Những Bố Già Châu Á

Phần III. NHỮNG BỐ GIÀ NGÀY NAY, BẢO VỆ NHỮNG TÀI SẢN QUÝ GIÁ 6. NHỮNG NĂM 1990: HẠNH PHÚC VÀ TOAN TÍNH



“Điều tốt của Nho giáo là nó làm cho người dân châu Á vui lòng chịu đau khổ…”

Lời đại gia của Hồng Kông, RONINIE CHAN, đăng trên

Tạp chí Tài chính châu Á (2002)

Thập kỷ 1990 như trong hai tác phẩm Nhớ lại những năm 1990 (Remember the nineties) hoặc Điều gì xảy ra nếu quay lại những năm 1990? (What if it turns out like the nineties?) là một bản tốc ký về lịch sử châu Á, về những sai lầm của các nền kinh tế đang phát triển. Nhưng để hoàn toàn hiểu được những gì đã xảy ra, chúng ta phải trở lại những năm 1980 một lát. Hơn nữa, chúng ta phải tạm thời không nói về các ông bạn bố già của chúng ta nữa mà xem xét những gì đã xảy ra trong nền kinh tế vĩ mô nói chung.

Câu chuyện vĩ mô dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á được xác định bởi bốn xu hướng mạnh mẽ và tăng cường cho nhau. Đầu tiên là vào những năm 1980, chính phủ của các nước “hợp thức” mà chúng ta đang xem xét đã sao chép các hình mẫu của Singapore và Hồng Kông rồi áp dụng một chính sách phân phối lợi ích không cần tranh luận vào các nền kinh tế đối ngoại của họ. Công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu (EOI) thay cho công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (ISI) đã trở thành vũng lầy trong cái đầm lầy buôn bán chứng khoán của các bố già và sự tham nhũng đang phổ biến một cách chính thống. Điều này xảy ra cùng với cơn vượt cạn trọng đại đầu tiên của kỷ nguyên toàn cầu hoá. Vào những năm 1980, không thiếu các công ty đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận bằng cách di dời các hoạt động sản xuất chủ yếu sang các nước đang phát triển. Ngay khi giới chính trị Đông Nam Á đã sẵn sàng cho thuê lao động giá rẻ của nó, các nguồn vốn từ phương Tây đã sẵn sàng giải ngân. Dòng đầu tư

trực tiếp của nước ngoài trên toàn cầu bắt đầu rộ lên trong những năm 1980, và vào giữa những năm 1990, mỗi năm đầu tư ra nước ngoài trên toàn thế giới có giá trị bằng tổng đầu tư trong một thập kỷ. Phản ứng dây chuyền là hoàn toàn hiển nhiên trong việc mở rộng xuất khẩu của Đông Nam Á. Trong 26 năm từ 1960 đến 1985, xuất khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia tăng trung bình 1015% một năm. Đó là lợi nhuận lành mạnh, được điều khiển rất mạnh bởi sự bùng nổ hàng tiêu dùng những năm 1970. Không những thế, sự gia tăng này có điểm xuất phát thấp. Khi việc sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu tăng lên từ giữa thập niên 1980 các cơ sở sản xuất tăng tỉ lệ tăng trưởng tăng lên đáng kể. Trong 10 năm từ 1986 đến 1995, tăng trưởng xuất khẩu trung bình ở Thái Lan, Malaysia và Philippines tăng lên 410% mỗi năm. Qua một thập kỷ, dấu hiệu tăng trưởng này có ảnh hưởng khá lớn. Xuất khẩu của Thái Lan đã tăng từ 9 tỷ đôla năm 1986 lên 57 tỉ đôla vào năm 1995.

Sự bùng nổ trong sản xuất cần nhiều lao động để làm việc tại các khu nhà máy lớn ở ngoại ô và các trung tâm chuyên làm hàng xuất khẩu khác như Penang (ở Malaysia) xảy ra đồng thời với một động lực thứ hai thúc đẩy sự tăng trưởng, đó là số liệu thống kê dân số. Tốc độ tăng dân số ở Đông Nam Á đạt đỉnh ngay thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và vào những năm 1980 có vô số thanh niên tìm kiếm việc làm để có thu nhập bằng tiền mặt. Ở Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia trong giai đoạn 19501980, tỷ lệ sinh vẫn cao trong khi tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm, nên dân số tăng gấp đôi trong vòng ba mươi năm. Nguồn vốn con người là một đầu vào kinh tế mà sự gia tăng của nó tạo ra sự tăng trưởng giống như bất kỳ nước nào. Các tập đoàn đa quốc gia tự nhận thấy, trong một kỷ nguyên thanh bình êm ả, nơi lao động hầu như không có quyền mặc cả (có quá nhiều lao động như thế) và tốc độ tăng năng suất rõ ràng nhanh hơn tốc độ tăng lương rất nhiều.

Xu hướng thứ ba là tỷ lệ tiết kiệm tăng. Số người gia nhập vào lực lượng lao động và có lương tăng lên hơn là làm việc trong nông nghiệp có ít hoặc không có tiền mặt và họ đã gửi tiết kiệm một phần thu nhập ngày càng tăng của họ. Các chính phủ ít khi bị thâm hụt ngân sách cũng gửi tiết kiệm. Kết quả là tiền tiết kiệm trong nước như là một phần của GDP, lên đến 30% ở Hồng Kông, Indonesia và hơn 45% ở Singapore. Giữa

thập niên 1960, tỷ lệ tiết kiệm ở Đông Nam Á đã ngang với ở Mỹ Latinh; và vào đầu những năm 1990, nó đã cao hơn khoảng 20%. Đây là số tiền được chất vào các ngân hàng của nhà nước và của các bố già đến mức đầy tràn. Tuy nhiên, từ góc nhìn của một nhà kinh tế vĩ mô, một cái hố sâu đầy tiền tiết kiệm là một điều hoàn toàn tốt cho một nền kinh tế đang phát triển, vì nó có khả năng tạo ra mức đầu tư cao, và do đó tạo ra cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất cần thiết cho tăng trưởng dài hạn. Đầu tư là cần thiết cho giai đoạn đầu phát triển kinh tế; lời cảnh báo duy nhất là chi tiêu nói chung cần phải hữu ích và không được lạm vào vốn.

Giữa những năm 1990, tiết kiệm trong nước cũng được bổ sung bằng các dòng vốn đầu tư lớn từ nước ngoài chảy vào. Sau này, trong phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính, sẽ có một cuộc tranh luận nóng bỏng và thường là chẳng đi đến đâu giữa các nhà chính trị và nhà kinh tế về mức độ mà các nguồn vốn ngắn hạn từ nước ngoài đóng góp vào cuộc khủng hoảng đó.

Cuối cùng, trong thời kỳ trước khủng hoảng, Đông Nam Á dường như được hưởng một loại lợi thế tâm lý có thể thấy trong các nền kinh tế mới nổi, phát triển nhanh trong giai đoạn đầu của nó. Hiện tượng này có thể được gọi là “tuần trăng mật phát triển”. Những gì xảy ra trong thời kỳ này là, quần chúng quá sẵn lòng tin tưởng vào lời hứa mang lại sự cải thiện liên tục về mức sống của chính quyền và các nhà lãnh đạo. Khi người dân Đông Nam Á được bảo rằng các hiệp hội lao động tự do là đối chọi với tăng trưởng sự kích thích tính tò mò về thất bại của các tổ chức công đoàn nhằm ngăn chặn sự nổi lên của Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc và rằng, những hạn chế về tự do cá nhân và các phương tiện truyền thông là một phần của văn hóa châu Á, họ đã ưng thuận. Mọi người đã làm công việc của mình, nói chung là vô cùng chăm chỉ, và tin rằng đó chỉ là vấn đề của hai hoặc ba thập kỷ trước khi đất nước họ sẽ nổi lên thành một quốc gia phát triển mà trong đó, tất cả mọi người sẽ đều được hưởng một phần lợi lộc. Nhiều người đã chú trọng vào tương lai của con em họ. Với tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình từ 1986 đến 1995 lên đến 810% một năm tại Malaysia, Thái Lan và Indonesia, so với 68% của giai đoạn sau năm 1960, họ tin vào các chính trị gia và chờ đợi để được lên cõi Niết bàn và sẽ được giải thoát khỏi cái xiềng xích nhu cầu

về kinh tế.

CẢ HAI ĐỀU MƠ MỘNG

Các lực lượng vĩ mô tạo ra bối cảnh cho một thời kỳ mà sự hoang tưởng ngày càng tăng, và cuối cùng lên đến đỉnh điểm. Sự bùng nổ trong hoạt động xuất khẩu có đầu tư nước ngoài đã đóng góp vào tăng trưởng và tạo ra nhiều việc làm, nhưng nó không thay đổi được sự bất lực của Đông Nam Á trong việc tạo ra các công ty có sức cạnh tranh toàn cầu. Mũi nhọn nhân khẩu học dẫn dắt sự tăng trưởng, nhưng nó cũng che mất một thực tế là, sự tăng trưởng này là do đầu vào lao động tăng cũng như năng suất tăng. Tỉ lệ tiết kiệm tăng chuyển sang đầu tư nhiều hơn, nhưng sự đầu tư đó chủ yếu thông qua trung gian là ngân hàng của nhà nước và của các đại gia chứ không được đưa thẳng vào các đường dây thương mại. Giữa những năm 1990, thị trường chứng khoán tụt dốc theo đường thẳng đứng từ các đỉnh cao đạt được cuối năm 1993 và đầu năm 1994, vì lợi nhuận của doanh nghiệp đã không đáp ứng được những mong đợi của nhà đầu tư, mà các ngân hàng thì chỉ biết cho vay. Trong khi đó, tính nhu mì dễ bảo của cư dân Đông Nam Á, vừa làm tăng danh tiếng của khu vực về sự cần cù siêng năng của người lao động, vừa thắp lên tham vọng của các nhà lãnh đạo của họ.

Một thế giới tưởng tượng bắt đầu định hình, trong đó mọi người đều tin vào cách thức tưởng tượng của họ. Mahathir Mohamad, thủ tướng Malaysia, đã dành rất nhiều thời gian để điều chỉnh tầm nhìn của ông về đất nước sẽ đạt đến trạng thái phát triển như thế nào trong vòng một phần tư thế kỷ, và ông gọi nó là “Tầm nhìn 2020”. Mahathir đã phê duyệt các dự án đập nước lớn, sân bay mới và hệ thống đường sắt. Vào năm 1995, ông quyết định chuyển thủ đô hành chính của liên bang đến một địa điểm mới trong rừng, và kết nối nó với Kuala Lumpur bằng một “siêu hành lang đa phương tiện công nghệ cao”. Rất nhiều tiền cho xây dựng cơ sở hạ tầng được lấy từ doanh thu của ngành dầu khí. Vị tiến sĩ nhỏ bé chuyển vào một dinh thự mới rộng lớn của thủ tướng với các phương tiện chỉ huy; ông để mắt đến các dự án xây dựng và hàng ngày gọi điện thoại cho các nhà quản lý dự án yêu cầu họ báo cáo tiến độ. Người bạn thuộc loại đại gia gần gũi nhất của Mahathir là Ananda Krishnan đã bắt đầu xây dựng Tòa

tháp đôi Petronas ở trung tâm Kuala Lumpur, và tòa tháp cao nhất thế giới hoàn thành lúc cuộc khủng hoảng tài chính đang tồi tệ nhất.

Ở nước láng giềng Singapore, Harry Lý Quang Diệu đang cao giọng hơn bao giờ hết về “những giá trị châu Á” và lý thuyết chủng tộc Trung Quốc đang dẫn dắt sự tăng trưởng. Ông ta diễn giảng trước các nhà lãnh đạo sau thời Marcos của Philippines, là Corazon Aquino và Fidel Ramos, về sự cần thiết áp dụng kỷ luật trước khi thực hiện dân chủ trong xã hội của họ. Ông ta chỉ rõ hiệu quả thực thi rất thấp của nước này trong những năm 1990 có thể liên quan đến món nợ của cái chính phủ kẻ cướp, hà khắc, không dân chủ của Ferdinand Marcos, cho đến năm 1986 mới trả hết. Aquino, bản thân bà cũng mang trong mình một phần tư dòng máu Trung Quốc, dán cho Harry cái nhãn “kẻ kiêu ngạo” sau một cuộc chạm trán với ông ta. Con gái của nữ hoàng Anh là công chúa Anne, người thường bị ám ảnh bởi việc cưỡi ngựa, đã được nghe học thuyết gien di truyền của Lý và nhận xét một cách châm chọc: “Nó không đúng với lũ ngựa.” Khi thành phố tân Nho giáo của ông đạt được sự tăng trưởng cao vào năm 1993 và 1994, rất ít người dám tranh luận với Harry Lý.

Tại Indonesia, bất chấp cái chết của người vợ, người bạn đời yêu dấu, Madame Tien, vào năm 1996, Suharto kết luận rằng ông chỉ có thể được tin cậy nếu lãnh đạo một quốc gia có tốc độ tăng trưởng 8% mỗi năm. Ở tuổi 76, vào năm 1998, ông đã bước sang nhiệm kỳ Tổng thống thứ bảy của mình. Ông đã chọn Jusuf Habibie, một Bộ trưởng bị nhiều người nhạo báng là đã tiêu hàng tỷ đôla để cố gắng tạo ra ngành công nghiệp sản xuất máy bay ở một nước thế giới thứ ba, làm Phó Tổng thống.

Tại Thái Lan, ý thức chơi trội và tình trạng thiếu thực tế mãnh liệt hơn bất cứ điều gì. Tháng 5 năm 1992, khoảng 50 người đã bị mất mạng trong cuộc biểu tình chống lại một cuộc đảo chính quân sự xảy ra vào năm 1991. Nhưng trong một vài năm, việc kinh doanh và chính trị không diễn ra bình thường, mà “trên mức bình thường”. Với nền kinh tế đang tăng trưởng ở mức 9%, Banharn SilpaArcha, nổi tiếng với tư tưởng chính trị phóng túng của mình là “máy ATM di động”, đã thắng cử năm 1995 với lời thề nguyện xây dựng đường cao tốc sáu làn trên khắp đất nước. Một năm sau, cựu Tư

lệnh trưởng Chavalit Yongchaiyudh thôi không hỗ trợ cho Banharn, sử dụng khoảng 800 triệu đôla cho một cuộc bầu cử, và giật được vị trí đứng đầu cho mình.

Ngay cả ở Hồng Kông cũng có xu hướng cho rằng, xã hội tốt đẹp của họ đã được xây dựng trên nền tảng vững chắc. Chris Patten, được phái từ London đến với sứ mệnh giải phóng thuộc địa vào năm 1997 theo cách có nguyên tắc khác thường, đã xây dựng chiến lược chính trị hoàn toàn tập trung vào việc mở rộng quyền bầu cử. Ngoại trừ việc bãi bỏ công ty độc quyền viễn thông do người Anh vận hành, không có động thái lớn nào để giải quyết những cartel đang làm đầy túi tiền của các đại gia ở địa phương. Một loạt báo cáo về cạnh tranh có thiện ý nhưng không có hiệu quả của Hội đồng người tiêu dùng Hồng Kông chỉ có tác dụng thiết lập xu hướng cho nhiều năm thảo luận không đâu về những gì cần làm với một nền kinh tế trong nước hiển nhiên là chống cạnh tranh.

LIỆU BIẾT THÌ CÓ TỐT HƠN KHÔNG?

Tất nhiên, các nhà chính trị luôn nói về những điều ngớ ngẩn, và hành vi của các nhà lãnh đạo tự mở rộng thêm quyền hành ở Đông Nam Á những năm 1990 được dân chúng coi là nằm ở đâu đó giữa sự lập dị và sự tẻ nhạt. Điều thực sự quan trọng là có bằng chứng kinh tế rõ ràng – kể cả qua giai thoại và phân tích trong thời gian cuộc khủng hoảng tài chính đang được ấp ủ. Như một hệ luỵ, cũng có câu hỏi về Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới đã thực hiện nhiệm vụ giám sát và tư vấn của họ như thế nào. Ở mức độ giai thoại, đã có ba hình mẫu có thể nhìn rõ ở giữa những năm 1990. Thứ nhất là sự tham lam, tham nhũng quá đáng và liên tục đã thoát khỏi tầm kiểm soát. Thứ hai là việc buôn bán bất động sản đang thay thế sản xuất kinh doanh với tư cách là hoạt động cốt lõi của nhiều tập đoàn. Và thứ ba, một số tổ chức tài chính đã bắt đầu bị rạn nứt do căng thẳng.

Một ví dụ về lòng tham đang là chuyện mỏ vàng Busang ma quái ở Indonesia. Nó được bắt đầu vào năm 1996, khi một công ty của Canada công bố họ đã tìm ra một mỏ vàng lớn ở Borneo. Đó cũng là năm mà vợ Suharto, Madame Tiên qua đời. Bà là một trong những người có thể giữ cho những đứa con kẻ cướp của Suharto trong tầm

kiểm soát. Điều tiếp theo công bố về Busang là tuyên bố tự do cho mọi người, công khai đến choáng váng, khi con trai cả Sigit Harjojudanto và con gái cả Siti Hardijanti Rukmana (thường được gọi là Tutut) chuyển sang tấn công đối thủ là hiệp đoàn khai mỏ quốc tế và đề nghị Suharto cho họ quyền khai thác mỏ. Suharto, chẳng biết làm gì hơn, cho gọi bố già là bạn chơi gôn với ông ta, “Chú” Bob Hasan, đến làm trung gian hòa giải cho các con. Bob cắt bỏ một thương vụ của các công ty mà ông ta và các thành viên khác của gia đình đang kiểm soát với cổ phần 30% trong khu mỏ tương lai, với những chi tiết sẽ được nói riêng. Tất cả điều này đã được tường thuật trên các phương tiện truyền thông quốc tế, và nhà Suhartos chưa bao giờ vô liêm sỉ và tham lam đến thế. Vụ này kết thúc vào năm 1997, khi người ta vỡ lẽ ra rằng, các mẫu vàng gốc đã được làm giả, chẳng có chút tiền gửi nào, và những sự kiện này là do bọn lừa đảo bày đặt ra để nhân thêm giá trị cổ phần của công ty khai thác mỏ của chúng tại Calgary.

Lòng tham mù quáng và thiếu suy nghĩ cũng là nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn chết người của ngân hàng đầu tư Peregrine ở Indonesia. Các phương tiện thông tin đại chúng tường thuật rằng, khoản cho vay bắc cầu 270 triệu đôla của ngân hàng này với công ty taxi Steady Safe ở Jakarta, là một phần động lực nhằm xây dựng một doanh nghiệp trái phiếu tạp nham ở châu Á. Đó là một sự thật. Nhưng trong vụ này, Peregrine không chỉ đơn giản là cấp kinh phí cho Steady Safe để họ mua một số cơ sở thu lệ phí cầu đường mà Tutut Suharto có ở khắp nơi; nó đã cung cấp vốn cho Tutut để rút tiền mặt từ những tài sản đó với giá hời. Ngân hàng Peregrine muốn dẫn dắt kế hoạch tư nhân hóa của công ty khai thác cầu đường Jasa Marga ở Indonesia, mà Tutut có một ảnh hưởng vượt trội. Cũng có tin đồn rằng, bà ta sẽ tiếp quản cha mình nếu ông không thành công trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ bảy. Vì vậy, Peregrine đã đặt cược một phần ba cơ số vốn của mình vào một thể chế chính trị, khi một ngân hàng bình thường sẽ lưỡng lự không dám liều đưa 5% vốn của mình vào một thương vụ gần như chắc chắn về kinh tế. Sớm hay muộn, các vụ đặt cược không được đảm bảo lớn như thế này cũng sẽ kết thúc trong nước mắt. Philip Tose luôn luôn phủ nhận việc ông từng phê duyệt vụ Steady Safe.

“Các công ty này không có chiến lược. Đơn giản là họ chỉ biết buôn bán,” Michael Porter, Giáo sư về quản lý của trường Harvard Business School nhận xét về các công ty của Đông Nam Á lúc đó. Đó là một điểm có thể tranh luận. Kinh doanh bất động sản đã quyết định về các doanh nghiệp Đông Nam Á. Quỹ đạo của một trong những đại gia mới khá hỗn hào, Vincent Trần Chí Viễn, nói lên điều này. Trần bắt đầu leo lên cái dốc kinh doanh trơn như mỡ ở Malaysia trong những năm 1980 theo cách thức truyền thống. Ông đã xây dựng các mối quan hệ của mình với Mahathir và tầng lớp tinh hoa chính trị của Malaysia. Ông đã gây dựng được mối quan hệ gần gũi với người cháu yêu thích của Mahathir là Ahmad Mustapha bin Mohamad Hassan, và đã đưa anh ta vào một số Hội đồng Quản trị công ty. Trần và em trai là Danny cũng đã tham gia vào một doanh nghiệp kinh doanh xe hơi với người con rể của Mahathir. Năm 1984, Vincent Trần có được vụ tư nhân hóa không qua đấu thấu đầu tiên của mình, mua một công ty công nghiệp nhỏ từ cơ quan đầu tư của nhà nước là PERNAS. Một năm sau đó, với dòng tiền mặt chủ yếu của mình, ông ta lại có cơ hội tư nhân hoá ngành xổ số, cũng không qua đấu thầu. Sau đó, Trần tiếp tục chuyến du lịch mua sắm của mình, xây dựng bảy doanh nghiệp niêm yết tham gia vào mọi thứ, từ hàng hóa tiêu dùng cho đến cơ sở hạ tầng, truyền thông, khách sạn và môi giới chứng khoán. Nhưng nổi bật nhất trên đại dương các công ty của ông ông cũng có cả doanh nghiệp hàng không là không hiểu sao lợi nhuận hoạt động rất nhỏ. Hầu như tất cả thu nhập đều đến từ bán bất động sản, thường là giữa Trần và các công ty niêm yết của riêng ông. Ông có một công ty dệt đã trở thành một doanh nghiệp khai thác gỗ; ông có một doanh nghiệp khai thác gỗ đã trở thành một tập đoàn dịch vụ tài chính; công ty xổ số kiến thiết của ông đã được bán ngay trước mắt các nhà đầu tư trong công ty vui chơi giải trí của mình, chỉ tái xuất hiện thông qua việc tiếp quản lại nó một năm sau đó. Từ năm 1989 đến giữa những năm 1990, lợi nhuận từ việc bán bất động sản thường chiếm khoảng hai phần ba tổng lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận ròng từ hoạt động, là một phần của doanh thu, thỉnh thoảng lại tụt xuống dưới 1%. Năm 1995, các nhà đầu tư thiểu số đã phát hiện ra những gì đang xảy ra và những gì đang làm giảm giá trị cổ phần của công ty, nhưng các ngân hàng vẫn hậu thuẫn cho ông. Vincent Trần và những người như ông là một tấm gương sáng cho các doanh nghiệp đang trốn chạy để khỏi bị vào tù.

Cuộc khủng hoảng tài chính không đến một cách hoàn toàn bất ngờ; các ngân hàng đang bắt đầu đổ vỡ đã định hướng cho nó. Như đã thuật lại chi tiết, tại Indonesia, Ngân hàng Summa đổ vỡ vào năm 1993; một ngân hàng nhà nước lớn là Bapindo, năm 1994, và Ngân hàng Pacific năm 1995. Tại Thái Lan, sự sụp đổ của Ngân hàng Thương mại Bangkok (BBC) năm 1996 được coi như lời cảnh báo khẩn cấp về một cơ bão lớn sẽ tới. Và nó đã tới. Nhưng thực tế là các ngân hàng trung ương ở Đông Nam Á, được lãnh đạo bởi các nhà chính trị, luôn giải thoát cho các ngân hàng thương mại, nên đưa ra những lời cảnh báo không mạnh mẽ và dễ bị bỏ qua. Từ 1983 đến 1991, nhà nước Thái Lan đã giải thoát không ít hơn 30 tổ chức tài chính. Ngay cả khi danh mục cho vay khủng khiếp của BBC đã bắt đầu được công bố vào mùa hè năm 1996, ngân hàng trung ương đã bí mật chi thêm 20 tỷ đôla (BBC cần khoảng 2 tỷ đôla) để chống nợ cho các tổ chức tài chính khác, chủ yếu là các công ty tài chính. Điều này chỉ được tiết lộ trong lời chứng của Thống đốc ngân hàng trung ương, Chaiyawat Wibulswasdi, sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra. Tóm lại, cuộc khủng hoảng ngân hàng đã đạt đến đỉnh cao mới, nhưng Đông Nam Á luôn có các cuộc khủng hoảng ngân hàng và các chính phủ trước đây đã thu xếp để đối phó với chúng sau những cánh cửa đóng kín.

HÃY XỬ BẮN NHỮNG NHÀ KINH TẾ

Hồ sơ phân tích của các nhà kinh tế vĩ mô trước khi có cuộc khủng hoảng đã không được tốt. Việc kiểm tra thực tế kịp thời duy nhất là công trình của Alwyn Young tại Viện Công nghệ Massachusetts và một đội ngũ kế toán về tăng trưởng, đã được Paul Krugman phổ biến trong một tài liệu ngoại giao vào tháng 11 năm 1994. Bài báo của Krugman “Điều hoang tưởng về phép màu châu Á” là một đòn phản công trực tiếp đối với báo cáo khải hoàn của Ngân hàng Thế giới, “Phép màu Đông Á”, xuất bản một năm trước đó. Krugman trình bày một phân tích cho thấy, phần lớn sự tăng trưởng của Châu Á đã đến từ nguồn vốn đầu vào, từ nguồn lao động tăng cao, và năng suất đạt được lại tụt hậu so với nền kinh tế Mỹ đã thuần thục. Nhiều dữ liệu tập trung vào Singapore và làm cho Harry Lý tức sặc máu. Nghiên cứu kể từ khi có khủng hoảng cho thấy, việc đạt được năng suất ở Đông Nam Á tốt hơn so với bài viết của

Krugman, nhưng điểm cơ bản là quỹ đạo kinh tế hiện thời không bền vững, chính xác là trái ngược với ý kiến đã được công nhận. Tuy nhiên, Young và Krugman đã dự báo một sự chững lại chứ không phải một cuộc khủng hoảng.

Ngân hàng Thế giới, vào giữa thập niên 1990, đang sống trong một thế giới mộng mơ mà khuôn mẫu của nó đã được ghi lại rất rõ nét trong báo cáo “Phép màu Đông Á” xuất bản năm 1993 vốn được rất nhiều người trích dẫn. Ngân hàng có một đội ngũ nhân viên xuất sắc trong khu vực, và trong những năm qua đã cho ra đời một số phân tích sắc sảo và quan trọng. Ví dụ, tại Indonesia, trong một nghiên cứu được xuất bản năm 1981, nó đã lên án chế độ cấp giấy phép công nghiệp một cách dứt khoát. Đầu thập niên 1990, nó đã cảnh báo về nợ nước ngoài sẽ tăng. Tuy nhiên, khi Ngân hàng thế giới tiếp tục điều hành các văn phòng lớn ở các nước Đông Nam Á, hình như họ phải ngày càng khổ sở vì đã dính líu quá chặt chẽ với chính quyền địa phương. Tiếp tục ví dụ ở Indonesia, các phóng viên nước ngoài ở Jakarta năm 1996 đã vô cùng sửng sốt khi nghe các nhân viên của Ngân hàng tán dương vấn đề cấp giấy phép viễn thông mới của chính phủ, nói rằng việc bán giấy phép được thực hiện “hoàn toàn minh bạch và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc đã được xác định rõ ràng.” Trong thực tế, toàn bộ ngành công nghiệp viễn thông đã khắc họa nên cung cách đồi bại và mờ ám nhất của đám con cái cùng bạn nối khố của Suharto. Ngân hàng, như phóng viên kỳ cựu của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông Adam Schwarz đã viết, “đã có những hiểu lầm nghiêm trọng về hiệu ứng tàn phá của nạn tham nhũng trong nền kinh tế Indonesia”. Việc quản lý của Ngân hàng Thế giới cho thấy, hầu như không có việc quan tâm đến sự cai quản của các cơ quan nhà nước. Chỉ có các cuộc biểu tình tượng trưng phản đối việc rút ruột hàng tỷ đôla từ các nguồn tài trợ phát triển. Khi một học giả người Mỹ, Jeffrey Winter, ước tính rằng có tới một phần ba các quỹ của Ngân hàng bị nạn tham nhũng rút ruột, đại diện thường trú tại Jakarta đã bác bỏ tuyên bố này ngay cả khi một cuộc xem xét nội bộ của Ngân hàng chỉ ra rằng có đến 30% số tiền đã thực sự mất đi. Vấn đề là, khi so sánh với châu Phi và Mỹ Latinh, ở châu Á, những quan chức cao cấp và nhân viên của Ngân hàng thế giới chỉ miễn cưỡng làm một việc gì đó; điều này khiến cho những người vốn ưa thích họ phải ngượng nghịu.

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, chịu sự kiểm soát của cấp trung ương nhiều hơn so với Ngân hàng thế giới, đã không có những dính líu quá sâu ở Đông Nam Á. Ở nhiều khía cạnh, thất bại của các cơ quan nhà nước là ngược lại: họ quan tâm không đầy đủ đến các chính sách mà chính họ đã đặt ra được thực hiện thế nào trên thực tế. IMF cũng không hề đặt ra câu hỏi giả thiết dài hạn trong một môi trường đang thay đổi trước khi quá muộn. Như Jonathan Anderson, một nhân viên IMF ở Bắc Kinh trong thời gian khủng hoảng, đã nhận xét: “Không có câu hỏi nào. Quỹ tiền tệ quốc tế có lẽ đang ngủ gật.” Đánh giá kép của IMF về sự tiến bộ qua thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 là tư nhân hoá và bãi bỏ quy định. Nhưng khi tư nhân hóa hầu như lúc nào cũng được thực hiện không qua đấu thầu, và bãi bỏ quy định chỉ thay thế các công ty độc quyền của nhà nước bằng những cartel của các bố già, cơ quan này đã không gióng lên hồi chuông báo động. Hình như là, những lời hoa mỹ về tư nhân hóa đã gây ra nhiều vấn đề hơn thực tế. Thực tế không diễn ra như vậy. Việc “bãi bỏ quy định” về các dịch vụ tài chính đã một tác động đặc biệt xấu. Thái Lan và Indonesia sản sinh ra hàng trăm ngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi ngân hàng do các bố già điều hành, và chúng thực hiện cho vay phần lớn số vốn của mình đối với các doanh nghiệp của bố già có liên quan.

Việc không đặt ra những câu hỏi giả thiết dài hạn gây thiệt hại lớn nhất ở quan điểm của nó về các chính sách tỉ giá trao đổi ngoại tệ của Đông Nam Á. Từ đầu những năm 1980, mỗi chính phủ, mà chúng ta đang quan tâm, đã quyết định quy đổi tiền tệ quốc gia của mình sang đồng đôla Mỹ. Các quyết định này dẫn đến một loạt cuộc khủng hoảng ngân hàng đầu những năm 1980, và suy thoái vào giữa thập kỷ này. Sự hấp dẫn lớn nhất của đồng tiền quy đổi – bằng các phương pháp kỹ thuật khác nhau ở những nước khác nhau là nó làm yên lòng những nhà đầu tư nước ngoài về giá trị quốc tế tương lai của các khoản đầu tư của họ, và làm yên lòng những nhà xuất khẩu về năng lực cạnh tranh quốc tế của các sản phẩm của họ. Sau 15 năm, dòng chảy đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và hàng xuất khẩu tăng nhanh, nên tất yếu là giữa những năm 1990, người ta cho rằng quy đổi ngoại tệ đã được chứng minh là tốt. Tuy nhiên, bất cứ điều đã cố định nào cũng có thể thay đổi nếu thế giới quan của nó thay đổi. Đó là những gì đã xảy ra vào những năm 1990, khi dòng chảy ngắn hạn của tiền tệ quốc tế tăng theo

cấp số nhân, đồng đôla Mỹ bắt đầu được đánh giá cao và các ngân hàng đầu tư, những bố già châu Á đã phát hiện ra những cơ hội buôn bán chứng khoán với chính sách quy đổi tỷ giá ngoại tệ. Mexico, một quốc gia khác có tiền tệ được quy sang đôla Mỹ đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1995, nhưng rất ít người xem đây là một điềm báo trước cho châu Á. Một lần nữa, các nhà kinh tế tại các tổ chức quốc tế như IMF đã có giả thiết dài hạn rằng điều đó khó có thể thay đổi. Cuộc khủng hoảng của Mexico là kiểu của Mỹ Latinh, được bùng phát bởi chính phủ đã đùa cợt với sự vỡ nợ, xoay quanh trái phiếu nhà nước. Ngược lại, các chính phủ ở Đông Nam

Á điều khiển được thặng dư ngân sách và quản lý được nợ nần. Trong nền kinh tế chính trị giám sát kép của khu vực này, với các tầng lớp tinh hoa chính trị và kinh tế tách biệt, khu vực doanh nghiệp tư nhân có nhiều nợ nần nhất. Và doanh nghiệp tư nhân không cư xử thiếu trách nhiệm như chính phủ. Hoặc người ta nghĩ như vậy. Như Jonathan Anderson nhớ lại: “Cuộc khủng hoảng châu Á là một hình thức khủng hoảng hoàn toàn mới, mà không có ai ở IMF suy nghĩ về nó.”

Không phải là nhân viên của IMF không có sự quan tâm. Có thể họ đã thấy tư nhân hóa của Mahathir không phải là thực tiễn tốt nhất, hoặc có sự nghi ngờ về dữ liệu cho vay của các ngân hàng ở Indonesia. Nhưng họ không cần suy nghĩ xa hơn về những gì bên ngoài cái văn phòng nhàm chán của họ một cái gì đó gần như khó khăn không thể làm được khi phải đối mặt với những tham vọng ngông cuồng của thời đại họ đã không bao giờ có khả năng để xem xét những gì sắp xảy ra. IMF bắt đầu phản ứng với các cuộc khủng hoảng lớn chỉ khi có các số liệu tính toán lớn. Số liệu năm 1995 và 1996 cho thấy sự thâm hụt tài khoản hiện tại và ngoại thương đang chao đảo, gợi ý có sự mất cân bằng trong các nền kinh tế không bền vững. Sau đó, Quỹ tiền tệ quốc tế đã đề nghị chính phủ Thái Lan, như là một ví dụ, thôi không quy đổi tiền tệ và hạ thấp tỉ giá trong một số trường hợp. Đây là một lời nhắc nhở về những gì các tổ chức quốc tế có thể làm, rằng các quan chức Thái Lan trong hai năm 1995 và 1996 đã nói dối một cách trơ trẽn với IMF và những người khác về thực trạng của việc dự trữ và trao đổi ngoại tệ.

CÒ SÚNG VÀ KHẨU SÚNG

Nhiều phân tích sau cuộc khủng hoảng ở châu Á tập trung vào vai trò của sự thay đổi tỉ giá hối đoái quốc tế, dòng vốn ngắn hạn và các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp trong việc phá hoại những đồng tiền quy đổi của khu vực. Các chủ đề này đều quan trọng và phải được xử lý. Tuy nhiên, cần phải làm rõ ngay, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nói về sự mất cân bằng ngắn hạn nhiều hơn. Một số nhà kinh tế cho rằng, nếu có các chính sách vĩ mô tốt hơn và không có sự can thiệp từ các tổ chức quốc tế thì sẽ không có cuộc khủng hoảng nào. Milton Friedman đã đi xa hơn khi nói rằng việc giải thoát Mexico của IMF vào năm 1995 đã tạo ra niềm tin to lớn rằng: đầu cơ quốc tế cái gọi là sự rủi ro về đạo đức được IMF bảo hiểm, đã gây ra cuộc khủng hoảng châu Á. Tuy nhiên, Friedman đã sai khi ông tuyên bố nền kinh tế Hồng Kông là tự do nhất thế giới, và ông cũng đã sai về lời buộc tội này. Nếu không có tỷ giá hối đoái được quy đổi và không có IMF, thời gian và hình thức của cuộc khủng hoảng này có thể đã khác, nhưng nó đã được báo trước là sẽ xảy ra. Cuộc khủng hoảng tài chính làm các nước phải khổ sở vì sự thao túng của giới chính trị đối với nền kinh tế, hệ thống ngân hàng bị lạm dụng, cartel hóa và những hạn chế về tự do kinh doanh. Ngay cả trong một thế giới đã toàn cầu hoá, sự mất cân bằng nội bộ này quan trọng hơn mất cân bằng bên ngoài rất nhiều. Nói cách khác là đã có sự nhầm lẫn giữa khẩu súng và cò súng. Điểm mấu chốt là vào giữa những năm 1990, Đông Nam Á đã chế tạo được một khẩu súng lớn, và nó đã sẵn sàng nhả đạn.

Câu hỏi: “cái gì là cò súng” không phải một câu hỏi phụ, nó có thể không bao giờ được trả lời thỏa đáng, bởi vì trong cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực có nhiều cái cò súng. Với ý nghĩa này, ẩn dụ khẩu súng đã bị phá vỡ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là cái gì dẫn đến khủng hoảng. Điểm đầu tiên là tỷ lệ đầu tư tăng mạnh mẽ nhất từ giữa thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990 (tại Thái Lan, nơi cuộc khủng hoảng bắt đầu) và Malaysia (nơi bị hư hại do cuộc khủng hoảng này, nhưng ít hơn đáng kể so với Thái Lan). Là một phần của GDP, đầu tư tại các nước này nhảy vọt từ 25% lên trên 40%. Tại Singapore và Hồng Kông, tỷ lệ đầu tư tăng lên khoảng 8% so với cùng kỳ. Tại Indonesia, nước hoàn toàn kiệt sức bởi cuộc khủng hoảng, sự tăng tỷ lệ đầu tư không gay gắt lắm, xu hướng lên giữa thập niên 1980 và giữa thập niên 1990 khoảng 23% đến 30% GDP. Tỷ lệ đầu tư ở Philippines đã sút kém trong thời hậu

Marcos đau khổ, giữa thập kỷ 1980, và chỉ phục hồi đến một phần tư GDP vào thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng châu Á. Việc tăng tỉ lệ đầu tư, thường ít khi được nhắc đến, vì thế tham gia ít hơn vào việc dẫn dắt hoàn hảo đến những gì sắp xảy ra, và ít ảnh hưởng đến những người sẽ phải hứng chịu nhiều nhất. Loại trừ Philippines, với thời đại do Marcos dẫn dắt, một chỉ báo tốt nhất là mức độ sự lạm dụng và tham nhũng tương đối trong các hệ thống ngân hàng. Từ tồi tệ nhất đến tốt nhất, theo thứ tự: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hồng Kông.

Cho đến đầu những năm 1990, đầu tư ở Đông Nam Á chủ yếu lấy từ tiền tiết kiệm trong nước. Tỉ lệ tiết kiệm cao nhất thế giới của khu vực sẽ luôn có xu hướng đẩy chi phí vay vốn thấp xuống, và lãi suất thực tế đầu những năm 1990 là số âm hoặc thấp đa số các nước khác. Điều này có nghĩa là lạm phát và chi phí lợi nhuận xấp xỉ như nhau, và các nhà đầu tư trong nước có thể mong đợi một cách có lý là giá trị đầu tư không được giao dịch trên phạm vi quốc tế bất động sản là một ví dụ kinh điển – để ít nhất là bắt kịp chi phí danh nghĩa của đồng tiền. Chẳng hạn, Hồng Kông có lãi suất thực tế là số âm từ cuối năm 1990 đến đầu năm 1995. Gary Coull, đồng sáng lập CLSA, cho biết ông hiểu thập kỷ 1990 là gì khi K. S. La, đại gia bất động sản và là anh trai của Vincent La, nói với ông là ông ta sẽ mua bất kỳ bất động sản nào ở Hồng Kông mà không cần xem trước. Đó là cách những bố già thông minh đã suy nghĩ và cũng là một lời gợi ý về tính chất mạnh mẽ của xu hướng đầu tư. Tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines, từ một phần năm đến một phần tư các khoản cho vay trong cuộc chạy đà của cuộc khủng hoảng đã được đổ vào các dự án bất động sản.

Các dòng vốn nước ngoài không nổi tiếng lắm chỉ trở nên quan trọng trong vài năm cuối cùng trước cuộc khủng hoảng. Nếu chúng ta lấy Thái Lan (nước có các luồng vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất) làm ví dụ, 93% các dự án đầu tư giai đoạn 19871996 đã được cấp vốn bởi tiền tiết kiệm của các hộ gia đình. Tuy nhiên, tài chính của chính phủ suy yếu đáng kể trong những năm 1990, và chính phủ Thái Lan trong giai đoạn này đã điều chỉnh thâm hụt ngân sách lên hơn 10% tiết kiệm trong nước. Điều này đã gây nên sự thiếu hụt khoảng 20% tổng đầu tư bằng ngoại tệ, đa số là đầu tư ngắn hạn.

Việc ngoại tệ đổ xô vào thị trường chứng khoán Đông Nam Á năm 1993 đã trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi. Các nguồn vốn đầu tư khác được thu hút bởi mức lãi suất danh nghĩa cao. Các nhà đầu tư trong nước thường muốn vay với lãi suất thực tế thấp, còn người nước ngoài muốn cho vay với lãi suất danh nghĩa cao vì sau này họ sẽ đưa tiền của họ về nước, đến những nơi có mức độ lạm phát thấp hơn. Tình trạng buôn bán có phần không theo kiểu trực giác này đã được khẳng định trên thực tế là, hầu hết mọi người đều mong đợi sự quy đổi tiền tệ còn kéo dài, do đó, không có rủi ro là biến động tiền tệ sẽ làm đổ bể việc kinh doanh. Rất nhiều giấy mực đã được sử dụng để tranh cãi trong bầu không khí nóng bỏng: các ngân hàng nước ngoài có đang đẩy mạnh trao đổi ngoại tệ vào Đông Nam Á hay không, hoặc những người vay ở địa phương chủ yếu là các bố già của chúng ta và các ngân hàng của họ có mù quáng khi vay như vậy hay không. Câu trả lời là cả hai: tất cả mọi người đều đang tìm kiếm một thương vụ, đó là bản chất của kinh doanh. Tại Thái Lan, tình hình càng làm cho tồi tệ hơn khi chính phủ tích cực khuyến khích các ngân hàng nước ngoài cho vay ngoại tệ từ nước ngoài như là một bước đệm cho sự bãi bỏ quy định, và cho việc xâm nhập thị trường trong nước của họ; giấy phép được dự kiến sẽ đến với những người đã chứng tỏ là có cam kết mạnh mẽ nhất bằng cách cho vay nhiều nhất.

Thành phần cuối cùng trong mớ hỗn độn trước cuộc khủng hoảng là những gì đã xảy ra với đồng đôla Mỹ mà các loại tiền ở Đông Nam Á đã quy đổi theo nó, và đồng yên Nhật Bản nữa, tại các thị trường tiền tệ quốc tế. Đồng yên là quan trọng vì Nhật Bản là nhà cung cấp vốn chủ đạo cho việc đầu tư dài hạn vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu trong khu vực. Khi đồng yên mạnh so với các loại tiền tệ của khu vực, hàng dệt may, hóa dầu, điện tử và xuất khẩu ô tô mà công ty Nhật Bản đầu tư trong khu vực có giá hấp dẫn hơn so với khi đồng yên yếu. Điều này là hiển nhiên. Tuy nhiên, do hậu quả của cuộc khủng hoảng này, có một xu hướng kín đáo cho biết rằng, sự suy yếu của tỷ giá hối đoái yên đôla trong cuộc chạy đà năm 1997 là một lưỡi dao quốc tế đâm vào lưng Đông Nam Á theo một cách nào đó. Trong thực tế, các nền kinh tế chế biến xuất khẩu địa phương đã có sự tăng trưởng mạnh bất thường do đồng đôla Mỹ rất yếu, và vì thế đồng yên mạnh lên vào đầu những năm 1990, do suy thoái kinh tế ở Mỹ và những thâm hụt thương mại quen thuộc. Không có những bình luận rằng thời kỳ đó là

bất thường, nhưng sau cuộc khủng hoảng châu Á nhiều người nói rằng sự trỗi dậy của đồng đôla Mỹ vào giữa những năm 1990 nó được đánh giá cao hơn 30% so với đồng yên trong 18 tháng, bắt đầu từ mùa xuân năm 1995 là không bình thường. Trong thực tế, các nền kinh tế Đông Nam Á ở thời điểm này quá mỏng manh dễ vỡ, khó mà phát đạt trong thế giới thực tại. Đồng đôla mạnh hơn và đồng yên yếu hơn đã làm cho một phần hàng xuất khẩu của khu vực không có sức cạnh tranh nhiều nhà chế biến hàng xuất khẩu rẻ tiền chuyển đến Trung Quốc và tăng trưởng xuất khẩu chung sụt xuống. Nền kinh tế chế biến xuất khẩu vẫn là một phần cạnh tranh toàn cầu duy nhất của nền kinh tế Đông Nam Á rộng lớn, nhưng nó không còn có thể mang lại thặng dư để có thể bù đắp cho những điểm yếu của nền kinh tế trong nước.

ĐÊM PHÁO HOA

Và sau đó, cuộc khủng hoảng bắt đầu. Vào tháng 6 năm 1997, ngân hàng trung ương Thái Lan đã gần như hết dự trữ ngoại tệ. Amnuay Viravan, một cựu lãnh đạo Ngân hàng Bangkok của Chin Sophonpanich, Bộ trưởng Tài chính đã cố gắng giải cứu cartel ngân hàng của Thái Lan, nhưng vẫn không thông báo cho IMF về sự suy giảm dự trữ ngoại tệ, đã từ chức vào giữa tháng. Hai tuần sau, ngày 2 tháng 7, chính phủ đã bỏ quy đổi đôla và để cho tiền tệ tự trôi nổi. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu. Đồng bạt nhanh chóng chuyển từ 25 bạt ăn một đôla Mỹ đến 50, một tỷ lệ trao đổi mà lúc cuối năm, sẽ tăng gấp đôi chi phí nợ nước ngoài. Người ta gọi cho IMF và, khoảng giữa tháng 8, IMF đã đồng ý với một loạt cải cách lớn về cơ cấu, mang đến 17,2 tỷ đôla Mỹ hỗ trợ đa phương, được giải ngân khi có sự thay đổi. Nhưng liên minh của Chavalit và cartel ngân hàng do các bố già điều hành không thích dùng phương thuốc của IMF. Vào tháng 10, Thủ tướng Chavalit rút lại việc cải cách thuế, một Bộ trưởng Tài chính khác từ chức (sớm xuất hiện lại, như chúng ta sẽ thấy, như là một nhân viên của ông Thaksin Shinawatra) và các cuộc biểu tình trên đường phố ở Bangkok bắt đầu. Chavalit không được sự hỗ trợ của giới quân sự để tuyên bố tình trạng thiết quân luật nên sụp đổ ngày 3 tháng 11, và được thay thế bằng một chính quyền mới dưới sự lãnh đạo của Chuan Leekpai.

Trong khi đó, từ thời điểm sự quy đổi ngoại tệ đã tan vỡ, các loại tiền tệ khác trong khu vực cũng bắt đầu chịu sức ép. Các nhà quản lý quỹ nước ngoài muốn rút một số tiền của họ ra khỏi thị trường chứng khoán địa phương; ngân hàng nước ngoài muốn hạn chế cho vay bằng cách đòi các khoản vay ngắn hạn của họ; các ngân hàng địa phương và doanh nghiệp tranh nhau mua đôla để trang trải các khoản nợ nần của họ; các bố già bắt đầu chuyển tiền ra nước ngoài, các nhà đầu cơ trong nước và nước ngoài bắt đầu vay và bán các loại tiền tệ châu Á với kỳ vọng rồi sẽ mua lại với giá rẻ hơn trong tương lai được gọi là “bán ngắn”. Lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, mọi người trong khu vực đều chăm chú vào sự ràng buộc của các loại tiền tệ với đồng đôla Mỹ. Trong môi trường mới này, các ngân hàng trung ương nhanh chóng buộc phải từ bỏ việc quy đổi ra đôla, và trong vòng ba tháng, việc quy đổi đôla tại Indonesia, Philippines và Malaysia đều bị bãi bỏ. Đồng rupi của Indonesia các doanh nghiệp địa phương đã có khoản vay ngoại tệ khoảng 80 tỉ đôla trong khi dự trữ của ngân hàng trung ương chỉ là 20 tỉ trượt từ 2.500 rupi ăn một đôla lên 3.000 rupi vào cuối tháng Tám, trong khi trên thị trường chứng khoán Jakarta nó giảm giá trị 35%. Đồng peso của Philippines giảm xuống thấp hơn và chính quyền Manila kẻ say IMF như điếu đổ ngay lập tức kêu cứu với IMF. Đồng ringgit của Malaysia từ 2,5 ăn một đôla lên 3 ringgit ăn một đôla vào giữa tháng 9. Đây mới chỉ là điểm khởi đầu.

Vào tháng 9, Mahathir đã sử dụng cuộc họp thường niên của IMF tại Hồng Kông để đổ lỗi: “Cuộc khủng hoảng được thao túng do có sự thông đồng của phương Tây và người Do Thái để khiến người châu Á luôn luôn nghèo.” Chúng tôi là người Hồi giáo và người Do Thái không hài lòng khi thấy người Hồi giáo tiến bộ,” ông nói, cộng thêm một chút thiếu thành thật: “Chúng tôi có thể nghi ngờ rằng họ đã có một chương trình nghị sự, nhưng chúng tôi không muốn tố cáo họ.” Mahathir cấm “bán ngắn” trên thị trường Kuala Lumpur, nhưng chỉ số chứng khoán vẫn cứ tụt xuống. Sau cuộc khủng hoảng, một cuộc điều tra của IMF tìm được một số bằng chứng rằng các công ty làm liều và các nhà đầu tư có ảnh hưởng khác đóng vai trò quan trọng. Bằng chứng có tính giai thoại được phổ biến rộng rãi trong khu vực là việc chuyển vốn lớn được các đại gia địa phương dàn xếp; nhưng do nguyên tắc bí mật của ngân hàng Singapore và Hồng Kông nên không thể định lượng được. Vào ngày 8 tháng 10 thời gian đồng

rupi được giao dịch với 3.700 rupi ăn một đôla Mỹ Suharto đã cầu cứu IMF và các cuộc đàm phán bắt đầu. Ngày 23 tháng 10, sự chú ý chuyển sang thị trường tài chính lớn nhất trong khu vực là Hồng Kông. Chỉ số Hang Seng sụt giảm 10% mỗi ngày. Các nhà đầu cơ đã tìm cách tấn công đồng đôla Hồng Kông, nhưng bất chấp hệ thống tiền tệ khắt khe của vùng lãnh thổ này (nghĩa là, về cơ bản, đồng đôla Hồng Kông đang lưu thông hoàn toàn được hậu thuẫn bằng quỹ dự trữ đôla của Mỹ), điều này không dẫn đến phá vỡ sự quy đổi mà dẫn đến việc tăng lãi suất; nhu cầu tích trữ đôla Hồng Kông để bán ngắn chỉ làm tăng chi phí vay. Tuy nhiên, Ủy ban tiền tệ không phải là liều thuốc chữa bách bệnh vì lãi suất cao khiến cho thị trường chứng khoán trở nên hỗn độn. Từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 10, thị trường Hồng Kông đã mất đi một nửa số vốn của nó. Giá bất động sản cũng bắt đầu suy giảm theo đường dốc đứng.

Năm mới 1998 có sự sụt giá mạnh của các loại tiền tệ Đông Nam Á. Vào tháng Giêng, đồng bạt Thái sụt giá so với đồng đôla, 56 ăn 1, đồng rupi Indonesia 15.000 ăn 1, đồng ringgit Malaysia 4,8 ăn 1 và đồng peso của Philippines là 44 ăn 1, biểu thị sự mất giá chung 4585% trong một vài tháng. Tỷ giá hối đoái xuống gần đến mức thấp nhất trong cơn khủng hoảng. Trong thời gian này, những nước cờ cuối cùng của Suharto bắt đầu được triển khai ở Indonesia. Ngày 31 tháng 10 năm 1997, chính phủ Indonesia đã ký một lá thư đầu tiên ngỏ ý với IMF về một gói cứu trợ 43 tỷ đôla. Tuy nhiên, việc giải ngân số tiền này được đặt điều kiện là phải bãi bỏ cartel ván ép của “Chú” Bob Hasan, công ty độc quyền xay xát bột Bogosari của Lâm Thiệu Lương, công ty độc quyền nhập khẩu cây đinh hương để đổi lấy thuốc lá kretek, và nhiều công ty khác nữa. IMF cũng yêu cầu đóng cửa 16 ngân hàng đã vỡ nợ, bao gồm Ngân hàng Pacific của Ibnu Sutowo, Ngân hàng Andromeda của Bambang Suharto và một ngân hàng do người em cùng cha khác mẹ của Suharto là Probosutedjo kiểm soát.

Việc đóng cửa các ngân hàng này trong tháng 11 có thể là một sai lầm vì đã gây ra sự hoảng loạn ngày càng tăng ồ ạt làn sóng rút tiền của những người gửi và các cuộc chuyển vốn ra nước ngoài ước tính khoảng 8 tỷ đôla và càng tăng cao trong quý IV năm 1997. Nhưng quan trọng hơn là, trên thực tế, tiền của IMF đã không được giải ngân, bởi Suharto nói một đằng làm một nẻo. Ngay cả trước khi đồng ý ký thư gửi

IMF, ông đã chỉ đạo ngân hàng trung ương cho Ngân hàng hỗ trợ thanh khoản Indonesia (hoặc BLBI, viết tắt theo tiếng Mã Lai ở Indonesia) vay tiền để hỗ trợ các ngân hàng tư nhân đang túng quẫn. Trong tháng 11, Bộ trưởng Tài chính Marie Muhammad từ chối trả lời tin đồn rằng ngân hàng trung ương đã cho vay ra 8 nghìn tỷ rupi, trái với chính sách cho vay nghiêm ngặt mà IMF muốn có để bảo vệ các loại tiền tệ. Bambang Suharto được phép chuyển nhượng tài sản và các khoản nợ của Ngân hàng Andromeda cho một ngân hàng do Lâm Thiệu Lương kiểm soát. Trong tháng 12, Suharto sa thải bốn trong số bảy Giám đốc điều hành của ngân hàng trung ương và công tác tín dụng của BLBI liên tục không được kiểm soát. Đến cuối tháng 1, 85 nghìn tỷ rupi đã được bơm vào hệ thống ngân hàng, và con số đó sẽ tăng tới 145 nghìn tỷ. Chỉ có 50 nghìn tỷ là do công chúng rút ra, số còn lại được các bố già sử dụng để mua ngoại tệ (và do đó càng làm cho đồng rupi mất giá thảm hại). Sau này, có người tiết lộ rằng ông bạn nối khố người Tamil Sri Lanka của Suharto là Marimutu Sinivasan, người đứng đầu tập đoàn Texmaco, cũng kiếm cho mình được số tiền đáng kinh ngạc 900 triệu đôla từ quỹ dự trữ ngoại tệ đang teo dần của ngân hàng trung ương vào đầu năm 1998. Suharto đã nói với ngân hàng trung ương rằng bạn mình cần số tiền đó.

Đồng rupi đang chìm nghỉm và không bao giờ có một cơ hội ngoi lên . Tiền mặt trong lưu thông tăng 50% trong ba tháng tính đến hết tháng Giêng. Indonesia là nước đầu bảng đưa cuộc khủng hoảng vào đại hỗn loạn. Lần lượt, các nhà lãnh đạo thế giới gọi điện cho Suharto và yêu cầu ông lưu ý đến IMF. Vào tháng Giêng, một nhóm nhân viên IMF quay trở lại và đã ký một thỏa thuận thứ hai, vĩnh viễn lưu lại một trong những hình ảnh ấn tượng thời đại này Giám đốc điều hành của IMF là Michel Camdessus đứng khoanh tay cao hơn Suharto khi ông già này đang đặt bút ký các thứ giấy tờ. Nhưng Suharto đã không còn cam kết mạnh mẽ với vụ này như thỏa thuận thứ nhất. Trong tháng 2, lực lượng vũ trang của ông bắt đầu có phản ứng với các vụ biểu tình của sinh viên bằng những vụ bắt bớ trái luật. Đầu tháng 3, ông tái đắc cử chức Tổng thống và lập ra một nội các kém tin cậy nhất trong lịch sử Indonesia, giao cho Tutut Suharto làm Bộ trưởng các dịch vụ xã hội, Bob Hasan là Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp. Vào ngày thứ hai trong cương vị này, Bob đã bày tỏ quan điểm

của mình về các công ty độc quyền: “Nếu họ phục vụ các nhu cầu của người dân, thì không có vấn đề gì.”

Lạm phát đã tăng vọt, tiền lương thực tế sụt giảm, và các cuộc biểu tình lan rộng. Bạo lực xảy ra trong tháng 5 tại Jakarta, Yogyakarta, Bogor và Medan. Sau đó, các sự kiện trở nên khác lạ. IMF đã có thỏa thuận khác trong tháng 4, một trong những điều kiện là tăng giá nhiên liệu lên một chút. Vào ngày 5 tháng 5, Suharto tăng giá nhiên liệu lên 70% và giá vé xe buýt cũng tăng tương đương. Vào ngày 9 tháng 5, Suharto đã tổ chức một cuộc họp báo hiếm hoi, tại đó ông nói rằng, ông thông cảm với nỗi khổ của người dân vì chính ông cũng đã từng nghèo khổ, rồi để mặc đất nước, ông thực hiện một chuyến công du kéo dài 10 ngày. Các cuộc xung đột đẫm máu với lực lượng an ninh đã sớm xảy ra khắp Indonesia, điển hình là cuộc bạo động lớn nổ ra ở Jakarta ngày 14 tháng 5. Trong ba ngày, đám đông những preman, “người tiền sử” thế giới ngầm của Indonesia theo hội Tam Hoàng và bọn du thủ du thực đã cướp bóc, hãm hiếp và giết người. Hơn 1.200 người chết, khu phố của người Trung Quốc ở phía bắc Jakarta đã bị tàn phá nặng nề. Lực lượng an ninh thông đồng với đám người này, mặc dù đã được chỉ đạo, và sự việc kết thúc thế nào cho đến nay vẫn là vấn đề phải phỏng đoán. Nếu quân đội ủng hộ Suharto, bạo lực có thể phù hợp với mục đích của ông ta, nhưng nếu quân đội quay lưng lại với Suharto điều đó đã từng xảy ra với người chỉ huy cao cấp và ứng cử viên Tổng thống tương lai là tướng Wiranto bạo lực cũng có thể biện minh cho việc quản lý quân đội của ông ta. Cuối cùng, người thua trong cuộc chơi “Khuyến khích hỗn loạn và Tự giới thiệu mình” với tư cách một vị cứu tinh chính là Suharto. Quay lại Jakarta, ông nhận ra quân đội và Wiranto kiên quyết chống lại mình, và ông đã đồng ý từ chức vào ngày 20 tháng 5. Tuy nhiên, đó là một thất bại được dàn xếp vì quân đội đồng ý rằng Phó Chủ tịch Jusuf Habibie sẽ là người thay thế Suharto.

Như thế, Indonesia đã thiết lập nên các tiêu chuẩn kiểm nghiệm hoặc là bạo lực dẫn đến chết người hoặc là thảm họa về kinh tế cho cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Trong quý II năm 1998, số liệu chính thức cho thấy nền kinh tế giảm 16,5% so với năm trước, trong khi giá cả tăng hơn 50% trong sáu tháng đầu năm. Việc hất cẳng

Suharto khiến chính phủ mới có thể làm cái gì đó nghiêm túc hơn với IMF, nhưng nó đã không làm, cho đến tháng 1 năm 1999, các đạo luật đã được thông qua tạo khả năng cho những cuộc bầu cử dân chủ hơn vào cuối năm để chấm dứt nhiệm kỳ của Habibie. Sau một giai đoạn ngắn ngủi của chính phủ thiển cận do giáo sĩ Abdurrahman Wahid đứng đầu, một sai lầm khác lại bắt đầu dưới nhiệm kỳ Tổng thống của người con gái Sukarno là Megawati Sukarnoputri. Cả hai chính phủ đều đã mắc bệnh dịch tham nhũng và bạo lực của các phe phái.

ĐẾN NƯỚC NGA VÀ QUAY LẠI

Ngay khi Suharto mất chức Tổng thống vào mùa hè 1998, giữa lúc tình trạng bạo lực tồi tệ nhất ở Indonesia trong ba thập kỷ, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã lây lan ngoài khỏi khu vực, sang đến nước Nga. Mặc dù có sự hỗ trợ của IMF trong tháng 7, đồng rúp của Nga giảm giá vào tháng 8 và việc trả nợ của chính phủ bị hoãn lại. Trong thực tế, cuộc khủng hoảng ở Nga có ít điểm chung với những gì diễn ra ở Đông Nam Á, nhưng nó bổ sung rất nhiều vào tình cảnh bất ổn mang tính quốc tế. Tại Kuala Lumpur, Mahathir đã quyết định, sự quan tâm của IMF thế là đủ và giải pháp của Malaysia cho vấn đề của nó là một giải pháp đơn phương. Ông đã áp đặt việc kiểm soát vốn vào ngày 1 tháng 9, đã gọi người bạn đồng minh cũ của mình là Daim Zainuddin vào nội các. Bằng cách này, có nhiều thời gian để các nguồn vốn có thể đưa ra nước ngoài, nhưng cử chỉ không hòa hảo với IMF và việc Daim đã công bố một khoản giải cứu 2,7 tỷ đôla cho doanh nghiệp dài hạn của UMNO, tập đoàn Renong, đã kích thích vòng quay cuối cùng của các loại tiền tệ châu Á khác. Cấp phó của Mahathir là Anwar Ibrahim, một người đã từng hoạt động trong phong trào sinh viên, người đã từng được thu nạp bởi giới tinh hoa chính trị của UMNO, rồi bị thải hồi và bị bắt về tội tham nhũng, và sau đó là vì quan hệ đồng tính. Sai lầm của ông là bất đồng với ông chủ của mình. Kuala Lumpur, theo những tiêu chuẩn khu vực, một thời gian dài đã được thụ hưởng quang cảnh đồng tính nam tương đối rộng mở và khoan dung, nhưng khi cần một cái cớ để tiêu diệt cấp phó của mình, Mahathir đã lột bỏ cái áo choàng che đậy sự vi phạm trắng trợn về đạo đức. Anwar từ chối mọi vụ việc; ông đã phải chịu đánh đập và một phiên tòa rất nực cười. Đó là sự nghiêng ngả điển hình của

Đông Nam Á.

Đúng lúc Mahathir đang sẵn sàng thắt chặt thị trường Malaysia vào tháng 8, chính quyền Hồng Kông cũng đang khổ sở vì cơn bệnh hoang tưởng cấp tính của họ. Joseph Yam, Giám đốc điều hành của Hội đồng tiền tệ Hồng Kông (biến thể địa phương của một ngân hàng trung ương), thông báo rằng vùng lãnh thổ này đang đối mặt với một “âm mưu nghiêm trọng” của các nhà đầu cơ. Sau đó, Yam tuyên bố: “Các nhà đầu cơ tung ra những cuộc tấn công có sự điều phối và đã được lập kế hoạch tốt trên khắp các thị trường của chúng tôi.” Trên thực tế, ý niệm về một âm mưu quốc tế là huyền ảo, nhưng các nhà đầu cơ cá nhân như là thói quen của họ đã chứng tỏ là rất tháo vát. Họ tích lũy đôla Hồng Kông bằng các phương tiện như phát hành trái phiếu ngắn hạn rồi sẵn sàng bán hết trên thị trường chứng khoán. Điều này đã làm cho Hội đồng tiền tệ, những người đã kích thích lãi suất khi đồng đôla Hồng Kông được vay thông qua hệ thống ngân hàng, ít hiệu quả hơn trong việc giảm nhẹ đầu cơ nhằm chống lại việc quy đổi. Nhưng thay vì tiếp cận để điều chỉnh quy định ví dụ, thắt chặt các điều khoản thanh toán đối với bán ngắn các quan chức quan liêu quyết định tuyên chiến với thị trường. Ngày 28 tháng 8, chính phủ đổ 15 tỉ đôla dự trữ của mình vào các sàn giao dịch ở địa phương, mua tăng 10% cổ phiếu vốn lớn (chủ yếu là các bố già) như một nhát búa đánh vào những người bán ngắn. Điều này đã tạo ra thông tin rằng Joseph Yam và đồng nghiệp của ông đã mô tả động thái và các mối đe dọa tiềm ẩn khác liên quan đến “thắng” và “bại” trong trận chiến chống đầu cơ. Không có một gợi

ý nào về hoàn cảnh của Hồng Kông phản ánh những điểm yếu có hệ thống trong nền kinh tế của nó, không có ngụ ý nào về bãi bỏ quy định, xóa bỏ những cartel hoặc đảm bảo sức cạnh tranh mạnh hơn. Việc mua cổ phần lớn tự nó đã được ấn định thời gian một cách ngẫu nhiên và sẽ chứng minh là có lãi.

Nhưng, trong nhận thức, hành động này báo hiệu một sự can thiệp vào nền kinh tế chủ động hơn theo kiểu Singapore. Sáu tháng sau, Donald Tằng thông báo rằng chính phủ đã bàn giao lô đất định xây chung cư cao cấp cuối cùng trên đảo Hồng Kông cho con trai của Lý Gia Thành là Richard trong một dự án không qua đấu thầu, lại được trả chậm để xây dựng cái gọi là một “cổng thông tin máy tính”. Dự án này lại hóa

thành một dự án xây dựng khu nhà ở sang trọng với một cổng thông tin hữu tuyến. Hồng Kông không bao giờ là nền kinh tế tự do như thực dân Anh đã tuyên bố, mà hiện giờ nó đang được dẫn dắt đi tiếp theo một hướng sai lầm.

Điều mỉa mai của trò hề cuối mùa hè này là các nền kinh tế Đông Nam Á đang dần ổn định. Đồng bạt Thái Lan, đồng rupi Indonesia, đồng peso Philippines, đồng đôla Singapore, đồng ringgit Malaysia đã trụ vững vào mùa thu và đã được củng cố một cách khiêm tốn từ tháng 9. Những lời nói hoa mỹ trên nói về cuộc khủng hoảng tiền tệ và sự đầu cơ hèn nhát, nhưng thực tế hiển nhiên là thị trường đã hoàn toàn điều chỉnh tiền tệ đến mức tương xứng với những nguyên tắc kinh tế cơ bản. Đặc biệt, các loại tiền đã giảm đến điểm mà tại đó các ngành hàng xuất khẩu của Đông Nam Á luôn luôn được giữ ở tình trạng hợp lý vì họ sản xuất ra những hàng hóa được bán trên phạm vi quốc tế đã có sức cạnh tranh hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên là sự phục hồi của khu vực không phải do các tập đoàn của các bố già mà do các nhà xuất khẩu dẫn dắt. Tuy nhiên, trong khi sự phục hồi chậm chạp và chắp vá diễn ra, ảnh hưởng lâu dài của cuộc khủng hoảng đối với cấu trúc doanh nghiệp trong nước lại không mấy rõ ràng. Với kiến thức về một thập kỷ như trên, bây giờ chúng ta đã có thể nói chuyện về những người có thẩm quyền lớn hơn, nhưng chưa thể kết luận được điều gì.

MỘT CUỘC KHỦNG HOẢNG ÁC ĐỘC

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã gây ra hai điều đối với doanh nghiệp trong nước quy mô lớn ở Đông Nam Á. Thứ nhất, nó thủ tiêu hoặc loại bỏ một số bố già có sức cạnh tranh kém nhất, có giá trị suy giảm lớn nhất của những năm 1990. Thứ hai, nó mang đến những thay đổi pháp lý đáng kể, mặc dù một số thay đổi chỉ có cái vẻ bề ngoài. Hậu quả là, đầu tư trực tiếp của nước ngoài, kéo theo áp lực cạnh tranh trong các ngành “nhạy cảm” trước đây đóng cửa đối với đầu tư bên ngoàichẳng hạn như dịch vụ tài chínhtăng lên và đã có một tác động tích cực. Tuy nhiên và đây là điều tác giả vẫn còn dè dặt cuộc khủng hoảng đã không thay đổi cấu trúc chính trị kinh tế cơ bản của khu vực. Các nền kinh tế địa phương vẫn là nền kinh tế của các bố già, và

những bố già thông minh nhất, khôn khéo nhất thực sự được cuộc khủng hoảng làm cho mạnh thêm. Cho đến khi hệ thống tạo ra nền kinh tế của các đại gia thay đổi, đa số các bố già sẽ vẫn không thể chạm tới giống như các bố già người Mỹ hồi đầu thế kỷ XX. Hơn nữa, như chúng ta sẽ thấy, các bố già mới sẽ ra đời.

Những bố già yếu kém nhất là những bố già từng được tôn vinh lên địa vị cao vì cái gọi là mục đích xã hội học. Đây là trường hợp các đại gia của Malaysia và Indonesia, những người Mã Lai và người Indonesia bản xứ. Philippines có một nhóm các bố già được nâng niu chiều chuộng dưới thời Marcos họ đã tạo ra các đế chế doanh nghiệp chỉ vì họ đã cùng học đại học với Tổng thống hoặc thân với vợ Tổng thống; những người này đã bị xóa sổ trong cuộc khủng hoảng vào đầu và giữa thập niên 1980 ở Philippines.

Tại Malaysia và Indonesia, các công dân gốc Trung Quốc hoặc lai Trung Quốc đôi khi tuyên bố các đại gia người gốc Mã Lai và gốc Indonesia thất bại ở cuối thập niên 1990 vì họ đã không thích nghi về văn hóa, thậm chí cả về chủng tộc với việc kinh doanh. Trong thực tế, những người này chưa bao giờ được chọn lọc như cách các bố già người nước ngoài đã được chọn lọc; gia đình họ chưa bao giờ phải kiếm những triệu đôla đầu tiên để tham gia cuộc chơi của các bố già. Tại Malaysia, họ đều xuất thân từ các đường phố ở thành thị (điều này không có nghĩa là đường phố của giai cấp công nhân). Tại Indonesia, hầu hết họ là con em của Suharto, và bạn bè của họ. Hơn nữa, những người này không phải là đại gia theo nghĩa thông thường. Phần lớn họ đóng vai trò là những cái kho chôn giấu của cải của các chính trị gia tài sản và các nguồn tài trợ có liên quan đến Đảng dân tộc thống nhất Mã Lai và các gia đình cầm quyền cùng bộ máy chính trị Golkar của nó ở Indonesia. Tại Malaysia, các bố già gốc Mã Lai ở đẳng cấp cao nhất cũng thiếu dòng tiền mặt chủ yếu các công ty độc quyền về hàng mềm và giấy phép tổ chức đánh bạc có thể tạo ra sự bảo đảm để chống đỡ trong thời kỳ khó khăn. Những người theo đạo Hồi không được tham gia các hoạt động cờ bạc, vào thời gian đó lại có rất nhiều người bản xứ làm kinh doanh, nên họ thường được sắp xếp cho các công ty độc quyền có lợi nhất. Tóm lại, những người đại diện cho người bản xứ này đã rơi vào cơn khủng hoảng, nhưng không phải vì lý do di

truyền.

Ở Malaysia, kẻ bù nhìn người gốc Mã Lai là Halim Saad, một kẻ thích ăn diện và dùng những đồ nội thất văn phòng đắt tiền, được Bộ trưởng Tài chính và thủ quỹ Daim Zainuddin của UMNO thu nạp. Halim đã được bổ nhiệm vào thời kỳ cao điểm của năm 1990, khi việc kiểm soát đường cao tốc BắcNam của Malaysia, sau đó trực tiếp thuộc sở hữu của UMNO, được chuyển cho ông ta. Ông ta đã đổi tài sản này để kiểm soát một công ty niêm yết đang hấp hối là Renong. Sau đó, doanh nghiệp đầu tàu này được nhồi đầy các hợp đồng tư nhân hóa không qua đấu thầu của chính phủ ở mọi nơi. Năm 1997, nó có 11 công ty con được niêm yết tham gia vào tất cả mọi lĩnh vực, từ ngân hàng, viễn thông cho đến xây dựng cơ sở hạ tầng và dầu khí. Mặc dù hào phóng như vậy nhưng Renong đã có một lịch sử khủng hoảng về thanh toán, kiếm được rất ít tiền, và năm 1997 đã nợ 25 tỷ ringgit món nợ lớn nhất trong cả nước, chiếm khoảng 5% số dư nợ của hệ thống ngân hàng. Khi sự suy thoái và mất giá lên cao, Renong không có cách nào trả lãi cho các khoản vay của nó. Giải pháp của chính phủ là một cuộc giải cứu, đã thiết lập nên một tiêu chuẩn mới cho sự không biết hổ thẹn là gì.

Daim, quay lại nội các năm 1997, ủy quyền cho một trong những công ty niêm yết không có ảnh hưởng của Renong là United Engineers Malaysia (UEM), để vay 2 tỷ ringgit và sử dụng khoản vay này, cộng với dự trữ tiền mặt, mua 32% công ty mẹ của mình mà không cần phải làm thủ tục chào giá chung. Đó là một mũi tên bắn vào các cổ đông thiểu số của UEM buộc phải mua một công ty đang thất bại để cứu vớt Renong. Nhưng việc làm đó không hiệu quả, vì với việc bán đấu giá công khai như vậy, Halim Saad buộc phải hứa hẹn mua lại cổ phần của Renong trong vòng ba năm.

Nhưng ông ta đã chẳng có cách nào để thực hiện lời hứa đó. Ông ta đã dành thời gian để mơ về một khoản trái phiếu 17 tỷ ringgit phải thanh toán một lần sau 7 năm sẽ được công bố vì một lý do nào đấy. Nhưng thị trường này đã không quan tâm. Năm 2001, chính phủ đã buộc phải sử dụng công quỹ để tư nhân hóa UEM, và cũng đã làm như thế với Renong vào năm 2003. Chi phí cho người nộp thuế và mạng lưới chuyển

nhượng tài sản ít nhất là 10 tỷ ringgit. Halim Saad, người năm 1997 từng công bố tài sản cá nhân của mình là 2 tỷ đôla, đã rời bỏ sân khấu kinh doanh. Mahathir đã thả lỏng ông ta sau khi bất đồng với Daim vào năm 2001 với những lý do rất mờ ám, nhưng Mahathir có thói quen tiết lộ với rất nhiều người và năm 2006, Halim phải đối mặt với nỗi nhục đứng trước vành móng ngựa của tòa án với tội danh phá hoại tín nhiệm.

Kết cục của một nhân viên được Daim che đỡ là Tajudin Ramli cũng như vậy. Là một người gốc Mã Lai xuất thân từ gia đình giàu có cũng như Halim, Tajudin được cấp giấy phép độc quyền 5 năm về kinh doanh điện thoại di động vào cuối những năm 1980, và sau đó, vào năm 1992, đã nhận được các khoản vay cá nhân lớn nhất trong lịch sử Malaysia, cho phép ông ta kiểm soát hệ thống vận tải hàng không quốc gia (MAS). Khi cuộc khủng hoảng tài chính làm giảm lưu lượng hành khách, MAS đã công bố những thua lỗ rất lớn. Những người đóng thuế của Malaysia, thông qua cơ quan của Daim Zainuddin, đến để cứu hộ vào tháng 2 năm 2001 bằng cách mua lại cổ phần của Tajudin với giá 8 ringgit một cổ phần trong khi giá thị trường chỉ trên 3 ringgit một chút (quanh thời gian đó, chính phủ Philippines cũng đã giải thoát ông bạn nối khố của Marcos là Lucio Trần, người đã tiếp quản Hãng hàng không Philippines). Tajudin được sử dụng số tiền này để chèo chống doanh nghiệp điện thoại của mình. Không may, người ta đã tìm ra bằng chứng rằng ông ta có thể thụt két một khoản tiền rất lớn của MAS, nhiều máy bay vận tải ký hợp đồng ở Đức với một công ty tư nhân, trong đó Tajudin giữ một số tiền đặt cược khá lớn nhưng không công bố. MAS đã đệ đơn kiện Tajudin Ramli lên tòa án tối cao Malaysia vào năm 2006.

Trong số những người Malaysia gốc Trung Quốc, có một vài kẻ vô lại nhất đã bị xử chém. Joseph Chong, một cựu chính trị gia cấp cao là đồng minh của Mahathir, xây dựng một tổng công ty theo hình tháp điển hình trong thập niên 1990 cùng với nhà máy đóng tàu Sabah, các dự án bất động sản lớn và các doanh nghiệp sản xuất để trang trí cho nó. Đồ trang trí lớn nhất là “Công ty thép quốc gia Philippines”, một phần của đề án xuất khẩu “công nghệ” Malaysia của Mahathir ra khắp khu vực. Nhà máy thép ở Mindanao đã gặp rắc rối nặng năm 1996 và chính phủ thuyết phục Halim

Saad, thông qua một công ty tư nhân, mua nó với giá trên 3 tỷ ringgit. Các nguồn vốn hỗ trợ trả nợ mà chính phủ Malaysia cấp cho Halim không công bố điều gì về tài sản vật chất ở Philippines đã được thế chấp cho các chủ nợ địa phương và những người nộp thuế ở Malaysia chịu phần lớn các hóa đơn thanh toán sau khi nhà máy thép quốc gia bị đình chỉ sản xuất tháng 11 năm 1999. Trong khi đó, Joseph Chong công bố lỗ hàng trăm triệu đôla trong các doanh nghiệp khác của ông ta, và là doanh nhân đầu tiên nhờ tòa án bảo vệ trước các chủ nợ khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra. Ông ta đã thoát ra khỏi đời sống công ty. Công ty bất động sản đa mục đích (MPH) do bố già này lãnh đạo, đã phá sản ngoạn mục trong những năm 1980 sau khi được tiếp thị với cộng đồng người Trung Quốc là một doanh nghiệp hợp tác đầu tư lớn. Sau khi ông chủ cũ của nó vào tù, MPH đã được bán cho Lim Thian Kiat (thường được gọi là T. K Lim), một bố già tương lai có quan hệ tốt với giới chính trị như Anwar Ibrahim. Trong những năm 1990, Lim lặp lại hành động dại dột của MPH, tiếp tục chìm đắm và giúp doanh nghiệp của ông ta nợ gần 1 tỷ đôla. MPH có dòng tiền mặt chủ yếu theo hình thức nhượng quyền kinh doanh sòng bạc Magnum nhưng Lim vẫn quản lý kém nên nó lại bị phá sản một lần nữa. Quan hệ của ông ta với Anwar bị đứt sau khi vị Phó Thủ tường này phải vào tù, có nghĩa là Lim không còn bạn bè trong giới quyền lực. Tại Indonesia, sự sụp đổ của Suharto làm cho hầu hết các đại gia tham nhũng trắng trợn đều phải có một số toan tính khiêm tốn. Cái gia đình đệ nhất trước đây, mặc dù những lời hoa mỹ mang tính chính trị đặc biệt nay đã nói ngược lại, là tất cả nhưng không thể đụng chạm. Suharto biết quá nhiều về tội lỗi của những người còn lại trong giới tinh hoa chính trị; các tướng lĩnh cao cấp không muốn ông ta phải ra tòa, và những người kế vị của ông ta đặc biệt là Habibie, Wahid và Megawati hầu như không có hướng để giải quyết ông vua đã bị lật đổ này. Hơn nữa, Suharto đã già, đã chịu nhiều cơn đột quỵ sau cuộc khủng hoảng, và rất nhiều bác sĩ sẵn sàng chứng thực rằng ông không thể đối mặt với các cuộc thẩm vấn hoặc xét xử. Số tiền phải trả liên quan đến việc gian lận tại các cơ sở mà gia đình ông kiểm soát, nhưng chưa bao giờ nghiêm túc theo đuổi đã được xóa vào tháng 5 năm 2006. Những ước lượng khác nhau về sự giàu có mà Suhartos tích lũy được trong suốt thời gian cầm quyền đã được đưa ra. Một cuộc điều tra năm 1999 của tạp chí Time cho biết giá trị tài sản khoảng 15 tỉ

đôla. Tổ chức giám sát việc đút lót Transpareny International đóng ở Berlin lại cho là khoảng 1535 tỷ đôla, để ở một nơi nào đó trong khu vực. David Backman, một học giả, đã liệt kê được 1.247 công ty mà gia đình này có cổ phần. Trước sự tức giận đến cùng cực của dân chúng sau cuộc khủng hoảng, hầu hết con cái nhà Suharto đều tỏ ra khiêm tốn. Họ lặng lẽ bán hết tài sản, bao gồm cả các bất động sản sang trọng thể hiện sự giàu có của họ. Tháng 4 năm 2002, Bambang từ bỏ quyền kiểm soát của mình trong công ty chính do gia đình nắm giữ là Bimantara.

Vấn đề là Tommy, con trai út của Suharto, vì coi khinh các tổ chức của chính phủ và sự nhòm ngó có vẻ khiêu khích của công chúng nên anh ta trở thành một nhân vật đặc biệt đáng ghét. Vào cuối năm 1998, Tổng thống kế vị là Habibie, tuyệt nhiên không dính líu đến gia đình dòng dõi này trước khi các cuộc bầu cử diễn ra vào năm 1999, đã cho phép người đứng đầu cơ quan tư pháp tiến hành xét xử Tommy vì một vụ tham nhũng nhỏ. Anh ta xuất hiện tại tòa án vào tháng 4 năm 1999 với một đám các cô gái trẻ tháp tùng (do tay chân của Tommy sắp xếp), và cười toe toét một cách ngạo mạn trước ống kính của báo giới. Tiếp theo đó là một vở kịch câm về tư pháp của Indonesia, trong đó Tommy đã hai lần chối bỏ mọi trách nhiệm ở tòa án cấp dưới khi bị kết tội, và kháng cáo lên chính quyền Wahid hồi tháng 9 năm 2000. Lý do Wahid tuyên bố trắng án kỳ cục hết chỗ nói, chỉ là một vi phạm tương đối nhỏ, nhưng thực tế là mỗi khi Tommy hoặc Bambang, anh trai hắn, được nhà nước triệu tập, một quả bom lại nổ ở đâu đó tại Jakarta. Hình như Tommy và bè đảng thường xuyên lui tới với bọn khủng bố. Và sau vụ đánh bom ngày 13 tháng 9 tại trung tâm chứng khoán Jakarta, trong đó có 15 người chết, Wahid mới muốn loại trừ hắn. Tommy bị kết án 18 tháng tù và được giam trong một phòng riêng sang trọng. Hắn đã phản đối và tiếp tục chạy án. Sau tháng 7, người đứng đầu ban hội thẩm có ba thành viên của tòa án tối cao, người đã xét xử Tommy, bị ám sát. Và hai tháng sau, một ban hội thẩm khác của tòa án tối cao đã lật ngược án phạt tù Tommy và hắn vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Trước sự la ó của công luận trong nước và quốc tế, cảnh sát trưởng Indonesia đã bị sa thải tháng 11/2001, và một ngày sau đó, cảnh sát đã tìm được Tommy một cách kỳ diệu. Hắn được đưa đến trụ sở chính của cảnh sát Jakarta. Cảnh sát trưởng địa phương, có lẽ quên cảnh này đang được truyền hình trực tiếp, nên thản

nhiên ôm hôn chào đón hắn. Tháng 7 năm 2002, Tommy bị tòa án tối cao kết án 15 năm tù, bao gồm cả tội danh ra lệnh giết người. Công tố viên đã đề nghị một án phạt nhẹ khác thường, hắn tiếp tục được giảm án, và Tommy được ra tù hồi tháng 10 năm 2006.

Nhân vật nổi tiếng thứ hai khiến dư luận chú ý là Mohamad “Bob” Hasan. Phiên tòa xử ông ta cũng theo mô hình như đã xảy ra với Tommy, trước khi gã con trai út của Suharto bắt đầu giết người. Hasan bị buộc tội với hai vụ gian lận liên quan đến việc nhượng quyền khai thác gỗ, và bị kết án vì một vụ, vào tháng 2 năm 2001. Đầu tiên, ông ta chỉ bị quản thúc tại gia, nhưng sau một làn sóng phẫn nộ của công chúng, ông ta được đưa đến nhà tù trên đảo Pulau Nusakambangan, nơi hàng ngàn tù chính trị thời Suharto đã phải bỏ mạng. Điều này có vẻ như một cử chỉ đầy ấn tượng, nhưng sau đó sự việc lộ ra rằng, Bob được cấp một phòng riêng và được đối xử như thượng khách chứ không phải là một người tù; và ông ta được phóng thích tháng 2 năm 2004.

Một số bố già có nguy cơ vào tù đã học theo cách của Suharto là giả vờ ốm. Sjamsul Nursalim, nổi danh vì trang trại nuôi tôm, đã bị bắt vào tháng 4 năm 2001 vì nghi ngờ là gian lận. Ông ta nói mình có vấn đề về tim mạch nên đã được thả và sau đó trốn sang Singapore qua đường Nhật Bản. Người anh em cùng cha khác mẹ của Suharto là Probosutedjo, bị kết tội lừa gạt trong chương trình trồng rừng năm 2003 và bị kết án bốn năm tù, cũng mắc bệnh ở Indonesia. Trong một động thái bất ngờ năm 2005, ông ta được kéo ra khỏi phòng điều trị riêng tại một bệnh viện tư nhân ở Jakarta và tống vào tù. Sinivasan Marimutu, ông chủ của Texmaco, người đã giàu lên nhờ dự trữ ngoại tệ của nước này trong cuộc khủng hoảng tài chính, quyết định rời khỏi đất nước sau khi bỏ qua một vài lệnh triệu tập của cảnh sát; luật sư của ông ta nói ông ta cần điều trị y tế. Đã có lệnh truy nã ông ta trên phạm vi quốc tế và hồ sơ của ông ta vẫn còn xuất hiện trên website của Interpol.

TÍNH BỨC THIẾT CỦA VIỆC BÃI BỎ QUY ĐỊNH

Còn lâu mới dễ dàng hạ bệ các bố già, và việc truy tố các vụ tham nhũng thông qua cơ quan tư pháp đã học được cách để đáp lại người đặt giá cao nhất, thông qua các

đạo luật mới và cho phép bãi bỏ một số quy định thông thường của các nền kinh tế Đông Nam Á. Đây là tác động thứ hai của cuộc khủng hoảng tài chính. Lực phát động lúc đầu ở Indonesia và Thái Lan là các cuộc giải thoát của IMF, với điều kiện IMF đặt ra là tiến hành một số cuộc cải tổ cấu trúc chưa có tiền lệ. Tại Indonesia, những thay đổi cấu trúc bao gồm chấm dứt việc sắp xếp hạn chế thị trường những cartel – đối với các sản phẩm xi măng, giấy, gỗ dán; và chấm dứt trợ cấp công cho các liên doanh sản xuất máy bay của Habibie, loại bỏ Ban tiếp thị gỗ đinh hương của Tommy Suharto, giảm hỗ trợ cho các chương trình xe hơi quốc gia và chấm dứt việc đóng góp 2% sau thuế bắt buộc vào quỹ từ thiện (trước đây do Suharto kiểm soát). Danh sách các mục tiêu tập trung trực tiếp vào gia đình Suharto và các bố già đẳng cấp cao thân thiết với họ. IMF gặp vấn đề lớn trong đảm bảo việc tuân thủ các điều kiện của nó, nhưng những thay đổi công khai này phần lớn đều được thực hiện.

Tuy nhiên, những yêu cầu quan trọng nhất của IMF, liên quan đến ngân hàng, và kết quả của những mục tiêu định lượng đạt được tốt hơn so với những mục tiêu định tính.
Ở khắp Đông Nam Á, các chính phủ đã buộc đóng cửa và sáp nhập các tổ chức tài chính nhỏ nhất và yếu nhất, đồng thời gia tăng các yêu cầu đối với vốn và khả năng chi trả để giữ số lượng ngân hàng trong tương lai trong tầm kiểm soát. Thái Lan và Malaysia đã đi xa nhất trong số các nước “hợp thức”. Malaysia không tham gia vào chương trình của IMF nên những người điều chỉnh ngân hàng chẳng cần để mắt đến những đề xuất của IMF; tuy nhiên, hơn 50 ngân hàng đã được giảm xuống đến 10. Indonesia, nơi ngân hàng của các bố già đã hoàn toàn không thể kiểm soát được trong thời gian dẫn tới cuộc khủng hoảng, vẫn có 131 ngân hàng vào cuối năm 2006, nhưng đang kiên nhẫn hướng tới một quá trình hợp nhất chậm chạp được bắt đầu từ năm 1997. Khó có thể tìm được bằng chứng của sự thay đổi về chất trong quan hệ giữa quyền lực chính trị và ngân hàng. IMF yêu cầu luật hóa các ngân hàng trung ương độc lập, nhưng các cuộc giải cứu do ngân hàng dẫn dắt dưới sự ủy trị của Daim Zainuddin tại Malaysia sau cuộc khủng hoảng đã thất bại, nhiều khoản vay có sự phê chuẩn của giới chính trị tại các ngân hàng nhà nước ở Indonesia trong những năm gần đây, và những nỗ lực lặp đi lặp lại của Thaksin Shinawatra ở Thái Lan để chỉ đạo chính sách của ngân hàng trung ương, không hề có triển vọng.

Việc ngân hàng trung ương bơm tiền nhằm tăng cường khả năng thanh toán cho các ngân hàng ở Indonesia và Thái Lan trong cuộc khủng hoảng, được đổi chỗ cổ phần, làm cho chính quyền địa phương trở thành chủ sở hữu một nửa cổ phần trong hệ thống ngân hàng của họ (mặc dù điều này đã được thực hiện sau tư nhân hóa). Cứ cho rằng ngân hàng nhà nước làm ăn thậm chí tệ hơn các ngân hàng của các bố già về các khoản vay không phải để làm ăn trong thời gian khủng hoảng, việc mở rộng quyền sở hữu của nhà nước, kết hợp với thất bại trong việc tạo ra các quy định thực sự độc lập về ngân hàng, thật kém cỏi. Cuộc khủng hoảng đã để lại một số nhỏ các ngân hàng trong tay các gia đình và một số lớn hơn trong tay nhà nước. Điều đó đã không tạo ra những ngân hàng tư nhân đa dạng, hoàn toàn tách khỏi quản lý, được coi là lợi thế so sánh về cấu trúc, như Ngân hàng Hồng Kông.

Các nhà đầu tư nước ngoài, thường là trong khu vực, đã được cuộc khủng hoảng gợi

ý cho những cơ hội mà họ không thể có trước năm 1997. Một phần, điều này phản ánh các điều kiện của IMF yêu cầu tăng cổ phần của người nước ngoài trong những lĩnh vực kinh doanh cho phép. Người mua lớn nhất là Singapore, từ khi có cuộc khủng hoảng đã xuất khẩu một lượng rất lớn thặng dư tài khoản hiện tại của họ thông qua đầu tư ở nước ngoài. Các tổng công ty nhà nước mua lại các ngân hàng ở Indonesia như các ngân hàng tư nhân UOB và OCBC cũng như các doanh nghiệp viễn thông tại Thái Lan và nhiều doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan chính phủ của Malaysia đầu tư vào các đồn điền và ngân hàng ở Indonesia. Các công ty châu Âu, Mỹ và Nhật Bản tăng vốn cổ phần của họ trong các liên doanh hiện tại về sản xuất, viễn thông, hóa dầu và bảo hiểm; và trong một số trường hợp, ở những nơi được cho phép, và mua hết toàn bộ các đối tác của chúng. Các công ty đa quốc gia và các hãng tư nhân mua các doanh nghiệp sản xuất và các ngân hàng với một số lượng khiêm tốn. Tất cả điều này đã có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh, mặc dù việc thực hiện cạnh tranh trên toàn cầu vẫn không cần thiết ở đa số các doanh nghiệp Đông Nam Á vì hàng hóa của họ không được bán qua biên giới.

Hồng Kông và Singapore không bị áp lực vì các điều chỉnh lớn đối với hệ thống ngân hàng của họ, vì các ngân hàng có vốn lớn và vững chắc từ lâu đã chiếm vị trí trung

tâm trong vai trò của họ, cũng như là những trung tâm tài chính ở nước ngoài. Số lượng lớn vốn tháo chạy đã đi vào các ngân hàng của họ trong thời gian khủng hoảng. Sự dư thừa ngân hàng ở Hồng Kông đã được thắt chặt bởi cơ chế điều chỉnh sau khi có sự sụp đổ ngân hàng đầu những năm 1980; và ở Singapore, được thắt chặt bằng quyền sở hữu các tổ chức lớn nhất của nhà nước bảo thủ với một chế độ lập quy nặng nề. Mặc dù vậy, Cơ quan tiền tệ Hồng Kông tiếp tục tăng yêu cầu công khai tài chính của các ngân hàng, trong khi Singapore đi đường vòng với các ngân hàng tư nhân mang tính thương mại hơn, họ đã khởi tố gay gắt ngân hàng UOB vào năm 2000 vì có sự sai khác trong việc kê khai một chi nhánh không chính thức.

Ở Hồng Kông, các nhà lãnh đạo chính trị và Ủy ban chứng khoán và hàng hóa có kỳ hạn (SFC) ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Các chính trị gia, trong thời kỳ 19972005 do đại gia đặc khu trưởng Đổng Kiến Hoa nắm quyền lãnh đạo, chống lại tất cả các lời kêu gọi tạo ra một cơ chế điều chỉnh các công ty độc quyền như ở những quốc gia phát triển khác. Các vị trí chính thức đã được mở cửa cho cuộc thảo luận dài hơi dưới thời người kế nhiệm của Đổng là Donald Tằng, nhưng không có sự thay đổi lớn. Ủy ban chứng khoán và hàng hóa có kỳ hạn, với ban quản trị từ lâu đã bị chi phối bởi các bố già và những người được ủy nhiệm của họ, tỏ ra không quan tâm đến các cuộc cải cách cơ bản phổ biến nhất với các nhà đầu tư thiểu số. Thay vào đó, cơ quan này mãn nguyện với chính nó qua việc thắt chặt thêm một số quy định hiện hành. Một cuộc khảo sát do CLSA Markets công bố trong tháng 4 năm 2001 cho thấy, chỉ có 5% các công ty niêm yết ở Hồng Kông có một Chủ tịch độc lập, ít hơn 20% có “Ban Giám đốc” thực sự độc lập, trong khi bốn phần năm doanh nghiệp có Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc về cơ bản là được điều hành bởi cùng một số người.

Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông, xảy ra một cuộc vận động của các nhà đầu tư thiểu số, được tiến hành theo cách độc đáo. Một phần, điều này phản ảnh quy mô lớn hơn và tính quốc tế của thị trường địa phương, với các quỹ phòng hộ lớn hơn và các nhà đầu tư tổ chức không muốn chơi các trò chơi dễ chịu và khéo léo theo truyền thống đáp ứng các nhu cầu của các bố già và các ngân hàng đầu tư của họ. Ngọn đèn pha dẫn đường trong cuộc đấu tranh từ dưới lên này là David Webb, một

chủ ngân hàng đầu tư và cựu nhân viên của bố già người địa phương Peter Ngô, người đã thành lập nên Hiệp hội các cổ đông thiểu số Hồng Kông (HAMS). Kiến nghị của HAMS là nó trở thành một tổ chức giám sát nguồn lực chính thức, với một ban quản trị được bầu, được tài trợ 0,005% tiền thuế thu được về giao dịch trên thị trường chứng khoán, được nhiều nhà đầu tư hỗ trợ, nhưng đã bị chính phủ giải tán năm 2002. Tuy nhiên, website của Webb và HAMS vẫn có 14.000 người đăng ký và David Webb được bầu làm Giám đốc không điều hành của Công ty trao đổi và thanh toán Hồng Kông, một công ty hoạt động về chứng khoán, cũng là thành viên của Ban tiếp quản và sáp nhập. Với những năng lực này, ông đã lãnh đạo các cuộc vận động cho một loạt cải cách, xây dựng một cơ sở dữ liệu về các trường hợp lạm dụng nhà đầu tư thiểu số và đi đầu trong phong trào chặn đứng một số đề nghị tư nhân hóa với giá thấp sau cuộc khủng hoảng tài chính của các bố già như Robert Quách, Lý Triệu Cơ và Trịnh Dụ Đồng. Như Webb đã nói: “Đó là điều khả thi để đạt được sự thay đổi ở đây. Ở Hồng Kông, tôi không bị đe dọa về thân thể, nhưng nếu ở Jakarta hay Manila thì tôi sẽ không cố gắng.”

Phản ứng của Singapore đối với vấn đề quản lý doanh nghiệp, dấy lên bởi cuộc khủng hoảng, là một minh hoạ hoàn hảo về cách tiếp cận của đất nước này đối với việc kinh doanh. Một mặt, cơ chế điều chỉnh được áp dụng cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp khó khăn hơn nhiều so với Hồng Kông, với sửa đổi lớn trong Luật công ty năm 2000, và sau đó là Luật chứng khoán và hàng hóa kỳ hạn. Mặt khác, Singapore vẫn là nơi ẩn náu truyền thống của các bố già Indonesia. Trong cuộc khủng hoảng, quốc gia này trở thành căn cứ hoạt động cho các bố già như Lâm Thiệu Lương và con trai ông là Anthony trong khi chờ cho tình hình an ninh ở Jakarta được cải thiện, để chắc chắn rằng họ không phải đối mặt với sự truy cứu về nhiều hành động bất hợp pháp. Sjamsul Nursalim, bị truy nã ở Indonesia vì bị nghi là gian lận từ năm 2001, cũng đã mở cửa hàng tại Singapore, từ đây ông vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình. Công ty Asia Pulp & Paper (APP) của gia đình Widjaya, vỡ nợ với 14 tỷ đôla, và sau đó như chúng ta sẽ thấy trong phần tiếp theo là đối tượng của một vấn đề khác thường vì nhà Widjaya đã cố gắng mua lại quyền kiểm soát công ty với giá rẻ, được điều hành từ Singapore. Tộc trưởng Eka Tjipta Widjaya đã cư ngụ tại Singapore kể từ

khi có khủng hoảng. Chính quyền địa phương đã không bao giờ tìm thấy nguyên nhân để điều tra APP hoặc bất kỳ doanh nghiệp nào của các bố già lớn khác ở Indonesia.

Cuộc khủng hoảng đã to đậm thêm một thực tế của Singapore: một bộ máy lập quy cực kỳ trong sạch trái ngược hẳn với một số doanh nghiệp và doanh nhân cực kỳ ghê tởm. Trong cuộc khủng hoảng này, Singapore cũng đã sửa đổi các quy định để vạch ra các công việc tài chính ở nước ngoài theo mô hình khác với Thụy Sĩ, mà Liên minh châu Âu đã từng gây áp lực để yêu cầu nó hỗ trợ kiềm chế việc trốn thuế và rửa tiền. Trong khi đó, gia đình Lý đức hạnh quyết định cho phép và đấu thầu hai khu nghỉ mát kiêm đánh bạc rộng lớn bất chấp tầm quan trọng của “giá trị châu Á” đột nhiên được cho là rất cần thiết cho tăng trưởng và việc làm.

Ở những nơi khác trong khu vực, tiến bộ về quy định quản trị doanh nghiệp được đặc trưng bởi những sự chia tách theo truyền thống giữa lý thuyết và thực hành. Thị trường chứng khoán Malaysia đã giới thiệu những quy định tự nguyện về quản trị doanh nghiệp vào năm 2000, thay đổi các nguyên tắc niêm yết, trong đó có lệnh cấm (trước đây được hưởng nhiều ân huệ) các khoản vay đối với các công ty không niêm yết và các bên thứ ba khác. Tuy nhiên, khi những thay đổi khiêm tốn này được đề xuất, chính phủ lại đang đang bận giải cứu các công ty có mối quan hệ tốt với giới chính trị như Renong và Hãng hàng không Malaysia. Ở Philippines, hầu như không có thay đổi nào về luật định, và Tổng thống Joseph Estrada vẫnkhẳng định thị trường chứng khoán là “bình thường”. Một trong những yếu tố góp phần vào sự sụp đổ của Estrada năm 2001 là một vụ bê bối về thao túng, trong đó Estrada vẫn cố gắng ngăn chặn các cơ quan điều tra. Lucio Trần, một người bạn và người hậu thuẫn về tài chính cho Estrada, nắm được quyền kiểm soát Ngân hàng quốc gia Philippines (PNB) với những quyền được chính phủ xác nhận là chỉ trao cho Tan. Sau đó, Tan đã bội ước không mua hết cổ phần của chính phủ tại PNB vì ông ta đã có đủ quyền kiểm soát nó. Eduardo “Danding” Cojuangco, một ông bạn nối khố khác của Marcos và bạn thân của Estrada, cũng phát đạt trong nhiệm kỳ Tổng thống của Estrada, và giành lại được chức Chủ tịch của San Miguel. Tại Indonesia, yêu cầu đối với các cuộc cải cách lớn về

quản trị là tăng cường tính độc lập của Ban Giám đốc và thành lập các uỷ ban kiểm toán. Tại Thái Lan, cũng tương tự, những thay đổi là khá khiêm tốn.

NHỮNG THAY ĐỔI BỔ SUNG…

Phần trước không phải không ngụ ý rằng cuộc khủng hoảng không phải là một tác nhân thay đổi. Điều muốn nói là, sự thay đổi chỉ diễn ra ngoài lề và về bản chất là không cơ bản. Điều này trở nên rõ ràng khi chúng ta quay lại một phân tích mang tính giai thoại nhiều hơn về cách làm ăn của các bố già.

Philippines ít bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng hơn các nước Đông Nam Á khác vì nó đã trải qua một lần gần như sụp đổ về kinh tế trong những năm cuối thời Marcos cũng như những năm tiếp theo cuộc lưu vong của ông. Đây là nền kinh tế bạn nối khố thô thiển nhất cho sự giám sát của IMF và các nhiệm kỳ Tổng thống của Cory Aquino và Fidel Ramos và nó đã không mang theo gánh nặng nợ nần theo phong cách châu

Á , ở giữa những năm 1990. Điều này được ủng hộ bởi một thực tế là, người nước ngoài bị kiềm chế không muốn đổ tiền vào Philipines trong thời kỳ này. Tuy thế, Philippines biểu lộ một số kinh nghiệm sau khủng hoảng của nước có chế độ chính trị tương tự với nó là Thái Lan. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Philippines năm 1998, mà Aquino và Ramos đã đứng ra tranh cử cả hai đều là thành viên của tầng lớp tinh

hoa chính trị truyền thống Joseph “Erap” Estrada đã thắng cử vì đã đưa phương tiện thông tin đại chúng đến người nghèo ở các đô thị và nông thôn. Về nguồn gốc xuất thân thật sự, ông là đứa con trai lãng tử của một nhà thầu khoán của chính phủ, thuộc tầng lớp trung lưu. Lớn lên ở một khu phố hỗn độn của thủ đô Manila, nhưng Erap tự coi là “người của người nghèo”, và cái nghề đóng phim hạng B trong đó ông chuyên đóng vai “anh hùng của người nghèo” đã giúp ông trúng cử. Estrada đã được hậu thuẫn của nhiều bố già như Lucio Trần và Danding Cojuangco, cũng như của các ông chủ sở hữu các hoạt động cờ bạc bất hợp pháp, tất cả bọn họ đều mong kiếm chác từ nhiệm kỳ của ông ta. Ông ta chỉ kéo dài được hai năm trước khi Quốc hội bắt đầu các thủ tục cáo buộc vị Tổng thống của nó tham nhũng, và ông ta bị buộc phải rời khỏi cương vị này sau những cuộc biểu tình trên đường phố, sự chống đối của các lực

lượng vũ trang và các thủ đoạn của Phó Tổng thống (được bầu riêng) Gloria MacapagalArroyo, vào tháng Giêng năm 2001. Với MacapagalArroyo, con gái của một cựu Tổng thống, quyền lực đã trở lại tay của giới quyền uy. Tuy nhiên, Estrada đã chỉ ra khả năng của một cách thức dân túy mới trong trò chơi chính trị ở kỷ nguyên truyền hình.

Tại Thái Lan, trò chơi tương tự cũng được khám phá không phải bởi một chính trị gia với hậu thuẫn của các bố già mà bởi chính một đại gia. Kể từ khi chế độ quân quản ở Thái Lan đã bắt đầu mờ nhạt vào những năm 1970, số lượng các doanh nhân được bầu vào Quốc hội tăng lên sau mỗi cuộc bầu cử. Đây là một xu hướng dài hạn bắt đầu làm lu mờ sự khác biệt giữa quyền lực chính trị và kinh tế. Nó đã được củng cố bằng việc tiếp tục đồng hóa của người Thái gốc Trung Quốc, những người thống trị các doanh nghiệp lớn. Vào những năm 1990, chủ nghĩa dân tộc kinh tế của những năm 1940 đã bị lãng quên, và không phải là vì chủng tộc mà các doanh nhân lai Trung Quốc chiếm đa số các ghế trong Quốc hội. Kết quả là, cái sân khấu đã được dựng lên cho các doanh nghiệp lớn và giới chính trị hòa nhập hoàn toàn, và đầu tàu là Thaksin Shinawatra. Thaksin xuất thân từ một gia đình làm nông nghiệp có đóng thuế và kinh doanh ở Chiềng Mai, đã có một quá trình tham gia vào chính trị. Ông đã gia nhập giới chính trị của nước này vì sự giàu có bắt nguồn từ viễn thông và phát thanh truyền hình, là những kẽ hở đã được giới chính trị tranh luận gay gắt nhất, mà nhà nước buộc phải cho phép vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Các công ty viễn thông khác của Thái Lan là những cánh tay hậu thuẫn dài của các chính đảng đang tìm kiếm đặc ân. Năm 1994, Thaksin đã tham gia Nội các của Chuan Leekpai với cương vị Bộ trưởng Ngoại giao. Như trong tiểu sử của Thaksin, Pasuk Phongpaichit và Chris Baker đã viết: “Ông đã bước qua dải phân cách giữa kinh doanh và chính trị.” Và ông không bao giờ đi ngược lại. Thaksin nắm quyền lãnh đạo một đảng nhỏ gọi là Phalang Tham (Sức mạnh đạo đức) và phục vụ hai nhiệm kỳ ngắn với tư cách Phó Thủ tướng trong liên minh trước khi có cuộc khủng hoảng. Khi việc quy đổi đồng bạt Thái đổ vỡ, Thaksin có doanh nghiệp viễn thông lớn duy nhất trong cả nước, mà các khoản nợ ngoại tệ đủ lớn của nó có thể bảo vệ sự mất giá. Một sự trùng hợp lý thú là Thanong Bidaya, Bộ trưởng Tài chính trong thời gian sắp khủng hoảng, là một trong những

người đã quyết định thả nổi tiền tệ, là Giám đốc ngân hàng trước đây của Thaksin, nhân viên và giám đốc của một số doanh nghiệp khác. Một người khác tham gia vào quyết định đó là Bokhin Polakun, sau đó bị cáo buộc trong một cuộc tranh luận của Quốc hội là người đã báo trước cho Thaksin về sự mất giá; năm 2004, ông ta đã trở thành Bộ trưởng Nội vụ của Thaksin.

Đồng bạt mất giá một nửa so với đồng đôla không ảnh hưởng đến Thaksin như các đối thủ của ông. Nhưng vào lúc khủng hoảng, ông vẫn còn những khoản nợ lớn, và việc tham gia chính trị của ông đã không ngăn được những giấy phép viễn thông mới và những nhượng bộ cho các đại gia khác ủng hộ phe chính trị đối lập. Hơn nữa, sau can thiệp của IMF, chính phủ đã đồng ý cho các doanh nghiệp viễn thông thiết lập một cơ chế điều chỉnh độc lập, bắt đầu từ tháng 10 năm 1999. Đây không phải là tin tốt lành cho một doanh nghiệp của bố già. Tuy nhiên, tháng 7 năm 1998, một năm sau cuộc khủng hoảng, Thaksin đã quyết định sẽ trở thành một tỉ phú tiền mặt: ông thành lập Đảng Thai Rak Thai (Người Thái yêu người Thái), lúc đầu đặt tại tòa nhà văn phòng của ông. Trong 12 tháng tiếp theo, khi Thaksin xây dựng được hình ảnh trước công chúng về một cậu bé nghèo làm việc tốt, và chương trình nghị sự dân túy cùng với cách thức xuất hiện trên truyền hình của ông hình như gây được tiếng vang với cử tri, các bố già khác lại ủng hộ ông. Ông được đối thủ lâu dài là Dhanin Chearavanont của tập đoàn CP – mà doanh nghiệp và gia đình của ông ta cung cấp cho Thaksin hai thành viên nội các; gia đình Sophonpanich của Ngân hàng Bangkok; đại gia truyền thông Sondhi Limthongkun, và một số nhà đầu tư bất động sản lớn chấp nhận. Đó là một liên minh của các bố già, phất lên nhờ các khoản tiền cho thuê kinh tế và cùng choáng váng bởi cuộc khủng hoảng, đa số đều không tham gia vào lĩnh vực sản xuất. Nhưng, rực rỡ nhưng cũng thật trâng tráo, Thaksin đã bán đứng chính mình và đảng Thai Rak Thai với tư cách là người đại diện chính trị của các doanh nhân nhỏ và người nghèo ở nông thôn, với tinh thần dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ (chứ không phải chủng tộc). Không giống như các đảng chính trị trước đó, Thai Rak Thai cũng tuyên bố rõ ràng một số chính sách, trong đó có xóa nợ cho nông dân, cung cấp tín dụng và chăm sóc y tế cho mọi người.

Thaksin cũng đã được tài trợ và ủng hộ, và trong cuộc chạy đua đến cuộc bầu cử toàn quốc vào năm 2001, khoảng một trăm nghị sĩ chạy sang đảng của ông ta. Đây là truyền thống của Thái Lan và Philippines, các chính trị gia thường nương theo chiều gió. Thaksin bảo đảm cuộc vận động được tập trung vào sự sùng bái cá nhân để đảm bảo uy thế của ông ta. Có một tiểu sử được đăng nhiều kỳ trên báo chí và tóm tắt trong tài liệu của cuộc vận động được phóng to và treo tại khu vui chơi giải trí Horatio Alger của ông ta: “Hỡi các anh chị em, tôi xuất thân từ nông dân… Là một đứa trẻ nông thôn, con trai của một chủ hiệu cà phê, tôi đã giúp cha tôi chăm sóc vườn cây ăn quả, giao báo, chiếu phim di động… Ngày nay, tôi có nhiều bạn bè, từ những người lái xe ôm cho đến Tổng thống các nước lớn”. Trong cuộc bầu cử, đảng Thai Rak Thai giành được thắng lợi chưa từng thấy, chiếm 248 trên tổng số 500 chỗ.

Năm doanh nghiệp lớn ủng hộ Thaksin, trong đó có Tập đoàn CP của Dhanin Chearavanont, đã được thưởng bằng các vị trí trong Nội các. Theo quan sát của Pasuk và Baker: “Sự nổi lên của Thaksin là sự mở rộng hợp lý của ‘nền chính trị tiền bạc’ do doanh nghiệp chi phối của Thái Lan, nhưng cũng có sự thay đổi đáng kể về quy mô. Nó mang một số yếu tố phong phú nhất của nguồn vốn trong nước vào quyền lực. Nó thay thế ‘nền chính trị tiền bạc’ bằng ‘nền chính trị lắm tiền.’” Với chiến thắng này, dòng lợi lộc nhanh chóng bắt đầu tuôn chảy. Vào ngày làm việc đầu tiên, Bộ trưởng Truyền thông của Thaksin thông báo về việc xem xét một công ty điện thoại di động mới do nhà nước quản lý, được chính phủ đã mãn nhiệm kỳ của Chuan Leekpai phê duyệt để tăng sức cạnh tranh, làm cho công ty này phải ngừng khai trương. Công ty Shin của gia đình Thaksin Thủ tướng và vợ ông, để đáp ứng các yêu cầu lập hiến, đã chính thức chuyển giao cổ phần của mình cho con cái, người thân và nhân viên của họ đã mua một doanh nghiệp điện thoại di động khác ở địa phương và buộc đối tác nước ngoài của nó, công ty Telekom Malaysia, phải rút lui. Trong khi đó, Thaksin công khai chê bai tiêu chuẩn công nghệ cạnh tranh của các công ty khác và hỗ trợ thành công Tổ chức Điện thoại Thái Lan của nhà nước duy trì phí kết nối với các đối thủ cạnh tranh mà không tính phí cho các doanh nghiệp của Shin; (một trong những công ty cạnh tranh được kiểm soát bởi Dhanin Chearavanont, một lời cảnh báo sớm với ông rằng đối tác chính trị mới của ông sẽ giám sát lợi ích của mình). Việc bổ

nhiệm những người quản lý tại Ủy ban viễn thông quốc gia mới, được cho là dẫn dắt những nỗ lực bãi bỏ quy định, được chặn lại. Với sự cạnh tranh hạn chế, việc bãi bỏ quy định bị ngăn chặn và việc phục hồi kinh tế được nuôi dưỡng bằng những chính sách kinh tế rộng mở hơn, luồng tiền mặt chủ yếu của Shin từ doanh nghiệp điện thoại di động Advanced Info Service (AIS) của nó tăng vọt lên. Lợi nhuận từ doanh nghiệp này từ dưới 4 tỷ bạt năm 2001 tăng lên hơn 8 tỷ bạt vào năm 2003. Shin đa dạng hóa đầu tư vào các dịch vụ tài chính với Ngân hàng DBS do nhà nước Singapore quản lý (được cấp các loại giấy phép), vào một liên doanh với hãng vận tải hàng không giá rẻ của Malaysia là AirAsia (được quyền hạ cánh tại Thái Lan và giảm 50% lệ phí hạ cánh), đồng thời mua lại quyền kiểm soát kênh iTV độc lập (được giảm lệ phí cấp phép mà nó trả cho chính phủ và tăng một số kênh giải trí giá rẻ mà nó được phép phát sóng). Khi thị trường chứng khoán Thái Lan bước sang giai đoạn hồi phục năm 2003, tăng gấp đôi lượng vốn đã suy giảm nhiều của nó, giá trị năm doanh nghiệp niêm yết của Shin tăng lên gấp ba.

Thaksin không phải là người không biết nhìn xa trông rộng. Khi Shin đang phát đạt, ông đã hứa hẹn trong các cuộc vận động lớn của mình, đặc biệt là đối với nông dân. Ông đẩy mạnh tăng trưởng bằng cách khuyến khích gia hạn cho các khoản nợ của hộ gia đình và thu xếp gần như là cấp vốn từ công khố để tăng chi tiêu của dân chúng nhằm tránh không có sự bùng nổ ngắn hạn trong vay mượn của công chúng. Sau bầu cử, đảng Thai Rak Thai thu hút thêm ba chính đảng, và vào tháng 2 năm 2005, giữ được nhiệm kỳ thứ hai với ba phần tư số ghế trong Quốc hội cho Thaksin đủ số phiếu để thay đổi hiến pháp và để ngăn chặn các động thái chỉ trích. Ông đã phát biểu về một phần tư thế kỷ nắm quyền. Không may, Thaksin đã có hai tính toán sai lầm: ông đã thất bại trong việc giữ cho các ông bạn bố già vui vẻ và quá ít chú ý đến lực lượng đối lập thuộc tầng lớp trung lưu ở Bangkok. Điều này đã mở đường cho quân đội bước vào.

Trong truyền thống tốt nhất của cái gọi là “Mạng lưới tre”, Thaksin đã quên mất sự ủng hộ của các đại gia ở thời điểm ông được bầu. Không phải là chủ sở hữu ngân hàng, ông không biểu lộ sự quan tâm đến việc bảo vệ những cartel ngân hàng cũ đã

phải bán cổ phần và trong một số trường hợp, còn kiểm soát việc chuyển vốn từ nước ngoài vào. Gia đình Sophonpanich của Ngân hàng Bangkok, buộc phải giảm bớt cổ phần của mình xuống dưới 20% sau cuộc khủng hoảng, đã xa rời Thaksin trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Dhanin Chearavanont, bố già hàng đầu trước cuộc khủng hoảng, cung cấp các quỹ và các Bộ trưởng nội các cho Thaksin, nhưng thấy ông không muốn cung cấp các loại hỗ trợ chính trị cho các doanh nghiệp viễn thông của Tập đoàn CP mà chỉ hỗ trợ doanh nghiệp của nhà mình. Khi dịch cúm gia cầm tràn vào Thái Lan, Thaksin để mặc Chearavanonts quản lý các doanh nghiệp chế biến gia cầm rộng lớn của mình mà không có sự can thiệp của cán bộ y tế công cộng – nên sau đó ông ta đã mất không còn một doanh nghiệp chăn nuôi gà nào. Khi các thành viên và nhân viên của các gia đình Sophonpanich và Chearavanont được tác giả phỏng vấn vào năm 2005 và đầu năm 2006, họ đã nói thẳng là họ không ưa Thaksin. Đó là một câu chuyện xấu về sự ghen tị của các bố già và là một điềm báo trước cho các vấn đề mà vị Thủ tướng này sẽ phải đối mặt. Sondhi Limthongkun, đại gia truyền thông thất bại, người theo Thaksin lúc đầu, đã trở thành người lãnh đạo các cuộc biểu tình lớn chống lại ông ta.

Châm ngòi cho khối thuốc nổ hất cẳng Thaksin là việc bán công ty Shin cho công ty Temasek Holdings của chính phủ Singapore tháng 1 năm 2006. Vụ mua bán này diễn ra êm thấm cùng với việc miễn thuế thị trường chứng khoán. Nội các của chính phủ đã phê chuẩn một thỏa thuận thuế mới hấp dẫn đối với doanh nghiệp điện thoại di động AIS vài tuần trước vụ mua bán. Và việc tăng quyền sở hữu cổ phần tối đa đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các công ty viễn thông, lại có hiệu lực thi hành một ngày trước khi thỏa thuận này được soạn thảo xong. Hơn nữa, 1,9 tỷ đôla thu được từ một giao dịch cổ phiếu đã được miễn thuế.

Thaksin đã xúc phạm các đối thủ bố già của mình, và cả tầng lớp trung lưu ở Bangkok bằng nhiều thủ đoạn để thu được những lợi lộc trời cho bằng tiền mặt và bằng một vụ mua bán hào phóng với người Singapore đáng ghét. Các cuộc biểu tình trên đường phố với quy mô hàng chục nghìn người đã xảy ra trong suốt mùa xuân. Vào tháng 4, Thaksin, vẫn tin chắc rằng sự ủng hộ nông thôn sẽ tạo ra một chiến

thắng nữa tại các cuộc trưng cầu dân ý về khả năng lãnh đạo của ông. Nhưng phe đối lập đã tẩy chay nó. Thaksin đã thử dùng những thủ đoạn khác, bao gồm cả tạm thời bước xuống bục lãnh đạo. Vào mùa hè, điều rõ ràng với các đối thủ của Thaksin trong các tầng lớp tinh hoa chính trị và kinh tế cũ là sự can thiệp của quân đội không giống như việc châm ngòi cho các loại phản ứng của dân chúng tại thủ đô năm 1992 khi mọi người xuống đường để phản đối sự can thiệp của quân sự vào chính trị. Cựu Thủ tướng quân sự ba nhiệm kỳ hiện là cố vấn cho nhà vua tướng Prem Tinsulanonda đã lên tiếng ủng hộ tầng lớp tinh hoa cũ tiến hành một cuộc đảo chính. Cuộc đảo chính này đã diễn ra đúng, vào đêm 19 tháng 9, trong khi Thaksin đang ở nước ngoài, buộc ông ta phải lưu vong.

Cuộc đảo chính chắc chắn phát tín hiệu về sự trở lại với sự phân công lao động truyền thống giữa các nhóm chính trị và nhóm các đại gia. Nó đã được chứng minh, nếu cần chứng minh, rằng các bố già không có khả năng hợp tác lâu dài. Thaksin đã đưa những đại gia này vào cuộc phiêu lưu cùng với đảng Thai Rak Thai, nhưng khi rõ ràng ông đã là người hưởng lợi chính thì mọi toan tính của ông cũng sẽ sụp đổ, từng mảng một.

Tuy nhiên, điều này không nói lên rằng Thaksin đã tích cực ngăn cản sự phục hồi sau khủng hoảng của những người khác. Các gia đình có ngân hàng thiệt hại đáng kể, là lực lượng thị trường trong lĩnh vực tài chính đã cử nhạc tiễn đưa ông. Nhưng Dhanin Chearavanont, với dòng tiền mặt liên tục từ các doanh nghiệp nông nghiệp của mình, đã có thể bán đi các công ty không cốt lõi, bao gồm cả lợi ích sản xuất bia và xe gắn máy ở Trung Quốc và siêu thị Lotus ở Thái Lan, để giải quyết một số khoản nợ của mình và đàm phán lại với người khác. Đến năm 2006, Tập đoàn CP lại mở rộng một lần nữa, thêm rất nhiều siêu thị ở Trung Quốc. Với sự ra đi của Thaksin, Dhanin đã một lần nữa ganh đua cho vị trí thủ lĩnh của các bố già. Ông đã cạnh tranh với Charoen Siriwattanapakdi, một người hậu thuẫn cho Thaksin khi xưa. Doanh thu của Charoen từ các doanh nghiệp bia và rượu whiskey Thái của ông tăng cao. Cũng như các bố già khác trong suốt cuộc khủng hoảng, ông đã mua được nhiều doanh nghiệp mới với giá hạ. Năm 2006, tạp chí Forbes đã xếp hạng ông là người giàu nhất Thái

Lan, với giá trị tài sản ròng là 3 tỷ đôla. Một bài báo của các nhà nghiên cứu tại Đại học Hitotsubashi ở Tokyo, năm 2004 đã phát hiện ra rằng cổ phần vốn trên thị trường chứng khoán năm 2000 của gia đình ông là lớn nhất trong số 30 tập đoàn gia đình, vẫn y nguyên như trước khi xảy ra khủng hoảng.

Sau cuộc đảo chính chống lại Thaksin, chính phủ quân sự mới đã bắt đầu một số cuộc điều tra do nghi ngờ vị Thủ tướng trước đây đã phạm tội tham nhũng, nhưng không có câu hỏi nào được xới lên về các vụ làm ăn của những bố già khác. Đảng Thai Rak Thai bắt đầu tan rã từng mảng ngay sau khi Thaksin biến mất, số nghị viên trong quốc hội của nó cũng dần dần tuyên bố ra khỏi đảng này. Họ chờ xem cuộc bầu cử chính trị mới nào, do chính quyền quân sự hứa hẹn, sẽ diễn ra. Dù câu trả lời là gì đi nữa, cũng đã có chút nghi ngờ rằng, một lần nữa họ sẽ tìm đến sự bảo trợ của các đại gia.

BÁC SĨ SẼ KHÁM CHO ANH NGAY BÂY GIỜ

Tại Malaysia, sự kìm kẹp đối với đời sống chính trị của Đảng đân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) đồng nghĩa với việc không có khả năng thay đổi mối quan hệ giữa các quyền lực chính trị và kinh tế. UMNO chẳng có phản ứng chính trị nào đối với cuộc khủng hoảng, và các bố già phải tự xử lý hậu quả. Nhóm đại gia tương lai do Anwar Ibrahim gióng dựng trong những năm 1990 chẳng hạn như chủ ngân hàng và nhà môi giới Rashid Hussain và Tong Kooi Ong, những người đã mở chung một doanh nghiệp ngân hàng, môi giới và bất động sản lớn chu cấp cho việc củng cố các doanh nghiệp của chính phủ trong khi Anwar bị bắt giam. Các bố già tương lai gốc Mã Lai của Daim Zainuddin đã một phen lênh đênh trôi dạt khi Daim phải rời chính phủ năm 2001. Khi Mahathir nghiền nát các đối thủ chính trị của ông trong UMNO, và chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 1999 với sự hỗ trợ của các cử tri người gốc Hoa rất sợ ảnh hưởng lớn của các đảng Hồi giáo, sự thịnh vượng của các bố già đi xuống những mối quan hệ với vị bác sĩ giỏi này. Các bạn bè thân thích được giới hạn dựa trên thực tế là mối quan hệ của họ với ông ta còn được duy trì cẩn thận hay không.

Quách Lệnh Xán bị một cú sốc khi Ngân hàng Hồng Long của ông không được đưa

vào danh sách ban đầu gồm các tổ chức chủ yếu được phép củng cố; nhưng sau một số cuộc vận động hành lang tích cực, doanh nghiệp của ông đã được bổ sung vào danh sách. Ananda Krishnan đã bị đóng đinh vào các khoản nợ ngoại tệ lớn vì mua thiết bị viễn thông, truyền thanh và vệ tinh; nhưng ông đã tiếp cận được với Mahathir. Krishnan được trợ giúp bởi Công ty dầu khí quốc gia Petronas đã mua hết phần lớn các quyền lợi của ông tại các dự án bất động sản Tháp đôi Petronas và Trung tâm Thành phố Kuala Lumpur. Với nguồn tài chính dồi dào, Petronas đã chi tiền mặt để lập quỹ phát triển dự án. Krishnan đã tự đào cho mình một cái hố sâu nợ nần, nhưng nhờ Petronas ông là Giám đốc sáng lập vào những năm 1970 – hoạt động giống như một ngân hàng chứ không phải là một công ty dầu khí, với dòng tiền mặt dồi dào từ hoạt động giải trí và độc quyền phát sóng cũng như các cổ phần trong phát điện và những cartel điện thoại di động, ông đã có thể thoát ra ngoài. Ông đã bán một phần ba doanh nghiệp điện thoại di động của mình cho British Telecom vào năm 1998 để lấy tiền mặt, nhưng dã dàn xếp để mua lại nó vào năm 2001. Khi nền kinh tế phục hồi, Krishnan niêm yết doanh nghiệp điện thoại, phát thanh truyền hình và vệ tinh của mình cùng với doanh nghiệp giải trí và nhà máy điện đã thôi không niêm yết trước cuộc khủng hoảng. Năm 2004 ông đã kiểm soát các công ty đại chúng với tổng số vốn hơn 10 tỷ đôla. Trong số các bố già Malaysia, ông là một người quản lý trên mức trung bình (mặc dù không tốt như ông nghĩ), trong khi lợi ích từ các vụ nhượng bộ kinh doanh mà ông có được từ nhà nước lại rất tốt.

Lâm Ngô Đồng và con trai là Quốc Thái, với độc quyền về sòng bạc, cũng có chút lo lắng trong cơn khủng hoảng. Những nhà con Malaysia giữ chặt ngành cờ bạc khi du lịch đánh bạc không nhất thiết là từ Trung Quốc đang gia tăng. Vấn đề chính là phải làm gì với số tiền mặt này. Gia đình Lâm đã mở rộng sang các tàu du lịch, trên đó cũng có bàn đánh bạc đặc biệt, trở thành doanh nghiệp lớn thứ ba trên thế giới vào năm 2004. Nhưng chiếc tàu Star Cruise đăng ký ở Hồng Kông phải đối mặt với cạnh tranh toàn cầu, chưa hồi phục trở lại và giá cổ phiếu của nó đang héo hon. Tin tốt đến với gia đình Lâm vào năm 2006 khi một tập đoàn của họ đã thắng gói thầu xây dựng một tổ hợp chơi game 3,4 tỉ đôla trên đảo Sentosa của Singapore. Điều này dẫn đến việc vua cờ bạc của Macao là Stanley Hà cho gia đình Lâm được quyền điều hành một

sòng bạc tại Ma Cao đang bùng nổ để đổi lấy cổ phần trong Star Cruise, và do đó tiếp cận được thương vụ Singapore. Thật không may, gia đình Lâm chưa từng làm việc với Harry Lý nên đã nghĩ rằng vụ này trót lọt. Chính phủ Singapore nhanh chóng tỏ rõ họ sẽ không cho phép Stanley làm việc trên đất của họ, và thương vụ này đã bị phá bỏ. Có lẽ cũng tốt cho Lâm, vì những nỗ lực của Stanley khi làm việc với những bố già khác trong quá khứ không đề cập đến em gái ông là Winnie – thường mắc vào cay đắng và kiện tụng. Nói riêng, gia đình Lâm đã mua được đường dây cá cược của Anh là Stanley Leisure năm 2006, củng cố một xu hướng là các đại gia bậc cao ở Malaysia thường đầu tư tiền thuê tài chính của họ vào các tài sản của chính quyền thực dân trước đây.

Giống như Ananda Krishnan, gia đình Lim có được một số tiền mặt bổ sung ở Malaysia, được đảm bảo với tư cách là những nhà sản xuất điện độc lập (IPPs). Các hợp đồng của IPP, được trao cho các bố già lớn mà không qua đấu thầu công khai, về khí ga có trợ giá từ Petronas, còn sản xuất điện thì công ty dịch vụ công cộng của nhà nước là Tenaga buộc phải mua. Người thụ hưởng lớn nhất của sự nhượng bộ kinh doanh này, và là người đầu tiên được cấp tài trợ, là công ty YTL Corp của Francis Yeoh, với chín nhà máy điện. Doanh nghiệp được quản lý theo kiểu bảo thủ này là một ví dụ về trường hợp các đại gia có dòng tiền mặt từ độc quyền kinh doanh thực tế đã hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng như thế nào. Năm 1997, khi cuộc khủng hoảng xảy ra, Yeoh đã có tiền trong tay. Ông ta dầu tư vào Taiping Consolidated, một doanh nghiệp bất động sản ngập trong nợ nần do một người gốc Mã Lai kiểm soát, với tài sản chủ yếu tại Kuala Lumpur. Với 332 triệu ringgit khoảng 80 triệu đôla vào thời điểm đó ông ta chọn một khu mua sắm sầm uất của thủ đô, một một trung tâm mới hơn và quyến rũ hơn gần đó, khách sạn năm sao JW Marriot và một quỹ đất đô thị rộng 118 hécta làm dự án. Đó là một động thái chính trị nhạy cảm mà một đại gia gốc Trung Quốc thực hiện Taiping là sự phô trương của người gốc Mã Lai từ đầu những năm 1990 nhưng Yeoh giữ chủ cũ lại làm cổ đông và Chủ tịch công ty, và UMNO để cho sự việc này diễn ra. Tiền mặt của Yeoh tiếp tục tăng, nhưng ở Malaysia không có một thương vụ nào ngọt ngào như thế nữa. Vì vậy, năm 2002, ông đã huy động 1,8 tỷ đôla để mua lại công ty dịch vụ công của Anh tại khu vực Đông Nam Á là Wessex

Water từ một công ty năng lượng đang xập xệ của Mỹ là Enron. Ba năm sau, ông chuyển sang đầu tư vào ngành điện ở Indonesia. Đây là những giao dịch theo truyền thống tốt nhất của bố già giàu nhất Malaysia là Robert Quách. Ông cũng đã nhanh chóng đăng ký mua thật nhiều tài sản khắp khu vực này và những nơi khác trên thế giới trong suốt cuộc khủng hoảng vì dòng tiền mặt chủ yếu của ông vẫn còn nguyên vẹn. Doanh nghiệp gần như độc quyền nhiều của Quách trong ngành mía đường nhiều thập kỉ sống sót sau cuộc khủng hoảng tài chính, bất chấp các cuộc vận động hành lang của những bố già khác.

Điều ít thay đổi trong cơ cấu kinh tế đã được Mahathir chứng minh. Ông đã bỏ qua một số doanh nghiệp có liên quan với Anwar và Daim, tự nhìn nhận mình là “người được lựa chọn” mới. Syed Mokhtar AlBukhary, một cựu thương gia buôn bán gia súc và lúa gạo (như Daim Zainuddin, đồng hương của thủ tướng, người bang Kedah), lần đầu tiên được yết kiến Mahathir khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra. Mahathir đã sớm nhận ra rằng Syed Mokhtar, tuy có nguồn gốc xuất thân không phải thuộc giới tinh hoa như Halim Saad và Tajudin Ramli, nhưng là một doanh nhân người gốc Mã Lai thực sự tài năng. Trong vòng 5 năm, Syed Mokhtar trở thành nhà sản xuất điện độc lập lớn nhất ở Malaysia, đã được chính phủ tài trợ để xây dựng một cơ sở mới tại cảng container Port Tanjung Pelepas (PTP), và có nhiều lợi ích trong khai mỏ, đồn điền và khách sạn. Giống như Ananda Krishnan người đã mời Mahathir đi nghỉ dưỡng và chăm sóc con cái ông ta khi ở nước ngoài hoặc Francis Yeoh người đã đổ tiền vào đảo Langkawi yêu dấu và các dự án dù lỗ nhưng nổi tiếng của Mahathir Syed Mokhtar đã tìm ra cách để “bấm nút” vị Thủ tướng này. Ông đã xây dựng một trung tâm nghệ thuật Hồi giáo ở Kuala Lumpur, có trang trí những vòm mái hình củ hành, đài phun nước và đá hoa cương trắng; Mahathir thường xuyên đến hiện trường để kiểm tra tiến độ. Sau đó, Syed Mokhtar đi theo truyền thống lâu đời bằng cách bán những nhượng bộ kinh doanh mà ông có được, thông qua các công ty tư nhân, cho các doanh nghiệp đầu tàu đã niêm yết, nơi ông kiểm soát Hội động Quản trị, với giá béo bở. PTP được bán vào năm 2002 với giá 500 triệu đôla, và một công ty tư nhân có quyền xây dựng một nhà máy điện 2.100 megaoát tại bang Johore đã được bán với giá 220 triệu đôla vào năm 2003. Trong thực tế, ông đã rút tiền mặt ra khỏi những dự án nhượng bộ kinh

doanh dài hạn và đòi hỏi nhiều vốn, mà chính phủ đã cấp cho ông. Nhưng Syed Mokhtar đã không thành công khi vận động nhà nước cấp cho ông ta một phần đáng kể trong độc quyền mía đường của Robert Quách. Năm 2006 ông đã cố gắng tiếp quản công ty Bernas, một công ty giữ độc quyền nhập khẩu và phân phối gạo. Theo cách này, Syed Mokhtar cũng đã gánh vác những doanh nghiệp đang vỡ nợ của chính phủ, bao gồm một hãng sản xuất thiết bị điện, các dự án bất động sản tại Kuala Lumpur và dự án xe hơi quốc gia Proton ảm đạm. Trái với quan điểm của Mahathir, ông quan tâm đến nhiều thứ giống như một Halim Saad mới.

Tháng 10 năm 2003, cuối cùng vị bác sĩ của chúng ta bước xuống bục sau 22 năm nắm quyền. Cấp phó gần nhất của ông, Abdullah Badawi, đã tiếp nhận, và tháng 5 năm 2004, đã giành thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử toàn quốc. Trong những tháng trước ngày bầu cử, Abdullah đã tiến hành một số cuộc điều tra về tham nhũng đối với các doanh nhân hạng trung và hủy bỏ một số dự án nổi tiếng cấp tiểu bang liên kết với Mahathir, bao gồm một số dự án nhượng bộ kinh doanh cấp cho Syed Mokhtar. Nhiều người Malaysia ca ngợi một khởi đầu mới về chính trị. Tuy nhiên, đối với Liên minh Mặt trận quốc gia đang nắm giữ 198 trong số 219 ghế ở quốc hội, điều này thật ngây thơ. UMNO mạnh hơn bao giờ hết, và một thế hệ những người khao khát quyền lực chính trị đã tăng lên bao gồm cả con em của cựu Thủ tướng và các Bộ trưởng – và đang chen lấn vì quyền lực trong thời hậu Mahathir. Họ đòi hỏi một chu kỳ mới của chính sách phân biệt đối xử tích cực hướng về người gốc Mã Lai, theo truyền thống là một đạo luật mà Abdullah đã lên án trước cuộc bầu cử là phân phát cho “những người Mã Lai tham lam giành được độc quyền.” Sự hăng hái chống tham nhũng và bãi bỏ quy định sớm tiêu tan, các dự án lớn của chính phủ được khởi động lại, và các bố già tiếp tục kinh doanh như bình thường. Có sự thay đổi trong giọng điệu của Mahathir, thể hiện trong những lời vị bác sĩ này thường huênh hoang trước công chúng, hoặc đôi khi trước các nhà báo được triệu tập đến văn phòng hình bể cá cảnh của ông trên đỉnh một tòa tháp Petronas, rằng Abdullah có nhiệm vụ phải làm việc đó. Nhưng điều này chỉ mang tính chất cá nhân chứ không phải hệ thống.

NGHỆ THUẬT TRONG BÓNG TỐI

Tại Indonesia, không thể kể lại câu chuyện sau khủng hoảng của cá nhân các bố già một cách chắc chắn bởi vì như với hầu hết mọi thứ ở Indonesia câu chuyện đó thật là mờ nhạt. Hơn bao giờ hết, các đại gia, những người đã ở tâm điểm của sự đổ bể kinh tế tồi tệ nhất của khu vực, đã tìm cách che giấu các hoạt động của họ đối với công chúng. Như một bố già hàng đầu, người đã hưởng lợi hậu hĩ trong thời Suharto than vãn: “Bạn thực sự không biết ai sở hữu cái gì.” Tuy nhiên, nhìn chung là một vài thứ đã rõ ràng về các doanh nghiệp của các bố già sau cuộc khủng hoảng: họ đã xuất khẩu một lượng lớn về vốn, đặc biệt là sang Singapore, và thu xếp để giữ tài sản ở nước ngoài; họ bàn giao tài sản trong nước, với chất lượng đáng ngờ, cho chính phủ Indonesia thay cho các khoản nợ và sau đó tìm cách mua lại số tài sản đó với giá trị ít hơn họ đã tuyên bố. Và về chính trị, sự sụp đổ của Suharto nối tiếp bằng một thời gian tham nhũng hoàn toàn miễn phí. Khi gia đình đệ nhất rời chức Tổng thống, bản năng đầu tiên của các chính trị gia vừa mới được bầu là đặt tay lên những món quà tặng mà uy thế 30 năm của Suharto đã từ chối chúng. Tình hình đã bắt đầu dịu đi chỉ dưới nhiệm kỳ Tổng thống của Susilo Bambang Yudhoyono, được bầu trong cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên của nước này vào năm 2004.

Sudono Salim còn gọi là Liêm Thiệu Lương và con trai là Anthony điều hành tập đoàn mạnh nhất Indonesia của ông bạn nối khố phần lớn được ngân hàng tư nhân lớn nhất của Indonesia là Ngân hàng Trung Á (BCA) cấp vốn tại thời điểm có khủng hoảng. Theo một số tính toán, doanh thu toàn bộ của nó tương đương với 5% GDP. Gia đình Salim đã bỏ chạy đến Singapore trước khi đám đông tràn đến nhà họ ở Bắc Jakarta hồi đầu mùa hè 1998, cảnh báo cho các đại gia khác về nỗ lực sớm cứu vãn càng nhiều doanh nghiệp càng tốt. Khi cơn gió bụi lắng xuống, họ còn nợ Cơ quan tái cấu trúc ngân hàng Indonesia (IBRA) 53 nghìn tỷ rupi, tương đương 6,6 tỉ đôla theo tỉ giá bình quân trong 5 năm tính từ 1997, cho các khoản tín dụng đã được ngân hàng trung ương bơm vào BCA. Đổi lại cho việc miễn truy tố, gia đình này đã bàn giao hơn 100 doanh nghiệp trong nước ở Indonesia, được nói là có giá trị 53 nghìn tỷ rupi. Với sự khẳng định của IMF, gia đình Salim bị mất độc quyền sinh lời lớn nhất và quyền kiểm soát BCA của họ, nhưng họ giữ được một số trong 400 công ty, bao gồm doanh nghiệp xay bột Bogosari và Indofood, nhà máy mì ăn liền chi phối thị trường trong

nước. Ngoài ra, gia đình Salim còn giữ được quyền kiểm soát công ty First Pacific tại Hồng Kông, mà thời gian đầu khủng hoảng chiếm 40% doanh thu của tập đoàn. IBRA dần dần đặt vấn đề bán các công ty mà nó đã tiếp nhận. Khi cơ quan này đã hoàn tất việc chuyển nhượng các công ty của gia đình Salim, nó đã gây lại được khoảng 20 nghìn tỷ rupi, hoặc khoảng hai phần năm những gì họ đã nợ. Mặc dù vậy, không có việc khởi tố, vì chính phủ của Megawati Sukarnoputri công bố gia đình Salim đã giải quyết hết các khoản nợ của họ và IBRA giải thể vào tháng 2 năm 2004. Lập luận của của gia đình Salim là những tài sản khi họ bàn giao có giá trị ngang bằng và sau đó chỉ mất giá trị vì cuộc khủng hoảng trong nền kinh tế Indonesia. Đến năm 2005, Anthony đã trở về ngôi nhà đã được tân trang lại của gia đình họ ở Bắc Jakarta nơi mà đám đông đã viết dòng chữ “con chó của Suharto” trên cổng. Dòng chữ đó ám chỉ người cha, người vẫn giữ cơ sở của mình tại nhà riêng ở Singapore.

Gia đình Salim là những người được hưởng lợi của thuyết tương đối. Họ đã trả lại hai phần năm khoản tín dụng vay từ ngân hàng trung ương trong những ngày cuối cùng Suharto bị hạ bệ để là người trên trung bình. Chính phủ Indonesia đã bóc ra 650 nghìn tỷ rupi trong các vụ giải cứu (trong đó các khoản tín dụng ngân hàng tạm thời chỉ là một phần) hoặc một nửa sản lượng kinh tế của một năm nhưng chưa đến một phần tư được thu hồi. Ngân hàng của Sjamsul Nursalim nhận được 27 nghìn tỷ rupi, và ông ta đã bàn giao tài sản, bao gồm các trang trại nuôi tôm nổi tiếng của mình, cho phép IBRA thu hồi khoảng 10% số nợ. Đóng trụ sở ở Singapore và tự tạo phong cách vào các thời điểm khác nhau với ba biến thể của cái tên Trung Quốc: Liem Tek Siong, Lim Tek Siong và Liem Tjen Ho Nursalim tiếp tục kinh doanh bình thường. Ông mở rộng các công ty bất động sản và sản xuất mạch in niêm yết ở Singapore, Tuan Sing Holdings và Gul Tech Habitat Properties, một công ty bất động sản khác ở Singapore mà gia đình ông kiểm soát, đồng thời ông còn có các doanh nghiệp khác ở ngoài đảo. Ông cũng mở rộng quyền kiểm soát của mình với Tập đoàn Grand Hotel, được niêm yết ở Úc. Nursalim có vẻ như không muốn tiền mặt, bằng chứng gián tiếp có lẽ là tuyên bố rằng các bố già đã sử dụng các khoản tín dụng của ngân hàng trung ương trong cuộc khủng hoảng để mua ngoại tệ (do đó, làm giảm giá trị của đồng rupi) để xuất khẩu sang Singapore và những nơi khác. Năm 2003, khi IBRA bán được hai

trong số nhiều doanh nghiệp ở Indonesia của Nursalim hãng sản xuất lốp xe Gajah Tunggal và GT Petrochem Industries cho Garibaldi Venture ở Singapore, nhiều nhà quan sát cho rằng chính Nursalim đã đứng đằng sau vụ mua bán này. Sự thực là con rể của Nursalim vẫn là Giám đốc điều hành tại Trung Quốc của Gajah Tunggal, năm 2004 từng tuyên bố đây là nhà sản xuất lốp xe thay thế lớn nhất của nước này với doanh thu hơn 1 tỷ đôla, ngụ ý làm rõ là gia đình này đã thoát khỏi khủng hoảng. Michael Chambers, người đứng đầu văn phòng CLSA AsiaPacific Markets tại Jakarta, và là một trong những người tin rằng Nursalim đã lấy lại được quyền kiểm soát Gajah Tunggal, đã nói: “Cấu trúc của tái tư bản hóa cho phép các gia đình lớn sống lại.” Và ông cho rằng thủ đoạn phổ biến là: “Cuộc thảo luận diễn ra như sau: ‘Nghe này, Michael, đừng nói cho ai biết nhé, tôi chỉ mua lại nó với giá 5% bằng đôla.’ Đó là sự vô nhân đạo.”

Gia đình Riady là một trường hợp khác bị tố cáo đã lén lút mua lại các tài sản với giá rẻ. Không giống như hầu hết các bố già lớn, gia đình Riady không bị đưa vào danh sách cấm hoạt động ngân hàng nữa. Họ tìm được một số vốn bổ sung cho Ngân hàng Lippo của họ trong cuộc khủng hoảng, và nhờ có quan hệ gần gũi với người vừa kế nhiệm Suharto là Habibie, họ đã được nhà nước cho tham gia điều chỉnh cơ cấu vốn ngay trong đợt đầu tiên. Gia đình Riady vẫn là cổ đông tư nhân lớn nhất, với 9% vốn chính thức trong ngân hàng này chính phủ giữ 52% và đem lại lợi tức cho INGBaring với tư cách là những cố vấn quản lý, phù hợp với yêu cầu của IMF. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến 2003, gia đình Riady tham gia vào một loạt các hành vi vi phạm nguyên tắc của thị trường chứng khoán, bao gồm thao túng báo cáo hàng năm năm 2002 của Ngân hàng Lippo, dẫn đến bị phạt và giá cổ phiếu của Ngân hàng Lipo bị sụt đáng kể. Cũng có những vụ kiểm toán cho thấy có quá nhiều các tài sản thế chấp được giảm giá trong sổ sách của ngân hàng. Nhiều người ở Jakarta kết luận rằng gia đình Riady đang lái giá cổ phiếu của Ngân hàng Lippo giảm xuống trước khi chính phủ bán cổ phần của mình. Điều gây tò mò là gia đình Riady có thể đặt giá trực tiếp cho những cổ phần đó năm 2004, nhưng họ đã không làm như vậy, bất chấp sự tham gia quản lý liên tục của họ trong Ngân hàng Lippo, và rõ ràng đó là mong muốn tái kiểm soát ngân hàng này. Thay vào đó, IBRA đơn phương thu hẹp một nhóm các nhà đặt giá thành một

nhà thầu, đã mua lại cổ phần của chính phủ vào tháng Giêng năm 2004. Tập đoàn này bao gồm Ngân hàng Raiffeisen của Áo và ba quỹ đầu tư. Các nhà phê bình nói rằng gia đình Riady đang đứng sau các quỹ đầu tư này, một trong số đó, theo Michael Chambers, được “điều hành bởi một người Mỹ gốc Ý sống trong một cửa hàng giày dép ở Thụy Sĩ”.

Thực tế thật khó nắm bắt ở Indonesia. Quan điểm của Chambers là sau cuộc khủng hoảng: “Trong số mười gia đình hàng đầu, chín gia đình có lẽ vẫn ở tốp 10” nếu xét về tài sản mà họ chuyển ra nước ngoài và những công ty mà họ vẫn kiểm soát thông qua những người được ủy quyền ở Indonesia. Các nhà quan sát dày dạn kinh nghiệm khác tin rằng có đã có sự thay đổi lớn hơn. Gene Galbraith, một nhà môi giới chứng khoán và doanh nhân kỳ cựu ở Jakarta, người đã được đưa vào điều hành Ngân hàng Trung

Á sau khi nó được bán cho các nhà đầu tư Mỹ và gia đình buôn bán thuốc lá Hartono, cho rằng: “Hầu như tất cả những kẻ bất lương cũ đã giảm đi nhiều, hoặc đang im lặng chờ thời. Họ đã giữ được nhiều của cải, nhưng khả năng hoạt động của họ giảm đi nhiều.” Có một vài sự thật trong câu nói này. Một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng, có một sự hòa hợp không dễ chịu giữa chính phủ của Susilo Bambang Yudhoyono và một vài bố già lớn. Chẳng hạn như, Prajogo Pangestu, một đại gia gỗ tấm hàng đầu, người đã làm ăn với các thành viên trong gia đình Suharto, đã hơn một lần bị dọa truy tố vì đã lạm dụng các quỹ tái trồng rừng và những vi phạm khác. Prajogo lo âu và giữ một thái độ khiêm tốn, nhưng chẳng có hành động pháp luật nào diễn ra trong thực tế. Ông đã bị buộc phải bán quyền kiểm soát công ty sản xuất bột giấy của mình cho Marubeni của Nhật Bản, và doanh nghiệp hóa dầu cho Temasek của Singapore. Nhưng Prajogo và con trai ông vẫn còn quyền kiểm soát về quản lý đối với doanh nghiệp đầu tàu của mình, công ty Barito Pacific Timber, mặc dù thực tế là hầu như tất cả vốn cổ phần về lý thuyết đều thuộc về các chủ nợ của ông. Điều đó cho thấy một tình hình phức tạp. Một người được tạp chí Forbes xác định là giàu nhất Indonesia năm 2006 trị giá ước tính là 2,8 tỷ đôla là một đại gia gỗ tấm thời Suharto, Sukanto Tanoto, người mà ngân hàng nhà nước Mandiri năm 2006 đã đưa vào danh sách một trong sáu con nợ quá hạn lớn nhất; sau đó, ông đã thương lượng một kế hoạch trả nợ và được đưa ra khỏi danh sách. Tanto cũng bị điều tra về gian lận tại ngân hàng mà

ông đã từng sở hữu. Không cần phải nói cũng biết, công ty Asia Pacific Resources International Holdings Ltd (APRIL) được điều hành từ Singapore.

Một lý do tại sao chính phủ Indonesia không có những động thái mạnh hơn để chống lại các bố già là niềm tin rằng, qua làm việc với họ, vốn tháo chạy ra nước ngoài do khủng hoảng sẽ được hồi hương. Michael Chambers, căn cứ vào quan điểm của mình về thông tin từ các ngân hàng, tin rằng có đến 200 tỉ đôla của Indonesia đang nằm ở Singapore. Năm 2005, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla đã gặp gỡ một nhóm bố già, bao gồm Prajogo Pangestu, Anthony Salim và Tanoto, những người đã hứa hẹn sẽ dần dần hồi hương các quỹ đã cất giấu ở nước ngoài. Việc đàm phán giữa nhà nước và các bố già sẽ thay đổi một số luật. Tuy nhiên, đây là điều nguy hiểm. Nó tiêu biểu cho cách thức mà văn hóa chính trị Java luôn diễn ra. Chính phủ được bầu hoàn toàn dân chủ của Yudhoyono, đã đưa ra một biện pháp bình ổn từ năm 2004, không xa lạ với truyền thống này. Jusuf Kalla và Bộ trưởng Nội các Aburizal Bakrie đều xuất thân từ những gia đình doanh nhân người gốc Indonesia, từ lâu đã được hưởng lợi từ nhượng bộ kinh doanh của nhà nước. Một trong những người khác ở trong danh sách những con nợ cứng đầu nhất năm 2006 của Ngân hàng Mandiri là người con rể của Kalla Yudhoyono nguyên là một tướng lĩnh của Suharto. Một trong số các câu chuyện về các bố già Indonesia cho thấy, ngay cả khi đất nước đang chuyển động đúng hướng về hầu hết mọi thứ, vẫn còn có những đại gia không chuyển động đúng hướng đó là Eka Tjipta Widjaya. Đại gia đa thê Widjaya, người có tài sản bao gồm rất nhiều ngọc ngà và một chiếc thắt lưng đã sờn với chữ “Eka” nạm bằng kim cương, đã lập nên Tập đoàn Sinar Mas, chỉ đứng sau đế chế của Salim trước khi có khủng hoảng. Doanh nghiệp lớn nhất của Tập đoàn Sinar Mas đồ sộ là một doanh nghiệp tích hợp lâm nghiệp, ván ép, bột giấy và giấy, nằm trong Asia Pulp & Paper (APP) và nhiều công ty con của nó. Gia dình Widjaya là bố già bậc thầy của nghệ thuật tổ chức các công ty niêm yết theo hình tháp và có sự tương tác mờ ám giữa các doanh nghiệp đại chúng và tư nhân. Trước cuộc khủng hoảng, họ đã có ngân hàng riêng với các khoản tiền gửi mà họ cứ vắt kiệt dần, và chảy vào tay của IBRA. Tuy nhiên, một ngân hàng kiểu con lợn bỏ ống ở địa phương chưa thể thỏa mãn tham vọng của Eka Tjipta Widjaja. Trong những năm 1980 và 1990, ông trở thành vua trái phiếu doanh nghiệp của Indonesia,

bán các khoản nợ bằng ngoại tệ thông qua một chủ sở hữu các công ty con. Việc bán trái phiếu lớn trong ba năm trước cuộc khủng hoảng được trợ giúp bởi việc niêm yết của APP trên thị trường chứng khoán New York, ở đỉnh điểm của cơn sốt châu Á, vào năm 1995. Sau đó, cuộc khủng hoảng ở châu Á xảy ra, tiếp theo là sự chìm đắm về giá bột giấy trên thị trường quốc tế năm 2000. Năm 2001, APP ra lệnh hoãn trả nợ các khoản lãi và vốn chính. Sau đó, có người tiết lộ rằng khoản nợ tổng hợp của tập đoàn này là một con số gây choáng váng: 13,9 tỉ đôla.

Trong khi thi hành một hệ thống luật sẽ chấm dứt sự tồn tại của APP, những người nắm giữ trái phiếu sẽ phải thế chấp tài sản của họ để nếu không trả được nợ thì các tài sản đó sẽ được thanh lý. Nhưng đối với Eka Tjipta Widjaja và gia đình của ông tại Indonesia, cuộc chơi vẫn tiếp tục. Động thái đầu tiên khi đến kỳ trả nợ là một thông báo của APP rằng, nó đã lỗ 220 triệu đôla trong giao dịch ngoại hối và “không nên dựa vào” những báo cáo tài chính của nó cho những năm 19971999. Sau đó, APP cho biết họ đã gặp phải sự cố khi thu 1 tỷ đôla trong các khoản phải thu từ các công ty kinh doanh ở nước ngoài. Công ty này khẳng định, các công ty đăng ký ở quần đảo Virgin thuộc Anh đã không quan hệ với nó hoặc gia đình Widjaya, nhưng Tạp chí phố Wall phát hiện nhân viên của APP đã làm việc tại đó. Các chủ nợ tố cáo rằng đó hình như là một động thái của gia đình Widjaya để giấu tiền mặt ra nước ngoài. Quan điểm này được củng cố khi một kiểm toán viên bên ngoài phát hiện ra rằng một đơn vị của APP đã gửi một khoản tiền 200 triệu đôla vào một ngân hàng tại quần đảo Cook ở Tây Nam Thái Bình Dương, mà gia đình Widjaya kiểm soát. Hai doanh nghiệp khác của Widjaya, không thuộc APP cũng đã có hàng trăm triệu đôla tiền gửi. Tại New York, giá cổ phiếu của APP đã sụt khoảng 1% so với mức đỉnh của nó, và tháng 7 năm 2001, công ty này đã được yêu cầu thôi niêm yết. Sau đó, nó đã ngừng sản sinh các tài khoản được kiểm toán và hợp nhất, đặt các chủ nợ vào tình trạng gần như mù tịt về những gì xảy ra trong doanh nghiệp.

Tất cả điều này đã bắt đầu làm giảm giá trái phiếu APP, đặc biệt là trên thị trường thứ cấp, vì với khả năng giảm như vậy, chúng sẽ được hoàn trả đầy đủ. Trước công luận, gia đình Widjaya nói họ muốn có một cuộc tổng kiểm tra nợ, nhưng họ tỏ ra ít quan

tâm đến việc đàm phán nghiêm túc với chủ nợ, những người chẳng được trả lãi cũng như vốn. Thay vào đó, năm 2003, hai đơn vị của APP bắt đầu hành động hợp pháp tại các tòa án Indonesia, cáo buộc rằng việc phát hành trái phiếu mà họ đã thực hiện là không phù hợp với luật pháp địa phương và kết quả kinh doanh đã được các ngân hàng đầu tư quốc tế bóp méo. Trong khi đó, các chủ nợ đang để mắt cẩn thận hơn đến tài sản của APP lưu ý rằng hoạt động chế biến bột giấy của công ty là sự thao túng lớn đối với những nhượng bộ kinh doanh lâm nghiệp của Indonesia do gia đình Widjaya giữ riêng; ngay cả khi các nhà máy bột giấy và giấy có thể bị tịch thu, chúng có thể bị từ chối việc cung ứng nguyên liệu thô. Giá trái phiếu của APP tại thị trường thứ cấp vẫn tiếp tục xuống thấp. Năm 2004, các tòa án địa phương phát hiện ra cả hai công ty con của APP; một công ty có trái phiếu 500 triệu đôla đã được tuyên bố không còn giá trị.

Kết quả của sự lừa bịp này có ba khía cạnh. Thứ nhất, gia đình Widjaya gần như chắc chắn đã giấu số lượng lớn tiền mặt ở nước ngoài, ngoài tầm tay của các chủ nợ. Thứ hai, bàn tay của gia đình này trong việc tái cấu trúc các khoản nợ tổng thể của nó đã mạnh lên đáng kể. Và thứ ba, nó đã có thể mua hết trái phiếu mà các đơn vị APP đã phát hành bằng tiền trong nước dựa trên đồng đôla. Chiến lược chủ yếu của gia đình này, khi đã có thể nhìn thấy, là tách các khoản nợ của các doanh nghiệp ở Indonesia của nó ra khỏi các công ty con ở nước ngoài. Với nhu cầu đầu tư trong nước ở Indonesia cao, các hoạt động khác có triển vọng ngắn hạn tốt hơn. Đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi bắt đầu một thời kỳ phát triển kinh tế nhanh chóng vào năm 2003, đang có sự tăng trưởng và mở rộng mạnh đối với các đơn vị của APP ở địa phương. Công ty này cũng không trả các khoản vay từ ngân hàng Trung Quốc, bất chấp lệnh cấm hoãn nợ trái phiếu. Năm 2003, gia đình Widjaya đề xuất đổi 660 triệu nợ trái phiếu chưa thanh toán sang 99% cổ phần sở hữu các hoạt động của APP ở Trung Quốc, được kiểm soát thông qua một công ty của Bermuda. Trong tài liệu của đề nghị này, gia đình Widjaya nói là sở hữu 23% trái phiếu thông qua ngân hàng mà họ kiểm soát tại quần đảo Cook; ba phần tư giá trị trái phiếu sẽ được phê duyệt. Sau những gì các thương gia nói là hoạt động không thể kiểm soát được trong việc mua bán trái phiếu do các đơn vị ở Trung Quốc phát hành, một cuộc bỏ phiếu đã được tổ chức trong đó

những người nắm giữ trái phiếu đại diện cho 89% giá trị của số trái phiếu nói trên, cho biết họ đã ủng hộ đề nghị này. Một tòa án ở Bermuda đã phê chuẩn việc tái cấu trúc vốn này. Gia đình Widjaya đã đạt được thỏa thuận của họ. Không may, sau đó đã có một số lời bàn tán khá tiêu cực khi một công ty ở New York tiến hành bỏ phiếu và cố gắng tiếp xúc với những người nắm giữ cổ phiếu đã đăng ký để gửi cổ phần của họ vào doanh nghiệp ở Trung Quốc. Khoảng 150 người nắm giữ trái phiếu, đại diện cho 19% giá trị, là người Đài Loan đã đệ trình hồ sơ đăng ký cho cuộc bỏ phiếu thông qua công ty Nomura Securities tại Singapore, nơi đặt trụ sở chính của APP (các nhà đầu tư tổ chức tiến hành việc đăng ký qua thư điện tử, mà bây giờ là chuẩn mực). Tất cả những người Đài Loan đã bỏ phiếu ủng hộ tái cấu trúc vốn. Nhưng khi công ty Bondholder Communications ở New York liên lạc với các số điện thoại họ đã cho, một vài số không tồn tại, một vài số sai và những số khác thì người ta có trả lời nhưng từ chối nối máy để người gọi liên lạc với người nắm giữ trái phiếu có tên đã đăng ký. Những người trả lời khác xác nhận họ là người thân của người nắm giữ trái phiếu, nhưng nói rằng hoàn toàn không phải là người đang sở hữu nhiều triệu đôla tiền đầu tư họ là những nhân viên cấp thấp của APP tại Đài Loan. Năm 2004, công ty Bondholder Communications đã viết thư cho các thẩm phán tòa án tối cao Bermuda, những người đã phê chuẩn việc tái cấu trúc năm trước để chắc chắn nó tin là có đến một phần ba người nắm giữ trái phiếu đã đăng ký giá trị có thể không phải chủ sở hữu có lợi ích thực sự. Trước lời cáo buộc đó,APP đã không phủ nhận rằng những người nắm giữ trái phiếu là nhân viên của họ nhưng tuyên bố trong một báo cáo viết rằng, vì lý do văn hóa, những người châu Á không thích thảo luận về các vấn đề tài chính với người lạ, và ngụ ý những người đó không muốn thừa nhận số tiền đầu tư lớn của họ. Trừ việc xem xét về pháp lý bất lợi ở Bermuda, cho đến tháng 5 năm 2007 mới xảy ra, gia đình này đã có được “những người Trung Quốc yêu dấu” của họ.

Tại Indonesia, gia đình Widjaya có được một thỏa thuận năm 2005 đối với khoản nợ 6,7 tỷ đôla có thể quy cho các công ty ở Indonesia của họ. Các điều khoản có vẻ khá ổn theo quan điểm của gia đình này. Chỉ có 1,2 tỉ đôla sẽ được hoàn trả đầy đủ; phần còn lại của món nợ đã được chuyển đổi thành trái phiếu mới sau một bút toán quan trọng về tiền lãi chưa thanh toán với kỳ hạn phải thanh toán là 22 năm. Hầu hết các

chủ nợ đều quả quyết họ buộc phải chấp nhận thỏa thuận này, đạt được hai phần ba số phiếu ủng hộ cần thiết, mặc dù Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ và một số người nắm giữ trái phiếu Mỹ tiếp tục kiện APP tại các tòa án Hoa Kỳ. Quyền lực liên tục của gia đình Widjaya ở Indonesia, và khả năng chuyển tiền mặt vào và ra các doanh nghiệp theo ý muốn của họ, đã làm cho các chủ nợ tơi bời. Ngân hàng Deutsche Bank và BNP Paribas đã đề nghị một tòa án ở Singapore bổ nhiệm một người quản trị để điều hành các cơ sở ở địa phương thay gia đình Widjaya, nhưng tòa án này đã chẳng thể làm được điều đó. Một bức thư hồi tháng 3 năm 2003 của các vị đại sứ của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada và tám nước châu Âu kêu gọi chính phủ Indonesia phải làm gì đó đối với cách cư xử của APP với các chủ nợ, cũng như phải có sự can thiệp của một số vị lãnh đạo nhà nước, nhưng Jakarta vẫn phớt lờ. Thực ra, các chủ nợ sẽ may mắn nếu họ được thanh toán ngay cả với các điều khoản mà gia đình Widjaya đã đồng ý năm 2005. Tháng 11 năm 2006, tòa án tối cao tại Jakarta tán thành một trong những phán quyết năm 2004 của tòa án quận rằng 500 triệu đôla trái phiếu do APP phát hành là bất hợp pháp, và do đó không cần phải trả.

Gia đình Widjaya đúng là không thể đụng chạm. Sự tham gia của họ trong khai thác gỗ trái phép ở Indonesia đã được các nhà báo và các tổ chức môi trường chứng minh nhiều lần, nhưng chính phủ cũng chẳng làm gì. Trong khi gia đình này tránh trả nợ các chủ nợ của APP sau năm 1998, và giữ lại quyền kiểm soát tất cả các doanh nghiệp bột giấy và giấy của họ, lợi ích khổng lồ của riêng họ trong các đồn điền bước vào một giai đoạn tăng trưởng nguy hiểm bởi tác động của sự bùng nổ hàng hóa toàn cầu gần đây. Gia đình Widjaya, con nợ quốc tế hàng đầu của Indonesia tại thời điểm có cuộc khủng hoảng, ngày nay giàu hơn bao giờ hết. Theo Gene Galbraith: “Họ kiếm tiền như đi cướp.” Cũng cần lưu ý rằng Indonesia hợp với hình mẫu bố già sau khủng hoảng không chỉ vì một số bố già vô sự, mà là họ thực sự béo bở do có khủng hoảng. Thêm vào đó, hệ thống chính trị và kinh tế cũng sản sinh ra những bố già mới.

Đáng sợ nhất trong số này là Tommy Winata, một doanh nhân rất thân với giới quân sự, bao gồm nguyên Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Edi Sudradjat và Try Sutrisno, và theo các nhà phê bình, có cả thế giới tội phạm ngầm. Sau cuộc khủng

hoảng, tập đoàn Artha Graha của ông ta đã nổ tung. “Ông ta là một trong ba nhà phát triển bất động sản từ hai bàn tay trắng, ngôi sao đang lên của nền kinh tế Indonesia”, Philip Purnama, một Giám đốc điều hành cấp cao làm việc cho Anthony Salim nói. Winata có được đủ loại giấy phép để chen chân vào ngành vận tải biển, khai thác than, dịch vụ tài chính và nhiều ngành mới khác. Tommy, như tên gọi của ông ta gần đây là Tommy Suharto, không phải là một người thích làm ăn chung. Khi một tạp chí tin tức nổi tiếng nhất Indonesia là Tempo, đăng tải một báo cáo năm 2003 rằng rõ ràng cơn hỏa hoạn tại một khu chợ ở Jakarta, mà Winata đã quan tâm đến phát triển lại có thể đem lại lợi ích cho mình, một nhóm côn đồ hung hãn cùng với một đội cảnh sát hộ tống khởi hành từ văn phòng của Tempo và bắt đầu tiến hành cuộc tấn công tổng biên tập.

Ít đáng sợ hơn một chút, nhưng không ít bí ẩn, là bố già mới nổi lên từ khi có khủng hoảng, Bambang Harry Iswanto Tanoesoedibjo, thường được gọi là Harry Tanoe. Ông ta đã mua lại quyền kiểm soát tập đoàn Bimantara từ con trai của Suharto là Bambang Trihatmodjo hồi tháng 4 năm 2002. Ông ta cũng đã mua được các giấy phép có giá trị trong nhiệm kỳ tổng thống của Abdurrahman Wahid, người mà cả ông và cha ông đều có mối quan hệ lâu năm. Ngoài Bimantara, các doanh nghiệp đầu tàu trong đầu tư chính của Harry Tanoe bao gồm PT Bhakti Investama. Không thể tránh khỏi có nhiều suy đoán về việc làm thế nào mà một doanh nhân ở tuổi 40 lại có được tiềm lực tài chính để xây dựng nên một trong những đế chế doanh nghiệp lớn nhất tại nước này trong những năm qua. Một số người nói Harry Tanoe, một người gốc Hoa đã chuyển sang đạo Hồi (như Bob Hasan), đang kinh doanh bằng tiền của Salim, những người khác lại nói rằng sau lưng ông ta là một Suharto. Ở Indonesia, đã từng không thiếu những học thuyết âm mưu, bất kỳ thuyết nào cũng đúng, hoặc chẳng có thuyết nào là đúng.

TRANH TỐI, TRANH SÁNG

Trải nghiệm của các đại gia tại Singapore và Hồng Kông sau cuộc khủng hoảng tài chính là một trải nghiệm tương đối thụ động. Các nền kinh tế quốc nội của hai lãnh

thổ này phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng tại các nước trong khu vực quanh họ, và các bố già, với sự giàu có bắt nguồn từ ngân hàng và bất động sản, cần phải chờ suy thoái kết thúc. Đó là sự chờ đợi lâu dài, nhưng dòng tiền mặt chủ yếu của các tỷ phú địa phương vẫn như vậy nên chẳng ai trong số họ phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng là phá sản.

Ở Singapore, chính phủ với chính sách kinh tế chỉ huy của gia đình Lee chủ động hơn so với chính quyền hành chính Hồng Kông trong việc điều chỉnh chính sách, hầu như tất cả đều trùng khớp với những lợi ích tốt nhất của các bố già. Một quyết định cũng có tầm quan trọng đối với ngành chế biến xuất khẩu thống trị nhiều quốc gia: đồng đôla Singapore được cho phép mất giá từ 1,4 đôla Singapore ăn 1 đôla Mỹ vào đầu năm 1997 đến mức hơn 1,8 ăn 1 sau cuộc khủng hoảng. Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và hạn chế sự gia tăng thất nghiệp. Một câu hỏi về nguồn tăng trưởng mới trong nền kinh tế quốc nội các đại gia tập trung sự quan tâm của mình vào đâu gợi lên hai ý tưởng. Thứ nhất, như đã nói trước đây, là họ cố gắng để có được các doanh nghiệp ngân hàng tư nhân mang tính quốc tế cao hơn trong thời kỳ Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đang cố gắng kiềm chế việc trốn thuế thông qua các trung tâm tài chính quốc tế, đặc biệt là ở Thụy Sĩ. Sau một loạt thay đổi quy định được đưa ra với sự giúp đỡ của các ngân hàng tư nhân quốc tế, tổng số tiền được quản lý trong các các công ty quản lý tài sản đóng ở Singapore tăng từ 92 tỷ đôla năm 1998 lên 350 tỷ và đang tiếp tục tăng bắt đầu từ năm 2005. Trong số này, hơn một phần ba là tiền của ngân hàng tư nhân. Sự thay đổi thứ hai, cũng đã được thảo luận, là việc cấp phép cho hai khu nghỉ dưỡng kiêm sòng bạc nhiều tỷ đôla; một sự nhượng quyền kinh doanh đã đến với gia đình Lâm của Malaysia, khác với tập đoàn Sands ở Las Vegas.

Đằng sau con số hàng tỷ đôla của Indonesia bị chuyển sang các ngân hàng của Singapore và bất động sản cao cấp – tờ Post Jakarta tuyên bố năm 2007 là 18.000 trong tổng số ước tính 55.000 “người siêu giàu” sống ở Singapore là người Indonesia hai động thái này là một lợi ích đáng kể đối với các bố già địa phương, những người sở hữu bất động sản cao cấp và cổ phần trong cartel ngân hàng của Singapore. Chính

phủ cũng đã bắt đầu có gắng tư nhân hóa ngân hàng và tiền đầu tư từ những người Ấn Độ giàu có, mặc dù trong nhiệm vụ này nó phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Dubai.

Các ngân hàng gia đình ở Singapore đã có ít cơ hội để làm tiêu tan chính mình trước khi có cuộc khủng hoảng bởi vì chính phủ ở đó có nhiệm vụ dự trữ vốn liên quan đến những tài sản chưa vượt quá tiêu chuẩn quốc tế. Ba ngân hàng tư nhân lớn OCBC, OUB và UOB đã bị hạn chế trong việc mở rộng, nhưng vẫn có lợi nhuận lớn do là thành viên của một cartel nhỏ nhưng ấm cúng. Sự suy thoái bất động sản sau năm 1997 đã được công bố, với giá bất động sản thương mại và giá thuê sụt giảm khoảng 40%. Nhưng những văn phòng cao cấp và khu vực dân cư, trong đó lợi ích của các bố già chiếm ưu thế, là sôi động nhất, và vào năm 2006, đã vượt quá mức giá đỉnh của những năm bùng nổ. Sở thích của Quách Lệnh Minh và Hoàng Đình Phương không bị thiệt thòi nhiều lắm, và họ có tiền mặt trong tay để mua tài sản có sẵn để bán đổ bán tháo. Các gia đình bố già lớn ở Singapore vẫn giữ tài sản ròng của họ hoặc tăng nó lên một chút. Trong khi đó, chính phủ tỏ ra hơi bối rối với danh sách dài các bố già Indonesia đang đi “cắm trại” ở Singapore nhiều người trong số họ bị truy nã ở ở Jakarta để thẩm vấn trong các cuộc điều tra dân sự và hình sự. Vào tháng 5 năm 2006, tạp chí Tempo của Indonesia liệt kê Sukanto Tanoto, Sjamsul Nursalim, Lâm Thiệu Lương và Eka Tjipta Widjaja tất cả các đại gia lớn mà cuốn sách này nói đến cộng với Bambang Sutrisno và Andrian Kiki Ariawan (cả hai đều bị tòa án Indonesia kết án tù vì biển thủ quỹ của ngân hàng trung ương), Agus Anwar (được cấp quốc tịch Singapore năm 2003, bị truy nã vì tham ô), và một số người khác đang bị xem xét ở đất nước này. Với một động thái bất ngờ vào tháng 4 năm 2007, Singapore đã đồng ý với với Indonesia về một hiệp ước dẫn độ mặc dù tại thời điểm viết cuốn sách này nó chưa được phê chuẩn và không biết nó sẽ ra sao trong thực tế.

Ở Hồng Kông, cũng giống như Singapore, các bố già biết rõ giá trị của các doanh nghiệp niêm yết của họ và tình trạng hỗn loạn của thị trường bất động sản trong cuộc khủng hoảng giá trị tài sản suy giảm trung bình hơn 40% nhưng, một lần nữa như ở Singapore, nhiều tài sản tư nhân của họ đã được tái đầu tư tại Hoa Kỳ, Canada, Úc và

châu Âu, và như vậy, được cách ly khỏi những rối loạn này. Sự khác biệt chủ yếu ở Hồng Kông là năm 1997 chứng kiến sự chuyển tiếp từ chính quyền thuộc địa sang chính phủ của các đại gia, khi người thừa kế doanh nghiệp vận tải biển Đổng Kiến Hoa trở thành người đứng đầu vùng lãnh thổ này. Đổng đã được rất nhiều hậu thuẫn của các bố già bạn bè trong công việc của mình đặc biệt là Henry Hoắc và Lý Gia Thành và những người hào phú rất kỳ vọng vào chính quyền của ông ta. Có lẽ ý thức được rằng mình được nhiều người nhìn nhận là một con rối của những đại gia, Đổng đã sớm tuyên bố những chính sách nhấn mạnh chủ nghĩa dân tuý. Ông kêu gọi cần có sự gia tăng lớn trong việc cung cấp nhà ở và hỗ trợ của ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng nó đã tồn tại không lâu, trước khi quyền lợi của các bố già được đáp ứng. Tháng 8 năm 1998, chính phủ đã rót 15 tỉ đôla dự trữ ngoại hối của mình vào đầu tư cổ phần để hỗ trợ thị trường chứng khoán; nhưng rất nhiều tiền đã chuyển thành cổ phiếu của các công ty của các đại gia. Năm 1999, con trai của Lý Gia Thành là Richard Lý được quyền không đấu thầu để phát triển một quỹ đất rất có giá trị trên đảo Hồng Kông, cái được gọi là Dự án Cổng thông tin máy tính (Cyberport). Sau này, còn có một loạt dự án phát triển bất động sản cực lớn và gây tranh cãi mà người hưởng lợi chính là tầng lớp bố già. Chính phủ lập kế hoạch cho một trung tâm triển lãm lớn mới, một khu hậu cần trên đảo Lantau và xây dựng một bến cảng mới để phát triển khu vực trung tâm và khu vực Wanchai của đảo Hồng Kông. Năm 2004, kết cục của thị trường bất động sản thật buồn tẻ, nhưng lại có sự hồi phục lớn nhất. Công ty Tân Hồng Cơ của anh em nhà Quách và Tập đoàn New World của Trịnh Dụ Đồng, đã xây dựng được 2.000 căn hộ nhà ở xã hội có sự trợ giá của chính phủ phù hợp với chính sách nhà ở mới của Đổng Kiến Hoa, được áp dụng để hạ giá nhà ở xã hội xuống và đưa giá các chung cư cao tầng sang trọng lên cao. Đã có bán đấu giá công khai. Sự phẫn nộ lại xảy ra khi chính phủ của Đổng tư nhân hóa các cửa hiệu và chỗ đậu xe trong các khu nhà ở công cộng mà không xin phê duyệt của Hội đồng lập pháp. Dự án gây tranh cãi nhất của Đổng liên quan đến một kế hoạch phát triển một khu đất rộng rộng lớn ở phía Tây Cửu Long từ lâu đã hứa làm công viên cho thành phố đông dân này. Chính quyền nói rằng thay cho công viên, nó sẽ tạo ra một “trung tâm văn hóa”. Đối với hầu hết các nhà quan sát, những kế hoạch được đệ trình bởi các bố già rất

giống các dự án bất động sản nhà cao tầng, với một vài công trình công cộng ở giữa. Nhưng các bố già khăng khăng là văn hóa gần gũi với tâm hồn của họ. Anh em nhà Quách dựng lên một bức màn sân khấu có kích thước 10×16 mét do Picasso thiết kế tại tháp IFC của họ ở khu trung tâm, và tổng thống Pháp Jacques Chirac đã khánh thành nó. Công ty Cheung Kong của Lý Gia Thành đã đưa các nhà báo ở Hồng Kông đến Louvre. Công chúng cũng chẳng mấy cảm động. Khi nhiệm kỳ thứ hai của Đổng bắt đầu vào năm 2002, sự căm phẫn của dân chúng càng trào lên mãnh liệt.

Chế độ của Đổng cũng có hai vấn đề tương tự như chính phủ bố già của Thaksin Shinawatra ở Thái Lan. Trước hết, nó chú trọng vào ý kiến của tầng lớp trung lưu có học vào bản chất về sự giàu có của các bố già mà trước đây chưa bao giờ được bàn đến. Người ta không nói đến thực tế ở Hồng Kông như một thuộc địa đã khác xa so với huyền thoại chính thức về một nhà nước với chế độ thị trường tự do như những nhà cai trị người Anh đã trình bày. Khi một đại gia phụ trách và ở giữa cơn suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế hệ câu hỏi về sự thông đồng giữa quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế được đặt lên hàng đầu trong cuộc tranh luận của công chúng. Đại diện của những đại gia, những người nắm giữ các vị trí của “đơn vị bầu cử chức năng” dựa trên ngành nghề kinh doanh (không phải do dân bầu), trong Hội đồng Lập pháp đã làm hết sức mình để giới thiệu những dự án xây dựng lớn như câu trả lời hợp lý cho tình trạng bất ổn về kinh tế. Nhưng những đại biểu do dân bầu trong Hội đồng ngày càng tinh thông khi kéo sự chú ý sang bản chất tự phục vụ của việc vận động hành lang trong kinh doanh. Vấn đề thứ hai của Đổng là uy thế của ông đã kích động sự ghen tị và cay đắng tiềm ẩn giữa các bố già trong khu vực. Không giống như Thaksin, Đổng không phải là người thắng đậm về tài chính do giành được quyền lực, nhưng những đại gia bạn bè ông nhanh chóng buồn phiền vì ông đã đối xử thiên vị với một số người trong bọn họ. Việc trao nhượng quyền kinh doanh Cyberport cho Richard Lý năm 1999 dấy lên đến một làn sóng tố cáo công khai chưa từng thấy của các bố già địch thủ. Ronnie Trần, Robert Hoàng và Gordon Ngô đều lên án việc không tuân theo thủ tục đấu thầu rộng rãi. Gordon Wu là một tỷ phú về cơ sở hạ tầng và bất động sản, không mấy thành công, người đã cạnh tranh với Ronnie Trần để lăng mạ dân chủ là kẻ thù của sự phát triển, than vãn với tờ South China Morning Post

trong năm 2005: “Hãy nhìn Cyberport và dự án cấp quận về văn hóa ở phía tây Cửu Long, và bạn sẽ biết chỉ những công ty lớn mới đủ điều kiện để tham gia sân chơi ở Hồng Kông… Môi trường kinh doanh trong những năm qua là rất xấu.” Sang nhiệm kỳ thứ hai của Đổng, công chúng không thích ông ta, và đa số các bố già cũng không thích ông ta. Ông loạng choạng 18 tháng nữa trước khi từ chức ngày 10 tháng 3 năm 2005 với lý do sức khỏe kém. Trung Quốc đưa một công chức dân sự đã được đào tạo ở Anh là Donald Tằng lên thay thế ông.

Việc bổ nhiệm Tằng đã làm cho dân chúng đỡ oán giận các bố già. Ông là một chính trị gia khôn ngoan hơn so với Đổng và cũng say mê các dự án của người tiền nhiệm, đáng chú ý nhất là dự án phát triển phía Tây Cửu Long. Nhưng thay vì nói với công chúng rằng Hồng Kông không cần một đạo luật về cạnh tranh và độc quyền, Tằng nói ông sẽ suy nghĩ thêm về nó – để làm nguôi lòng các đại gia và ông đã suy nghĩ về nó hai năm nay rồi. Các bố già đã xếp hàng để hỗ trợ cho cuộc “bầu cử” chính thức của ông với một nhóm nhân sĩ 800 thành viên, hầu hết họ đều được Bắc Kinh ủng hộ, và tháng 3 năm 2007, ông đã trúng cử một cách hợp lệ. Tuy nhiên, không thể thu lại những lời mà Đổng đã nói. Việc tham gia chính trường ở Hồng Kông dưới cái nhìn của ông là phức tạp và thâm căn cố đế. Cũng vì có sự gia tăng về ý thức chính trị của các cử tri, trong những năm Đổng cầm quyền, có sự gây sức ép chưa từng thấy của các tổ chức phi chính phủ trong khu vực. Hiệp hội các nhà đầu tư thiểu số đã được tổ chức để ngăn chặn nhiều vụ tư nhân hóa của các đại gia, đã được nói ở trên, và thúc đẩy các ứng cử viên tham gia tranh cử vào Hội đồng chứng khoán Hồng Kông. Những người không phụ thuộc nghĩ những cơ quan như vậy, đáng chú ý nhất là Civic Exchange, sẽ tạo ra những báo cáo nêu bật những vụ kiện vì thiếu cạnh tranh trong nền kinh tế quốc nội và những xung đột về lợi ích trong việc chuẩn bị bầu cử ở các đơn vị bầu cử chức năng. Các bố già đã bị khuấy động nếu chưa bị làm cho kiệt quệ một cái gì đó được chứng minh bằng các tuyên bố thường xuyên tăng lên về sự nguy hiểm của cải cách chính trị. Một câu hỏi lớn nổi bật lên, sẽ được đề cập trong chương cuối cùng, là liệu các bố già có thể giữ được ranh giới này cho đến khi động lực chính trị của nhân dân tiêu tan, hoặc những thách thức đối với cách sống của họ có tăng thêm không.

Cho đến bây giờ, các đại gia vẫn có tình hình tài chính tốt. Họ đã được Đổng Kiến Hoa ném cho một vài khúc xương có dính thịt, trong khi khuynh hướng của chính phủ thời hậu thuộc địa ở Hồng Kông là hướng tới mức độ cao hơn trong giải ngân vốn chủ yếu là cho cơ sở hạ tầng mà lúc nào cũng có lợi cho họ. Trong năm 2006, thị trường bất động sản địa phương quay trở lại mức giá năm 1997, và thị trường chứng khoán đã ở đỉnh cao kỷ lục vào đầu năm 2007. Nhưng phần lớn thời gian, thị trường vẫn cứ nhảy múa theo điệu nhạc của các bố già, ngay cả khi họ đang phải đối mặt với sự chống đối quyết liệt của các nhà đầu tư thiểu số. Những năm 1999 và 2000, các tỷ phú bất động sản hàng đầu mệt lử vì các công ty kinh doanh chứng khoán trên mạng không có sức thu hút trong việc gọi vốn công chúng lần đầu (IPO) để tận dụng lợi thế bong bóng công nghệ của Mỹ và châu Âu. Chúng là các doanh nghiệp không có kinh doanh, và đang tuột dốc. Sau khi nền kinh tế Internet sụp đổ năm 2001, mốt thời trang tiếp theo là niêm yết tín thác đầu tư bất động sản (REIT). Đây là cuộc chơi để các đại gia bán những tài sản cấp thấp cho các công ty mới, chất thêm gánh nặng trả nợ cho người mua và niêm yết chúng cùng với câu chuyện rằng cổ tức trong năm sẽ dẫn đến các khoản thu nhập trong tương lai. Như thường lệ, Lý Gia Thành là tổng đạo diễn. Công ty Cheung Kong Prosperity Reit của ông vào cuối năm 2005 đã huy động được 1,92 đôla Hồng Kông, tạo ra lợi tức hấp dẫn 5,3%. Tuy nhiên, cơ cấu nợ của Prosperity là không trả lãi tiền vay trong năm thứ nhất. Việc niêm yết công ty vẫn đi theo con đường vòng của các bố già cổ điển. Được bán với giá 2,16 đôla Hồng Kông, giá cổ phiếu của REIT tăng thêm 20% trong một ngày rồi tụt dốc đều đều mặc dù thị trường đang lên. Vào tháng 3 năm 2007, nó được giao dịch với giá 1,78 đôla Hồng Kông. Đầu năm 2004, Lý và chủ ngân hàng đầu tư của ông đưa ra một quảng cáo tương tự, với lợi ích phụ của Hutchison, về một công ty được gọi là Hệ thống và Truyền thông Vanda, cũng phất lên một thời gian ngắn rồi đổ vỡ, trước khi được bán lại cho tư nhân với giá chỉ bằng một nửa giá niêm yết. Cậu con trai Richard có lẽ bị một đòn đau nhất trong lịch sử Hồng Kông mà các nhà đầu tư thiểu số đã giáng vào công ty Pacific Century Cyber Works (PCCW) của anh ta. Tất cả các cổ phiếu tiếp quản từ Hongkong Telecom trong thời kỳ bong bóng Internet, đã rơi thẳng từ đỉnh xuống đáy, giá cổ phần của PCCW giảm 97%. Để có biện pháp tốt nhất, chàng Lý trẻ

tuổi theo đuổi một vụ hối lộ để niêm yết các tài sản bất động sản của PCCW, cũng leo lên đến đỉnh rồi tụt mạnh về giá cổ phiếu. Phản ánh về hành vi của Lý Gia Thành, cựu giám đốc điều hành của Morgan Stanley, Peter Churchouse bình luận: “Với tôi, đó hoàn toàn là sự bóc lột vô nhân đạo đối với một công chúng sùng bái ông ta, nhưng không biết rõ về ông ta.”

Tại sao mọi người không biết rõ là rất khó đo đạc lòng người. REIT là một ví dụ điển hình về các kiểu kinh doanh không mua cổ phần của các bố già. Lý Gia Thành của Cheung Kong chỉ quan tâm giữ 18,6% cổ phần niêm yết; với Hutchison ông đang nắm giữ 10,4%. Điều này có nghĩa là chính ông chủ sẽ chỉ sở hữu khoảng 10% những gì ông ta đang bán, một dấu hiệu rõ ràng là tài sản đã được định giá quá cao. Một số doanh nghiệp của các bố già, từng có giá trị khi các nhà đầu tư thiểu số mua cổ phần của chúng, là những doanh nghiệp mà ông chủ lớn sở hữu nhiều nhất, vì sau đó ông ta phải chia sẻ bất cứ thua thiệt hoặc lợi lộc nào. Ho không thể bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ với sự phán đoán kém cỏi của riêng họ, nhưng điều lạ lùng là nhiều người không hiểu rõ một quy tắc đơn giản như vậy. Anson Chan, thư ký trưởng của Hồng Kông dưới thời Chris Patten, sỉ vả Lý Gia Thành vì những trò hề của ông ta trên thị trường vốn sau khủng hoảng. Trong một số lần, bà nói rằng ông ta đã đe dọa các quan chức chính phủ và công chúng rằng ông sẽ rút tiền của mình ra khỏi Hồng Kông nếu các cơ quan điều chỉnh hành động chống lại cái mà ông coi là những lợi ích tốt nhất của “doanh nghiệp”. “Tôi rất không tôn trọng đa số các doanh nhân lớn ở Hồng Kông,” bà tức giận. Nhưng những lời dọa dẫm của Lý không có gì mới. Ông ta đã phát biểu như vậy năm 1990 khi đang cần có miễn trừ pháp lý đặc biệt cho Star Television mà sau đó ông kiểm soát. Hơn nữa, rất khó tin là Lý sẽ từ bỏ địa vị thống trị của mình trong những cartel bất động sản, phát điện, bán lẻ và hải cảng để cạnh tranh trong những thị trường rộng lớn hơn. Sau khi Hutchison đã có được khoản lợi nhuận trời cho 15 tỷ đôla từ việc bán cổ phần của nó ở doanh nghiệp điện thoại di động European Orange năm 1999, và ngay lập tức đặt số tiền đó vào các giấy phép 3G khắp thế giới, Lý cần dòng tiền mặt ở Hồng Kông của ông một lần nữa chảy ra nước ngoài, vào một doanh nghiệp thiếu vốn và đang làm ăn thua lỗ. Nếu không có doanh thu như vậy, Lý hoàn toàn có thể phải xóa sổ ba doanh nghiệp “số 3” mình trong những năm gần đây.

Thay vào đó, Lý đã bước vào năm 2007 với đế chế còn nguyên vẹn và đang mở rộng của mình, và tên tuổi của ông vẫn ở đầu danh sách những người giàu nhất châu Á của tạp chí Forbes. Ông cũng đứng đầu danh sách của năm 2006, ước tính là người giàu thứ mười trên thế giới. Tài sản cá nhân của Lý đã tăng từ 8,2 tỉ đôla lên 18,8 tỷ đôla, tính từ bảng xếp hạng gần nhất trước cuộc khủng hoảng châu Á, năm 1996. Không có đại gia Đông Nam Á nào được đánh giá cao trong số 25 tỷ phú hàng đầu năm 2006, và chỉ có hai gia đình anh em nhà Quách với 11,6 tỷ đôla và Lý Triệu Cơ với 11 tỷ đôla được ở trong số 50 tỷ phú hàng đầu. (Về điều này, hãy nhớ lại phần mở đầu, năm 1996 có 8 bố già trong nhóm 25 người giàu nhất thế giới, và 13 bố già trong nhóm 50 người giàu nhất thế giới.) Tuy nhiên, sự thay đổi này không cho thấy sự giàu có của các bố già châu Á đang giảm đi. Thay vào đó, họ đã bắt kịp những tỷ phú người Âu Mỹ; thị trường bất động sản của họ tiếp tục thịnh vượng cuối những năm 1990 và chỉ thụt lùi một thời gian ngắn vì sự bùng nổ toàn cầu của bong bóng Internet năm 2001. Chỉ cần nhìn vào giá trị tài sản ròng, 8 người Đông Nam Á giàu nhất trong danh sách 25 người giàu nhất thế giới năm 1996, sự giàu có của Lý Gia Thành vẫn tăng lên đáng kể bất chấp cuộc khủng hoảng. Bốn bố già đã duy trì được tài sản, 1 người đã chết và tài sản của ông ta đã được chia cho những người thừa kế, và chỉ có 2 người thua lỗ. Tài sản ròng tổng cộng của 8 bố già Đông Nam Á năm 2006 là 66,5 tỷ đôla so với 65,1 tỷ đôla ở thập kỷ trước. Vượt lên danh sách 8 bố già năm 2006 đó, nhiều đại gia Đông Nam Á khác đã tăng tài sản của họ lên một cách rõ rệt thông qua cơn khủng hoảng. Trong số những người được kể đến trong cuốn sách này, có Stanley Hà tài sản trong các doanh nghiệp cờ bạc của ông ta tăng đến 6,5 tỷ đôla; và Ananda Krishnan của Malaysia có tài sản tăng đến 4,3 tỷ đôla vào năm 2006. Theo quan điểm của một bố già, cuộc khủng hoảng châu Á không hề phóng đại tí nào có thể còn tồi tệ hơn nhiều.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.