Tìm Lại Giá Trị Cuộc Sống

KHOẢNH KHẮC CỦA SỰ TỈNH TÁO



San Francisco, năm 1978. Tôi đã đánh mất một chiếc giày của mình ở đâu đó trong thành phố, một bên tròng kính của cặp kính duy nhất cũng mất, và chiếc ví của tôi thì bị lấy trộm từ lâu.
So với nỗi lo sợ của tôi về những ngày sắp tới thì những điều bực dọc kể trên cũng chỉ là chuyện rất nhỏ. Một vài tế bào não ít ỏi còn hoạt động trong tôi đang tập trung giải quyết vấn đề tiến thoái lưỡng nan trước mắt – đó là một vấn đề nghiêm trọng mà tôi không dám nghĩ đến. Dường như chẳng còn ai cả, những người trước đây từng thân thiết với tôi, giờ không còn nhận ra tôi nữa. Không có ai cứu giúp! Tôi đã bị bỏ rơi.
Từ một điểm quan sát thuận lợi bên dưới con dốc đường Harrison cho đến đường cao tốc 101 phía Nam, tôi nhìn những chiếc xe đang lao nhanh về phía mình. Đèn pha của chúng chiếu thành những vệt sáng dài trên con đường ẩm ướt. Dừng lại một lát tại chốt đèn giao thông như để dụ tôi ra khỏi chỗẩn náu của mình, những chiếc xe ấy lại chạy lên dốc hướng về phía Nam, ngay trên đầu tôi, âm thanh brumbrum-brum-brum giống như tiếng nhịp tim đập kỳ quái mỗi khi lốp xe tiếp xúc với những mối nối nhựa trên con đường bê tông.
Mười năm qua, tôi sống ở phía bắc cầu Golden Gate và từ từ bị nhấn chìm trong vũng lầy của chứng nghiện rượu. Cuộc sống vốn đàng hoàng của tôi rốt cuộc lại trở thành một vở kịch câm, còn tôi là trò cười của khu cảng này. Tôi không thích tham dựcác cuộc họp của Hội những người cai rượu, vì tôi vẫn nghĩ mình không thuộc vào số đó. Tôi chỉ miễn cưỡng dự một hay hai buổi họp lúc tôi nhận ra rằng chứng nghiện rượu của mình đã vượt khỏi tầm kiểm soát.
Vào tháng ba năm 1978, để trốn tránh sự truy bắt của viên cảnh sát trưởng của hạt vì tội vắng mặt trong một phiên tòa, tôi trốn đến San Francisco, nơi tôi biết mình sẽ tìm được những người bạn cóthểcứu nguy cho tôi vàcólẽhọsẽ giúp tôi bắt đầu một cuộc sống mới. Không để cho tôi tiếp tục uống rượu và cũng không chút mềm lòng, họ đưa tôi đến một khu cai nghiện nằm trên đường Howard và dặn người quản giáo hãy chăm sóc tôi kỹ lưỡng.
Nhưng chỉ vài giờ sau đó, tôi rời khỏi trại cai nghiện và đi lang thang qua những ngõ hẻm ra đường Market để tìm rượu uống. Được sự giúp đỡ của hai kẻ vô gia cư nghèo kiết xác ở San Francisco, tôi hăm hởực một ít rượu trong chai Thunderbird của họ và theo họ về “nhà” – một đống hộp giấy các-tông phía dưới đường cao tốc.
Kéo chặt áo khoác vào người, tôi dõi theo thời khắc giá lạnh nhất, đen tối nhất khi buổi sáng đang dần đến, và nghe âm thanh ì ầm của xe cộ qua lại khi thành phố dần chuyển mình thức giấc. Một chiếc mô-tô cảnh sát làm thay đổi tâm điểm quan sát trong cơn ác mộng của tôi. Chạm dùi cui vào lòng bàn chân của tôi, viên cảnh sát nhắc nhở rằng tôi không được quyền lưu trú tại bất cứ chỗ nào trong thành phố này.
Chính người quản giáo trước kia từng thuyết phục tôi ở lại, nay đã đồng ý cho tôi quay trở lại trại cai nghiện. Mickey nói với tôi rằng mọi chuyện sẽổn thôi. Cô nói: “Hãy tiếp tục cố gắng, rồi mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn”.
Đôi tai điếc của tôi được rót đầy những lời động viên của cô trong lúc cô ấy tìm cho tôi một cái giường và thận trọng tháo thứ duy nhất có giá trị trên người tôi ra, đó là chiếc đồng hồ đeo tay.
Sau hai ngày liền trong trạng thái nhiều lần chập chờn thức giấc, tôi đã tỉnh dậy trong tư thế cuộn tròn như thể đang nằm trong bụng mẹ. Bầu không khí xung quanh làm tôi nhớ đến sự giam cầm quen thuộc tại nhà tù hạt Marin – những âm thanh ồn ào khủng khiếp của những con người đang cố hòa hợp hiện tại với tương lai của mình. Giờ đây, liệu tôi có dám hỏi ai đó rằng chuyện gì sẽ xảy ra với tôi không? Họ muốn gì ở tôi? Hoặc chỉ đơn giản là tôi cứ để tới đâu hay tới đó?
Mickey bảo tôi có thể ở lại năm ngày. “Sau đóthì sao?”, tôi hỏi, lường trước câu trảlời sẽlà tôi phải trở lại dưới dốc con đường Harrison. Lúng túng và tủi thẹn, nhưng bị dồn vào một phút thành thật hiếm hoi, tôi nói với cô ấy vê tình trạng vô gia cư của mình và về lệnh truy bắt của viên cảnh sát trưởng. Người quản giáo của tôi viết điều gì đó lên một mảnh giấy và sau đó ngước lên, mỉm cười như thể tôi đã tặng cô ấy một lời ngợi khen. “Anh đãđến đúng nơi rồi đấy, Peter. Chào mừng anh! Để xem tôi có thể làm được gì cho anh nào.” Tâm hồn tôi như bay vút lên trong khoảng thời gian năm nhịp tim đập. Tôi đã được cứu giúp, từ cái gì thì tôi không biết, nhưng hạt giống của niềm hy vọng đã được ươm mầm. Một tuần sau, Mickey đưa tôi vào tập một chương trình kéo dài hai mươi tám ngày tại thành phố Redwood, một yêu cầu bắt buộc trước khi tôi được nhận vào trung tâm phục hồi. Trước khi rời khỏi khu cai nghiện, cô ấy cho phép tôi gọi điện thoại để báo cho vợ tôi biết tôi đang ở đâu và để nói chuyện với các con của tôi.
“Chào bố, bố đang ở đâu vậy?”. Một câu hỏi đơn giản, nhưng là câu hỏi tôi không biết phải trả lời như thế nào.
“Bố đang ở thành phố, con yêu ạ. Bố có nhiều việc phải làm. Bố sẽ không thể gặp con được trong một thời gian đấy.”
“Bố bận công việc bao lâu hở bố?”
Rồi tôi nghe thấy tiếng con bé nói với đứa em gái bốn tuổi của nó.
“Là bố đấy, bố đang ở San Francisco. Không, em không thểgặp bốđược đâu – không thể gặp trong một thời gian đấy.”
Tôi hình dung cảnh chúng đang ở nhà đợi tôi, như đã luôn chờ đợi tôi – và rồi luôn thất vọng. Tôi bắt đầu khóc. Rồi tôi nghe tiếng con bé thở gấp trong lúc đang đợi tôi nói một điều gì đó.
“Thôi bố ạ, có lẽ bố có thể viết thư hoặc làm điều gì đó”, con bé nói. Tôi nghe thấy giọng con bé rất dứt khoát.
Cố kìm nén tiếng nấc, tôi nói: “Được rồi, cưng à, bố sẽ viết thư cho con sớm thôi”.
Con bé gác máy, để lại tôi với ngổn ngang lo âu, cảm giác vô dụng và thật hổ thẹn.
John và Kitty McD. phụ trách chương trình hai mươi tám ngày. Tôi cócảm tình với họngay và đặt toàn bộ niềm tin của mình vào họ. “Ngoài chuyện không có mặt tại phiên tòa, anh còn giấu chúng tôi điều gì khác không, Peter?” Câu hỏi của John khiến tôi hơi đề phòng đồng thời khơi lại trong tôi cảm giác sợ hãi đối với luật pháp. Tôi nghĩ nếu mình cứ giữ im lặng thì cuối cùng cảnh sát trưởng cũng sẽ bỏ qua những lời buộc tội.
“Không”, tôi nói với giọng dè dặt. “Tôi có phải làm gì không?”
John nhìn tôi với vẻ thương hại, hệt như vị thuyền trưởng trên chuyến tàu đầu tiên của tôi đã nhìn lúc tôi bước lên boong tàu.
“Được rồi!”, anh ấy nói dứt khoát. “Anh không thể bắt đầu cuộc sống đúng mực với một lý lịch như thế này. Tôi sẽ sắp xếp với tòa án, và chúng ta sẽ đi giải quyết chuyện này.”
Một tuần sau đó, tôi đứng trong phòng xử án cùng với một luật sư bào chữa và khoảng hai mươi tù nhân trong bộáo liền quần màu cam. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn khi sau cùng mình cũng làm được điều đó đúng đắn. Tôi biết mình đang được những người tốt chăm lo.
“Kết án ba năm tù treo, hai năm quản thúc tại trung tâm phục hồi và tham dự hàng tuần cuộc họp của Hội những người cai rượu.”
Với những lời tuyên án đó, tôi đã bắt đầu một giai đoạn hứng khởi khá cam go với cuộc sống đúng mực mới tìm lại được của tôi.
Khi đã ổn định tại trung tâm phục hồi, cuộc sống mới của tôi trở nên thanh thản hơn, và nỗi lo lắng từng ăn sâu trong tôi đã giảm đi. Bọn trẻ vẫn chiếm một phần trong tâm hồn tôi, nơi tôi vẫn đặc biệt dành cho chúng. Dẫu không hoàn hảo, nhưng vẫn là một phần trong tôi. Tôi vẫn luôn mong mỏi được tự do trở lại, nhưng tính kiên nhẫn đã trở thành một trong những phần thưởng tôi nhận được từ quá trình từ bỏ rượu của mình. Cảm giác ham muốn được uống rượu không còn quấy nhiễu tôi nữa. Hạt giống đã được gieo sâu vào lòng đất, và bây giờ nhiệm vụ của tôi là chăm sóc nó. Liệu tôi có làm được điều đó không, hay tôi sẽ lại thất bại như bao lần trước?
Đã hai mươi sáu năm kể từ ngày tôi lảo đảo bước vào khu cai nghiện ở San Francisco, bất lực và vô vọng – nhưng cũng là ngày bỗng nhiên tôi thôi không còn vô gia cư nữa. Chính tại nơi đó tôi đã học được ý nghĩa của tình yêu thương thật sự – khi người nghiện rượu này chăm sóc cho người nghiện rượu khác. Cũng chính tại nơi đó tôi đã học được rằng nếu tôi thực hiện từng bước đơn giản, thì cuộc sống của tôi sẽ tốt lên theo chiều hướng tôi không thể ngờ. Nay tôi thường xuyên đến thăm gia đình mình ở Anh, và sự đồng cảm yêu thương là mối dây liên kết giữa chúng tôi, còn tiếng cười là liều thuốc giải độc đối với nỗi buồn trong quá khứ. Hai đứa con gái người Mỹ của tôi sống gần tôi và chúng tôi lại là một gia đình.
Những lời hứa ấy đã trở thành hiện thực.
Tôi chợt chúý đến đặc điểm kỳ lạ về một cảm giác trong đó trạng thái không rượu hiển hiện rất rõ trong tâm hồn tôi. Cứ như thể là tôi có được cơ hội hồi tưởng lại một phần của cuộc đời mình. Chính nhờ sự hồi tưởng mà mỗi năm cuộc sống lại trởnên nhẹnhàng hơn năm trước, vàsựthay đổi thì kín đáo như nhịp đập của trái tim tôi vậy.
Peter Wright

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.