Tương lai của một Ảo tưởng
Chương 02
Chúng ta đã trượt khỏi lĩnh vực kinh tế vào trong lĩnh vực tâm lý học mà không hay biết. Lúc đầu chúng ta đã bị nhử toan tìm kiếm những tài sản của nền văn minh trong sự giàu có sẵn có và trong những quy định về phân phối của nó. Nhưng với việc nhìn nhận rằng mọi văn minh dựa trên một sự cưỡng bách làm việc và một sự từ bỏ của bản năng, và do đó không thể tránh không kích động sự chống đối từ những người bị tác dụng bởi những yêu cầu này, nó đã trở nên rõ ràng rằng văn minh không thể bao gồm chủ yếu hoặc duy nhất trong tự thân sự giàu có và những phương tiện để thu tập nó và những sắp xếp để phân phối nó; bởi vì những điều này bị đe dọa bởi sự nổi loạn và tính cuồng điên phá hoại của những người can dự trong văn minh.
Song song với sự giàu có, bây giờ chúng ta đến với những phương tiện vốn chúng có thể bảo vệ được văn minh – những biện pháp của cưỡng chế và những biện pháp khác vốn được dự định để hòa giải con người với nó, và để bù đắp cho họ vì những hy sinh của họ. Những điều kể sau này có thể được mô tả như là những tài sản tinh thần của văn minh.
Vì lợi ích của thống nhất về thuật ngữ, chúng ta sẽ mô tả sự kiện một bản năng [7] không được thỏa mãn là một “thất vọng” [8], những quy định mà bởi đó sự thất vọng này được thiết lập như là một “ngăn cấm” [9] và điều kiện vốn được sản xuất bởi sự ngăn cấm như là một “thiếu thốn” [10]. Bước đầu tiên là phân biệt giữa những thiếu thốn có ảnh hưởng đến tất cả mọi người, và những thiếu thốn không ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng chỉ với những nhóm, những lớp, hoặc thậm chí những cá nhân đơn lẻ.
[7] Instinct
[8] Frustration
[9] Prohibition
[10] Privation
Những cái kể trước là sớm nhất, cùng những sự ngăn cấm đã thiết lập chúng, văn minh – ai có thể biết được hàng bao nhiêu nghìn năm xưa trước? đã bắt đầu tách con người khỏi tình trạng động vật nguyên thủy của mình. Chúng ta sẽ tìm thấy với ngạc nhiên của chúng ta là những thiếu thốn vẫn còn tác động và vẫn tạo thành lõi ruột của sự thù địch với văn minh.
Những ước muốn bản năng bị chúng làm tổn hại lại được tái sinh mới nguyên với mỗi đứa trẻ. Có một lớp gồm những người, những kẻ bị nhiễu loạn thần kinh [11], những người đã phản ứng trước những thất vọng này với hành vi phi xã hội. Trong số những ước muốn bản năng này là loạn luân, ăn thịt người, và dục vọng về giết chóc. Nghe lạ tai khi đặt cạnh nhau những ước muốn vốn tất cả mọi người dường như thống nhất phủ nhận nó, và những ước muốn khác vốn có quá nhiều tranh cãi sôi nổi về chúng trong văn minh của chúng ta về phần không biết chúng sẽ được cho phép hay phải bị thất vọng, nhưng làm như vậy là biện minh được về tâm lý.
[11] Neurotics
Cũng không phải thái độ của văn minh đối với những mong muốn bản năng lâu đời nhất dưới bất kỳ phương thức nào là đồng nhất. Tục ăn thịt người một mình có vẻ là bị cấm phổ quát – và với cái nhìn phi phân tâm học – là đã từng được khắc phục hoàn toàn [12]. Sức mạnh của những ước muốn loạn luân vẫn có thể phát hiện được đằng sau sự cấm đoán đối với nó [13], và trong những điều kiện nhất định nào đó, giết chóc vẫn còn thực hành, và văn minh của chúng ta thực sự ra lệnh đòi hỏi nó. Có thể là những phát triển văn hóa nằm ở trước chúng ta, trong đó những mong muốn khác vốn đã vẫn được thỏa mãn, hoàn toàn được cho phép đến ngày nay, sẽ xuất hiện chỉ như là không thể chấp nhận được nữa, như tục ăn thịt người thời bây giờ.
[12] Chúng ta đều biết là không đúng – trong chiến tranh Việt Mỹ vừa qua, có rất nhiều trường hợp các lính viễn chinh Mỹ tự thú nhận đã phạm những hình thức ăn thịt người, nạn nhân là các chiến sĩ người Việt thất thế.
[13] Trong xã hội phương Tây, nạn loạn luân tuy bị cấm đoán rất mạnh mẽ, nhưng vẫn không hết. Ngày nay, những trường hợp “sexual abuse” của cha mẹ với con cái vẫn không phải là không phổ thông, thường gây dư luận nhất là cha với con trai. Một người không thể không đặt câu hỏi khi quyển sách được xem như cẩm nang cho đạo đức của phương Tây là quyển kinh Thánh, trong đó nhan nhản những chuyện loạn luân đủ loại.
Những từ bỏ bản năng sớm nhất này đã liên quan rồi đến một yếu tố tâm lý cũng vẫn còn quan trọng cho tất cả những từ bỏ bản năng về sau.
Là không đúng khi nói rằng não thức con người đã không trải qua phát triển nào kể từ những thời đại xưa cổ nhất, và rằng tương phản khác với những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, nó hôm nay cũng là một như nó đã là trong những ngày đầu của lịch sử. Chúng ta có thể chỉ ra ngay lập tức một trong những tiến bộ về tinh thần này. Đó là trong lần hồi giữ tương ứng với quá trình phát triển của con người mà cưỡng chế bên ngoài dần dần thành chủ quan hóa; với một cơ quan não thức đặc biệt, siêu-ngã [14] của con người, chiếm lấy nó và bao gồm nó trong số những giới răn của nó.
[14] superego – cùng với “ego” và “id” – là những từ của Freud, nay đã thành rất phổ thông, thâm nhập sâu rộng vào mọi phương diện của đời số, thành nội dung của folk cuture ở xa hội Âu Mỹ.
Ego: từ trong tiếng Anh để dịch Freud “das Ich”, hay còn dịch là “the I.” Một trong ba phần của tâm thần (psyche), đây là phần đương đầu với thực tại bên ngoài. Id: dịch từ “das Es”, hay“the It.” Phần này chịu trách nhiệm với những thúc dục bản năng và hoàn toàn vô thức. Superego: dịch từ“Über-Ich”, hay“over-I.” Superego đại diện cho những qui luật xã hội được cá nhân và chủ quan hóa, nửa vô thức, nửa hữu thức; đây là phần bắt tôn trọng luật lệ, phép tắc, … và áp đặt mặc cảm tội lỗi.
Cái-Ta-Lý tưởng hay superego đóng vai quan tòa, tự phê bình, một thứ tương tự như lương tâm, đó là tích thành và kết quả của những giá trị phổ thông tiếp thụ, học hỏi được từ giáo dục gia đình và xã hội, qua tôn giáo, cha mẹ và nhà trường. “Id” là cái-Đó, một cái Ta-bản năng, ham muốn ích kỷ. Id (wild desires – innate drives, now) và SuperEgo (ideal) cùng tác động trên Ego (real) – vì những vai trò đối nghịch giữa Id và SuperEgo, nên Ego hiếm khi được quân bình, nhưng luôn luôn ở trong trạng thái mâu thuẫn của những dằng co, phân vân, tranh chấp, và đầy dồn nén, uẩn ức, khủng hoảng nội tâm, tạo thành những hiện tượng thay thế, hay thăng hoa. Đây là một mô hình của Freud về nhân cách (personality).
Ông còn một mô hình quen thuộc khác, trong mô hình này, dựa trên mức độ ý thức, Freud chia não thức cá nhân vào thành ba lĩnh vực: ý thức, tiền-ý thức, và vô thức, tôi tạm gọi ở đây là: cái biết sống động, cái biết không sống động, và cái không-biết nhưng sống động.
Phần vô thức – cái không-biết nhưng sống động – là cống hiến mới lạ của ông với tâm lý học phương Tây, lần đầu tiên con người nhìn vào nội tâm, thấy những hố sâu thẳm – từ đó tác động đời sống chính mình – nhưng không rõ hình dạng của chúng ra sao. Và đáng sợ hơn, là có lẽ chính tự thân mình cũng, ít nhất đã, không muốn biết chúng là những gì, vì chính mình đã có phần tự chôn vùi chúng dưới sâu thẳm đó. Bao nhiêu lần trong đời chúng ta muốn chôn dấu, muốn quên đi, muốn tự dối mình, tin giả làm thật để sống còn.
Một hình ảnh sống động nhất biểu trưng cho cả ba là một băng sơn nổi trên biển – phần nổi, phần chìm còn nhìn thấy, và phần chìm sâu xuống hết tận đáy không bao giờ nhìn thấy, không biết lớn rộng đến đâu – phần nổi chỉ là một mẩu cỏn con của khối băng sơn. Như thế, băng sơn chuyển động, trôi nổi là tác động từ phần đáy, phần nổi (hữu thức) ở trên nếu đem so – có thể xem như hoàn toàn “vô can”.
Những ego, superego, id, cùng những ý thức, tiền-ý thức, vô thức nay được dùng với những nghĩa rất rộng rãi, đến mức hết sức lỏng lẻo; và người ta dùng chúng để nói về cái phần cũng còn rất lở mờ “psyche”; chúng không phải là những từ “khoa học” hay “tâm lý” nữa. Chúng thành những metaphor – những ẩn dụ; và như thế, Freud đã đi vào nghệ thuật, tư tưởng, ngày càng sâu vào văn hóa dân gian, và vào văn chương, và đó là chỗ đứng đặc biệt của ông, có một không hai trong lịch sử khoa học, triết học. Chúng ta sử dụng mô thức của ông, như thế cái nhìn của chúng ta và những gì chúng ta nhìn được cũng chịu ảnh hưởng của cái khuôn nhìn, cái mô thức của Freud.
Mỗi một đứa trẻ trình bày quá trình chuyển đổi này với chúng ta; chỉ bằng những phương tiện đó mà nó trở thành một sinh vật đạo đức và xã hội. Một sự củng cố cho vững mạnh như vậy của siêu-ngã là một tài sản văn hóa quý giá nhất trong lĩnh vực tâm lý. Những ai ở trong họ, nó đã chiếm chỗ, họ đã được chuyển từ tư cách những đối thủ của văn minh vào thành những phương tiện truyền bá của văn minh.
Con số của họ càng lớn hơn trong một đơn vị văn hóa, văn hóa của nó càng an toàn hơn, và nó càng có thể phân bối với những mức độ cưỡng chế từ bên ngoài. Giờ đây, mức độ của sự chủ quan hóa này khác biệt rất lớn giữa những cấm đoán về bản năng khác loại. Liên quan đến những nhu cầu văn hóa sớm nhất, mà tôi đã đề cập, sự chủ quan hóa xem dường như đã đạt được rất rộng rãi, nếu chúng ta bỏ qua một bên kết toán ngoại lệ không được hoan nghênh của những người bị bệnh rối loạn thần kinh [15].
[15] Neurotic – neurosis
Nhưng trường hợp có thay đổi khi chúng ta quay sang những yêu sách bản năng khác. Ở đây, chúng ta quan sát với sự ngạc nhiên và lo ngại rằng một đa số của người ta tuân hành những cấm đoán văn hóa về những điểm này chỉ dưới áp lực của cưỡng chế, từ bên ngoài – đó là, chỉ ở nơi vốn cưỡng chế có thể làm tự nó có hiệu quả, và miễn là chừng nào nó là điều làm người ta sợ hãi. Điều này cũng đúng với những gì được gọi là những đòi hỏi luân lý của văn minh, vốn áp dụng cũng vậy với tất cả mọi người.
Hầu hết những kinh nghiệm của một người về sự không đáng tin cậy về luân lý của con người rơi vào phạm trù này. Có vô số không đếm được những người văn minh, những người sẽ giảm thiểu từ giết người hoặc loạn luân, nhưng những người này không phủ nhận sự hài lòng của chính mình trên sự tham lam của họ, những thôi thúc hung hãn của họ, hoặc thèm khát tình dục của họ, và họ không ngần ngại làm tổn thương người khác bằng những gian lận, dối trá và vu khống, miễn là chừng nào họ có thể giữ cho vẫn không bị trừng phạt vì thế, và điều này, không có nghi ngờ gì, đã luôn luôn là như vậy qua nhiều thời đại của văn minh.
Nếu chúng ta hướng đến những hạn chế vốn chúng chỉ áp dụng với những giai cấp nhất định của xã hội, chúng ta gặp một tình trạng của những sự vật vốn chúng là trắng trợn và đã luôn luôn được công nhận. Nó có thể được dự kiến rằng những giai cấp chịu thiệt thòi này sẽ ghen tị với những giai cấp được ưu đãi với những đặc quyền và sẽ làm tất cả những gì họ có thể làm được để tự giải phóng họ khỏi từ đó – sự thặng dư của riêng họ về thiếu thốn. Ở chỗ nào điều này không thể làm được, một mức độ bất mãn thường trực sẽ dai dẳng bên trong nền văn hóa có liên quan và điều này có thể dẫn đến những nổi loạn nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu một nền văn hóa đã không đi quá khỏi một điểm mà ở đó sự hài lòng của một phần của những thành viên của nó phụ thuộc trên sự đàn áp của một phần khác, và có lẽ, phần lớn hơn – và đây là trường hợp của tất cả những nền văn hóa ngày nay – nó là có thể hiểu được rằng những người bị đàn áp nên phát triển một thái độ thù địch dữ dội đối với một nền văn hóa mà sự tồn tại nó họ đã có thể là được tạo dựng bằng lao động của họ, nhưng sự giàu có của nó, họ có một phần chia quá nhỏ trong đó. Trong những điều kiện như vậy sự chủ quan hóa của những điều cấm kị văn hóa trong số những người bị đàn áp là không mong gì có được.
Ngược lại, họ đã không được chuẩn bị để thừa nhận những điều cấm kị, họ có ý định phá hủy tự thân nền văn hóa, và thậm chí có thể xóa sạch đi những tiên đề mà văn hóa ấy đã dựa trên. Sự thù địch của những giai cấp này với văn minh thì quá hiển nhiên khiến nó đã là nguyên nhân sự thù địch càng tiềm ẩn hơn với những giai tầng xã hội vốn tốt hơn được đem cho để đừng nhìn thấy. Không cần phải nói rằng một văn minh vốn nó để một số quá lớn như thế gồm những thành viên của nó không hài lòng và đẩy họ vào nổi loạn, thì không có cũng không đáng được có triển vọng của một sự tồn tại lâu dài.
Phạm vi tới đó mà những mệnh lệnh giáo huấn của một văn minh đã được chủ quan hóa – diễn tả nó một cách phổ thông và phi tâm lý: mức độ luân lý của những thành viên của nó – thì không phải là hình thức duy nhất của sự giàu có về tinh thần vốn đi vào trong xem xét khi ước đoán giá trị của một văn minh. Có cộng thêm những tài sản của nó trong hình dạng của những lý tưởng và những sáng tạo nghệ thuật – đó là, những thỏa mãn có thể được thu được từ những nguồn này.
Mọi người sẽ là chỉ quá sẵn sàng có khuynh hướng bao gồm trong những tài sản tinh thần của một nền văn hóa những lý tưởng của nó – những ước tính của nó về những thành tích nào là cao nhất là được hầu hết đám đông hết sức gắng gỏi chạy theo. Thoạt đầu, có vẻ như những lý tưởng ấy nghĩ là sẽ xác định những thành tựu của đơn vị văn hóa, nhưng quá trình thực tế của những sự kiện sẽ xuất hiện được rằng những lý tưởng đã được dựa trên những thành tựu đầu tiên vốn chúng đã được thực hiện được bởi một sự kết hợp của những quà tặng nội bộ của nền văn hóa và những hoàn cảnh bên ngoài, và rằng những thành tựu đầu tiên này, sau đó được bám lấy bởi lý tưởng như là một cái gì đó được đẩy lên tiến xa hơn.
Sự thỏa mãn mà lý tưởng cung cấp cho những người tham gia trong nền văn hóa, như vậy là có bản chất quá-yêu-chỉ-mình [16], nó dựa trên tự hào của họ trong những gì đã thành công đạt được. Để làm cho sự thỏa mãn này trọn vẹn kêu gọi một sự so sánh với những văn hóa vốn chúng đã nhắm vào những thành tích khác biệt và đã phát triển những lý tưởng khác biệt. Trên sức mạnh của những khác biệt này mỗi văn hóa tuyên đòi được quyền nhìn xuống những văn hóa còn lại. Trong lối này, những lý tưởng văn hóa trở thành một nguồn của bất hòa và thù hận giữa những đơn vị văn hóa khác nhau, như có thể thấy rõ nhất trong trường hợp của những quốc gia.
[16] Narcissistic – không yêu ai ngoài mình và hết sức mê đắm chính mình như Narcissus – một trạng thái tâm lý bất thường.
Sự thỏa mãn mang tính Narcissus được cung cấp bởi lý tưởng văn hóa cũng là một trong những sức mạnh vốn thành công trong việc chống lại sự thù địch với văn hóa ở bên trong đơn vị văn hóa. Sự thỏa mãn này có thể được chia sẻ không chỉ bởi những giai cấp được ưu đãi, được hưởng những lợi ích của văn hóa, mà cũng còn bởi những người chịu phận bị áp bức, vì quyền khinh miệt người ngoài nhóm đã đền bù cho họ về những sai trái mà họ phải gánh chịu trong đơn vị riêng của họ.
Không ai nghi ngờ là một tiện dân khốn khổ, đã bị quấy nhiễu bởi những khoản nợ chồng chất, và nghĩa vụ quân sự, nhưng để đền bù cho nó, một kẻ là một công dân La Mã, một kẻ được có phần của hắn trong công việc cai quản những quốc gia khác và ban phát pháp luật cho chúng.
Sự đồng nhất hóa này của những giai cấp bị áp bức với giai cấp cai trị và bóc lột họ, tuy nhiên, chỉ là một phần của một toàn bộ lớn hơn. Bởi vì về một mặt khác, những giai cấp bị áp bức có thể gắn bó một cách xúc cảm với những chủ nhân của họ, bất kể sự thù địch của họ, họ có thể thấy trong những người này những lý tưởng của họ, trừ khi những quan hệ như vậy thuộc về một loại cơ bản được thỏa mãn đã tồn tại, sẽ không thể hiểu được – như thế nào một số văn minh đã tồn tại lâu như vậy bất chấp thái độ thù địch chính đáng của những đám đông lớn rộng con người.
Một thỏa mãn thuộc một loại khác được nghệ thuật đem lại cho những người tham gia trong một đơn vị văn hóa, mặc dù như một quy luật, nó vẫn không thể tiếp cận được với đám đông, những người chìm đắm trong lao động kiệt lực và đã không được hưởng bất kỳ giáo dục cá nhân nào.
Như chúng ta đã khám phá từ trước, lâu rồi [17], nghệ thuật cung cấp những thỏa mãn thay thế cho những sự từ bỏ văn hóa lâu đời nhất và sâu sắc nhất vẫn còn cảm thấy, và vì lý do đó, nó đã phục vụ như là không-gì khác đã làm, để hòa giải một người với những hy sinh mà người ấy đã làm nhân danh văn minh. Một mặt khác, những sáng tạo nghệ thuật nâng cao cảm xúc của người ấy về sự đồng nhất, vốn với nó tất cả mọi đơn vị văn hóa đại diện cho, cần rất nhiều, bằng cách cung cấp một cơ hội để chia sẻ những kinh nghiệm xúc cảm được đánh giá rất cao. Và khi những sáng tạo đó mô tả một cách sinh động những thành tựu của nền văn hóa đặc biệt riêng của người ấy, và mang đến não thức của người ấy những lý tưởng của nó trong một cách gây ấn tượng nguy nga, chúng cũng chăm chóc đến sự thỏa mãn Narcissus của người ấy.
[17] [Gf., lấy thí dụ. “Creatvive Writers and Day-Dreaming” (1908e).]
Vẫn còn chưa đề cập đến những gì có lẽ là điều quan trọng nhất trong sự kiểm kê tinh thần của một nền văn minh. Điều này bao gồm trong những ý tưởng tôn giáo của nó trong ý nghĩa rộng rãi nhất – nói một cách khác (sẽ minh chứng sau này) trong những ảo tưởng của nó.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.