như không hiệu quả – lại được các bậc phụ huynh ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Những phản ứng kiểu như vậy thường trở thành nguồn khích lệ trẻ tiếp tục gây sự chú ý. Tuy đa số cha mẹ biết rằng các phương pháp của họ không còn tác dụng nữa nhưng điều này lại không ngăn được họ tiếp tục cố gắng kiểu như vậy với hi vọng “Một lúc nào đó con mình sẽ hiểu ra thôi”. Rốt cuộc họ sẽ nhụt chí vì nỗ lực hết lần này đến lần khác của họ chẳng đem lại kết quả gì.

Để rút ra bài học từ sai lầm, người ta phải biết mình đã sai ở đâu. Vì thế tôi muốn chỉ cho các bạn những sai lầm phổ biến mà các bậc phụ huynh hay mắc phải. Bạn hãy chú ý và xem liệu bạn có nhận ra những sai lầm của chính mình hay không.

Tại sao một đứa trẻ lại không nghe lời? Tại sao nó vẫn cư xử hỗn láo dù bố mẹ ra sức dạy bảo? Những phản ứng sau đây của cha mẹ sẽ càng khích lệ trẻ tiếp diễn những hành vi không đúng mực. Nếu bạn là những ông bố bà mẹ bình thường, bạn nên tham khảo các hành vi dưới đây.

➞ Trách móc

Nhiều ông bố bà mẹ rất thích quở trách. Họ khiển trách lũ trẻ khi chúng cư xử hỗn láo. “Con chẳng bao giờ dọn dẹp phòng hết!”, “Con xem con đã ngoan chưa con lại làm em bực mình rồi đấy!”, “Suốt ngày con dán mắt vào cái ti-vi thôi!”, “Cả ngày trời con cứ ngậm cái núm vú giả và chạy lăng xăng khắp nơi!”

Những lời trách móc như thế thường xuất hiện qua những lời nói tỏ ra không tôn trọng trẻ như: “Con làm như thế là không ngoan đâu”, “Mẹ nghĩ điều đó là không thể đâu”, “Mẹ thực sự không chịu nổi con nữa”. Tóm lại nhiều phụ huynh phàn nàn rằng: “Con chẳng bao giờ làm như lời mẹ dặn” hoặc “Con không chú ý nghe lời mẹ gì hết”.

Bạn đã từng phản ứng như vậy chưa? Bạn đã bao giờ nhận thấy con bạn thay đổi hành vi sau khi bị quở trách chưa? Bạn chỉ muốn bắt con làm việc gì đấy ngay lập tức. Tuy nhiên con bạn lại rất hiểu theo quy định. Việc chúng nhận thức được mình sai chẳng có nghĩa lý gì hết. Với con bạn thì sự quở trách chẳng khác nào “cằn nhằn”. Từ đó nó sẽ rút ra kết luận: “Mình không thích điều đó. Nhưng mình phải giành lấy sự chú ý và tiếp tục làm vậy”. Điều này đặc biệt đúng nếu những lời trách mắng của bạn còn thể hiện sự thiếu tin tưởng con.

Trách móc không khiến trẻ cư xử đúng mục hơn

 

➞ Những câu hỏi tại sao

Bọn trẻ luôn liên tục bị hỏi lý do vì sao chúng lại hành động như vậy: “Tại sao con không dọn phòng đi?”, “Tại sao lúc nào con cũng cáu gắt với em thế?”, “Sao lúc nào con cũng dán mắt vào ti-vi được nhỉ?”, “Tại sao con lại đánh cậu bé ăn xin thế?”, “Sao con không nghe lời mẹ hả?” hoặc có thể tóm lại là: “Sao con không làm theo lời mẹ bảo hả?”

Những câu hỏi này thường đi kèm với những câu nói xúc phạm trẻ như “Đồ chết tiệt” hoặc “Con làm mẹ phát điên mất”.

Bạn đã từng nhận được câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi tại sao của bạn chưa? Những câu trả lời thường sẽ là “Con biết rồi!” hoặc “Con không biết” hoặc “Vì con không muốn thế”. Những câu trả lời như thế có giúp gì được bạn không? Có khi bạn sẽ nhận được những câu trả lời rất hỗn lão như: “Mẹ nói lắm thế!” hoặc con bạn sẽ lờ đi không thèm trả lời. Câu hỏi của bạn có thể sẽ mở ra cuộc đối thoại bổ ích hoặc nó sẽ khiến con bạn suy nghĩ lại và bạn biết điều này. Chúng ta – những bậc làm cha mẹ không mong chờ một câu trả lời “tốt”. Vậy tại sao chúng ta lại luôn hỏi con câu hỏi “Tại sao…?”

Theo tôi, những câu hỏi tại sao thể hiện hai thứ: sự giận dữ và bất lực của chúng ta. Cả hai điều này đều khiến việc gây sự chú ý của trẻ không bao giờ chấm dứt. Sự tức giận của bạn khiến trẻ cảm thấy bị xua đuổi còn sự bất lực của bạn sẽ cho trẻ cảm giác chúng ở thế thượng phong. Thay vì hỏi: “Tại sao con lại làm như thế”, chúng ta có thể hỏi khác đi: “Mẹ nên làm gì với con bây giờ đây? Mẹ không thể dạy bảo được con nữa rồi”. Câu hỏi như vậy không yêu cầu con chúng ta phải trả lời đúng không?

Câu hỏi “Tại sao…” không hiệu quả để thay đổi hành vi của trẻ

➞ Cầu xin và van nài

Thỉnh thoảng bạn có cầu xin con thay đổi cách ứng xử không? “Con làm ơn hãy ngoan ngoãn một lần và vào dọn phòng đi có được không?”, “Con làm ơn yêu thương em con hơn chút được không?”, “Con làm ơn tắt cái ti-vi đi cho mẹ nhờ”, “Cục cưng của mẹ, con mau nín đi nào!”. Thỉnh thoảng cha mẹ lại bất lực bật khóc và cầu xin trẻ: “Con làm ơn làm theo lời mẹ đi mà!”.

Gần như không gì có thể kháng cự lại một lời thỉnh cầu chân thành cả. Tuy nhiên, một lời thỉnh cầu cũng đồng nghĩa với việc trao cho trẻ quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận. Khi bạn muốn con làm gì theo ý mình thì một lời thỉnh cầu là điều không phù hợp.

Dường như đang có một sự mâu thuẫn ở đây khi con bạn vẫn tiếp tục có những hành vi không thể chấp nhận được? Trong một tình huống như vậy thì tất cả phụ thuộc vào việc con có tin bạn và cảm nhận được rằng bạn cũng tin tưởng con không. Với những từ “Làm ơn, làm ơn” như thế, bạn đã tự khiến bản thân trở nên nhỏ bé trước trẻ. Bạn thực sự bị động và muốn con thông cảm với mình. Một lời thỉnh cầu có thể được con bạn hiểu theo kiểu: “Nếu mình đồng ý thì mẹ sẽ không cầu xin mình nữa. Nếu mình không muốn thế thì mình cứ kệ mẹ thôi”.

Bạn đã từng khóc cầu xin con hãy ngoan ngoãn hơn chưa?

Có lần tôi ngồi xuống bên con, vừa khóc vừa nói: “Mẹ rất lo cho con. Thời gian gần đây con rất khó bảo. Mẹ đã cố gắng hết sức nhưng càng ngày mẹ càng hoang mang và không biết nên làm thế nào với con. Mẹ xin con, con hãy trở lại ngoan ngoãn như trước kia được không! Mẹ biết con làm được mà!”.

Lời thỉnh cầu đã có hiệu quả. Đứa con trai 8 tuổi của tôi đã ngoan hơn trông thấy. Lời thỉnh cầu của tôi được lồng ghép trong nhiều thông điệp thể hiện cái tôi đã được đề cập chi tiết và hiệu quả chắc chắn đã tăng lên.

Khi bạn cho trẻ thấy sự bất lực và buồn rầu của mình, trẻ sẽ thấy có lỗi và thay đổi. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng cách này thường xuyên. Bạn hãy tưởng tượng xem liệu bạn có thể khóc lóc cầu xin trẻ hàng tuần hay thậm chí hàng ngày không? Con còn có thể tin bạn nữa không? Tốt nhất hãy khiến trẻ đồng cảm với bạn. Ở bên bạn, con có thể có được cảm giác an toàn và được bao bọc như thế nào nhỉ?

Con bạn có thể nghe theo một lời cầu xin – nhưng cũng có thể không. Nếu như vậy thì những lời cầu xin của bạn với con không thực sự hiệu quả

 

➞ Đưa ra yêu cầu nhưng không kèm theo hình phạt nếu trẻ không vâng lời

Giả sử, bạn yêu cầu con bạn một hoặc nhiều lần làm việc gì đó hoặc để yên cho thứ gì đấy. Nhưng con bạn không phản ứng lại. Có chuyện gì đang xảy ra vậy? Hoàn toàn không có gì cả! Những yêu cầu của bạn giống như đang rơi vào một căn phòng chân không. Tôi có một vài ví dụ cho trường hợp này. Bạn có nhận thấy mình trong đó không?

Mẹ: “Nadine, dọn phòng ngay cho mẹ! Nhìn từ đây vào trông phòng con thật kinh khủng!”

Nadine (mặc kệ, vẫn chơi bình thường và không dọn phòng)

Mẹ (quay trở lại phòng năm phút sau): “Nadine, con phải dọn phòng ngay đi!”

Nadine: “Vâng, con dọn ngay đây thưa mẹ!” (Cô bé vẫn tiếp tục chơi và không dọn dẹp gì hết)

Bố: “Matthias, tắt ti-vi và làm bài tập về nhà ngay đi!”

Matthias: “Vâng con tắt ngay đây!” (vẫn xem ti-vi tiếp)

Bố (Mười phút sau ông bố rất tức giận): “Bố đã bảo con tắt ti-vi cơ mà! Con không bao giờ nghe lời bố cả!”

Matthias: “Lúc nào bố cũng cằn nhằn được!” (cậu bé vẫn xem ti-vi tiếp)

Mẹ: “Beatrice, trả cái ô tô cho em ngay! Có phải ô tô của con đâu!”

Beatrice (gào thét và cố giữ bằng được chiếc ô tô)

Mẹ: “Con này quái thật!”

Beatrice (vẫn giữ chiếc ô tô)

Diễn biến trong những tình huống trên đều giống nhau: Bố mẹ chỉ rõ cho trẻ chúng phải làm gì. Trẻ không làm theo. Bố mẹ không theo sát sao trẻ đến cùng và không dứt khoát yêu cầu trẻ thực hiện. Trẻ sẽ học được những gì từ việc này? “Những việc bố mẹ bảo mình làm toàn những thứ chẳng quan trọng. Mình có làm hay không cũng chẳng sao.”

Khi bạn đưa ra yêu cầu và không kèm theo điều kiện phạt thì những yêu cầu và lời nói của bạn sẽ không có tác dụng. Trẻ sẽ coi thường và không nghe lời bạn

 

➞ “Nếu – thì”: đe dọa nhưng không thực thi hình phạt

Thường thì các bậc phụ huynh sẽ thông báo hậu quả trong trường hợp trẻ không nghe lời: “Nếu con không dọn dẹp ngay lập tức thì tối nay con không được xem ti-vi đâu”, “Chấm dứt ngay đi, đừng làm chị bực nữa! Mẹ nhốt con vào phòng bây giờ!” – “Không ngậm cái núm vú giả nữa không mẹ vứt đi bây giờ!”, “Con mà không làm bài tập ngay thì đừng có trách mẹ ác!”.

Vấn đề ở đây là: Thực tế chẳng có chuyện gì xảy ra cả! Với những câu “Nếu – thì”, chúng ta muốn nhấn mạnh những yêu cầu muốn trẻ thực hiện. Chúng ta ngầm hi vọng rằng những hình phạt sẽ dọa được trẻ. Chúng ta cũng mong không phải thi hành những hình phạt ấy. Thực lòng là vậy, thế còn với bạn thì sao?

Theo như kinh nghiệm của tôi thì thường những lời “đe dọa sáo rỗng” này chẳng thể làm trẻ sợ. Và giờ chúng ta đang đứng đó lôi thằng bé 5 tuổi đang khóc nức nở vào phòng nó – điều đó khiến chúng ta phát điên. Phải chịu đựng một đứa trẻ khóc lóc rên rỉ thay vì để nó ngậm cái núm vú giả cho yên chuyện – nỗ lực của bạn quả không xứng với thành quả nhận được. Vậy phải làm thế nào đây khi mà cô bé 10 tuổi vẫn không chịu làm bài tập? Ở phần trước chúng ta đã suy nghĩ kĩ đến điều này chưa nhỉ?

Có lẽ chúng ta chưa suy nghĩ thật thấu đáo. Về cơ bản chúng ta đã biết gần hết việc thông báo mà không thi thành hình phạt sẽ đem lại hậu quả là chúng ta sẽ không còn được người khác tin tưởng nữa. Và nếu chúng ta dọa trẻ bằng cách này thường xuyên thì trẻ sẽ không nghe lời chúng ta nữa.

Chúng ta hành động như những nhân viên đòi sếp tăng lương và đe dọa: “Nếu tôi không được tăng lương thì tôi sẽ bỏ việc đấy!”. Anh ta hi vọng gây được nhiều áp lực hơn bằng cách đe dọa nhưng trên thực tế anh ta không muốn thay đổi chỗ làm chút nào. Sếp sau đó sẽ trả lời ngắn gọn: “Được, xin mời anh thôi việc!”. Giờ thì anh nhân viên của chúng ta trở thành kẻ ngốc. Nếu anh ta không dám rời khỏi công ty thì uy tín của anh ta sẽ giảm sút nghiêm trọng.

Chúng ta chính là những ông bố bà mẹ đang ở lại “công ty”. Gia đình không phải thứ có thể thay đổi như chỗ làm. Mặc dù phương pháp này có những nhược điểm khá rõ ràng nhưng nó lại được các bậc phụ huynh đặc biệt ưa chuộng. Chúng ta thường nói một câu “Nếu – thì” mà không cân nhắc kĩ xem lời đe dọa đó có nghĩa lý gì không.

Thường thì có thể dễ dàng nhận thấy sự vô nghĩa của những lời đe dọa kiểu như vậy: “Nếu các con không ngồi yên thì đừng bao giờ rủ bạn đến nhà chơi nữa nhé!”, “Nếu con không ăn hết chỗ này thì ba ngày nữa nhịn đói đi”.

Đa số các bậc phụ huynh đều biết kiểu hành xử nửa vời đó chẳng mang lại điều gì tốt đẹp. Vậy mà họ vẫn luôn dẫm lên vết xe đổ của chính mình. Câu chuyện nhỏ sau đây sẽ cho thấy điều đó:

Michael 4 tuổi đã đi nhà trẻ. Mặc dù cậu bé già dặn hơn nhiều so với lứa tuổi nhưng bố mẹ cậu rất ngạc nhiên khi cậu thường xuyên “đóng kịch” suốt nhiều tuần liền. Hàng sáng Michael khóc lóc và than vãn vì cậu bé không muốn đến trường.

Một hôm bố Michael không thể chịu nổi nữa. Ông tức giận nói: “Con mà tiếp tục làm trò nữa là bố mẹ không cho con học trường xịn nữa bây giờ”. Ngay lập tức Michael thay đổi nét mặt. Nó nhìn thẳng vào mắt bố và nói: “Tuyệt vời!” – bố Michael không ngờ câu chuyện lại diễn biến theo hướng như vậy. Ông vội chuyển sang đề tài khác…

Từ những kinh nghiệm như vậy, trẻ sẽ học được rằng: “Tất cả những gì bố mẹ nói đều chẳng có ý nghĩa gì hết”. Những yêu cầu của bố mẹ sẽ vào tai nọ ra tai kia cả thôi và trẻ sẽ không chú ý lắng nghe bố mẹ nói gì nữa.

Chỉ đưa ra yêu cầu cho con cái mà không kiểm soát sẽ phản tác dụng. Bạn hãy chú ý mỗi lần áp dụng một biện pháp và phải dừng ngay nếu thấy không có tác dụng

 

➞ Tảng lờ

Ở đây có hai khả năng: Một là bạn tảng lờ những hành vi hỗn láo của trẻ, hai là bạn thực sự thờ ơ với trẻ. Trong trường hợp thứ hai, bạn thực sự lờ con mình đi chứ không phải chỉ giả vờ không biết hành vi của nó.

Việc tảng lờ hành động của trẻ thi thoảng cũng khá hữu ích. Trong một vài trường hợp, những thói xấu như mút ngón tay cái, thỉnh thoảng chửi bậy và cãi bướng chỉ có thể trở thành vấn đề lớn nếu cha mẹ không quan tâm chú ý. Nếu những cách hành xử như vậy không được chú ý thì trẻ sẽ tự xem xét lại bản thân chúng. Và cuối cùng, mục tiêu hàng đầu của trẻ là gây sự chú ý sẽ không thành công.

Nhưng với những hành động quá hỗn láo của trẻ thì mọi chuyện lại khác. Bạn hãy tưởng tượng: Bạn đang cho đứa con 2 tuổi của mình ăn nhưng hết lần này đến lần khác nó nhổ rau trong mồm vào mặt bạn. Cuối cùng nó cố ý hất cả cốc nước vào tường. Hay thằng bé 6 tuổi con bạn hay đạp vào ống chân bạn mỗi khi có gì đó khiến nó không vừa ý. Hoặc cậu con trai 9 tuổi của bạn suốt ngày chửi bạn. Những câu như “Con bò đực ngu ngốc” hay “Con dê đần độn” thậm chí còn là những câu nhẹ nhàng nhất của nó rồi đấy. Trẻ sẽ nghĩ về bạn ra sao nếu bạn không những không tức giận mà còn tiếp tục đối xử vui vẻ bình thường với trẻ? Có lẽ trẻ sẽ nghĩ: “Chắc là mình hành động thế nào cũng được. Mình có thể làm những gì mình muốn”. Và thế là trẻ sẽ không buồn chú ý đến bạn nữa.

Những ai để bản thân mình bị xúc phạm như vậy thì cái họ nhận được không phải là sự biết ơn vì đã độ lượng mà là sự khinh miệt. Trẻ con cũng mắc phải những sai lầm trong suy nghĩ y như người lớn vậy. Nó nghĩ: “Những ai để bản thân mình bị khinh thường thì sẽ chẳng đáng được tôn trọng đâu. Những người như thế chẳng bao giờ khá lên được.”

Việc tảng lờ những hành động xúc phạm ghê gớm như vậy còn ẩn chứa một mặt trái khác: Bất cứ khi nào các ông bố bà mẹ đều có thể đột ngột mất kiên nhẫn. Việc tảng lờ có thể ngay lập tức biến thành cơn thịnh nộ hoặc những hình phạt vô cùng nghiêm khắc và lúc đó thì các bậc phụ huynh đã mất kiểm soát.

Chủ đề “Tảng lờ hành vi của trẻ” nhắc tôi nhớ đến hồi còn đi học. Chúng tôi – cũng giống như phần lớn các bạn – đã học một thầy giáo rất dễ tính. Chúng tôi có thể nhai kẹo cao su, đọc truyện tranh, đan len hoặc nói chuyện với nhau trong giờ hoặc có thể đưa vở cho nhau trong lúc làm bài kiểm tra. Thầy giáo bỏ qua tất cả những hành vi đó của chúng tôi. Càng ngày chúng tôi càng nhờn. Hầu như không đứa nào chú ý đến bài giảng của thầy và coi thường lời thầy nói. Thế rồi thỉnh thoảng vào một ngày đẹp trời nào đấy ông thầy lại nổi cơn thịnh nộ và la mắng chúng tôi. Điều đó chỉ khiến ông ấy càng buồn cười hơn trong mắt chúng tôi mà thôi. Và đến khi ông ấy trả đũa cả lớp bằng cách cho điểm kém thì chúng tôi không thể tôn trọng ông ấy được nữa.

Một vài tình huống điển hình

  • Đáng lẽ ra con bạn phải nằm trên giường từ lâu rồi. Nhưng nó cứ mon men ra phòng khách chỗ bạn đang ngồi. Bạn quyết định không để ý nữa và mặc kệ cho nó muốn làm gì thì làm.

  • Trong bữa tối, bạn muốn bàn bạc với chồng một việc quan trọng. Thế nhưng con bạn luôn ngắt lời bạn. Bạn đợi con rời khỏi bàn ăn và tiếp tục trò chuyện riêng với chồng.

  • Bạn cãi nhau với con vì chuyện bài tập về nhà. Khi con mang vở ra hỏi bạn điều gì đó quá nhiều lần thì bạn không còn buồn chú ý tới nó nữa.

Trong những tình huống trên, cha mẹ không chỉ bỏ qua hành vi không đúng của trẻ mà còn coi như chúng không hề tồn tại và đối xử như chẳng có chuyện gì xảy ra vậy. Phương pháp này thỉnh thoảng được mô tả là hành động vô cảm. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể bố mẹ và con cái sẽ không nói chuyện với nhau cả ngày – với hi vọng là sau đó trẻ sẽ suy xét kĩ hơn về hành động của mình.

Điều gì đã dẫn đến cách ứng xử này? Bạn hãy thử một lần đặt mình vào vị trí của con. Bạn đã bao giờ bị ai đó “chiến tranh lạnh” chưa? Cảm giác lúc đó thế nào? Theo tôi, trong tâm trí người đang “chiến tranh lạnh” bao giờ cũng có chút gì đó thù địch. Thông điệp “Với tôi anh coi như không tồn tại” còn đáng sợ hơn cả câu “Tôi không ưa anh”.

Chính vì thế nên việc tảng lờ không bao giờ có thể giúp trẻ nhận ra khuyết điểm và cư xử ngoan ngoãn hơn đâu. Thậm chí nó còn là công cụ đắc lực để khơi mào cho hành vi gây sự chú ý. Trẻ con sẽ leo thang hành vi ứng xử hỗn láo cho đến khi nào bố mẹ phản ứng lại mới thôi. Thời gian trẻ khiêu khích càng lâu thì phản ứng từ phía cha mẹ có thể sẽ càng mạnh và mang tính thù địch hơn.

Tảng lờ con cái có thể dẫn tới cuộc chiến giành sự chú ý

 

Bạn đã từng mắc phải những sai lầm trên đây chưa? Bạn không việc gì phải tự trách mình hay cảm thấy lương tâm cắn rứt gì cả. Có lẽ bạn đã cảm thấy không thoải mái mỗi khi bạn có những phản ứng không rõ ràng rồi. Và mặc dù bạn đã đặt ra những chủ trương hết sức đúng đắn nhưng sai lầm vẫn cứ nối tiếp. Tôi cũng chợt nhận ra mình cũng vẫn mắc không ít sai lầm trong cách đối xử với ba đứa con. Thỉnh thoảng tôi lại không thể kiểm soát được mình và tiếp tục mắc lỗi dù tôi biết làm thế là sai.

Bạn đừng bao giờ kì vọng rằng mình sẽ làm đúng tất cả mọi thứ. Sự cầu toàn chỉ dẫn đến những thất bại và cảm giác tội lỗi mà thôi. Cảm giác tội lỗi sẽ khiến bạn cáu giận và hoang mang. Điều đó chẳng có ích cho ai hết. Bạn hãy sẵn sàng nhận ra những sai lầm của bản thân, chấp nhận nó và rút ra được bài học cho mình. Đây mới là điều thực sự có ý nghĩa.

! HÃY TRẢ LỜI TRUNG THỰC!

Bạn thường mắc phải những sai lầm nào?

Tổng điểm ít hơn 5 là bạn đã đạt tiêu chuẩn

1-2-3-4 Tôi trách móc con mình

1-2-3-4 Tôi đặt câu hỏi vì sao

1-2-3-4 Tôi thỉnh cầu và van nài con

1-2-3-4 Tôi đưa ra yêu cầu mà không có hình phạt cụ thể nếu con không nghe lời

1-2-3-4 Tôi dùng câu “Nếu–thì” nhưng lại không thực thi hình phạt như đã nói

1-2-3-4 Tôi tảng lờ con mình mỗi khi nó cư xử hỗn láo

Tổng điểm:….

1 – Không bao giờ hoặc gần như không bao giờ 
2 – Thỉnh thoảng 
3 – Rất thường xuyên 
4 – Thường xuyên

 

Tai hại:

Khi phụ huynh có phản ứng thù địch

NHỮNG PHẢN ỨNG THÙ ĐỊCH gửi tới con cái chúng ta một thông điệp hoàn toàn rõ ràng. Đó là: “Bố/mẹ không thích con!”. Chúng ta thực sự không muốn gửi đi thông điệp này. Chúng ta cũng không cố ý làm điều đó mà nó vô tình xảy đến với chúng ta. Phần lớn chúng ta đã từng bực tức tới nỗi không thể kiểm soát hành vi của mình. Tuy nhiên chúng ta đều biết một điều rõ ràng rằng bằng những lời trách móc, dọa nạt, hình phạt nặng nề và bạo lực, chúng ta không thể tác động tích cực lên con cái mà chỉ nêu gương xấu mà thôi. Chúng ta góp phần khiến mối quan hệ với con cái trở nên nặng nề.

➞ Trách móc và mắng mỏ

Hãy tưởng tượng bạn gán cho con những tính cách tồi tệ: “Con ngốc quá! Con làm gì cũng hỏng hết!”, “Con là kẻ nói dối tồi tệ!”. Hoặc bạn còn khái quát thành: “Con đúng là không thể chịu đựng nổi!”, “Bố/mẹ không thể chịu đựng con thêm được nữa!”, “Con khiến bố/mẹ phát ốm!”, “Bố/ mẹ đau tim vì con mất!”

Với những lời trách móc như thế này, sự chỉ trích đúng đắn của bạn không hướng về phía những hành động của con. Ngược lại, bạn sẽ tạo cho chúng cảm giác rằng bạn chối bỏ và coi thường chúng.

Vậy những lời này khơi gợi điều gì trong con cái chúng ta? Tất nhiên là chúng sẽ không có ý định cải thiện cách cư xử. Thay vào đó, những nỗ lực để giành sự chú ý sẽ gia tăng. Ngoài ra, con của chúng ta sẽ xuất hiện những cảm giác tiêu cực: cảm giác tội lỗi nặng nề và mong muốn trả thù – tùy theo tính khí. Những lời mắng mỏ tác động lên sự tự tin của con như một cái búa tạ. Chúng sẽ hủy diệt sự tự tin của con nhanh chóng và triệt để. Tác dụng của chúng còn mạnh hơn khi bạn quát mắng con. Tôi tin rằng quát mắng không thể cải thiện cách cư xử của con.

Một số đứa trẻ có thể sẽ trở nên nhút nhát hoặc sợ sệt vì bị bố mẹ mắng. Với một số trẻ khác, đây lại là động lực để giành lại quyền lực hàng ngày: “Con người nhỏ bé như tôi có thể khiến ông bố mạnh mẽ, vĩ đại nổi điên lên. Ngoài tôi ra không ai làm được điều này! Ông ấy hoàn toàn đánh mất tự chủ rồi! Khi tôi làm được điều này thì tôi là gì trong mắt một người bố tuyệt vời đây?” Một số lại “điếc” trước những lời trách mắng của bố mẹ – chúng đang tự bảo vệ mình bằng cách lơ đãng và không nghe nữa.

Thực ra bản thân chúng ta biết rõ tại sao mình lại mắng mỏ con cái. Chúng ta làm thế để xả nỗi tức giận, cơn thịnh nộ của chúng ta ra ngoài – vào bất cứ đâu. Chúng ta trút giận và người trả giá là con cái chúng ta. Khi thừa nhận điều này, chúng ta đã tiến thêm một bước nữa.

Trách móc và mắng mỏ làm mất hẳn sự tự tin của con

 

Đe dọa và những hình phạt

Một cách phản ứng thù địch khác là: bạn tuyên bố nếu con không muốn nghe lời thì sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng: “Nếu con không dọn dẹp ngay bây giờ thì con không được rời phòng trong một tuần!”, “Nếu con còn dọa em một lần nữa thì con sẽ bị đánh đòn!”, “Nếu rốt cuộc con vẫn không cố gắng thì vào trường nội trú mà học!”.

Hoặc bạn đưa ra những hậu quả vừa tồi tệ vừa không thực tế: “Nếu con không ngừng những trò vô bổ lại thì con sẽ không bao giờ được đi nghỉ cùng bố mẹ nữa!”, “Nếu con còn tiếp tục cãi nhau với bạn, con sẽ không được phép mời ai đến nhà chơi nữa!”.

Nếu những lời dọa dẫm không nghiêm túc mà chỉ được nói ra một cách thiếu suy nghĩ sẽ có tác dụng như những lời đe dọa nhưng lại không thực thi hình phạt: Con bạn sẽ không nghe lời bạn nữa. Tuy nhiên chúng vẫn nghe thấy những lời đã được hạ giọng một cách thù địch của bạn. Con sẽ cảm thấy bị chối bỏ. Những cảm xúc tiêu cực sẽ xuất hiện.

Tất nhiên không phải những hậu quả mà bạn tuyên bố đều sẽ trở thành hiện thực. Những lời này có thể làm con sợ và nhụt chí, thậm chí khiến con có mong muốn trả thù. Mục đích của chúng là khiến con bạn “thu mình lại”, để chúng ta – những người lớn – trong mắt con sẽ trở nên to lớn hơn, quyền năng hơn.

Chúng ta có cần thiết phải làm như thế không? Những hình phạt phải chăng là biểu hiện của sự bất lực khi chúng ta không nghĩ ra cách giải quyết nào hiệu quả hơn? Liệu bản thân chúng ta có cảm thấy dễ chịu khi phạt con cái như vậy không?

Những hình phạt nghiêm khắc có thể tác động theo hai cách. Thứ nhất, chúng có thể tác động tới con chúng ta. Con muốn tránh những hình phạt tiếp theo và thay đổi cách cư xử của mình. Tại sao con lại làm vậy? Vì sợ chứ không phải vì nhận thức được sai lầm của mình. Khả năng thứ hai: Con chúng ta không dễ gì “thu mình lại”. Con hiểu luật chơi, nhận ra sự bất lực của bạn và cảm thấy tự cao. Con có vẻ thờ ơ với những hình phạt của bạn nhưng thực chất lại tận dụng những thời cơ này để chứng tỏ bản thân mình trong cuộc chiến quyền lực. Con đang rắp tâm trả thù.

Đe dọa và những hình phạt nặng nề sẽ khiến con sợ hãi và thậm chí có ý định trả thù

 

➞ Bạo lực

Bạn đã bao giờ “ra tay” chưa? Bạn đã bao giờ in hằn dấu tay của mình lên má hay trên người con bạn chưa? Bạn đã bao giờ túm lấy con bạn và lắc mạnh chưa? Bạn đã bao giờ thực sự đánh đập con chưa? Sau đó bạn cảm thấy thế nào?

Ngày nay, đôi lúc người ta vẫn còn nghe được những câu như: “Một trận đòn không làm tổn hại ai!”, “Bố/mẹ cũng trưởng thành và nên người nhờ những trận đòn!”, “Ai không muốn nghe, sẽ phải cảm nhận!”.

Tôi tin và hi vọng rằng phần lớn độc giả cuốn sách này sẽ không sử dụng đòn roi như một công cụ giáo dục. Niềm tin này không có nghĩa là nhiều người đã từng một hay nhiều lần không kiềm chế được hành vi của mình và đánh con. Hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng một lần – cố tình hoặc vô ý – làm đau con của mình.

Chúng ta có thể hình dung bạo lực sẽ có tác động lên con chúng ta như thế nào. Hãy hình dung chính bản thân mình bị đánh bởi một người mà bạn yêu quý, người có cơ thể vượt trội hơn bạn. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Con bạn cũng có cảm giác giống như vậy: tổn tương sâu sắc và cảm thấy bẽ mặt. Giống như khi bị phạt nặng, trẻ sẽ phản ứng một cách sợ sệt hoặc thờ ơ với những trận đòn. Những đứa trẻ thường xuyên bị đánh sẽ dần trở nên vô cảm với sự đau đớn. Giống như sau khi bị bố mẹ cư xử thù địch, những đứa trẻ sau khi bị đánh cũng thường xuyên nghĩ tới chuyện trả thù. Đừng quên về hiệu ứng bắt chước: Con cái làm theo những gì chúng học được từ bố mẹ.

Mỗi trận đòn mà con phải hứng chịu sẽ làm quan hệ giữa bố mẹ và con cái trở nên xấu đi. Niềm tin và sự khẳng định rằng mình được yêu thương, cảm giác an toàn – tất cả sẽ như thế nào khi phải chứng kiến người lớn ra tay đầy hung hãn và dường như cố tình làm tăng thêm nỗi đau của con?

Và một khi điều này đã xảy ra, nếu bạn từng thực sự ra tay với con? Đôi lúc tôi cũng làm điều đó. Ngay lập tức hoặc sau đó một thời gian, tôi sẽ xin con mình tha thứ. Tôi thừa nhận: “Mẹ đã quá tức giận đến nỗi mắc phải một sai lầm.” Tôi hứa với con sẽ cố gắng hết sức để điều này không xảy ra một lần nữa.

Tuy nhiên sau đó tôi phải cho phép con giận tôi trong một thời gian thay vì tha thứ và quên ngay lập tức chuyện đã xảy ra. Nếu tôi lại mắc phải một trong những phản ứng thù địch khác, tôi cũng sẽ cư xử giống như vậy. Thường thì những lỗi lầm như thế này không nên xảy ra, nếu không lời xin lỗi sẽ không còn đáng tin nữa.

Con bạn đã từng nhận được “một phát vào tay” hay bị “tét vào mông”? Những “giải pháp nuôi dạy con cái” này không khi nào tuyệt chủng được. Tôi coi chúng là không phù hợp và cần phải xem xét lại. Quá trình từ một “cái đánh” tới một trận đòn rất dễ diễn ra.

Đánh con sẽ phản tác dụng và đó không phải là phương pháp giáo dục

 

➞ Cảm giác tội lỗi không giúp ích gì cho bạn

Tất cả những phản ứng thù địch của chúng ta – dọa dẫm và mắng mỏ, phạt nặng và bạo lực – có điểm chung là chúng thể hiện của sự bất lực của chúng ta. Chúng là “sự trả thù” mà chúng ta dành cho con cái vì tất cả nỗ lực của chúng ta cho tới thời điểm này dường như là vô vọng. Và chúng giúp chúng ta trút được sự bực mình, nỗi tức giận khi chúng ta “tức nước vỡ bờ”. Là mẹ của ba đứa con, tôi rõ ràng cũng có suy nghĩ như vậy.

Tất cả các bậc phụ huynh đều mắc những sai lầm nghiêm trọng vì họ có những điểm yếu rất con người. Những phản ứng thù địch đều khiến phần lớn phụ huynh có cảm giác tội lỗi và cắn rứt lương tâm. Rất tiếc là điều này hoàn toàn không giúp ích được gì. Chỉ có một thứ giúp ích được cho bạn đó là phương pháp nuôi dạy con cái giúp chúng ta có được một cái đầu tỉnh táo và bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ đánh mất sự tự chủ.

§ TỔNG KẾT

⇒ Phụ huynh có phản ứng không rõ ràng, chắc chắn

Trong tương lai, hãy dừng:

  • Quở trách

  • Đặt câu hỏi tại sao

  • Thỉnh cầu và cầu xin

  • Đưa ra yêu cầu nhưng không kèm theo hình phạt nếu trẻ không vâng lời

  • Tuyên bố “Nếu–thì” mang tính đe dọa nhưng lại không thực thi hình phạt

  • Tảng lờ

Thay vì truyền tải đến con các quy định, chúng lại khiến con bạn không nghe lời và không coi trọng bạn. Qua đó, cuộc chiến giành sự quan tâm sẽ ngay lập tức được nhen nhóm.

⇒ Những phản ứng thù địch sẽ khiến quan hệ giữa bố mẹ và con cái trở nên nặng nề

Trong tương lai hãy dừng:

  • Khiển trách và mắng mỏ

  • Hăm dọa và phạt nặng

  • Sử dụng bạo lực

Con trẻ học những hành vi của bạn và bắt chước những hành vi đó là điều không tránh khỏi. Đồng thời những hành vi thù địch như trên có thể làm mất lòng tin ở trẻ và khiến trẻ sợ cũng như làm nảy sinh ý định trả thù.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.