Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống
Chương 15: Bạn có bằng lòng đổi cái bạn có lấy 1 triệu mỹ kim không?
Một bữa kia, tôi hỏi một bạn thân là ông Harold Abbott, ở Webb City, xứ Missouri, xem ông làm thế nào mà không bao giờ thấy ông phải bận trí. Để trả lời, ông kể một câu chuyện lý thú đến nỗi tôi còn nhớ mãi đến bây giờ, mặc dầu thoạt nghe có vẻ đùa! Chuyện là thế này:
“Trước kia, tôi hay lo nghĩ, như từ ngày chứng kiến một việc xảy ra tại West Dougherty tôi đã mất hắn thói ấu. việc xayra không đầy mười dây đồng hồ, nhưng khoảnh khắc đó đã dạy tôi nhiều về nghẹ thuật sống, hơn là mười năm qua. Hồi đó tôi sống một thời kỳ khó khăn. Từ hai năm, tôi làm chủ một ngôi nhà hàng tạp hoá nhỏ, nhưng sự buôn bán không được phát đạt. Bởi vậy số vốn ngày càng hụt dần và tôi đã nợ nhiều. Sau cùng đành phải đóng cửa hiệu. Một sáng kia, tôi đến Ngân hàng Thương Mại và Kỹ nghệ để vay một số tiền nhỏ làm lộ phí tới Kannas City, tìm việc làm. Tôi đang thẫn thờ như người không hồn, bỗng thấy tiến tới một ông già cụt cả hai chân. Ông ngồi trên miếng gỗ có bốn bánh xe, còn tay thì chống hai khúc cây nhỏ để đẩy. Ông đẩy qua một ngã tư và ngả thân ra đằng sau hầu ghếch miếng ván lên vỉa hè, thì vừa lúc ông bắt gặp mắt tôi đang nhìn.
Lập tức, ông già đánh thương này nhoẻn cười và bảo tôi: “Trời hôm nay đẹp quá nhỉ”.
Tôi trố mắt ngạc nhiên và đột nhiên tôi nhận thấy tôi còn hạnh phúc hơn biết bao người, tôi tự nhiên thấy ngượng vì đã yếu hèn. Tôi còn hai chân, tôi còn đi được. Nếu con người mất cả hai chân kia còn có thể sung sướng, vui vẻ và tự tin được, thì toio, một người đủ cả hai chân, có lý gì lại không sung sướng, tự tin như ông ta. Tôi cảm thấy không khí dồn vào phổi tôi. Trước đó, tôi định đến ngân hàng vay một trăm mỹ kim nhưng bây giờ tôi sẽ quyết sẽ vay hai trăm. Trước tôi tính sẽ nói là muốn đi Kanass City để may ra tìm được một việc làm. Nhưng bây giờ tôi nói giọng chững chạc rằng tôi đến Kanass City để làm việc. Người ta cho tôi vay ngay hai trăm mỹ kim và một giờ sau, khi đến Kanass City, tôi đã xin được một chỗ làm khá tốt’.
Tôi có dịp làm quen với Eddie Rickenbaker, một phi công trẻ tuổi. Có một lần, phi cơ anh bị hạ. Anh và các bạn chen chúc nhau trên một chiếc bè cao su, lênh đênh trên mặt nước bao la của Thái Bình Dương, không nước iống cũng không lương thực, dưới ánh mặt trời nóng như thiêu đốt, không hy vọng sẽ được cứu vớt. Như thế trong hai mươi mốt ngày. Anh nói với tôi rằng sự thử thách này đã cho anh thấy một điều cực kỳ quan trọng: khi bạn có nước ngọt để uống, đủ thức ăn để đầy dạ dầy; bạn không có quyền ta thán nữa.
Tờ Times có đăng một bài nói về một sĩ quan bị trọng thương ở Guadalcannal. Cổ anh bị một mảnh trái phá thủng, máu mất nhiều, thầy thuốc phải tiếp máu bảy lần mới cứu sống được anh. Không nói được, anh viết vào một miếng giấy hỏi xem anh “có thể qua khỏi không?”Viên y sĩ trả lời “được” . Anh hỏi câu thứ hai: “Sau này tôi có thể nói được không?” Thầy thuốc lại trả lời có. Tức thì anh viết xuống giấy những nét rắn rỏi: “Thế tại sao cứ vô lý mà lo mãi?”.
Đọc đến đây, bạn cũng thử tự đặt câu hỏi xem? Rất cơ thể bạn sẽ khám phá ra rằng chính bạn cũng nhiều khi lo lắng vì những lý do chậm vô lý.
Chừng mười phần trăm những trường hợp xẩy ra trong đời sống chúng ta là những trường hợp bất lợi. Muốn súng sướng ta chỉ cần chú trọng đến chín mươi phần trăm những trường hợp khổ cực đi. Trái lại, nếu cứ muốn lo nghĩ, cáu kỉnh khi mắc bệnh ung thư thì cứ việc mà nghĩ luôn luôn đến mười phần trăm trường hợp khổ cực.
Ông Jonathan Swift, tác giả cuốn “Gulliver phiêu lưu ký”, là một người theo chủ nghĩa bị quan cực đoan chưa từng thấy trong lịch sử văn chương Anh Cát Lợi. Ông tiếc đã sinh ra làm người, đến nỗi luôn luôn mặc đồ đen và nhất định nhịn đói trong những lễ sinh nhật của ông. Vậy mà con người có bệnh thất vọng cố cựu này cũng công nhận rằng tính tình vui vẻ và sự vui sống là thuốc bổ nhất cho sức khoẻ của con người.
Chính ông đã tuyên bố rằng: “Những bác sĩ mát tay nhất thế giới là điều độ, bình tĩnh và vui vẻ”.
Theo đó, ta thây rằng mỗi chúng ta đều có thể sáng, chiều hoạc bất cứ lúc nào, để cho viên bác sĩ “vui vẻ” săn sóc. Như vậy là luôn luôn dùng đến những tài sản mà ngỡ là không có, nhiều hơn gấp bội kho báu của chàng Ali-baba.
Bạn có chịu bán hai con mắt bạn lấy một tỉ mỹ kim không? Bạn chỉu đổi chân bạn, hai tay, hai tai của của lấy bao nhiêu tiền? Hãy làm con tính cộng và bạn sẽ thấy rằng tài sản của bạn chẳng kém gì đống vàng của Ford, Rockfeller và Pierpont Morgan góp lại.
Nhưng chúng ta đã chấp nhận thấy giá trị của hạnh phúc chúng ta sẵn có chưa? Nhất định là chưa! Ông Schopenhauer đã nói: “Chúng ta ít khi nghĩ đến những cái chúng ta có, mà chỉ nghĩ đến những cái mà ta không có là nguyên nhân hầu hết những thảm trạng đời ta. Chính nó đã gây ra nhiều sự đau khổ hơn bất cứ trận chiến tranh hay bệnh thiên thời nào trong lịch sử trái đất này.
Thí dụ ông John Palmer. Từ một người hiền hậu như trăm ngàn người khác, ông thành ra một ông già cẩu nhẩu cầu nhầu và phá hoại hạnh phúc gia đình ông. Ông John Pảlmer ở số 30 Đại lộ Paterson, tỉnh New Jersey, đã thuật với tôi rằng:
“Ita lâu sau ngày được giải ngũ, tôi tự lập cơ nghiệp. Tôi làm việc đầu tắt mặt tối suốt ngày đêm. Lúc đầu khá lắm. Nhưng rồi những rắc rối cứ kế tiếp nhau xảy ra. Tôi không thể nào mua được những đồ phụ tùng và những máy móc cần thiết. Toi bắt đầu lo không khéo đến phỉa bán hay đóng cửa xưởng chữa xe hơi của tôi. Tôi lo nghĩ nhiều đến nỗi, trước kia vui tính, tôi đã đổi thành một ngừơi cáu kỉnh, khó chịu. Tôi cau có, nóng nảy mà tôi chẳng nhận thấy, nhưng đến ngày nay, tôi mới biết suýt nữa tôi đã giết chết tình yêu của vợ tôi. Mỗi bữa kia, một cựu chiến binh trẻ tuổi và tàn tật cùng làm với tôi bảo rằng: ” Anh Johnny ạ, anh anh phải biết hổ thẹn chứ? trông anh người ta tưởng ở đời chẳng ai khổ bằng anh. Ví dụ anh có phải đóng cửa đi nữa, thì đã sao chưa? Anh sẽ mở lại khi có công việc. Anh có nhiều lý do tự mãn vậy mà cứ gắt gỏng từ sáng đến tối. Nếu được như anh, mất gì tôi cũng chịu. Anh hãy nhìn tôi coi. Tôi chri còn một cánh tay, mặt thì miếng trái phá xem một bên, thế mà anh có thấy tôi than không? Nếu anh chẳng nghĩ lại mà bỏ tánh gắt gỏng bực tức, thì không cửa hàng anh sẽ lụi bại, sức khoẻ, hạnh phúc gia đình anh sẽ tan nát mà rồi anh lại đến mất hết bạn bè”.
Lời bạn đã làm tôi phải suy nghĩ. Tôi chẳng hề tưởng tượng được sự ấy, nhưng nay, tôi đã nhận thấy thật tôi chẳng có gì đáng than phiền. Tôi quyết định sửa mình thành một người trầm tĩnh, can đảm như xưa và tooit hấy chẳng có gì là khó”.
Tôi có thể kể ra một trường hợp khác nữa, của một người bạn gái, cô Lucile Blake. Đời cô suýt nữa trở nên bất hạnh, nếu cố không được người bảo cách hưởng những cái cô có và đẹp thói ao ước những sự không có.
Tôi biết Lucile từ ngày chúng tôi cùng học nghề viết báo tại Đại học đường Columbia. Mười năm trước cô đã bị kích động rất mạnh. Hồi đó, cô ở tỉnh Tucson, thuộc tiểu bang Arizona.Tôi xin tiết lộ câu chyện về cô như cô đã thuật với tôi.
“Bấy giờ tôi sống một đời hết sức hoạt động: tôi học phong cầm tại Đại học đường, tôi đảm nhận lớp dạy buổi tối trong trường kia. Ngoài ra tôi thường được mời đến dự những bữa tiệc kéo dài d đến khuya, hoặc khiêu vũ dạo dưới ánh trăng. Một bữa kia, tôi sắm sửa đi chơi, bỗng tôi chết ngất. Thầy thuốc bảo tôi đau tim và phải tỉnh dưỡng trong một năm, nếu tôi muốn khỏi bệnh.Tôi hỏi ông liệu ông có bình phục và khỏe mạnh như trước không, ông nhún vai trả lời một cách mập mờ:
“Một năm nằm trêm giường như một kẻ tàn tật và rất có thể chết vẫn hoàn chết!”. Càng nghĩ lại càng hoảng sợ. Tại sao tôi lại gặp phải tai ương này? Tôi có làm điều gì ác đâu? Tôi nghẹn ngào khóc suốt một ngày. Tôi oán định mệnh nhưng vẫn nằm nghĩ như lời thầy thuốc dặn. Kế đó ít lâu, một người bạn thân đến thăm tôi. Đó là một hoạ sĩ trẻ tuổi. Anh ta khuyên tôi rằng: “Tôi biết đối với chị trong ngày này thì việc phải nằm tĩnh dưỡng một năm ròng là một sự rùng rợn. Nhưng rồi chị xem, cũng chẳng ghê ghớm như chị tưởng đâu. Chị sẽ có nhiều thì giờ để suy nghĩ, đền nhận xét mình và biết rõ mình. Tri thức chị sẽ phát triển và chị sẽ trở thành thực sự với chị sau mười tháng đó hơn là sau hai mươi lăm năm chị đã sống”. Thế rồi tôi nguôn dần và tôi cố gắng bắt tôi phải suy nghĩ về những vấn đề mà trước kia tôi không để ý hay có khi còn khinh thường. Một tối, tôi vặn cô tuyết điện và nghe thấy một câu kỳ cục. “Ngừơi ta chỉ bày tỏ được một cách hoàn toàn những điều cảm thấu thân tâm”. Toi cũng đã đọc hay nghe những câu tương tự như vậy, nhưng vì bây giờ nằm liệt trên giường nến những câu đó, đáng lẽ chỉ thoảng qua, lại thấm thía và ăn sâu và óc tôi. Đầu óc tôi từ lúc ấy bắt đầu làm việc và tôi nhất quyết sẽ chống lại sự sợ hãi và những ý tưởng ảm đạm, sẽ bỏ không nghĩ đến những đièu có thể làm chậm, làm hại sự bình phục của tôi, và sẽ chỉ nghĩ đến hạnh phúc, vui sống và sức khoẻ. Mỗi sáng khi tỉnh dậy, tôi tự bắt tôi kiểm điểm lại mọi lý do để tôi phải sung sướng: Trong người không đau đớn; được nghe những điệu nhạc êm đẹp phát ra từ máy truyền thanh; có những bạn tốt… Không dầy mấy tuần sau tôi thấy vui vẻ và treo ở cửa buồng tôi một tấm bảng, cấm không cho hai người vào thăm một lượt.
Tôi khỏi bệnh đã được chín năm và tôi lại sống cuộc đời hoạt động và hữu ích. Ngay đến năm, vì đó thực sự là một năm hạnh phúc và hết sức hữu lợi. Lẽ cóo nhiên, tới nay, sáng nào tôi cũng vẫn kiểm điểm lại những cái mà toi có và tôi sẽ chẳng bao giờ bỏ thói quen đó. Toi xin thú cùng anh là toi rất hổ thẹn, vì đến khi sợ chét mới học được cách sống”.
Nói tóm lại, cô Lucile Blake đã tình cờ nhận định một định lý mà ông Samuel Jonhson đã nêu ra cách đây hai thế kỷ. Ông Samuel Johnson nói rằng: “Cái thói quen chỉ trông thấy bề tốt của mọi việc, còn quý giá hơn một ngàn anh kim lợi tức một năm”.
Bạn nên chú ý rằng câu này thốt ra không phải bởi miệng một ngừơi lạc quan mà lại bởi miệng một người trong hai mươi năm đã biết thế nào là lo lắng cho ngày mai vì nghèo khổ, đói khát, để rồi trở nên một nhà văn hoà xuất sắc nước Anh thời đó.
Bạn muốn biết làm sao để biến hoá cái tội ngày ngày rửa bắt thường một việc lý thú không? Chắc là có. Vậy tôi xin giới thiệu một cuốn sách tuyệt diệu, nhan đề “Toi muốn mắt sáng lại” mà tác già là bà Morghild Dahl, một thiếu phụ bị loà trong năm mươi năm. Trong chương đầu có câu rằng: “Hồi đó tên chỉ trông được một mắt và có những vẩy nhỏ che gần kín con ngươi làm tôi chỉ còn nhìn thấy lờ mờ qua cái khe nhỏ ở phía trái. Chẳng hạn, muốn trông một quyển sách, tôi phải cầm đưa lên tận mắt bên trái và đưa hết con ngươi sang phía tả”.
Nhưng bà không chịu để ai thương hại mình, bà nhất định không để cho cố tật này làm bà trở thành một phế nhân. Hồi còn là một cố gái nhỏ, bà muốn chơi với trẻ con hàng xóm, nhưng không trông thấy những nét phấn vẽ. Vì vậy, khi bọn trẻ trở về nhà, bà liều quỳ xuống vệ hè, dí mắt xuống đất để dò những nét phấn. Chẳng bao lấu biết tường tận từng nơi từng chỗ, trong khu phố thường chơi đùa với các bạn, biết tường tận đến nỗi chơi trò gò có chạy đua là đều thắng. Muốn đọc, bà dùng những sách in chữ thật lớn, dí sát đến mắt. Cứ thế học và thi đậu hai bằng: một bằng kiến trúc tổng quát, tại Đại học đường Minnesota, một bằng giáo sư mỹ thuật Đại học đường Columbia.
Ra đời với chức giáo viên tại một làng nhỏ ở thung lũng Twin, thuộc Tiểu bang Minnesota, bà tiếp tục theo sự nghiệp báo chí tại đại học đường Augustana trong tỉnh Sioux Fallo thuộc tiểu bang Dakota Sud. ở đó trong 13 năm, ngoài các công việc nhà trường, bà còn diễn thuyết về văn chương tại những câu lạc bộ phụ nữ địa phương và một đôi khi trước máy truyền thanh. Bà Morghid Bahl thuật tiếp trong cuốn sách: “Trong tiềm thức, tôi lúc nào cũng sợ hãi sẽ mù hẳn. Để trấn áp ý tưởng đen tối ấy, tôi đã tự bắt lúc nào cũng vui vẻ, có khi quá vui bất cứ trong trường hợp nào”.
Thế rồi, đến năm 1943, khi bà đã năm mươi hai tuổi, một phép lạ xẩy ra: nhờ một cuộc giải phẫu tại bệnh viện nổi danh Mayo, bà đã trông thấy rõ gấp bốn lần.
Một vũ trụ mới, đẹp và thú vị biết bao nhiêu hiện ra trước mắt bà. Bà rào rạt cảm thấy cái thú làm những việc mà trước kia bà không làm được, ngay cả đến việc rửa bát nữa. bà kể lại rằng: “Mới đầu tôi vầy bọt trắng li ti và nhẹ nhõm lềnh bềnh trong chậu nước. Tôi bốc lấy một năm bọt xà bông soi trước ánh sáng rực rỡ của một cầu vồng nho nhỏ”.
Đứng trong bếp nhìn qua cửa sổ , bà hoan hỉ ngắm “đàn chim đú đởn hay qua, dưới những đợt tuyết trắng”.
Đã bao giờ bạn có ý nghĩ cảm ơn Tạo hoá đã cho bạn rửa bát, ngắm một nắm bọt xà bông và say sưa nhìn một đoàn chim bay dưới tuyết không? Chắc là không phải bạn chăng? Nếu vậy bạn đáng tự lấy làm hổ thẹn. Bởi vì bạn sinh vào một thế giới thần tiên, có những vẻ đẹp thiên hình, vạn trạng, vậy mà bạn cũng như bao người khác, đã mù quáng không trông thấy, đã bỏ phí tận hưởng.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.