Sứ giả của Thần Chết

Chương 23



Mary không thể xoá được trong đầu hình ảnh của bác sĩ Louis Desforges. Ông ta đã cứu mạng cho nàng và rồi biến đi. Nàng vui vì lại tìm ra ông ta. Do một ngẫu hứng, Mary đến cửa hiệu Dollar Mỹ và mua một chiết chén bạc đẹp cho vị bác sĩ rồi gởi nó đến Toà đại sứ Pháp. Đấy là một cử chỉ khá đủ cho việc ông đã làm.

Chiều ấy, Dorothy nói:
– Có bác sĩ Desforges trên điện thoại. Bà muốn nói chuyện với ông ấy không?
Mary mỉm cười.
– Vâng – Nàng nhấc điện thoại lên – Chào ông!
– Chào bà Đại sứ – Câu ấy nghe rất vui trong giọng Pháp của ông. – Tôi gọi để cám ơn bà vì món quà đầy ý tứ của bà. Tôi cam đoan với bà rằng điều ấy chẳng cần thiết đâu. Tôi vui vì tôi có thể giúp đỡ được chút đỉnh!
– Nó còn hơn điều giúp đỡ chút đỉnh đấy – Mary bảo ông. -Tôi ước gì có cách nào để tôi thực sự bày tỏ lòng cảm kích của tôi đấy!
Ngừng lại một tí.
– Bà có muốn… – ông ta dừng lại.
– Vâng! – Mary thúc giục.
– Thực ra chẳng có gì cả – Giọng ông ta bỗng trở nên nhút nhát.
– Xin vui lòng cứ nói đi!
– Tốt lắm – Có một tiếng cười căng thẳng. – Tôi đang tự hỏi không biết bà có thích ăn tôi với tôi và một ngày nào không? Nhưng tôi biết bà phải bận việc như thế nào và…
– Tôi sẽ thích mà – Mary nói nhanh.
– Thật à?
Nàng có thể nghe được vẻ hài lòng trong giọng nói của ông “Thật à!”
– Bà biết nhà hàng Taru không?
Mary đã đến đấy hai lần.
– Không!
– À tuyệt. Vậy thì tôi sẽ được hân hạnh chỉ nó cho bà. Có lẽ bà không rảnh tối thứ bảy?
– Tuyệt – Tôi phải dự một buổi tiệc cốc-tai lúc 6 giờ, nhưng chúng ta có thể ăn tối sau đấy.
– Tuyệt. Tôi hiểu rằng bà có hai đứa con nhỏ. Bà có thích mang chúng nó theo không?
– Cám ơn ông, nhưng chúng nó bận vào tối thứ bảy!
Nàng tự hỏi không biết tại sao nàng đã nói dối.
 
***
 
Bữa tiệc cốc-tai được tổ chức tại Toà đại sứ Thuỵ Sĩ. Rõ ràng đấy là bữa tiệc hạng A vì chủ tịch Alexandros Ionescu cũng đến đấy.
Khi ông ta trông thấy Mary, ông ta bước lại với nàng.
– Chào bà Đại sứ! – ông ta cầm tay nàng và giữ nó lại lâu hơn tới mức cần thiết. – Tôi muốn cho bà biết tôi hài lòng như thế nào vì quốc gia của bà đã chấp thuận cho chúng tôi số tiền vay mà chúng tôi đã yêu cầu.
– Và chúng tôi rất hài lòng vì ngài đã chấp thuận cho nhóm người của giáo hội đi viếng Hoa Kỳ, thưa ngài!
Ông ta vẫy tay một cách hời hợt.
– Người Rumani không phải là tù nhân. Bất cứ ai cũng được tự do đi lại tuỳ ý. Quốc gia chúng tôi tiêu biểu cho công bằng xã hội và tự do dân chủ.
Mary nghĩ đến những hàng người dài nối đuôi nhau đợi mua thức ăn hiếm hoi và đám người ở sân bay và những người tỵ nạn tuyệt vọng để đi khỏi nước.
– Tất cả quyền hành tại Rumani thuộc về dân.
Có những người Gulag tại Rumani mà chúng ta không được phép nhìn thấy.
Mary nói:
– Bằng tất cả sự kính trọng, thưa chủ tịch, có hàng trăm người có lẽ hàng nghìn người Do Thái đang tìm cách rời Rumani. Chính quyền của ngài sẽ không cấp cho họ chiếu khán,
Ông ta cau mày.
– Những kẻ bất đồng ý kiến. Các kẻ gây rối. Chúng tôi đang cho thế giới một ân huệ bằng cách giữ họ lại đây để canh chừng họ!
– Thưa chủ tịch…!
– Chúng tôi có một chính sách khoan hồng đối với người Do Thái hơn bất cứ quốc gia Đông Âu nào khác. Năm 1967, trong cuộc chiến tranh Ả-rập-Israel, Liên Xô và các quốc gia khối Đông Âu trừ Rumani, đã cắt đứt ngoại giao với Israel.
– Tôi biết, thưa chủ tịch, nhưng vẫn còn có…
– Bà đã nếm thử trứng cá muối chưa? Beluga tươi đấy!
 
***
 
Bác sĩ Louis Desforges đã đề nghị đưa Mary đi, nhưng nàng đã thu xếp để Florian đưa nàng đến nhà hàng Taru. Nàng điện thoại trước để báo cho bác sĩ Desforges rằng nàng sẽ đến trễ ít phút.
Nàng phải trở về Toà đại sứ để phúc trình về câu chuyện với chủ tịch Ionescu. Gunny đang trục.
Người thuỷ quân lục chiến chào nàng và mở khoá cánh cửa. Mary bước vào văn phòng và bật đèn.
Nàng đứng ở ngưỡng cửa, khựng lại. Trên tường, có ai đấy đã phun sơn đỏ “VỀ XỨ ĐI TRƯỚC KHI BÀ CHẾT!” – Nàng lui ra khỏi phòng, mặt trắng bệch và chạy dọc tiền sảnh đến phòng tiếp tân.
Gunny đứng nghiêm:
– Vâng, thưa bà Đại sứ?
– Gunny, ai đã đến văn phòng tôi thế? – Mary chất vấn.
– Hả, tôi chẳng biết ai cả, thưa bà!
– Cho tôi xem tờ phân công của anh. – Nàng cố gắng để giữ giọng khỏi run.
– Vâng, thưa bà!
Gunny rút ra tới “Khách đến” và trao cho nàng.
Mỗi cái tên đều có thời gian đến được liệt kê sau đấy. Mở đầu là tên nàng lúc 5 giờ 30, thời gian nàng đã rời văn phòng, và nàng nhìn qua danh sách. Có một chục cái tên.
Mary nhìn lên người gác thuỷ quân lục chiến.
– Những người trong danh sách này – tất cả đều được hộ tống đến các văn phòng họ viếng chứ?
– Luôn luôn, thưa bà Đại sứ. Chẳng có ai lên tầng hai mà không được hộ tống cả. Có điều gì bậy không?
– Có điều gì đấy rất bậy. – Mary bảo, – Xin vui lòng cho người đến văn phòng tôi sơn lại việc bẩn thỉu trên tường ấy!
Nàng quay lại và vội đi ra, vì nàng sợ nàng sẽ ốm mất. Công điện có thể đợi đến ngày mai.
 
***
 
Khi Mary đến nhà hàng, bác sĩ Desforges đang đợi nàng. Ông đứng dậy lúc nàng đến gần bàn.
– Xin lỗi vì tôi đến trễ. – Nàng cố gắng giữ giọng nói bình thường.
Ông kéo ghế nàng ra.
– Hoàn toàn được thôi. Tôi đã nhận được tin của bà. Bà thận tử tế và đã đến với tôi!
Giờ đây nàng ước gì nàng đã không đồng ý ăn tối với ông. Nàng quá căng thẳng và giận dữ. Nàng bóp tay lại với nhau để khỏi run.
Ông quan sát nàng.
– Bà có việc gì không, thưa bà Đại sứ?
– Không, – nàng bảo – Tôi vẫn khỏe. “Hãy về xứ trước khi bà chết”. Tôi nghĩ rằng tôi thích một ly sec Scotch, xin vui lòng. – Nàng ghét Scotch, nhưng nàng hy vọng nó sẽ giúp nàng nhẹ bớt đi.
Vị bác sĩ gọi rượu rồi nói:
– Làm Đại sứ chẳng dễ dàng gì đâu – đặc biệt là đối với một người phụ nữ trong đất nước này. Người Rumani là bọn giống đặc sô vanh, bà biết đấy.
Mary cười gượng.
– Hãy nói về ông đi, – Bất cứ điều gì có thể xoá sự đe doạ trong đầu nàng.
– Tôi e rằng chẳng có nhiều điều hấp dẫn để kể đâu?
– Ông đã nói đến việc hoạt động bí mật tại Algérie. Điều ấy nghe hấp dẫn đấy!
Ông nhún vai.
– Chúng ta đang sống trong thời kinh hoàng. Tôi tin rằng mọi người đàn ông đều phải liều một điều gì đấy để cuối cùng họ sẽ không phải liều mọi thứ. Tình hình khủng bố theo nghĩa đen thực là kinh hoàng. Chúng ta phải chấm dứt việc ấy đi. Giọng ông ta đầy vẻ say đắm.
Ông ta giống Edward – Mary nghĩ thế. – Edward luôn luôn say mê niềm tin của mình. Bác sĩ Desforges là một con người không thể bị lung lạc dễ dàng. Ông chỉ muốn liều mạng vì điều ông ta tin tưởng. Ông ta nói “Nếu tôi biết cái giá của cuộc chiến đấu của tôi là sinh mạng của vợ con tôi…”
Ông ta dừng lại. Những đốt ngón tay ông tựa lên bàn trắng bệch.
– Hãy tha thứ cho tôi. Tôi không đưa bà đến đây để nói về những điều rắc rối của tôi. Để tôi gọi món thịt cừu nhé. Ở đây họ làm rất ngon đấy!
– Tốt thôi! – Mary bảo.
– Ông gọi bữa ăn và một chai rượu rồi họ nói chuyện. Mary bắt đầu thấy vơi đi, quên đi lời cảnh cáo hãi hùng sơn đỏ. Nàng bỗng thấy dễ dàng chuyện trò với người đàn ông Pháp hấp dẫn này. Bằng một cách lạ lùng giống như nói chuyện với Edward. Điều thật ngạc nhiên là làm thế nào mà nàng và Louis cùng chia sẻ quá nhiều niềm tin giống nhau và cùng cảm nhận theo những cách giống nhau về quá nhiều việc. Louis Desforges sinh trưởng tại một thành phố nhỏ tại Pháp và Mary tại một thành phố nhỏ tại Kansas cách nhau năm nghìn dặm, tuy nhiên căn bản của họ thật tương tự. Cha ông là một nông dân đã cần kiệm dành dụm để gửi Louis vào một trường y khoa tại Pháp.
– Cha tôi là một người tuyệt vời thưa bà Đại sứ!
– Bà Đại sứ nghe có vẻ nghi thức quá đấy!
– Bà Ashley chăng?
– Mary!
– Cám ơn, Mary!
Nàng mỉm cười:
– Không có gì đâu, Louis!
Mary tự hỏi không biết cuộc sống cá nhân của ông như thế nào. Ông đẹp trai và thông minh. Chắc chắn ông có được tất cả những người phụ nữ mà ông muốn. Nàng thắc mắc là ông có đang sống với ai không?
– Anh có nghĩ đến việc lập lại gia đình không?
Ông lắc đầu.
– Không, nếu bà đã biết vợ tôi, bà sẽ hiểu. Bà ấy là một người phụ nữ đặc biệt. Không ai có thể thay thế bà ấy được!
Đấy là cách mình cảm thấy về Edward đấy, – Mary nghĩ thế. – Không bao giờ ai có thể thay thế chàng được. Ông thật đặc biệt. Tuy nhiên mọi người đều cần một người bạn đường. Thực sự thì không phải vấn đề thay thế người yêu của mình. Đấy là tìm ra một người nào đấy để chia sẻ mọi việc.
Louis nói.
– Nên khi tôi có cơ hội được đề nghị, tôi nghĩ rằng đi thăm Rumani sẽ là điều thú vị, – ông hạ thấp giọng – Tôi thú nhận rằng tôi cảm thấy một sự xấu xa về đất nước này.
– Thật ư?
– Không phải là dân chúng. Họ đáng yêu. Chính quyền là tất cả mọi điều tôi khinh bỉ. Ở đây chẳng có tự do cho bất cứ ai cả. Người Rumani là những kẻ nô lệ đích thực đấy. Nếu họ muốn có thức ăn tươm tất và một ít xa xỉ phẩm, họ buộc phải làm cho cơ quan an ninh. Các người ngoại quốc luôn luôn bị rình rập. – Ông liếc quanh để chắc chắn chẳng ai có thể nghe loáng thoáng cả. – Tôi sẽ sung sướng khi nhiệm kỳ của tôi xong và tôi có thể về lại Pháp!
Chẳng cần suy nghĩ, Mary nghe chính nàng nói “Có một số người nghĩ rằng tôi nên về nước là hơn”.
– Xin lỗi bà!
Và Mary bỗng thấy mình tuôn ra câu chuyện về sự việc đã xảy ra trong văn phòng nàng. Nàng cho ông biết về mấy chữ nguệch ngoạc trên tường văn phòng nàng.
– Nhưng điều này thực là kinh khủng – Louis hốt lên, – Bà không có ý kiến gì về kẻ đã làm điều ấy à?
– Không.
Louis nói:
– Xin phép cho tôi được thú nhận một cách không đúng lúc nhé. Từ khi tôi được biết bà là ai, tôi đã đặt ra những câu hỏi. Mọi người biết bà đều rất xúc động về bà đấy.
Nàng lắng nghe ông thật quan tâm.
– Hình như bà mang đến đây một hình ảnh của nước Mỹ đẹp, thông minh và nồng nàn. Nếu bà tin vào điều bà đang làm, bà phải chiến đấu cho điều ấy. Bà phải ở lại. Đừng để ai làm bà phải hoảng sợ cả?
– Đúng là điều có lẽ Edward sẽ nói.
 
***
 
Mary nằm trên giường không ngủ được suy nghĩ về điều mà Louis đã nói với nàng.
Ông ấy muốn chết cho điều ông ấy tin. Mình có như vậy – không, Mình không muốn chết, – Mary nghĩ thế. – Nhưng sẽ không ai giết được mình cả. Và sẽ không ai làm mình hoảng sợ cả.
Nàng nằm thức trắng trong đêm tối. Hoảng sợ.
 
***
 
Sáng hôm sau, Mike Slade mang vào hai tách cà phê. Ông ta gật gù với bức tường đã được tẩy sạch.
– Tôi nghe có người đã vẽ nguệch ngoạc lên tường của bà.
– Họ đã tìm ra ai đã làm việc ấy chưa?
Mike hớp một ngụm cà phê.
– Không. Tôi đã tự mình dò danh sách những người khách. Mọi người đều được tính đến.
– Điều ấy có nghĩa là có lẽ đó là một người ở đây, trong Toà đại sứ đấy.
– Hoặc là thế hoặc là có ai đấy lẻn vào được qua những người gác!
– Ông tin như thế à?
Mike đặt tách cà phê xuống.
– Không.
– Tôi cũng vậy.
– Chính xác là nó ghi thế nào?
– “Hãy về xứ trước khi bà chết”.
Ông ta chẳng bình luận gì cả.
– Ai muốn giết tôi thế?
– Tôi không biết.
– Ông Slade, tôi sẽ cảm kích một câu trả lời thẳng thắn. Ông có nghĩ rằng tôi thực sự bị nguy hiểm gì không?
Ông ta nhìn kỹ nàng nghĩ ngợi.
– Bà Đại sứ, họ đã ám sát Abraham Lincohn, John Kennedy, Robert Kennedy, Martin Luther King và Marin Groza. Chúng ta đều có thể bị tấn công cả. Câu trả lời cho câu hỏi của bà là “có” đấy.
Nếu bà tin vào điều bà đang làm bà phải chiến đấu cho điều ấy. Bà phải ở lại. Đừng để bất cứ ai làm bà hoảng sợ cả“.

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.