Sứ giả của Thần Chết

Chương 24 – Chương 02



Những hàng người mỗi ngày trước toà Đại sứ tiếp tục quấy rầy Mary. Nàng lại thảo luận với Mike Slade.
– Chúng ta phải làm một điểu gì đó để giúp đỡ những người ấy ra khỏi nước!
– Mọi điều đã được thử qua cả. – Mike quả quyết với nàng. – Chúng tôi đã dùng áp lực, chúng tôi đã đề nghị gia tăng số tiền lớn – câu trả lời là không. Ionescu từ chối không chịu thoả thuạn. Ông ta chẳng có ý định gì để họ đi cả. Bức màn sắt không chỉ ở chung quanh qụốc gia – nó nằm ngay trong quốc gia đấy.
– Tôi sẽ lại nói chuyện với Ionescu xem!
– Chúc may mắn.
 
***
 
Mary bảo Dorothy Stone hẹn với nhà độc tài.
Ít phút sau, viên thư ký bước vào văn phòng Mary.
– Rất tiếc, thưa bà Đại sứ. Chẳng có cuộc hẹn nào cả.
Mary nhìn bà ta bối rối.
– Điều ấy có nghĩa là gì?
– Tôi không biết chắc nhưng có một điều gì kỳ quặc đang diễn ra ở dinh. Ionescu không gặp ai cả. Thực ra chẳng có ai vào được trong Dinh cả.
Mary ngồi đấy cố hình dung ra điều gì có thể xảy ra. Có phải Ionescu đang chuẩn bị để thực hiện một lời loan báo quan trọng thuộc loại nào đấy không? Có phải một cuộc đảo chánh sắp xảy ra không? Một việc quan trọng nào đấy phải xảy ra. Dù thế nào: Mary biết là nàng phải tìm ra.
– Dorothy – nàng bảo, – Bà có liên lạc tại Dinh Chủ tịch chứ?
Dorothy mỉm cười.
“Bà muốn nói hệ thống lưới cô gái già.
– À. Có. Chúng tôi có nói chuyện với nhau.
– Tôi muốn bà hãy tìm ra điều gì đang xả ra ở đấy.
Một giờ sau, Dorothy báo cáo lại.
– Tôi đã tìm ra điều bà muốn biết. Họ giữ điều ấy rất bí mật.
– Điều gì bí mật thế?
– Con trai của Ionescu sắp chết.
Mary tái mặt.
– Nicu à? Việc gì đã xáy ra thế?
– Cậu bé ăn phải thịt nhiễm độc.
Mary hỏi nhanh.
– Bà muốn nói có một trận dịch tại Bucarest à?
– Không, thưa bà. Bà còn nhớ trận dịch người ta đã bị tại Đông Đức vừa rồi không? Rõ ràng Nicu đã đến đấy thăm và có ai đấy cho cậu bé một số thức ăn đóng hộp để làm quà. Hôm qua hắn đã ăn một ít.
– Nhưng có sérum kháng sinh cho bệnh ấy mà? – Mary thốt lên.
– Các quốc gia châu Âu không có. Trận dịch tháng qua đã tiêu thụ hết nhẵn rồi!
– Ồ, Chúa ơi!
Khi Dorothy rời văn phòng, Mary ngồi đấy suy nghĩ. Có thể đã quá trễ. nhưng vẫn… Nàng nhớ lại cậu bé Nicu trẻ tuổi đã vui vẻ và sung sướng như thế nào. Hắn 14 tuổi – chỉ hơn Beth một tuổi thôi.
Nàng ấn nút liên lạc riêng và bảo.
– Dorothy, cho tôi Trung tâm Kiểm Soát Bệnh tại Atlanta, Georgia.
Năm phút sau, nàng nói chuyện với Giám đốc.
– Vâng. thưa bà Đại sứ, chúng tôi có sérum kháng sinh cho bệnh nhiễm độc vì thịt: nhưng chúng tôi không có trường hợp nào được báo cáo tại Hoa Kỳ cả.
– Tôi không phải ở tại Hoa Kỳ”, Mary bảo ông. Tôi ở tại Bucarest. Tôi cần loại sérum ấy ngay.
Im lặng một chút.
– Tôi sẽ hân hạnh được cung cấp một số, – vị Giám đốc nói – nhưng bệnh nhiễm độc vì thịt tác dụng rất nhanh. Tôi e rằng lúc đó đến đấy…
– Tôi sẽ thu xếp để đưa đến đây, – Mary bảo – Chỉ cần chuẩn bị sẵn sàng. Cám ơn ông.
Mười phút sau nàng nói chuyện với tướng Không quân Ralph Zukor tại Washington.
– Chào bà Đại sứ. À đây là một điều thú vị bất ngờ đấy. Vợ tôi và tôi rất hâm mộ bà. Thế nào…
– Thưa Tướng quân, tôi cần một ân huệ.
– Được Bất cứ thứ gì bà muốn.
– Tôi cần phản lực cơ nhanh nhất của ngài.
– Xin lỗi?
– Tôi cần một phản lực cơ để đưa một số sérum đến Bucarest ngay.
– Tôi rõ.
– Ngài có thể thực hiện điều ẩy không?
– À vâng. Tôi sẽ cho bà biết bà cần phải làm gì. Bà phải được sự đồng ý của Bộ Trưởng Quốc Phòng. Có một số mẫu nhu cầu bà phải điền vào. Một bản sao sẽ đến với tôi và một bản khác đến Bộ quốc phòng. Chúng tôi sẽ gửi chúng…
Mary lắng nghe, nôn nóng.
– Thưa Tướng quân… hãy để tôi cho ngài biết ngài phải làm gì. Ngài phải thôi nói và đưa chiếc phi cơ ấy lên không. Nếu…
– Chẳng có cách nào…
– Tính mạng một cậu bé dang bị đe doạ. Và cậu bé lại là con trai của Chủ tịch Ionescu!
– Xin lỗi, nhưng tôi không thể cho phép…
– Thưa Tướng quân nếu cậu bé ấy chết vì một số mẫu chưa được điền vào tôi hứa với ngài rằng tôi sẽ triệu tập một cuộc họp báo mà ngài chưa từng thấy. Tôi sẽ để cho ngài giải thích tại sao ngài đã để cho con trai của Ionescu chết!
– Không lẽ tôi có thể cho phép một hoạt động như thế này nếu không được Toà Bạch Ốc chấp thuận. Nếu…
Mary đốp chát lại.
– Vậy thì hãy liên lạc đi. Sérum đang đợi tại sân bay Atlanta. Và thưa Tướng quân – mỗi một phút đều được tính cả đấy.
Nàng gác máy và ngồi đấy, lặng lẽ cầu nguyện.
Phụ tá của tướng Ralph Zukor bảo.
– Thưa ngài, có chuyện gì thế?
Tướng Zukor đáp:
– Đại sứ hy vọng tôi đưa một chiếc SR-71 để chuyển một số sérum đến Rumani.
Người phụ tá mỉm cười:
– Tôi chắc là bà ta chẳng có ý kiến gì về điều liên quan đến nó đâu, thưa Tướng quân!
– Rõ là vậy. Nhưng chúng ta cũng có thể tự làm lấy. Cho tôi Stanton Rogers.
Năm phút sau, vị tướng nói chuyện với cố vấn ngoại giao của Tổng thống.
– Tôi chỉ muốn tiếp tục ghi hồ sơ với ngài rằng lời yêu cầu ấy đã được thực hiện và đương nhiên tôi từ chối. Nếu…
Stanton Rogers nói:
– Tướng quân, ông có thể đưa một chiếc SR-71 lên không sớm như thế nào?
– Trong 10 phút, nhưng…
– Hãy làm đi.
 
***
 
Hệ thống thần kinh của Nicu Ionescu đã bị anh hưởng. Cậu bé nằm trên giường, mất phương hướng, đổ mồ hôi, xanh xao và được gắn một ống thở. Có ba bác sĩ bên giường bệnh.
Chủ tịch Ionescu bước nặng nề vào phòng ngủ của con trai ông.
– Việc gì đã xảy ra?
– Thưa ngài, chúng tôi đã liên lạc với đồng nghiệp của chúng tôi khắp Đông và Tây Âu. Chăng còn tí sérum kháng sinh nào cả.
– Còn Hoa Kỳ?
Vị bác sĩ nhún vai.
– Khi chúng ta có thể thu xếp cho ai đấy để đưa sérum về đây thì… – Ông ta dừng lại một cách tế nhị – … tôi e rằng đã quá trễ.
Ionescu bước đến bên giường và cầm tay cậu con trai lên. Nó ẩm nhớt và lạnh.
– Con sẽ không chết đâu! – Ionescu khóc. – Con sẽ không chết đâu.
 
***
 
Khi chiếc phản lực chạm đất tại sân bay Quốc tế Atlanta, một chiếc xe hòm của không lực đang đợi sérum kháng độc được xếp trong nước đá.
Ba phút sau chiếc phản lực lại lên không hướng mũi về đông bắc.
Chiếc SR-71 chiếc phản lực siêu âm nhanh nhất của không lực, nhanh gấp ba lần tốc độ âm thanh. Nó bay chậm lại một lần để nhận nhiên liệu giữa Đại Tây Dương. Chiếc phi cơ đã thực hiện phi vụ 4.000 dặm đến Bucarest chỉ hơn hai giờ một chút.
Đại tá Mc Kinney đang đợi tại sân bay. Một đoàn hộ tống của quân đội dọn đường vào dinh Chủ tịch.
Mary ở lại văn phòng nàng suốt đêm nhận các báo cáo giờ chót. Báo cáo cuối cùng đến lúc 6 giờ sáng.
Đại tá Mc Kinney điện thoại:
– Họ đã chuyền sérum cho cậu bé. Các bác sĩ nói rằng nó sẽ sống được!
– Ồ tạ ơn Chúa!
Hai ngày sau, một xâu chuỗi hột xoàn và ngọc lục bảo được chuyển đến văn phòng Mary kèm theo một bức thư:
Tôi không bao giờ đủ lời để cám ơn bà
Alexandros Ionescu
– Chúa ơi! – Dorothy thốt lên khi bà ta thấy xâu chuỗi. – Nó phải đến nửa triul đô-la đấy?
– Ít nhất cũng phải như thế! – Mary nói. – Hãy trả nó lại.
Sáng hôm sau. Chủ tịch Ionescu cho mời Mary đến.
Một người phụ tá nói:
– Chủ tịch đang đợi bà trong văn phòng.
– Cho phép tôi thăm Nicu trước, được không?
– Vâng, dĩ nhiên! Ông ta đưa nàng lên lầu.
Nicu đang nằm trên giường đọc sách. Cậu bé nhìn lên lúc Mary bước vào.
– Chào bà Đại sứ!
– Chào Nicu!
– Bố cháu đã cho cháu biết điều bà đã làm.
– Cháu mong được cám ơn bà đấy.
Mary nói:
– Tôi không thể để cậu chết được. Tôi để dành cậu cho Beth một ngày nào đấy!
Nicu cười:
– Hãy đưa cô ấy đến đây và chúng cháu sẽ nói chuyện về việc ấy.
Chủ tịch Ionescu đang đợi Mary ở tầng dưới.
– Ông lên tiếng không cần lời mở đầu:
– Bà đã trả lại món quà của tôi?
– Vâng thưa ngài.
– Ông chỉ một chiếc ghế. – Ngồi xuống đi. – Ông nhìn nàng một lúc. – Bà muốn gì nào?
Mary nói:
– Tôi không buôn bán sinh mạng của trẻ con.
– Bà đã cứu mạng con tôi. Tôi phải biếu bà cái gì đấy!
– Thưa ngài ngài chăng nợ tôi điều gì cả.
Ionescu đấm mạnh lên bàn giấy.
– Tôi sẽ không mắc nợ bà đâu! Ra giá của bà đi.
Mary bảo.
– Thưa ngài, chẳng có giá nào cả. Bản thân tôi có hai đứa con. Tôi hiểu ngài phải qua cảm giác như thế nào?
Ông nhắm mắt một lúc.
– Bà biết không? Nicu là đứa con trai duy nhất của tôi. Nếu có điều gì xảy ra cho nó… – Ông dừng lại, không nói tiếp được.
– Tôi đã lên lầu thăm cậu ấy. Cậu ấy trông mạnh khoẻ đấy! – Nàng đứng lên. – Nếu không có điều gì khác, thưa ngài, tôi có một cuộc hẹn tại Toà đại sứ!
Nàng bắt đầu bỏ đi.
– Hãy đợi đã.
Mary quay lại.
– Bà không nhận quà sao?
– Không, tôi đã giải thích…
Ionescu đưa một tay lên.
– Được rồi, được rồi.
– Ông nghĩ một lúc.
– Nếu bà có một điều ước, bà sẽ ước gì?
– Chẳng ước gì cả!
– Bà phải ước. Tôi van đấy! Một điều ước. Bà muốn gì cũng được!
Mary đứng dậy, quan sát kỹ nét mặt của ông, suy nghĩ. Cuối cùng nàng nói:
– Tôi ước rằng sự hạn chế đối với người Do Thái đang đợi rời Rumani có thể được bãi bỏ.
Ionescu ngồi đấy lắng nghe những câu nói của nàng. Những ngón tay của ông gõ lên bàn giấy.
– Tôi rõ. – Ông ngồi im một lúc lâu. Cuối cùng ông ngẩng lên nhìn Mary. – Điều ấy sẽ được thi hành. Dĩ nhiên, họ sẽ không được phép ra đi tất cả, nhưng… tôi sẽ dễ dàng hơn.
 
***
 
Khi lời loan báo được thông báo rộng rãi hai ngày sau, Mary nhận được một cú điện thoại của chính Tổng thống Ellison.
– Nhờ ơn Chúa – ông nói, – tôi nghĩ rằng tôi đã đưa đi một nhà ngoại giao và tôi được một người thợ có phép màu.
– Tôi thật may mắn thưa Tổng thống.
– Đấy là loại may mắn mà tôi mong cho tất cả những nhà ngoại giao của tôi đều có. Tôi muốn khen ngợi bà, Mary, về tất cả mọi việc bà đã làm ở đấy.
– Cám ơn, thưa Tổng thống.
Nàng gác máy, cảm thấy như có một ngọn lửa ấm áp trong lòng.
 
***
 
– Tháng 7 sắp đến nơi rồi! – Harriet Kruger bảo Mary. – Trong quá khứ thường thường Đại sứ tổ chức một bữa tiệc nhân ngày 4-7 cho những người Mỹ đang sống tại Bucarest. Bà muốn thế không?
– Ờ. Tôi nghĩ đấy là một ý kiến đáng yêu đấy.
– Tốt. Tôi sẽ lo sắp đặt tất cả. Nhiều cờ, bong bóng, một ban nhạc – pháo.
– Nghe hay đấy. Cám ơn Harriet.
Điều ấy sẽ chi vào kinh phí của dinh, nhưng nó xứng đáng như thế. Sự thật là – Mary nghĩ, – Mình nhớ nhà đấy.
 
***
 
Florence và Douglas Schiffer bất ngờ đến thăm Mary.
– Chúng tôi đang ở Rome, – Florence thét lên trong điện thoại. – Chúng tôi có thể đến thăm chị không?
Mary hồi hộpL
– Chị có thể đến đây trong bao lâu?
– Ngày mai chị thấy thế nào?
Khi gia đình Schiffer đến sân bay Otopeni ngày hôm sau. Mary đến đón họ bằng chiếc xe hòm của Toà đại sứ. Họ ôm nhau và hôn nhau nồng nhiệt.
– Chị kỳ cục thật! – Florence bảo. – Làm Đại sứ mà không thay đổi tí nào cả.
– Chị sẽ ngạc nhiên đấy! – Mary nghĩ thế.
Trên chuyến xe trở về dinh. Mary chỉ những phong cảnh cũng những phong cảnh nàng đã thấy lần đầu tiên vào 4 tháng trước. Chỉ có 4 tháng thôi sao?
Cứ như là cả thiên thu đấy.
– Đây là nơi chị sống à? – Florence lên tiếng hỏi, lúc họ vào cổng dinh có một người lính thuỷ quân lục chiến canh gác. – Tôi xúc động đấy!
Mary đưa gia đình Schiffer đi một vòng quanh dinh.
– Chúa ơi! – Forence thốt lên. – Một hồ bơi, một rạp hát, một nghìn căn phòng và công việc của riêng chị!
Họ đang ngồi trong phòng ăn rộng để ăn trưa và tán gẫu về những người láng giềng của họ tại thị trấn Junction.
– Chị có nhớ nơi ấy tí nào không? – Douglas muốn biết.
– Có. – Và ngay ca khi nàng nói, Mary nhận ra nàng đã đi xa nhà như thế nào. Junction có nghĩa là hoà bình và an ninh, một lối sống thân ái, dịu dàng. Ở đây là sự sợ hãi và kinh hoàng với những lời đe doạ bẩn thỉu vẽ nguệch ngoạc trên tường của văn phòng nàng bằng sơn đỏ. – Đỏ, màu của bạo lực.
– Chị đang nghĩ gì thế? – Florence hỏi.
– Gì đấy? Ồ, chẳng có gì cả. Tôi chỉ mơ mộng thôi. Cả hai bạn đáng yêu đang làm gì ở châu Âu thế?
– Tôi phải tham dự một cuộc hội nghị y khoa tại Rome, – Douglas bảo.
– Tiếp tục đi – hãy kể cho chị ấy phần còn lại, – Florence thúc giục.
– Mà thôi, sự thật thì, tôi không rõ tôi định đi đâu cả, nhưng chúng tôi quan tâm đến chị và muốn tìm hiểu xem chị như thế nào. Thế là chúng tôi đến đây.
– Tôi thật hân hạnh.
– Tôi chưa hề bao giờ nghĩ rằng mình được biết một ngôi sao lớn như thế, – Florence thở dài…
Mary bật cười.
– Florence, làm Đại sứ không biến tôi thành ngôi sao đâu!
– Ồ, không phải tôi đang nói như thế đâu.
– Chị đang nói đến điều gì thế?
– Chị thật sự không biết ư?
– Biết gì?
– Mary, tuần rồi có một bài viết dài về chị trong tờ Time với hình của chị và các cháu. Chị đang được đề cập trong tất cả các tạp chí và báo chí ơ quê nhà đấy. Khi Stanton Rogers tổ chức họp báo về ngoại giao, ông ta dùng chị làm một ví dụ sáng ngời. Tổng thống nói về chị. Hãy tin tôi đi, tên chị đang trên môi mọi người đấy.
– Tôi đoán là tôi đã mất liên lạc, – Mary bảo.
Nàng nhó lại điều Stanton đã nói: “Tổng thống đã ra lệnh quảng cáo”.
– Chị có thể ở lại bao lâu? – Mary hỏi.
– Tôi thích ở mãi, nhưng chúng tôi dự định ở đây ba ngày rồi chúng tôi lên đường về nhà.
Douglas hỏi.
– Chị xoay sở ra sao đấy, Mary? Tôi muốn nói về – chị biết đấy – Edward?
– Tôi thấy đỡ hơn. – Mary từ từ nói. – Tôi nói chuyện với anh ấy mỗi đêm. Nghe có điên không.
– Thực sự không đâu.
– Vẫn là địa ngục. Nhưng tôi cố gắng. Tôi cố gắng.
– Chị… đã… gặp ai chưa? – Florence tế nhị hỏi.
Mary mỉm cười.
– Quả thực, có lẽ có đấy. Chị sẽ gặp anh ấy trong bữa ăn tối nay.
 
***
 
Gia đình Schiffer thích bác sĩ Louis Desforges ngay. Họ đã nghe rằng người Pháp cách biệt và trưởng giả nhưng Louis đã chứng tỏ thân thiện, nồng hậu và hoạt bát. Ông và Douglas tham gia vào những cuộc thảo luận dài về thuốc. Đấy là một trong những buổi tối sung sướng nhất của Mary kể từ khi nàng đến Bucarest. Trong một lúc ngắn ngủi, nàng cảm thấy an toàn và thoải mái.
Lúc 11 giờ, gia đình Schiffer rút lui lên lầu đến phòng dành cho khách đã được chuẩn bị cho họ.
Mary vẫn còn ở dưới lầu chào từ biệt Louis. Ông bảo.
– Tôi thích bạn của bà. Tôi hy vọng tôi sẽ gặp lại họ!
– Họ cũng thích ông nữa. Họ sắp đi Kansas trong hai ngày nữa! – Mary bảo.
Ông nhìn nàng đăm đăm.
– Mary – bà không nghĩ đến việc đi sao?
– Không, – Mary bảo. – Tôi sẽ ở lại.
Ông mỉm cười.
– Tốt! – Ông do dự rồi điềm tĩnh nói – Tôi sẽ đi lên núi vào dịp cuối tuần. Tôi sẽ rất thích nếu bà đến đấy với tôi.
– Vâng.
Việc đơn giản như thế.
Đêm ấy, nàng nằm trong bóng tối nói chuyện với Edward.
“Anh yêu, em sẽ mãi mãi, mãi mãi yêu anh, nhưng em không được quyền cần đến anh nữa. Đây là lúc em cần đến cuộc sống mới. Anh sẽ luôn luôn là một phần của cuộc sống ấy, nhưng cũng còn người khác nữa. Louis không phải là anh mà là Louis. Anh ấy khoẻ mạnh, tốt bụng và can đảm. Điều ấy gần giống như em có thể có anh vậy. Xin hãy hiểu cho Edward. Xin…
Nàng ngồi trên giường và bật ngọn đèn bên giường ngủ lên. Nàng nhìn đăm đăm vào chiếc nhẫn cưới của nàng một lúc lâu rồi từ từ tuột nó ra khỏi ngón tay nàng.
Đấy là một vòng tròn biểu tượng cho một sự kết thúc và một sự khởi đầu.
 
***
 
Mary đưa gia đình Schiffer đi tham quan quanh Bucarest một vòng thạt nhanh và lo cho những ngày của họ được lấp đầy trọn vẹn. Ba ngày trôi qua thật nhanh và khi gia đình Schiffer ra đi, Mary cảm thấy đau nhói vì cô đơn, một ý thức bị cách biệt hoàn toàn với cội nguồn của nàng và một lần nữa lại trôi trở về một vùng đất xa lạ và nguy hiểm.
Mary uống cà phê như thường lệ với Mike Slade và thảo luận về chương trình hoạt động trong ngày.
Khi họ uống xong, Mike bảo.
– Tôi đã nghe tin đồn. Mary cũng đã nghe những tin ấy nữa.
– Về Ionescu và cô nhân tình mới của ông ấy phải không? Hình như…
– Về bà đấy.
Nàng cảm thấy sững lại:
– Thật à? Loại tin đồn nào thế?
– Hình như bà gặp bác sĩ Louis Desforges nhiều.
Mary cảm thấy một cơn giận đang bùng lên.
– Tôi gặp ai thì cũng chẳng là công việc của ai cả!
– Tôi xin không đồng ý với bà, bà Đại sứ ạ. Đấy là công việc của mọi người trong Toà đại sứ đấy. Chúng ta có một quy luật nghiêm nhặt chống lại việc dan díu với người ngoại quốc và vị bác sĩ ấy là một người ngoại quốc đấy! Ông ta cũng là một nhân viên địch nữa.
Mary hình như quá kinh ngạc để thốt nên lời.
– Điều ấy phi lý! – Nàng lắp bắp. – Ông biết gì về bác sĩ Desforges chứ?
– Hãy nghĩ lại cách bà gặp ông ta đi, – Mike Slade đề nghị. – Cô gái bị nạn và chàng hiệp sĩ trong bộ áo giáp sáng chói. Đấy là trò cũ kỹ nhất thế giới. Chính tôi cũng đã dùng đến nó.
– Tôi không trách điều ông đã làm và điều ông chưa làm, – Mary vặn lại. – Ông ấy đáng giá cả chục người như ông đấy. Ông ấy chiến đấu chống quân khủng bố tại Algerie và chúng đã sát hại vợ con ông ấy!
Mike mềm mỏng nói:
– Hay đấy. Tôi đã xem hồ sơ ông ta. Ngài bác sĩ của bà chưa bao giờ có vợ con cả.

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.