Nữ thần báo oán

Chương 14: Chương XIII



Bà Sandbourne trở về vào giờ ăn trưa. Những tin tức bà mang về không vui. Cô Temple vẫn chưa hồi tỉnh, và cũng không thể chuyên chở được trong vòng vài ngày.

Sau khi thông báo như thế, bà trở lại côg việc của người phụ trách đoàn, tuyên bố chuyến du lịch tiếp tục như bình thường vào sáng mai, ai muốn trở về London thì bà sẵn sàng cung cấp giờ tàu để tùy định liệu. Còn chiều hôm nay, sẽ chia thành nhiều nhóm đi chơi gần, bà sẽ lo xe cộ.

Ra khỏi phòng ăn, giáo sư Wanstead kéo cô Marple ra chỗ vắng:

– Trừ khi cô muốn nghỉ chiều nay, nếu không, một giờ nữa tôi sẽ đón cô. Quanh đây có một nhà thờ khá đặc biệt, cô xem chắc sẽ thích.

– Xin vui lòng.

* * *

– Cô sẽ đi xem nhà thờ, và một làng nhỏ rất lạ – giáo sư nói.

– Ông tốt quá.

Cô Marple nghĩ là ông quan tâm chu đáo đến mình, chịu khó dẫn mình đi thăm đây đó, hấp dẫn hơn.

Ngồi trong chiếc xe thuê, thỉnh thoảng cô lại liếc mắt nhin người đồng hành. Xe đi qua làng, ra tới một con đường nhỏ, vòng vèo ven các ngọn đồi. Giáo sư quay lại nói:

– Thực ra chúng ta không đi xem nhà thờ.

– Tôi cũng bắt đầu ngờ ngợ. Vậy ta đi đâu?

– Bệnh viện Caristown.

– Cô Temple điều trị ở đó, phải không?

– Phải. bà Sandbourne mang về một bức thư của ông giám đốc, và tôi vừa liên lạc bằng điện thoại với ông ấy.

– Cô ấy thế nào?

– Không tốt lắm, và tôi e là khó khỏi. Cô vẫn chưa tỉnh, nhưng rất có thể có những thoáng chợt tỉnh táo.

– Tại sao ông đưa tôi đến đó? Tôi không quen thân, mới chỉ gặp nhau lần đầu trong chuyến đi này.

– Tôi biết. Nhưng trong một lúc chợt tỉnh, cô ấy đã yêu cầu gặp cô.

– Sao có chuyện ấy nhỉ? Mới quen sơ sơ. Tuy vậy, nếu cô ấy chết thì tôi rất buồn, vì cô ấy có vẻ là một phụ nữ đáng quý. Hình như cô chuyên về toán, nhưng có hiểu biết rất rộng, và là một nhà giáo dục thực sự đúng với ý nghĩa của nó. Tuy đã nghỉ hưu, cô vẫn còn uy tín trong giới giáo. Cái tai nạn chết tiệt … Nhưng chắc ông chẳng muốn nhắc lại nó nữa ?

– Trái lại, tôi còn thông báo cho cô những tình tiết. Như đã biết, cô Temple bị một tảng đá rơi từ trên đường dốc lao xuống đường mòn phía dưới. Đành rằng việc này thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Tuy nhiên, có người đã nói với tôi rằng trong tai nạn này có một điểm lạ lùng.

– Ai nói?

– Joanna Crawford và Emlyn Price. Cô gái có cảm giác rõ ràng – nếu không nói là chắc chắn – rằng có một người nào đó trên mỏm đá cao. Cô đang cùng Emlyn leo con đường hẹp chạy quanh đồi, đến một chỗ ngoặt chợt trông thấy một bóng người in trên nền trời. Người lạ – cô không phân biệt được rõ là đàn ông hay đàn bà – đang cố đẩy một hòn đá to đã bắt đầu lung lay, rồi rơi hẳn ra và lăn xuống dốc. Cô Temple lúc đó đang đi ở đường dưới, đúng chỗ tảng đá rơi.

– Joanna không thể xác định bóng người đó là đàn ông hay đàn bà?

– Không. Cô ta chỉ khẳng định người đó mặc chiếc áo thun kẻ ô vuông nhỏ và đen. Hơn nữa, người này đã quay lại ngay và biến mất trong rừng đá. Cô ta nghĩ có thể là đàn ông, nhưng không chắc.

– Cô ta có cảm tưởng là một vụ mưu sát cô Temple?

– Càng nghĩ cô ta càng tin như thế. Cậu Price cũng cùng một ý kiến.

– Chắc ông chưa có một ý niệm gì về lai lịch người lạ đó?

– Chưa. Họ cũng không. Có thể là một người trong đoàn, cũng có thể là người nào khác biết là đoàn dừng ở đây và lợi dụng cơ hội để tiến hành mưu sát. Ngày nay bọn sùng tín bạo lực không ít, hoặc là một kẻ thù bí mật;

– Kẻ thù bí mật. Nghe có vẻ ly kỳ.

– Đúng vậy. Ai có thể đang tâm giết một cô hiệu trưởng đang kính? Ta phải tìm lời đáp cho câu hỏi ấy. Có thể cô Temple sẽ chỉ dẫn cho ta tìm đúng đường . Có thể cô ấy đã nhận được mặt cái kẻ đứng trên đầu mình trong lúc cô đang leo dốc. Cô ấy cũng có thể cho biết ai là người muốn hại mình.

– Khó lắm.

– Đành thế. Nhưng nghĩ cho kỹ, hiệu trường là người tiếp xúc với nhiều loại người. Một số đông học sỉnh đã qua tay cô ấy, do đó cô có thể biết nhiều chuyện. Ví dụ, những chuyện tình vụn trộm của các cô gái, mà cha mẹ không biết. Từ hơn chục năm nay, chuyện ấy là thường. Người ta nói con gái ngày nay vào đời sớm hơn xưa. Về mặt sinh lý, điều đó đúng. Nhưng ở một khía cạnh khác, họ lại chậm trưởng thành. Thế nhưng, giống hệt trẻ con, họ lại muốn được coi là người lớn, muốn được tự do làm những điều mà cho là của người trưởng thành. Chính cách xử sự đôi khi dẫn đén bi kịch.

– Ông định nói trường hợp cụ thể nào?

– Không. Tôi chỉ nghĩ, khó lòng cô Temple lại có một kẻ thù riêng, một kẻ thù quyết liệt đến mức phải giết cô. Tôi nghĩ …..

Giáo sư ngừng lời, nhìn côMarple.

– Cô đặt giả thuyết gì không?

– Không. Nhưng tôi hiểu ý kiến của ông rồi. Theo ông, cô Temple có thể là người biết một bí mật gì nguy hại cho người thứ ba…

– Vâng. Đúng như thế.

– Nếu vậy, ta có thể gaỉ thử là một người nào đó trong đoàn đã nhận ra cô ấy. Cô ấy thì không nhận ra “kẻ thù”, vì nhiều năm đã trôi qua từ khi gặp nhau lần đầu. Nhưng … ta hãy trở lại chiếc áo thun ô vuông.

– Cô có ý kiến gì?

– Theo mô tả, đó là một cái áo đặc biệt. Đặc biệt đến mức Joanna chú ý ngay và nhớ ngay.

– Điều ấy gợi cho cô suy nghĩ gì?

– Gợi cho tôi nghĩ đến một lá cờ – cô Marple đáp, vẻ mơ màng. Một cái áo mà người ta không thể không chú ý, phải ghi nhớ, nhận ra ngay …

– Tôi hiểu cô định nói gì rồi.

– Khi ta mô tả một người nhìn từ xa, điều đầu tiên được chú ý, là quần áo. Ví dụ: mũ bê rê đỏ, áo khoác tím, áo vét da, áo thun ô vuông đỏ và đen. Những cái đó rất dễ nhận và người nào đã mặc nó một lúc nhất định rồi cởi nó ra , đốt nó đi, vứt nó vào sọt rác, hoặc gói vào rồi đem gửi bưu điện, thì hắn lại trở lại quần áo bình thường, không ai nhận ra. Vậy chiếc áo thun ô vuông đã được ai đó cố tình mặc lúc xảy ra tai nạn với cô Temple.

– Lập luận có vẻ đúng, nhất là trường trung học Fallowfiel cách đây không xa, khoảng mười lăm dặm. Vùng này có thể nói là lãnh địa của cô Temple, cô quen biết nhiều người ở đây, và chắc chắn ai cũng biết cô.

– Như vậy phạm vi tìm tòi của chúng ta càng thêm rộng. Tôi cho nhiều khả năng kẻ phạm tội là đàn ông. Tảng đá, nếu đúng là bị cố tình bẩy ra, đã lao xuống rất chính xác, phải là đàn ông mới làm được. Như đã nói lúc nẫy, người nhận ra cô Temple, có thể là người trong đoàn du lịch ngồi trong xe, song cũng có thể bị ai đó bắt gặp ngoài phố. Một cô học trò cũ chẳng hạn, mà cô không nhớ vì qua lâu ngày. Nhưng cô học trò thì phải nhận ra cô hiệu trưởng cũ, và một phụ nữ sáu mươi tuổi thì cũng không khác lắm so với lúc năm mươi hay năm nhăm. Cô học trò đó biết là cô hiệu trưởng nắm được bí mật gì của mình, có thể gây hại, thậm chí là mối nguy nghiêm trọng với mình. Tiếc rằng tôi không thuộc vùng này lắm. Ông có hơn gì tôi về mặt này không?

– Tiếc rằng tôi cũng không. Và nếu không gặp cô, tôi còn mù mờ hơn. Vậy cô không biết chính xác cô đến nơi đây để làm gì. Thế mà ông Rafiel lại thu xếp cô đến đây, và chúng ta gặp nhau. Chúng ta đã dừng chân nhiều nơi, nhưng ông ấy muốn ta gặp nhau ở đây, và để cô qua hai ngày ở Lâu đài Cổ. Điều ấy có lý do gì cụ thể?

– Chắc ông ấy mong tôi nắm được một số sự việc đến nay chưa biết.

– Về những vụ án mạng từng xảy ra ở đây những năm qua? – Giáo sư hỏi với vẻ nghi ngờ. Thực ra ở vùng này các sự việc xảy ra cũng không khác gì các nơi khác ở khắp nước Anh, và thường đã xảy ra là xảy ra hàng loạt. Một cô gái bị tấn công và bóp cổ chết, rồi đến một cô khác cũng bị như thế cách đó không xa, rồi một cô nữa chết trong hoàn cảnh tương tự. Người ta thông báo có hai cô gái bị mất tích, ở Jocelyn – Sainte – Marie. Một là cái cô thường thấy cặp kè với Michael Rafiel, sáu tháng sau mới tìm thấy xác cách đây ba mươi dặm.

– Còn cô thứ hai?

– Là Nora Broad. Cô này luôn bị bọn con trai quấy nhiễu. Xác vẫn chưa tìm ra, nhưng chắc sẽ có ngày. Có trường họp phải hai mươi năm sau mới thấy. Nhưng ta đến Carristown rồi, bệnh viện kia.

Cô Marple đi theo giáo sư Wanstead. Một cô thường trực ngồi sau quầy đứng lên đón họ:

– Ồ! Giáo sư đây rồi. Còn đây chắc là cô Marple? Cô y tá trưởng Barker sẽ đưa các vị đi.

– Cô Temple ra sao?

– Hình như không khả quan. Song để tôi giới thiệu các vị với cô Barker, cô ấy rõ hơn tôi.

Y tá trưởng là một phụ nữ cao, gầy, mắt sắc, giọng nghiêm nghị:

– Tôi cần nói trước vài điều với cô Marple. Bệnh nhân vẫn còn hôn mê, chỉ có vài thoáng hơi tỉnh. Lúc đó, cô ấy nói được vài từ, không thể yêu cầu hơn. Chắc giáo sư đã nói cô biết là trong một lúc hồi tỉnh ấy, bệnh nhân đã gọi tên cô. Và nói tiếp:” Tôi muốn gặp”. Sau đó lại rơi vào vô thức. Bây giờ tôi yêu cầu các vị ở lại một thời gian trong phòng bệnh để đón lúc nào cô ấy tỉnh và nói gì. Vì các vị không phải họ hàng gần, tôi xin được nói thẳng: tình hình bệnh nhân tiến triển xấu, ngày càng yếu đi, thậm chí có thể không tỉnh lại lần nào nữa. Tuy nhiên, cứ nên có người trực bên cạnh, phòng có lúc bệnh nhân tỉnh và muốn nói. Không nên có nhiều người. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn bố trí một cô y tá thường xuyên có mặt, nhưng ngồi một chỗ bệnh nhân không nhìn thấy. Nếu bệnh nhận tỉnh dậy, chỉ thấy một người, lại là người quen biết và cô ấy đang chờ đợi, thì sẽ yên tâm hơn. Tôi nói vậy, các vị đã rõ chưa?

– Rõ rồi. Vâng, tai tôi hơi nặng, không nghe rõ như trước, nhưng nếu ngồi sát giường, chắc sẽ nghe được những gỉ cô Temple nói.

– Tốt. Nếu giáo sư Wanstead ở lại trong phòng chờ dưới nhà, chúng tôi sẽ gọi ông khi cần thiết. Nào, bây giờ cô Marple theo tôi ….

Phòng bệnh nhân hẹp, sáng mờ mờ. Elizabeth Temple nằm trên giường như một bức tượng. Tuy nhiên, cô không có vẻ đang ngủ. Cô y tá cúi xuống một lát, rồi ra hiệu cho cô Marple ngồi xuống ghế kê sát đầu giường bệnh nhân. Rồi cô ta lặng lẽ đi thẳng ra cửa, một cô y tá trẻ, ngồi sau bức bình phong, thò đầu ra. Y tá trưởng dặn:

– Cô Edmond, nếu cần thì gọi tôi, còn bây giờ, hãy giúp cô Marple.

Cô Marple ngồi vào ghế, mắt chăm chăm nhìn bệnh nhânlòng băn khoăn không rõ có đạt được gì không.

Mười phát trôi qua, rồi hai mươi phút. Nửa tiếng. Đột nhiên giọng cô Temple thốt lên, khe khẽ và hơi khàn, nhưng rõ:

– Cô Marple?

Elizabeth Temple mở mắt, nhìn người ngồi đầu giường:

– Cô khoẻ …. cô Marple?

– Khoẻ.

– Henry thường nói về cô.

– Henry?

– Henry Clithering, bạn tôi.

– Tôi có quen ông ấy, cô Marple nhẹ nhàng đáp.

– Tôi nhớ ra tên cô … khi xem danh sách hành khách. Và tôi nghĩ cô có thể giúp chúng tôi tìm ra sự thật. Rất quan trọng, tuy việc xảy đã lâu.

Giọng người bệnh hơi lả đi, mắt nhắm hờ. Cô y tá đi ngang phòng, cầm chiếc cốc trên bàn đặt lên môi người bệnh. Cô Temple nhấp một ngụm, rồi gật đầu ra hiệu đã uống đủ. Cô y tá đặt cốc, trở về chỗ. Cô Marple:

– Nếu tôi giúp được gì, xin sẵn sàng.

– Cảm ơn.

Cô Temple nhắm nghiền mắt đến hai, ba phút, rồi lại mở.

– Ai? Cần phải biết. Cô hiểu tôi định nói ai?

– Tôi đoán. Một cô gái bị giết. Nora Broad?

Cô Temple khẽ chau mày:

– Không, cô khác kia. Verity Hunt.

Rồi im lặng. Rồi:

– Cô Marple, cô nhiều tuổi hơn lúc Henry nói về cô. Nhưng cô vẫn có khả năng tìm ra sự thật chứ?

Cô Temple hơi cao giọng, nói tiếp:

– Cô nói đi ….. tìm được? Tôi không còn bao lâu nữa, tôi biết ….. có thể nguy hiểm cho cô. Nhưng cô sẽ tìm ra, chứ ?

– Với sự giúp đỡ của Chúa, tôi sẽ tìm ra sự thật.

Mắt cô Temple lại nhắm nghiền, trên môi thoáng một nụ cười.

– Tảng đá to, cô lẩm bẩm. Tảng đá của thần chết …

– Ai đẩy xuống?

– Không biết. Không quan trọng …. Chỉ cần Verity.

Thân hình người bệnh doãi dần ra:

– Vĩnh biệt. Nhờ cô cố gắng …

Đôi mắt lại nhắm. Cô y tá lại gần, bắt mạch. Rồi ra hiệu cho cô Marple đi theo ra ngoài.

– Cô ấy đã hết sức rồi, và chắc sẽ không hồi tỉnh lại ngay. Có thể không bao giờ nữa .

* * *

– Cô biết được điều gì không? Giáo sư hỏi, khi bước lên xe cùng cô Marple.

– Một cái tên, Verity. Đúng tên cô gái là như thế?

– Phải. Verity Hunt.

* * *

Một giờ rưỡi sau, Elizabeth Temple chết.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.