Thông tin truyện

Sói thảo nguyên

Tác giả:

Hermann Hesse

Thể loại:

Sách văn học

Nhóm dịch:

Đang cập nhật

Trạng thái:

Hoàn thành

Lượt xem:

1052

Sói thảo nguyên

Sơ lược về tác phẩmSa chân lạc bước giữa hai thời đại, mang bản chất của sói hoang dã nguyên thủy và con người trí tuệ luôn xung đột cực độ trong dòng máu – Harry Haller thuộc những kẻ vướng nghiệp phải trải nghiệm mọi vấn nạn đời người bằng nỗi thống khổ của riêng mình ở địa ngục trần gian... Cuộc khủng hoảng tâm thần ấy không của cá biệt một người, mà là căn bệnh thời đại, là chứng loạn thần kinh của cả thế hệ trong đó có Haller, và dường như không chỉ những cá nhân yếu đuối, thấp kém mới mắc phải, mà chính ở những con người giàu thể lực, trí lực nhất, tài ba nhất… **********“ ‘Anh rất muốn nhảy với em lần nữa,’ tôi nói, ngất ngây vì hơi ấm của nàng, ‘nhảy với anh vài bước, Maria nhé, anh say mê cánh tay tuyệt mỹ của em, cho anh được nắm thêm một lát nữa! Nhưng mà này, Hermine đã kêu gọi anh. Nàng đang ở địa ngục.’ ‘Em đã đoán thế mà. Vĩnh biệt, Harry, em sẽ mãi nhớ anh.’ Nàng giã biệt. Bông hồng mùa hè ấy đã đến độ và ngào ngạt hương thơm của vĩnh biệt, mùa Thu và định mệnh.” Đặc biệt mang màu sắc tự truyện và là tác phẩm nổi tiếng nhất của Hermann Hesse, Sói Thảo Nguyên (1927) hòa quyện tuyệt vời tư tưởng Á Đông huyền bí siêu linh với nền văn minh châu Âu. Trong khi khắc họa sâu sắc và xúc động hành trình của một tâm hồn đi đến giải thoát, Sói Thảo Nguyên đồng thời là bức tranh thấm đẫm hương vị tình yêu hoan lạc, thể hiện đầy ám ảnh cuộc xung đột tinh thần diễn ra giữa bản chất sói và người trong một tài năng xuất chúng bị mắc kẹt giữa hai thời đại đang nung nấu chiến tranh. Không kém Ulysses [James Joyce] và Bọn làm bạc giả [André Gide] về thử nghiệm viết táo bạo, Sói Thảo Nguyên cũng là cuốn tiểu thuyết đầy thách thức, gây xáo trộn tâm trí, là phần thưởng quý giá cho những độc giả đang nỗ lực tiếp cận một nước Đức tri thức thời cận đại. Nhận định “Đã lâu tôi mới lại học được, từ Sói Thảo Nguyên, đọc sách nghĩa là gì.” - Thomas Mann, Nobel Văn chương 1929

Danh sách chương

Bình luận