Lúc hai ông cháu trở về nhà, mặc dù đã trải qua mọi chuyện khó chịu trong ngày, Vônca vẫn cảm thấy phấn khởi.
Cuối cùng, nó đã nghĩ ra cách giải quyết số tài sản nhiều vô kể trút như mưa xuống đầu nó ( 1.
Trước hết, Vônca hỏi ông Khốttabít xem ông có thể biến thành vô hình – trước mắt người ngoài – tất cả những người chăn dắt cùng với đàn voi, lạc đà, lừa và toàn bộ các thứ hàng vận chuyển được không.
Cậu chỉ cần ra lệnh là mọi việc sẽ được thực hiện trong chớp mắt. – Ông Khốttabít sẵn lòng đáp.
Tốt lắm – Vônca nói. – Vậy thì xin ông hãy biến tất cả người chăn dắt, súc vật, hàng vận chuyển thành vô hình, sau đó chúng ta đi ngủ. Sáng mai, chúng ta sẽ phải dậy cùng lúc với mặt trời mọc.
– Xin tuân lệnh Thế rồi những người tụ tập trong sân để xem đoàn Súc (1) Nguyên bản: ụ.. trút như tuyế ttro) vổng đầu “ 1 – N.D.
Vật vận chuyển ồn ào và kỳ lạ bỗng thấy cái sân hoàn toàn trống không và mọi người tản về nhà sau khi quên ngay lập tức đoàn súc vật vận chuyển nọ.
Vônca ăn tối qua loa, cởi nhanh quần áo và khoan khoái nằm dài trên chiếc giường mát mẻ.
Còn ông Khốttabít thì quyết định nghiêm chỉnh tuân thủ tập quán lâu đời của các ông thần là biến thành vô hình và nằm ngay ở ngưỡng cửa để bảo vệ sự yên tĩnh cho vị cứu tinh trẻ tuổi của mình. Vônca đã toan bắt đầu cuộc nói chuyện nghiêm chỉnh với ông già Khốttabít thì cửa ra vào bỗng mở toang và bà nội, như thường lệ, đi vào chúc cậu cháu của mình ngủ ngon, liền vấp phải ông Khốttabít vô hình, ngã uỵch xuống sàn nhà.
– Con hiểu không, có một cái gì đó nằm ở cửa này!
Bà giải thích với bố Vônca khi ông nghe tiếng động mạnh bèn chạy vào.
– Cái gì đó nằm ở đâu hả mẹ? – Bố Vônca hỏi. – Và cái gì đó trông nó ra sao ạ?
– Aliôsenca (I), cái đó hoàn toàn không thể trông thấy được.
– Mẹ ơi, thế là mẹ vấp phải chỗ trống không, có phải không ạ? – Bố Vônca mỉm cười hóm hỉnh, ông hài lòng khi thấy mẹ không hề bị đau khi ngã.
(1) Tên gọi thân mật của ông Alếchxây – N.D.
– Thì ra mẹ vấp vào chỗ trống không, con trai của mẹ ạ. – Bà bối rối đáp và đến ngập ngừng, bà ngượng ngùng phì cười.
Bố và bà nội chúc Vônea ngủ ngon rồi đi ra.
. Còn ông Khốttabít thì đã thận trọng chuyển vào nằm dưới giường Vônca. Ở đây, chẳng còn phải lo có ai giẫm vào người mình nữa. Vả lại, nằm như thế càng gần Vônca hơn.
Cả hai nhân vật chính của chúng ta nằm im một lúc.
Vônca vẫn chưa biết nên bắt đầu cuộc nói chuyện tế nhị sắp tới như thế nào đây.
Chúc cậu ngủ ngon! – Từ dưới gầm giường, ông Khốttabít nói với giọng đầy thiện ý.
Vônca hiểu rằng đã đến. lúc phải bắt đầu.
– Ông Khốttabít ơi, – nó thò dầu từ trên giường xuống và nói, cháu cần phải nói chuyện với ông một chút.
– Có phải về chuyện những món quà của ta hôm nay không? – Ông Khốttabít hỏi với vẻ lo lắng và thở dài đánh sượt khi Vônca gật đầu xác nhận.
– Ông Khốttabít thân mến, cháu muốn biết cháu có được quyền sử dụng những món quà của ông theo ý cháu không ạ?
– Dĩ nhiên là được.
Cho dù cháu sử dụng những món quà ấy như thế nào, ông cũng không giận cháu chứ
– Không đời nào, hời cậu Vônca? Lẽ nào ta dám giận người đã giúp ta nhiều điều như thế!
Ông Khốttabít, nếu ông cảm thấy không có gì trở ngại thì ông hãy thề đi.
– Ta xin thề! – ông Khốttabít
Khốttabít nói với giọng khàn khàn ở dưới giường sau khi ông đã hiểu rằng chẳng phải vô cớ mà Vônca lại nói tới chuyện này.
– À thế thì hay lắm? – Vônca mừng rỡ. – Thế có nghĩa là ông sẽ không giận nếu cháu hoàn toàn chẳng cần đến những món quà ấy, mặc dù cháu rất biết ơn ông.
– Ôi khổ thay cho ta? – ông Khốttabít rên rỉ đáp lại. – Cậu lại từ chối những món quà của ta rồi?… Nhưng đây có phải là những tòa lâu đài đâu! Hởi cậu Vônca, cậu thấy đấy ta chẳng tặng cho cậu những lâu đài nữa. Cậu cứ nói phứt đi cho rồi: cậu coi khinh những món quà mà kẻ đầy tớ trung thành của cậu mang tặng.
– Ông Khốttabít, ông hãy tự suy xét xem, vì chình ông là một ông già rất thông minh: cháu cần đến vô số châu báu ấy làm gì nào?
– Để trở thành người giàu nhất trong tất cả những người giàu có là cái cậu có thể làm! – Ông Khốttabít giải thích với giọng đay nghiến. – Hay cậu lại bảo rằng cậu không muốn trở thành người giàu nhất nước mình? Cậu dám bảo thế lắm, hởi cậu thiếu niên khó tính nhất và khó hiểu nhất trong tất cả các cậu thiếu niên mà ta đã từng gặp! Có tiền là có quyền lực, có tiền là có vinh quang, có tiền là có bạn bè, muốn bao nhiêu cũng được? Tiền là như vậy đó. Ai cần đến cái thứ bạn bè mua bằng tiền, cái thứ vinh quang mua bằng tiền hả ông. Ông chỉ làm cho cháu buồn cười thôi ông Khốttabít ơi? Vinh quang nào lại có thể mua được bằng tiền, chứ không phải bằng lao động lương thiện vì lợi ích của Tổ quốc mình?
Cậu quên mất rằng tiền đem lại quyền lực bảo đảm nhất và chắc chắn nhất đối với mọi người, hởi người trẻ tuổi hay tranh cãi cù nhầy?
– Chuyện đó chỉ có ở nước Mỹ thôi, chứ không thể có ở nước chúng cháu.
..
– Chắc cậu lại sắp sửa bảo rằng ở nước các cậu, mọi người đều không muốn làm giàu, ha ha ha! – Ông Khốttabít tưởng rằng ông đã nói lên một ý rất cay độc.
– Không, không phải đâu? – Vônca kiên nhẫn đáp.
– Ơ nước chúng cháu, người nào làm lợi nhiều cho Tổ quốc thì kiếm được nhiều tiền hơn so với người làm lợi ít cho Tổ quốc. Dĩ nhiên, mỗi người đều muốn kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng phải kiếm tiền bằng lao động lương thiện kia.
– Cứ cho là thế đi? – Ông Khốttabít nói. – Ta hoàn toàn không có ý định đẩy người bạn yêu quý của mình vào con đường kiếm tiền bất chính. Nếu cậu không cần những thứ châu báu này thì cậu hãy đổi chúng thành tiền và dùng số tiền ấy cho vay lấy lãi. Cậu phải đồng ý với ta rằng cho những người cần tiền vay lấy lãi là một việc làm rất đáng trọng. – Ông điên mất rồi! – Vônca phẫn nộ.
– Ông quả là không hiểu những điều ông nói? Một người Xôviết bỗng nhiên lại biến thành một kẻ cho vay nặng lãi! Vả lại, bây giờ ai còn thèm đến với một tên hút máu như thế, thậm chí nếu tên đó bỗng nhiên xuất hiện ở đâu đấy? Nếu một người ở nước chúng cháu cần tiền thì có thể vay ở quỹ tương trợ hoặc vay bạn bè. Còn kẻ cho vay nặng lãi thì đó chính là một tên hút máu, một tên ăn bám, một tên bóc lột đê tiện, như thế đấy!
Mà ở nước chúng cháu thì không có và sẽ không bao giờ có những kẻ bóc lột. Đủ lắm rồi! Vào thời tư bản, bọn bóc lột đã hút no máu nhân dân nước chúng cháu.
– Vậy thì, – ông Khốttabít đã hơi chán nản song vẫn chưa chịu thua, – cậu hãy mua thật nhiều hàng hóa và mở các cửa hàng của mình trong khắp thành phố. Cậu sẽ trở thành một thương gia nổi tiếng và mọi người sẽ kính trọng cậu.
– Chẳng lẽ ông không hiểu rằng nhà buôn tư nhân cũng là một hạng bóc lột ở nước chúng cháu, việc buôn bán do nhà nước và hợp tác xã đảm nhiệm. Còn kiếm tiền bằng cách buôn bán trong cửa hàng của mình thi…
– Hừm! – ông Khốttabít làm ra vẻ đồng ý với Vônca. – Cứ tạm cho rằng cậu nói đúng đi. Vậy sản xuất ra các thứ hàng hóa khác nhau thì ta hy vọng đó là một việc làm lương thiện chứ
– Dĩ nhiên rồi! ông thấy chưa, – Vônca mừng rỡ, – ông bắt đầu hiểu ý cháu rồi đấy!
Rất sung sướng? – Ông Khốttabít nhếch mép cười chua chát. – Ta nhớ có lần cậu nói với ta rằng ông bố rất đáng kính của cậu đang làm đội trưởng ở một nhà máy. Có đúng thế không?
– Đúng ạ?
– Ông bố cậu là người to nhất trong nhà máy ấy?
– Không, không phải là to nhất đâu. Bố cháu chỉ là đội trưởng thôi, trên bố cháu còn có phân xưởng trưởng này, giám đốc này.
– Thế này nhé, – Ông Khốttabít đắc thắng kết thúc ý nghĩ của mình, – với vô số của cải mà ta tặng cậu, cậu có thể mua cho ông bố tuyệt vời của cậu cái nhà máy mà ông đang làm việc và còn có thể mua nhiều nhà máy khác nữa.
Nhà máy ấy cũng thuộc về bố cháu.
Nhưng hỡi cậu Vônca con trai của Aliôsa, chính cậu vừa mới nói…
Nếu ông muốn biết thì cháu xin nói rằng bố cháu làm chủ cả cái nhà máy bố cháu đang làm việc, cả toàn bộ những nhà máy và xí nghiệp khác, cả toàn bộ những hầm mỏ, xí nghiệp mỏ, đường sắt, ruộng đất, sông ngòi, núi non, cửa hàng, trường phổ thông, trường đại học, câu lạc bộ, cung điện, nhà hát, công viên và rạp chiếu bóng trong cả nước.
Toàn bộ những thứ đó cũng thuộc về cháu, cũng thuộc về Gienca Bôgôrát, cũng thuộc về bố mẹ cậu ấy, cũng…
Cậu muốn nói rằng ông bố của cậu có những hội viên cùng công ty phải không?
– Đúng đấy, những hội viên cùng công ty? Hơn hai trănm triệu hội viên cùng công ty hoàn toàn bình đẳng với nhau Số dân nước chúng cháu có bao nhiêu thì số hội viên cùng công ty có bấy nhiêu!
– Đất nước của cậu thật kỳ lạ và khó hiểu đối với đầu óc ta. – Ông Khôttabít lầm bầm ở dưới gầm giường và im bặt.
Tảng sáng hôm sau, tiếng chuông điện thoại đã dựng dậy khỏi giường ông chủ nhiệm chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở quận. Người ta gọi ông cấp tốc tới văn phòng.
Lo lắng vì cú điện thoại sớm như vậy, ông chủ nhiệm phóng ngay tới phòng làm việc và thấy ở sân tòa nhà được dùng làm trụ sở của chi nhánh ngân hàng rất nhiều voi, lạc đà và lừa chở các kiện hàng nặng.
Có một công dân muốn đóng góp… – Người thường trực bối rối báo cáo vái ông chủ nhiệm.
– Đóng góp? – ông chủ nhiệm ngạc nhiên. – Vào lúc sáng tinh mơ như thế này?… Đóng góp gì vậy?
Để đáp lại, ngươi thường trực lặng lẽ chìa cho ông chủ nhiệm một tờ giấy xé trong cuốn vở học trò, trên đó viết đầy chữ với nét chữ trẻ con rắn rỏi.
Ông chủ nhiệm đọc tờ giấy và yêu cầu người thường trực cấu vào tay ông. Người thường trực bối rối thực hiện yêu cầu ấy. Ông chủ nhiệm nhăn mặt vì đau, sau đó lại nh ìn tờ giấy và nói:
– Khó tin. Thật là khó tin?
Một công dân muốn giấu tên đã hiến cho Ngân hàng Nhà nước tùy ý sử dụng vào bất cứ nhu cầu nào hai trăm bốn mươi sáu kiện vàng, bạc và đá quý với tổng giá trị là ba tỷ bốn trăm sáu mươi bảy triệu một trăm ba mươi lăm nghìn bảy trăm lẻ ba rúp mười tám cô ếch.
Số tiền trên có thể thêm vài chục rúp nữa, nhưng Vônca đã giữ lại ba đồng tiền vàng để bịt răng vàng cho bà nội…
Nhưng điều đáng kinh ngạc nhất đã xảy ra một phút sau đó. Thoạt tiên các con vật chở châu báu, sau đó những người chăn dắt con vật, rồi đến số châu báu được chở trên lưng các con vật ấy bỗng lắc lư, trở nên trong suốt như không khí và tan ra như hơi nước trong khoảng không. Một làn gió mát ban mai đã cuốn khỏi tay ông chủ nhiệm đang sửng sốt tờ giấy hiến của, thổi nó lên cao trên tòa nhà và mang đi về một hướng nào không rõ. Nhưng chẳng mấy chốc tờ giấy ấy đã bay qua cửa sổ mở, vào căn phòng Vônca Côxtacốp đang ngủ tít thò lò, gắn vào cuốn vở mà nó vừa được xé ra và lại hoàn toàn không có một chữ nào trên đó.
Nhưng như vậy vẫn chưa phải là hết. Hoàn toàn không thể hiểu nổi tại sao chuyện đó lại xảy ra, nhưng cả các nhân viên chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở quận, cả các người hàng xóm cùng nhà Vônca, thậm chí cả Vônca nữa đều không một lần nào sau đó nhớ đến đoàn súc vật vận chuyển kỳ lạ nọ. Dường như có ai đó đã xóa sạch chúng khỏi trí nhớ của họ.