Tương lai của một Ảo tưởng

Chương 05



Bây giờ chúng ta hãy cùng tiếp nối dòng mạch của cuộc điều tra của chúng ta [40]. Vậy ý nghĩa tâm lý của những ý tưởng tôn giáo là gì, và chúng ta có thể phân loại chúng dưới những tiêu đề nào? Câu hỏi không phải là dễ dàng để trả lời ngay lập tức. Sau khi từ chối một số công thức, chúng ta sẽ lấy chỗ đứng của chúng ta trên một điều sau đây.

[40] [Từ cuối chương III, p.20.]

Những ý tưởng tôn giáo là những giảng dạy và những khẳng định về sự kiện và điều kiện thực tại bên ngoài (hoặc bên trong) vốn chúng bảo cho một người một điều gì đó người ấy đã không tự tìm ra được cho chính mình và chúng đưa ra tuyên đòi một người phải tin. Bởi vì chúng cung cấp cho chúng ta thông tin về những gì là quan trọng nhất và đáng chú ý nhất với chúng ta trong đời sống, chúng được đánh giá cao đặc biệt. Bất cứ một ai không biết gì về chúng là rất chẳng-biết-gì-cả, và bất cứ ai là người thêm chúng vào kiến thức của mình có thể tự xem là người giàu có hơn nhiều.

Dĩ nhiên, trong thế giới có nhiều những giảng dạy như vậy về những điều khác loại nhất. Chúng có đầy ở mỗi bài dạy trong trường học. Chúng ta hãy lấy môn địa lý. Chúng ta được cho biết rằng thị trấn Constance nằm trên hồ Bodensee [41]. Một bài hát của học sinh cho biết thêm “nếu bạn không tin điều đó, đến mà xem”. Xảy ra cho tôi là đã có dịp từng ở đó, và tôi có thể xác nhận sự kiện rằng thị trấn xinh xắn đó nằm trên bờ của một vùng nước trải dài rộng, mà tất cả những người sống quanh nó gọi là Bodensee; và bây giờ tôi hoàn toàn được thuyết phục về tính chính xác của khẳng định địa lý này.

[41] [Tên gọi theo tiếng Đức của hồ Constance.]

Trong kết nối này, nhắc nhở tôi về một kinh nghiệm khác, rất đáng chú ý. Tôi đã là một người luống tuổi, khi tôi đã lần đầu tiên đứng trên đồi Acropolis ở Athens, giữa những di tích của đền thờ, nhìn ra trên biển xa màu xanh. Một cảm giác ngạc nhiên trộn lẫn với niềm vui của tôi. Nó dường như muốn nói: “Như thế là thực đúng thực, đúng như chúng ta đã được học trong trường!” Phải đã là nông cạn và yếu đuối biết bao sự tin tưởng của tôi lúc đó vào sự thật từ những gì tôi được nghe, nếu tôi bây giờ có thể ngạc nhiên được như vậy! Nhưng tôi sẽ không nhấn mạnh quá nhiều vào ý nghĩa của kinh nghiệm này, vì sự ngạc nhiên của tôi đã có thể đã có một giải thích khác, vốn nó đã không xảy ra với tôi vào thời điểm đó, và nó thuộc về một bản chất chủ quan hoàn toàn và nó đã có dính líu với tính chất đặc biệt của địa điểm [42].

[42] [Điều này đã xảy ra năm 1904, khi Freud đã gần năm mươi. Ông đã viết một kết toán toàn bộ về giai đoạn này, trong một lá thư ngỏ gửi Romain Rolland, khoảng mười năm sau khi hoàn tất công trình chúng ta đương đọc này – (1936a)].

Tất cả những giảng dạy như thế này, sau đó, đòi hỏi niềm tin vào những nội dung của chúng, nhưng không phải không có căn cứ cho những tuyên đòi của chúng. Chúng được đưa ra như là kết quả cô đọng của một quá trình suy tưởng lâu dài dựa trên quan sát, và chắc chắn cũng trên những suy luận. Nếu bất cứ ai muốn tự mình đi qua quá trình này, thay vì chấp nhận kết quả của nó, họ chỉ cho anh ta thấy làm thế nào để bắt đầu về nó.

Hơn nữa, nguồn gốc của kiến thức truyền đạt từ họ, thêm nữa, luôn luôn được đem cho chúng ta, chỗ nào mà nguồn đó không phải là hiển nhiên, như là trong trường hợp những khẳng định về địa lý. Thí dụ, trái đất có hình dáng như một hình cầu, những chứng cứ viện dẫn cho việc này là thí nghiệm con lắc Foucault [43], trạng thái của đường chân trời và khả năng có thể đi vòng quanh trái đất. Vì nó là không thể thực hiện, như tất cả mọi người quan tâm nhận ra, để gửi tất cả từng học sinh lên một chuyến đi vòng quanh thế giới, chúng ta hài lòng với sự để cho những gì được giảng dạy trong trường được chấp nhận với sự tin cậy, nhưng chúng ta biết rằng con đường để có được một niềm tin cá nhân vẫn mở rộng đó.

[43] [J.B.L. Foucault (1819-68) chứng minh chuyển động ngày đêm của quả đất bằng cách dùng quả lắc đồng hồ, năm 1851]

Chúng ta hãy cùng cố gắng áp dụng những thử nghiệm cùng với những giáo lý của tôn giáo. Khi chúng ta hỏi những tuyên xưng của họ để tin tưởng đã được thành lập trên những gì, chúng ta được đáp ứng với ba câu trả lời, đáng chú ý là chúng đã hài hòa với nhau rất tệ hại.

Thứ nhất, những giáo lý này xứng đáng được tin tưởng bởi vì chúng đã được tổ tiên nguyên thủy của chúng ta tin tưởng; thứ hai, chúng ta sở hữu những bằng chứng vốn chúng đã được truyền lại cho đến chúng ta từ cùng một thời nguyên thủy ấy; và thứ ba, cấm tuyệt không được phép nêu lên câu hỏi về giá trị xác thực của chúng gì hết tất cả. Trong những thời trước đây, bất cứ gì quá tự tin như thế đã được những hình phạt khốc hại đến thăm, và thậm chí xã hội ngày nay nhìn tránh đi qua một bên, trước bất kỳ nỗ lực nào những câu hỏi lại được nêu lên một lần nữa.

Điểm thứ ba này cam đoan gây ra nghi ngờ của chúng ta mạnh nhất. Sau cùng, một cấm đoán giống như thế này chỉ có thể được một lý do – rằng xã hội ý thức rất rõ về sự bất trắc của những tuyên xưng nó đã đòi hởi với tư cách đại diện cho những lý thuyết tôn giáo của nó. Nếu không thế, chắc chắn nó sẽ rất sẵn sàng đặt những dữ liệu cần thiết vào tay bất cứ ai là người muốn đi đến xác tín. Điều này đã là như vậy, nên có một cảm giác không tin tưởng vốn thật khó lắng xuống khi chúng ta bước qua xem xét hai cơ sở bằng chứng khác.

Chúng ta phải tin bởi vì ông cha [44] của chúng ta đã tin tưởng. Nhưng những tổ tiên này của chúng ta đã có hiểu-biết lại còn ít hơn rất nhiều so với chúng ta. Họ đã tin vào những điều ngày nay chúng ta có thể không thể nào chấp nhận; và có khả năng xảy ra với chúng ta rằng những giáo lý tôn giáo có thể cũng thuộc về loại đó. Họ đã để lại cho chúng ta những bằng chứng chép xuống trong những văn bản vốn chúng phải in nặng mọi dấu hiệu của sự không đáng tin cậy.

[44] Freud nói về những dân tộc châu Âu, và những tôn giáo trong đó nhận Abraham làm tổ – và thờ một Gót, có các tên gọi khác nhau – đó là ba tôn giáo lớn phát sinh từ Trung Đông: Kitô, Islam, và Do-thái.

Chúng có đầy rẫy những mâu thuẫn, những sửa đổi và giả tạo, xuyên tạc, và chỗ nào chúng nói đến xác nhận những sự kiện, những sự kiện là không chứng thực được. Không có giúp được gì nhiều cho lắm để có khẳng định rằng những lời những chữ của chúng, hoặc thậm chí chỉ kể nội dung của chúng, là bắt nguồn từ sự mặc khải linh thiêng của Gót, vì sự khẳng định này tự bản thân nó là một trong những giáo lý đang được kiểm tra tính xác thực, và không có tuyên bố nào lại có thể là một bằng chứng của chính nó.

Thế nên, chúng ta đi đến duy chỉ một kết luận là tất cả thông tin được những tài sản văn hóa của chúng ta cung cấp, nó đích xác là những yếu tố vốn chúng có thể có tầm quan trọng lớn lao nhất đối với chúng ta và nó có công việc giải quyết những câu đố khúc mắc bí hiểm của vũ trụ, và của hòa giải chúng ta với những đau khổ của đời sống – nó đích xác là những yếu tố này vốn chúng nếu như có một giá trị xác thực nào thì chúng là có ít nhất. Chúng ta không có thể nào đẩy chúng ta tới chấp nhận ngay cả bất cứ điều gì dù điều ấy có ít quan tâm với chúng ta đến bao nhiêu đi nữa, như sự kiện cá voi sinh con thay vì sinh trứng, nếu như điều này đã không có khả năng có chứng minh tốt hơn thế.

Tình trạng này của sự việc trong tự thân nó là một vấn đề tâm lý rất đáng chú ý. Và hãy đừng để cho một ai nghĩ rằng những gì tôi đã nói về việc sự không thể nào chứng minh cho được sự thật của giáo lý tôn giáo chứa đựng bất cứ một điều gì mới mẻ. Nó đã được cảm nhận ở tất cả mọi thời – chắc chắn, cũng với những tiền nhân đã để lại cho chúng ta những di sản này. Nhiều người trong số họ có thể đã nuôi dưỡng cùng những nghi ngờ như của chúng ta, nhưng áp lực với họ đã quá mạnh không cho họ dám thốt chúng ra thành lời. Và bởi vì sau đó có vô số người đã bị dày vò bởi những nghi ngờ tương tự, và đã cố gắng đè nén chúng, bởi vì họ nghĩ rằng nhiệm vụ của họ là phải tin, nhiều những trí thức lỗi lạc đã tuyệt vọng, đau khổ đã ngã gục trong xung đột này, và nhiều những nhân vật đã bị tàn tật vì những thỏa hiệp mà với chúng họ đã cố gắng tìm một cách thoát ra khỏi.

Nếu tất cả những bằng chứng đưa ra cho tính xác thực của những lời dạy tôn giáo bắt nguồn trong quá khứ, nó là tự nhiên để nhìn chung quanh và xem liệu hiện tại, vốn dễ dàng hơn để tạo thành những phán đoán, hiện tại cũng có thể không có khả năng cung cấp bằng chứng thuộc cùng loại. Nếu qua cách này chúng ta có thể thành công trong khai quang thậm chí một phần duy nhất của hệ thống tôn giáo cho hết nghi ngờ, toàn bộ của nó sẽ lấy thêm được tín nhiệm vô cùng lớn lao.

Những cách tiến hành của những người theo thuyết duy linh [45] gặp chúng ta ở điểm này, họ được thuyết phục về sự tồn tại của linh hồn cá nhân và họ tìm cách chứng minh cho chúng ta hết nghi ngờ về sự thật của một học thuyết tôn giáo này. Đáng tiếc thay là họ không thể thành công trong việc bác bỏ một sự kiện là sự xuất hiện và những phát biểu của những linh hồn của họ chỉ là những sản phẩm của hoạt động não thức của chính họ.

[45] Duy linh – 唯靈 – spiritualism – thuyết duy linh.

Họ đã gọi hồn của những con người vĩ đại nhất và của những nhà tư tưởng nổi tiếng nhất, nhưng tất cả những tuyên bố và thông tin mà họ đã nhận được từ những người này đã rất xuẩn ngốc và quá thảm hại vô nghĩa hết sức mà một người không thể tìm thấy được một điều gì đáng tin cậy trong chúng, ngoại trừ khả năng của những tinh thần đã tự thích ứng với những đám người đương vây quanh vốn là những người đã gọi hồn họ lên.

Bây giờ tôi phải đề cập đến hai cố gắng đã được thực hiện – cả hai đều truyền đạt ấn tượng của những nỗ lực trong tình huống tuyệt vọng – để né tránh vấn đề. Một cố gắng, thuộc về một bản chất bạo lực, thì cổ xưa; cố gắng kia là tinh tế và hiện đại. Cố gắng thứ nhất là cái “Credo quia absurdum” [46] của những người ban đầu thành lập hội Nhà thờ [47]. Nó chủ trì rằng những giáo lý tôn giáo nằm ngoài lĩnh vực phán xét của lý trí – chúng là nằm trên lý trí.

[46] [“Tôi tin bởi vì nó thì phi lý” Điều này được cho là của Tertullian].

[47] Credo quia absurdum est (Lat., ‘I believe because it is absurd’) cũng còn gọi là nghich lý hay châm ngôn của Tertullian. Nghĩa đen, “tôi tin bởi vì nó thì phi lý”: đó là, chính sự không thể có được của một mệnh đề trở thành (chủ yếu là trong thần học Kitô) là một thứ động lực cho niềm tin vào chính nó. Chỉ có các mệnh đề tuyệt đối phi lý mới có sức hút như vậy (với những người sùng đạo, hay mê tín – càng phi lý bao nhiêu mà vẫn càng tin, càng cho thấy lòng mộ đạo mê tín cao vời!).

Sự hy sinh trí tuệ (sacrificium intellectus, thường được nhắc bằng tiếng Ý, sacrifizio dell’intelletto) là một khái niệm gắn với sự sùng đạo Kitô, đặc biệt là với dòng Jesuit. Đây là đòi hỏi thứ ba đối với những người theo dòng này. Chúng ta đứng ngoài – dĩ nhiên gọi là mê tín, cuồng tín.

Freud nêu câu này để nhắc một chiến thuật tuyên truyền của tôn giáo (Kitô) – nhờ đó lẩn tránh nhu cầu phải đem những lý do hữu lý cho niềm tin của một người. In Civilization and Its Discontents, Freud quay lại với câu này khi đặt câu hỏi về lời răn “nhà ngươi phải yêu những kẻ thù của nhà ngươi”.

Chân lý của chúng phải được cảm nhận trong nội tâm thầm kín, và chúng không cần phải được thấu hiểu. Nhưng cương lĩnh này chỉ đáng quan tâm như là một tự thú. Xét như một tuyên bố thẩm quyền nó không có sức mạnh buộc chấp nhận.

Tôi bị buộc vào tin tưởng tất cả mọi phi lý hay sao đây? Và nếu không thế, tại sao đặc biệt điều này?

Không có một kháng cáo nào lên một tòa án ở trên tòa án của lý trí. Nếu sự thật của những giáo lý tôn giáo là phụ thuộc vào một kinh nghiệm nội tâm vốn nó làm chứng cho sự thật đó, một người làm gì đây về việc nhiều người họ không có kinh nghiệm hiếm hoi này? Một người có thể yêu cầu mỗi người sử dụng món quà của lý trí mà mỗi người sở hữu, nhưng người ta không thể dựng lên, trên cơ sở của một động cơ vốn chỉ hiện hữu vói một số rất nhỏ, một bổn phận mà rối sẽ đem áp dụng cho tất cả mọi người. Nếu một người đã đạt được một niềm tin không lay chuyển về thực tại chân thực của những học thuyết tôn giáo từ một trạng thái xuất thần, vốn đã xúc động anh ta sâu xa vô cùng, điều đó với những người khác có ý nghĩa gì không?

Nỗ lực thứ nhì là một nỗ lực được thực hiện bởi những triết lý của “Nếu như ”. Điều này khẳng định rằng hoạt động tư tưởng của chúng ta bao gồm một số lượng lớn những giả thuyết mà không có căn cứ, và thậm chí còn là phi lý, vốn chúng ta hoàn toàn nhận thức. Chúng được gọi là “hư cấu” [48], nhưng vì nhiều lý do thực tế chúng ta phải cư xử “nếu như” chúng ta tin vào trong những hư cấu này. Đây là trường hợp với giáo lý tôn giáo vì tầm quan trọng vô song của chúng để duy trì xã hội con người [49]. Dòng biện luận này không phải là xa cách khác biệt với “Credo quia absurdum”.

[48] Fiction

[49] [Tôi hy vọng rằng tôi không bất công với ông ta, nếu tôi lấy triết gia thuộc loại “nếu như” như là đại diện cho một quan điểm vốn nó không xa lạ gì với những nhà tư tưởng khác: “Chúng tôi bao gồm như những hư cấu không chỉ đơn thuần những hoạt động lý thuyết vô tư, nhưng cả các công trình xây dựng ý tưởng từ những trí não cao thượng nhất, với nó phần cao quý nhất của nhân loại bám cứng vào, và với nó họ không cho phép họ bị lấy đi mất. Cũng không phải đối tượng của chúng tôi là lấy của họ đi mất như thế – bởi vì những hư cấu thực tiễn, chúng tôi để chúng nguyên, không đụng đến; chúng chỉ héo hon đi như những sự thực lý thuyết xuông.” (Hans Vaihinger, 1922, 68) – C.K. Ogden dịch, 1924, 48-49].

Nhưng tôi nghĩ rằng đòi hỏi được thực hiện bởi luận chứng “nếu như” là một nhu cầu trong đó chỉ có một nhà triết học có thể đưa ra. Một người có suy nghĩ không bị ảnh hưởng bởi những giả định của triết học sẽ không bao giờ có thể chấp nhận nó, trong quan điểm của một người như thế, việc thừa nhận rằng điều gì là phi lý hay mâu thuẫn với lý trí là không để lại gì để nói thêm nữa.

Không thể mong đợi được ở ông rằng đích xác trong giải quyết những lợi ích quan trọng nhất của mình, ông phải từ bỏ những đảm bảo ông đòi hỏi cho tất cả những hoạt động bình thường của mình. Tôi nhớ đến một trong những con tôi là một đứa đã được phân biệt lúc tuổi còn rất nhỏ bới một sự thẳng thắn đơn giản rõ nét đặc thù. Khi đám trẻ con đã được kể cho nghe một câu chuyện thần tiên và đã lắng nghe với chú ý say mê, em này sẽ tiến lên và hỏi: “Đó có phải là một chuyện có thật?” Khi nói với nó là không, em sẽ quay lưng lại với một cái nhìn đầy vẻ khinh thường. Chúng ta có thể hy vọng rằng mọi người sẽ sớm hành xử theo cùng một cách tương tự đối với những câu chuyện thần tiên của tôn giáo, bất chấp những bào chữa của “nếu như”.

Nhưng hiện nay họ vẫn cư xử khá khác biệt, và trong những thời quá khứ, những ý tưởng tôn giáo, mặc dù chúng rành rành thiếu xác thực không thể chối cãi được, chúng đã tác động ảnh hưởng mạnh nhất có thể có được trên loài người. Đây là một vấn đề tâm lý mới mẻ. Chúng ta phải tự hỏi những sức mạnh bên trong của những giáo lý này nằm ở chỗ nào, và chúng nhờ vào từ những gì mà có được hiệu quả, vốn được nhìn nhận là độc lập với sự kiểm soát của lý trí.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.