Tương lai của một Ảo tưởng
Chương 03
Những giá trị đặc biệt của những ý tưởng tôn giáo nằm trong những gì?
Chúng ta đã nói về sự thù địch với văn minh vốn nó được tạo ra từ áp lực mà văn minh vận hành, những sự từ bỏ bản năng mà nó đòi hỏi. Nếu một người tưởng tượng những cấm đoán của nó được nâng bỏ, nếu thế, sau đó, một người có thể lấy bất kỳ một phụ nữ nào người ấy thích như là một đối tượng tình dục, nếu một người có thể không do dự giết chết tình địch để chiếm lòng yêu của người đẹp, hay giết bất cứ ai đứng cản đường của người ấy, cũng vậy, nếu như một người có thể chở đi bất kỳ những tài sản nào của một người khác mà không phải xin phép – tuyệt vời làm sao, thật là một chuỗi những thỏa mãn một đời có thể có được!
Đúng thế, một người nhanh chóng chạm với khó khăn đầu tiên: tất cả mọi người khác ai ai cũng có cùng một mong muốn chính xác như tôi có, và sẽ đối xử với tôi không cân nhắc nào nhiều hơn tôi đã đối xử với anh ta. Và như vậy, trong thực tế, chỉ có một người là có thể thực hiện được hạnh phúc không hạn chế, bằng cách loại bỏ như thế những hạn chế của văn minh, và người ấy sẽ là một bạo chúa, một nhà độc tài, người đã nắm giữ tất cả những phương tiện đến quyền lực. Và ngay cả ông ta sẽ có mọi lý do để mong rằng những người khác sẽ thực hiện ít nhất một giới răn văn hóa: “ngươi sẽ không giết người”.
Nhưng cuối cùng sau tất cả, thật là vô ơn làm sao, thiển cận làm sao, để phấn đấu cho việc huỷ bỏ văn minh! Những gì sẽ còn lại là một trạng thái của tự nhiên, và điều đó sẽ là càng khó hơn để chịu đựng.
Đúng là tự nhiên sẽ không đòi hỏi chúng ta bất kỳ những hạn chế bản năng nào, nó sẽ để mặc chúng ta làm những gì chúng ta thích, nhưng nó có phương pháp hiệu quả đặc biệt của nó về hạn chế chúng ta. Nó phá hủy chúng ta – lạnh lùng, tàn nhẫn, không ngừng, như nó xem ra với chúng ta, và có thể qua chính những sự việc mà thỉnh thoảng làm chúng ta hài lòng. Đã đích xác là chính những nguy hiểm này vốn với chúng mà thiên nhiên đã đe dọa chúng ta, khiến chúng ta đã đến với nhau và tạo ra văn minh, mà vốn nó cũng là, trong số những thứ khác, nhằm mục đích làm cho cuộc sống cộng đồng của chúng ta có thể có được. Đối với những nhiệm vụ chủ yếu của văn minh, lý do tồn tại thực sự của nó, là để bảo vệ chúng ta chống lại thiên nhiên.
Chúng ta đều biết rằng trong nhiều phương cách văn minh đã thực hiện điều này rất tốt rồi, và rõ ràng như thời gian tiếp tục trôi, nó sẽ làm điều đó thêm tốt hơn nhiều. Nhưng không có ai là dưới ảo tưởng rằng thiên nhiên đã được chế ngự, và ít có ai dám hy vọng rằng nó có bao giờ sẽ hoàn toàn bị con người khuất phục. Có những yếu tố, chúng xem dường chế nhạo tất cả kiểm soát của con người: trái đất, nó chấn động và xé nát và chôn vùi tất cả mạng sống con người và những công trình của họ; nước, mà lũ lụt và nhận chìm tất cả mọi thứ trong một hỗn loạn, những cơn bão, cuốn đi tất cả mọi thứ đứng trước chúng; có những bệnh tật, mà chúng chỉ gần đây mới được nhìn nhận như những tấn công bởi những sinh vật khác, và cuối cùng có bí ẩn đau đớn về cái chết, đã chưa tìm thấy được thuốc nào chống lại nó, và có lẽ cũng sẽ chẳng bao giờ.
Với những sức mạnh này, thiên nhiên trỗi dậy chống chúng ta, hùng vĩ, độc ác và không mủi lòng, nó đem đến não thức chúng ta lại một lần nữa sự yếu đuối và bất lực của chúng ta, vốn chúng ta đã nghĩ rằng đã thoát khỏi qua công trình của văn minh. Một trong số ít những biểu tả hài lòng và đề cao mà nhân loại có thể đem cho là khi, trong đối mặt với một thảm họa thiên nhiên, nó quên đi những bất hòa với văn minh của nó và tất cả những khó khăn nội bộ và những thù hận, và nhớ lại những nhiệm vụ lớn lao chung của sự bảo tồn chính nó chống lại sức mạnh siêu phàm của thiên nhiên.
Đối với cá nhân, cũng thế, đời sống là gánh nặng, đúng như nó là với nhân loại nói chung. Văn minh trong đó anh tham gia áp đặt một số lượng thiếu thốn trên anh ta, và những người khác mang lại cho anh một mức lượng của đau khổ, hoặc là bất kể những giới luật của văn minh của anh, hoặc vì những bất toàn của nó. Cộng thêm vào điều này là những thương tích mà thiên nhiên không thuần hóa – anh gọi nó Số Mệnh – bắt anh phải chịu.
Một người có thể giả định rằng điều kiện này của những sự vật sẽ kết quả trong một trạng thái mong đợi lo lắng thường trực ở anh ta và làm tổn thương trầm trọng đến sự quá-chỉ-yêu-mình tự nhiên của anh. Chúng ta đã biết cá nhân phản ứng như thế nào với những thương tích mà văn minh và những người khác gây ra trên người ấy: anh phát triển một mức độ tương ứng của đối kháng với những quy định của văn minh và thù địch với nó. Nhưng làm thế nào anh bảo vệ mình chống lại những sức mạnh siêu phàm của thiên nhiên, của Số mệnh, vốn chúng đe dọa anh như chúng đe dọa tất cả những người còn lại?
Văn minh cất đi gánh nặng cho anh về công việc này; nó thực hiện điều đó trong cùng một cách giống nhau cho tất cả, và đáng ghi nhận rằng trong điều này gần như tất cả những văn minh hành động như nhau. Văn minh không gọi một ngừng nghỉ trong nhiệm vụ bảo vệ con người chống lại tự nhiên, nó chỉ đơn thuần theo đuổi điều ấy bằng những cách khác. Công việc này là một công việc đa tạp nhất. Vị kỷ của con người bị đe dọa nghiêm trọng, kêu gọi đến sự an ủi, phải cướp đi những khiếp đảm khỏi cuộc sống và vũ trụ, hơn nữa sự tò mò của anh ta chuyển động, đó là sự thật, bởi sự quan tâm thiết thực mạnh nhất, đòi hỏi một trả lời.
Một số lượng lớn đã đạt được rồi với bước đầu tiên: sự nhân hóa [18] thế giới tự nhiên. Những sức mạnh phi nhân và những định mệnh không thể đến gần được, chúng còn là vĩnh viễn xa vời. Nhưng nếu sức mạnh thiên nhiên có đam mê vốn cuồng nộ như chúng xảy ra trong tâm hồn của chúng ta, nếu tự thân cái chết không phải là một điều gì đó đột phát ngẫu nhiên, nhưng là hành động tàn bạo của một Ý chí độc ác, nếu ở khắp mọi nơi trong tự nhiên có những Sinh-linh xung quanh chúng ta, thuộc loại mà chúng ta biết trong xã hội riêng của chúng ta, thì sau đó chúng ta có thể hít thở tự do, có thể cảm thấy an ổn như ở nhà trong sự kỳ lạ, huyền bí và có thể giải quyết sự lo lắng vô nghĩa của chúng ta bằng những phương tiện thuộc về tinh thần.
[18] Humanization – từ đông sang tây đằng sau những sức mạnh thiên nhiên đều là những Gót, thần, và thường khoác khuôn mặt người. Đây là “nhân hoá” thiên nhiên.
Thí dụ cụ thế nhất và quen thuộc nhất có lẽ là trong Kiều “Mặc người mưa Sở mây Tần, Những mình nào biết có xuân là gì” – hiện tượng thiên nhiên được nhân hóa: mây kéo đến phủ núi rồi mưa xuống – thành “mây mưa” chỉ chuyện nam nữ giao phối – Xa khỏi đất Hylạp và đỉnh Olympia, chúng ta có chuyện một ông vua Tàu, bị bệnh (ít nhất theo Freud) – vua nước Sở đi chơi ở đầm Vân Mộng, mơ thấy cùng một người con gái giao hoan. Khi từ biệt vua, nàng nói: “Thiếp là thần nữ núi Vu Sơn, buổi sớm làm mây, buổi chiều làm mưa”.
Trong đồng dao Việt – hiện tượng thiên nhiên – lấy thí dụ – thông thường và đơn giản như mưa và nắng – cũng được xem như có nguồn từ những tác nhân siêu nhiên: “Vừa mưa vừa nắng, ông Cắng đánh nhau – bà Cau ra chữa, tí nữa lại mưa”.
Chúng ta vẫn còn là không có khả năng tự vệ, có lẽ, nhưng chúng ta không còn bị tê liệt một cách bất lực, ít nhất chúng ta có thể phản ứng. Có lẽ, quả thật vậy, chúng ta thậm chí không là không có khả năng tự vệ. Chúng ta có thể áp dụng cùng những phương pháp chống lại những siêu nhân bạo hành bên ngoài, giống như chúng ta đã sử dụng trong xã hội của chúng ta riêng, chúng ta có thể cố gắng cầu khẩn họ, dỗ dành họ, để hối lộ họ, và do ảnh hưởng đến họ như thế, chúng ta có thể tước đi một phần sức mạnh của họ. Một thay thế như thế này của khoa học tự nhiên bằng tâm lý học không chỉ đem cho cứu trợ ngay lập tức, nhưng cũng chỉ ra cách để làm chủ xa hơn nữa đối với tình thế.
Bởi tình thế này không có gì mới. Nó có một mẫu thức trẻ con, từ đó nó là chỉ sự tiếp tục trong thực tế. Bởi một lần trước đó một người đã tìm thấy chính mình trong một tình trạng bất lực tương tự: khi là một đứa trẻ nhỏ, trong quan hệ với cha mẹ của người ấy. Một người có lý do để sợ hãi họ, và đặc biệt là cha của mình, và tuy thế một người đã chắc chắn về sự bảo vệ của ông này chống lại những nguy hiểm người ấy đã biết. Thế nên, nó đã là tự nhiên để đồng hóa hai tình huống. Ở đây, cũng vậy, ước muốn đã đóng vai trò của nó, như nó đóng trong đời sống-mơ ước.
Người nằm ngủ có thể bị thất kinh với một linh cảm về cái chết, vốn nó đe dọa đặt anh ta vào trong mộ. Nhưng sự đổi-mộng [19] biết làm thế nào để lựa chọn một điều kiện nó sẽ thậm chí chuyển biến cố hãi hùng đó thành ra một sự hoàn thành ước muốn: người nằm mơ nhìn thấy mình trong một ngôi mộ cổ Etruscan mà ông đã trèo xuống vào trong, vui sướng tìm thấy những thích thú về khảo cổ được thỏa mãn [20].
[19] dreamwork hay dreamwork (l’élaboration du rêve): the processes by which the unconscious mind alters the manifest content of dreams in order to conceal their real meaning from the dreamer.
[20] [Đây đã là một giấc mộng thực xảy ra của Freud, trình bày trong Chương VI (G) của The Interpretation of Dreams (1900a). Standard Ed., 5, 454-5].
Theo cùng một cách, một người làm những sức mạnh của tự nhiên không chỉ đơn giản trở thành những người mà với họ ông ta có thể liên kết như anh ta có thể với những đồng đẳng của mình – làm như thế sẽ không công bằng với những ấn tượng áp đảo quá mạnh vốn những sức mạnh ấy tác động trên anh ta – nhưng anh ta đem cho chúng cá tính của một người cha. Ông chuyển chúng thành ra những Gót, đi theo lối này, như tôi đã cố gắng để cho thấy [21] không chỉ là một mẫu thức trẻ con, nhưng là một mẫu thức loại phát sinh [22].
[21] [Xem section 6 của bài luận thuyết thứ tư trong Toteem and Taboo (1912-13), Standard Ed., 13, 146 ff].
[22] phylogenetic – tiến trình các sự kiện liên quan đến sự tiến hóa của một loài, giống. khác với của cá nhân là ontogeny.
Trong quá trình thời gian, những quan sát đầu tiên được làm bằng sự đều đặn và phù hợp với luật trong những hiện tượng tự nhiên, và với điều này, những lực lượng của tự nhiên bị mất những dấu vết con người của chúng. Nhưng sự bất lực của con người vẫn còn và cùng với nó là sự khát khao của con người về người cha của mình, và những Gót. Những Gót còn giữ nhiệm vụ gồm ba lớp của họ: họ phải “trừ tà trục quỉ” [23] những khủng khiếp của thiên nhiên, họ phải hòa giải con người với tàn nhẫn của Số phận, đặc biệt như khi nó được cho thấy trong cái chết, và họ phải đền bù cho những đau khổ và thiếu thốn vốn một đời sống văn minh nói chung đã áp đặt lên trên con người.
[23] exorcist: trừ tà trục quỉ – the expulsion or attempted expulsion of an evil spirit from a person or place.
Nhưng ở trong những chức năng này có một dần dần chuyển dịch [24] sắc thái. Đã quan sát thấy được rằng những hiện tượng tự nhiên phát triển tự động theo những nhu cầu nội bộ. Không nghi ngờ gì, những Gót đã là những chúa tể của thiên nhiên, họ đã sắp xếp nó là như nó đã là và bây giờ họ có thể để mặc nó lại với chính nó. Chỉ thỉnh thoảng, trong những gì được biết là những “phép lạ” [25], họ đã can thiệp vào quá trình của nó, như thể để làm cho minh bạch rằng họ đã không có từ bỏ chút-gì từ lĩnh vực quyền lực của họ có ban đầu.
[24] Displacement: the unconscious transfer of an intense emotion from its original object to another one.
[25] Miracles
Về phương diện phân bối những định mệnh, một nghi ngờ khó chịu đã tồn tại rằng phức tạp khó hiểu và sự bất lực của loài người không thể chữa chạy được. Đó đã là chỗ này mà những Gót đã vừa nhất để bị xem là thất bại. Nếu tự chính họ đã tạo ra Số phận, sau đó những khuyên giúp của họ phải được coi là rất khó hiểu. Khái niệm đã xuất hiện đầu tiên ở chân trời với những giống dân tài năng nhất của thời cổ rằng Moira [Số phận] đứng trên những Gót, và rằng những Gót chính họ có những số phận riêng của họ.
Và thiên nhiên càng trở nên tự trị nhiều hơn và những Gót đã càng trở thành rút ra khỏi nó, tất cả những kỳ vọng đã càng tha thiết hướng đến chức năng thứ ba của những Gót – đạo đức đã trở thành lĩnh vực thực sự của họ càng nhiều hơn [26]. Bây giờ đã trở thành nhiệm vụ của những Gót để làm cho ngang bằng tất cả những khiếm khuyết và những tệ nạn của văn minh, để can dự vào những khổ đau mà con người gây ra lẫn cho nhau trong cuộc sống cùng với nhau của họ, và để canh chừng trên việc thực hiện những giới luật của văn minh, mà con người tuân theo hết sức cẩu thả, bất toàn. Những giới luật đó tự thân chúng đã được gán cho một nguồn gốc thần thánh [27], chúng được nâng lên cao hơn xã hội loài người và đã được mở rộng ra với thiên nhiên và vũ trụ.
[26] Trong lĩnh vực thứ ba – các vị Gót, rồi sau này chỉ còn lại một vị Gót theo các tôn giáo Abraham (đi đôi với sự thống nhất, hợp nhất các bộ lạc có các Gót khác nhau – nay thành một quốc gia – nên chỉ cần một Gót để thờ phụng cho tiện, và giữ sự thống nhất – thế nên sự hình thành của một Gót, tương ứng với những (12/10) bộ lạc của Israel hợp nhất ở vùng Canaan với Solomon – hay sự hợp nhất phát triển của đế quốc Lamã về sau này với Constantine) –
Gót như thế khởi đi là hình ảnh của một kẻ thưởng phạt về đức hạnh và tội lỗi. rồi thành kẻ cầm chầu, giữ nhịp cho luân lý, cương thường khi xã hội từ trạng thái thị tộc, bộ lạc mở ra thành những xã hội đông đảo lớn rộng phức tạp, rồi cùng với tâm lý con người ngày càng phát triển, Gót mang những tính chất siêu hình trừu tượng khác nhau, để đáp ứng với sự thay đổi của nhận thức con người. Nhưng khởi đi là hình ảnh người cha, bảo bọc và thưởng phạt.
Quan niệm đạo đức dựa trên thưởng phạt là quan niệm rất ấu trĩ và sơ đẳng nhất, khởi đi từ tâm lý trẻ con, cũng là khởi đi vã vẫn mãi còn lại như là yếu tính của đạo đức trong các tôn giáo Abraham, như Freud đã thản nhiên chỉ ra – và theo đó Gót – người cha trước kia của đứa trẻ nhân loại – trước kia vẫn cho roi cho bánh, nay thành cha ở trên trời cao kia của nhân loại – cho quà thiên đường và roi địa ngục, dù thay đổi nhưng chỉ là những hình thức là được làm lớn rộng, nhưng khái niệm cơ bản vẫn là khái niệm một ông bố lúc hiền lúc dữ – thưởng phạt đám con cái, chỉ mở quyển “sách tốt” (kinh Thánh) đọc vài trang là thấy ngay một ông bố, hay đúng hơn một ông trưởng tộc vùng Trung Đông, trọng nam, khinh nữ, đa thê nếu không nói là đa dâm, thiện ác tùy tiện, và rất mê tín và dị đoan.
[27] Thí dụ – mười điều răn hết sức tầm thường về luân lý cho người Do thái – Moise nói là do Gót ban cho họ.
Và như vậy, một kho hàng của những ý tưởng được tạo ra, sinh ra từ nhu cầu của con người để làm cho bất lực của mình có thể chịu được và xây dựng từ những vật liệu của những kỷ niệm của tuổi thơ bất lực của chính mình, và thời thơ ấu của loài người [28]. Nó rõ ràng có thể thấy rằng việc sở hữu của những ý tưởng bảo vệ anh ta trong hai hướng – chống lại những nguy hiểm của thiên nhiên và Số phận, và chống lại những bất công, thương tổn vốn đe dọa anh ta từ chính xã hội nhân loại.
[28] nguyên văn “So wird ein Schatz von Vorstellungen geschaffen, geboren aus dem Bedürfnis, die menschliche Hilflosigkeit erträglich zu machen, erbaut aus dem Material der Erinnerungen an die Hilflosigkeit der eigenen und der Kindheit des Menschen geschlechts”.
Bản tiếng Pháp cũng theo sát hơn “un trésor d’idées, né du besoin …”
Đây là thực tính [29] của vấn đề. Đời sống trong thế giới này phục vụ một mục đích cao hơn, không nghi ngờ gì, không phải là dễ dàng để đoán biết mục đích ấy là gì, nhưng chắc chắn nó có nghĩa là hoàn thiện bản chất của con người. Nó có lẽ là một phần tinh thần của con người, linh hồn, mà trong quá trình thời gian đã quá chậm chạp và miễn cưỡng tự tách ra khỏi thể xác, đó là đối tượng của sự nâng cao này và sự thăng vút cao.
[29] Gist
Tất cả mọi việc xảy ra trong thế giới này là một biểu hiện của những ý định của một trí thông minh vượt trội hơn so với chúng ta, mà cuối cùng, mặc dù những cách thức và những nẻo đường của nó là khó theo dõi, truyền lệnh đặt để tất cả mọi sự việc vào trong toàn hảo nhất – đó là, để làm cho chúng thành thú vị với chúng ta. Trên mỗi chúng ta có một Gót-bảo-bọc [30] nhân từ mà chỉ có vẻ nghiêm nghị và sẽ không để chúng ta bị trở thành một đồ chơi của những lực lượng thiên nhiên quá hùng mạnh và tàn nhẫn.
[30] Providence: sự bảo bọc của Gót hay thiên nhiên (trời sinh voi sinh cỏ) – cũng chỉ một Gót nào đó – thay thế cho sức mạnh thiên nhiên – bảo bọc chúng ta.
Nhìn theo Darwinism, không phải “trời sinh trời dưỡng” nhưng chúng ta đã thay đổi cho hợp với “trời”, những ai không thế đã chết từ bao đời rồi, chúng ta là những kẻ sống sót, hay là con cái của những thế hệ người đã sống sót, đã thay đổi “ứng hợp” với “trời” (tự nhiên) nên vần được “trời dưỡng”.
Vậy nếu có mang ơn ai, chính là tổ tiên, dòng giống của chính mình, những người đã tranh đấu với lũ lụt vùng châu thổ sông Hồng, chẳng hạn, đã dựng nhà sàn, đã trồng lúa nước miền Thủy tinh thấp, lúa nếp miền Sơn tinh cao,.. để ở để ăn, và sống còn, … đã giữ sự sống và công thức cho sự sống tạo hình nên xương thịt và phát triển, tồn tại (DNA) rồi truyền mãi không dứt xuống đến tận chúng ta.
Không có Gót nào từ sa mạc Trung Đông, sản phẩm mơ tưởng từ trí tuệ ấu trĩ của đám dân còn sống đời bộ lạc mông muội, lúc ấy có lẽ còn ở hang đá, ăn lúa mì, sống lang thang, (một trong những băn khoăn của họ là không biết làm sao giữ cho phân mình thải ra đừng lẫn với thức ăn – S. Harris. Sự Hy sinh Lý trí). Gót phát sinh từ đám dân lúc còn man dã ấy không có thể nào bảo bọc, cứu trợ những người đương thời ở mãi tận phương Đông, là những tổ tiên chúng ta, mà chính họ – hay Gót của họ cũng thế – cũng không thể nào biết tới, hay có biết cũng không thèm hay có thể đoái hoài đến được.
Ngay cả Gót của họ – dân Do thái – “Yahweh” cũng không giúp họ giữ được mảnh đất hứa, chịu hai nghìn năm lưu vong nô lệ, khổ ải cho đến nay vẫn chưa yên. Vẫn không học được bài học thương yêu – khi nắm được quyền lực, họ cũng độc ác, tham lam, tàn tệ với những người anh em yếu đuối (khác tôn giáo) sống cùng trên một mảnh đất – tàn tệ còn không kém gì những tàn tệ chính họ đã hứng chịu trong qúa khứ bị kỳ thị ở châu Âu. Đọc lịch sử của đám dân được Gót chọn riêng đó – và nhìn theo cái nhìn tôn giáo – thờ Gót của Abraham đó – không thấy một hy vọng nào cho tương lai loài người.
Cái Chết tự nó không là một dập tắt, chấm hết, không phải là một trở về với (thế giới) vô cơ không sự sống, nhưng bắt đầu của một loại hiện hữu mới, nó nằm trên con đường phát triển đến một cái gì đó cao hơn.
Và, nhìn theo một hướng khác, cái nhìn này thông báo rằng cùng những luật đạo đức mà những văn minh của chúng ta đã thành lập, chúng cũng chi phối toàn bộ vũ trụ, ngoại trừ việc chúng được duy trì bởi một tòa án tối cao của công lý nhiều sức mạnh hơn và nhất quán hơn không thể nào so sánh được. Đến tận cùng, tất cả tốt lành được khen thưởng và tất cả ác độc bị trừng phạt, nếu không thực sự trong hình thức này của sự sống, vậy thì là sau đó trong những kiếp bắt đầu sau cái chết. Bằng cách này, tất cả những khiếp hãi, những thống khổ và những nhọc nhằn của đời sống được trù tính xóa cho sạch, thành tiêu ma.
Cuộc sống sau khi chết, vốn vẫn tiếp tục như cuộc sống trên trái đất, giống đúng như phần vô hình của quang phổ tham gia vào phần nhìn thấy được, mang đến cho chúng ta tất cả sự hoàn hảo mà chúng ta có lẽ có thể đã bị thiếu xót ở đây trên trái đất.
Và sự khôn ngoan tối thượng vốn nó điều khiển tiến trình này của những sự vật, sự tốt lành vô hạn mà nó thể hiện tự thân ở trong đó, công lý mà đạt được mục tiêu của nó trong đó – những điều này là những thuộc tính của những hữu thể linh thiêng vốn cũng tạo ra chúng ta và thế giới như một toàn bộ, hay đúng hơn, của chỉ một hữu thể linh thiêng, trong văn minh của chúng ta, vốn tất cả những Gót cổ xưa đã được cô đọng vào trong đó.
Dân tộc đầu tiên đã thành công trong sự tập trung cô đọng những thuộc tính của Gót đó, không phải là không có một chút tự hào về sự tiến bộ. Nó đã đặt mở ra để thấy người cha vốn đã được ẩn dấu đằng sau tất cả mỗi thần thánh linh thiêng như là hạt nhân của nó. Về cơ bản đây là một sự trở lại sự khởi đầu lịch sử của những ý tưởng về Gót. Bây giờ Gót là một nhân vị duy nhất, quan hệ của con người với ông ta có thể khôi phục lại sự thân mật và cường độ của mối quan hệ của trẻ con với cha của mình.
Nhưng nếu một người đã làm quá nhiều cho cha của mình, người ấy muốn có một phần thưởng, hoặc ít nhất là đứa con yêu quý duy nhất của ông ta, đám Con dân được Lựa chọn của ông [31]. Rất muộn về sau này, những người Mỹ ngoan đạo tuyên bố quyền để được là “Quốc gia riêng của Gót”, và, đối với phương diện về một trong những hình dạng, trong đó con người tôn thờ những thần linh, tuyên bố (này) chắc chắn là hợp lệ [32].
[31] Freud nói về dân tộc ông – chúng ta có thể xem dân Do thái là dân tộc đã làm một “cách mạng” trong thực hành tôn giáo – ở giữa những dân tộc Trung đông và Hy lạp, và cả chính họ, vốn có rất nhiều Gót, họ đã chuyển từ nhiều Gót sang độc thần – một Gót – và tự nhận mình là “The Chosen People” – dân tộc duy nhất có “thỏa ước” với Gót và được Gót riêng chọn.
Thỏa ước của dân Do thái với Gót (sau đạo Kitô mở rộng ra là “nhân loại” với Gót” – vì lý do tuyên truyền) bắt đầu với ông tổ dân này là Abraham, sau đó lại làm mới với con cháu ông là Isaac, Jacob, cuối cùng Moses thêm vào 10 điều răn. Tất cả chỉ là giữa dân Jewish với Gót của họ, vị này có “bí danh” là “Yahweh”.
Rất cơ bản và đơn giản, dân Do thái nguyện tuân phục chỉ một Gót, theo 10 điều răn, God đồng ý sẽ thương yêu bảo bọc họ, giúp họ chiến thắng những kẻ thù của họ, họ là dân tộc được chọn riêng và được ước hẹn cho vùng đất Hứa – tức là vùng Canaan – (Promised land & chosen people).
Freud có giải thích của riêng ông về sự xuất hiện khái niệm tôn giáo độc thần – ý tưởng chỉ có một Gót duy nhất – trong nghiên cứu cuối cùng về tôn giáo của ông là Moses and Monotheism (1939).
[32] Chúng ta thấy những điều buồn cười như trên vẫn tái diễn, ngay cả trong những người Việt trên đất Việt, muốn làm con riêng, con ngoan, muốn làm con đặc biệt của Gót, dâng đất nước cho Gót, cho mẹ Gót.,…
Ở đây, chỉ nói về một điều là – nguồn gốc của chiến tranh, bất hòa là từ đây mà ra. Ngoài khái niệm trong/ngoài với những người khác tôn giáo, trong các tôn giáo độc thần, còn tranh dành nhau địa vị con riêng, con cưng,.. ai đúng “ý cha” ai sai “ý cha”, nên anh em một nhà đánh giết nhau thảm khốc còn hơn với người ngoài. Thế nên, không phải cùng thờ một Gót thì thôi không còn đánh nhau nữa, nhưng lại còn đánh nhau to hơn. Như trong những cuộc chiến giữa Tin lành và Catô thời Phục hưng, ở châu Âu.
Những ý tưởng tôn giáo đã được tóm tắt ở trên, dĩ nhiên đã thông qua một quá trình phát triển lâu dài, và đã được dính chặt với những giai đoạn khác nhau của những văn minh khác nhau. Tôi đã chỉ tách ra lấy một giai đoạn loại giống như vậy, vốn nó gần tương ứng với những hình thức cuối cùng được văn minh da trắng Kitô giáo của chúng ta hiện nay thể hiện. Nó rất dễ dàng để thấy rằng không phải tất cả những phần của bức tranh này đếm kiểm cộng trừ lại đều tốt như nhau, với lẫn nhau, rằng không phải tất cả những câu hỏi thúc dục một câu trả lời đã nhận được một trả lời, và rằng đó là khó khăn để loại bỏ sự mâu thuẫn từ kinh nghiệm hàng ngày.
Tuy nhiên, như đang có chúng đấy, những ý tưởng đã nói đó – những ý tưởng vốn đó là tôn giáo theo nghĩa rộng nhất – đã được đánh giá cao như là sở hữu quý giá nhất của văn minh, như là điều quý giá nhất nó cung cấp cho những kẻ tham gia vào nó. Nó được đánh giá cao thêm rất nhiều hơn tất cả những dụng cụ để chiến thắng được của cải quí giá từ trái đất, hay cung cấp dinh dưỡng cho con người, hoặc phòng ngừa bệnh tật cho họ, và v.v…
Mọi người cảm thấy rằng cuộc sống sẽ không thể chịu đựng được nếu họ không gắn với những ý tưởng này giá trị vốn được tuyên xưng cho chúng. Và bây giờ câu hỏi đặt ra: những ý tưởng này trong ánh sáng của tâm lý học là gì? Từ đâu chúng lấy được sự đề cao, trong đó chúng được giữ? Và, để có một bước rụt rè xa hơn, có giá trị thực sự của chúng là gì?
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.